Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5 CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210 KB, 69 trang )

Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

TUẦN : 1
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5
MỜI BẠN ĐẾN THĂM TRƯỜNG TÔI
I.MỤC TIÊU:
- HS biết giới thiệu về trường ,lớp của mình
- HS biết tự hào về mái trường của mình, đồng thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ
trường lớp
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Các tư liệu về trường ,lớp , thầy cô và HS của trường
-ảnh chụp quang cảnh trường ,lớp trong những ngày lễ hội hay sinh hoạt tập thể
-Kịch bản Mời bạn đến thăm trường tôi
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1 tuần GV phổ biến để HS nắm được kế hoạch hoạt động,cung cấp cho
HS 1 số tư liệu về trường ,lớp , thầy cô và HS của trường ,yêu cầu HS chuẩn bị
nội dung giới thiệu về mái trường, thầy cô và bạn bè
-HS đọc tư liệu GV cung cấp ,sưu tầm,tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan
và chuẩn bị thi hùng biện
-Đăng kí dự thi với GV,Ban tổ chức
-Nhóm kịch của lớp chuẩn bị tiểu phẩm Mời bạn đến thăm trường tôi
Bước 2:Thi giới thiệu Mời bạn đến thăm trường tôi
-HS hát tập thể 1 bài hát về nhà trường hoặc bài hát truyền thống của trường
-GV/ người dẫn chương trình giới thiệu ý nghĩa yêu cầu của cuộc thi
-Giới thiệu Ban giám khảo
-Lần lượt giới thiệu các thí sinh lên trình bày.Mỗi bài trình bày không quá 5


phút.Yêu cầu phải nêu được nét đặc trung của trường mình,các thành tíchd nổi
bật về từng mặt.tình cảm yêu quý của các em với trường lớp..
-Cuối mỗi phần trình bày của HS ,Ban giám khảo hoặc khán giả có thể đặt câu
hỏi cho thí sinh trả lời
1 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

Bước 3: Tổng kết trao giải
- Ban giám khảo công bố kết quả
-Trao giải cho thí sinh có phần giới thiệu hay nhất
-GV NX chung và nhắc nhở HS phải biết tự hào về mái trường của mình, đồng
thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ trường lớp

2 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

TUẦN : 2
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5
CHÚNG EM VẼ VỀ: “MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU”
I.MỤC TIÊU:
-Qua những bức tranh tự vẽ HS thể hiện tình cảm của mình với trường ,lớp với
thầy cô và bạn bè.

-Giáo dục HS tình cảm yêu quý,gắn bó với môi trường thân yêu của mình
-Phát huy năng khiếu vẽ và khả năng biểu cảm của HS qua tranh vẽ
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Các bức tranh vẽ về trường ,lớp , thầy cô và bạn bè của HS năm trước.
-Phần thưởng cho HS vẽ đẹp (Nếu có điều kiện)
-Bút chì,bút màu,giấy vẽ
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 1-2 tuần GV phổ biến yêu cầu vẽ tranh:Trong chương trình học lớp 2 các
em đã tập vẽ vườn cây,sân trường trong giờ ra chơi,phong cảnh. Để phát huy
khả năng quan sát,phát triển năng khiếu vẽ của các em,lớp ta sẽ tổ chức một
cuộc triển lãm tranh với yêu cầu sau:
+Nội dung: Vẽ về chủ đề “ Mái trường” Bức tranh thể hiện khung cảnh trường
,lớp ;hoạt động của thầy cô và bạn bè trong trường
+Hình thức trình bày:Vẽ tranh màu trên khổ giấy A4 hoặc khổ giấy to hơn.Góc
cuối phía bên phải ghi rõ họ tên người vẽ.Có thể đặt tên cho bức tranh
+Cả lớp đều tham gia vẽ tranh.Mỗi tổ sẽ được phân một khu vực triển lãm
-Mỗi tổ chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ
-Công bố danh sách Ban tổ chức(gồm GV CN, lớp trưởng,lớp phónên mời GV
Mĩ thuật cố vấn cho triển lãm)
-Chọn người dẫn chương trình
Bước 2:Vẽ tranh
-HS lựa chon nội dung tiến hành vẽ (có thể xin ý kiến đóng góp của GV Mĩ
thuật hoặc nguời thân)
-Nộp tranh cho tổ trưởng trước 2-3 ngày
-Mỗi tổ cử một đại diện thuyết minh cho các bức tranh của tổ mình.Tác giả của
các bức tranh giới thiệu cho bạn biết nội dung tranh mình vẽ để bạn thay mặt cả
tổ thuyết minh trong triển lãm

Bước 3:trưng bày tranh
-Bàn ghế kê thành hình chữ U.Trên bảng kẻ hàng chữ :Triển lãm tranh về chủ
đề“ Mái trường thân yêu”
-Ban tổ chức bố trí khu vực trình bày tranh cho các tổ
-Các tổ trưng bày tranh vễ của tổ mình
Bước 4 :Triển lãm tranh
-Các tiết mục văn nghệ chào mừng
3 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

-GV khai mạc giới thiệu ý nghĩa của cuộc triển lãm
-Đại biểu,Ban tổ chức và các tổ lần lượt tham quan từng khu vực triển lãm
tranh.Đoàn đến tổ nào thành viên tổ đó đứng vòng quanh đón đoàn.Bạn thuyết
minh sẽ giới thiêụ ngắn gọn từng tranh vẽ của tổ
-Cả lớp bình chọn những bức tranh đẹp treo lên phía bảng.GV ,Ban tổ chức cùng
GV Mĩ thuật hội ý nhanh ,chọn và trao giả cho 1 số tranh xứng đáng đạt giải
thưởng(nếu có)
Bước 5 : Nhận xét -Đánh giá
-GV phát biểu động viên ,khen ngợi ý thức tham gia và tinh thần cố gắng của cả
lớp. Nhấn mạnh là qua tranh vẽ các em thể hiện tình cảm với mái trường,thầy
cô và bạn bè....
-Tuyên bố kết thúc triển lãm

