Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Vị thế của đồng nhân dân tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.05 KB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----  ----

TIỂU LUẬN
Vị thế của đồng Nhân Dân Tệ trên thị trường tài chính quốc tế

LỜI NÓI ĐẦU


Ngày nay, xu hướng hội nhập toàn cầu đang thúc đẩy nền kinh tế thế giới
phát triển với tốc độ nhanh chóng, kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cá
thể, các công ty, giữa các tập đoàn tổ, chức thương mại cho đến sự cạnh tranh
giữa các quốc gia. Sự cạnh tranh gay gắt đó thể hiện rất rõ nét qua những nỗ lực
của các nước này để thay đổi bộ mặt nền kinh tế. Và minh chứng rõ ràng nhất
cho những chuyển biến kinh tế của một quốc gia đó là giá trị đồng tiền riêng .

Trong hai thập niên gần đây, vị thế các nước dẫn đầu thế giới về tăng
trưởng kinh tế đã có sự thay đổi. Năm 2006 – 2007, Trung Quốc đã vượt qua
Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Bốn năm sau, theo báo cáo tăng
trưởng hằng năm của Nhật, GDP của nước này trong năm 2010 là 5.400 tỉ USD,
thấp hơn 7% so với GDP năm 2010 của Trung Quốc (5.880 tỉ USD). Như vậy
Trung Quốc đã thay thế vị trí của Nhật Bản và trở thành cường quốc kinh tế thứ
hai thế giới (sau Mỹ). Mới đây, đồng Nhân Dân tệ của Trung Quốc đã lọt vào
top 10 đồng ngoại tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới và vẫn đang có
những dấu hiệu tích cực về tương lai của đồng tiền này. Liệu Nhân dân tệ có thể
trở thành một đồng tiền mạnh? Bài luận này sẽ tìm hiểu về “Vị thế của đồng
Nhân Dân Tệ” trên thị trường quốc tế.


MỤC LỤC


Contents
I. Tổng quan về đồng Nhân Dân Tệ:..................................................................4
II.

Quá trình phát triển và các chính sách tỷ giá của đồng Nhân Dân Tệ:........4
1.

Giai đoạn trước chuyển đổi nền kinh tế - năm 1979:...............................4

2.

Giai đoạn sau chuyển đổi nền kinh tế đến đầu những năm 1990.............5

3.

Giai đoạn 1994- 1997...............................................................................6

4. Giai đoạn trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (cuối
1997- 2005).......................................................................................................8
5.
III.

Giai đoạn từ 2005-2008:...........................................................................9
Vị thế của đồnh Nhân Dân Tệ trên thị trường quốc tế:..............................10

1.

Đối với Châu Á:......................................................................................10

2.


Đối với thế giới:......................................................................................10


NỘI DUNG
I.

Tổng quan về đồng Nhân Dân Tệ:
Đồng Nhân dân tệ do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát hành và đã

trải qua nhiều lần thay đổi kể từ loạt phát hành đầu tiên. Năm 1948, một năm
trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhân dân tệ đã được
phát hành chính thức. Tuy nhiên, đến năm 1955, loạt tiền mới được phát hành
thay cho loạt thứ nhất. Năm 1962, loạt thứ hai lại được thay thế bằng loạt mới.
Loạt thứ tư được phát hành trong thời gian từ năm 1987 đến năm 1997. Loạt
đang dùng hiện nay là loạt thứ năm phát hành từ năm 1999, bao gồm các mệnh
giá: 1 phân, 2 phân, 5 phân, 1 giác, 5 giác, 1 nguyên, 5 nguyên, 10 nguyên, 20
nguyên, 50 nguyên và 100 nguyên.
Theo tiêu chuẩn ISO-4217, viết tắt chính thức của Nhân dân tệ là CNY, tuy
nhiên thường được ký hiệu là RMB, biểu tượng là ¥.

II.

