Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá nhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa bàn xã Phúc trìu Thành phố Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MÙI THỊ THU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NÔNG HỘ VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ PHÚC TRÌU – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MÙI THỊ THU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NÔNG HỘ VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ PHÚC TRÌU – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K 44 - PTNT

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 – 2016


Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Bùi Thị Minh Hà

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên,
nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thực tiễn, so sánh
kiểm nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm những kiến thức kinh
nghiệm đƣợc rút ra qua thực tiễn để nâng cao đƣợc chuyên môn từ đó giúp
sinh viên ra trƣờng trở thành một cử nhân nắm chắc đƣợc về lý thuyết về thực
hành và biết vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào thực tế.
Xuất phát từ cơ sở trên đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế&Phát triển nông thôn – Trƣờng Đại Học Nông lâm Thái
Nguyên, em tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài:“Đánh giá nhận thức
của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa
bàn xã Phúc trìu - Thành phố Thái Nguyên”.
Đến nay bài khóa luận đã hoàn thành, em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn –
Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt cô giáoThS.Bùi Thị
Minh Hà đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin đƣợc gửi lời cám ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND
xã Phúc Trìu cùng bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ em
trong thời gian qua.
Do trình độ kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn vì vậy bài khóa luận
không tránh khỏi những sai sót, nên rất mong đƣợc sự chỉ bảo của thầy cô, sự
đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bài khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày tháng06năm 2016
Sinh viên

Mùi Thị Thu


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên 3 năm 2013 – 2015........ 24
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Phúc Trìu năm 2015 ...................... 26
Bảng 4.3: Cơ cấu giống chè ở xã qua 3 năm 2013 - 2015 .............................. 30
Bảng 4.4: Năng suất, sản lƣợng chè kinh doanh của xã Phúc Trìu qua 3
năm 2013 - 2015 ............................................................................................... 31
Bảng 4.5: Nhân lực của nhóm hộ điều tra....................................................... 33
Bảng 4.6: Diện tích đất sản xuất bình quân của nhóm hộ điều tra ................. 34
Bảng 4.7: Diện tích, cơ cấu và năng suất chè bình quân của nhóm hộ điều tra .... 35
Bảng 4.8: Phƣơng tiện sản xuất chè của nhóm hộ điều tra ............................. 37
Bảng 4.9: Mức độ quan tâm đến BĐKH của nhóm hộ điều tra .......................... 42
Bảng 4.10: Nguồn tiếp cận thông tin về BĐKH của nhóm hộ điều tra................ 44
Bảng 4.11. Dấu hiệu và nguyên nhân BĐKH ................................................. 45
Bảng 4.12: Biểu hiện của BĐKH tại địa phƣơng của nhóm hộ điều tra......... 47
Bảng 4.13: Những yếu tố trong BĐKH ảnh hƣởng tới sản xuất chè .............. 49
Bảng 4.14: Ảnh hƣởng của BĐKH đến sản xuất chè ......................................... 51
Bảng 4.15: Biện pháp nhằm khắc phục ảnh hƣởng của BĐKH .......................... 54
tới sản xuất chè hiện nay ................................................................................... 54


iii


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Diễn giải

ANLT

: An ninh lƣơng thực

BVTV

: Bảo vệ thực vật

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BQ

: Bình quân

DT

: Diện tích

FAO

:Tổ chức lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc


HUNK

: Hiệu ứng nhà kính

HTX

: Hợp tác xã

KH - CN

: Khoa học - Công nghệ

KD

:Kinh doanh



: Lao động

NXB

: Nhà xuất bản

TP

: Thành Phố

TB


: Trung bình

UBND

:Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
1.3.3. Ý nghĩa đối với sinh viên ........................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở của khoa học đề tài ......................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu.... 4
2.1.2. Một số quan điểm và phân loại nhận thức ............................................ 11
2.1.3. Cơ sở lý luận về sản xuất chè................................................................ 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 18
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 21
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 21
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 21

3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 21
3.3. Các phƣơng pháp ngiên cứu ................................................................... 21
3.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................... 21
3.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp................................................. 21
3.3.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu .......................................... 22


v

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 23
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Phúc Trìu - Thành phố Thái
Nguyên ............................................................................................................ 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 26
4.2. Thực trạng sản xuất chè của xã Phúc Trìu .............................................. 29
4.2.1. Tình hình sản xuất chè và cơ cấu giống chè tại địa bàn nghiên cứu ... 29
4.2.2. Thực trạng sản xuất chè của hộ điều tra................................................ 32
4.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển chè ở xã Phúc Trìu trong
những năm qua ................................................................................................. 38
4.3. Nhận thức hiểu biết của ngƣời dân về ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu tới sản
xuất chè ............................................................................................................ 41
4.3.1. Nhận thức của ngƣời dân về BĐKH ..................................................... 41
4.3.2. Nguồn tiếp cận thông tin BĐKH .......................................................... 43
4.3.3. Nhận biết của ngƣời dân về biểu hiện của BĐKH tại địa phƣơng ....... 45
4.4. Đánh giá của ngƣời dân về ảnh hƣởng của BĐKH tới sản xuất chè ...... 48
4.4.1. Các yếu tố trong BĐKH có ảnh hƣởng đến sản xuất chè ..................... 48
4.4.2. Các biện pháp khắc phục ảnh hƣởng của BĐKH tới sản xuất chè hiện nay
ngƣời dân đang sử dụng .................................................................................... 53
4.5. Đế xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức về BĐKH ....................... 54
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 57

