Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã trung thành huyện yên thành tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.77 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CỦA
CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG
THÀNH – HUYỆN YÊN THÀNH – TỈNH NGHỆ AN

THÁI VĂN TUẤN

KHÓA HỌC: 2007 - 2011


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề Tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CỦA
CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRUNG
THÀNH – HUYỆN YÊN THÀNH – TỈNH NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:



Thái Văn Tuấn

ThS. Phan Thị Nữ

Lớp: K41A KTNN
Niên khóa: 2007 - 2011
Huế, 05/2011


Lời Cảm Ơn
Qua quá trình thực tập và hoàn thành
chuyên đề này, ngoài sự cố gắng, nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân
và tổ chức.
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, Th.s Phan
Thò Nữ, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và
hoàn thành chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các
thầy, cô giáo trong và ngoài trường Đại
học Kinh tế Huế đã trang bò cho tôi những
kiến thức trong suốt quá trình học tập và
rèn luyện tại trường. Xin chân thành cảm
ơn UBND xã Trung Thành, cán bộ và các
hộ trồng lúa ở ba thôn Đội Cung, Hoàng
Diệu và Hoa Thám đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên

đề.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn
gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và đóng
góp cho tôi nhiều ý kiến quý giá để
hoàn thành đợt thực tập và chuyên đề
Sinh viên
Thái Văn Tuấn


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Diện tích cây lương thực thế giới........................................................13
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Nghệ An qua các năm........15
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện Yên Thành qua các năm ..17
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Trung Thành qua các năm 20072010 ......................................................................................................................23
Bảng 2.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2010.......24
Bảng 2.3: Tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2010 ................................26
Bảng 2.4: Tình hình thu nhập khác của các hộ điều tra năm 2010.....................28
Bảng 2.5: Khối lượng, đơn giá, chi phí các loại phân bón .................................31
Bảng 2.6: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật của các hộ điều tra năm 2010.............33
Bảng 2.7: Chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí khác của các hộ điều tra năm 2010
..............................................................................................................................34
Bảng 2.8: Chi phí tự có của các hộ điều tra năm 2010 .......................................35
Bảng 2.9: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra năm 2010 ..........36
Bảng 2.10: Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra năm 2010 .....38
Bảng 2.11: Mối quan hệ giữa năng suất và mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào .......41
Bảng 3.1: Những khó khăn của nông hộ..............................................................42
Bảng 3.2: Những nguyện vọng của nông hộ ........................................................43



DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

TE

: Hiệu quả kỹ thuật

AE

: Hiệu quả phân phối

EE

: Hiệu quả kinh tế

MPx

: Sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào

Pxi

: Giá

VMP

: Giá trị của sản phẩm cận biên


N

: Năng suất lúa

Q

: Tổng sản lượng, giá trị sản lượng thu được

đơn vị của thành phẩm

trong một vụ hay một năm
S

: Diện tích lúa

GO

: Tổng giá trị sản xuất

VA

: Giá trị gia tăng

IC

: Chi phí trung gian

GDP

: Tổng thu nhập quốc nội


ĐVT

: Đơn vị tính

P

: Giá


ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào

= 500 m2

1 ha

= 10.000 m2


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
An ninh lương thực là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế
giới. Bởi vì, lương thực là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
của con người. Trong những năm gần đây, sự thay đổi khí hậu trên toàn trái đất đã ảnh
hưởng không nhỏ đến sản lượng lương thực ở hầu hết các quốc gia. Tình trạng hạn
hán, lũ lụt, mưa bão thường xuyên diễn ra với cường độ mạnh khiến cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Kể từ đầu năm 2010 đến năm 2011 giá lương
thực liên tục tăng làm ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của người dân trên toàn thế
giới, nhất là các nước phải nhập khẩu lương thực.

Đối với nước ta, nguồn lương thực chủ yếu là từ lúa gạo. Do đó, cây lúa chiếm
một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp nước ta từ sản
xuất tự cung tự cấp chuyển sang kinh tế thị trường hiệu quả quyết định sản xuất. Trước
đây Việt Nam đã từng là một nước phải nhập khẩu lương thực. Nhưng ngày nay, Việt
Nam đã đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo, có được thành công đó là nhờ
chính sách đổi mới kinh tế của nhà nước và sự đầu tư thâm canh sản xuất lúa của
người dân. Mặc dù đạt được thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần
được quan tâm giải quyết. Ở nước ta, tuy đã sản xuất ra lượng lương thực đủ dùng và
một phần xuất khẩu nhưng ở một số vùng ở miền Bắc, miền Trung sản xuất lương thực
không ổn định; việc điều hòa lương thực giữa các vùng, miền từ nơi thừa đến nơi thiếu
chưa tốt, dẫn đến có thời điểm ở những vùng nhất định, giá lương thực tăng cao ảnh
hưởng trực tiếp đến mức tiêu dùng lương thực của dân cư - đặc biệt là tầng lớp có thu
nhập chưa cao. Như vậy, vấn đề cần quan tâm hiện nay là sản xuất lúa vừa phải đảm
bảo tính kinh tế vừa đảm bảo an ninh lương thực.