Quá trình phát triển và các chính sách tỷ giá của đồng Nhân Dân Tệ:
1. Giai đoạn trước chuyển đổi nền kinh tế - năm 1979:
Cũng như các nước khác trong hệ thống XHCN, trước thời điểm chuyển đổi

kinh tế, Trung Quốc xây dựng và áp dụng chính sách tỉ giá cố định và đa tỉ giá
nhưng không tuân theo hoàn toàn đúng những nguyên tắc của chế độ tỉ giá cố
định. Những tỉ giá được ấn định khác nhau tùy theo từng quan hệ kinh tế đối

ngoại và thỏa thuận trong quan hệ hai bên hay nhiều bên có tính chất nội bộ hệ
thống, xoay quanh giá trị của đồng Ruble (RUR) được ấn định ngang bằng với
giá trị của đồng đô la. Trên thực tế, giao dịch ngoại thương giữa các nước
XHCN trong thời gian này là trao đổi thương mại trực tiếp (hàng đối lưu) và tỉ
giá hối đoái ấn định chỉ được sử dụng vào thanh toán số dư cuối kỳ các hiệp
định thương mại hoặc cuối kỳ kế toán. Thực chất của chế độ tỷ giá cố định và đa
tỷ giá trong giai đoạn này ở các nước XHCN nói chung và ở Trung Quốc nói
riêng đã xóa nhòa những tín hiệu của thị trường - động lực kinh doanh đối với


các đơn vị kinh tế. Các yếu tố thị trường như quan hệ cung - cầu đối với ngoại
tệ, những nhân tố tác động đến tỷ giá và thị trường ngoại hối, thị trường tài sản...
chỉ tồn tại có tính chất hình thức hoặc không tồn tại chứ không phải là công cụ
đắc lực của nền kinh tế thị trường, không có tác dụng là những đòn bẩy thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Các đơn vị kinh tế nói chung, các đơn vị và các tổ chức
tham gia xuất nhập khẩu nói riêng trở thành những đơn vị thụ động thực thi các
kế hoạch tập trung, chủ quan của Nhà nước bao quát tất cả mọi khâu của quá
trình sản xuất, từ việc cung cấp các yếu tố đầu vào, đến việc sản xuất cái gì, sản
xuất như thế nào, bởi ai và bán cho ai, bao nhiêu, ở đâu... Cơ chế nay đã thực sự
tước đoạt quyền chủ động trong kinh tế, không gắn kết lợi ích của các chủ thể
kinh tế với hoạt động kinh doanh của chính họ. Do đó, làm cho các đơn vị kinh
tế không quan tâm đến hiệu quả của quá trình sản xuất - kinh doanh, hoàn toàn ỷ
lại vào sự sắp đặt của Nhà nước. Chính cơ chế này đã góp phần đưa nền kinh tế
của các nước XHCN, trong đó có Trung Quốc rơi vào thời kỳ suy thoái và
khủng

hoảng

kinh


tế

sâu

sắc

(những

năm

70

-

80).

Quá trình chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc diễn ra từ cuối những năm 70,
chính xác là từ năm 1979. Cùng với quá trình này, chế độ và chính sách tỉ giá
hối đoái cũng được chuyển đổi cho phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế
phát triển dựa trên cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định
hướng XHCN.
2. Giai đoạn sau chuyển đổi nền kinh tế đến đầu những năm 1990
Trước hết. Trung Quốc để cho tỉ giá ấn định linh động theo sát với những
diễn biến của tỉ giá tên thị trường. Đây gần như là bước tất yếu để đưa yếu tố thị
trường vào trong cơ chế xác định tỉ giá đối với hầu hết các nước tiến hành
chuyển đổi cơ chế quản lí nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị
trường có sự điều tiết và định hướng cho nhà nước.
Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều
chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng NDT.



