Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Văn hóa giao tiếp - giáo dục những vấn đề cơ bản và thực tế nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.78 KB, 7 trang )

Văn hóa giao tiếp - giáo dục những vấn đề cơ bản và thực tế nhất
Những lời nói, hành động dù rất nhỏ của học sinh- thế hệ tương lai của đất nước
ngày hôm nay có thể sẽ là những thành tựu hay thất bại của nền giáo dục. Và giáo
sư Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục VN cũng từng nhìn
nhận rằng: văn hóa học đường ở VN cần đảm bảo ba yếu tố: cơ sở vật chất đảm
bảo, môi trường giáo dục tốt và văn hóa ứng xử, giao tiếp. Qua cách nhìn nhận ấy,
chúng ta thấy rằng học đường là môi trường góp phần quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh. Trong đó, mối quan hệ giữa thầy và trò
chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Hiện nay,văn hóa giao tiếp học đường nảy sinh
nhiều vấn đề khá nghiêm trọng. Chẳng hạn như, trường hợp một học sinh lớp 8
cầm dao đâm làm bạn tử vong. Vì lí do bạn ức hiếp, hăm dọa, đánh mình mà dùng
vũ khí " tự xử" thì không hề hợp luật và qui định của nhà trường. Trong khi đó, kỹ
năng ứng phó tình huống của các em đâu? Sao không báo giám thị, nói với cha mẹ,
giáo viên chủ nhiệm, thầy cô,..? Và cũng thật đáng báo động là nhiều em biết bạn
mình bị ức hiếp thường xuyên nhưng tâm lí " sợ liên lụy", ", "coi chừng vạ lây", "
sợ nói" nên im lặng. Điều này phải chăng đang ăn mòn tâm trí, bản lĩnh nói thật,
sống thật của các em? Và hậu quả như trên thật nghiêm trọng. Tâm lí học có câu
nói rằng" " gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt nhân cách". Nghĩa là
không dám nói thật, bảo vệ cái thiện thì về lâu dài sẽ trở thành " bệnh thói quen" và
khi trưởng thành, ai dám chắc các em sẽ bàng quan, thờ ơ thậm chí đứng về phía
cái ác, cái xấu? Thầy cô và gia đình có từng đặt tình huống đó- để các em ứng phó
chưa? Có cách nào cứu bạn mà không gây nguy hiểm cho mình? Xin thưa, đây
chính là kỹ năng ứng phó tình huống- một phần của giao tiếp ứng xử, kỹ năng
sống.
Quả thật, phụ huynh tự biện luận rằng: " nếu không "thờ ơ" khi đi ra đường thì con
em họ dễ bị kẻ xấu dụ dỗ, lợi dụng và thiệt hại". Vậy cách dạy này sai hay
đúng?Vâng, giao tiếp ứng xử sao cho thể hiện hành vi văn hóa, lịch sự là điều cần
dạy. Xin thưa, ở đây, chính là chúng ta nên trang bị cho học sinh kỹ năng ứng phó
với tình huống sao cho có văn hóa. Với người lạ, sẽ có những người tốt, người xấu.
Người thuộc dạng nghi ngờ có biểu hiện cụ thể ra sao? Người bình thường thì như
thế nào? Cẩn thận với " tình huống " thường gặp, giải pháp kêu cứu, báo công an,


