Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý hóa sinh và khả năng xử lý nước thải lò mổ của rau dừa nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.27 KB, 10 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 48, 2008

NGHIÊN CỨU CHỈ TIÊU SINH LÝ - HÓA SINH VÀ KHẢ NĂNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÒ MỔ CỦA RAU DỪA NƯỚC (Jussiaea repens L.)
Võ Thị Mai Hương, Trần Thanh Tùng
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

TÓM TẮT
Rau dừa nước có khả năng sinh trưởng tốt trong nước thải lò mổ. Hầu hết các chỉ tiêu
sinh lý - hoá sinh rau đều cao hơn khi trồng trong nước sạch. Nước thải lò mổ Xuân Phú - Huế
có mức độ ô nhiễm cao. Rau dừa nước có khả năng làm giảm sự ô nhiễm của nước thải lò mổ.
Một số chỉ tiêu thể hiện mức độ ô nhiễm giảm đáng kể. Đặc biệt rau dừa nước có khả năng loại
bỏ NO3-, NH4+, PO43-, COD, Coliform tổng số…rất cao. Nước thải sau khi được xử lý bằng rau
dừa nước có hầu hết các chỉ tiêu đạt tiêu chu"n nước mặt Việt Nam 5949-1955 mức B.

1. Mở đầu
Cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của các nước trên thế giới,
tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Tìm kiếm những giải pháp
thích hợp nhằm kiểm soát, hạn chế và xử lý ô nhiễm môi trường là vấn đề đang được
quan tâm. Một trong những biện pháp xử lý môi trường có hiệu quả là biện pháp sinh
học, trong đó có biện pháp sử dụng thực vật thuỷ sinh. Đây là biện pháp xử lý ô nhiễm
nước thải thân thiện với môi trường, giá thành xử lý thấp. Mặt khác có thể tận dụng thực
vật thuỷ sinh làm thức ăn chăn nuôi hoặc sản xuất phân bón. Ở Thừa Thiên Huế, đã có
nhiều nghiên cứu sử dụng các đối tượng thực vật như bèo cái, bèo Nhật Bản [10, 11]...
để xử lý nước thải nhưng chưa có nghiên cứu nào về sự sinh trưởng và thành phần sinh
lý, hoá sinh cũng như khả năng xử lý nước thải của rau dừa nước một cách đầy đủ và có
hệ thống. Vì vậy, kết quả nghiên cứu này ở địa phương có ý nghĩa rất thiết thực.
Rau dừa nước (Jussiaea repens L.) còn gọi là thuỷ long, du long thái [2, 7],
được người dân sử dụng làm thức ăn cho người, gia súc và làm thuốc. Ngoài ra, rau dừa
nước còn được dùng như một loại rau bằng cách ăn sống, luộc, nấu canh. Đây thực sự là
cây thuốc nam an toàn và có tác dụng rõ rệt, nhanh chóng lại rất đơn giản như một loại


rau ăn cả bốn mùa đối với nhân dân nước ta [1, 2, 7, 15].
Trong cố gắng tìm thêm các đối tượng thực vật có khả năng xử lý nước thải,
chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu khả năng sinh trưởng, đặc điểm sinh lý - hóa sinh và khả
năng xử lý nước thải của cây dừa nước khi sống trong nước thải lò mổ. Đây là nguồn
nước thải có mức độ ô nhiễm cao, có ảnh hưởng lớn đến môi trường và người dân sinh
sống quanh vùng. Nghiên cứu này sẽ góp phần làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng

75


rau dừa nước trong xử lý nước thải, bảo vệ môi trường và đồng thời sử dụng hợp lý
sinh khối của chúng.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng
- Rau dừa nước (Jussiaea repens L.) thu tại Xuân Phú, TP Huế.
- Nguồn nước thải của trại giết mổ gia súc tập trung nam Sông Hương, thuộc
phường Xuân Phú, thành phố Huế.
2.2. Phương pháp
* Bố trí thí nghiệm
Bố trí các thùng xốp có kích thước 55 cm × 40 × 30cm. Gồm các lô thí nghiệm:
Lô 1: Nước thải lò mổ tự làm sạch (không có rau).
Lô 2: Nước thải lò mổ trồng rau dừa nước.
Lô 3: Nước tự nhiên trồng rau dừa nước (đối chứng).
Mỗi thùng chứa 30 lít nước và thả 200g rau tươi. Thời gian nuôi 30 ngày, thí
nghiệm lặp lại 3 lần và tiến hành nuôi 3 đợt.
* Thu mẫu và bảo quản
Mẫu nước:
- Nước thải được lấy ở nhiều vị trí có độ sâu trung bình trong ao chứa nước thải
trộn đều và đựng trong bình nhựa sạch. Nước phải lấy đầy bình, nút chặt và kín, phân
tích ngay và bảo quản lạnh.

- Nước trong các thùng thí nghiệm được trộn đều trước khi lấy để phân tích.
Mẫu cây: Chọn những cây tươi, khoẻ, không bị sâu bệnh và đồng đều về kích
thước và giai đoạn sinh trưởng.
* Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh lý - hóa sinh
- Xác định trọng lượng tươi và khô, hàm lượng protein, lipid, đường khử,
cellulose, vitamin C theo [9, 13].
- Xác định cường độ quang hợp và các sắc tố theo [5, 9].
- Xác định sự sinh trưởng tương đối theo công thức:

P=
Trong đó:

Wt −Wo
Wo

×

100

P: Sự sinh trưởng tương đối của thực vật
Wo: Trọng lượng tươi ban đầu
Wt: Trọng lượng tươi sau thời gian (t)
76


* Phương pháp xác định một số thông số hoá lý và sinh học của nước thải
− Xác định pH nước bằng máy pH metter hiệu Hanna.
− Xác định các thông số môi trường như chất rắn tổng số (TS), chất rắn lơ lửng
(SS), BOD5, COD, NH4+, NO3−, PO43− theo [6, 12].
− Xác định total Coliforms bằng phương pháp lên men nhiều ống.

Xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học với phần mềm
MS Excell 7.0.
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Một số chỉ tiêu sinh lý - hóa sinh của rau dừa nước khi sinh trưởng
trong nước thải lò mổ ở Xuân Phú, Huế
Trồng rau dừa nước trong nước thải và trong nước tự nhiên – còn được gọi là
nước sạnh (đối chứng), sau 30 ngày thu mẫu và phân tích một số chỉ tiêu sinh lý hóa
sinh của rau, chúng tôi thu được các kết quả như sau:
3.1.1. Trọng lượng tươi và trọng lượng khô của rau dừa nước
Trong môi trường nước thải và nước sạch sự sinh trưởng và khả năng tích lũy
chất khô của rau dừa nước có sự khác biệt (Bảng 1).
Sau 30 ngày nuôi, trọng lượng tươi (Pt) và trọng lượng khô (Pk) của rau dừa
nước ở các lô thí nghiệm tăng lên rõ rệt. Pt của rau trong nước thải cao hơn Pt của rau
trong nước sạch 67,2%. Trong nước thải, Pt sau 30 ngày đạt 430,00 g, tăng 230,00g (đạt
215%) so với ban đầu; ở đối chứng đạt 295,50g, tăng 82,50g (đạt 147,75%) so với ban
đầu. Pk của rau dừa nước cũng tăng đáng kể khi nuôi trong nước thải, sau 30 ngày nuôi
Pk đạt 42,34 g (tăng 96,8% so với ban đầu), cao hơn ở nước sạch (ĐC) 57,3%.
Tốc độ sinh trưởng tương đối của rau dừa nước trong nước thải là 115%, mạnh
hơn nhiều so với đối chứng (47,75%).
Bảng 1. Trọng lượng tươi (Pt) và trọng lượng khô (Pk) của rau dừa nước trước và sau khi nuôi
trồng trong môi trường nước thải

