Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế rau an toàn VietGAP tại xã Tiền An thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.55 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ THANH NGA
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ RAU AN TOÀN VIETGAP
TẠI XÃ TIỀN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 -2016

Thái Nguyên – năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ THANH NGA
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ RAU AN TOÀN VIETGAP


TẠI XÃ TIỀN AN, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Lớp

: K44 – PTNT

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 -2016

Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS Dƣơng Văn Sơn

Thái Nguyên – năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Với phương châm: “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực
tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

hàng năm tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tốt nghiệp. Đây là cơ hội
quý báu để sinh viên tiếp cận và làm quen với công việc sẽ làm sau khi ra
trường. Được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Từ đó nâng cao
kiến thức và kỹ năng cho bản thân.
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT, tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp “Đánh giá hiệu quả kinh tế rau an toàn VietGAP tại xã Tiền An, thị
xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện một khóa luận. Vì vậy, khóa luận
không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý và phê
bình từ quý thầy, cô giáo, các bạn sinh viên để khóa luận của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT. Đặc biệt cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của
thầy PGS.TS Dƣơng Văn Sơn – giảng viên khoa Kinh tế và PTNT là người
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo phòng Kinh tế thị xã
Quảng Yên, cán bộ xã Tiền An và toàn thể bà con nhân dân trong các thôn
được chọn làm địa bàn nghiên cứu đã cung cấp những số liệu cần thiết và
giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, thu thập số liệu tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Bùi Thị Thanh Nga


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng 6 tháng đầu năm 2015 .............. 20
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Tiền An năm 2015 ................... 28
Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế trong 3 năm 2013 – 2015 ....................................... 32
Bảng 4.3: Tình hình nhân khẩu và lao động xã Tiền An năm 2015 ............... 37
Bảng 4.4: Tình hình sản xuất lúa và rau màu năm 2015................................. 38
Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của xã Tiền An năm 2015...... 40
Bảng 4.6: Kết quả sản xuất rau an toàn của xã Tiền An qua 4 năm (2012
– 2015) .................................................................................................. 41
Bảng 4.7: Diện tích rau an toàn của các hộ điều tra ....................................... 43
Bảng 4.8: Các hộ tham gia và không tham gia tập huấn năm 2015................ 45
Bảng 4.9: Thị trường rau an toàn VietGAP .................................................... 46
Bảng 4.10: Chi phí trồng 1 sào rau an toàn..................................................... 49
Bảng 4.11: Kết quả sản xuất của 1 sào rau an toàn......................................... 50
Bảng 4.12: Kết quả kinh tế của rau và lúa (năm 2015)................................... 51
Bảng 4.13: Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của rau an toàn trên 1 sào 1 vụ ........ 52

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ rau an toàn của các hộ điều tra................................ 47


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Ý nghĩa

1


BVTV

Bảo vệ thực vật

2

CP

Cổ phần

3

DN

Doanh nghiệp

4

ĐVDT

Đơn vị diện tích

5

GS.TS

Giáo sư tiến sĩ

7


GTVT

Giao thông vận tải

8

HQ

Hiệu quả

9

HQKT

Hiệu quả kinh tế

10

HTX

Hợp tác xã

11

NTM

Nông thôn mới

12


PGS.TS

Phó giáo sư tiến sĩ

13

PTNT

Phát triển nông thôn

14

QĐ - BNN

Quyết định Bộ Nông nghiệp

15

QĐ – BNN - KHCN

16

QĐ - UBND

Quyết định Ủy ban nhân dân

17

RAT


Rau an toàn

18

TN

Thu nhập

19

TS

Tiến sĩ

20

UBND

Ủy ban nhân dân

21

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Quyết định Bộ Nông nghiệp Khoa học công
nghệ



iv

MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Đánh giá .................................................................................................. 4
2.1.2. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 6
2.1.3. Những vấn đề cơ bản về rau an toàn VietGAP ..................................... 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 18
2.2.1. Tình hình sản xuất rau an toàn theo quy trình GAP trên thế giới ......... 18
2.2.2. Tình hình sản xuất rau an toàn VietGAP tại Việt Nam ........................ 19
2.2.3. Tình hình sản xuất rau an toàn VietGAP ở thị xã Quảng Yên ............. 20
PHẦN III. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 23
3.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 24
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 25