4 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)



Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

TUẦN : 3
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5
VUI TRUNG THU
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
-HS hiểu Tết Trung thu là ngày tết của trẻ em
Trong ngày tết Trung thu người lơnd thường bày cỗ,treo đèn,kết hoa,múa sư
tử,múa lân…tưng bừng náo nhiệt.Trẻ em vui sướng rước đèn,phá cỗ dưới trăng
-HS biết cách làm đèn xếp đơn giản
-Rèn đôi bàn tay khéo léo và thói quen tự làm đồ chơi cho mình,cho em bé...
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Một số loại đèn xếp (nếu có điều kiện)
-Các nguyên liệu để làm đền xếp:Giấy màu(giấy gói tặng phẩm),kéo,keo
dán,kim,chỉ
-ảnh về các loại đèn xếp,đèn lồng
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:chuẩn bị
Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS nắm được: Để góp vui trong ngày Tết Trung
thu chúng ta sẽ tự làm 1 loại đèn xếp đơn giản để tham gia rước đèn trong đêm
Trung thu
-Khuyến khích HS có tranh ảnh mô hình đèn xếp mang đến lớp để cả lớp được
quan sát
-Làm đèn xếp cần có: Giấy màu(giấy gói tặng phẩm),kéo,keo dán,kim,chỉ
-GV treo 2 sản phẩm đèn xếp do cô làm
-HS lựa chọn loại đèn mình sẽ làm

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn HS tập làm ra nháp
*Đèn xếp1:
-Bước 1:Cắt giấy hình chữ nhật( kích thước tùy ý do kích cỡ to, nhỏ của đèn)
Loại đèn nhỏ (20x15cm)
- Bước2: Gập đôi tờ giấy theo chiều dài(gập mặt màu vào trong,nếu giấy màu có
kẻ ô sẵn càng dễ làm).Miết mạnh đường gấp tạo dáng cho lồng đèn.
- Bước3: Kẻ 1 đường thẳng theo chiều dài giấy,cách mép giấy khoảng 1 ô
rưỡi(vạch này đánh dấu khi cắt các nan lồng đèn,không cắt quá đường kẻ này)
- Bước4:Dùng kéo cắt các đường song song từ đường gập cho tới sát vạch vừa
kẻ ở mép giấy(các nan cắt đều,khỏang 1 ô kẻ sẵn của giấy màu)
- Bước5:Mở tờ giấy,quây tròn lại,dãn đè 2 nan giấy đầu,tạo được lồng đèn
- Bước6:Dùng dây chỉ ,chập vài lần cho chắc,buộc vào làm quai xách cho
đèn.Có thể xách tay hoặc buộc que cầm
*Đèn xếp2:( Loại này khó hơn khuyến khích HS khá ,giỏi làm)
-Bước 1:Cắt giấy hình chữ nhật( kích thước tùy ý do kích cỡ to, nhỏ của đèn)
Loại đèn nhỏ (30x20cm)
- Bước2: Gập đôi tờ giấy theo chiều dài(gập mặt màu vào trong,nếu giấy màu có
kẻ ô sẵn càng dễ làm).Miết mạnh đường gấp tạo dáng cho lồng đèn.
5 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

- Bước3: Gấp các nếp gấp song song(giống gấp quạt ,lọ hoa)
- Bước4:Dùng tay kéo nhẹ về hai phía để tách hai tờ giâý ra
Lưu ý :Kéo từ từ, đều tay,không kéo thẳng tuột hết mép giấy,tạo được nếp gấp
hình chữ V dừng tay
- Bước5:Gầp thêm 1-2 chữ V như vậy .Dán các mép giấy lại với nhau.Mở ra

quây tròn lại,dùng chỉ xâu qua hai đầu,buộc lại ta có lồng đèn(nên dùng nhiều
giấy có màu khác nhau ,múi đèn đẹp ,vui mắt)
- Bước6:Dùng dây chỉ ,chập vài lần cho chắc,buộc vào que cầm
Bước 3 :Hoàn thành sản phẩm
-HS ngồi theo nhóm:nhóm làm đèn1, nhóm làm đèn 2.Dùng giấy màu để làm
sản phẩm( trong nhóm giúp nhau nếu có bạn chưa hiểu cách làm)
-GV giúp đỡ HS
-Các sản phẩm được treo trên dây quanh lớp học
Bước 4 :Nhận xét-Đánh giá
-GVNX kết quả làm việc của HS ,khen ngợi HS ,khuyến khích các em làm lồng
đèn thứ 2 để tặng em bé.Cả lớp dùng sản phẩm này tham gia lễ rước đèn của
toàn trường.
-GV NX giờ học

6 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

TUẦN : 4
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5
HOẠT ĐỘNG 4
TIỂU PHẨM “ĐỤNG XE ”
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
-Thông qua tiểu phẩm HS hiểu người đi bộ cũng cần tôn trọng Luật Giao thông
để đảm bảo an toàn cho mình,cho mọi người khi tham gia giao thông
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp

III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Kịch bản “ Đụng xe”
-Tranh ảnh về mạng lưới giao thông thể hiện rõ đường vạch dành cho người đi
bộ
-Những đoạn phim về tai nạn giao thông hoặc người bị tai nạn giao thông (nếu
có)
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS giờ sinh hoạt tới lớp sẽ tổ chức trình diễn tiểu
phẩm “ Đụng xe”
GV đọc cho HS nghe nội dung kịch bản và nhắc HS đọc nhớ câu chuyện
-Tiểu phẩm có 4 nhân vật,ai thích chọn đóng nhân vật nào sẽ xung phong nhận
vai
-Chuẩn bị tiết mục văn nghệ
-Cử bạn điều khiển chương trình
Bước 2: HS tập tiểu phẩm
-GV hình thành các nhóm luyện tập tiểu phẩm theo danh sách xung phong của
HS
-Các nhóm cử nhóm trưởng để luyện tập
-Dựa vào kết quả luyện tập GV chọn 3-4 nhóm trình diễn trước lớp
- Kê bàn ghế theo hình chữ U, khoảng không gian ở giữa lớp học làm nơi trình
diễn
Bước 3: Trình diễn tiểu phẩm
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do,giới thiệu cuộc thi
- Giới thiệu chương trình gồm 2 phần :
+Phần 1 :Các nhóm trình diễn tiểu phẩm
+Phần 2 :trao đổi về nội dung và ý nghĩa của tiểu phẩm
-Các nhóm trình diễn tiểu phẩm
-Cả lớp chọn nhóm diễn hay nhất ,vai diễn hay nhất
-Người dẫn chương trình mời GV HD lớp trao đổi về nội dung ý nghĩa tiểu

phẩm
-Văn nghệ xen kẽ
Bước 4:NX đánh giá
7 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

-Khen ngợi các HS đã thể hiện được cử chỉ,điệu bộ của các nhân vật khi đóng
vai tăng phần hóm hỉnh cho câu chuyện.Cô mong cả lớp không ai mắc phải sai
lầm như bạn Thắng trong câu chuyện khi tham gia giao thông.
-Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt
Tư liệu tham khảo : Một số câu hỏi và đáp án trả lời
1.Vì sao Thắng đau đớn rên rỉ ? (Vì Thắng bị đụng xe,chân bị thương rất đau..)
2.Theo bạn Thắng có lỗi hay người lái xe có lỗi? (Thắng có lỗi,bạn không chờ
đèn tín hiệu xanh đã chạy qua đường nên bị va vào xe của người đi đúng làn
đường)
3.Người đi bộ cần chú ý những gì khi qua đường? (Quan sát kĩ,chờ có tín hiệu
đèn xanh,đi khẩn trương trên vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ.)
HƯỚNG DẪN HỌC
-Cho HS hoàn thành các bài buổi sáng
-GV nhắc nhở giúp đỡ HS yếu,bồi dưỡng HS giỏi
-NX giờ học

8 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn


TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

TUẦN : 5
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5
TRÒ CHƠI “ĐẤT-BIỂN -TRỜI”?
I.MỤC TIÊU:
-Hướng dẫn HS tham gia 1 trò chơi tập thể.
-Trò chơi giúp HS củng cố ,mở rộng vốn kiến thức,rèn luyện phản xạ nhanh
nhạy
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Các dụng cụ phục vụ trò chơi: bảng phụ,bút dạ
-Tranh ảnh về thiên nhiên ,đất nước
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV phổ biến cho HS nắm được trong giờ sinh hoạt tập thể tới các em sẽ được
chơi 1 trò chơi vui khỏe và rèn trí thông minh. Trò chơi “Đất-Biển –Trời”. Trò
chơi giúp các em củng cố kiến thức về tự nhiên xã hội trong 1 không gian vui
vẻ thoải mái cộng với tinh thần đồng đội cao
-Đối tượng chơi cả lớp (chia vào các đội đều 3 đối tượng giỏi,khá,TB,yếu)
-Chuẩn bị 3-4 bảng phụ ,bút dạ,Sân chơi rộng kẻ vạch sẵn vị trí,đường chạy của
các đội,kê bàn để người chơi viết
-Cử 1 quản trò(có thể là GVCN) 2 giám sát viên giúp việc cho quản trò
Bước 2: Tiến hành chơi
GV HD cách chơi
-Các đội đứng ở vị trí được vạch sẵn
-Khi quản trò giơ biển nêu chủ đềVD :Cây ăn quả trên mặt đất
Các đội có 3 phút thảo luận,nêu tên các loại cây ăn quả (lưu ý cần nói nhỏ tránh

để đội khác nghe được)
- Khi quản trò phát lệnh ô Viết)) Hoặc thổi còi báo hiệu thì người chơi đầu tiên
của các đội chạy lên bàn của đội mình viết tên một loại cây.Viết xong người thứ
nhất chạy về đội bắt tay tiếp sức cho người thứ hai để người này tiếp tục chạy
lên viết tên một loại cây khác.Cứ như vậy vòng chơi tiếp nối các thành viên còn
lại của đội
- Khi quản trò thổi còi báo hết giờ cả lớp cùng tham gia chấm kết quả trên bảng
của các đội theo luật chơi(được viết sẵn trên bảng) như sau
+Từ viết không đúng
+Chữ viết sai lỗi chính tả bị loại
+Chữ viết quá xấu,không đọc được,bị loại
+Bạn đang viết, nhắc bạn,bị loại
-Giám sát của quản trò ghi kết quả lên bảng
-Trò chơi được tiếp tục,VD:
+Những sự vật nhìn thấy trên trời
+Các loài cá sống trên biển
9 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