Trung Thành là một xã nông nghiệp thuộc khu vực miền trung, có nhiều tiềm
năng về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây sản lượng lúa có tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng mà xã hiện
có, năng suất lúa đạt được vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với năng suất bình quân cả
nước. Ngoài các nhân tố tự nhiên như khí hậu thời tiết, điều kiện đất đai.... thì các
nhân tố xã hội như tập quán sản xuất, trình độ thâm canh, các chính sách phát triển sản
xuất...cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã. Xuất phát
từ thực tế tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã Trung Thành tôi đã chọn đề tài: "Đánh
giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Trung
Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An” .
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu chung:
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã, trong đó tập
trung chủ yếu về mức độ đầu tư sản xuất của các nông hộ và cách thức lựa chọn và kết

hợp có hiệu quả các yếu tố đầu vào nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trên cơ
sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã.
* Mục tiêu cụ thể:
 Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất lúa nói riêng.
 Đánh giá thực trạng sản xuất lúa trong thời gian qua trên địa bàn xã và xác định các
nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa.
 Xác định những thuận lợi và khó khăn mà nông hộ gặp phải trong quá trình sản
xuất lúa.
 Đề xuất một số giải pháp phát huy các điều kiện thuận lợi, hạn chế những khó khăn
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã.
3. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thống kê kinh tế;
 Điều tra thu thập số liệu;
+ Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên không
lặp, số mẫu điều tra là 40 hộ, các đại lý vật tư nông nghiệp...


+ Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các nguồn sau: Phòng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Yên Thành, phòng thống kê huyện Yên Thành, UBND xã Trung
Thành, các sách báo, internet...
 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo;
Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin, hỏi ý kiến các chuyên gia
bao gồm các cán bộ kỹ thuật và các cán bộ quản lý các cơ quan Nhà nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân
và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả cũng như hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã
Trung Thành – Yên Thành- Nghệ An.
 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất lúa của các hộ nông dân ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2010.
+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Trung Thành, Yên
Thành, Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở 3 thôn: Đồng Lèn, Đội Cung và Hoàng
Diệu, đại diện cho hai vùng khác nhau về tình hình đầu tư thâm canh và tập quán sản
xuất của các nông hộ.


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng,
người sản xuất luôn có xu hướng lựa chọn cách thức sản xuất có thể đem lại nhiều lợi
nhuận nhất. Đó có thể là lựa chọn cách thức sản xuất tiết kiệm chi phí nhất mà vẫn đạt
kết quả như ban đầu, hoặc cùng một mức chi phí mà đạt kết quả cao nhất.
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo quan điểm của các
nhà thống kê: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: Hiệu quả kinh tế đạt được tối ưu khi
đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
 Hiệu quả kỹ thuật (TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp.
 Hiệu quả phân phối (AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó giá sản phẩm và giá đầu vào
được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên một đồng chi phí đầu vào
hay nguồn lực.
 Hiệu quả kinh tế (EE) là một phạm trù trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính

đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Nếu sản xuất


chỉ đạt hiệu quả kinh tế hay hiệu quả phân bổ thì mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa
phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế.
EE = TE x AE
Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế phải đồng thời nâng cao hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ.

1.1.1.2. Bản chất hiệu quả kinh tế
Trong phương pháp cổ truyền của kinh tế học khu vực sản xuất người ta giả
định rằng mục tiêu của nhà doanh nghiệp là đạt lợi nhuận tối đa. Muốn xác định hiệu
quả kinh tế của một hoạt động sản xuất nào đó thì phải có sự so sánh giữa các kết quả
đạt được và những chi phí đã bỏ ra. Trong quá trình so sánh đó, để đánh giá được hiệu
quả kinh tế người ta đã xét đến các mối quan hệ:
 Hiệu quả kinh tế tối ưu trong mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm: theo mối quan
hệ này, người sản xuất đòi hỏi và có các thông tin:
- Sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào (MPx )
- Giá đơn vị của thành phẩm (Pxi)
- Đơn giá của yếu tố đầu vào biến đổi (Pxi )
Giá trị của sản phẩm cận biên VMP=MPxi.Pxi
Khi giá trị sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi bằng giá của nó thì ta
đạt hiệu quả kinh tế tối ưu, tạo ra lợi nhuận tối đa:
VMPxi=Pxi
 Hiệu quả kinh tế tối ưu trong mối quan hệ giữa yếu tố và yếu tố:
Khi có hai yếu tố thay đổi, để xác định được mức sử dụng yếu tố đầu vào thích
hợp, người ta phải nắm được tỷ giá các yếu tố đầu vào trao đổi trên thị trường cũng
như tỷ giá các yếu tố đầu vào mà ta có thể chuyển đổi trong sản xuất. Từ đó có thể tìm
ra cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho chi phí thấp nhất mà vẫn đạt mục tiêu
sản lượng.

 Hiệu quả kinh tế tối ưu trong mối quan hệ sản phẩm với sản phẩm


Muốn đánh giá tình hình phối hợp sản xuất giữa các mặt hàng nhằm đạt lợi
nhuận tối đa trong một doanh nghiệp làm ra nhiều loại sản phẩm, ta cần có thông tin
về tỷ số chuyển biến cận biên giữa các sản phẩm và giá sản phẩm. Điều đó có nghĩa là
với một chi phí ban đầu, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất các loại sản phẩm như thế
nào nhằm đạt doanh thu tối đa.
1.1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
 Chỉ tiêu kết quả
- Năng suất lúa:

N = Q/S

Trong đó:
N: Năng suất lúa.
Q: Tổng sản lượng, giá trị sản lượng thu được trong một vụ hay một năm.
S: Diện tích lúa.
Chỉ tiêu này cho biết trong một vụ hay một năm trung bình trên một đơn vị diện
tích thu được bao nhiêu lúa.
- Tổng giá trị sản xuất (GO) trên một đơn vị diện tích: Là toàn bộ giá trị bằng
tiền của các sản phẩm được tạo ra trên một đơn vị diện tích trong một thời kỳ nhất
định trên một đơn vị diện tích thường là một năm. Chỉ tiêu này cho biết trong một năm
trung bình trên một đơn vị diện tích thu được bao nhiêu giá trị.
- Giá trị gia tăng (VA) trên một đơn vị diện tích: Là phần giá còn lại sau khi trừ
đi chi phí trung gian. Chỉ tiêu này chính là hiệu số giữa tổng giá trị sản xuất và chi phí
trung gian trên một đơn vị diện tích.
Sản xuất lúa được thực hiện dưới hình thức hộ gia đình, họ vừa là người chủ
vừa là người lao động nên không thể tách riêng lương và lãi ra được, do đó chúng tôi
sử dụng chỉ tiêu này là chỉ tiêu kết quả cuối cùng trong quá trình phân tích hiệu quả

kinh tế sản xuất lúa thay cho lợi nhuận (P).
- Chi phí trung gian (IC) trên một đơn vị diện tích: Bao gồm chi phí vật chất và
dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất trên một đơn vị diện tích.
 Chỉ tiêu hiệu quả
- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Tỷ số này phản ánh một đồng chi
phí trung gian bỏ vào trong quá trình sản xuất lúa tạo ra được mấy đồng giá trị sản xuất.


- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Tỷ số này phản ánh một đồng
chi phí bỏ vào quá trình sản xuất lúa tạo ra được mấy đồng giá trị gia tăng.
1.1.2. Đặc điểm sinh thái và vai trò kinh tế của cây lúa
1.1.2.1. Đặc điểm sinh thái
1.1.2.1.1. Nguồn gốc
Cây lúa là một trong những cây cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Căn cứ
vào các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... cây lúa đã có mặt từ 30002000 năm trước công nguyên. Ở Trung Quốc vùng Triết Giang đã xuất hiện cây lúa
5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Từ- 4000 năm. Tuy nhiên vẫn còn thiếu những tài
liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào trồng trọt. Từ
trung tâm khởi nguyên là Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát triển về cả hai
hướng Đông và Tây. Cho đến thế kỷ thứ nhất, cây lúa được đưa vào trồng ở vùng Địa
trung hải như Ai cập, Italia, Tây ban nha. Đến đầu thế kỷ thứ XV cây lúa từ Bắc Italia
nhập vào các nước Đông Nam Âu như Nam Tư cũ, Bungari, Rumani,... Đầu thế chiến
thứ hai, lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp, Hungari.
Đến thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và trồng ở các bang Virginia, Nam
Carolina và hiện nay trồng nhiều ở California, Louisiana, Texac...
Theo hướng đông, đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indobexia, đầu tiên
ở đảo Java.
Đến thế kỷ XVIII cây lúa từ Iran nhập vào trồng ở Kuban (Nga). Cho đến nay,
cây lúa đã có mặt trên tất cả các châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và
một số nước ôn đới. Ở bắc bán cầu cây lúa được trồng ở Đông Bắc Trung Quốc 530B
cho tới nam bán cầu - ở châu Phi, Australia (New South Wales, 350vĩ nam).

- Về nguồn gốc thực vật, cây lúa thuộc họ hoà thảo (Gramineae), chi Oryza.
1.1.2.1.2. Đặc điểm sinh thái
Cũng như mọi cây trồng khác, quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa chịu
ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh, trước hết là điều kiện khí hậu, thời tiết nói
riêng ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sinh trưởng- phát triển, quá trình hình


thành năng suất lúa cũng như hình thành các vùng trồng, vụ trồng và phương thức
trồng lúa khác nhau. Các điều kiện ảnh hưởng đó là:
 Nhiệt độ:
Để hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa cần một lượng nhiệt độ nhất định. Theo các
tác giả nước ngoài (Bugai X.M, Maistrenko A.L.) cây lúa ôn đới yêu cầu tổng nhiệt độ
2500-3000C, lúa nhiệt đới yêu cầu 3500-45000C; giống dài ngày cần trên 50000C và
giống ngắn ngày yêu cầu tổng nhiệt độ thấp hơn: 2000-30000C.
Trong quá trình sinh trưởng, nếu gặp nhiệt độ cao, cây lúa chóng đạt được
tổng nhiệt độ cần thiết sẽ ra hoa sớm hơn, tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nếu
gặp nhiệt độ thấp thì ngược lại. Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ
sinh trưởng.
 Nước:
Nước là thành phần chủ yếu trong cơ thể cây lúa, là điều kiện để thực hiện các
quá trình sinh lý trong cây, ngoài ra đó là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu được
đối với cây lúa.
Theo Goutchin, để tạo được một đơn vị thân lá cây lúa cần 400-450 đơn vị
nước, để tạo được một đơn vị hạt cần 300-350 đơn vị nước. Yêu cầu lượng mưa là
900-1100mm cho một vụ lúa (nếu hoàn toàn dựa vào nước trời) Trước đây ở ta cũng
như một số nước khác trong khu vực, khi chưa có các công trình thuỷ lợi thì hàng năm
chỉ gieo cấy được một vụ lúa vào mùa mưa. Mùa mưa ở vùng ĐBBB thường bắt đầu
vào tháng 5-6 kết thúc vào tháng 10-11. Ở các tỉnh miền trung muộn hơn, thường mưa
nhiều vào tháng 10-11. Nhu cầu nước thay đổi theo thời kỳ sinh trưởng và điều kiện
thâm canh.

