Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây keo trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.75 KB, 71 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

****

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY KEO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAKRÔNG TỈNH
QUẢNG TRỊ

NGUYỄN MẠNH HIỀN

Khóa học: 2007 – 2011
SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN

1


Khóa luận tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

****



Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY KEO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAKRÔNG TỈNH
QUẢNG TRỊ

Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Đức Tính
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp

: R7 - KTNN

Huế, tháng 05 năm 2011
SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN

2


Khóa luận tốt nghiệp

Lời Cảm Ơn
Khoá luận tốt nghiệp là kết quả của 4
năm học tập tại trường, cùng với việc tìm hiểu
kết hợp với những tích luỹ, đúc kết kinh nghiệm
trong quá trình thực tập và sự nỗ lực phấn đấu

hết sức của bản thân.
Để thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân và
tổ chức. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu
của quý thầy, cô giáo và tập thể cán bộ
trường Đại học Kinh tế Huế, đặc biệt là thầy
giáo TS. Bùi Đức Tính. Tôi cũng nhận được sự
giúp đỡ của tập thể cán bộ Phòng nông
nghiệp huyện Đakrông, và đặc biệt là bà con
nông dân trên đìa bàn ba xã. Bên cạnh đó, tôi
còn nhận được sự động viên quý báu từ bố
mẹ, những người thân và bạn bè. Vậy, hôm nay:
- Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến quý
thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã
trang bò cho tôi kiến thức để thực hiện đề tài.
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo
TS. Bùi Đức Tính, người thầy đã trực tiếp hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập,
nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận này.
- Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn các
hộ nông dân trồng keo ở ba xã trên đòa bàn
huyện đã cung cấp những kiến thức, số liệu
thực tế cũng như tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực tập.
- Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến
Bố Mẹ, những người thân và bạn bè đã luôn
bên cạnh động viên tôi về mọi mặt.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2011

Sinh viên:
Nguyễn Mạnh Hiền
SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN

3


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

TN & MT

Tài nguyên và môi trường

NN

Nông nghiệp

KTV - KTTT

Kinh tế vườn - kinh tế trang trại

UBND

Uỷ ban nhân dân

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TLSX

Tư liệu sản xuất

ĐVT

Đơn vị tính

BQC

Bình quân chung

BQ

Bình quân

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

LN

Lâm nghiệp

GO

Tổng giá trị sản xuất


IC

Chi phí trung gian

VA

Giá trị gia tăng

LN

Lợi nhuận

NPV

Giá trị hiện tại ròng

SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN

4


Khóa luận tốt nghiệp

BẢNG BIỂU
Bảng

Tên


Trang

Bảng 1 : Báo cáo thực hiện một số chỉ tiêu lâm nghiệp 2010........................................14
Bảng 2 : Diện tích rừng trồng hăng năm trên địa bàn .......................................... 17
Bảng 3 : Tỷ trọng cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2009 ................... 26
Bảng 4 : Tình hình dân số huyện trong giai đoạn 2007 – 2009 ............................ 29
Bảng 5 : Tình hình lao động trên địa bàn năm 2010 ............................................ 30
Bảng 6 : Tình hình sử dụng đất đai của huyện năm 2010 .................................... 31
Bảng7 : Phân bổ số hộ điều tra ............................................................................ 37
Bảng 8 : Nguồn lực lao động của hộ trồng rừng .................................................. 38
Bảng 9 : Tình hình sử dụng đất đai của hộ........................................................... 40
Bảng 10 : Tư liệu sản xuất và nguồn vốn của hộ ................................................... 41
Bảng 11 : Ngồn vốn sản xuất của hộ điều tra......................................................... 43
Bảng 12 : Diện tích trồng keo qua các năm của hộ điều tra................................... 43
Bảng 13 : Chi phí đầu tư cho cả chu kỳ trồng rừng của hộ .................................... 44
Bảng 14 : Tỷ trọng chi phí trong cả chu kỳ trồng rừng .......................................... 46
Bảng 14 : Kết quả và hiệu quả cây keo cho 1ha..................................................... 48
Bảng 15 : Bảng hiệu quả kinh tế theo NPV ( r = 10%) .......................................... 50
Bảng 16 : Dịch vụ hộ nông dân được tiếp cận ....................................................... 54
Bảng 17 : Nhu cầu, nguyện vọng của hộ điều tra................................................... 55

SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN

5


Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá
hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo tại địa bàn huyện Đakrông. Phân tích những khó
khăn hạn chế của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư trồng keo trên dịa bàn
huyện. Từ đó đề xuất những giải pháp tích cực góp phần phát triển, nâng cao hiệu quả
kinh tế của cây keo cho người dân địa phương. Đề ra phương hướng cho địa phương
nhằm mở rộng diện tích trồng keo của các hộ gia đình trên địa bàn huyện.
- Đánh giá thực trạng sản xuất của các nông hộ trồng keo, đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả trồng keo của các nông hộ trên địa bàn huyện.
- Phân tích các số liệu thu thập được từ các cán bộ phòng nông nghiệp huyện và
từ các hộ điều tra. Đánh giá tình hình, nêu các khó khăn thuận lợi của việc trồng keo.
Tìm ra những yếu tố nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây keo.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng keo trên địa bàn huyện.
2. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
Điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ dân trồng keo ở 3 xã trên địa bàn huyện, số
liệu từ phòng kinh tế và phòng nông nghiệp của huyện.
Sử dụng các tài liệu tham khảo từ các giáo sư, tiến sỹ, báo cáo, tài liệu và các
trang websize có nội dung liên quan tới khóa luận tốt nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu
-

Thu thập và phân tích số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập các loại số liệu thứ cấp từ Phòng nông nghiệp Huyện, từ
Niên giám thống kê Huyện, sách báo, tài liệu tham khảo, internet.... Để từ đó có được
các số liệu cần thiết cho quá trình làm khoá luận.

SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền


Lớp R7 - KTNN

6


Khóa luận tốt nghiệp
-

Thu thập và phân tích số liệu sơ cấp.

Nghiên cứu tiến hành khảo sát theo hình thức chọn mẫu điều tra, cụ thể tôi tiến
hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ gia đình trồng keo ở 3 xã trên địa bàn huyện.
-

Sử dụng phương pháp thông kê.

Trình bày tổng hợp và phân tích số liệu thông kê để có thể nêu rỏ được vấn đề
nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu để tính các chỉ tiêu của đề tài
như: NPV, IRR, GO, IC, VA, BC …
4. Kết quả nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu hiệu quả trồng keo trên địa bàn huyện cho ta thấy, kinh
tế lâm nghiệp trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh và đồng đều ở các lĩnh vực như
chăm sóc rừng, khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng xúc tiến tái sinh rừn tự nhiên. Hoạt
động kinh doanh rừng trồng đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội tại
địa phương, giải quyết lượng lớn lao động dư thừa tại chổ, đời sống của người dân
không ngừng được nâng cao. Trong những năm qua diện tích trồng keo trên địa bàn
huyện không ngừng tăng lên, năm 2010 diện tích trồng keo của các hộ điều tra là 40 ha
điều này cho ta thấy được rằng người dân phần nào đã tiếp cận được với hoạt động trồng
rừng trên địa bàn. Như vậy việc trồng rừng đã khẳng định được vị thế của mình trong
giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân. Hoạt động

trồng keo trên địa bàn huyện mang lại hiệu quả khá cao cho các hộ tham gia trông rừng,
một số hộ gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu trên chính những mảnh đất mà
trước đây hộ đã từng khai hoang làm nương rẩy.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động trồng keo trên địa bàn vẫn
còn gặp nhiều hạn chế: Các hộ trồng keo vẫn còn thiếu trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động trồng rừng: máy móc, thiết bị sản xuất. Việc cấp đất, giao đất cho người dân vẫn
còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định diện tích đất cho từng hộ gia đình. Các tổ
chức, trung tâm hướng dẫn tập huấn kỷ thuật của trung tâm khuyến lâm còn nhiều hạn
chế. Chất lượng giống và nguồn giống phần nào vẫn còn bị hạn chế.
SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN

7


Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động sản xuất nói chung và sản xuất lâm nghiệp nói riêng, thực chất là
việc sử dụng các yếu tố nguồn lực hữu hạn để tạo ra sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu
của con người. Hiện nay lâm nghiệp là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng đối với
nền kinh tế quốc dân và trong xu hướng toàn cầu hoá ngành lâm nghiệp ngày càng
khẳng định vị trí của mình thông qua các mặt hàng xuất khẩu có nguồn gốc từ lâm sản
không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới. Hằng năm
thu về hàng tỷ ngoại tệ góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Sản phẩm của
ngành lâm nghiệp không chỉ đem lại những giá trị trực tiếp mà còn đem lại những giá
trị gián tiếp như bảo vệ môi trường sống, cải tạo đất, cân bằng môi trường sinh thái.
Từ đó ta thấy được sự đóng góp to lớn của ngành lâm nghiệp đối với đối với đời sống

xã hội và xem đây là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Vì vậy trong chiến lược
phát triển của toàn bộ nền kinh tế chúng ta không thể tách rời quá trình phát triển của
ngành kinh tế lâm nghiệp.
Trong nhiều thập kỷ qua việc trồng rừng trong nước chỉ nhằm mục đích tăng độ
che phủ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Nhưng trong những năm vừa qua cùng với sự
phát triển của xã hội ngày nhu cầu về các mặt hàng càng tăng lên trong đó có cả mặt
hàng lâm sản. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu đó con người khai thác một cách ồ ạt thiếu
quy hoạch làm cho diện tích rừng liên tục giảm. Tình trạng chặt phá rừng làm nương
rẫy và khai thác bừa bãi không hợp lý diễn ra hằng ngày đang trở thành vấn nạn đối
với quốc gia. Điều này đã tác động không nhỏ đến môi trường, làm phá vỡ môi trường
sinh thái và nếu không có những biện pháp cứng nhắc, kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến
đời sống con người trong hiện tại và trong tương lai. Trước tình hình đó Nhà nước đã
ban hành những chủ trương chính sách phát triển lâm nghiệp, bên cạnh đó còn thực
hiện nhiều chương trình như đầu tư hỗ trợ vay vốn trồng rừng. Có hàng loạt chương
trình đan xen kết hợp với nhau để cùng nhau hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp một
cách toàn diện hơn: như Chương trình giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình, Dự án
SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN

8


Khóa luận tốt nghiệp
trồng mới 5 triệu ha rừng… Chính sách giao đất giao rừng giúp cho người dân an tâm
sử dụng đất lâm nghiệp, hưởng lợi từ nguồn rừng và từng bước tạo môi trường pháp lý
khuyến khích hộ tham gia vào phát triển nghề rừng mang lại thu nhập, cải thiện đời
sống góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động và hạn
chế nạn phá rừng.
Khi nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp ngày càng cao cần phải tập

