Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Cẩm nang hướng dẫn viết khóa luận trường đại học ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CẨMNANG
HƯỚNGDẪN
VIẾT
KHÓALUẬN
TỐTNGHIỆP
DÀNHCHOSINHVIÊNNĂMCUỐI
NGÀNHQUẢNTRỊKINHDOANH


LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên năm cuối ngành Quản trị kinh doanh
đang chuẩn bị và/hoặc đang trong quá trình viết Khóa luận tốt nghiệp (cả bằng tiếng
Việt và bằng tiếng Anh), Khoa Quản trị kinh doanh (QTKD) – Trường Đại học Ngoại
thương ban hành nội bộ cuốn Cẩm nang hướng dẫn viết Khóa luận tốt nghiệp,
trang bị và cung cấp các hiểu biết, các thông tin căn bản và cần thiết nhất để sinh viên
có thể tự tin hoàn thành tốt khóa luận của mình. Cuốn Cẩm nang này chỉ có tính chất
lưu hành nội bộ, và phù hợp nhất với các sinh viên theo học ngành QTKD. Cẩm nang
này hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng đối với các Báo cáo thực tập tốt nghiệp
của sinh viên ngành QTKD. Cẩm nang này (phiên bản tháng 11/2014) có thể tiếp tục
được cập nhật chỉnh sửa hoàn thiện hơn.
Khoa QTKD mong muốn với cuốn Cẩm nang này, các thầy cô giáo và các bạn sinh
viên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian công sức, thống nhất được quy trình làm việc
chuẩn, tạo nhiều thuận lợi hơn khi thầy và trò cùng làm việc trong học phần tốt nghiệp.
Khoa QTKD chúc các bạn sinh viên hoàn thành học phần tốt nghiệp một cách xuất sắc
nhất, sẵn sàng tâm thế để bắt đầu sự nghiệp của mình!
Khoa Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương



i


MỤC LỤC
1. LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................i
2. MỤC LỤC ............................................................................................................ ii
3. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ................................1
4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP .....................................3
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ...............................................................6
6. TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ......................................................... 11
7. ĐỊNH DẠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ........................................................ 13
8. TRÌNH BÀY BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ, CÔNG THỨC ....................................... 15
9. QUY ĐỊNH VỀ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................17
10. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRÌNH BÀY ....................................................................20
11. PHỤ LỤC 1: FORM 1: ĐĂNG KÝ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU KHÓA LUẬN ... i
12. PHỤ LỤC 2: FORM 2: ĐĂNG KÝ TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.........................iii
13. PHỤ LỤC 3: FORM 3 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................v
14. PHỤ LỤC 4: MINH HỌA KẾT CẤU ĐỀ CƯƠNG, KHÓA LUẬN .................... vi
15. PHỤ LỤC 5: BÌA KHÓA LUẬN ....................................................................... viii
16. PHỤ LỤC 6: PHIẾU CHẤM ĐIỂM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ........................x
17. PHỤ LỤC 7: MINH HỌA CÁC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, BẢNG, HÌNH. xii
18. PHỤ LỤC 8: MINH HỌA DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................... xiii

ii


MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Mục đích
Mục đích của việc viết khóa luận tốt nghiệp dành cho sinh viên năm cuối nhằm:

· Giúp sinh viên vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để phân tích và giải quyết
một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực ngành/ chuyên ngành được đào tạo.
· Giúp sinh viên có được phương pháp luận, phương pháp tiếp cận, phương pháp
phân tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề một cách khoa học.
Khóa luận tốt nghiệp là một nghiên cứu ứng dụng thể hiện khả năng vận dụng lý
thuyết vào thực tế của sinh viên. Đây cũng là một minh chứng cụ thể về năng lực
chuyên môn và nghề nghiệp của sinh viên, là lợi thế khi tham gia các cuộc tuyển dụng.
2. Yêu cầu đối với sinh viên trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp
Trong quá trình viết khóa luận, sinh viên cần liên hệ thường xuyên với giáo viên
hướng dẫn để trao đổi về định hướng thực hiện khóa luận, đồng thời đảm bảo quá trình
nghiên cứu và việc viết Khóa luận tốt nghiệp không bị sai lệch khỏi mục tiêu và yêu
cầu ban đầu, cũng như đảm bảo tiến độ cần thiết.
Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, sinh viên cũng nên lấy ý kiến của đơn vị nơi
sinh viên lấy dữ liệu phân tích về định hướng, nội dung nghiên cứu và các giải pháp đề
xuất trong Khóa luận tốt nghiệp.
3. Khóa luận tốt nghiệp
· Hình thức: trình bày theo đúng hướng dẫn ở phần TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN
(trang 11).
· Nội dung: Sinh viên vận dụng các lý thuyết đã học để giải quyết một vấn đề cụ
thể (có thể là vấn đề học thuật, hoặc vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn).
· Nội dung cơ bản của Khóa luận tốt nghiệp bao gồm:
o Vấn đề cần được giải quyết, câu hỏi nghiên cứu
o Mô hình lý thuyết vận dụng
o Phương pháp nghiên cứu
1


o Phân tích hiện trạng (dựa trên mô hình lý thuyết)
o Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề
· Vấn đề đạo văn (plagiarism):

o Nghiêm cấm sinh viên chép bài của người khác. Trong trường hợp phát
hiện sinh viên đạo văn, Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên đương nhiên
bị điểm không (0).
o Trong khi viết bài, sinh viên có thể tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu
khác nhau nhưng phải trích dẫn đầy đủ về tên tác giả, tên tài liệu tham
khảo… theo qui định về mặt học thuật (trang 17).