 Ánh sáng:
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, nên nói chung nó là cây ưa ánh sáng và mẫn
cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày). Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động quang hợp và tạo năng suất. Chu kỳ ánh sáng lại có tác động đến quá trình làm
đòng, ra hoa ở một số giống, nhất là những giống địa phương trung ngày hay dài ngày.


Theo Hoomaw và Vergarai B, các giống lúa nhiệt đới có thời gian sinh trưởng
khoảng 130 ngày cần 1000 giờ ánh sáng, riêng tháng cuối cùng cần 220-240 giờ.
1.1.2.2 Vai trò của lúa gạo
 Giá trị dinh dưỡng:
Trong lúa gạo có mặt đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác,
ngoài ra còn có các vitamin, đặc biệt là các loại vitamin B. Theo hiệp hội cây lương
thực Việt Nam.
+ Tinh bột: là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 calo,
so với lúa mì là 3610 calo, nồng độ hoá đạt đến 95,95. Hàm lượng Amyloza trong hạt
quyết định đến độ dẻo của gạo. Nếu hạt có 10-18% amyloza thì gạo mềm, dẻo, từ 2530% thì gạo cứng. Các loại gạo Việt Nam có hàm lượng amyloza thay đổi từ 18-45%,
cá biệt có giống lên đến 54%.
+ Prôtêin: tỷ lệ chiếm khoảng 6-8%, thấp hơn so với lúa mỳ và các loại khác. Các
giống lúa Việt Nam có lượng protein thấp nhất 5,25%, cao nhất 12,84% phần lớn
trong khoảng 7-8%, lúa nếp có lượng protein cao hơn tẻ, lúa chiêm cũng có lượng
protein cao.
+ Lipit: vào loại trung bình, phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo, nếu gạo xay là 2,02%, ở
gạo giã chỉ còn 0,52%.
+ Vitamin: trong lúa gạo còn có một số vitamin nhóm B như B1, B2, B6 PP...lượng
vitamin B1 là 0,45mg/100 hạt.
 Giá trị kinh tế:
Lúa gạo có ý nghĩa kinh tế rất lớn, đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc
gia. Vai trò của lúa gạo đã được bàn đến rất nhiều sau khủng hoảng lương thực vào
đầu tháng 5 năm 2008. Những vai trò chủ yếu của lúa gạo đó là:

+ Cung cấp lương thực cho loài người: Lúa là một trong 3 cây lương thực chủ yếu trên
thế giới: lúa mỳ, lúa và ngô. Sản lượng toàn thế giới đầu những năm 80 là (triệu tấn):
lúa mỳ: 535, lúa: 471, ngô: 478 đến năm 1993 đã tăng lên: lúa mỳ: 460, lúa: 573, ngô:
529. Khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25% sử dụng
lúa gạo trên 1/2 khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy lúa gạo có ảnh hưởng tới
đời sống ít nhất 65% dân số thế giới. Sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước


châu Á, với mức tiêu dùng hàng năm 180-200 kg/người, còn ở các nước Âu Mỹ
khoảng 10 kg/người.
+ Là hàng hoá xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ tương đối lớn: Đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam thì xuất khẩu gạo sẽ mang lại một nguồn thu ngoại tệ
tương đối lớn phục vụ cho những mục tiêu phát triển kinh tế khác.
- Từ năm 1989 đến nay sản xuất lúa gạo của Việt Nam không những đáp ứng đủ nhu
cầu tiêu dùng trong nước mà còn tham gia thị trường xuất khẩu với khối lượng ngày
một tăng. Năm năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất, diện
tích canh tác lúa cả nước có xu hướng giảm nhưng do năng suất liên tục được cải thiện
nên sản lượng lúa hàng năm được duy trì ổn định ở mức 35 triệu tấn (tương đương 22
triệu tấn gạo). Trên cơ sở đó Việt Nam có thể xuất khẩu hàng năm trên dưới 4 triệu tấn
gạo. Khoảng 18-20% sản lượng gạo hàng năm của Việt Nam tham gia mậu dịch gạo
thế giới và là một trong số các quốc gia đứng đầu về xuất mặt hàng này. Thị trường
xuất khẩu gạo chính của Việt Nam là châu Á, chiếm 46,2% khối lượng gạo xuất khẩu
hàng năm của Việt Nam. Đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường gạo
quốc tế là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan.
+ Gạo còn dùng làm thức ăn chăn nuôi: loại gạo được dùng làm thức ăn chăn nuôi chủ
yếu là những loại gạo có chất lượng kém và các phụ phẩm của lúa như cám, tấm, rơm
rạ...
+ Gạo cũng là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: Gạo còn có thể làm nguyên liệu
sản xuất rượu, bia và các loại cồn cao cấp đáp ứng nhu cầu của con người. Trong công
nghệ dược, sản xuất vi ta min B1 chữa bệnh tê phù, dầu cám có chất lượng cao dùng

chữa bệnh, chế tạo sơn cao cấp, làm mỹ phẩm, chế tạo xà phòng...
Ngoài ra các phụ phẩm từ lúa gạo có thể dùng làm chất đốt, phân bón, làm đồ gia
dụng...
1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất lúa
1.1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, để đạt hiệu quả
ngoài những yếu tố vốn, tư liệu sản xuất như các ngành khác, sản xuất nông nghiệp
còn phụ thuộc vào những yếu tố đặc trưng khác mà không một ngành sản xuất nào có.


