Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Để khuyến khích xuất khẩu, chính phủ và ngân hàng nhà nước nên phá giá Việt Nam đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 33 trang )

NHÓM 4
Đề Tài : Để khuyến khích
xuất khẩu, chính phủ và
ngân hàng nhà nước nên
phá giá việt nam đồng


LỜI MỞ ĐẦU


Cán cân thanh toán quốc tế là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động
kinh tế đối ngoại của 1 nước với các nước khác trên thế giới. Thực trạng
cán cân bộ phận cũng như cán cân tổng thể của 1 QG sẽ có tác động
trực tiếp đến cung cầu ngoại hối, đến dự trữ QG, đến tỉ giá hối đoái và
qua đó tác động đến các hoạt động kinh tế đối ngoại của QG đó.



Ảnh hưởng của đồng tiền giảm giá đối với cán cân thương mại thực
ra không đơn giản. 1 trong những giải pháp nhằm khuyến khích XNK
cải thiện cán cân thương mại là phá giá đồng nội tệ. Đẩy mạnh xuất
khẩu là giải pháp cơ bản nhất để cải thiện cán cân thương mại nói riêng
cũng như cán cân thanh toán quốc tế nói chung.


A. Cơ Sở Lý Thuyết


1. Cán cân thương mại & Các yếu tố ảnh hưởng đến
cán cân thương mại
1.1 Cán cân thương mại




Cán cân thương mại là 1 mục trong tài khoản vãng lai của cán
cân thanh toán quốc tế; phản ánh các khoản thu chi từ hoạt động
XNK hàng hóa giữa người cư trú và người không cư trú.



CCTM ghi lại những thay đổi trong XK và NK của 1 QG trong 1
khoảng thời gian nhất định cũng như mức chênh lệch giữa chúng.



CCTM còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương
mại. Khi CCTM có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị dương, và mang giá trị âm khi CCTM có thâm hụt.


1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến
cán cân thương mại


Nhập khẩu : có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó
còn tăng nhanh hơn. NK phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng
hóa SX trong nước và tại nước ngoài. Nhập khẩu tăng lên làm
tăng cung về ngoại tệ.



Xuất khẩu : là yếu tố dự định, chủ yếu phụ thuộc vào sản

lượng và thu nhập của các QG bạn hàng.



Tỷ giá hối đoái : ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa
SX trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế.




Lạm phát : Khi lạm phát tăng làm cho giá cả hàng hóa trong
nước tăng lên làm gia tăng hàng xuất khẩu.



Thu nhập của người không cư trú : nếu có nhu cầu hàng nhập
khẩu tăng thì làm tăng nhập khẩu.



Chính sách thương mại quốc tế : là các chính sách liên quan
đến thuế quan hạn ngạch hàng rào phi thuế quan.



Tâm lý người tiêu dùng có ưa thích hàng nhập khẩu hay không.



Tình hình kinh tế chính trị xã hội.



2. Phá giá đồng nội tệ và ảnh hưởng của
nó tới cán cân thương mại
Cơ sở lý luận của phá giá đồng nội tệ

Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các ngoại tệ
so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố
định. Việc phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó với các ngoại tệ khác
như USD, EUR…


Tác động của việc phá giá tiền tệ


Trong ngắn hạn : Số lượng hàng XK không tăng mạnh và số lượng hàng nhập
khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng XK ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch XK
chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên.



Trong trung hạn : Việc phá giá làm tăng cầu về XK ròng và tổng cung sẽ điều
chỉnh đó là:
+ Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn rỗi
sẽ được huy động và làm tăng tổng cung.
+ Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể huy
động thêm nhiều => tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít => tăng tổng cầu kéo theo giá
cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh cho việc phá giá.







Trong dài hạn : các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu
trở nên đắt tương đối và các DN sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí SX tăng
lên dẫn đến việc phải tăng giá. Người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn
sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực tiền lương.


Lý do chính phủ phá giá tiền tệ


Nâng cao năng lực cạnh tranh 1 cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so
với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái, đi kèm với
mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên.



Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có
một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.



Mục tiêu của phá giá tiền tệ là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa
nội địa và từ đó cải thiện cán cân thanh toán vãng lai.


Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ với
cán cân thương mại



Do giá cả hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn nên phá giá tiền tệ làm cho tỷ
giá thực tăng, kích thích tăng khối lượng XK và hạn chế khối lượng nhập khẩu,
nhưng không vì thế mà cán cân thương mại được cải thiện.



Phá giá tiền tệ dễ gây phi mã lạm phát : do giá cả nhập khẩu tăng nên giá cả nội
địa cũng thường tăng lên sau khi thực hiện phá giá tiền tệ.



Xuất khẩu sản phẩm có nhiều nguồn gốc nhập khẩu : trong trường hợp này phá
giá tiền tệ làm tăng giá thành SX hàng XK, hạn chế cơ hội có giá cả cạnh tranh hơn
so với những hàng XK mà đầu vào chỉ bao gồm hàng hóa trong nước.




Chi phí sản phẩm thiết yếu : Các nước đang phát triển đặc biệt phụ
thuộc vào một số sản phẩm nhập khẩu, đầu tư, năng lượng và sản phẩm
y tế. Phá giá tiền tệ làm giá thành các sản phẩm này tương đối đắt đỏ
và có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng và đời sống nhân dân.



Nợ nước ngoài : 1 số nước nghèo luôn trong tình trạng vay nợ nước
ngoài nhiều. Việc phá giá đồng nội tệ làm tăng nợ nước ngoài. Điều
này đặt ra việc chính phủ cần thay đổi thuế và chi tiêu.




Phá giá tiền tệ không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế mà còn ảnh
hưởng đến những vấn đề mang tính chính trị, xã hội. Cho nên các nước
nên xem xét kĩ lưỡng và cân nhắc trong việc phá giá tiền tệ trong điều
kiện nền kinh tế hiện nay.


3. Hiệu ứng tuyến J
Đường cong J
o

Đường cong J là 1 hiện tượng tài khoản vãng lai của QG sụt giảm ngay sau
khi QG này phá giá tiền tệ của mình và phải 1 thời gian sau tài khoản vãng lai
mới bắt đầu được cải thiện. Quá trình này nếu biểu diễn bằng đồ thị sẽ cho
một hình giống chữ cái J.

o

Đường cong J cho thấy sự xấu đi lúc đầu và sự cải thiện sau đó của cán cân
thương mại dưới tác động của đồng tiền giảm giá.


Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng tuyến J
o

Phản ứng người tiêu dùng diễn ra chậm (còn lo lắng về: chất lượng hàng hóa,
độ tin cậy, danh tiếng cơ sở sản xuất nội địa…chứ không đơn thuần là giá.) hay
cầu nhập khẩu không giảm ngay trong ngắn hạn. Cần có thời gian nhất định để

điều chỉnh cơ cấu ưu tiên hàng hóa sử dụng sau khi phá giá.


o

Phản ứng của người sản
xuất diễn ra chậm, hay cung
xuất khẩu không tăng nhanh
trong ngắn hạn.

o

Do nhà SX không thể lập
tức mở rộng SX, nhà xưởng;
tuyển dụng thêm nhân viên…
dù phá giá tiền tệ cải thiện điều
kiện cạnh tranh cho XK. Các
hợp đồng nhập khẩu ký kết từ
trước không dễ gì huỷ bỏ ngay.


o

Cạnh tranh không hoàn hảo



Đối với nhà kinh doanh nước ngoài, quá trình chiếm lĩnh thị phần đã
tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc, do đó họ có thể :


Hạ giá hàng hóa XK để tăng tính cạnh tranh, nhằm duy trì thị phần của
mình ở nước có đồng tiền phá giá, làm cho nhu cầu nhập khấu ở nước này
giảm chậm.



Hạ giá hàng hóa bán trên thị trường trong nước để tăng tính cạnh tranh
với hàng nhập rẻ hơn từ nước có đồng tiền mất giá, làm cho năng lực XK
của nước này tăng chậm.