5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị ................................................................................................. 58


1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày, đƣợc trồng khá phổ biến trên thế giới,
tiêu biểu là một số quốc gia thuộc khu vực Châu Á nhƣ: Trung Quốc, Nhật
Bản, Việt Nam…Nƣớc chè là một thức uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca cao, có
tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích sự
hoạt động của hệ thần kinh hệ tiêu hóa và chữa một số bệnh đƣờng ruột.
Chính vì những đặc tính ƣu việt trên chè đã trở thành một loại đồ uống phổ
thông với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trên toàn thế giới. Đây chính là lợi
thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển.
Ở nƣớc ta, cây chè cho sản phẩm từ 6-7 lứa/năm, mang lại thu nhập khá
ổn định cho ngƣời sản xuất, nó thích ứng với các vùng miền núi và Trung du
phía Bắc, cây chè giúp chống xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút
lao động nhàn rỗi. Vì vậy, việc phát triển cây chè ở nhiều vùng sẽ góp phần
tạo ra của cải vật chất, tạo vùng chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu.Nhận
thấy đƣợc tầm quan trọng của cây chè Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chủ
trƣơng, chính sách xác định vị trí vững chắc của cây chè trong nền nông
nghiệp nƣớc ta, bao gồm cả nhu cầu dự trữ và xuất khẩu.
Do vậy chè đƣợc coi là một sản phẩm có giá trị cao, góp phần không nhỏ
vào công cuộc Công nghiệphóa - Hiện đại hóa đất nƣớc.Chè đƣợc trồng chủ yếu
ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ: Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang,
Yên Bái…Ở Thái Nguyên cây chè đƣợc chú trọng phát triển mang lại hiệu
quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho ngƣời

dân nơi đây. Thành phố Thái Nguyên là một thành phố trung du miền núi Bắc
Bộ, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết
khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. So với các huyện trong tỉnh, thành


2

phố có diện tích chè khá lớn đƣợc phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với
vùng trọng điểm là các xã: Tân Cƣơng, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức. Ở
xã Phúc Trìu do có các điều kiện tự nhiên thích hợp với cây chè nên trong
thập kỷ qua cây chè đã đƣợc chú trọng phát triển. Tuy nhiên kéo theo sự phát
triển thì cũng kèm theo những nguy cơ gây hại đến cuộc sống ngƣời dân và
môi trƣờng sống cộng đồng, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến nghành nông nghiệp và
các nghành công nghiệp khác chính là sự biến đổi khí hậu ngày nay đang
ngày càng tăng. Nhất là đối với cây chè sự biến đổi khí hậu có ảnh hƣởng xấu
đến sản xuất, chất lƣợng, năng suất …Gây ảnh hƣởng đến cuộc sống ngƣời
dân và các nông hộ trồng chè.
Xuất phát từ những lý do trên em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá
nhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè
trên địa bàn xã Phúc trìu - Thành phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá đƣợc đầy đủ chính xác tình hình sản xuất chè trên địa bàn xã
Phúc Trìu và nhận thức của ngƣời dân trong xã về BĐKH,mức độ ảnh hƣởng
của biến đổi khí hậu đến sản xuất chè đồng thời đề xuất một số giải pháp tăng
cƣờng nhận thức về BĐKH cho ngƣời dân, góp phần phát triển sản xuất chè
trong điều kiện BĐKH.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Đánh giá đƣợc thực trạng sản xuất chè ở xã Phúc Trìu.
- Đánh giá đƣợc nhận thức của ngƣời dân trồng chè về biến đổi khí hậu

và những ảnh hƣởng của BĐKH tới sản xuất chè cũng nhƣ những giải pháp
ứng phó BĐKH trong sản xuất chè của ngƣời dân hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức về BĐKH cho ngƣời
dân tại xã Phúc Trìu.


3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
-Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về phát triển sản xuất chè
tại địa phƣơng.
-Xác định cơ sở khoa học tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển
sản xuất chè.
-Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
-Nắm bắt đƣợc tình hình sản xuất chè và vị trí của cây chè trong sự
phát triển kinh tế địa phƣơng.
-Hiểu biết hơn về những ảnh hƣởng tác động của biến đổi khí hậu đến
sản xuất cây chè.
-Có những đề xuất giải pháp hiệu quả khắc phục những tác động của
biến đổi khí hậu đến năng suất, chất lƣợng sản xuất chè để có những hình
thức sản xuất mới phù hợp thích ứng với môi trƣờng.
1.3.3. Ý nghĩa đối với sinh viên
-Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận
với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức kỹ năng đã học,
đồng thời có cơ hội vận dụng chúng vào thực tế.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×