Năm 1980, tỷ giá đồng NDT so với USD là 1,53 NDT/USD, đến năm 1990 là
5,22 NDT/USD. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán
cân thương mại (CCTM), giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán
(CCTT), đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
Trên thực tế, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh liên tục tỷ giá hối đoái danh
nghĩa biến động theo hướng giảm gía trị đồng nội tệ cho phù hợp vời sức mua
của nó trong suốt thời kì đầu của quá trình cải cách cho đến đầu những năm 90,
vì đồng nhân dân tệ đã bị đánh giá cao trong suốt thời gian trước đây. Sau những
điều chỉnh trên, tỷ giá phản ánh tương đối sát với những tín hiệu của thị trường
và sức mua thực tế của đồng Nhân dân tệ. Trong những năm đầu của thập kỷ 90,
tỷ giá danh nghĩa của đồng Nhân dân tệ với đồng Đôla Mỹ được duy trì tương
đối ổn định ở mức 5,2 đến 5,8 NDT = 1 USD. Tỉ giá USD/NDT cuối năm những
năm 80 đến 1990 luôn cao hơn tỉ giá trung bình ( năm 1980: tỉ giá USD/NDT là
1.530 – tỉ giá trung bình là 1.498, ….,năm 1990: tỉ giá USD/NDT là 5.222 – tỉ
giá trung bình là 4.783)
Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng tương đối ổn định làm cho
lạm phát tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát
triển kinh tế.
Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 1993 lần lượt là: 3,06%,
3,54%, 6,34% và 14,58%. Trong khi đó, lạm phát của Mỹ có xu hướng giảm
xuống, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, năm 1993 lạm phát của Mỹ là 2,4%,
do đó đồng NDT lại bị đánh giá cao so với sức mua thực tế.
Nhận thấy việc duy trì tỷ giá theo hướng ổn định có ảnh hưởng xấu đến mục
tiêu mở cửa kinh tế đối ngoại và kế hoạch tăng xuất khẩu để phát triển kinh tế,
Trung Quốc đã quyết định điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái.
3. Giai đoạn 1994- 1997.
Trên đà lạm phát bắt đầu tăng nhanh từ giai đoạn trước, dự đoán được tỉ lệ
lạm phát sẽ còn tiếp tục dâng cao nếu không có sự điều chỉnh kịp thời. Hơn nữa,
nhận thấy trong tình hình lạm phát này nếu vẫn duy trì tỷ giá hối đoái theo



hướng cố định tương đối thì sẽ có những tác động xấu đến mục tiêu tăng cường
mở cửa và thúc đẩy xuất khẩu của nền kinh tế do đồng Nhân dân tệ có khả năng
trở lại tình trạng bị đánh giá cao so với sức mua thực tế. Chính phủ Trung Quốc
đã ra một quyết định có ý nghĩa bước ngoặt cho nền kinh tế Trung Quốc.
Ngày 1/1/1994, đồng Nhân dân tệ chính thức bị tuyên bố phá giá mạnh từ
5.8 NDT/USD xuống 8.7 NDT/USD, tương ứng với tỷ lệ phá giá 50% (2.9/5.8).
Kết hợp với tỷ lệ đồng Nhân dân tệ bị đánh giá thấp 0.14% giai đoạn 1990-1993
thì tỷ lệ phá giá thực tế là 50.14%. Như vậy, có thể thấy hành động trên của
chính phủ Trung Quốc không đơn thuần là nhằm điều chỉnh đồng Nhân dân tệ
phannr ánh đúng sức mua của nó, mà đây rõ ràng là một chủ ý trong chính sách
tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đã đánh tụt rất mạnh đồng nội tệ nhằm thúc đẩy
cao độ xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài và tạo thặng dư trong cán cân thương
mại.
Đồng thời với việc phá giá mạnh đồng nội tệ, Trung Quốc hủy bỏ chế độ
tỷ giá ấn định cũ của Nhà nước để chuyển sang khoảng tỷ giá được dao động
quanh mức tỷ giá vừa bị đánh tụt ở trên. Để giảm bớt những tác động của chính
sách tỷ giá này lên thị trường tiền tệ, Trung Quốc đã ban hành hàng loạt các quy
định hỗ trợ như : thực hiện chế độ ngân hàng kết nối, xóa bỏ sự ghìm giá và tăng
giá ngoại hối của các công ty, xây dựng thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân
hàng, cải tiến cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái; cải tiến và hoàn thiện quản lý
thu chi, kết hợp ngoại hối, xóa bỏ kế hoạch mang tính mệnh lệnh đối với thu chi
ngoại hối…kết hợp với việc kiếm soát chặt chẽ của ngân hàng trung ương đối
với các hoạt động ngoại hối của các ngân hàng thương mại bằng cách quy định
ngân hàng nào được phép chuyển đổi và với số lượng là bao nhiêu. Các ngân
hàng này có toàn quyền hoạt động trong thị trường ngoại hối. Đối với các công
ty nước ngoài, Trung Quốc yêu cầu phải có bảng cân đối ngoại tệ hàng năm. Đối
với các doanh nghiệp liên doanh thì phải có giấy phép đối ngoại tệ mạnh sang
Nhân dân tệ. Còn đối với các doanh nghiệp nhà nước thì được yêu cầu phải nộp