Có sự khác biệt như vậy là do sản xuât nông nghiệp có những điểm khác biệt so với
các ngành sản xuất khác: đất đai là tư liêu sản xuất chủ yếu, vừa là đối tượng lao động
vừa là tư liệu lao động. Đối tượng sản xuất chủ yếu là những cơ thể sống nên có quy
luật sinh trưởng, hoạt động sản xuất thường diễn ra ngoài trời nên phụ thuộc rất nhiều
vào yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu và các nhân tố trong đó có các nhân tố chủ
yếu là nhiệt độ, ánh sáng, nước như chúng tôi đã trình bày ở phần 1.1.2.1.2 Đặc điểm
sinh thái của cây lúa. Ngoài ra, các nhân tố sau cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả sản xuất lúa:
 Giống lúa: trong sản xuất lúa, giống đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng
suất và tổng sản lượng của cây lúa.
Mỗi loại giống lúa đều có những đặc tính khác nhau về nông sinh học, sinh lý,
sinh hoá, sinh trưởng, phát triển và chất lượng. Hiện nay với kỹ thuật sinh học phát
triển con người ngày càng can thiệp sâu hơn, thúc đẩy nhanh hơn quá trình tạo, chọn
giống mới có lợi hơn cho con người bằng những phương pháp tạo giống như: lai hữu
tính, xử lý đột biến, đặc biệt là kỹ thuật di truyền đang đóng góp có hiệu quả vào việc
cải tiến giống lúa. Việc sử dụng các giống lúa ngắn ngày, (xu hướng của sản xuất nông
nghiệp hiện nay), đã cho phép làm nhiều vụ trong năm và cũng cho phép bố trí thời vụ
gieo cấy trong vụ xuân muộn hơn nhằm kéo dài thời gian sản xuất cây vụ đông, đồng
thời cũng là hướng tận dụng tốt nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên (bức xạ mặt trời, đất
đai, nguồn nước...), để tăng khả năng quang hợp thuần của ruộng lúa, tạo năng suất

ngày càng cao. Nghiên cứu vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp cho thấy:
giống lúa luôn là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất, tăng sản lượng và hạ giá thành
sản phẩm (Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Văn Thông, 1995).
 Phân bón: Cha ông ta có câu: " nhất nước nhì phân tam cần tứ giống", điều đó nói
lên rằng phân bón là một trong những nhân tố không thể thiếu, ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất của lúa. Các chất dinh dưỡng trong phân bón có vai trò quan trọng, và chiếm
tỷ lệ cao đối với cây lúa là:
+ Đạm: Đạm đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng nói chung, đặc biệt đối
với cây lúa, đạm giữ một vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất.


Đạm là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ,
thân, lá...và là một trong những nguyên tố hoá học cơ bản của cơ thể cây trồng. Trong
các vật chất khô của cây trồng có chứa từ 1-5% đạm tổng số. Thiếu đạm hay thừa
đạm đều ảnh hưởng đến năng suất cây lúa. Thiếu đạm cây thấp, đẻ nhánh kém, số
bông và hạt ít, năng suất bị giảm. Thừa đạm làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng, đẻ
nhánh vô hiệu nhiều, lúa trổ muộn dễ dẫn đến hiện tượng đổ lốp, đổ non.
+ Lân: là thành phần chủ yếu của axit nucleic, là chất chủ yếu của nhân tế bào. Trong
vật chất khô của cây có chứa hàm lượng lân từ 0,1-0,5%. Lân có mối quan hệ chặt chẽ
với sự hình thành diệp lục, protit và sự di chuyển tinh bột.
Cùng với đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng số nhánh đẻ, đồng
thời cũng làm cho lúa trổ bông và chín sớm hơn. Thiếu lân làm cho lúa đẻ nhánh ít,
thời kỳ trổ bông và chín đều chậm lại và kéo dài. Do trổ bông chậm nên hạt lép nhiều,
độ dinh dưỡng hạt gạo thấp. Thiếu lân ở thời kỳ làm đòng thì giảm năng suất một cách
rõ rệt.
+ Kali: Kali được cây hút nhiều như đạm, nhưng lúa hút thừa kali không hại bằng hút
thừa đạm. Vai trò của kali là xúc tiến sự di chuyển các chất đồng hoá và gluxit trong
cây. Vì vậy nếu lúa thiếu kali thì hàm lượng tinh bột giảm, hàm lượng đạm sẽ tăng.
Trong điều kiện thời tiết xấu thì vai trò của kali có tác dụng như ánh sáng mặt trời, xúc
tiến sự hình thành gluxit, cho nên để chống rét cho mạ xuân ở miền bắc, lúc gieo mạ

người ta cần bón một lượng kali đáng kể. Lúa thiếu kali không ảnh hưởng đến đẻ
nhánh mấy nhưng cây lúa lùn, thấp, lá hẹp, màu xanh tối, hàm lượng diệp lục giảm, lá
mềm yếu và rũ xuống. Thiếu kali ở thời kỳ làm đòng sẽ làm cho các gié bông thoái
hoá nhiều, số hạt ít, trọng lượng hạt giảm, hạt xanh, hạt lép và hạt bạc bụng nhiều,
phẩm chất gạo bị giảm sút.
 Lao động
Ngoài các nhân tố trên thì lao động cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất cây lúa. Tất nhiên nếu không có lao động thì quá trình lao động
không được tiến hành và vì vậy sẽ không có kết quả sản xuất. Tuy nhiên việc bố trí lao
động thế nào cho hợp lý vừa đạt hiệu quả cao trong sản xuất lúa đồng thời đạt hiệu quả
cao trong các hoạt động khác là mục tiêu quan trọng nhất. Bởi vì trong sản xuất nông