trung và cùng chủng loại nên việc trồng rừng nguyên liệu công nghiệp đã trở thành xu
hướng tất yếu. Trong các loại cây nhập nội, một số loài keo đã tỏ ra thích hợp với
nhiều vùng sinh thái nước ta và đã trở thành những loài cây chủ lực trong phát triển
trồng rừng. Cây keo là cây lâm nghiệp dài ngày có thời gian sinh trưởng từ 5 - 7 năm.
Là loài cây có khả năng thích ứng rộng, sinh trưởng nhanh, chống chịu tốt, mang lại
hiệu quả kinh tế khá cao đồng thời lại phù hợp với đông bào dân tộc thiểu số.
Quảng Trị là một tỉnh miền trung có điều kiện thời tiết khắc nghiệt chịu hậu quả
nặng nề của gió tây nam khô nóng cũng đang thực hiện trồng rừng từ dự án 661 của tỉnh
đã thành công ngoài mong đợi. Ngoài công tác khoanh nuôi tái sinh, khoản bảo vệ rừng
cũng được chú trọng góp phần đưa độ che phủ của rừng lên 29,7% năm 1999 đến 45,7%
năm 2010. Mặc dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng Quảng Trị vẫn thuận lợi trồng
các loại cây công nghiệp như: cà phê, cao su và cây keo. Đánh giá nhu cầu và năng lực
của doanh nghiệp sơ chế gỗ keo tại khu vực miền Trung cho thấy, diện tích trồng keo 3
vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên chiếm 50% diện tích keo của
cả nước. Riêng ở Quảng Trị vùng nguyên liệu keo khá phong phú, chất lượng gỗ keo tốt
đảm bảo chất lượng cho sản phẩm đồ gỗ, từ đó cho thấy được cây keo mang lại hiệu quả
kinh tế cao góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện được đời sống.
Huyện Đakrông là huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Trị đã được hưởng
lợi ích chính từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ năm 2006
đến nay tỉnh đã giao thí điểm cho cộng đồng thôn, bản và hộ gia đình người dân tộc
Vân Kiều, Pa Kô hàng chục hecta rừng để trồng mới những loại cây có giá trị kinh tế
cao như keo lá tràm chính vì vậy người dân yên tâm sử dụng đất không phải trả phí

SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN

9



Khóa luận tốt nghiệp
cho việc thuê đất nên diện tích trồng keo không ngừng tăng lên trong những năm qua
mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân vươn lên làm giàu từ cây keo đồng thời
nâng cao được ý thức bảo vệ rừng.
Tuy vậy vẫn còn tồn tại những khó khăn, là một huyện miền núi còn yếu về cơ sở
vật chất gây trở ngại đến quá trình tiêu thụ tiếp cận thị trường và bị ảnh hưởng bởi thời
tiết. Đồng thời giá các yếu tố đầu vào tương đối cao gây khó khăn lớn trong khả năng
đầu tư của người dân nên gây ảnh hưởng đên tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây.
Nhiều khu vườn xa khu dân cư nên gặp khó khăn trong công tác bảo vệ, phòng chống
cháy rừng. Từ những tồn tại đó ta nghiên cứu và tìm ra hướng giải pháp cụ thể để cây
keo phát triển một cách ổn định và bền vững là việc làm mang ý nghĩa thực tiển sâu sắc.
Để có thể nhìn thấy rỏ giá trị thiết thực mà cây keo mang lại cho người dân nơi
đây và đưa ra một số giải pháp, phương hướng để phát triển cây keo trên địa bàn
huyện Đakrông vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây keo
trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Mục đích.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá
hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo tại địa bàn huyện Đakrông. Phân tích những khó
khăn hạn chế của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư trồng keo trên dịa bàn
huyện. Từ đó đề xuất những giải pháp tích cực góp phần phát triển, nâng cao hiệu quả
kinh tế của cây keo cho người dân địa phương. Đề ra phương hướng cho địa phương
nhằm mở rộng diện tích trồng keo của các hộ gia đình trên địa bàn huyện.
Mục tiêu cụ thể.
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh tế trồng keo ở địa bàn
nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN 10



Khóa luận tốt nghiệp
- Phân tích tình hình trồng keo trên toàn huyện Đakrông và xác định được hiệu
quả kinh tế mang lại từ hoạt động trồng keo.
- Phân tích nhưng khó khăn, hạn chế tác động đến hoạt động trồng keo.
- So sánh hiệu quả kinh tế từ trồng keo giữa các xã trên địa bàn từ đó xác định
được lợi thế của các xã.
- Đưa ra những giãi pháp, định hướng thích hợp cho việc phát triển và nâng cao
hiệu quả trồng keo trên địa bàn.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập và phân tích số liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập các loại số liệu thứ cấp từ Phòng nông nghiệp Huyện, từ
Niên giám thống kê Huyện, sách báo, tài liệu tham khảo, internet.... Để từ đó có được
các số liệu cần thiết cho quá trình làm khoá luận.
- Thu thập số liệu về tổng diện tích rừng keo đã và đang được trồng trên địa bàn
huyện.
- Số liệu về tổng diện tích đất trống đồi núi trọc để có phương hướng giao đất
giao rừng cho các hộ dân trồng keo.
- Số liệu về tình hình kinh tế xã hội của huyện và các xã tiến hành điều tra để so
sánh.
- Và một số số liệu liên quan đến quá trình làm khoá luận.
- Tài liệu kỹ thuật của các chương trình dự án về trồng keo ở địa phương, của
các cấp ngành…
Thu thập và phân tích số liệu sơ cấp.
- Nghiên cứu tiến hành khảo sát theo hình thức chọn mẫu điều tra, cụ thể tôi tiến
hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ gia đình trồng keo ở 3 xã trên địa bàn huyện.

SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền


Lớp R7 - KTNN 11


Khóa luận tốt nghiệp
- Tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau (thư viện, sách báo tạp chí nghiên
cứu khoa học, internet…)
- Sử dụng mô hình hồi quy trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả
kinh tế của hoạy động trồng keo.
Sử dụng phương pháp thông kê.
- Trình bày tổng hợp và phân tích số liệu thông kê để có thể nêu rỏ được vấn đề
nghiên cứu.
- Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu để tính các chỉ tiêu của đề tài như:
NPV, IRR, GO, IC, VA, BC …
- Sử dụng các phần mềm xữ lý số liệu excel, … để tính toán các số liệu phục vụ
cho quá trình làm khoá luận.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế
cấy keo của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đakrông.
Phạm vi nghiên cứu: Các hộ tham gia trồng keo trên địa bàn huyện chủ yếu tập
trung ở 3 xã Triệu Nguyên, Hướng Hiệp và xã Tà Long.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng trồng keo trong thời kỳ 2008 –
2010 và đưa ra định hướng, giải pháp phát triển quy mô trồng keo trong thời gian tới.

SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN 12


Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN II

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỷ thuật
và hiệu quả phân phối. Điều này cho chúng ta thấy rằng cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều
được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh. Hiệu quả
kinh tế của quá trình sản xuất gắn với việc trao đổi, vì thế nó chịu ảnh hưởng của các quy
luật kinh tế như: Quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị...
Hiện nay đang có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế chẳng hạn theo
tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh cho rằng “hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định”. Nhưng theo các
tác giả Farrell, Schultz, Rizzo và Ellis thì cho rằng hiệu quả kinh tế đạt được trong sản xuất
nông nghiệp phải phân biệt được ba khái niệm về hiệu quả: Hiệu quả kỷ thuật, hiệu quả
phân phối, hiệu quả kinh tế.
Hiêu quả kỷ thuật là số sản phẩm đầu ra có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu
vào hay nguồn lực được sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỷ thuật hay công
nghệ áp dụng trong lâm nghiệp. Nó cho ta biết một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất sẽ
đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá bán sản phẩm và giá
đầu vào được tính đến phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí chi thêm
về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỷ thuật có tính
đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá đầu ra.
Qua đó ta thấy việc đánh giá hiệu quả sản xuất lâm nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua đó xác định mức hiệu quả của việc sử dụng
nguồn lực trong sản xuất, xây dựng được giải pháp thích hợp từ các nguyên nhân ảnh

SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN 13


Khóa luận tốt nghiệp
hưởng đến hiệu quả kinh tế. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế được coi là căn cứ để xác định
phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất lâm nghiệp.
1.1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Phương pháp thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu
được và chi phí bỏ ra.
Như vậy muốn xác định được hiệu quả kinh tế thì ta phải xác định được kết quả và
chi phí bỏ ra. Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là toàn bộ các chi phí cho các yếu tố
đầu vào như: đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên vật liêu, giống....
H

Công thức:
Trong đó,

Q
C

H là hiệu quả kinh tế
Q là khối lượng sản phẩm thu được
C là chi phí bỏ ra

Phương pháp này phản ánh rỏ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một
đơn vị nguồn lực đã sử dụng dem lại bao nhiêu kết quả, do đó giúp ta so sánh được hiệu quả
ở các quy mô khác nhau..
Phương pháp thứ hai hiệu quả kinh tế được xác định bằng bằng tỷ số giữa phần trăm

tăng lên của kết quả thu được với phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra.
H

Công thức được xác định như sau :

Q
C

Trong đó : Q là phần trăm tăng lên của kết quả
C là phần trăm tăng lên của chi phí

Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, nó xác định
lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay là một đơn vị chi phí tăng
thêm đã tạo ra bao nhiêu kết quả tăng thêm.
Vậy hiệu quả kinh tế có nhiều cách tính khác nhau mỗi cách tính đều phản ánh một
khía cạnh nhất định về hiệu quả kinh tế. Do đó tùy theo từng điều kiện của mỗi doanh
nghiệp mà ta có thể lựa chọn một phương pháp tính phù hợp.
SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN 14


Khóa luận tốt nghiệp
1.1.1.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a. Giá trị sản xuất (GO).
GO cho biết trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất đơn vị sản xuất tạo ra một
khối lượng sản phẩm có giá trị là bao nhiêu.
GO  Q * P

- Q là khối lượng sản phẩm thứ i

- P là giá của sản phẩm thứ i
b. Giá trị trung gian (IC).
IC là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình tạo ra sản
phẩm. Bao gồm các loại chi phí: Chi phí trồng cây (giống, phân, lao động, lãi suất, vận
chuyển, …); Chi phí bảo vệ rừng keo …
c. Giá trị gia tăng (VA)
VA là giá trị sản phẩm vật chất dịch vụ mà các ngành sản suất tạo ra trong một chu
kỳ. Công thức VA  GO  IC
d. Tổng chi phí sản xuất (TC)
TC là toàn bộ hao phí về vật chất, dịch vụ và lao động đac đầu tư cho tất cả các hoạt
động sản xuất kinh doanh trong năm.
Chi phí cơ hội là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn
phương án khác. Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn.
Chi phí cơ hội = TC * r
e. Giá trị hiện tại (PV)
Là xem xét trên quan điểm kinh doanh mỗi đồng vốn bỏ ra phải không ngừng
vận động và sinh lời. Có thể thấy một đồng tiền thu được tại một thời điểm trong
tương lai không thể bằng một đồng tiền trong thời điểm hiện tại. Để đánh giá một cách
tương đối chính xác các khoản thu trong tương lai người ta có thể sử dụng phương
pháp tính giá trị hiện tại.
SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN 15


Khóa luận tốt nghiệp
PV 

Công thức:


FV1
FV2
FVn

 .... 
1
2
1  r  1  r 
1  r n

- PV là giá trị hiện tại của dòng tiền
- FV1, FV2,…, FVn là giá trị các khoản tiền ở cuối các thời điểm khác nhau trong
tương lai.
- r là lãi suất, n là số năm ở chu kỳ dòng tiền.
f. Giá trị hiện tại ròng (NPV).
NPV là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu trừ cho giá trị hiện tại dòng chi
phí tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn. NPV được tính theo công thức:
n