100% ngoại tệ thu được thay vì 50% như trước đây. Nhưng mặt khác, nhà nước
cho phép các công ty xuất khẩu tăng tỷ lệ giữ ngoại tệ mạnh, các công ty nước


ngoài được từng bước giao dịch, mua bán các loại ngoại tệ mạnh, tạo điều kiện
để đồng Nhân dân tệ xâm nhập nhanh hơn vào thị trường tiền tệ thế giới.
Nhìn chung, so với giai đoạn 1990-1993, các chính sách tỷ giá hối đoái
của Trung Quốc đã linh động và mềm dẻo hơn rất nhiều. Ngày 1/1/1996, đồng
Nhân dân tệ Trung Quốc đã chính thức được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) công
nhận là đồng tiền chuyển đổi tự do ở các tài khoản vãng lai (các tài khoản có
liên quan đến các khoản thanh toán về mậu dịch hàng hóa – dịch vụ cũng như
các khoản lợi nhuận các công ty nước ngoài chuyển về nước.)

Chỉ tiêu

1994

1995

1996

1997

Lạm phát (% năm)

24,24

16,90

8,32


2,80

8,618

8,351

7

4

12,70

10,50

Tỷ giá hối đoái (trung bình NDT/USD
Tốc độ tăng trưởng (% năm)

8,3142
9,50

8,289
8
8,80

Kết quả của một loạt những điều chỉnh kết hợp thả lỏng và xiết chặt từng
bộ phận trong chính sách tỷ giá và tiền tệ vào thời điểm này đã có tác động tích
cực khiến nhanh chóng khôi phục lại đà tăng trưởng trong xuất nhập khẩu và
nền kinh tế Trung Quốc.


4. Giai đoạn trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á
(cuối 1997- 2005)
Trong giai đoạn này Mỹ và EU liên tục gia tăng sức ép buộc Trung Quốc
phải

nâng

giá đồng nhân dân tệ.Mặc dù đã cố gắng chống lại áp lực từ phía Mỹ và EU .Tuy
nhiên
đến ngày 21/07/2005, Trung Quốc phải thay đổi chính sách tỷ giá, kết thúc một
thập


kỷ ghìm giá đồng nhân dân tệ và xoá bỏ quy định "neo chặt" giá trị đồng nhân
dân

tệ

với đồng USD.Từ giữa năm 2005 và giữa năm 2008, nhân dân tệ được đánh giá
cao
tăng 22% so với USD, bằng 16% so với thực tế.
Ngày10/08/2005, Trung Quốc công bố nội dung “rổ tiền tệ”: Đồng USD, euro,
yen


won

(Hàn

Quốc)


chiếm

tỷ

trọng

lớn

trong

"rổ

tiền

tệ"

Kể từ thời điểm đó, đồng nhân dân tệ đã tăng nhẹ trên thị trường ngoại hối
Trung
Quốc, đạt mức 8,1062 nhân dân tệ ăn 1 USD vào thời điểm đóng cửa chiều ngày
10/08/2005.
Sau ba năm áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý, nhân dân tệ tăng giá
thêm
khoảng 20% (trung bình mỗi năm khoảng 6%) và tỷ giá vào tháng 7-2008 là
6,83
CNY/USD. Trước khuynh hướng bất ổn ngày càng mạnh của kinh tế thế
giới,ngày
19/6/2010, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng chính sách
linh
hoạt đối với tỷ giá đồng nhân dân tệ tức là chấm dứt chính sách buộc CNY

vào đồng đô la Mỹ với một tỷ giá hầu như cố định 6,83 CNY/USD. Chính sách
này

bị

Mỹ

phê

phán



gây

áp

lực

mạnh.