Chỉ
tiêu

Trọng lượng tươi
Ban đầu
Sau 30 ngày
% so
Môi

P (g)
%
P (g)
ban
trường
đầu
Nước 200,00
430,00
100,0
215,0
± 4,00
± 5,00
thải
Nước
200,00
295,50
100,0
147,8
sạch
± 4,00
± 4,16
(ĐC)

77

Trọng lượng khô
Ban đầu
Sau 30 ngày
% so
P (g)

%
P (g)
ban
đầu
42,34
20,50
100,00
196,8
± 0,83
± 0,83
20,50
± 0,70

100,0

28,59
± 0,49

139,5

Sinh
trưởng
tương
đối
(%)
115
47,75


Quan sát thực tế thấy rau dừa nước sống trong nước thải rất tốt, thân cứng to, lá

xanh đậm, rễ ít phát triển. Còn khi sống trong nước sạch thì rau phát triển yếu, lá có
màu nhạt, cành nhỏ, xuất hiện nhiều lá vàng, bộ rễ phát triển rất mạnh.
3.1.2. Hàm lượng một số sắc tố quang hợp của rau dừa nước trồng trong
nước thải lò mổ
Kết quả phân tích hàm lượng các sắc tố trong rau dừa nước (Bảng 2) cho thấy
hàm lượng chlorophyll a (chl a) và chlorophyll b (chl b) của rau sống trong nước thải
không có sự chênh lệch đáng kể so với các chỉ tiêu này trong rau ở nước sạch; hàm
lượng carotenoid (car) của rau ở nước sạch (0,53mg/l) cao hơn rau ở nước thải
(0,45mg/l).
Bảng 2. Hàm lượng các sắc tố của rau dừa nước

Chỉ tiêu
Môi trường
Nước thải
Nước sạch (ĐC)

Chl a
0,49 ± 0, 06
0,45 ± 0,02

Hàm lượng sắc tố (mg/l)
Chl b
Carotenoid (Car)
1,30 ± 0,05
0,45 ± 0,04
1,27 ± 0,01
0,53 ± 0,07

Chl a+b/Car
3,98

3,25

Mặt khác rau dừa nước có hàm lượng chl b lớn hơn hàm lượng chl a. Tỷ lệ chl (a
+ b)/car của cây là 3,25-3,98, chứng tỏ nhu cầu ánh sáng của rau dừa nước không lớn.
3.1.3. Cường độ quang hợp của rau dừa nước
Cường độ quang hợp của rau dừa nước trong nước thải và nước sạch được trình
bày ở Hình 2.
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

Cư ng ñ quang h p
(mgCO2/g.h)

Ở cường độ ánh sáng
17140lux, cường độ quang hợp của
rau trồng trong nước thải là
7,82mgO2/g.h, cao hơn nhiều so với
khi
trồng
trong
nước
sạch

(3,31mgO2/g.h).
Ở cường độ ánh sáng
41.750lux, chỉ tiêu này bị giảm nhiều
ở cả lô đối chứng và lô thí nghiệm.
Trong nước thải quang hợp chỉ đạt
4,32mgO2/g.h, còn ở lô đối chứng đạt
1,62mgO2/g.h.

7,82

Nư c th i
Nư c s ch (ðC)
4,32
3,31
1,65

Cư ng ñ
ánh sáng (Lux)

Hình 2. Cường độ quang hợp của rau dừa nước

Như vậy, cường độ quang hợp của rau sống trong môi trường nước thải cao hơn
so với lô đối chứng. Đồng thời, quang hợp ở cường độ ánh sáng 17140 lux cao hơn ở
ánh sáng 41750 lux. Giá trị cường độ quang hợp của rau dừa nước cao, chứng tỏ khả
năng tổng hợp chất hữu cơ của nó trong môi trường này khá mạnh.
Kết quả phân tích hàm lượng sắc tố và quang hợp cho thấy nhu cầu ánh sáng của
rau dừa nước không cao.
78