2


QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đăng ký chọn
đề tài

Lựa chọn lĩnh
vực nghiên cứu
(tối đa 3 lĩnh
vực)
và đăng ký GVHD

Đề cương
khóa luận

Hoàn thiện
khóa luận

Nghiên cứu tài
liệu tham khảo

Nghiên cứu lý

thuyết (từ bài
báo khoa học, các
đề tài trước ...)

Xây dựng đề
cương chi tiết

Thu thập dữ liệu
phục vụ cho
nghiên cứu

Ý kiến của GVHD

Trao đổi với
GVHD về đề
cương chi tiết

Phân tích dữ liệu,
trả lời các câu hỏi
nghiên cứu, viết
đề xuất

Nộp khóa luận
theo đúng quy
định

Hoàn thiện bản
thảo khóa luận

Khoa chấm điểm

và công bố điểm
theo quy định

(tối đa 3 GVHD,
FORM 1)

Chọn tối đa 2 đề
tài và đăng với
Khoa (FORM 2)

Viết bản thảo
khóa luận

Trao đổi với
GVHD để hoàn
thiện khóa luận

Các sinh viên đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp theo quy định (Quyết định
1660 ĐHNT, sửa đổi bổ sung) sẽ tiến hành thực hiện làm khóa luận theo các bước
sau:
Bước 1: Đăng ký chọn lĩnh vực nghiên cứu, GVHD và tên đề tài
· Sinh viên lựa chọn và đề xuất tối đa 03 lĩnh vực nghiên cứu và 03 giáo viên
hướng dẫn (GVHD) tương ứng với lĩnh vực nghiên cứu, và đăng ký với Khoa
theo FORM 1.
· Sau khi được Khoa duyệt GVHD, sinh viên đăng ký tối đa 02 đề tài theo thứ tự
ưu tiên theo FORM 2. Sinh viên có thể chọn đề tài trong “Danh sách gợi ý đề
tài Khóa luận tốt nghiệp” của Khoa QTKD hoặc tự mình đề xuất đề tài. Tên đề
tài khóa luận phải ngắn gọn, súc tích, mang ý nghĩa khoa học và/hoặc thực tiễn.
Hạn chế sử dụng các cụm từ “thực trạng và giải pháp”. Tên đề tài không được
phép trùng hoàn toàn với tên các khóa luận của 1 khóa trước đó.

· Tên đề tài đã được duyệt sẽ không được thay đổi trong quá trình viết khóa luận
trừ trường hợp được sự đồng ý của GVHD và Trưởng Khoa QTKD. Tên đề tài
chỉ có thể được thay đổi trong vòng 3 tuần kể từ ngày Khoa duyệt tên đề tài lần
1. Thủ tục đăng ký tên đề tài lần 2 theo FORM 2, có ghi thêm “ĐĂNG KÝ
3


LẠI”, trong đó nêu rõ tên đề tài đã được duyệt lần 1 là gì, và tên đề tài muốn
đăng ký lại là gì.
· Các FORM mẫu được nêu rõ trong phụ lục của Cẩm nang này.
Bước 2: Xây dựng đề cương khóa luận
· Sinh viên tiến hành trao đổi với GVHD để xây dựng đề cương khóa luận.
· Đề cương này phải được GVHD phê duyệt (trên bản cứng) trước khi sinh viết
viết bản thảo hoàn chỉnh. Bản đề cương (bản cứng) được duyệt này (có chữ ký
duyệt của GVHD) sẽ là minh chứng sinh viên đã hoàn thành một phần quan
trọng trong quy trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Bước 3: Viết bản thảo Khóa luận tốt nghiệp
· Sau khi GVHD chấp thuận đề cương, sinh viên tiến hành viết khóa luận tốt
nghiệp.
· Sinh viên tiến hành nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp và đánh giá một cách khách
quan các luận thuyết đã được các học giả đề cập trong quá khứ liên quan đến
vấn đề nghiên cứu. Đây chính là việc xây dựng cơ sở lý luận cho khóa luận, làm
tiền đề cho cách phân tích sau này.
· Sinh viên cần thu thập dữ liệu cho nghiên cứu của mình và tiến hành ứng dụng
lý thuyết vào phân tích tình hình thực tiễn, từ đó ghi nhận được những sự khác
biệt, đánh giá những khác biệt đó.
· Sinh viên nghiên cứu đưa ra giải pháp cụ thể cho vấn đề, để cải thiện và giải
quyết những tồn tại của hiện trạng.
· Sinh viên được khuyến khích sử dụng dữ liệu sơ cấp (primary data) và/hoặc dữ
liệu thứ cấp (secondary data) cho bài khóa luận của mình.

· Các nội dung trình bày trong khóa luận tốt nghiệp, bao gồm phần cơ sở lý luận,
phần phân tích tình hình thực tế, và các giải pháp đề xuất phải có sự liên quan
chặt chẽ với nhau để đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ bài viết. Cụ thể, sinh
viên nên dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã nghiên cứu được, sau đó
tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực tế về đề tài nghiên cứu, cuối cùng,
trên cơ sở phân tích tình hình thực tế (với các thành công, tồn tại hạn chế và