Mức độ và thời gian kéo dài trạng thái thâm hụt trong ngắn
hạn cũng như khả năng có được cải thiện vững chắc trong
dài hạn của cán cân thương mại phụ thuộc vào các điều kiện


4. Điều kiện để phá giá thành công


Khi xem xét có nên phá giá tiền tệ hay không, các nhà hoạch định chính
sách cần cân nhắc cẩn trọng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phá giá
tiền tệ:






Xuất khẩu sản phẩm có nhiều nguồn gốc nhập khẩu
Chi phí sản phẩm thiết yếu

Nợ nước ngoài
Vấn đề cơ cấu chính sách (trợ giá, kiểm soát giá, hạn ngạch xuất khẩu)


B. Thực tế trong điều kiện kinh tế Việt Nam


1. Đặc điểm thị trường tài chính Việt Nam


2. Ảnh hưởng của phá giá VNĐ
đến cán cân thương mại


Trong cơ cấu hàng XK của Việt Nam thì dầu thô, hàng dệt may, thủy sản
và gạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn (khoảng gần 40%), mà giá trị XK của
các mặt hàng này chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động SX và khả năng
chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá hối đoái. Do vậy, việc giảm giá
VND không chắc đã làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng XK.



Bên cạnh đó, năng lực SX hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ
tiêu chuẩn XK ở Việt Nam đều còn hạn chế.



Cầu của thị trường thế giới đối với hàng XK của Việt Nam có độ co giãn
thấp về giá. Việt Nam là nước chấp nhận giá, không phải là người định giá
cho các hàng hóa trên thị trường thế giới.





Nếu phá giá VND không chắc giúp Việt Nam tăng được XK mà còn tạo ra nguy cơ
nhập khẩu lạm phát, đối với những hàng hóa được SX cho mục đích sử dụng trong
nước nhưng phải nhập khẩu nguyên vật liệu.



Việc điều chỉnh tỷ giá thường tác động ngay đến chi phí nhập khẩu và có độ trễ
nhất định đối với giá XK. Khi tỷ giá tăng sẽ làm chi phí NK nguyên vật liệu đầu vào
tăng, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng, đưa đến tăng giá thành SX, làm mặt bằng chung
của giá cả trong nước tăng theo, điều này làm giảm sức cạnh tranh của hàng XK.




Khi mức tăng XK và mức giảm nhập khẩu không đủ để bù đắp cho
việc phải trả giá cao hơn cho hàng nhập khẩu sẽ dẫn đến thâm hụt lớn
hơn trên cán cân thương mại, làm gia tăng áp lực lạm phát trong nền kinh
tế.




Trong trường hợp cần thiết phải phá giá VND thì phải tính đến yếu tố
tâm lý – yếu tố luôn mang tính quyết định tại Việt Nam. Làm sao để các
thành phần kinh tế thấy được việc phá giá là cần thiết và sẽ không kỳ vọng
việc tiếp tục phá giá.



o

Trong năm 2010, NHNN đã tiến hành phá giá 2 lần với biên độ nhỏ đã tạo
ra kỳ vọng sẽ có đợt phá giá tiếp theo. Điều này đã tạo ra ảnh hưởng xấu
không những đối với thị trường ngoại hối mà còn cả thị trường hàng hóa.

o

Tuy nhiên, đợt phá giá năm 2011 với biên độ lớn lại không tạo hiệu ứng
tâm lý như vậy. Các thành phần khác trong nền kinh tế sau đợt phá giá này
không kỳ vọng trong ngắn hạn NHNN sẽ tiếp tục phá giá. Đây là 1 trong
những nhân tố giúp ổn định tỷ giá trong cả năm 2011 và 2012.


 Do đó, việc phá giá tiền tệ 1 lần với biên độ lớn sẽ khiến nền kinh tế phải
điều chỉnh để thích nghi và quan trọng hơn cả là sẽ không tạo ra tâm lý chờ
đợi có sự phá giá tiếp trong ngắn hạn để có thể gây ra lạm phát kỳ vọng.


×