NPV  
t 0

( Bt  Ct )
1  r t

- Bt Khoản thu hằng năm và cả giá trị thanh lý khi hết thời kỳ kinh doanh
- Ct Là chi phí hằng năm của năm t và cả vốn ban đầu bỏ ra tài sản cố định và tài sản
lưu động ở thời điểm ban đầu và cả thời điểm trung gian.
- t là thời gian dòng tiền, r là tỉ lệ chiết khấu được chọn.
g. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)

IRR là mữc lãi suất nếu dùng nó là hệ số chiết khấu để tính chuyển khoản thu chi
của dự án về mặt thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ bằng với tổng chi.
IRR  r1  r2  r1 

NPV1
NPV1  NPV2

- IRR là hệ số hoàn vốn nội bộ.
- r1 là lãi suất thấp hơn IRR
- r2 là lãi suất cao hơn IRR
- NPV1 là giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất r1
- NPV2 là giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất r2

SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN 16


Khóa luận tốt nghiệp
h. Tỷ lệ lợp ích trên chi phí (BCR hoặc B/R)
n

BCR 

Bt

 (1  r )
t 0
n


Ct

 (1  r )
t 0

t

t

- Bt Khoản thu hằng năm và cả giá trị thanh lý khi hết thời kỳ kinh doanh
- Ct Là chi phí hằng năm của năm t và cả vốn ban đầu bỏ ra tài sản cố định và tài sản
lưu động ở thời điểm ban đầu và cả thời điểm trung gian.
- r là lãi suất được chọn.
1.1.2

Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của cây keo

1.1.2.1 Nguồn gốc
Chi Keo (Acacia) là một chi của một số loài cây thân bụi và thân gỗ có nguồn gốc tại
đại lục cổ Gondwana, thuộc về phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Hiện nay, người ta biết khoảng 1.300 loài cây keo trên toàn thế giới, trong đó khoảng 950 loài
có nguồn gốc ở Australia, và phần còn lại phổ biến trong các khu vực khô của vùng nhiệt đới
và ôn đới ấm ở cả hai bán cầu, bao gồm châu Phi, miền nam châu Á, châu Mỹ. Tuy nhiên, chi
Acacia dường như là không đơn ngành. Phát hiện này đã dẫn tới sự chia tách Acacia thành 5
chi mới. (Nguồn: )

1.1.2.2 Đặc điểm sinh học của cây keo
Lá của các loài keo nói chung là loại lá hình lông chim phức. Tuy nhiên, ở một số
loài đặc biệt ở Australia và các đảo trên Thái Bình Dương thì các lá chét bị triệt tiêu và các
cuống lá có dạng phẳng và bẹt, hướng lên trên, có tác dụng giống như lá; chúng được gọi là

cuống dạng lá. Hướng thẳng đứng của các cuống dạng lá bảo vệ cho các loài cây này không
bị quá nóng do ánh sáng dữ dội của Mặt Trời, do chúng chắn ít ánh sáng hơn so với các lá
cây nằm ngang. Một số loài thiếu cả lá lẫn cuống dạng lá, nhưng có cành dạng lá, là một
phần của thân cây đã biến đổi thành dạng tương tự như lá để có chức năng quang hợp.
SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN 17


Khóa luận tốt nghiệp
Các hoa nhỏ có 5 cánh hoa rất nhỏ, gần như ẩn kín trong các nhị hoa dài và được
phân bổ trong các cụm hoa dày dặc dạng hình cầu hay hình trụ; chúng có màu vàng hay
màu kem ở một số loài, một số loài khác thì màu hơi trắng hay thậm chí là tía hoặc đỏ.
Các loài thường có gai, đặc biệt ở các loài sinh trưởng trong khu vực khô cằn. Chúng
thường là các cành bị ngắn đi, cứng và sắc, hoặc đôi khi là lá kèm dạng lá biến hóa thành.
Tại Trung Mỹ, Acacia sphaerocephala (cây gai bò) và Acacia spadicigera, các lá kèm tương
tự như gai lớn thường rỗng và cung cấp nơi làm tổ cho các loài kiến, chúng ăn các chất
được tiết ra trên cuống lá và các loại thức ăn kỳ dị ở chóp lá chét; ngược lại chúng bảo vệ
cho cây chống lại các loài côn trùng ăn lá. (Nguồn: )
1.1.3 Vị trí vai trò của cây keo
Gỗ keo đã đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ ngày càng tăng của các nhà máy giấy,
ván ép. Bên cạnh đó gỗ keo còn cung ứng gỗ cho ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản.
Ngoài ra, gỗ keo còn được dùng để chế biến các loại sản phẩm như: đồ gia dụng, bàn, ghế....
cung cấp nguyên liệu làm chất đốt.
Vai trò bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan: Ngoài việc đem lại những giá trị kinh
tế nhất định thi bên cạnh đó nó còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ
môi trường xã hội như: điều tiết, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và cải tạo đất, hạn chế xói mòn,
hấp thụ cacbon, hạn chế lũ lụt, lũ quét, ngăn chặn sạt lỡ đất, chống cát bay... góp phần cải
thiện cuộc sống con người.
Vai trò tạo nguồn thu nhập, giải quyết việc làm cho nhiều người dân khu vực khó

khăn, đặc biệt là người dân vùng miền núi. Bên cạnh những giá trị mang tính trừu tượng
(giá trị gián tiếp), rừng keo còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho hàng chục ngàn hộ
gia đình sống ven rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân, làm tăng hộ giàu
trong xã hội ....

SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN 18


Khóa luận tốt nghiệp
1.2

CƠ SỞ THỰC TIỂN

1.2.1 Tình hình phát triển cây keo
1.2.1.1 Tình hình trong nước
Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh
thái cho môi trường. Rừng làm dịu bớt nhiệt độ của luồng khí nóng ban ngày đồng thời duy
trì được độ ẩm. Rừng còn bổ sung khí cho không khí và ổn định khí hậu toàn cầu bằng cách
đồng hoá cacbon và cung cấp oxy. Hiện nay nước ta có tổng diện tích rừng là 13.258.700
ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.338.900 ha và rừng trồng là 2.919.800 ha. Hiện nay rừng
nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng. Hàng năm có hàng trăm ha rừng bị tàn phá, và con
người đang dần nhận lấy những hậu quả mà mình gây ra.
Có thể thấy được rằng việc về phát triển lâu dài và thực hiện các chương trình hành
động cụ thể, thì tỷ lệ hai loại rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, đang chiếm 63% diện tích
rừng toàn quốc, có tác dụng tốt trong việc bảo vệ môi trường trên diện rộng. Nhưng trên
thực tế, phẩm cấp, chất lượng rừng nhìn chung vẫn suy giảm, không tăng theo tỷ lệ rừng
che phủ, nguyên nhân do chặt chọn các loài cây quý hiếm, phá vỡ cấu trúc lâm phần tối ưu,
phá vỡ nhiều nơi sống thích hợp của các loài động thực vật của các hệ sinh thái rừng.

Diện tích rừng nước ta đang có chiều hướng tăng lên, tuy nhiên chất lượng ngày
càng giảm. Nhìn chung diện tích rừng vẫn gia tăng do trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi tự
nhiên, phần lớn tập trung tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và trên đất rừng sản
xuất. Nhưng ở những vùng đầu nguồn xung yếu, các vùng đồi núi trọc, rừng vẫn đang bị
suy thoái mạnh. Các khu rừng còn sót lại đang tiếp tục bị xâm hại. Ngoài nạn lâm tặc như
đã nói ở trên, cháy rừng đã xảy ra trên diện tích rộng, khai thác trái phép cây gỗ quý bắt gặp
ở hầu hết thượng lưu các con sông lớn, trên phạm vi cả nước, việc phát nương làm rẫy vẫn
còn tiếp diễn ở một số nơi.
Trong năm 2010, mặc dù thời tiết gây ra nhiều khó khăn cho công tác trồng rừng
như hạn hán trong những tháng đầu năm tại miền Bắc, mưa lũ vào giữa và cuối năm tại các
SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN 19


Khóa luận tốt nghiệp
tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ nhưng các địa phương đã khắc phục khó khăn để trồng rừng
và đạt tiến độ theo đúng kế hoạch, diện tích trồng rừng cả năm cao hơn năm trước. Nguyên
nhân là do Tháng 3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 416/TTg-KTTH đồng ý
cho các chủ đầu tư thực hiện dự án trồng rừng sản xuất sẽ được vay vốn từ Ngân hàng Phát
triển Việt Nam và được trả nợ một lần sau khi khai thác; Suất đầu tư trồng rừng phòng hộ
của chương trình 661 được Chính phủ điều chỉnh tăng lên 10 triệu đồng/ha (từ năm 2009)
nên đã khích lệ doanh nghiệp cũng như người dân đẩy mạnh trồng rừng đặc biệt là rừng
phòng hộ, đặc dụng. Các chỉ tiêu lâm sinh khác trong năm cũng được thực hiện rất khả
quan, hầu hết là vượt kế hoạch và tăng so với năm trước.
Hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch rừng năm 2010 có nhiều thuận lợi. Một số
chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành kịp thời đã khuyến khích người dân và các
chủ dự án mở rộng đầu tư sản xuất. Diện tích trồng rừng tập trung trên cả nước là 252 nghìn
ha, tăng 3,4 % so với cùng kỳ, vượt 22 % kế hoạch năm. Trong đó, trồng rừng sản xuất là
190,1 nghìn ha, bằng 98,4 % so với cùng kỳ, vượt 34 % kế hoạch năm; Chăm sóc rừng

trồng đạt 306,2 nghìn ha, vượt 104,5 % so với kế hoạch và tăng 21,9 % so với cùng kỳ;
Trồng cây phân tán đạt 181,5 triệu cây, đạt 90,8 % kế hoạch, vượt 0,6% so với cùng kỳ;
Khoanh nuôi tái sinh rừng đạt 765,4 nghìn ha, vượt 14,5 % kế hoạch, bằng 99,7% so với
cùng kỳ; Khoán quản lý bảo vệ rừng đạt 2.574,2 nghìn ha, vượt 70,9 % kế hoạch và tăng
1,5 % so với cùng kỳ; Thực hiện khai thác gỗ đạt 4.042,6 nghìn m3, đạt 86 % kế hoạch,
tăng 7,3 % so với cùng kỳ. (Nguồn http: //www.agroviet.gov.vn)
Nhìn chung thì các tỉnh miền Bắc đã hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2010, các
tỉnh đang tiến hành nghiệm thu, phúc tra lâm sinh và chuẩn bị thanh toán đảm bảo tiến độ
đề ra. Tính đến cuối tháng 12, ước tính các tỉnh miền Bắc đã trồng được 185.313ha rừng,
trong đó các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc trồng được 122.592ha, Bắc Trung Bộ
trồng được 43.136 ha và Đồng bằng sông Hồng trồng được 19.585 ha. Các tỉnh miền Nam
hầu hết đã kết thúc vụ trồng rừng. Đến cuối tháng 12, ước tính các tỉnh miền Nam đã trồng
được 58.359 ha, trong đó, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ trồng được 28.155 ha, các tỉnh
Tây Nguyên trồng được 21.267 ha, Đồng bằng sông Cửu Long trồng được 5.421 ha và
Đông Nam Bộ trồng được 3.516 ha. (Nguồn http: //www.agroviet.gov.vn)
SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN 20


Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 1: Báo cáo thực hiện một số chỉ tiêu lâm nghiệp 2010
Đơn vị
TT