4


nguyên nhân), sinh viên đề xuất ra những giải pháp để cải thiện và giải quyết
những tồn tại của hiện trạng.
· Đặc biệt lưu ý: sinh viên cần chủ động liên hệ thường xuyên với GVHD về
cách tiếp cận vấn đề, nguồn tài liệu cần có, cách xử lý số liệu…. để hoàn thành
tốt khóa luận.
Bước 4: Hoàn chỉnh và nộp Khóa luận tốt nghiệp
· Sau khi hoàn thành bản thảo đầu tiên, sinh viên trình bản thảo khóa luận tốt
nghiệp cho GVHD đọc và nhận xét (sinh viên cần nộp bản thảo là bản cứng cho
GVHD). Tùy thuộc vào chất lượng bản thảo khóa luận mà GVHD có thể yêu
cầu chỉnh sửa nhiều hơn 1 lần.
· Sau khi được GVHD đồng ý cho nộp, sinh viên cần in và nộp 03 quyển (01
quyển bìa cứng và 02 quyển bìa mềm, GVHD ký đồng ý cho nộp trực tiếp vào
2 bản bìa mềm), và 01 đĩa CD (xem quy định chi tiết tại trang 11).
· GVHD sẽ nhận xét khóa luận tốt nghiệp của sinh viên do mình hướng dẫn theo
FORM 3 (xem Phụ lục 3 của Cẩm nang này) và đính kèm vào trang bìa 3 của
hai bản khóa luận bìa mềm. Sinh viên không cần phải bảo vệ trước hội đồng.
· Sinh viên nộp các sản phẩm tại Văn phòng Khoa QTKD trong giờ hành chính
(trong thời hạn do nhà trường và Khoa QTKD quy định), ký nộp vào danh sách
tại VP Khoa.
Chú ý:

Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, sinh viên cần liên hệ thường xuyên
với GVHD theo đúng thời gian biểu do GVHD đề ra để đảm bảo việc nghiên cứu
đúng thời hạn và không bị lệch hướng so với đề tài đã chọn.
Nếu sinh viên không liên hệ GVHD trong suốt quá trình thực hiện, giảng viên
có quyền từ chối không nhận là GVHD của khóa luận này. Khi đó, khóa luận tốt
nghiệp của sinh viên mặc nhiên bị điểm không (0).

5


KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Một khóa luận tốt nghiệp nên (tuy nhiên không bắt buộc) có các phần sau:
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài (Lý do chọn đề tài)
o Lý do chọn đề tài thường dựa trên ý nghĩa, tính mới, tầm quan trọng hay kết
quả đóng góp khi giải quyết vấn đề.
o Chú ý trong phần này sinh viên cần nêu rõ tên đề tài khóa luận.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
o Mô tả bối cảnh chung của vấn đề nghiên cứu.
o Mô tả vấn đề nghiên cứu – thường là các vấn đề tồn tại hoặc khoảng
cách/khoảng trống giữa lý thuyết và thực tế quan sát, giữa hiện trạng và kỳ
vọng của đơn vị… dựa trên cơ sở quan sát thực tế về các quy trình nghiệp
vụ, các hoạt động kinh doanh hay các báo cáo tại đơn vị thực tập liên quan
đến lĩnh vực nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là một phát biểu ngắn gọn và rõ ràng thể hiện các mục tiêu cụ thể
của người viết để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Chú ý: Mục tiêu nghiên cứu nếu thể hiện dưới dạng câu hỏi thường được gọi là câu
hỏi nghiên cứu như bạn nghiên cứu vấn đề này để làm gì? nhằm mục đích gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

o Giới hạn đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu về mặt kiến thức, không gian
và thời gian. Giới hạn về kiến thức: Khóa luận tập trung nghiên cứu mảng gì, khía
cạnh gì; Giới hạn về không gian: Bối cảnh nghiên cứu là ở Hà Nội, hay toàn Việt
Nam; Giới hạn về thời gian: làm rõ giai đoạn nghiên cứu, ví dụ 2010-2014.
o Sinh viên cần trình bày rõ đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi của đề tài thực
hiện về quy mô, không gian và thời gian đối với nguồn số liệu và vấn đề nghiên
cứu.
o Một sai lầm phổ biến là vấn đề nghiên cứu có phạm vi quá rộng (hoặc không xác
định giới hạn) và do đó, không tìm được nguồn lực phù hợp để thực hiện nghiên
cứu này.
6


Phương pháp nghiên cứu
o Nêu cụ thể các phương pháp nghiên cứu, cách áp dụng các phương pháp trong
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
o Sinh viên có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, các phương pháp
phỏng vấn, quan sát, điều tra xã hội học, nghiên cứu điển hình (case study) và/hoặc
phương pháp nghiên cứu định lượng, các mô hình kinh tế lượng… (sử dụng số liệu
sơ cấp hoặc phân tích dữ liệu thứ cấp).
5. Bố cục của khóa luận
Phần “Bố cục của khóa luận” trình bày các đề mục chính của Khóa luận tốt
nghiệp, thường là trình bày tên của các chương chính và nội dung tóm tắt của từng
chương.
Chú ý:
o Không xưng là “Em/Tôi” (TIẾNG VIỆT) mà nên xưng là “Người viết/tác giả”.
Nếu viết TIẾNG ANH thì có thể xưng “I” bình thường.
o Khi đưa tên đề tài nhớ in đậm tên đề tài, tên đề tài để nên trong ngoặc kép “…”
o Phần LỜI MỞ ĐẦU nên trình bày trong khoảng 2-5 trang.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN

o Trình bày cô đọng lý thuyết liên quan đến vấn đề cần được giải quyết. Chỉ đề cập
các lý thuyết sẽ được sử dụng khi phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp.
o Khi viết phần cơ sở lý luận, sinh viên không chỉ tóm tắt lý thuyết mà cần phải có
nhận xét về những lý thuyết sử dụng để giải quyết vấn đề trong khóa luận.
o Khi trích dẫn các lý thuyết, các công trình nghiên cứu của các tác giả khác, sinh
viên cần trích dẫn đầy đủ nguồn theo quy định. Xem mục Quy định về trích dẫn tài
liệu tham khảo (trang 17).
o Chú ý:
o Tham khảo thêm kết cấu chương ở Phụ lục 4.
o Trích dẫn nguồn các khái niệm, định nghĩa, thông tin, số liệu đầy đủ.
o Không cần có kết luận từng chương.
o Chương 1 nên làm rõ được mô hình lý thuyết sẽ được sử dụng để kiểm
nghiệm thực tiễn.
7


o Chương 1 nên trình bày trong khoảng 25-30 trang.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
o Chương này tập trung phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu hoặc đánh giá
tình hình thực tế tại doanh nghiệp (nếu có), trình bày vấn đề cần giải quyết. Cần tập
trung nêu bật được những mặt mạnh, yếu của vấn đề nghiên cứu, lý giải được
nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.
o Sinh viên thực hiện phân tích đối tượng nghiên cứu, tập trung vào nghiên cứu bản
chất, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu chứ không chỉ mô tả các dấu hiệu (chung
chung) của vấn đề. Ở đây, sinh viên cần ứng dụng lý thuyết vào phân tích tình hình
thực tiễn, từ đó ghi nhận được những sự khác biệt, đánh giá những khác biệt đó.
Chú ý:
o Tham khảo thêm kết cấu chương ở Phụ lục 4.
o Giới thiệu Công ty:
-


Khi viết phải hành văn, chứ không gạch một loạt đầu dòng, đặc biệt
KHÔNG copy y nguyên trên mạng internet hoặc các báo cáo của công ty.

-

Có thể viết tắt tên công ty, nếu công ty có tên gọi theo chữ viết tắt sau khi đã
giới thiệu đầy đủ tên công ty, ví dụ: Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV),
hoặc dùng chữ “Công ty” thay cho việc gọi đầy đủ tên công tyà chú ý viết
HOA chữ C.

-

Viết tắt: Không lạm dụng việc viết tắt trong đề tài. Chỉ viết tắt những từ,
cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài. Không viết tắt
những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện
trong đề tài. Nếu khóa luận có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục
các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu của Khóa luận.

o Thực trạng:
-

Bắt đầu 1 đề mục không bao giờ được đưa ra bảng số liệu ngay, mà phải
dẫn dắt, phân tích sơ lược (hay đưa ra nhận định chung), sau đó mới đưa
bảng số liệu để chứng minh, phân tích cụ thể hơn.

8


-


Khi đưa ra bảng số liệu, hình vẽ thì BẮT BUỘC phải có: đánh số bảng
(Bảng 1.1, 2.1.), Tên bảng (trích năm số liệu nếu trong bảng không ghi năm
lấy), Nguồn số liệu (Phòng ban nào của DN, Cơ quan cung cấp số liệu...)

-

Không nên để bảng, biểu, đồ thị… bị chia cắt thành hai trang (trừ khi bảng
quá dài). Bảng biểu không nên dài hơn 1 trang, nếu dài quá nên cân nhắc
đưa vào phụ lục.

-

Bảng biểu, hình, đồ thị… phải có tên, đơn vị tính, nguồn (tên, đơn vị tính ở
phía trên, nguồn ở phía dưới bảng biểu, hình, đồ thị...).

-

Số phải được phân cách hàng nghìn bằng dấu chấm và phân cách dấu thập
phân bằng dấu phẩy. Ví dụ: 1.025.845,26

-

Tránh sử dụng ngôi nhân xưng là “Ta”, “Tôi”, “Chúng tôi”, “Chúng ta”
làm mất tính khách quan của bài viết, nên cân nhắc chuyển thành các câu bị
động.

-

Chương 2 nên tổng kết lại được các thành công, thành tựu, và các tồn tại,

hạn chế cùng nguyên nhân, nhằm làm cơ sở cho chương sau.

o Chương 2 nên trình bày trong khoảng 30-35 trang.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP/BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Chương 3 ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn để đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình
thực tế. Các giải pháp cần cụ thể, nên định lượng, đo đếm được, có thể đánh giá được
bằng các chỉ tiêu cụ thể, tránh các giải pháp chung chung và không rõ ràng, hoặc các
giải pháp chỉ mang tính lý thuyết. Thông thường các giải pháp hoặc kiến nghị đưa ra
nhằm khắc phục những mặt yếu kém, tồn tại, hạn chế đã được phân tích trong Chương
2. Do vậy, nội dung của chương này liên hệ mật thiết với Chương 2.
Chú ý:
o Tham khảo thêm kết cấu chương ở Phụ lục 4.
o Chú ý tìm kiếm giải pháp mang tầm vi mô (cho DN/ngành), KHÔNG nên quá tập
trung tìm các giải pháp mang tính vĩ mô (ví dụ: đề xuất cho Bộ, ban ngànhà nhiều
khi không khả thi)à Giái pháp cần mang tính thực tiễn, cụ thể, không chung
chung, chỉ áp dụng đúng cho đối tượng nghiên cứu.
o Chương 3 nên trình bày trong khoảng 15-20 trang.
9


PHẦN KẾT LUẬN
Phần này nêu một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp nêu ra trong đề tài (nếu có).
Ngoài ra, phần này có thể viết kết luận đóng lại vấn đề (tóm tắt những gì khóa luận đã
làm được, những đóng góp của khóa luận) hoặc mở vấn đề (những hướng nghiên cứu
có thể tiếp tục để phát triển vấn đề).
Chú ý: Phần kết luận nên trình bày trong khoảng 2 – 3 trang.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Người viết chỉ liệt kê những tài liệu đã đọc và trích dẫn liên quan đến đề tài nghiên
cứu trong quá trình viết khóa luận. Danh mục tài liệu tham khảo cần tuân thủ một cách
nghiêm ngặt theo hướng dẫn ở phần cuối của cuốn Cẩm nang này.

