Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá nhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa bàn xã phúc trìu thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.13 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MÙI THỊ THU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NÔNG HỘ VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ PHÚC TRÌU – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MÙI THỊ THU
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NÔNG HỘ VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ PHÚC TRÌU – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K 44 - PTNT

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 – 2016


Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Bùi Thị Minh Hà

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên,
nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thực tiễn, so sánh
kiểm nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm những kiến thức kinh
nghiệm đƣợc rút ra qua thực tiễn để nâng cao đƣợc chuyên môn từ đó giúp
sinh viên ra trƣờng trở thành một cử nhân nắm chắc đƣợc về lý thuyết về thực
hành và biết vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào thực tế.
Xuất phát từ cơ sở trên đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế&Phát triển nông thôn – Trƣờng Đại Học Nông lâm Thái
Nguyên, em tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài:“Đánh giá nhận thức
của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè trên địa
bàn xã Phúc trìu - Thành phố Thái Nguyên”.
Đến nay bài khóa luận đã hoàn thành, em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn –
Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt cô giáoThS.Bùi Thị
Minh Hà đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin đƣợc gửi lời cám ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND
xã Phúc Trìu cùng bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ em
trong thời gian qua.
Do trình độ kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn vì vậy bài khóa luận
không tránh khỏi những sai sót, nên rất mong đƣợc sự chỉ bảo của thầy cô, sự
đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bài khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, ngày tháng06năm 2016
Sinh viên

Mùi Thị Thu


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên 3 năm 2013 – 2015........ 24
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Phúc Trìu năm 2015 ...................... 26
Bảng 4.3: Cơ cấu giống chè ở xã qua 3 năm 2013 - 2015 .............................. 30
Bảng 4.4: Năng suất, sản lƣợng chè kinh doanh của xã Phúc Trìu qua 3
năm 2013 - 2015 ............................................................................................... 31
Bảng 4.5: Nhân lực của nhóm hộ điều tra....................................................... 33
Bảng 4.6: Diện tích đất sản xuất bình quân của nhóm hộ điều tra ................. 34
Bảng 4.7: Diện tích, cơ cấu và năng suất chè bình quân của nhóm hộ điều tra .... 35
Bảng 4.8: Phƣơng tiện sản xuất chè của nhóm hộ điều tra ............................. 37
Bảng 4.9: Mức độ quan tâm đến BĐKH của nhóm hộ điều tra .......................... 42
Bảng 4.10: Nguồn tiếp cận thông tin về BĐKH của nhóm hộ điều tra................ 44
Bảng 4.11. Dấu hiệu và nguyên nhân BĐKH ................................................. 45
Bảng 4.12: Biểu hiện của BĐKH tại địa phƣơng của nhóm hộ điều tra......... 47
Bảng 4.13: Những yếu tố trong BĐKH ảnh hƣởng tới sản xuất chè .............. 49
Bảng 4.14: Ảnh hƣởng của BĐKH đến sản xuất chè ......................................... 51
Bảng 4.15: Biện pháp nhằm khắc phục ảnh hƣởng của BĐKH .......................... 54
tới sản xuất chè hiện nay ................................................................................... 54


iii


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Diễn giải

ANLT

: An ninh lƣơng thực

BVTV

: Bảo vệ thực vật

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BQ

: Bình quân

DT

: Diện tích

FAO

:Tổ chức lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc


HUNK

: Hiệu ứng nhà kính

HTX

: Hợp tác xã

KH - CN

: Khoa học - Công nghệ

KD

:Kinh doanh



: Lao động

NXB

: Nhà xuất bản

TP

: Thành Phố

TB


: Trung bình

UBND

:Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
1.3.3. Ý nghĩa đối với sinh viên ........................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở của khoa học đề tài ......................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu.... 4
2.1.2. Một số quan điểm và phân loại nhận thức ............................................ 11
2.1.3. Cơ sở lý luận về sản xuất chè................................................................ 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 18
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 21
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 21
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 21

3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 21
3.3. Các phƣơng pháp ngiên cứu ................................................................... 21
3.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................... 21
3.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp................................................. 21
3.3.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu .......................................... 22


v

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 23
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Phúc Trìu - Thành phố Thái
Nguyên ............................................................................................................ 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 26
4.2. Thực trạng sản xuất chè của xã Phúc Trìu .............................................. 29
4.2.1. Tình hình sản xuất chè và cơ cấu giống chè tại địa bàn nghiên cứu ... 29
4.2.2. Thực trạng sản xuất chè của hộ điều tra................................................ 32
4.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển chè ở xã Phúc Trìu trong
những năm qua ................................................................................................. 38
4.3. Nhận thức hiểu biết của ngƣời dân về ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu tới sản
xuất chè ............................................................................................................ 41
4.3.1. Nhận thức của ngƣời dân về BĐKH ..................................................... 41
4.3.2. Nguồn tiếp cận thông tin BĐKH .......................................................... 43
4.3.3. Nhận biết của ngƣời dân về biểu hiện của BĐKH tại địa phƣơng ....... 45
4.4. Đánh giá của ngƣời dân về ảnh hƣởng của BĐKH tới sản xuất chè ...... 48
4.4.1. Các yếu tố trong BĐKH có ảnh hƣởng đến sản xuất chè ..................... 48
4.4.2. Các biện pháp khắc phục ảnh hƣởng của BĐKH tới sản xuất chè hiện nay
ngƣời dân đang sử dụng .................................................................................... 53
4.5. Đế xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức về BĐKH ....................... 54
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 57