+Các loại rau trồng trên mặt đất
Bước 3 :Nhận xét ,đánh gía
-Giám sát viên đọc kết quả tổng số bàn thắng của các đội chơi đã được ghi trên
bảng ,mời GV CN lên NX
-GV khen ngợi cả lớp đã tham gia 1 trò chơi tập thể vui,bổ ích.Trò chơi góp
phần cung cấp vốn từ ngữ phong phú về tự nhiên xã hội ,giúp các em có phản xạ
nhanh,sức bật tốt.Hoan nghênh đội ghi được nhiều bàn thắng nhất

-GV tuyên bố kết thúc cuộc chơi

10 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

11 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

TUẦN : 6
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5
NGHE KỂ CHUYỆN “MÀU CỦA CẦU VỒNG”
I.MỤC TIÊU:
-Qua câu chuyện “Màu của cầu vồng” ,HS hiểu dù có tài giỏi đến đâu nếu sống
đơn lẻ(một mình) sẽ không thể tỏa sáng được
-HS nhận thức được sức mạnh của đoàn kết,hợp tác với bạn bè trong một btập
thể
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Câu chuyện “Màu của cầu vồng”
-ảnh chụp về hoạt động tập thể của trường,của lớp
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

Bước 1:Nghe kể chuyện
GV Trong cuộc sống có một số người thông minh,tài giỏi họ luôn cho mình là
giỏi nhất,quan trọng nhất.Các em hãy lắng nghe câu chuyện cô sắp kể và trình
bày ý kiến của mình đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên?
-GV kể lần 1(kết hợp giải nghĩa từ)
- GV kể lần 2(theo gợi ý đã viết sẵn trên bảng phụ)
1.Màu xanh lá cây đã nói gì với các bạn?
2.Vì sao màu xanh da trời lại phản đối màu xanh lá cây?
3. Màu vàng đã nói gì với hai bạn?
4. Màu da cam ca ngợi mình ntn?
5. Vì sao màu tím lại nói mình là người có quyền lực?
6.Cầu vồng xuất hiện đẹp ntn?
7.Hãy nêu 1 câu nói về ý nghĩa câu chuyện?
Bước 2: HS kể chuyện
-7HS khá, giỏi xung phong kể mẫu nối tiếp câu chuyện trên
- Kể theo nhóm (7 em)
-HS thi kể trước lớp:
+Hai bạn cùng thi kể 1 đoạn
HS nêu những gì mình thích trong cách kể của từng bạn (lưu ý không bình
chọn ai hay hơn ai,chỉ nêu những ưu điểm trong cách kể của hai bạn)
+Cả nhóm(7 em) thi kể nối tiếp câu chuyện(hoặc 7 bạn xung phong kể)
+1 HS giỏi kể toàn bộ câu chuyện
Bước 3: Nhận xét-Đánh giá
-GV Có người tự cho mình là giỏi nhất ,quan trọng nhất.Em tán thành hay không
tán thành suy nghĩ đó ?vì sao?
HS phát biểu
-GV :Cô cũng không tán thành với suy nghĩ của người đó.Trong một tập thể mỗi
người đều có mặt mạnh,mặt yếu.Không ai tài giỏi tất cả mọi mặt. Nếu chúng ta
biết học tập nhau,biết kết hợp những mặt mạnh,mới tạo nên sự thành công trong
công việc....

12 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

-GV khen HS nắm được nội dung, ý nghĩa câu chuyện
ưỡng HS giỏi
-NX giờ học

13 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

TUẦN : 7
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5
KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG BẠN TỐT
I.MỤC TIÊU:
-HS biết sưu tầm và kể chuyện tấm gương người bạn tốt
-Giáo dục HS tấm lòng nhân hậu,biết quan tâm đến bạn bè
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Các mẩu chuyện sưu tầm qua sách,báo,mạng Internet..về gương những người
bạn tốt
-Băng hình minh họa(nếu có điều kiện)

IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
-Trước 2 tuần GV phổ biến cho HS nắm được:
+Qua thực tế ở lớp,ở trường qua GV CN hay các nguồn thông tin sách,báo,mạng
internet các em hãy sưu tầm tấm gương 1 người bạn tốt để thi đọc(kể) trước lớp
-Tiêu chí chấm thi:
+Giọng kể rõ ràng,truyền cảm,kết hợp cử chỉ,điệu bộ..khi kể :loại A
+Giọng kể chưa rõ ràng, chưa kết hợp cử chỉ,điệu bộ..khi kể :loại B
-Các giải thưởng cho cá nhân kể chuyện hay.
-Trước 1ngày GV nắm danh sách HS xung phong kể chuyện để sắp xếp chương
trình
-Chọn (cử) người dẫn chương trình
-Mỗi tổ tập 1-2 tiết mục văn nghệ
Bước 2: HS kể chuyện
-Mở đầu người dẫn chương trình bắt nhịp cho cả lớp hát 1 bài và trình bày 1 số
tiết mục văn nghệ khởi động buổi sinh hoạt
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do ,thông qua chương trình
-Tiến hành kể chuyện
+HS lần lượt lên kể chuyện theo thứ tự của chương trình
-Sau mỗi lần kể, người dẫn chương trình(GV) điều khiển cả lớp đánh giá xếp
loại cho người vừa kể, người dẫn chương trình viết kết quả lên bảng
+GV đặt câu hỏi cho cả lớp cùng trao đổi về nội dung câu chuyện
14 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

Bước 3: Nhận xét-Đánh giá

-Người dẫn chương trình đọc kết quả do cả lớp bình chọn mời GV lên phát biểu
trao quà (Nếu có)
-GV phát biểu khen HS bằng giọng kể rõ ràng, truyền cảm,kết hợp cử chỉ,điệu
bộ đã cho cả lớp được nghe những câu chuyện xúc động về tình bạn.
-Nhắc nhở HS học tập những tấm lòng nhân hậu,giúp đỡ các bạn trong trường
trong lớp gặp khó khăn.