nghiệp không đơn thuần chỉ là sản xuất lúa mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác như
chăn nuôi, làm nghề phụ...
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, cho năng suất cao. Hiện nay trên thế
giới có khoảng hơn 100 nước trồng lúa. Vùng trồng lúa tương đối rộng: có thể trồng ở
các vùng vĩ độ cao như Hắc Long Giang (Trung Quốc) 530B, Tiệp 490B, Nhật, Italia,
Nga 450B đến Nam bán cầu: New South Wales (Úc): 350B. Vùng phân bố chủ yếu ở
châu Á từ 300B đến 100N. Năng suất trên phạm vi thế giới đã đạt tới 60-80 tạ/ha/vụ.
Theo thư viện tỉnh Nghệ An năm 2008.
Sản xuất lúa gạo trong vài ba thập kỷ gần đây đã có mức tăng trưởng đáng kể
(so với năm 1970 có diện tích trồng lúa là 134.390 triệu ha, năng suất 2,3 tạ/ha, sản
lượng 308,767 triệu tấn). Tuy tổng sản lượng lúa tăng 70% trong vòng 32 năm nhưng
do dân số tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển (châu Á, châu Phi, Mỹ La
Tinh) nên vấn đề lương thực vẫn là yêu cầu cấp bách phải quan tâm trong những năm
trước mắt và lâu dài.
Sản xuất lương thực tăng chậm, không ổn định, thậm chí còn giảm tuyệt đối, dĩ

nhiên nếu tính bình quân đầu người lại càng giảm nhiều hơn. Năm 2007, trong sản
lượng lương thực (có hạt) có: 438,1 triệu tấn thóc, 596,9 triệu tấn lúa mì.
Bình quân lương thực đầu người (có hạt) toàn thế giới xấp xỉ 320 kg, riêng châu
Phi chỉ có 140 kg. Bên cạnh có tới 70 quốc gia và vùng lãnh thổ sản lượng lương thực
bình quân đầu người chỉ đạt dưới 100 kg, thì trên thế giới có 50 quốc gia và vùng lãnh
thổ có sản lượng lương thực bình quân đầu người trên 500kg, trong đó có 7 quốc gia
có sản lượng lương thực trên 1100kg (Ô-xtrây-li-a: 1754 kg, Đan Mạch: 1726 kg, Cana-đa: 1572 kg,...). Sản lượng lương thực bình quân đầu người của nhiều nước đang
phát triển ngày một giảm sút so với thời kỳ 1999-2001.
Bảng 1.1: Diện tích cây lương thực thế giới
ĐVT: nghìn ha
Chỉ tiêu

1985

2000

2004


Toàn thế giới

720 347

674 185

677 466

Mỹ

72 874


58 565

56 796

Ca-na-đa

21 708

18 145

17 172

Nga

50 594

41 145

38 915

Trong đó

(Nguồn: www.kinhtenongthon.com.vn)
Từ ba thập kỷ cuối thế kỷ XX đến nay, thế giới có nhiều tiến bộ nhảy vọt về
khoa học và công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin,... Nhiều nước, nhiều
vùng đã không chú ý tới việc tiếp tục đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nói chung, sản
xuất lương thực nói riêng. Nếu như, những năm 60-70 của thế kỷ trước thế giới bước
vào cuộc cách mạng xanh (trong đó việc lai tạo thành công và đưa các giống mới của
các loại cây lương thực vào sản xuất đại trà), đã tạo nên những bước nhẩy về sản

lượng lương thực, mà chủ yếu do tăng năng suất, thì nhiều năm gần đây không được
chú ý đúng mức không chỉ về giống, mà còn về kỹ thuật canh tác, thu hoạch và sau thu
hoạch, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong khi đó, đầu tư vào khoa học công
nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều nước phát triển gấp nhiều lần các nước đang
phát triển (tính trên 1 ha đất nông nghiệp) mặc dù năng suất ở các nước này nói chung
khá cao so với năng suất chung của thế giới. Chính vì vậy, năng suất cây trồng nói
chung, cây lương thực nói riêng của thế giới trong nhiều năm lại đây tăng rất chậm,
đặc biệt châu Á - nơi sản lượng lương thực chiếm trên 43% sản lượng lương thực có
hạt trên toàn thế giới, chưa kể châu Phi, năng suất cây lương thực rất thấp lại tăng còn
chậm hơn.
1.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Đã từ lâu cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong
nền kinh tế và xã hội của Việt Nam. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ
Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp
nguồn lương thực chủ yếu để nuôi sống cả mấy chục triệu người. Theo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trước năm 1945 diện tích trồng lúa ở hai đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ là 1,8
triệu và 2,7 triệu ha với sản lượng thóc tương ứng là 2,4 và 3,0 triệu tấn. Năng suất
bình quân là 13 tạ/ha.