5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Kiến nghị ................................................................................................. 58


1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày, đƣợc trồng khá phổ biến trên thế giới,
tiêu biểu là một số quốc gia thuộc khu vực Châu Á nhƣ: Trung Quốc, Nhật
Bản, Việt Nam…Nƣớc chè là một thức uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca cao, có
tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích sự
hoạt động của hệ thần kinh hệ tiêu hóa và chữa một số bệnh đƣờng ruột.
Chính vì những đặc tính ƣu việt trên chè đã trở thành một loại đồ uống phổ
thông với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trên toàn thế giới. Đây chính là lợi
thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển.
Ở nƣớc ta, cây chè cho sản phẩm từ 6-7 lứa/năm, mang lại thu nhập khá
ổn định cho ngƣời sản xuất, nó thích ứng với các vùng miền núi và Trung du
phía Bắc, cây chè giúp chống xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút
lao động nhàn rỗi. Vì vậy, việc phát triển cây chè ở nhiều vùng sẽ góp phần
tạo ra của cải vật chất, tạo vùng chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu.Nhận
thấy đƣợc tầm quan trọng của cây chè Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chủ
trƣơng, chính sách xác định vị trí vững chắc của cây chè trong nền nông
nghiệp nƣớc ta, bao gồm cả nhu cầu dự trữ và xuất khẩu.
Do vậy chè đƣợc coi là một sản phẩm có giá trị cao, góp phần không nhỏ
vào công cuộc Công nghiệphóa - Hiện đại hóa đất nƣớc.Chè đƣợc trồng chủ yếu
ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ: Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang,
Yên Bái…Ở Thái Nguyên cây chè đƣợc chú trọng phát triển mang lại hiệu
quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho ngƣời

dân nơi đây. Thành phố Thái Nguyên là một thành phố trung du miền núi Bắc
Bộ, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết
khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. So với các huyện trong tỉnh, thành


2

phố có diện tích chè khá lớn đƣợc phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với
vùng trọng điểm là các xã: Tân Cƣơng, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức. Ở
xã Phúc Trìu do có các điều kiện tự nhiên thích hợp với cây chè nên trong
thập kỷ qua cây chè đã đƣợc chú trọng phát triển. Tuy nhiên kéo theo sự phát
triển thì cũng kèm theo những nguy cơ gây hại đến cuộc sống ngƣời dân và
môi trƣờng sống cộng đồng, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến nghành nông nghiệp và
các nghành công nghiệp khác chính là sự biến đổi khí hậu ngày nay đang
ngày càng tăng. Nhất là đối với cây chè sự biến đổi khí hậu có ảnh hƣởng xấu
đến sản xuất, chất lƣợng, năng suất …Gây ảnh hƣởng đến cuộc sống ngƣời
dân và các nông hộ trồng chè.
Xuất phát từ những lý do trên em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá
nhận thức của nông hộ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất chè
trên địa bàn xã Phúc trìu - Thành phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá đƣợc đầy đủ chính xác tình hình sản xuất chè trên địa bàn xã
Phúc Trìu và nhận thức của ngƣời dân trong xã về BĐKH,mức độ ảnh hƣởng
của biến đổi khí hậu đến sản xuất chè đồng thời đề xuất một số giải pháp tăng
cƣờng nhận thức về BĐKH cho ngƣời dân, góp phần phát triển sản xuất chè
trong điều kiện BĐKH.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-Đánh giá đƣợc thực trạng sản xuất chè ở xã Phúc Trìu.
- Đánh giá đƣợc nhận thức của ngƣời dân trồng chè về biến đổi khí hậu

và những ảnh hƣởng của BĐKH tới sản xuất chè cũng nhƣ những giải pháp
ứng phó BĐKH trong sản xuất chè của ngƣời dân hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức về BĐKH cho ngƣời
dân tại xã Phúc Trìu.


3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
-Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về phát triển sản xuất chè
tại địa phƣơng.
-Xác định cơ sở khoa học tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển
sản xuất chè.
-Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
-Nắm bắt đƣợc tình hình sản xuất chè và vị trí của cây chè trong sự
phát triển kinh tế địa phƣơng.
-Hiểu biết hơn về những ảnh hƣởng tác động của biến đổi khí hậu đến
sản xuất cây chè.
-Có những đề xuất giải pháp hiệu quả khắc phục những tác động của
biến đổi khí hậu đến năng suất, chất lƣợng sản xuất chè để có những hình
thức sản xuất mới phù hợp thích ứng với môi trƣờng.
1.3.3. Ý nghĩa đối với sinh viên
-Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận
với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức kỹ năng đã học,
đồng thời có cơ hội vận dụng chúng vào thực tế.