15 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

TUẦN : 8
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5
TRÒ CHƠI “KẾT THÂN”?
I.MỤC TIÊU:
- HS biết giới thiệu tên và tính cách của các bạn trong lớp, tạo bầu không khí
thân thiện,cởi mở trong lớp học.
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Khoảng không gia đủ rộng để tiến hành trò chơi(ngoài sân)
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV phổ biến cách chơi và luật chơi
*Cách chơi
-Tất cả đứng thành vòng tròn.Quản trò đứng ở tâm vòng tròn.
-Quản trò chỉ vào một người bất kì và hô : “ Kết thân! Kết thân!”

-Cả lớp hỏi: “Thân ai? Thân ai?”
- Quản trò chỉ vào một người nào đó hô ,chẳng hạn tên là Hoavà hô: “Thân Hoa!
Thân Hoa!”
-Cả lớp hô: “Vì sao? Vì sao?”
- Quản trò : “Bạn hiền! Bạn hiền!”
(hoặc bạn tốt,bạn lễ phép,bạn chăm ngoan,bạn vui tính,bạn chăm chỉ,bạn
xinh,bạn đáng yêu..)
-Người vừa đựơc chỉ lên bắt tay quản trò và đứng vào giữa vòng tròn tiếp tục
hô:“ Kết thân! Kết thân!” .Cứ như vậy trò chơi tiếp tục cho đến hết thời gian.
*Luật chơi:
Người chơi chỉ định 1 bạn đã lên chơi rồi là phạm luật,phảI nhảy lò cò về vị
trí.Quản trò được quyền chỉ định bạn khác lên chơi.
-Sau khi nghe cả lớp hô “Thân ai? Thân ai?” ,người chơi phải nêu nhanh tên
bạn,nếu đếm đến 5 mà chưa nói được là phạm luật ,phải nhảy lò cò về vị trí.
Bước 2: Tiến hành chơi
-Tổ chức cho cả lớp chơi thử 1-3 lần
-HS chơi thật
Bước 3 :Nhận xét ,đánh gía
16 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

-GV khen những HS đã tham gia trò chơi vui và bổ ích .Trò chơi này giúp các
em hiểu biết và thân thiết nhau hơn.Mong các em sẽ phát huy những mặt
tốt,xứng đáng với tình cảm các bạn giành cho mình.
-GV tuyên bố kết thúc cuộc chơi
HƯỚNG DẪN HỌC

-Cho HS hoàn thành các bài buổi sáng
-GV nhắc nhở giúp đỡ HS yếu,bồi dưỡng HS giỏi
-NX giờ học

17 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

TUẦN : 9
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5
HOẠT ĐỘNG 1
VẼ TRANH CHỦ ĐỀ “THẦY CÔ GIÁO CỦA EM”
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Khuyến khích khả năng sáng tạo của HS
-Hình thành và bồi dưỡng cảm xúc của HS trong việc thể hiện sự kính trọng,
biết ơn công lao to lớn của thầy giáo,cô giáo qua tranh vẽ
-Bồi dưỡng tình cảm yêu trường,yêu lớp
-Rỡn kĩ năng tự nhận thức,kĩ năng trình bày,chia sẻ,hợp tác cho HS
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp ,khối lớp hoặc trường
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Giá vẽ,giấy vẽ
-Bút chì,bút chì màu, bút sáp và các loại màu vẽ
-Micro,loa,ampli
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
Trước 2tuần nhà trường phổ biến cho HS nắm được

-Nội dung,chương trình,kế hoạch thời gian tổ chức cuộc giao lưu
- Yêu cầu: Tranh vẽ phải thể hiện được các nội dung sau:
+ Kính trọng, biết ơn thầy giáo,cô giáo
+Học tập tốt,rèn luyện tốt
+Yêu trường,yêu lớp
+Chia sẻ khó khăn,giúp đỡ bạn
-Hình thức giao lưu:Cá nhân và tập thể
-Địa điểm tổ chức giao lưu: sân trường(nếu thời tiết thuận lợi) trong hội trường
(Nếu điều kiện cơ sở vật chất cho phép) hoặc tại 1 vị trí thuận tiện,phù hợp
-Thông tin,tuyên truyền,quảng bá,cổ vũ về buổi giao lưu đến các HS và các thầy
giáo,cô giáo,phụ huynh HS
-GV CN lớp thông báo chi tiết cho HS về nội dung,chương trình,kế hoạch cuộc
giao lưu
-Thành lập Ban giám khảo và ban tổ chức triển lãm các cấp (trường,lớp)
- Ban giám khảo và ban tổ chức họp thống nhất tiêu chí chấm tranh vẽ có thể là:
+Đáp ứng yêu cầu về nội dung
+Bố cục ,phối màu của tranh
+T ác phẩm được đánh giá dựa trên khả năng sáng tạo,trí tưởng tượng và thể
hiện được chủ đề ’’Chúng em biết ơn thầy giáo, cô giáo’’
+Tác giả các tranh phải có phần thuyết trình về ý tưởng,nội dung tranh
-Cơ cấu giải thưởng : 2 giải nhất,2 giải nhì,4 giải ba,6 giải khuyến khích và
nhiều giải khen từng mặt
Bước 2: Tiến hành vẽ tranh
-Các giá vẽ(vị trí ngồi vẽ) được sắp xếp trước tại khu vực tổ chức thi
18 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai


-Người dẫn chương trình:
+Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
+Mời trưởng Ban tổ chức lên khai mạc,giới thiệu về chủ đề,ý nghĩa của cuộc
giao lưu
+Giới thiệu Ban giám khảo và danh sách cá nhân tham dự
- Ban tổ chức công bố nội dung,chương trình,thể lệ, thời gian tiến hành vẽ tranh
- Ban tổ chức đọc tên và mời các thí sinh vào vị trí đã định trước để chuẩn bị
tiến hành vẽ tranh
-Các HS vẽ tranh
Bước 3 Chấm thi
-Ban giám khảo tiến hành chấm các tranh theo tiêu chí đã công bố
-Họp thống nhất kết quả và báo cáo trưởng ban tổ chức
-Trong thời gian Ban giám khảo chấm tranh,để tạo không khí vui tươi,phấn khởi
các lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ dưới sự dẫn dắt của người dẫn chương
trình
Bước 4 Công bố kết quả và trao giải
- Trưởng ban tổ chức lên công bố các cá nhân đoạt giải
-Đại diện lãnh đạo nhà trường,khách mời,đại diện cha mẹ HS và các đại biểu
khác lên trao giải thưởng cho các cá nhân ,tập thể đoạt giải
- Trưởng ban tổ chức cảm ơn các vị đại biểu cùng tất cả các em HS đã nhiệt tình
tham gia cuộc thi và tuyên bố kết thúc cuộc thi
-HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề Ngày nhà giáo Việt Nam

19 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai


TUẦN : 10
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5
TẶNG HOA CHÚC MỪNG THẦY, CÔ GIÁO
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động nhằm :
- Giáo dục sự kính trọng,lòng biết ơn của HS đối với công lao to lớn của
thầy giáo,cô giáo.
-Bồi dưỡng tình cảm yêu trường,yêu lớp của HS
-Rèn kĩ năng tự nhận thức,tự xác định mục tiêu,bày tỏ,chia sẻ,hợp tác.
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Các bài viết chúc mừng các thầy ,cô giáo
-Sân khấu,micrô,loa,âm li(với đối hội thi khối lớp,trường)
-Hoa quả,bánh kẹo để liên hoan
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV CN thông báo cho HS trong lớp về nội dung(giới hạn nội dung,chương
trình theo các tuần phù hợp với kế hoạch năm học) kế hoạch tổ chức Hội vui học
tập
-Họp ban cán sự lớp phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho Hội vui học tập.Hình
thức tổ chức Hội vui học tập rất phong phú ,đa dạng.Tùy theo quy mô tổ chức
mà Ban tổ chức lựa chọn các hình thức phù hợp.Có thể theo một trong các hình
thức sau :
1.Hái hoa dân chủ :(nếu sử dụng theo quy mô lớp) Người dẫn chương trình trực
tiếp công bốđáp án mỗi câu hỏi,tình huống (đã được Ban tổ chức chuẩn bị
trước)Cách tiến hành có thể là :
a.Tất cả các HS trong lớp đều phải tham gia một cách tự do (lên hái hoa dân chủ
và trả lời câu hỏi)

b.Hình thức tham gia là các tổ .Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia hoạt động
dưới sự điều khiển của người dẫn chương trình
2.Thi tìm hiểu kiến thức Rút thăm trả lời câu hỏi của Ban tổ chức (nếu sử dụng
theo quy mô khối lớp)
a.Mỗi lớp/khối lớp thành lập một đội thi ,luân phiên trả lời câu hỏi dưới nhiều
hình thức ,...
b.Các đội thi cùng tham gia trả lời các câu hỏi ,tình huống hoặc các trò chơi
Trò chơi Rung chuông vàng
Nội dung thi có thể bao gồm khoảng 20 câu hỏi liên quan đến các kiến
thức.Mỗi câu hỏi sẽ có 15 giây để HS suy nghĩ trả lời.Sau khi mỗi câu hỏi được
chiếu trên màn hình,các HS sẽ ghi kết quả ra bảng và giơ lên.HS nào sai bị loại
khỏi vòng chơi thứ nhất.Sau 10 câu hỏi sẽ có phần cứu trợ của các thầy cô để
các em HS bị loaị có thể được tham gia chơi vòng thứ hai
20 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

ở vòng thứ hai,luật chơi tương tự như vòng trước.HS còn trụ lại đến câu hỏi
cuối cùng là người thắng cuộc
Lưu ý :
+Tất cả các HS trong lớp trong lớp đều có thể tham gia trò chơi Rung chuông
vàng.
+Những HS bị loại vì trả lời sai sẽ ra ngoài cổ vũ cho các bạn đang chơi
-GV CN và các GV khác chuẩn bị nội dung câu hỏi,bài tập đáp án phù hợp với
mỗi môn học.Nội dung Hội vui học tập giới hạn trong 1 môn hoặc nhiều môn
-Yêu cầu các câu hỏi ,bài tập cần nhẹ nhàng,đa dạng (có câu hỏi đóng,câu hỏi
mở,câu hỏi kiến thức,câu đố vui)phù hợp với các yêu cầu về chuẩn kiến thức,kĩ