Tuy nhiên đến nay Chính phủ Trung Quốc đã phải cam kết cải tổ chính sách tỷ
giá
sau khi Tổng thống Obama chỉ trích nước này về việc định giá quá thấp đồng
nhân
tệ.

dân



5. Giai đoạn từ 2005-2008:
Trong giai đoạn này Mỹ và EU liên tục gia tăng sức ép buộc Trung Quốc phải
nâng
giá đồng nhân dân tệ.Mặc dù đã cố gắng chống lại áp lực từ phía Mỹ và EU .Tuy
nhiên
đến ngày 21/07/2005, Trung Quốc phải thay đổi chính sách tỷ giá, kết thúc một
thập
kỷ ghìm giá đồng nhân dân tệ và xoá bỏ quy định "neo chặt" giá trị đồng nhân
dân

tệ

với đồng USD.Từ giữa năm 2005 và giữa năm 2008, nhân dân tệ được đánh giá
cao
tăng

22%

so

với

USD,

bằng

16%

so


với

thực

tế.

Ngày10/08/2005, Trung Quốc công bố nội dung “rổ tiền tệ”: Đồng USD, euro,
yen


won

(Hàn

Quốc)

chiếm

tỷ

trọng

lớn

trong

"rổ

tiền


tệ"

Kể từ thời điểm đó, đồng nhân dân tệ đã tăng nhẹ trên thị trường ngoại hối
Trung
Quốc, đạt mức 8,1062 nhân dân tệ ăn 1 USD vào thời điểm đóng cửa chiều ngày
10/08/2005.
Sau ba năm áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý, RMB tăng giá thêm
khoảng 20% (trung bình mỗi năm khoảng 6%) và tỷ giá vào tháng 7-2008 là
6,83
RMB/USD. Trước khuynh hướng bất ổn ngày càng mạnh của kinh tế thế
giới,ngày
19/6/2010, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng chính sách
linh
hoạt đối với tỷ giá đồng nhân dân tệ (RMB), tức là chấm dứt chính sách buộc
RMB


vào đồng đô la Mỹ (USD) với một tỷ giá hầu như cố định 6,83 RMB/USD.
Chính
này

sách
bị

Mỹ

phê

phán




gây

áp

lực

mạnh.

Tuy nhiên đến nay Chính phủ Trung Quốc đã phải cam kết cải tổ chính sách tỷ
giá
sau khi Tổng thống Obama chỉ trích nước này về việc định giá quá thấp đồng
nhân

dân

tệ.

III.

Vị thế của đồnh Nhân Dân Tệ trên thị trường quốc tế:

Sau một thời gian dài dìm giá đồng CNY với mục đích tăng cường xuất khẩu,
thu hút đầu tư nước ngoài, tăng thặng dư thương mại, Trung Quốc hiện đang là
nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, nắm trong tay trữ lượng ngoại tệ lớn nhất thế
giới với hơn 3,5 nghìn tỷ USD. Gần đây dưới sức ép nâng giá từ bên ngoài và
nhu cầu nâng cao sức mạnh của đồng CNY, Trung Quốc đang từng bước nâng
giá đồng nhân tệ nhằm nâng cao vị thế của đồng tiền này trên thị trường thanh
toán quốc tế và tăng sức lan tỏa đồng CNY ra thế giới.

Trung Quốc đang từng bước quốc tế hóa đồng nhân dân tệ bằng một chiến
lược dài với ba bước về khu vực bao gồm “láng giềng hóa”, “khu vực hóa” tiến
tới “quốc tế hóa”.

1. Đối với Châu Á:
Trung Quốc ra sức vận động hành lang ở cấp cao nhất nhằm tăng cường vị thế
quốc tế đồng nhân dân tệ, ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với hơn 30 quốc gia ở
Châu Á. Đặc biệt, nhân dân tệ được đưa vào các cam kết thanh toán có hiệu lực
trong khuôn khổ ASEAN cộng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hong
Kong và Macao.