v

3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất rau an toàn của các hộ điều tra Error!
Bookmark not defined.
3.4.2. Chỉ tiêu giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích................................. 25
3.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất rau an toàn .............................. 25
3.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất rau an toàn ............................ 27
3.4.5. Chi phí và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích ..................................... 27
3.4.6. Lợi nhuận bình quân ............................................................................. 27
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 28
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 28
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Tiền An ....................................................... 28
4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 29
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Tiền An ............................................ 32
4.2. Đánh giá thực trạng sản xuất, thị trường tiêu thụ rau an toàn VietGAP.. 39
4.2.1. Thực trạng sản xuất rau nói chung và sản xuất rau an toàn trên địa bàn
xã Tiền An ....................................................................................................... 39
4.2.2. Thực trạng thị trường tiêu thụ ............................................................... 46
4.3. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất rau an toàn VietGAP
trên địa bàn xã Tiền An, thị xã Quảng Yên .................................................... 48
4.3.1. Hiệu quả kinh tế của rau an toàn VietGAP ........................................... 48
4.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội.......................................................................... 51
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng tới sự
phát triển rau an toàn VietGAP tại xã Tiền An, thị xã Quảng Yên ................ 54
4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 54
4.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 54
4.5. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn, tạo
việc làm và nâng cao thu nhập cho người trồng rau ....................................... 55
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 57

5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 58


vi

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền
kinh tế Việt Nam thì ngành nông nghiệp luôn được coi là ngành quan trọng
hàng đầu. Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều hơn tới nông
nghiệp, song nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn như gặp
nhiều rủi ro, bất lợi do thời tiết, thị trường, thể chế chính sách, đặc biệt là vấn
đề VSATTP đang trở thành rào cản lớn đối với nông sản Việt Nam khi muốn
tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế trước sự cạnh
tranh gay gắt của các nền nông nghiệp lớn trên thế giới. Những bất lợi này tác
động rất lớn tới người nông dân. Xét một cách toàn diện người nông dân luôn
là những người chịu nhiều thiệt thòi và luôn gặp khó khăn trong cuộc sống.
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa vì thế nên Việt Nam có
khả năng sản xuất rau quanh năm với số lượng, chủng loại rau rất phong phú
đa dạng 60-80 loại rau trong vụ đông xuân, 20-30 loại rau trong vụ hè thu đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, theo nhận xét của các
chuyên gia, mặc dù Việt Nam có sản lượng rau quả khá lớn, nhưng xuất khẩu

rau quả vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Sở dĩ như vậy là do chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) chưa được quan tâm đúng mức.
VSATTP đang trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng của các quốc gia trên thế
giới bởi nó không chỉ liên quan đến sức khỏe của người tiêu dùng mà còn liên
quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là đối với những
nước đang phát triển và mới bước vào hội nhập. Trong những năm qua, đối
với sản phẩm trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành
các Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả
tươi; chè búp tươi, lúa và cà phê. Việc ban hành quy trình này không chỉ


2

nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ
người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn
gốc sản phẩm mà còn góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người
nông dân lấy hoạt động trồng trọt làm ngành nghề chính.
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con
người, rau cung cấp nhiều Vitamin, chất khoáng, chất xơ và rau có tính dược
lý cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được. Khi đời sống của
nhân dân ngày càng được cải thiện, thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm rau
đảm bảo VSATTP và có chất lượng ngày càng cao, vì vậy việc phát triển
ngành trồng rau theo quy trình VietGAP ngày càng được mở rộng. Xã Tiền
An (Quảng Yên) có tổng diện tích trên 1.000ha đất tự nhiên, trong đó đất
nông nghiệp trên 600ha; lao động nông nghiệp chiếm trên 64%. Đây là điều
kiện thuận lợi để Tiền An phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì thế, Tiền An đã
xác định hình thành vùng sản xuất rau an toàn là nhiệm vụ trọng tâm trong
phát triển kinh tế của địa phương. Liệu định hướng của chính quyền xã khi
đưa Tiền An trở thành vùng sản xuất rau an toàn có phải là hướng đi đúng đắn
để tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trong xã hay không khi

còn gặp nhiều khó khăn trong trồng và tiêu thụ hiện nay?
Để giải quyết câu hỏi trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá hiệu quả kinh tế rau an toàn VietGAP tại xã Tiền An, thị xã Quảng
Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Tiền An,
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế trong sản xuất rau an toàn tại xã
Tiền An.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×