Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu vai trò của hợp tác xã trong sản xuất và tiêu thụ chè an toàn tại xã Phúc Xuân – thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.36 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VŨ HẢI YẾN
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ TRONG SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ CHÈ AN TOÀN TẠI XÃ PHÚC XUÂN – THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên - 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VŨ HẢI YẾN
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ TRONG SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ CHÈ AN TOÀN TẠI XÃ PHÚC XUÂN – THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K44 – PTNT

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 – 2016


Giảng viên hƣớng dẫn

: TS. Kiều Thị Thu Hƣơng

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận “Nghiên cứu vai trò
của hợp tác xã trong sản xuất và tiêu thụ chè an toàn tại xã Phúc Xuân –
Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên’’ tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Em xin bày tỏ lời cảm ơn
sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, Ts. Kiều Thị Thu Hương
đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa
KT& PTNT đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn
đến cán bộ UBND xã Phúc Xuân đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập tại xã.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình
và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi không tránh khỏi

những thiếu sót, sơ suất, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn để bài khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Vũ Hải Yến


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức nông lương liên hiệp quốc tế

FAOSTAT

Số liệu thống kê của Tổ chức nông lương liên hiệp quốc tế

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


HTX

Hợp tác xã

SL

Sản lượng

UBND

Ủy ban nhân dân

BVTV

Bảo vệ thực vật

TC

Tổng chi phí

IC

Chi phí trung gian

GO

Tổng giá trị sản xuất

VA


Giá trị gia tăng

GO/TC

Tổng giá trị sản xuất/Tổng chi phí

VA/TC

Giá trị gia tăng/tổng chi phí


iii

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu của đề tài ................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học ......................................................... 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn. ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chè.............................................................. 4
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế gới và trong nước ............. 14
2.2.2. Tình hình phát triển HTX trên thế giới và trong nước .......................... 22
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 35

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 35
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 35
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 35
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 36
3.3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp ................................................................. 36
3.3.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp ................................................................... 36
3.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................... 37
3.4. Các chỉ tiêu dùng trong phân tích ............................................................ 37


iv

3.4.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ ......................................... 37
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè ............................. 38
3.4.3. Các chỉ tiêu bình quân ........................................................................... 39
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 40
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phúc Xuân ........................... 40
4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 40
4.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng ............................................................................ 40
4.1.3. Khí hậu, thời tiết, thủy văn.................................................................... 41
4.1.4.Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản ................................................... 41
4.1.5. Điều kiện kinh tế- xã hội ....................................................................... 43
4.2. Thực trạng sản xuất chè tại xã Phúc Xuân ............................................... 44
4.3. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè an toàn của nhóm hộ điều tra.......... 47
4.3.2. Diện tích trồng chè của các hộ tham gia HTX và các hộ không tham gia
HTX ................................................................................................................. 48
4.3.3. Cơ cấu giống chè của các hộ tham gia HTX và các hộ không tham gia
HTX ................................................................................................................. 49

4.3.4. Tình hình sản xuất chè của các hộ tham gia vào HTX và hộ không tham
gia HTX ........................................................................................................... 50
4.3.5. So sánh chi phí sản xuất chè của hộ tham gia HTX và hộ không tham gia
HTX ................................................................................................................. 51
4.3.6. Về tiêu thụ của hộ nghiên cứu............................................................... 53
4.3.7. Phân tích kết quả sản xuất 1 sào chè của các hộ nghiên cứu trong 1 năm .... 54
4.3.8. Phân tích hiệu quả sản xuất chè của các hộ điều tra ............................. 56
4.4. Vai trò của HTX trong sản xuất và tiêu thụ chè an toàn tại xã Phúc Xuân.... 59
4.4.2.1. Vai trò của HTX trong quá trình sản xuất.......................................... 60
4.4.2.2. Vai trò của HTX trong tiêu thụ sản phẩm .......................................... 61
4.4.2.3. Vai trò của HTX trong chuyển giao khoa học kỹ thuật ..................... 62