PHỤ LỤC (nếu có)

Chú ý: Tên các chương sẽ được thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung cụ thể
của khóa luận. Kết cấu này chỉ là gợi ý chứ không bắt buộc cho mọi khóa luận.
Khóa luận được trình bày trong khoảng 60 - 80 trang.

10


TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khóa luận thường được sắp xếp theo thứ tự sau:
1. Trang bìa chính (theo mẫu ở Phụ lục 5 của tài liệu này):
· 01 quyển: in bìa cứng màu đỏ, chữ mạ vàng.
· 02 quyển: in giấy bìa mềm màu đỏ, (bên ngoài có giấy nilon trong suốt).
2. Trang bìa phụ (theo mẫu ở Phụ lục 5 của tài liệu này): in giấy trắng thường
3. Trang “Mục lục”: nên trình bày trong giới hạn khoảng 2 trang với 3 cấp (1.,1.1,
1.1.1), trong các trường hợp GVHD thấy cần thiết, có thể tăng cấp độ chi tiết
của các đề mục.
4. Trang “Danh mục các từ viết tắt”
5. Trang“Danh mục bảng biểu”
6. Trang“Danh mục hình”
7. Nội dung của khóa luận: trình bày theo hướng dẫn kết cấu nói trên, không kể
các phần phụ (phụ lục, mục lục, …), độ dài tối thiểu của khóa luận là 60 trang,
tối đa là 80 trang (tính từ “lời mở đầu” tới hết phần “kết luận”), không kể danh
mục tài liệu tham khảo và (các) phụ lục.
8. Trang “Danh mục tài liệu tham khảo”
9. Phần“Phụ lục” (nếu có): ghi các nội dung có liên quan đến khóa luận hoặc các
tài liệu gốc được dùng để làm khóa luận. Nếu có nhiều hơn 2 phụ lục thì các
phụ lục phải được phân biệt bằng số (Phụ lục 1, Phụ lục 2, …) hoặc bằng chữ
cái (Phụ lục A, Phụ lục B,…) và phải có tên.

Ví dụ:

Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH A
Phụ lục 2: Các chứng từ của Công ty TNHH A

10. “Nhận xét của giáo viên hướng dẫn” và “Phiếu chấm điểm khóa luận tốt
nghiệp” (đã ghi đầy đủ thông tin của sinh viên và tên đề tài): gập đôi và đính
vào trang cuối cùng của khóa luận
11. Quy định về số lượng bản nộp (theo Quyết định 1660):
Sinh viên nộp 03 (ba) quyển KLTN có bìa màu đỏ về Văn phòng Khoa
QTKD, và 01 đĩa CD chứa file mềm, cụ thể như sau gồm:
· + 01 quyển đóng bìa cứng: in bìa cứng màu đỏ, chữ mạ vàng, ở gáy có in
tên sinh viên, tên đề tài, năm viết. Ví dụ: NGUYỄN VĂN A - XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT
NAM - 2014
+ 02 quyển có bìa mềm, bên ngoài có bìa nilon trong suốt (bóng kính)
+ file mềm (trong 01 đĩa CD): Toàn bộ nội dung khoá luận từ trang bìa đến
phần phụ lục phải được tích hợp trong 1 file, không đặt mật khẩu. Tên file
11


được đặt theo mẫu: họ tên sinh viên_lớp_khoá_tên chuyên ngành. Đĩa CD
được dán bằng băng dính vào trang tiếp ngay sau trang bìa cứng.
12. Quy định về xác nhận và nhận xét của GVHD, phiếu chấm điểm KLTN:
+ 02 quyển bìa mềm KLTN phải có chữ ký xác nhận của GVHD vào trang
bìa đỏ, mặt ngoài, ngay dưới họ tên của GVHD (xem Phụ lục 5).
+ Về nhận xét của GVHD: GVHD phải có ý kiến nhận xét về KLTN của
từng sinh viên. Nhận xét được làm thành 02 bản để sinh viên dập ghim vào
trang cuối của 02 quyển KLTN bìa mềm (để tránh thất lạc).
+ Về phiếu chấm điểm KLTN: Sinh viên cần đính sẵn 02 phiếu này (Mẫu

phiếu chấm điểm KLTN có thể tải trên website của Khoa QTKD), đã điền
đầy đủ thông tin cá nhân và tên đề tài khóa luận, vào trang cuối của 02
quyển bìa mềm (Phụ lục 6).
Chú ý:
Yêu cầu chung về Khóa luận tốt nghiệp:
· Được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch đẹp và dễ đọc;
· Được đánh số trang liên tục từ 1 đến hết (không được dùng các ký hiệu
khác chữ số để đánh số trang, bắt đầu từ lời mở đầu đến hết phần kết
luận). Số thứ tự từng trang được bố trí cân giữa, nằm ở cuối mỗi trang.
· Đánh số và trích nguồn bảng biểu, h́ ình vẽ, đồ thị rõ ràng và đầy đủ;
· Không sử dụng header, footer.