Trong năm 2012, việc sử dụng đồng NDT trong thanh toán thương mại với
các nước láng giềng đã tăng khoảng 40%. Trữ lượng nhân tệ trong các ngân
hàng Hồng Kong tăng từ 12,1 tỷ CNY lên 609 tỷ CNY vào năm 2010. Tổng trị
giá các hợp đồng giao dịch bằng nhân dân tệ tại Hong Kong hiện tại ước tính
vào khoảng 1 500 tỷ CNY. Năm 2012, một vài công ty nước ngoài lần đầu tiên
đã cho phát hành trái phiếu bằng loại tiền này.
Tại thị trường sân nhà Châu Á, Nhân Dân Tệ sẽ cố gắng làm các nước giảm
bớt sự phụ thuộc vào USD và dần thay thế đồng USD để trở thành đồng tiền
giao dịch chính ở Châu Á.
2. Đối với thế giới:
 Gia tăng tầm ảnh hưởng:
Trung Quốc từng bước tăng cường sự hiện diện của đồng CNY vào các hoạt
động thương mại, thanh toán trên thế giới. Từ năm 2009, Trung Quốc bắt đầu
cho phép các công ty của mình thanh toán các giao dịch xuất - nhập khẩu bằng
nhân dân tệ. 6,6% giao dịch thương mại của Trung Quốc trong năm 2011 được
thanh toán bằng nhân dân tệ, tăng từ 2% so với năm 2010. Trung Quốc cũng
khuyến khích các công ty sử dụng nhân dân tệ khi làm ăn với họ.
Không chỉ gia tăng ảnh hưởng ở các nước kém phát triển, Trung Quốc còn

đẩy mạnh các thỏa thuận giao dịch tiền tệ trực tiếp với các nước đang phát triển
và các nước phát triển như Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Brazil, Chile,… Trong năm
2012, Trung Quốc đã hoàn thành 18 hợp đồng hoán đổi tiền tệ song phương với
các nước trên có tổng giá trị hơn 250 tỉ USD. Nhằm đa dạng hóa đồng tiền giao
dịch trong nhóm các nước mới nổi - BRICS, Nam Phi cũng đã ủng hộ nhân dân
tệ làm đồng tiền giao dịch thứ hai sau đồng đôla trong khối này.Nam Phi cho
biết sẽ tán thành đề xuất sử dụng nhân dân tệ như đồng tiền chung toàn cầu
trong thời gian sắp tới.

 Gia tăng vai trò thanh toán và lưu trữ


Theo báo cáo mới nhất của Ngân hang Thanh toán quốc tế (BIS), nhân dân
tệ của Trung Quốc đã vượt Krona của Thụy Điển và Dollar New Zealand để
chiếm vị trí số 9 trên bản xếp hạng các đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên
thế giới. Giao dịch nhân dân tệ đã tăng hơn gấp ba trong ba năm qua, lên mức trị
giá 120 tỷ USD mỗi ngày. Con số này chiếm khoảng 2,2% các giao dịch ngoại
hối trên toàn cầu trong tháng 4, gấp đôi cùng kỳ năm 2010. Dẫn đầu danh sách
vẫn là USD với 87% số giao dịch, theo sau là euro với 33% và yen Nhật với
23% (tổng số phần trăm là 200, phản ánh giao dịch trao đổi hai chiều). Theo 1
điều tra của công ty chuyên về dịch vụ thanh toán toàn cầu là Western Union
Business Solutions, trong vòng 6 tháng đầu năm 2013, các thanh toán bằng nhân
dân tệ của các doanh nghiệp Mỹ tăng gần 90% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước “sức nặng” của NDT, nhiều ngân hàng thương mại quốc tế lớn như
HSBC, Standard Chartered, Citigroup, JPMorgan... đã áp dụng các ưu đãi nhằm
khuyến khích khách hàng sử dụng đồng NDT thay vì đồng USD trong giao dịch
thương mại. Trong khi đó, ngân hàng Trung ương của nhiều nước đã đưa đồng
NDT vào “rổ” dự trữ ngoại tệ.
Về tỉ lệ dự trữ, tại EU, hiện nay Trung Quốc đã nắm giữ khoảng 700 tỉ công
trái bằng euro, tức 10% tổng lượng trái phiếu mà khối này phát ra thị trường.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các công ty tại châu Âu đã tăng sáu lần từ
2008 đến 2010.
Bên cạnh đó, nhân dân tệ cũng trở thành phương tiện chủ yếu để Trung Quốc
viện trợ và đầu tư ra nước ngoài. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất và là
quốc gia có ảnh hưởng thương mại bao trùm châu Phi. Tại hội nghị thượng đỉnh
G20 St Petersburg vừa qua, Thủ tướng Angela Merkel cho biết, Đức sẵn sàng
biến Frankfurt-am-Main thành trung tâm thương mại quốc tế của đồng nhân dân
tệ. Lúc này, mới có sàn chứng khoán Hồng Kông là mặt bằng giao dịch chủ chốt
của đồng tiền Trung Quốc.
Số lượng giao dịch càng tăng thì số lượng nhân dân tệ được sử dụng càng lớn,
vai trò của nhân dân tệ trong khu vực không chỉ dừng lại ở chức năng thanh toán