năng môn học.Đáp án các câu hỏi và bài tập phải chính xác phù hợp với nội
dung chương trình môn học
-Dự kiến khách mời (Đại diện lãnh đạo nhà trường,Tổng phụ trách Đội Thiếu
niên tiền phong,đại diện GV phụ trách khối lớp,đại diện Ban cha mẹ HS)
-Lựa chọn người dẫn chương trình(nên là 2 HS nam ,nữ trong ban cán sự lớp)
Bước 2:Tiến hành
-Trang trí không gian hội thi: Kê bàn ghế hình chữ U( quy mô lớp),hội trường có
sân khấu ( quy mô khối lớp),.Chuẩn bị các vị trí cho các đội thi, khách mời,dự
kiến đại biểu phát biểu,..Các vị trí cho cổ động viên các lớp
-Tổ chức văn nghệ mở đầu chương trình
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do,giới thiệu đại biểu,thông báo nội dung
chương trình
-Đại diện Ban tổ chức lên phát biểu khai mạc hội thi.
-Thực hiện các phần thi:
+ Người dẫn chương trình lên điều khiển hội thi:lần lượt mời các cá nhân,đội thi
lên thực hiện phần thi của đội mình.
+Nên tổ chức xen kẽ các phần thi,các phần chơi các hoạt động văn nghệ tạo
không khí nhẹ nhàng, vui tươi,hào hứng.
+Ban giám khảo đánh giá cho điểm ngay sau khi các phần thi kết thúc nhằm tạo
không khí thi đua và rượt đuổi giữa các cá nhân và các đội thi
Bước 3: tổng kết hội thi
-Tổng kết ,đánh giá,xếp loại,trao quà ,phần thưởng cho các cá nhân và các đội
thi
-Các đại biểu phát biểu ý kiến
- Các đại biểu trao quà ,phần thưởng cho các cá nhân và các đội thi
-Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp.

21 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)



Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

TUẦN : 11
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5
HỘI VUI HỌC TẬP
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động nhằm :
-Góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng các môn học.
-Hình thành và phát triển vai trò chủ động,tích cực của HS
-Tạo không khí thi đua vui tươi,phấn khởi trong học tập
-Rèn kĩ năng giao tiếp,ra quyết định cho HS
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Địa điểm,trang trí sân khấu,hệ thống trang âm,micrô(với đối hội thi khối
lớp,trường)
-Chuẩn bị hệ thống câu hỏi,tình huống,bài tập,trò chơi và đáp án
-Các phương tiện(phù hợp với các hình thức hoạt động)sử dụng trong Hội vui
học tập(cây xanh để cài câu hỏi, bài tập trong hình thức hái hoa dân chủ)
-Quà tặng ,phần thưởng và hoa tươi phục vụ hội thi.
-Các tiết mục văn nghệ phục vụ cho Hội vui học tập
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
-GV CN thông báo cho HS trong lớp về nội dung(giới hạn nội dung,chương
trình theo các tuần phù hợp với kế hoạch năm học) kế hoạch tổ chức Hội vui học
tập
-Họp ban cán sự lớp phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho Hội vui học tập.Hình
thức tổ chức Hội vui học tập rất phong phú ,đa dạng.Tùy theo quy mô tổ chức

mà Ban tổ chức lựa chọn các hình thức phù hợp.Có thể theo một trong các hình
thức sau :
1.Hái hoa dân chủ :(nếu sử dụng theo quy mô lớp) Người dẫn chương trình trực
tiếp công bốđáp án mỗi câu hỏi,tình huống (đã được Ban tổ chức chuẩn bị
trước)Cách tiến hành có thể là :
a.Tất cả các HS trong lớp đều phải tham gia một cách tự do (lên hái hoa dân chủ
và trả lời câu hỏi)
b.Hình thức tham gia là các tổ .Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia hoạt động
dưới sự điều khiển của người dẫn chương trình
2.Thi tìm hiểu kiến thức Rút thăm trả lời câu hỏi của Ban tổ chức (nếu sử dụng
theo quy mô khối lớp)
a.Mỗi lớp/khối lớp thành lập một đội thi ,luân phiên trả lời câu hỏi dưới nhiều
hình thức ,...
b.Các đội thi cùng tham gia trả lời các câu hỏi ,tình huống hoặc các trò chơi
Trò chơi Rung chuông vàng
22 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

Nội dung thi có thể bao gồm khoảng 20 câu hỏi liên quan đến các kiến
thức.Mỗi câu hỏi sẽ có 15 giây để HS suy nghĩ trả lời.Sau khi mỗi câu hỏi được
chiếu trên màn hình,các HS sẽ ghi kết quả ra bảng và giơ lên.HS nào sai bị loại
khỏi vòng chơi thứ nhất.Sau 10 câu hỏi sẽ có phần cứu trợ của các thầy cô để
các em HS bị loaị có thể được tham gia chơi vòng thứ hai
ở vòng thứ hai,luật chơi tương tự như vòng trước.HS còn trụ lại đến câu hỏi
cuối cùng là người thắng cuộc
Lưu ý :