12


ĐỊNH DẠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Khổ giấy: A4 (210 mm x 297 mm); in một mặt
2. Định lề (margin):
· Lề trên (Top)
: 2,5 cm
· Lề dưới (Bottom)
: 2,5 cm
· Lề trái (Left)
: 3,5 cm
· Lề phải (Right)
: 2 cm
3. Kiểu chữ (font): Times New Roman, font Unicode của hệ soạn thảo MS Word
hoặc tương đương;
· Tiêu đề cấp 1 (heading 1): viết hoa, cỡ chữ 16, in đậm, căn giữa.
· Tiêu đề cấp 2 (heading 2): viết thường, cỡ 13, in đậm, nghiêng, bắt đầu bằng

số thứ tự của chương, canh trái.
· Tiêu đề cấp 3 (heading 3): viết thường, cỡ chữ 13, canh trái.
· Tiêu đề cấp 4 (heading 4): viết thường, cỡ 13, in nghiêng, canh trái.
· Văn bản (body text): viết thường, cỡ chữ 13, cân lề hai bên (justified).
· Tên chương và các tiểu mục: xem quy định cụ thể ở mục 6 ngay dưới đây,
và ví dụ ở trang 14.
· Tên bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ…: xem quy định ở phần 7 (trang 15)
Lưu ý: Không để dấu chấm câu (chấm, hai chấm) ở cuối tên các đề mục
4. Giãn dòng (Paragraph):
· Cách dòng (line spacing): Multiple (at 1.2)
· Cách đoạn (spacing): Before: 6 pt; After: 6 pt
5. Đánh số trang: đánh máy, dưới mỗi trang, căn giữa
· Từ mục (3) đến mục (6) và mục (9) ở phần “Trình bày khóa luận”: đánh số thứ
tự trang theo kiểu i, ii, iii, …
· Từ mục (7) đến mục (8) ở phần “Trình bày khóa luận”: đánh số thứ tự trang
theo kiểu 1, 2, 3…
6. Đánh số các chương mục: đánh theo số Ả Rập (1, 2, 3…), không đánh theo số
La Mã (I, II, III,…) và chỉ đánh số tối đa 4 cấp theo qui định sau:
· Tên đề mục cấp 1 (Tên chương): định dạng theo tiêu đề cấp 1 (heading 1): viết
hoa, cỡ chữ 16, in đậm, căn giữa.
· Tên đề mục cấp 2: định dạng theo tiêu đề cấp 2 (heading 2): viết thường, cỡ
13, in đậm, nghiêng, bắt đầu bằng số thứ tự của chương.
· Tên đề mục cấp 3: định dạng theo tiêu đề cấp 3 (heading 3): viết thường, cỡ
chữ 13
· Tên đề mục cấp 4: định dạng theo tiêu đề cấp 4 (heading 4): viết thường, cỡ
13, in nghiêng.
13


Ví dụ về các cấp độ đề mục:


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ TỔ
CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1

Khái niệm và vai trò của kế toán quản trị

1.1.1

Khái niệm, bản chất của kế toán quản trị

(Trong đó, số 1 đầu tiên là của chương 1, số 1 thứ hai là phần 1 của chương 1,
số 1 thứ ba là mục 1 trong phần 1 của chương 1, số 1 thứ 4 là tiểu mục 1 của mục
1 trong phần 1 của chương 1)
Chú ý: Các tiểu mục của khóa luận được trình bày và đánh số thành nhóm
chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương, chữ số thứ hai
của mục, chữ số thứ ba chỉ nhóm tiểu mục, chữ số thứ 4 chỉ thứ tự tiểu mục. Ví
dụ 1.1.2.3 chỉ Chương 1, mục 1, nhóm tiểu mục 2, tiểu mục thứ 3. Mỗi nhóm
tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 3.1.1 mà
không có tiểu mục 3.1.2 theo sau.

14


TRÌNH BÀY BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ, CÔNG THỨC
· Bảng, biểu, hình vẽ phải có tên, có đơn vị tính, có nguồn.
· Tên bảng, biểu, hình vẽ …: viết thường, cỡ chữ 13, in đậm, canh giữa; trình bày ở
phía trên của bảng, biểu, hình vẽ.
· Nguồn: viết thường, cỡ chữ 11, in nghiêng, trình bày ở phía dưới và bên trái của
bảng, biểu hay hình vẽ. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong

danh mục Tài liệu tham khảo. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải
được trích dẫn đầy đủ theo nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo.
· Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương. Ví dụ:
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu nhân sự của Công ty XYZ

Nguồn: Phòng tổ chức Công ty XYZ, 2014

· Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề
cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những
trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở
lần đầu tiên. Đối với những bảng biểu được vẽ trên khổ giấy lớn hơn A4, chý ý
gấp giấy này như minh họa ở hình dưới sao cho số và đầu đề của hình vẽ hoặc
bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà không cần mở rộng tờ giấy. Cách làm này
cũng giúp để tránh bị đóng vào gáy của khóa luận phần mép gấp bên trong hoặc
xén rời mất phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các bảng
quá rộng này.