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở của khoa học đề tài
2.1.1. Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện,ảnh hưởngcủa biến đổi khí hậu
2.1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tƣơng lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính
bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình
quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình.
Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất
hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ
cảnh chính sách môi trƣờng, biến đổi khí hậu thƣờng đề cập tới sự thay đổi
khí hậu hiện nay, đƣợc gọi chung bằng hiện tƣợng nóng lên toàn cầu.
BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận
biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó,
được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài
hơn[15].
“Biến đổi khí hậulà “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là
những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh
hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của
các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” [2].
Bất kỳ sự thay đổi có hệ thống của các nhân tố khí hậu trong một thời
gian dài (nhiệt độ, áp suất hoặc gió) qua hàng chục năm hoặc lâu hơn. BĐKH
có thể do các quá trình tự nhiên, nhƣ các thay đổi trong quá trình phát năng


5


lƣợng của mặt trời, hoặc các thay đổi chậm chạp của trục quay trái đất, hoặc
do các quá trình tự nhiên nội tại của hệ thống khí hậu, hoặc do các tác động từ
các hoạt động của con ngƣời [3].
2.1.1.2. Nguyên nhân của BĐKH
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các
hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức
các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính nhƣ sinh khối, rừng, các hệ sinh thái
biển, ven bờ và đất liền khác. Tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã đƣợc
khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con ngƣời, chủ yếu là do hiệu ứng
nhà kính (HUNK)[3].
Do tự nhiên
- Kiến tạo mảng : Qua hàng triệu năm sự chuyển động của các mảng
làm tái xếp các lục địa và đại dƣơng trên toàn cầu đồng thời hình thành lên
địa hình bề mặt.
- Do sự tƣơng tác hoạt động giữa trái đất và vũ trụ.
Những yếu tố ảnh hƣởng đến khí hậu nhƣng không phải là khí hậu nhƣ
tác động của CO2 , bức xạ mặt trời….vv
- Sự phun trào núi lửa.
- Sự thay đổi quỹ đạo.
- Sự thay đổi của đại dƣơng: Dòng hải lƣu di chuyển một lƣợng lớn
nhiệt trên khắp hành tinh, thay đổi trong lƣu thông đại dƣơng có thể ảnh
hƣởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2 và trong khí quyển.
- Sự xuất hiện của vết đen mặt trời[3].
Do hoạt động của con người
- Do con ngƣời sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, sử dụng hóa chất
cho trồng trọt , chăn nuôi, sinh hoạt….Các nhà máy xí nghiệp hàng ngày xả


6


hàng tấn bụi,khí CO2,SO2 ra bầu không khí gây ô nhiễm môi trƣờng, phá hủy
hệ sinh thái.
- Con ngƣời khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức và đang dần làm
chúng cạn kiệt nhất là đối với những tài nguyên không thể tái tạo nhƣ dầu mỏ,
than …vv [3].
2.1.1.3.Biểu hiện của biến đổi khí hậu
-Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
-Sự thay đổi thành phần và chất lƣợng khí quyển.
-Sự dâng cao mực nƣớc biển do tan băng.
-Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất.
-Sự thay đổi cƣờng độ hoạt động của quá trình hoàn lƣu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nƣớc trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
-Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lƣợng và
thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển [16].
2.1.1.4.Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân loại:
-Môi trƣờng sống bị thay đổi do biến đổi khí hậu làm mở rộng vành đai
nhiệt đới. Trong 25 năm qua vành đai nhiệt đới của Trái đất đã mở rộng thêm
vài trăm km về phía hai cực của trái đất, khiến cho các khu vực cận nhiệt đới
càng trở nên khô hạn.
-Nguy cơ thiếu lƣơng thực đặc biệt ở các nƣớc nghèo do đất bị suy
thoái, cây trồng thoái hoá.
-Nhiều căn bệnh mới sẽ xuất hiện,những căn bệnh cũ sẽ phức tạp lên do
môi trƣờng bị thay đổi
-Thiếu nƣớc sinh hoạt do băng tan và nƣớc biển dâng.
-Lũ lụt xảy ra thƣờng xuyên do nƣớc biển dâng.