mà dần trở thành một phương tiện lưu trữ đáng tin cậy. Càng được sử dụng thì
độ phổ biến của nhân dân tệ và vị thế đồng tiền càng tăng.
 Đối thủ tiềm tàng của đồng USD:
Trong mấy năm gần đây, châu Phi đang là nơi diễn ra cuộc chiến tranh giành
ảnh hưởng khốc liệt giữa Trung Quốc và các cường quốc phương Tây và đồng
nhân dân tệ đang lấn sân đồng đô la trên khắp lục địa đen. Tháng 7/2012, Trung
Quốc quyết định cho các nước châu Phi vay ưu đãi 20 tỷ USD trong 3
năm.Doanh số thương mại của Trung Quốc và châu Phi đã đạt tới 166 tỷ USD
vào năm 2011, còn kim ngạch xuất khẩu của châu Phi sang Trung Quốc trong 10
năm gần đây đã tăng từ 5,6 lên 93 tỷ USD.
Con đường trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế của NDT đánh dấu mốc
quan trọng khi lần đầu tiên được Ngân hàng Thế giới (WB) phát hành trái phiếu
bằng đồng NDT với trị giá 500 triệu NDT, tương đương 76 triệu USD, hồi tháng
1-2012. Động thái này đã tạo thuận lợi cho Trung Quốc thúc đẩy việc sử dụng
đồng tiền của mình trên các thị trường toàn cầu.
Vào 6/2013 đồng Nhân dân tệ lên giá 6,21 CNY/USD, mức cao nhất trong 19
năm. Trên thực tế, đồng USD đang bị giảm giá. Giá trị đồng USD giảm sẽ ảnh

hưởng rất lớn đến Trung Quốc. Đồng tiền này chiếm 65% dự trữ ngoại tệ thế
giới, giảm một chút so với cách đây 10 năm nhưng vẫn vượt xa đồng EUR (chỉ
chiếm 26% lượng tiền dự trữ thế giới). Cần biết rằng 3/4 số tiền dự trữ thuộc các
nền kinh tế mới nổi và chỉ riêng Trung Quốc chiếm 1/3 lượng ngoại tệ dự trữ
toàn cầu. Vì thế Trung Quốc có lý do để lo ngại một khi Mỹ in tiền ồ ạt để đối
phó với cơn khủng hoảng tài chính. Điều đó sẽ làm mất giá kho USD dự trữ của
Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không muốn chơi một canh bạc rủi ro
khi chuyển ngay tất cả nguồn tiền dự trữ của mình sang các loại tiền khác. Giờ
đây, giải pháp của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) là: kêu gọi tìm
một loại ngoại tệ toàn cầu mới và đưa đồng Nhân dân tệ (NDT) vào hệ thống
thanh toán quốc tế.
Cho dù đồng USD đang suy yếu vì suy giảm kinh tế và nợ công song đồng
NDT sẽ còn phải trải qua chặng đường dài hàng chục năm với nhiều thách thức
để trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế. Trung Quốc sẽ phải nỗ lực rất nhiều


để NDT đủ sức "đấu" với đồng Yên Nhật, Bảng Anh, rồi Euro, chứ chưa nói tới
đối thủ nặng ký nhất là đồng USD.



×