15


Hình 1: Minh họa cách gấp giấy bảng lớn kẹp vào bài

· Trong khóa luận, các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng màu đen để có thể sao
chụp lại, có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng
trong văn bản khóa luận. Khi đề cập đến các bảng biểu và h́ ình vẽ phải nêu rõ
số của hình và bảng biểu đó, ví dụ: “ …được nêu trong Bảng 3.2” hoặc “(Xem
hình 3.2) mà không được viết “…được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong
đồ thị của X và Y sau.”
· Không được sử dụng các hình vẽ chụp từ màn hình (print screen)
· Trình bày số:

o Số phải được phân cách hàng ngàn bằng dấu chấm (.) và phân cách dấu
thập phân bằng dấu phẩy (,);
o Số phải được căn giữa;
o Số trong cùng một bảng, biểu hay hình vẽ phải có cùng số lượng số
thập phân (tức là nếu lấy 2 số thập phân thì toàn bộ số trong cùng một
bảng đều phải có 2 số thập phân).
· Không nên để một bảng, biểu, hình vẽ cũng như tên và nguồn của bảng, biểu,
hình nằm ở hai trang.
· Nếu bảng biểu, h́ ình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy th́ ì đầu bảng là lề trái
của trang (3.5 cm).
· Công thức: có thể được soạn thảo bằng các phần mềm tương ứng;
Ví dụ:
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010- 2012
Đơn vị: đồng
Năm
Doanh thu

2010
1.037.425,86

2011
1.101.008,32

2012
1.123.005,06

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty XYZ năm 2010, 2011, 2012
16



QUY ĐỊNH VỀ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cách sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo
- Tài liệu xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước:
Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự
thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành.
Riêng đối với các tài liệu tham khảo thu thập từ các trang Web, phải đầy đủ các thông
tin về tài liệu như: địa chỉ trang Web, ngày tháng truy cập, tên bài, địa chỉ đường link...
Danh sách các trang web được đưa xuống phần cuối của danh mục tài liệu tham khảo.
- Thông tin về mỗi tài liệu tham khảo phải được sắp xếp theo thứ tự sau: Tên tác giả
hoặc cơ quan ban hành, Năm xuất bản, Tên tài liệu tham khảo (in nghiêng), Nhà xuất
bản/Tên tạp chí, Nơi xuất bản (nếu có), Số tạp chí (nếu là tạp chí), Từ trang ....trang...(nếu là tạp chí).
Ví dụ: - Đối với tài liệu tham khảo là Sách: Nguyễn Thu Thủy, 2011, Giáo trình Quản
trị tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội.
- Đối với tài liệu tham khảo là bài báo trên tạp chí: Nguyễn Văn A, 2011, Bàn về chính
sách cạnh tranh, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số.....tháng..../2011, tr.55-60.
- Nếu một tác giả có nhiều tài liệu, tác phẩm cùng xuất bản trong một năm thì sẽ đặt
thứ tự a, b, c...
Ví dụ: 1. Nguyễn Thu Thủy, 2011a, Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp....
2. Nguyễn Thu Thủy, 2011b,..............
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo
- Việc trích dẫn các tài liệu để làm luận cứ, luận chứng cho đề tài đòi hỏi phải chính
xác, ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của tài liệu. Nghiêm cấm việc sao chép.
17


- Cách trích dẫn tài liệu tham khảo được thực hiện theo hình thức ghi tên tác giả và
năm xuất bản ngay sau nội dung đã tham khảo.
Ví dụ: “Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm những báo

cáo phản ánh các mặt khác nhau trong hoạt động kinh tế và tài chính” (Nguyễn Thu
Thủy, 2011, tr.46).
Lưu ý: Cách trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo dựa trên hệ thống trích nguồn của ĐH
Harvard. Sinh viên có thể tham khảo chi tiết tại địa chỉ:
/>Bảng biểu, đồ thị, hình, sơ đồ...
- Bảng biểu, hình, đồ thị, sơ đồ... phải đánh số theo từng loại và bao gồm luôn cả thứ
tự của chương.
Ví dụ: Hình 1.1, Hình 1.2, ....(Trong đó số 1 đầu tiên là số thứ tự của chương 1, số 1,
2,...tiếp theo là số thứ tự hình trong chương đó).
Bảng 1.1., Bảng 1.2,...(Trong đó số 1 đầu tiên là số thứ tự của chương 1, số 1, 2,...tiếp
theo là số thứ tự bảng trong chương đó).
- Bảng biểu, hình, đồ thị…phải có tên, đơn vị tính, nguồn (tên, đơn vị tính ở phía trên,
nguồn ở phía dưới bảng biểu, hình, đồ thị...).
- Số phải được phân cách hàng nghìn bằng dấu chấm và phân cách dấu thập phân bằng
dấu phẩy.
Ví dụ: 1.025.845,26
- Không để bảng, biểu, đồ thị…bị cắt thành hai trang.
Các lưu ý khác về trích dẫn tài liệu tham khảo
· Các tác giả, đồng tác giả và nguồn của bất kỳ ý kiến, định nghĩa, bảng biểu,
công thức,… nào đều phải được chỉ rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu
không làm được điều này, khóa luận sẽ không được duyệt để thông qua.
· Không trích dẫn nguyên văn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết
cũng như không làm khóa luận quá nặng nề với những tham khảo trích dẫn.
Việc trích dẫn nhằm giúp người đọc hiểu mạch suy nghĩ của người viết, nhưng
cũng cho thấy người viết tôn trọng những tác giả, tác phẩm mà mình đã sử dụng
tài liệu thông tin.