Với các kết quả trên chứng tỏ rau dừa nước có khả năng sinh trưởng tốt trong
nước thải lò mổ.
3.1.4. Hàm lượng một số thành phần hoá sinh cơ bản của rau dừa nước
Kết quả phân tích hàm lượng protein, lipid, cellulose, đường khử, vitamin C của
rau sau 30 ngày trồng (Bảng 3) cho thấy các chỉ tiêu này ở lô thí nghiệm đều cao hơn ở
lô đối chứng.
Bảng 3. Hàm lượng protein, cellulose, lipid, đường khử và vitamin C của rau dừa nước

Chỉ tiêu
Hàm lượng protein (g %)
Hàm lượng cellulose (%)
Hàm lượng lipid (%)
Hàm lượng đường khử (%)
Hàm lượng vitamin C (mg %)

Trong nước thải
2,97 ± 0,04
3,22 ± 0,05
0,73 ± 0,02
2,92 ± 0,20
54,37 ± 0,64

Trong nước sạch
2,32 ± 0,06
3,26 ± 0,05
0,24 ± 0,02
2,07 ± 0,10
47,29 ± 0,45

Riêng hàm lượng cellulose thì không có sự sai khác quá lớn ở các lô nghiên cứu.

Hàm lượng vitamin C của rau trồng trong nước thải đạt 54,37mg% và trong lô
đối chứng đạt 47,29 mg%. Các kết quả phân tích trên cho thấy giá trị dinh dưỡng của
rau khi trồng trong môi trường nước thải tăng.
Theo dược sỹ Phó Đức Thuần, rau dừa nước có 2,62g % protein, 52mg %
vitamin C; như vậy các thành phần này trong rau dừa nước trồng ở nước thải cao hơn.
3.2. Một số chỉ tiêu hoá lý và sinh học của nước thải lò mổ Xuân Phú trước
và sau khi trồng rau dừa nước
3.2.1. Hiện trạng chất lượng nước ở lò mổ
Nước thải lò mổ Xuân Phú trước khi thải ra môi trường đã đi qua hầm ủ kị khí
và một hệ thống gồm bốn hồ. Tại hầm ủ kị khí, các chất thải có kích thước lớn được giữ
lại và diễn ra các quá trình lên men kị khí phân huỷ phân hữu cơ, nước thải ra tại hầm ủ
này sẽ được di chuyển qua bốn hồ tiếp theo. Trong nghiên cứu này, mẫu nước được thu
tại hồ đầu tiên sau khi đã đi qua hầm ủ kị khí.
Kết quả phân tích đánh giá hiện trạng môi trường lò mổ Xuân Phú ở bảng 4 cho
thấy nước thải lò mổ bị ô nhiễm khá trầm trọng. Các chỉ số TS, SS, NO3-, PO43-, DO,
COD, BOD5, NH4+ đều vượt quá ngưỡng cho phép loại B của TCVN 5942 – 1995 và
TCVN 6772 – 2000. Nước thải này cần phải được xử lý nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm
trước khi thải ra môi trường.
3.2.2. Một số chỉ tiêu hoá lý và sinh học của nước thải lò mổ Xuân Phú sau
khi xử lý bằng rau dừa nước
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá lý và sinh học của nước thải, nước sạch
trồng rau trong nước thải và nước thải tự làm sạch ở bảng 4 cho thấy:
* Khả năng loại bỏ TS và SS
79