7

-Số dân tị nạn tăng cao do hạn hán và nƣớc biển dâng.
-Các cuộc xung đột giữa các nhóm ngƣời tăng do tài nguyên cạn
kiệt,các luồng di dân tự do.
-Nạn khủng bố lan rộng, tập trung đặc biệt vào những nƣớc mà chúng
cho rằng đã gây nên tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Khoảng cách giàu nghèo gia tăng do giá lƣơng thực bị đẩy lên cao,các
nƣớc nghèo chịu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu sớm nhất [15].
Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
- Giảm đa dạng môi trƣờng sinh học: Nhiệt độ Trái Đất tăng cao làm
phá vỡ hệ thống khí hậu, gây ra những thay đổi về nhiệt độ và lƣợng mƣa
trong các khu vực, đe dọa giảm đa dạng sinh học, số lƣợng loài và đa dạng
nguồn gen.
- Các loài lƣỡng cƣ giảm đi với tốc độ chƣa từng có, cá khan hiếm
nguồn thức ăn sự thay đổi trong sinh sản của các sinh vật phù du do nƣớc
biển ấm lên.
- Bệnh dịch và các loài gây hại tăng nhanh do khí hậu ấm lên đẩy mạnh
quá trình phát triển và phát tán của mầm bệnh,giảm thời gian ngủ đông trong
chu kì hoạt động của mầm bệnh và thay đổi khả năng nhiễm bệnh.
Lƣợng mƣa phân bố không đều thảm thực vật sẽ thay đổi theo, ảnh
hƣởng đến động vật có liên quan và nguy cơ tuyệt chủng cục bộ [15].
Ảnh hưởng đến nền kinh tế
- Nông nghiệp: Thiếu đất trồng trọt do bị hoang mạc hóa hoặc chuyển
đổi mục đích sử dụng không có quy hoạch hợp lí làm cho năng suất cây trồng,
sản lƣợng nông sản giảm đáng kể.
Nguồn nƣớc tƣới bị ô nhiễm hoặc cạn kiệt do nƣớc bị nhiễm mặn và
hiện tƣợng hạn hán thƣờng xuyên.
Các giống cây trồng, vật nuôi bị thoái hóa do nhiệt độ không khí tăng cao.



8

-Ngƣ nghiệp: Các loại thủy hải sản bị suy kiệt do nƣớc biển ấm lên làm
sản lƣợng khai thác giảm.
- Công nghiệp:Nguồn nguyên liệu cung cấp từ nông-lâm-ngƣ nghiệp
giảm và ngày càng khan hiếm.
Công nghiệp khai thác dầu khí bị cản trở do nƣớc biển dâng ngày càng cao.
- Dịch vụ:Hoạt động du lịch bị ngƣng trệ do nƣớc biển dâng, đa dạng
sinh học giảm.
Quan hệ thƣơng mại giũa các nƣớc có thể trở nên căng thẳng hơn vì thị
trƣờng thế giới khan hiếm về các nguồn nguyên liệu.
Giao thông vận tải đƣờng biển gặp khó khăn do nƣớc biển dâng [15].
2.1.1.5. Tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam
Từ xƣa đến nay, Việt Nam là nƣớc luôn có thế mạnh trong việc phát
triển nền nông nghiệp lúa nƣớc, ngƣời dân Việt Nam đã đúc kết đƣợc nhiều
kinh nghiệm quý báu trong trồng trọt và sản xuất, đã dựa vào các điều kiện
vốn có của tự nhiên để mở rộng đất canh tác,nâng cao năng suất qua mỗi mùa
vụ. Ngày nay, ngoài những kinh nghiệm đã có, ngƣời dân đã và đang áp dụng
nhiều thành tựu khoa họckỹ thuật, máy móc tiên tiến vào việc trồng trọt, nâng
cao năng suất cây trồng, sản lƣợng tăng vùn vụt qua mỗi năm, nền nông
nghiệp đƣợc coi là một thế mạnh trong nền kinh tế của nƣớc ta.
Sự phát triển của KH-CN ngoài những thành tựu to lớn mà nó đã đạt
đƣợc, đem lại cho nhân loại nhiều sự đổi mới, cuộc sống ngày càng đƣợc
nâng cao thì tác hại của nó cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới môi trƣờng, đăc
biệt là sự biến đổi khí hậu. Sự biến đổi khí hậu của trái đất không ai là không
nhận thức đƣợc, nó đang biến đổi từng ngày từng giờ, trái đất đang ngày một
nóng lên, băng ở hai cực đang tan ra,nhiều vùng đất thấp ở ven biển đã bị
nhấn chìm trong nƣớc,nhiều vùng đất bị ngập mặn, thiên tai, lũ lụt, hạn hán



