ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THỊ THU
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOÀNH SƠN, HUYỆN GIAO THỦY,
TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Phát triển nông thôn
Khoa
: Kinh tế & PTNT
Khóa học
: 2012 – 2016
Thái Nguyên, năm 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THỊ THU
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOÀNH SƠN, HUYỆN GIAO THỦY,
TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Phát triển nông thôn
Khoa
: Kinh tế & PTNT
Lớp
: K44 - PTNT
Khóa học
: 2012 – 2016
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS. TS Dƣơng Văn Sơn
Thái Nguyên, năm 2016
i
LỜI CẢM ƠN
Hiện nay ở các trường Đại học mục tiêu đào tạo đó là đào tạo ra nguồn
lao động đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Để đạt được mục tiêu đó thì
phương châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, “Nhà
trường gắn liền với xã hội” luôn được các trường vận dụng một cách linh
hoạt. Đó là một cách để sinh viên tiếp cận với thực tiễn, áp dụng lý thuyết vào
thực tiễn, củng cố kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghề nghiệp để đáp ứng
yêu cầu nghề nghiệp sau khi ra trường.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban giám
hiệu trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & PTNT cùng giảng viên hướng
dẫn PGS.TS Dương Văn Sơn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Thực trạng
và giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã Hoành
Sơn, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ, nhân dân xã Hoành Sơn cùng gia đình và
bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Dương Văn Sơn,
người đã giảng dạy, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp của mình.
Trong thời gian thực tập tôi đã cố gắng để hoàn thành báo cáo của
mình, tuy nhiên khó tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy mong nhận được sự nhận
xét, bổ sung của thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Phạm Thị Thu
ii
BẢNG DANH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết danh từ
Nội dung
GDP
Tổng thu nhập quốc nội
PTNT
Phát triển nông thôn
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
NN& PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTM
Nông thôn mới
GTVT
Giao thông vận tải
VH – TT – DL
Văn hóa – thể thao – du lịch
HTX
Hợp tác xã
HTXNN
Hợp tác xã nông nghiệp
UBND
Ủy ban nhân dân
HĐND
Hội đồng nhân dân
KT – XH
Kinh tế - xã hội
CN – TTCN
Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
MTTQ
Mặt trận Tổ quốc
MTQG
Mục tiêu quốc gia
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
SX – KD
Sản xuất- kinh doanh
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn Việt Nam là một khu vực rộng lớn và đông dân nhất cả
nước (chiếm gần 70% dân số cả nước), đa dạng về thành phần tộc người, về
văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của cộng đồng, là nơi
sản xuất quan trọng, làm ra các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống con người.
Với mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hiện nay ngành nông
nghiệp ít được quan tâm hơn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn có quy mô nhỏ,
lợi ích người nông dân đang bị xem nhẹ. Tốc độ phát triển kinh tế cao bên
cạnh những lợi ích mang lại, cũng có không ít những khó khăn cần giải quyết,
vấn đề khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các khu vực trong cả
nước, nhất là giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Phần lớn các hộ
nông dân trên khắp cả nước đều sử dụng phương tiện thô sơ, kĩ thuật lạc hậu
trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả thấp về kinh tế. Hàng loạt các
vấn đề cần giải quyết tại các địa phương để nâng cao mức sống cho người dân
như: giải quyết việc làm, cải thiện giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật sản
xuất nuôi trồng, công tác quản lý tại các địa phương.
Trước tình hình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập kinh tế toàn cầu, cần có những chính sách cụ thể mang tính đột phá
nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề của nền kinh tế. Đáp ứng yêu cầu này
Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh
tốc độ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiện
nay là xây dựng cho được các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu
phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện hội
nhập nển kinh tế thế giới. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về
“Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
2
“Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc
xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Cùng với quá trình thực hiện chủ
trương của Đảng về phát triển nông thôn, xã Hoành Sơn đang từng bước triển
khai xây dựng mô hình nông thôn mới của Chính phủ và đạt được một số
thành tựu đáng kể trong phát triển nông nghiệp ở địa phương, nếp sống, mức
sống, thu nhập tăng cao so với những thời kỳ trước. Người dân đã áp dụng
khoa học kĩ thuật vào trồng trọt chăn nuôi. Đời sống người dân đã được nâng
cao cả về vật chất lẫn tinh thần, bộ mặt làng xã đã thay đổi rõ rệt, cảnh quan
môi trường được đảm bảo hơn. Mặc dù đã có nghị quyết hướng dẫn thi hành,
nhưng vẫn còn nhiều bất cập ở cấp xã cần được giải quyết. Do đó tôi chọn
nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn xã Hoành Sơn, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu được tình hình về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và
tình hình sản xuất trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá được thực trạng xây dựng nông thôn mới xã Hoành Sơn
theo 19 tiêu chí về nông thôn mới xã Hoành Sơn, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định.
- Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tác động
tới quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn xã Hoành Sơn, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp bản thân có thể vận dụng được những kiến thức đã học để viết
báo cáo tốt nghiệp phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học. Nâng cao
3
năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học của
mình.
- Góp phần hoàn thiện những lý luận và phương pháp nhằm đẩy mạnh,
phát triển và xây dựng điều kiện kinh tế - xã hội ở nông thôn trong giai đoạn
CNH, HĐH nông thôn hiện nay.
- Đề tài cũng được coi là tài liệu tham khảo cho trường, khoa, các cơ
quan trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp lãnh
đọa của xã Hoành Sơn, huyện Giao Thủy và các cơ quan ban ngành tỉnh Nam
Định, các nhà hoạch địch chính sách, các tổ chức cá nhân đầu tư trong và
ngoài nước định hướng, đưa ra chính sách phát triển mô hình xây dựng nông
thôn mới tại xã và các địa phương khác có điều kiện tương đồng.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác nào về nông thôn và có
nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nông thôn được coi là
khu vực địa lý nơi đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử
dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Một số quan điểm khác cho rằng nông thôn là nơi có mật độ dân
số thấp hơn so với thành thị. Vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông
nghiệp là chủ yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là sản xuất
nông nghiệp. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp
cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng
vùng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường thấp hơn
so với thành thị. Hay dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, nghĩa
là cơ sở hạ tầng của vùng nông thôn không phát triển bằng đô thị.
Như vậy khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó thay đổi
theo thời gian và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế
giới. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “ Nông
thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập
hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác” [3].
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều
quan điểm khác nhau. Theo Ngân hàng Thế giới (1975): “ Phát triển nông
thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội
của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những
5
người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được
hưởng mọi lợi ích từ sự phát triển” ( Mai Thanh Cúc, 2005) [1].
Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều khác nhau. Đây là
một quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển,
nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn, đồng
thời phát triển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông
thôn nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng
dụng khoa học và công nghệ. PTNT là sự phát triển tổng hợp của tất cả các
hoạt động có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất,
kinh tế, công nghệ, văn hóa, xã hội, thể chế và môi trường. Nó không thể tiến
hành một cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược,
Chương trình phát triển quốc gia. Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ
đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển
chung của đất nước ( Mai Thanh Cúc, 2005), (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim
Chung, 1997) [2].
- Nông thôn mới phải là nông thôn, chứ không phải là thị xã, thị trấn
hay thành phố, nông thôn mới khác với nông thôn truyền thống. Mô hình
nông thôn mới là tổng thể, những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ
chức nông thôn theo tiêu chí mới đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong nông thôn
hiện nay. Nhìn chung mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được
phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ và văn
minh. Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu
cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường;
đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.
Tiến bộ hơn so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ
biến và vận dụng trên toàn lãnh thổ.
Có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc
điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức tổ chức nông thôn theo tiêu chí
6
mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là
kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ ( truyền thống, đã
có) ở tính tiên tiến về mọi mặt” [4].
Xây dựng mô hình nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao
năng lực của người dân, tạo động lực cho mọi người phát triển kinh tế, xã hội
góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thay đổi
cơ sở vật chất, diện mạo đời sống, văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách giữa
nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong
những nội dung quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối,
chủ trương phát triển đất nước và các địa phương.
Nghị quyết 26/TQ – TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X
đã đề ra chủ trương xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế xã hội, nâng
cao đời sống của nhân dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của cư dân ở nông thôn. Nghị quyết đã xác định rõ
mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện
đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao; môi trường sinh
thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng
được tăng cường” .
2.1.2. Nội dung xây dựng mô hình nông thôn mới
Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng. Nâng cao việc quy
hoạch, triển khai thực hiện, thiết kế, quản lý, điều hành các dự án trên địa bàn
thôn. Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ địa phương về phát triển nông thôn bền
vững. Nâng cao trình độ dân trí người dân, phát triển câu lạc bộ khuyến nông
giúp áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, phát triển ngành nghề, dịch vụ
tạo việc làm, tăng thu thập cho nông dân.
Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full