Tổng số chất rắn trong nước thải ban đầu (TS) là 1103 mg/l, cuối thí nghiệm, chỉ
số này giảm xuống còn 426,20 mg/l, tương đương hiệu suất xử lý bằng 61,36%, ở nước
thải tự làm sạch hiệu suất xử lý 18,21%.
Hiệu suất xử lý tổng số chất rắn lơ lửng (SS) của dừa nước đạt 77,94%, trong

khi đó chỉ lô đối chứng có hiệu suất xử lý là 28,44%. Rõ ràng rau dừa nước có khả năng
xử lý chất thải rắn tổng số và chất thải rắn lơ lững với hiệu quả cao.
Hiệu quả xử lý TS và SS ở rau dừa nước gấp 3 lần so với đối chứng.
Hiệu quả xử lý COD (mg/l): Hàm lượng COD trong nước thải ban đầu là
148mg/l. Sau 30 ngày, chỉ số này là 28,72 (tương ứng hiệu quả xử lý: 81,27%), trong khi
đó ở lô nước thải tự làm sạch, hàm lượng COD không giảm mà tăng lên 331,8, gấp 2 lần
so với trước khi xử lý. Nguyên nhân có thể là do trong môi trường nước thải lò mổ rất
giàu chất dinh dưỡng, làm tăng sinh trưởng của tảo, sinh khối tảo tăng cao (nước có màu
xanh đậm) và lượng COD tăng. Ở lô có trồng rau dừa nước không có hiện tượng này do
trong quá trình sinh trưởng, rau dừa nước đã sử dụng các chất dinh dưỡng có trong nước
thải.

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13

Bảng 4. Một số chỉ tiêu hoá lý và sinh học của nước thải lò mỗ Xuân Phú
trước và sau khi xử lý bằng rau dừa nước

% hiệu quả
Các chỉ
Trước khi
Sau khi
Nước thải tự
xử lý của Tiêu chu,n
tiêu
xử lý
trồng cây
làm sạch
(*)
rau dừa
Mùi
Màu
nhiệt độ
pH
SS(mg/l)
TS(mg/l)
BOD5(mg/l)
COD(mg/l)
PO43-(mg/l)
NH4+(mg/l)
NO3-(mg/l)
DO
Total
Coliforms
(MPN/100
ml)

Hôi thối

Xám đen
27,3
6,83 ± 0,04
151,10 ± 3,48
1103,00 ± 8,62
66,33 ± 2,96
148,00 ± 1,53
14,47 ± 0,18
15,71 ± 0,15
18,39 ± 0,03
0,513 ± 0,015

Không mùi
Trong
--7,46
33,33 ± 2,14
426,2 ± 10,17
20,96 ± 2,16
27,72 ± 1,01
1,54 ± 0,12
0,88 ± 0,04
0,13 ± 0,01
2,43 ± 0,09

Hôi tanh
Xanh rêu
--8,12
108,12 ±1,96
902,14 ±14,01
196,44 ± 1,17

331,80 ± 2,63
8,52 ± 0,26
1,55 ± 0,34
0,20 ± 0,01
1,49 ± 0,01

11,80 x 109 12,1x103 ± 2301,27 x 109± 340

--------77,94
61,36
61,27
89,12
89,36
96,82
99,29
78,26

Không mùi
Trong
--5,50 – 9,00
80,00
500,00 **
< 25,00
<35,00
10,00**
1,00
15,00
≥ 2,00

-


10 x103

(*) Giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm của nước mặt theo
TCVN-5942 - 1995.
(**) Giới hạn ô nhiễm cho phép của nước thải sinh hoạt theo TCVN – 6772 – 2000.
80


Mặt khác, lá và thân rau đã che phủ, ngăn không cho ánh sáng mặt trời xuống lớp
nước phía dưới, vì vậy tảo không có đủ thức ăn và ánh sáng để sinh trưởng và phát triển,
sinh khối tăng chậm dẫn đến lượng COD không tăng mà giảm mạnh.
So sánh kết quả trên với tiêu chuNn thải loại B của TCVN-5942-1995 thì hàm
lượng COD trong lô trồng rau đã giảm dưới mức cho phép, đạt tiêu chuNn thải loại.
H m l−îng (mg/l)