9

ngày càng gia tăng, nhiều dịch bệnh phát triển mạnh mẽ ảnh hƣởng trực tiếp
tới sinh hoạt và cuộc sống của con ngƣời [11].
- Mất dần diện tích đất nông nghiệp do mực nƣớc biển dâng
Do ảnh hƣởng của BĐKH trái đất nóng lên, mực nƣớc biển dâng khiến
diện tích đất nông nghiệp ngày càng mất dần, đặc biệt là nhiều đợt lũlụt, bão
khiến gây ra làm giảm sản lƣợng, năng suất hoa màu, ảnh hƣởng tới sản xuất
của bà con.
-Xâm nhập mặn
Khí hậu biến đổi cũng đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng tới quá trình sản
xuất, trồng trọt của ngƣời dân Việt Nam.Nhiều đồng ruộng các vùng đồng
bằng ven biển đang dần bị hoang mạc hóa,đất bị nhiễm mặn,hạn hán gia
tăng;diện tích đất canh tác của ngƣời dân vùng này đã bị thu hẹp, sản lƣợng
giảm ngƣời dân mất đất canh tác dẫn đến nghèo nàn lạc hậu [11].
Đồng bằng Sông cửu long là một trong những nơi chịu ảnh hƣởng nặng
nề của xâm nhập mặn,không chỉ ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp mà con
ảnh hƣởng đến đời sống của bà con[11].
-Lũ lụt hạn hán nghiêm trọng.
-Dịch bệnh…vv
2.1.1.6. Tác động của BĐKH tới cây chè
Biến đổi khí hậu đƣợc cho là đang ảnh hƣởng đến việc trồng chè ở
nƣớc ta và trên thế giới, với những thay đổi về nhiệt độ và lƣợng mƣa không
chỉ làm thay đổi hƣơng vị, mùi thơm, và lợi ích sức khỏe tiềm năng của loại
đồ uống phổ biến này mà còn ảnh hƣởng tới cuộc sống của những ngƣời nông
dân trồng chè sống dựa vào cây trồng này. Vào ngày 24/1/2014 Một nhóm
nghiên cứu do nhà sinh vật học Colin Orians (Giáo sƣ khoa Sinh học,
TrƣờngNghệ thuật và Khoa) tại trƣờng Đại học Tufts sẽ nghiên cứu tiến trình



10

này trong một dự án nghiên cứu kéo dài bốn năm từ nguồn tài trợ 931.000
USD của quỹ Khoa học Quốc gia [20].
Nghiên cứu đầu tiên sẽ nghiên cứu xem biến đổi khí hậu có ảnh hƣởng
nhƣ thế nào đến hàm lƣợng các hợp chất hóa học quy định các đặc tính có lợi
ích cho sức khỏe, chất kích thích, cảm quan. Công việc của họ sẽ đucợ các
nhà nghiên cứu và chuyên gia về chè Selena Ahmed(khi cô là một sinh viên
đại học và sau đó là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của chƣơng trình giáo dục đào
tạo Nghiên cứu Kỹ năng quan trọng - TEACRS tại Tufts) xây dựng trên
nghiên cứu sơ bộ đƣợc tiến hành ở phía tây nam tỉnh Vân nam của Trung Quốc.
Orians lƣu ý rằng chè xanh đƣợc biết đến bởi hàm lƣợng chất chống
oxy hóa cao đƣợc cho là giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát một loạt các vấn đề
sức khỏe liên quan đến tim, lƣợng đƣờng trong máu và tiêu hóa. Vì chất
lƣợng chè đƣợc xác định bởi một loạt các chất thứ cấp phụ thuộc vào điều
kiện khí hậu, biến đổi khí hậu có thể có những hậu quả nghiêm trọng đến thị
trƣờng trà, Orians cho biết.Ngƣời ta mua và uống chè vì những phẩm chất
nhất định của loại đồ uống này, nếu những phẩm chất này không còn thì họ sẽ
không mua chè [20].
Các kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà khoa học và ngƣời trồng
chè hiểu rõ hơn về tác động của biến đổi khí hậu tới các sản phẩm nông
nghiệp khác nhƣ nho và anh đào. Những gì chúng ta thấy xảy ra với chè thì có
thể là một dấu hiệu của những gì có thể xảy ra đối với ngành nông nghiệp nói
chung, Orians nói: Chè là một trong những loại đồ uống đƣợc tiêu thụ rộng rãi
trên thế giới. Một trong những thị trƣờng lớn nhất của chè là Mỹ.
Ahmed là một trợ lý giáo sƣ trong hệ thống thực phẩm bền vững tại
trƣờng Đại học bang Montana, Ahmed đã khảo sát ngƣời trồng chè ở Vân
Nam, Trung Quốc. Nông dân định giá chè qua vị ngọt đắng và dƣ vị từ vị
ngọt đọng lại của chè.Trong nghiên cứu của nhóm, các nhà nghiên cứu nhận



11

biết đƣợc rằng ngƣời nông dân nhận thức đƣợc chất lƣợng chè giảm sút - điều
mà họ gắn với sự khởi đầu của gió.Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy một sự sụt
giảm trong thành phần của một số hợp chất hóa học chính quy định hƣơng vị
và các đặc tính có lơi cho sức khỏe của chè.
Chất lƣợng chè giảm đi có thể cản trở nhu cầu tiêu thụ chè, đây là điều
rất quan trọng đối với những ngƣời nông dân sống phụ thuộc vào thị trƣờng
tiêu thụ chè, Ahmed nói các nhà nghiên cứu cũng sẽ xem xét cách mà ngƣời
trồng chè có thể điều chỉnh phƣơng pháp canh tác để giảm thiểu những ảnh
hƣởng của thay đổi thời tiết [20].
2.1.2. Một số quan điểm và phân loại nhận thức

2.1.2.1. Một số quan niện về nhận thức
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức đƣợc định nghĩa là quá
trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con
ngƣời, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn [7].
Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan
trong ý thức con ngƣời, nhờ đó con ngƣời tƣ duy và không ngừng tiến đến
gần khách thể [7].
Nhận thức là một quá trình.Đó là quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh
nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận, từ trình độ nhận thức thông thƣờng
đến trình độ nhận thức khoa học. Dựa trên nguyên tắc đó, chủ nghĩa duy vật
biện chứng khẳng định: Nhận thức là quá trình phản án biện chứng tích cực,
tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc con ngƣời trên cơ sở
thực tiễn[7].
2.1.2.2. Phân loại nhận thức
Dựa vào trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng

- Nhận thức kinh nghiệm là nhận thức hình thành từ sự quan sát các sự
vật hiện tƣợng trong giới tự nhiên, xã hội hoặc qua các hiện tƣợng nghiên cứu


12

khoa học. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là những tri thức kinh nghiệm.
Tri thức này có 2 loại là tri thức kinh nghiệm thông thƣờng và tri thức kinh
nghiệm khoa học, chúng bổ sung cho nhau làm phong phú lẫn nhau [8].
- Nhận thức lý luận là trình độ nhận thức gián tiếp, trừu tƣợng, có tính
hệ thống trong việc khái quát bản chất, quy luật của các sự vật hiện tƣợng.
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức
khác nhau, có quan hệ biện chứng với nhau.Trong đó nhận thức kinh nghiệm
là cơ sở của nhận thức lý luận.Nó cung cấp cho nhận thức lý luận những tƣ
liệu phong phú, cụ thể. Vì nó gắn chặt với thực tiễn nên tạo thành cơ sở hiện
thực để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho lý luận và cung cấp tƣ liệu để tổng
kết thành lý luận. Ngƣợc lại, mặc dù đƣợc hình thành từ tổng kết kinh
nghiệm, nhận thức lý luận không xuất hiện một cách tự phát từ kinh nghiệm.
Do tính độc lập tƣơng đối của nó, lý luận có thể đi trƣớc những sự kiện kinh
nghiệm, hƣớng dẫn sự hình thành tri thức kinh nghiệm có giá trị, lựa chọn
kinh nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực tiễn. Thông qua đó mà
nâng những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ thể, riêng lẻ, đơn nhất trở
thành cái khái quát, phổ biến [8].
Dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bản chất của sự vật
- Nhận thức thông thƣờng: Là loại nhận thức đƣợc hình thành một cách
tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hằng ngày của con ngƣời. Nó phản ánh
sự vật, hiện tƣợng xảy ra với tất cả những đặc điểm, chi tiết, cụ thể và những
sắc thái khác nhau của sự vật.Vì vậy nhận thức thông thƣờng mang tính
phong phú nhiều vẻ và gắn liền với những quan niệm sống thực tế hằng ngày,
vì thế nó có vai trò thƣờng xuyên và phổ biến chi phối hoạt động của mọi

ngƣời trong xã hội [8].
- Nhận thức khoa học:Là loại nhận thức đƣợc hình thành một cách tự
giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm, bản chất, những quan hệ tất yếu


13

của đối tƣợng nghiên cứu. Sự phản ánh này diễn ra dƣới sự trừu tƣợng
logic.Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tƣợng, khái quát, lại
vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực[8].
Hai loại nhận thức này cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhận
thức thông thƣờng có trƣớc nhận thức khoa học và là nguồn chất liệu để xây
dựng nội dung của các khoa học. Ngƣợc lại, khi đạt tới trình độ nhận thức
khoa học thì nó lại tác động trở lại nhận thức thông thƣờng, xâm nhập và làm
cho nhận thức thông thƣờng phát triển, tăng cƣờng nội dung khoa học cho quá
trình nhận thức thế giới của con ngƣời[8].
2.1.3. Cơ sở lý luận về sản xuất chè

2.1.3.1. Khái niệm sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con ngƣời. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi trong thƣơng mại. Quyết định sản xuất dựa vào những
vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì?, sản xuất nhƣ thế nào?, sản xuất cho ai?,
giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ƣu hóa việc sử dụng và khai thác các
nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?[4].
Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn
vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tài sản, phát sinh tiêu sản và
thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế
khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật
chất dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ đƣợc sản xuất ra phải có

khả năng bán trên thị trƣờng hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị
thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền [4].
2.1.3.2. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Nó là một loại
cây trồng có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng nhƣ phát triển