v

4.5. Những thuận lợi và khó khăn của HTX trong sản xuất và tiêu thụ chè an
toàn tại xã Phúc Xuân ..................................................................................... 64
4.5.1. Thuận lợi của HTX trong sản xuất và tiêu thụ chè an toàn .................. 64
4.5.2. Khó khăn của HTX trong sản xuất và tiêu thụ chè an toàn .................. 65
4.6. Giải pháp để nâng cao vai trò của HTX trong sản xuất và tiêu thụ chè an
toàn. ................................................................................................................. 65
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 67
5.1. Kết luận .................................................................................................... 67
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 68
5.2.1. Đối với cấp chính quyền ....................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam được xác định là một trong tám nước cội nguồn của cây chè, có
điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển và cho chất
lượng cao. Hiện nay sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt tại 118 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “Che Viet” đã được đăng ký và
bảo hộ tại 77 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng
thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè.
Trong quá trình phát triển, chè đã khẳng định được vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, là cây trồng chủ lực góp phần xóa đói giảm
nghèo, thậm chí còn giúp người dân vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao làm
giàu. Và cây chè còn giúp phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải tạo đất, tăng độ phì
từ đó góp phần bảo vệ môi trường.
Đã từ lâu, cây chè được xác định là thế mạnh của Thái Nguyên, đem lại
hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được vấn đề việc làm và góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện cuộc sống người dân. Bên cạnh đó sản phẩm
chè đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí quan trọng.
Sau hơn 10 năm thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh Thái Nguyên
cho sản xuất chè đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt từ khâu giống, kỹ thuật chăm
sóc, chế biến từ đó chất lượng chè đã được nâng lên. Giai đoạn 2006 - 2010, diện
tích chè toàn thành phố liên tục được mở rộng, năm 2010 diện tích chè là 1.302,9
ha, tăng 1,8 lần so với năm 2006, hình thành nên vùng chuyên canh trọng điểm
như: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Quyết Thắng. Trong quá trình hình
thành các vùng chuyên canh chè, nhiều HTX chè cũng được hình thành ở nhiều
nơi. Phát triển mô hình HTX chè an toàn được xem là một hướng đi mới để nâng


2


cao giá trị cây chè, đem lại thu nhập cao cho người dân, nhằm tăng khả năng
cạnh tranh trên thị trường cũng như tạo điều kiện để giúp đỡ lẫn nhau theo mô
hình HTX.
Tuy nhiên số lượng các hợp tác xã chè còn rất ít, phổ biến vẫn là quy
mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu dẫn đến
việc sản xuất kinh doanh chưa đạt hiệu quả. Từ sản xuất đến tiêu thụ còn
nhiều vấn đề bất cập như chưa giải quyết được vấn đề đầu ra ổn định cho sản
phẩm chè, năng lực quản lý cũng như hoạt động kinh tế tập thể cnhiều yếu
kém, chưa phát huy được vai trò của nền kinh tế tập thể.
Để nghiên cứu tình trạng trên và đưa ra các giải pháp nhằm phát huy
vai trò của HTX và các hình thức kinh tế hợp tác trong quá trình sản xuất
nông nghiệp hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên việc lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò của hợp tác xã
trong sản xuất và tiêu thụ chè an toàn tại xã Phúc Xuân – Thành phố Thái
Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên” trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và vai trò HTX trong sản xuất và tiêu thụ chè an
toàn, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của loại hình kinh tế hợp tác trên địa bàn xã Phúc Xuân – Thành phố
Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ của HTX trong sản xuất chè
an toàn trên địa bàn xã Phúc Xuân – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái
Nguyên.
- Đánh giá được vai trò của HTX đối với hộ trong sản xuất kinh doanh chè
an toàn trên địa bàn xã Phúc Xuân – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.


3


- Đề xuất được một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của HTX trong sản xuất và tiêu thụ chè an toàn.
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học
- Quá trình thực hiện đề tài là cơ hội để củng cố, áp dụng kiến thức đã
học trong nhà trường vào thực tiễn, đồng thời nâng cao kiến thức, năng lực và
kỹ năng nghiên cứu khoa học cho bản thân.
- Là căn cứ khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp nhận thấy rõ vai trò của HTX
trong sản xuất và tiêu thụ chè an toàn.
- Làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến vai trò của
HTX trong sản xuất và tiêu thụ chè an toàn


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×