ghi nhớ dặc điểm của kẻ xấu, cảnh giác tránh rơi vào tình huống không an toàn,..
là những giải pháp không được quan tâm để trang bị cho học sinh.
Hình như, nhiều người vẫn cho rằng xin lỗi, cảm ơn là điều gì đó " khách sáo" và "
giữ kẽ" với nhau quá. Lời nói chẳng mất tiền mua,ví dụ như trong căn tin trường
giờ cơm trưa, quá đông học sinh đến ăn. Va chạm chen chúc nhau có lẽ là không
tránh khỏi. Thế nhưng, làm lơ khi đâm sầm vào bạn khác là cách nhiều học sinh
đang làm. Khá hơn một tí là " có sao không" và rất ít " mình xin lỗi". Câu " xin lỗi
" rất đáng giá, nó sẽ giúp cho chúng ta giữ được hoà khí và làm dịu đi mối căng
thẳng giữa hai bên. Xin lỗi nghĩa là biết lỗi và chấp nhận sửa chữa sai lầm. Một
cách có văn hóa, xin lỗi là phải chân thật và thể hiện rõ thái độ thật tâm của mình,
đừng nói ra một cách " cho qua chuyện". Tình cờ, tôi thấy một học sinh nam miệng
nở nụ cười vui vẻ, tíu tít nói chuyện và dắt tay bà cụ qua đường. Qua đến bên kia
đường, bà cụ nói lời "cảm ơn con". Nói " cảm ơn" không phải là việc đòi hỏi ai đó
phải " đáp trả" khi chúng ta giúp họ. Càng không phải là lời nói nhạt nhẽo khi mở
miệng là cám ơn, xin lỗi liếng thoắng nhưng là lời nói sáo rỗng, không xuất phát từ
tấm lòng.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên nhớ rằng, hình thành con người có văn hóa không
ở đâu xa, mà chính là ngay trong cách chúng ta cư xử với mọi người. Vào lớp học,
em nào đi học trễ, coi như là dáo dác nhìn trước ngó sau coi giáo viên vô lớp chưa,
hoặc đi thẳng vào lớp thậm chí không gật đầu chào giáo viên. Phép lịch sự giao
tiếp của các em không có? Hay các em chưa được dạy? Câu trả lời tôi nhận được
nhiều nhất là " ngại nói xin phép". Ngại nói đâm ra không nói hoặc nói ít hoặc nói
cộc lốc hiện nay là hiện tượng phổ biến. Đi thưa về trình là câu mà ông bà ta đã
dạy. "Xin phép Cô, cho em đi ra ngoài", gật đầu lễ độ kèm theo cử chỉ lịch sự thay
cho lời nói khi giáo viên đang giảng bài cũng là phép giao tiếp có văn hóa. Nói
nhiều về học sinh, vậy giáo viên thì sao? Một thầy giáo đang giảng bài, đồng
nghiệp đứng bên ngoài muốn gặp thầy. Thế là, nhác thấy người cần gặp mình,
Thầy giáo đi ngay tức thì ra cửa. Bỏ lại học sinh ngơ ngác nhìn theo thầy, không
biết nói gì? Thầy giáo luôn nói mình bị mất hứng, phiền lòng khi học sinh không
biết xin phép. Nhưng ở đây, Thầy nên chăng là " xin lỗi các em, Thầy ra gặp thầy

A.. một chút". Tự cho mình cái " quyền" và " quên" nói lời lịch sự với nhau ở mỗi
người không ít. Hậu quả là, tâm lý " người lớn" không gương mẫu ảnh hưởng đến
nhận thức và hành vi của các em. Các em có thể sẽ cãi lại lời người lớn, sẽ ít nể
trọng và quan trọng là các em không ý thức " tầm quan trọng" cũng như "hậu quả
"của giao tiếp chưa phù hợp.
Và tình trạng vi phạm đạo đức, giao tiếp không phù hợp của giáo viên đang nảy
sinh khá phổ biến. Điều này dẫn đến sự nghi ngại đến nhân cách, phẩm chất của
người thầy. Xin mạn phép đề cập đến những vấn đề sau:
Vấn đề xưng hô của GV-HS trên lớp sao cho mang màu sắc học đường khá quan
trọng. Ngày xưa, thầy- trò thường xưng hô theo kiểu ta- các con. Tại trường THPT
nọ, giáo viên dạy môn Sinh N. dạy rất hay, có nhiều HS vô đội tuyển cấp TP, cấp
quốc gia thuộc bộ môn của cô. Thế nhưng, khi lên lớp, Cô chỉ vỏn vẹn mấy đại từ
nhân xưng sau: tôi- các anh chị. Trường hợp khác, một giáo viên khá kỳ cựu thì nói
kiểu "mày -tao" với học sinh cấp 3. Rồi thầy K mới về trường sau khi tốt nghiệp thì
các bạn- tôi.
Kiểu xưng hô truyền thống vẫn là các con, các em và tôi- thầy, cô. Không ít học
sinh khi được hỏi: " Em thích thầy( cô) xưng hô như thế nào với mình". Nhiều HS
tâm sự rằng các em thích được xưng hô thầy (cô)-em hơn. Vì cách nói này không
làm giảm vị trí " người lớn" của lứa tuổi muốn khẳng định mình cùa các em. Mặt
khác, "các anh chị" nghe có vẻ quá sức va xa cách với tư cách của các em; giáo
viên trẻ mà xưng các em là "mày" thì thật là phi giáo dục.
Trường hợp khác, mọi quy định, nguyên tắc giao tiếp do giáo viên bộ môn đưa ra
có thể sẽ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến học sinh. Giáo viên thường quy định " cấm
sự dụng điện thoại trong giờ học". Giờ lên lớp điện thoại reo tò tí te, của thầy và
của cả học sinh. Thầy với cớ " có nhiều việc quan trọng" thì chẳng nhẽ học sinh
không quan trọng nhiều việc . Vậy là ai cũng nghe, nhắn tin điện thoại, dù là lén lút
hay " công khai". Qui định đặt ra nhằm mục đích nâng cao ý thức từ đó đối tượng
có hành vi phù hợp mới là quan trọng. Không gương mẫu và " quên" cảm nhận,
xúc cảm của học sinh, luôn cho mình là " người có quyền" là biểu hiện phổ biến
của không ít thầy cô giáo hiện nay.