Khoảng hai thập kỷ sau, vào những năm 60, miền Bắc có phong trào phấn đấu
giành 5 tấn/ha/năm. Cho đến năm 1974 đã đạt được mục tiêu này, năng suất lúa đạt
51,4 tạ/ha/năm.
Sau năm 1975, trong điều kiện đất nước thống nhất, sản xuất lúa ở Việt
Namđã có những thuận lợi mới và đã có những bước phát triển đáng kể. Với mức
tăng trưởng trên, từ chỗ hàng năm ta phải nhập khẩu khoảng 0,8 triệu tấn lương
thực quy gạo đến chỗ đã tự túc lương thực cho 70 triệu dân, ngoài ra đã có một
phần dành cho xuất khẩu.
Trong 10 năm (1996-2005) sản lượng thóc của nước ta đã tăng lên từ 26,40 lên

35,80 triệu tấn, năng suất tăng từ 3,77 tấn/ha lên 4,76 tấn/ha và xuất khẩu tăng từ 3.10
triệu tấn lên 5,52 triệu tấn gạo.
Sản lượng lúa tăng 88% thời kỳ 1990 - 2004, do năng suất tăng 56% và diện
tích tăng 27%. Hơn 70% sản lượng lúa của cả nước được sản xuất ở hai vùng đồng
bằng sông Hồng và sông Cửu Long, trong đó, đồng bằng sông Cửu Long có ưu thế
tuyệt đối cả về sản xuất và xuất khẩu gạo. Sản lượng lúa toàn vùng đã tăng từ 8,9 triệu
tấn năm 1990 lên 18,5 triệu tấn năm 2004.
1.2.3 Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Nghệ An.
Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn nhất Việt nam thuộc bắc trung bộ nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía nam giáp
tỉnh Hà Tĩnh, phía tây giáp nuớc bạn Lào. Diện tích tự nhiên là 16.487km2, dân số
3.113.055 người (Theo kết quả điều tra 1/4/2009) gần 75% dân số sống bằng nghề
nông, đời sống thu nhập thấp, là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Có địa hình
phức tạp, đồi núi nhiều, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa trung bình hàng năm
1.670 mm, nhiệt độ trung bình 25,2c, độ ẩm 86 - 87 %, đất đai xấu, chua phèn và phân
bố không đồng đều ở các huyện. Năm 2009 tổng diện tích đất tự nhiên là 1.684.729 ha,
trong đó diện tích đất trồng lúa 188.311 ha; Tuy nhiên diện tích trồng lúa có nguy cơ
ngày càng giảm, do việc phát triển các khu công nghiệp, nhà ở, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi.
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Nghệ An qua các năm.
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2006


244644

42.54

1040674


2007

249297

45.88

1143852

2008

240911

43.74

1053788

2009

244474

47.22

1154364


( Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 của tỉnh Nghệ An).
Nhìn chung sản lượng có tăng theo các năm. Tuy vậy, sản lượng lúa của năm
2008 giảm so với năm 2007 vì năm 2008 hầu hết trên toàn tỉnh phải hứng chịu dịch
rầy nâu, cuốn lá ở lúa nên dẫn tới sản lượng giảm rõ rệt.
Mặc dù diện tích trồng lúa tăng ít nhưng do năng suất tăng nhanh nên sản
lượng lúa của tỉnh tăng khá nhanh. Toàn tỉnh tăng 84407 tấn ( tăng 18%). Các huyện
có nhiều diện tích lúa có thể tưới tiêu chủ động là Yên Thành, Nam Đàn, Quỳ châu,
Anh Sơn … đã chủ động đưa giống lúa lai Trung Quốc có năng suất cao và gieo cấy
với diện tích lớn nên sản lượng lúa các huyện tăng nhanh.
Từ năm 2006 năng suất lúa tăng nhanh là do Tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ
nông nghiệp, đồng thời với chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước về việc chuyển
đổi ruộng đất, từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn nhằm đưa cơ giới vào sản xuất và khuyến
khích áp dụng các tiến bộ Khoa học kỹ thuật nhất là giống mới có năng suất cao vào
sản xuất trên diện rộng.
Nhìn chung, tình hình sản xuất lúa của tỉnh có chiều hướng giảm dần về diện
tích do chuyển dịch đất trồng lúa sang đất ở hoặc sang cây trồng khác nhưng về năng
suất và tổng sản lượng ngày càng tăng đáp ứng được về lương thực tại chỗ cũng như
cung cấp cho các vùng lân cận.
1.2.4 Tình hình sản xuất lúa của huyện Yên Thành.
Yên Thành là vùng đất nửa trung du miền núi, nửa đồng bằng. Phía bắc giáp
các huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu; phía đông giáp huyện Diễn Châu; phía
đông nam giáp huyện Nghi Lộc, phía nam giáp huyện Đô Lương, phía tây giáp huyện
Tân Kỳ. Theo Niên giám thống kê huyện Yên Thành năm 2010.
Về địa hình có thể chia thành 2 vùng rõ rệt. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp
18890,52 ha chiếm 34,43% so với tổng diện tích đất tự nhiên
+ Đất trồng lúa: 13264,99 ha
+ Đất màu và cây hằng năm: 2378,59 ha
+ Đất lâm nghiệp: 13650,42 ha
+ Đất chuyên dùng


:

9278,6 ha chiếm 16,91%


+ Đất ở

:

1864,97 ha chiếm 3,4 %

+ Đất chưa sử dụng

:

10938,86 ha chiếm 19,94%

+ Đất mặt hồ nước

:

235,49 ha chiếm 0,43 %

Yên Thành là huyện có phần đất tự nhiên tương đối rộng, địa hình khá bằng
phẳng, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển cây lúa. Trong những năm qua,
Yên Thành đã đầu tư thích đáng cho đồng ruộng nhằm khai thác hết tiềm năng, lợi thế
sẵn có, ứng dụng triệt để các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đem lại hiệu
quả kinh tế cao, chủ trương của huyện cho những năm tới là tiếp tục chuyển đổi cơ cấu
sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất

nông nghiệp với chế biến thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đưa
giống cây, giống con có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao vào sản xuất để nâng
cao sức cạnh tranh hàng hóa. Đặc biệt là vấn đề công tác giống thường xuyên được
cấp uỷ, chính quyền coi trọng và đặt lên hàng đầu, nhờ sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ
trong việc đổi mới cơ cấu giống, kết hợp với việc hướng dẫn nông dân về quy trình kỹ
thuật và chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, mùa vụ và tăng đầu tư thâm canh nên đã đưa năng suất, sản lượng lúa năm sau
cao hơn năm trước.

Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện Yên Thành qua các năm
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản Lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2007

25736,5

53,48


137647

2008

26187,1

59,64

156186

2009

26192,5

40,55

106211

Năm

(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Yên Thành 2009).
Nhìn chung diện tích trồng lúa của huyện vẫn tăng lên hàng năm, năm 2007 là
25736,5 ha, năm 2008, diện tích tăng lên đạt 26187,1 ha. Về năng suất: Từ năm 2007 2008 năng suất ngày càng tăng (53,48 tạ/ha - 59,64 tạ/ha). Sản lượng lúa năm 2007 2008 tăng từ 137647 tấn lên 156186 tấn. Nhưng đến năm 2009, năng suất bình quân


chung của cả năm giảm mạnh do vụ hè thu phần lớn diện tích toàn huyện bị nhiễm
bệnh lùn sọc đen, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con nông dân trong
toàn huyện.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA

BÀN XÃ TRUNG THÀNH HUYỆN YÊN THÀNH TỈNH NGHỆ AN
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Trung Thành là một xã nằm ở phía nam của huyện Yên Thành, cách trung tâm
huyện 4km, có đường tỉnh lộ 538 chạy qua, có khá nhiều thuận lợi về giao thông, tiếp
cận dễ dàng với nền kinh tế thị trường bên ngoài. Địa giới hành chính được xác định:
Phía Nam giáp Nam Thành, phía Đông giáp Long Thành, Phía Bắc giáp Bắc Thành.
Trung Thành có tổng diện tích tự nhiên : 790,10 ha
Trong đó:

- Đất nông nghiệp

: 644,94 ha

- Đất phi nông nghiệp

: 111,21 ha

- Đất chưa sử dụng

: 33,95 ha

Địa hình phân thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng cao là vùng bán sơn địa, có đồi núi, ruộng sản xuất có độ chênh lệch
theo điều kiện tự nhiên từ Tây sang Đông.
- Vùng mưng là vùng thâm canh của xã có trục đường tỉnh lộ 538 chạy qua, có
chợ Rộc là trung tâm trao đổi hàng hoá của xã với các xã bạn rất thuận lợi cho giao lưu
kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Vùng sâu là vùng có diện tích sản xuất tương đối nhiều, đất đai màu mỡ

nhưng thường bị lụt đe doạ.
Bên cạnh đó mạng lưới đường giao thông nông thôn của xã phát triển mạnh
được bê tông hoá. Có kênh tiêu Bàu và kênh tưới N4B chạy qua xã. Đây là hai con
kênh có tác dụng rất lớn trong việc phục vụ nước tưới tiêu của xã, và cung cấp phù sa
cho đồng ruộng mùa mưa lũ. Nhưng đây cũng là điều bất lợi khi mùa lũ gây ra sạc lở,


bồi lấp làm mất đất sản xuất ở dọc con sông này. Mạng lưới thủy lợi của xã phát triển
và đã kiên cố hoá kênh mương nội đồng phục vụ tưới tiêu cho 100% diện tích đất nông
nghiệp của xã. Đó cũng là điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển nông nghiệp của
xã.
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Xã Trung Thành nói riêng và huyện Yên Thành nói chung nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm chia 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa nắng.
- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, vào mùa này có gió Đông Bắc thổi mang theo
không khí lạnh. Tuy tốc độ gió không lớn nhưng rất lạnh, nhiệt độ giảm theo ngày từ
2-30C. Trong năm , tháng 1 là tháng thời tiết lạnh nhất, nhiệt độ trung bình có khi
xuống dưới 200C. Mùa này mưa rất lớn thường xuyên xảy ra lụt lội, đặc biệt tập trung
vào tháng 9, tháng 10, tháng 11, trong 3 tháng này chiếm 80% lượng mưa cả năng, đầu
tháng 12 lượng mưa giảm dần.
- Mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Mùa này thường xuất hiện gió Nam gồm gió Đông
Nam và gió Tây Nam. Đặc biệt vào độ tháng 5 đến tháng 7 có những đợt gió Tây Nam
( gọi là gió Lào ) nóng và khô nhưng không kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đối với cây
trồng. Nhiệt độ có khi lên đến 390C, trong mùa này thường có mưa rào, mưa giông xảy
ra trong ngày, thời gian mưa không lâu và lượng mưa không lớn lắm.
 Những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố thời tiết thường xảy ra:
o Khó khăn
- Lũ lụt: Về mùa mưa với lượng mưa kéo dài, đặc biệt là có mưa lớn ở đầu
nguồn sông bàu chảy về làm nước dâng lên nhanh gây ngập úng, do vậy phải bố trí
lịch thời vụ và cơ cấu giống để thu hoạch vụ Hè Thu trước 30 tháng 9 hàng năm.

- Bão: Vào mùa mưa do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hình thành từ biển
chuyển thành bao đổ bộ vào đất liền với sức gió rất mạnh gây thiệt hại lớn về nhà của
và hoa màu.
o Thuận lợi
- Bên cạnh khó khăn về lũ lụt thì hằng năm hệ thống đông áng của Trung Thành
cũng được bù đắp một lượng lớn phù sa màu mỡ từ con sông Đào.


×