Chỉ tiêu

Kế hoạch
tính


1

% so với

Thực hiện
cùng kỳ

Ước thực
hiện 12 tháng

Cùng kỳ

Kế hoạch

Trồng rừng tập trung

1000 ha

206.7

243.7

252

103.4

122.0

1.1


Rừng phòng hộ, đặc dụng

1000 ha

64.8

193.3

61.9

122.8

95.6

1.2

Rừng sản xuất

1000 ha

141.9

251.2

306.2

98.4

134.0


2

Chăm sóc rừng trồng

1000 ha

149.7

180.4

181.5

121.9

204.5

3

Trồng cây phân tán

Tr.cây

200

180.4

181.5

100.6


90.8

4

Khoanh nuôi tái sinh, trồng dăm

1000 ha

668.8

767.8

765.4

99.7

114.5

5

Khoán bảo vệ rừng

1000 ha

1506

2535.2

2574.2


101.5

170.9

6

Khai tác gỗ

1000 m3

4700

3766.7

4042.6

107.3

86.0

7

Khai thác củi

1000 Ste

-

27832


28232.4

101.4

8

Giá trị sản xuất lâm nghiệp

Tr.đồng

-

7043.3

7356

104.4

(Nguồn http: //www.agroviet.gov.vn)

SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN

21


Khóa luận tốt nghiệp
Tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng: Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, từ đầu

năm đến nay, số vụ cháy rừng là 880 vụ, tăng 552 vụ so với cùng kỳ năm 2009; thiệt hại
5.618ha (cùng kỳ năm 2009 là 1.548ha). Diện tích bị thiệt hại do cháy rừng tập trung chủ
yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Đông Nam Bộ. Nhìn chung, từ đầu năm đến nay
nhiều giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng đã được triển khai đồng bộ từ cấp Trung
ương tới địa phương; các đơn vị chủ rừng lớn đã chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp,
phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Sự phối hợp liên ngành, nhất là huy động các đơn
vị quân đội, công an đóng quân trên địa bàn tham gia các hoạt động chữa cháy rừng có hiệu
quả. Điển hình là vụ chữa cháy rừng tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai ngày
8/2/2010 kéo dài 07 ngày, đã huy động lực lượng Quân đội, Công an, dân quân tự vệ, Kiểm
lâm và người dân với hơn 8.000 người tham gia chữa cháy rừng.
Tình hình phá rừng trái phép: Đến nay cả nước đã phát hiện 3.307 vụ phá rừng trái
pháp luật, giảm 24,5% về số vụ; diện tích rừng bị phá trái pháp luật là 1.674 ha rừng, giảm
316 ha (giảm 1215,9%) so với cùng kỳ; loại rừng bị phá trái pháp luật chủ yếu là rừng sản
xuất: 1.173ha (chiếm 70,0%). Trong đó:
- Phá rừng lấy đất: Tập trung ở khu vực rừng sau khi rà soát quy hoạch ba loại rừng
được chuyển từ loại rừng phòng hộ sang rừng sản xuất; chủ yếu là khu vực giao cho các
lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp, UBND xã quản lý.
- Phá rừng lấy gỗ: Khai thác gỗ trái pháp luật diễn ra ở những địa phương còn nhiều
rừng tự nhiên, còn nhiều gỗ có giá trị thương mại cao. Lâm tặc lợi dụng việc tận thu, tận
dụng ở những khu vực thuận lợi về giao thông, vùng giáp ranh, địa bàn có nhiều cơ sở chế
biến gỗ quy mô nhỏ ở trong rừng và gần rừng để tiến hành.
1.2.1.2 Tình hình trên địa bàn nghiên cứu
Đakrông là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Quảng Trị. Với tổng diện tích tự nhiên
là 122.332 ha, chiếm 25,78% diện tích toàn tỉnh. Đất trồng đồi núi trọc chưa sử dụng khá
lớn, khoảng 41.116 ha chiếm gần 33,6% diện tích tự nhiên của huyện. Đất sản xuất nông
nghiệp của huyện chủ yếu là nương rẫy năng suất thấp và bấp bênh. Chỉ có khoảng 400 ha
lúa nước là tương đối ổn định. Chính vì vậy mà bình quân lương thực đầu người còn rất
thấp, nạn thiếu lương thực thường xuyên xảy ra, tỷ lệ đói nghèo lớn, tình hình kinh tế còn
SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền


Lớp R7 - KTNN 22


Khóa luận tốt nghiệp
nhiều khó khăn. Trước năm 2004, đất sản xuất nương rẫy vẫn chưa được giao dẫn đến việc
sản xuất không ổn định, không theo quy hoạch, nạn phá rừng để sản xuất nương rẫy còn
xảy ra, là một nguy cơ gây cháy rừng hằng năm làm ảnh hưởng đến môi sinh và môi
trường. Trong khi đó, diện tích đất trống đồi núi trọc rất lớn, tiềm năng này lại chưa được
khai thác để trồng rừng sản xuất. Để phát huy thế mạnh về lâm nghiệp của địa bàn, việc
triển khai giao đất để trồng rừng sản xuất và cây lâu năm là rất cần thiết và phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chính vì thế việc xoá đói giảm nghèo cho người dân huyện Đakrông đang là vấn
đề bức thiết cần được các ban ngành quan tâm. Và để phát huy thế mạnh về lâm nghiệp
của địa bàn, việc triển khai giao đất trồng rừng sản xuất và cây lâu năm nhằm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết
đại hội Đảng bộ lần thứ II của huyện đã xác định coi nông nghiệp là trước mắt còn lâm
nghiệp là lợi thế và hướng đi bền vững lâu dài. Nhận thức được tầm quan trọng của công
tác giao đất giao rừng, trong những năm qua huyện Đakrông đã tiến hành giao đất giao
rừng đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Cụ thể là thực hiện Đề án giao đất trồng
rừng huyện Đakrông - tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005 -2010 do Phòng TN & MT huyện
phối hợp với Trung tâm kỹ thuật TN & MT Quảng Trị trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Sau 5
năm thực hiện công tác giao đất trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện bước đầu đã
được tạo điều kiện thuận lợi cho người dân an tâm đầu tư kinh doanh trên diện tích đất
được giao cho mình. Giúp người dân nhận thức và thấy được hiệu quả kinh tế từ các mô
hình trồng rừng, vườn rừng, nông lâm kết hợp. Hơn nữa, khi người dân đã định hướng
kinh doanh lâu dài trên diện tích được giao và thu nhập của họ được tăng lên, cuộc sống
ổn định hơn thì phần nào ngăn chặn được nạn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, góp
phần bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân miền núi. Và
điều quan trọng là đã nâng cao được nhân thức của người dân về lợi ích trước mắt cũng
như lâu dài về tài nguyên rừng và đất rừng.