18



· Nếu không có điều kiện tiếp cận được một vài tài liệu gốc mà phải trích dẫn
thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu
gốc đó không được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận.
· Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử
dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn
thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày,
với lề trái là 5.5 cm. Mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu
ngoặc kép. Có thể in nghiêng đoạn trích dẫn này để làm nổi bật.
· Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình bày sao cho từ dòng thứ 2 lùi vào so
với dòng thứ nhất 1 cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.
· Việc trích dẫn các tài liệu để làm luận cứ, luận chứng cho đề tài đòi hỏi phải
chính xác, ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của tài liệu. Nghiêm cấm việc sao chép.
· Cách trích dẫn tài liệu tham khảo được thực hiện theo hình thức ghi tên tác giả
và năm xuất bản ngay sau nội dung đã tham khảo. Có hai hình thức trích dẫn
như sau: Nếu trích nguyên văn thì dùng ngoặc kép “...” và phải mở ngoặc đơn
trong đó ghi tên tác giả, năm xuất bản và trang số mấy; hoặc trích dẫn trực tiếp:
Theo Nguyễn Hiến Lê (2002, tr.31), …

19


MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRÌNH BÀY
1. Bìa chính, bìa phụ
Ghi học vị của người hướng dẫn khoa học:
·
·
·
·

Thạc sỹ= ThS.

Tiến sỹ = TS.
Phó giáo sư, tiến sỹ: PGS.TS.
Giáo sư, tiến sỹ: GS.TS.

2. Mục lục
· Không viết tắt tại các đề mục chính (Chương 1, 1.1)
· Không đặt tên chương trùng với tên đề tài, tên các mục nhỏ trùng với tên
chương
· Không chấm câu ở cuối tên chương hay tên đề mục
3. Một số lỗi thường gặp trong trình bày
·
·
·
·
·
·

Lỗi văn bản, chính tả
Lẫn lộn tiếng Anh – tiếng Việt (số liệu…)
Viết câu, ngữ pháp không chuẩn xác
Ý lộn xộn, lặp đi lặp lại
Không logic, mâu thuẫn giữa các phần, tiểu mục
Không trích dẫn nguồn tham khảo

4. Văn phong, ngôn ngữ khoa học
·
·
·
·
·

·

Cần khách quan, sử dụng sự kiện và số liệu để minh chứng
Đơn giản, không cầu kỳ, hoa mỹ
Không dùng văn báo chí, văn nói, bí hiểm, gây sốc,…
Cần lập luận có căn cứ, có nguồn gốc, có trích dẫn
Cần liên kết các chương, mục, tiểu mục,… tránh mâu thuẫn
Không cần kết luận chương

20


PHỤ LỤC 1: FORM 1: ĐĂNG KÝ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
KHÓA LUẬN
Dành cho khóa luận tiếng Việt
TRƯỜNG ĐH NGOẠI
THUƠNG
XÃ HỘI BÌA
CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
HÌNH
MINH CỘNG
HỌAHÒA
TRANG
CHÍNH
Khoa Quản trị Kinh doanh
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

ĐĂNG KÝ VIẾT KHÓA LUẬN K….. QTKD


Lần 1 – lĩnh vực nghiên cứu viết khóa luận
(Mỗi sinh viên phải đăng ký 2 tờ cho mỗi lần đăng ký.
Bản đăng ký phải đánh máy toàn bộ trừ chữ ký. Bản viết tay không hợp lệ)

Kính gửi:

Khoa Quản trị Kinh doanh

Tôi là ………………………………………………. Sinh ngày…………………………..
Sinh viên lớp ……….. Khóa ………………….Điện thoại liên hệ ………………………....
Xin đăng ký với Khoa Quản trị Kinh doanh lĩnh vực để viết khóa luận như sau:
Lĩnh vực 1 : …………………………………………………………………………………...
Lĩnh vực 2: …………………………………………………………………………………...
Lĩnh vực 3: …………………………………………………………………………………...
Xin đăng ký được hướng dẫn bởi giáo viên sau đây (nếu không lựa chọn, có thể để trống):
Lựa chọn GVHD 1 : ………………………………………………………………………….
Lựa chọn GVHD 2: ……………………………………………………………………………
Lựa chọn GVHD 3: ……………………………………………………………………………
Tôi xin chấp hành sự phân công của Khoa Quản trị Kinh doanh ngay cả khi chưa phù hợp với
nguyện vọng của cá nhân.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 201
Người đăng ký
(ký và ghi rõ họ tên)

Duyệt của Khoa QTKD
Duyệt lĩnh vực thứ ……
Kính chuyển………………………… hướng dẫn
và cùng sinh viên thống nhất tên đề tài sẽ viết.
Ngày … tháng … năm 201

Trưởng Khoa QTKD

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy
i


Dành cho Khóa luận tiếng Anh

FOREIGN TRADE UNIVERSITY
Faculty of Business Administration

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness

REGISTRATION FORM FOR GRADUATION THESIS
BY K…. – HIGH QUALITY CLASS

Form 1 – Research Area of Graduation Thesis
(Each student must submit 02 copies of this form. This Registration form must be typed and word –
processed, except for the signature. The hand-written copy is invalid.)

To: Faculty of Business Administration
Student full name:……………………………………….Date of birth………………………
Class:……………………… Intake: K49-CLC…………Tel.:………………………....
Registers for the research area of the Graduation Thesis with the Faculty of Business Administration
as follows:
Research area 1: ……………………………………………………………………………...
Research area 2: ……………………………………………………………………………...
Research area 3: ……………………………………………………………………………...
I, the undersigned, shall comply with the decision of Faculty of Business Administration even when

my top desired research area is not met.
Hanoi, …… ………. , 201
Approval by Faculty of Business Administration
Approved research area………….. ……

(Signature and full name)

Supervisor ………………………….guides and
works together with the student to determine
the final title of the graduation thesis.

………………………., 201
Dean of FBA
Assoc Prof, Dr. Nguyen Thu Thuy

ii


×