Qua công tác tiếp xúc với học sinh THPT hiện nay, chúng tôi nhận thấy rằng học
sinh THPT hiện nay có lối suy nghĩ khá chủ động. Các em có thể thấy " quyền"
của mình và thích khẳng định bản thân do đó giáo viên càng cần phải hiểu tâm lý
của học sinh để tránh " hậu quả" đáng tiếc. Ví dụ như : một giáo viên khi dạy ở
lớp 11 nọ, đặt ra qui định : " ai đến lớp trễ thì không được vào lớp, nộp phạt 1000
đồng/1 phút vào quỹ lớp, không được xin vào tiết học đó". Thế là qui định ngấm
ngầm thầy trò tiếp tục diễn ra. Cho đến một ngày, thầy giáo đi dạy trễ 15 phút, cửa
lớp đóng im ỉm, HS bước ra bảo: " mời thầy đóng lệ phí phạt 15000 đồng, cả lớp
không cho thầy vào lớp". Thầy giáo tức điên người, " học trò không có quyền đó".
Với sự chống đối của lớp, thầy giáo bó tay và buộc không dạy tiết học đó. Rõ ràng,
có vẻ như HS ngày nay nhận thức rõ quyền của mình rất lớn. Các em có nhu cầu
khẳng định mình và mong muốn được tôn trọng. Nhu cầu được tôn trọng là một
trong những nhu cầu cơ bản của con người nhưng nhu cầu đó bị phủ định, bị vô
tình không nhìn thấy.
Trên đây chỉ là một trong số ít những vấn đề đã và đang tồn tại trong nhà trường
của chúng ta. Nhìn chung, nói đến văn hóa giao tiếp học đường- đó là một vấn đề
khá rộng. Nhưng nếu dạy cho học sinh- thế hệ tương lai của chúng ta thì nên dạy
giao tiếp bắt đầu từ đâu? Vâng, sẽ có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Tuy
nhiên, theo tôi, phải chăng chúng ta nên bắt đầu những bài học đạo đức, văn hóa,
giao tiếp thật đơn giản và gắn với thực tế. Ở đây, thực tế có thể là những tấm
gương sáng và cũng có thể là những tấm gương mờ cần được tự lau cho sáng. Và
không kém quan trọng đó là dạy những bài học sao cho phù hợp với tâm sinh lý
của lứa tuổi học sinh THPT.
Hơn nữa, những bài học thật sự hữu ích khi chúng ta tìm hiểu về nguyên nhân của
lệch lạc, tiêu cực ảnh hưởng và hình thành ở các em. Có thể chúng ta sẽ thấy
những nguyên nhân như sau:
-Nguyên nhân khách quan
+ Cách giáo dục của gia đình
+ Tấm gương không sáng của mọi người xung quanh( thầy cô, người lớn, cha
mẹ,..).

+ Kỹ năng ứng xử có văn hóa chưa được nhà trường, giáo viên cho là quan trọng
và không định hướng cho học sinh.
- Về phía chủ quan
+ Học sinh thiếu bản lĩnh, thiếu kỹ năng sống, chưa nhận thức tầm quan trọng của
văn hóa giao tiếp chuẩn mực.
+ Lứa tuổi học sinh cấp 3, đặc điểm tâm lý thích tự khẳng định " cái tôi trưởng
thành" của bản thân. Và các em dễ bị kích động, ít có khả năng kiềm chế.
Với những nguyên nhân đó, việc tìm ra giải pháp phù hợp là rất quan trọng. Tùy
từng nguyên nhân mà chúng ta có giải pháp giáo dục và hướng dẫn cho các em phù
hợp. Theo tôi, với những trường hợp vừa đề cập ở trên, một số điều lưu ý như sau:
· Về phía nhà trường:

×