Trong 5 năm qua phong trào trồng rừng sản xuất diễn ra rất mạnh mẽ trên địa
bàn huyện. Do nhu cầu về nguyên liệu gỗ ngày càng cao và giá gỗ nguyên liệu không
ngừng tăng lên trong thời gian qua, kiến cho người dân đã thực sự gắn bó với rừng.
Lợi nhuận thu được từ trồng rừng đã và đang là động lực mạnh mẽ thức đẩy người
dân tích cực tham gia trồng rùng sản xuất. Hiện nay diện tích đất trồng đồi núi tróc
SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN 23


Khóa luận tốt nghiệp
phần nào đã giảm xuống, đất rừng làm nương rẩy đã thay vào đó là những khoảng
rừng trồng. Diện tích rừng trồng không ngừng tăng lên qua các năm, trong vòng 5 năm
qua trên địa bàn huyện đã trồng được gần 5 nghìn ha rừng trồng tập trung và gần 290
vạn cây trồng phân tán.
Bảng 2: Diện tích rừng trồng hăng năm trên địa bàn
Năm
Rừng trồng tập trung
Trồng cây phân tán
Cây keo

ĐVT

2006

2007

2008

2009


2010

Ha

1.432,4

672

886,4

800

1203

Vạn cây

-

152,4

96,4

20

21,5

Ha

1.432,4


672

886,4

800

1203

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện 2000 - 2009)
Từ năm 2006 đên nay, nhân dân trên địa bàn huyện đã tích cực hưởng ứng
phong trào trồng keo các loại, nhất là các xã vùng trung và vùng thấp nhằm phát triển
KTV - KTTT. Nhiều người dân đã tích cực hưởng ứng phong trào trồng rừng kinh tế
loại cây trồng chủ yếu là keo các loại để bán làm nguyên liệu giấy. Tính đến hết năm
2010, đã tiến hành trồng được 1203 ha rừng trồng tập trung chủ yếu là rừng keo, 21,5
vạn cây được trồng phân tán, tổ chức chăm sóc 2358ha diện tích rừng; giao khoán
quản lý bảo vệ rừng 16.409,6ha; khoanh nuôi bảo vệ rừng hơn 2.000ha. Trong những
năm qua diện tích rừng keo không ngừng tăng lên với tổng diện tích trồng được sau 5
năm là gần 5 nghìn ha rừng keo.
1.2.2 Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển keo
1.2.2.1 Chính sách đầu tư
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ở các xã đặc biệt khó khăn, trồng rừng
trên đất trồng, đồi núi trọc, quy hoạch là rừng sản xuất thì được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà
nước, mức hỗ trợ cụ thể như sau: Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm
tuổi), cây bản địa, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác
trước 10 năm tuổi), mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha. Trồng rừng tại các xã biên giới được hỗ trợ
thêm 1 triệu đồng/ha. Trồng rừng tại các xã có nhân dân tái định cư thuộc các dự án thuỷ
điện do Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/ha.
SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền


Lớp R7 - KTNN 24


Khóa luận tốt nghiệp
Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không thuộc
xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn) trồng rừng trên đất
trống, đồi núi trọc, quy hoạch là rừng sản xuất thì được hỗ trợ mức 2 triệu đồng/ha.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng được hỗ trợ cây giống,
khuyến lâm, mức hỗ trợ tối đa 1,5 triệu đồng/ha; nếu trồng cây phân tán, mức hỗ trợ 1,5
triệu đồng/1.500 cây phân tán (tương đương một ha rừng trồng). Mức hỗ trợ cụ thể được
căn cứ vào giá cây giống do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hàng năm.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng khảo nghiệm (giống mới,
trên vùng đất mới) theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ vốn
bằng 60% giá thành trồng rừng được duyệt. Mỗi mô hình trồng rừng khảo nghiệm được hỗ
trợ không quá 2,0 ha.
1.2.2.2 Chính sách đất đai
Chủ rừng được ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thuế sử dụng
đất theo quy định tại các Điều 22, 24 và 26, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006
của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Chủ rừng được cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng mới rừng sản xuất theo
hướng dẫn tại Thông tư số 99/2006/TT - BNN ngày 06/11/2006 của Bộ NN và PTNT.
Các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam được giao rừng, cho thuê rừng theo quy
định tại Nghị định số 23/2006/NĐ - CP, ngày 03 thánng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi
hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Các xã, thị trấn sớm có quy hoạch sử dụng đất chi tiết, đẩy mạnh công tác giao đất
giao rừng theo Nghị định 163 của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện
đầy đủ, đảm bảo sử dụng đất lâm nghiệp đúng mục đích, đúng đối tượng. Không trồng rừng
trên đất sản xuất nông nghiệp và đất quy hoạch trồng cây công nghiệp dài ngày.
Thực hiện đầy đủ chính sách hưởng lợi của các hộ gia đình khi nhận đất, nhận rừng

khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng
SVTH: Nguyễn Mạnh Hiền

Lớp R7 - KTNN 25


×