+Tất cả các HS trong lớp trong lớp đều có thể tham gia trò chơi Rung chuông
vàng.
+Những HS bị loại vì trả lời sai sẽ ra ngoài cổ vũ cho các bạn đang chơi
-GV CN và các GV khác chuẩn bị nội dung câu hỏi,bài tập đáp án phù hợp với
mỗi môn học.Nội dung Hội vui học tập giới hạn trong 1 môn hoặc nhiều môn
-Yêu cầu các câu hỏi ,bài tập cần nhẹ nhàng,đa dạng (có câu hỏi đóng,câu hỏi
mở,câu hỏi kiến thức,câu đố vui)phù hợp với các yêu cầu về chuẩn kiến thức,kĩ
năng môn học.Đáp án các câu hỏi và bài tập phải chính xác phù hợp với nội
dung chương trình môn học
-Dự kiến khách mời (Đại diện lãnh đạo nhà trường,Tổng phụ trách Đội Thiếu
niên tiền phong,đại diện GV phụ trách khối lớp,đại diện Ban cha mẹ HS)
-Lựa chọn người dẫn chương trình(nên là 2 HS nam ,nữ trong ban cán sự lớp)
Bước 2:Tiến hành
-Trang trí không gian hội thi: Kê bàn ghế hình chữ U( quy mô lớp),hội trường có
sân khấu ( quy mô khối lớp),.Chuẩn bị các vị trí cho các đội thi, khách mời,dự
kiến đại biểu phát biểu,..Các vị trí cho cổ động viên các lớp
-Tổ chức văn nghệ mở đầu chương trình
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do,giới thiệu đại biểu,thông báo nội dung
chương trình
-Đại diện Ban tổ chức lên phát biểu khai mạc hội thi.
-Thực hiện các phần thi:
+ Người dẫn chương trình lên điều khiển hội thi:lần lượt mời các cá nhân,đội hti
lên thực hiện phần thi của đội mình.
+Nên tổ chức xen kẽ các phần thi,các phần chơi các hoạt động văn nghệ tạo
không khí nhẹ nhàng, vui tươi,hào hứng.
+Ban giám khảo đánh giá cho điểm ngay sau khi các phần thi kết thúc nhằm tạo
không khí thi đua và rượt đuổi giữa các cá nhân và các đội thi
Bước 3: tổng kết hội thi
-Tổng kết ,đánh giá,xếp loại,trao quà ,phần thưởng cho các cá nhân và các đội
thi

-Các đại biểu phát biểu ý kiến
- Các đại biểu trao quà ,phần thưởng cho các cá nhân và các đội thi
-Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp.

23 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

TUẦN : 12
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5
EM LÀM KẾ HOẠCH NHỎ
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Giáo dục HS ý thức tiết kiệm,thân thiện với môi trường
-Xây dựng tinh thần đoàn kết,giúp đỡ nhau vượt khó vươn lên trong học tập và
hoạt động
-Tạo khônh khí thi đua nhẹ nhàng ,phấn khởi
-Rèn kĩ năng giao tiếp,ra quyết định cho HS
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp,khối lớp hoặc trường
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Các bài hát chủ đề “Thiếu nhi làm kế hoạch nhỏ”
-Bao tải,dây buộc
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
-Nhà trường phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thành lập
Ban chỉ đạođợt thi đua “Em làm kế hoạch nhỏ” chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Nam

-Ban chỉ đạo phát động đợt thi đua “Em làm kế hoạch nhỏ” tới toàn bộ HS nhà
trường.Thông báo cho HS biết nội dung ,chương trình, kế hoạch, thời gian tổ
chức hoạt động “Kế hoạch nhỏ”.Chỉ đạo việc thành lập các tiểu ban chỉ đạo khối
lớp.
-GVCN phối hợp với phụ trách (nhi đồng) chi đội các lớp xây dựng kế hoạch
chi tiết (nội dung,chỉ tiêu,phương thức tổ chức …) cho hoạt động
-Triển khai công việc tới các thành viên của tổ(phân đội) .Các thành viên trong
tổ(phân đội) trao đổi thống nhất chỉ tiêu kế hoạch nhỏ và giao ước thi đua ,cam
kết thực hiện các chỉ tiêu đã thống nhất.
-Tổ chức tuyên truyền vận động
Hàng ngày,hàng tuần trong giờ ra chơi Ban tổ chức tuyên truyền qua Đội
tuyên truyền măng non,qua hệ thống phát thanh của nhà trườngbằng các bài
viết,lời ca tiếng hát về vai trò,ý nghĩa thiết thực của phong trào kế hoạch nhỏ,từ
đó tạo cho các em nhận thức,động lực thực hiện tốt phong trào.
Bước 2:Thực hiện
-Trên cơ sở nội dung ,chương trình, kế hoạch đã thống nhất ,các tiểu ban các lớp
,khối lớp tổ chức cho cá nhân,tập thể đăng kí các chỉ tiêu thi đua
-Các tiểu bạn đôn đốc các đội viên,HS tích cực thực hiện kế hoạch đã đăng kí.
-Báo cáo kết quả:
24 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


Đinh Quốc Nguyễn

TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai

+Các lớp tổ chức cân các sản phẩm thu được,báo cáo kết quả về Tiểu ban chỉ
đạo của khối lớp
+ Tiểu ban chỉ đạo khối lớp báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo của nhà trường
- Ban chỉ đạo phong trào thi đua toàn trường căn cứ vào báo cáo và đăng kí chỉ

tiêu thi đua của các khối lớp ,thống kê kết quả và chuẩn bị tổ chức lễ tổng kết
phong trào thi đua
Bước 3:Lễ tổng kết phong trào thi đua:Em làm kế hoạch nhỏ- chào mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam
-Lễ tổng kết cần được tổ chức trang trọng vào trước hoặc trong ngày Nhà giáo
Việt Nam
-Trong lễ tổng kết chú ý mời các đại biểu lãnh đạo địa phương,Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh tại địa phương,các ban ngành,đoàn thể có liên quan
trong khu vực
-Chương trình buổi lễ có thể là:
+Ca múa nhạc chào mừng
+Chào cờ,nghi thức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
+Tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu,khách mời
+Trưởng bạn chỉ đạo phong trào thi đua đọc Báo cáo tổng kết ,công bố kết
quả :Kế hoạch nhỏ của các lớp, của khối.
+Ban chỉ đạo phong trào thi đua tuyên dương, khen thưởng các cá nhân,tập thể
có thành tích tốt trong phong trào thi đua.
+Báo cáo điển hình của phong trào thi đua
+Phát biểu của đại biểu cấp trên,khách mời
+Ca nhạc kết thúc lễ tổng kết

25 (Nam Thanh – Nam Đàn – Nghệ An)


×