14

kinh tế và văn hóa con ngƣời, sản phẩm chè hiện nay đƣợc tiêu dùng khắp các
nƣớc trên thế giới, kể cả những nƣớc không trồng chè cũng có nhu cầu lớn về
chè. Ngoài tác dụng giải khát chè còn có tác dụng khác nhƣ kích thích thần
kinh làm cho thần kinh minh mẫn, tăng cƣờng hoạt động của cơ thể, tăng
năng lực làm việc, tăng sức đề kháng cho cơ thể [9].
Đối với nƣớc ta sản xuất chè không chỉ để tiêu dùng nội địa mà còn là
mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp phần xây dựng đất nƣớc.
Đối với ngƣời dân thì cây chè đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, cải
thiện đời sống văn hóa xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận lao động
dƣ thừa nhất là ở vùng nông thôn. Nếu so sánh cây chè với loại cây trồng
khác thì cây chè có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, vì cây chè có chu kì kinh tế
dài, nó có thể sinh trƣởng, phát triển và cho sản phẩm liên tục khoảng 50 - 60
năm, do vậy nó sẽ tạo ra một nguồn thu đều đặn lâu dài và có giá trị kinh tế
cao, giúp các hộ cải thiện đời sống, nâng cao mức sống của ngƣời dân. Mặt
khác, cây chè là loại cây trồng thích hợp với các vùng đất miền núi và trung
du, những vùng đất cao, khô thoáng.Hơn thế nữa nó còn gắn bó keo sơn với
những vùng đất đồi dốc khô cằn sỏi đá.Chính vì vậy trồng chè không chỉ
mang lại giá trị kinh tế cao, mà nó còn góp phần bảo vệ môi trƣờng, phủ xanh
đất trống đồi trọc, tạo ra cảnh quan đẹp. Kết hợp trồng chè với trồng rừng sẽ
tạo ra những vành đai chống xói mòn, rửa trôi, giữ lại lớp màu mỡ cho đất,
cải tạo đất tăng độ phì cho đất bạc màu, góp phần bảo vệ môi trƣờng phát

triển một nền nông nghiệp bền vững.
Nhƣ vậy, phát triển sản xuất chè đã và đang tạo ra một lƣợng của cải
vật chất lớn cho xã hội, tăng thu nhập cho ngƣời dân, cải thiện mức sống ở
khu vực nông thôn, nó góp phần vào việc thúc đẩy nhanh hơn công cuộc
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giảm bớt chênh lệch
về kinh tế xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng núi và đồng bằng.


15

2.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến sản xuất chè
Điều kiện tự nhiên
- Đất đai: Đất đai quyết định đến sản lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm
chè. Chè là một cây không yêu cầu khắt khe và đất so với một số cây công
nghiệp dài ngày khác. Tuy nhiên để cây chè sinh trƣởng, phát triển tốt, nƣơng
chè có nhiệm kì kinh tế dài, khả năng cho năng suất kinh tế cao, ổn định, chất
lƣợng chè ngon thì cây chè cũng phải đƣợc trồng ở nơi có đất tốt, phù hợp với
đặc điểm sinh học của nó. Qua nghiên cứu các chuyên gia cho thấy đất trồng
chè tốt phải đạt yêu cầu sau: Độ pH từ 4,5 - 5,5; hàm lƣợng mùn 2% - 4%; độ
sâu ít nhất 0,6 - 1m; mực nƣớc ngầm phải dƣới 1m; kết cấu của đất tơi xốp sẽ
giữ đƣợc nhiều nƣớc, thấm nƣớc nhanh, thoát nƣớc tốt, có địa hình dốc từ 10
– 20o[9].
- Thời tiết khí hậu
Độ ẩm, nhiệt độ và lƣợng mƣa là những yếu tố ảnh hƣởng lớn đến cây
chè. Để cây chè phát triển tốt thì nhiệt độ bình quân là 22 – 28oC, lƣợng mƣa
trung bình là 1500 – 2000mm/năm nhƣng phải phân đều cho các tháng, ẩm độ
không khí từ 80 - 85%, ẩm độ đất từ 70 - 80%, cây chè là cây ƣa sáng tán xạ,
thời giant rung bình chiếu sáng 9 giờ/ngày [9].
Nhiệt độ không khí ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sinh trƣởng và
phát triển của cây chè.Cây chè ngừng sinh trƣởng khi nhiệt độ không khí dƣới

10oC hay trên 40oC.Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trƣởng, mùa xuân bắt
đầu phát triển trở lại. Thời vụ thu hoạch chè dài, ngắn, sớm, muộn tùy thuộc
chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên các giống chè khác nhau có mức
độ chống chịu khác nhau.
Yếu tố thuộc về kỹ thuật
- Ảnh hƣởng của giống chè


16

Giống chè ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất, chất lƣợng, hiệu quả sản
xuất kinh doanh.Mỗi một điều kiện sinh thái, mỗi vùng lại thích hợp cho một
giống chè hay một số giống nhất định.Vì vậy để có nguyên liệu phục vụ chế
biến, tạo ra chè thành phẩm có chất lƣợng cao và để góp phần đa dạng hóa
sản phẩm ngành chè, tận dụng lợi thế so sánh của các vùng sinh thái đòi hỏi
phải có nguồn giống thích hợp [9].
Ở trong nƣớc ta đã chọn tạo đƣợc nhiều giống chè tốt bằng phƣơng
pháp chọn lọc cá thể nhƣ: PH1, TRI777, 1A, TH3. Đây là một số giống chè
khá tốt, tập trung đƣợc nhiều ƣu điểm, cho năng suất và chất lƣợng búp cao,
đã và đang đƣợc sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung
cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nƣơng chè cằn cỗi. Bên
cạnh đặc tính của các giống chè, phƣơng pháp nhân giống cũng ảnh hƣởng
trực tiếp tới chè nguyên liệu.Hiện nay có 2 phƣơng pháp đƣợc áp dụng chủ
yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng giâm cành.Đặc biệt phƣơng pháp trồng
chè cành đến nay đã đƣợc phổ biến , áp dụng rô ̣ng rãi và dần dần trở thành
biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam.
- Ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật
Nƣớc tƣới: Trong búp chè có hàm lƣợng nƣớc lớn vì vậy phải cung cấp
đủ nƣớc sẽ làm tăng năng suất và sản lƣợng chè, cho nên phải chủ động tƣới
nƣớc cho chè vào vụ đông.

Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp
kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lƣợng chè. Vì
vậy bón phân cần phải bón đúng cách, đúng lúc, đúng đối tƣợng [1].
Che nắng Theo các chuyên gia về chè, nếu thời tiết khô hạn kéo dài thì
cây bóng mát đƣợc trồng 170-230 cây/ha che phủ đƣợc 20-30% diện tích thì
độ ẩm sẽ cao [1].


17

Mật độ gieo trồng: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè,
mật độ trồng chè phụ thuộc vào các giống, độ dốc, điều kiện cơ giới hóa. Qua
thực tế nếu mật độ vƣờn đảm bảo từ 18.000-20.000 cây/ha thì sẽ cho năng
suất và chất lƣợng tốt.
Đốn chè: Đốn chè là cắt đi đỉnh ngọn của các cành chè, ức chế ƣu thế
sinh trƣởng đỉnh và kích thích các trồi ngủ, trồi nách mọc thành lá, cành non
mới tạo ra một bộ khung tán khỏe mạnh, làm cho cây luôn ở trạng thái sinh
trƣởng đinh dƣỡng hạn chế sự ra hoa, kết quả có lợi cho việc ra lá, kích thích
sinh trƣởng búp non, tăng mật độ búp [9].
Điều kiện xã hội
- Thị trƣờng: Thị trƣờng là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến
sự tồn tại của cơ sở sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong
nền kinh tế thị trƣờng. Thị trƣờng đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản
xuất và tiêu dùng, khi tìm kiếm đƣợc thị trƣờng, ngƣời sản xuất phải lựa chọn
phƣơng thức tổ chức sản xuất nhƣ thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu
đƣợc tối đa.
Ngành chè có ƣu thế hơn một số ngành khác, bởi sản phẩm của nó
đƣợc sử dụng khá phổ thông ở trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế.Nhu cầu về mặt
hàng khá lớn và tƣơng đối ổn định.
- Giá cả: Đối với ngƣời sản xuất nông nghiệp nói chung, của ngƣời

trồng chè nói riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá chè trên thị trƣờng, giá cả
không ổn định ảnh hƣởng tới tâm lý ngƣời trồng chè. Do đó việc ổn định giá
cả, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu
dài của cây chè.
- Yếu tố lao động: Nhân tố lao động là yếu tố quyết định trong việc sản
xuất, trong sản xuất chè cũng vậy, yếu tố con ngƣời mang lại năng suất, sản
lƣợng, chất lƣợng cho chè. Trong hai khâu: Sản xuất - chế biến, nhân tố con


18

ngƣời đều quyết định đến sản lƣợng và chất lƣợng của chè, trong khâu sản
xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ
thuộc vào nhân tố lao động. Lao động có tay nghề sẽ tạo ra năng suất chất
lƣợng cao.
Hệ thống cơ sở chế biến chè
Sau khi hái đƣợc chè ngƣời dân sẽ tiến hành chế biến, từ chè búp tƣơi
tạo ra chè thành phẩm, sau đó mới đem đi tiêu thụ trên thị trƣờng.
2.2. Cơ sở thực tiễn
BĐKH là một vấn đề toàn cầu, luôn đƣợc xã hội quan tâm đến, mức độ
ảnh hƣởng, hậu quả của BĐKH trong những năm gần đây ngày càng biểu
hiện rõ rệt hơn(trái đất nóng lên, băng tan ở hai cực, nƣớc biển dâng, dịch
bệnh …vvv), đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, là lĩnh vực chịu thiệt hại
nặng nề nhất do BĐKH, tình trạng mất mùa, mức độ xâm thực xảy ra nhiều,
BĐKH có tác động mạnh mẽ đến sản xuất, sinh hoạt đời sống cuả ngƣời dân,
ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc.
BĐKH có tác động lớn đến sinh trƣởng, năng suất cây trồng, thời vụ
gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh
hƣởng đến sinh sản, sinh trƣởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh
bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. Với sự nóng lên trên phạm vi toàn

lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây
trồng á nhiệt đới thu hẹp lại. Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về
phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi thích nghi của cây
trồng á nhiệt đới bị thu hẹp thêm. Vào những năm 2070, cây á nhiệt đới ở
vùng núi chỉ có thể sinh trƣởng ở những độ cao trên 100 - 500m và lùi xa hơn
về phía Bắc 100 - 200 km so với hiện nay. BĐKH có khả năng làm tăng tần
số, cƣờng độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tƣợng thời tiết
nguy hiểm nhƣ bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mƣa nhƣ


×