N−íc th¶i trång rau Dõa

331,9

350
300

N−íc th¶i tù l m s¹ch

250

N−íc tiªu chuÈn
196,4


200

148

N−íc th¶i tr−íc khi trång rau

150
100
50

66,3
25

21

35

27,7

0
BOD

COD

Th nh phÇn

Hình 3. Khả năng loại bỏ BOD5, COD của rau dừa nước và nước thải tự làm sạch

* Khả năng loại bỏ PO43-: Hàm lượng PO43- ban đầu của nước là 14,47mg/l, sau
khi xử lý hàm lượng này là 1,54mg/l, còn ở lô đối chứng là 8,52mg/l, thấp hơn quy định

giới hạn ô nhiễm cho phép của nước thải sinh hoạt (TCVN-6772-2000). Như vậy, khả
năng hấp thu PO43- của loại rau này là rất cao. So sánh với khả năng hấp thụ PO43- của
bèo cái, bèo lục bình…[10, 11, 14], thì khả năng này của rau dừa nước cao hơn.
* Khả năng loại bỏ NH4+: Hàm lượng NH4+ trong tất cả các lô thí nghiệm đều
giảm xuống rất rỏ rệt. Khả năng loại bỏ NH4+ của rau dừa nước là 94,40%. Ở lô đối
chứng hàm lượng NH4+ cũng giảm hơn 90%. Khả năng hấp thu NH4+ của rau dừa nước
cao hơn nhiều so với khả năng hấp thụ của bèo cái và tảo chlorella [6, 11].
So với tiêu chuNn thì hàm lượng NH4+ ở lô có trồng rau đã đạt tiêu chuNn thải ra.
* Khả năng hấp thụ NO3-: ở lô trồng rau, hàm lượng NO3- đã có sự giảm rõ rệt từ
18,39mg/l ban đầu còn lại 0,13mg/l, dưới mức giới hạn cho phép theo tiêu chuNn loại B
(TCVN-5942-1995); ở lô đối chứng là 0,195mg/l, chưa đạt tiêu chuNn thải loại.
* Khả năng xử lý hàm lượng DO: Hàm lượng DO trong nước thải rất thấp, cụ
thể là ở trong nước thải lò mổ hàm lượng này là 0,51mg/l, sau thí nghiệm thì chỉ số này
tăng lên, ở lô trồng rau dừa nước là 2,34mg/l và ở lô đối chứng là 1,49mg/l.
* Hàm lượng BOD5: Hàm lượng BOD5 ban đầu là 66,23mg/l, sau 30 ngày trồng
rau dừa nước giảm xuống là 20,96mg/l. Trong khi đó, chỉ số này ở lô đối chứng tăng lên
gần gấp 3 lần so với ban đầu. Hàm lượng BOD5 trong các lô nước thải trồng rau dừa
nước thấp dưới mức giới hạn tối đa cho phép ở cột B (<35mg/l). Điều này cho thấy

81


được triển vọng to lớn trong việc xử lý nước thải nói chung và nước thải lò mổ nói riêng
bằng rau dừa nước.
* Khả năng loại bỏ Coliforms: Nước thải lò mổ có số lượng Coliforms tổng số
(11,8.109) cao hơn nhiều so với tiêu chuNn cho phép. Sau thời gian thí nghiệm số lượng
Coliforms tổng số giảm rõ rệt. Ở lô trồng rau, số lượng Coliforms là 21,1.103 thấp hơn
rất nhiều so với nước thải tự ban đầu và nước thải tự làm sạch sau thí nghiệm (12,7.108).
Số lượng coliforms ở nước sau trồng rau gần đạt TCVN 5942 – 1995 (giá trị giới hạn
cho phép đối với Coliforms ở cột B là 10 x 103 MPN/100ml).

Giá trị pH cũng có sự thay đổi về phía trung tính sau khi thí nghiệm. Nước sau
khi trồng rau không mùi và trong, còn nước tự làm sạch có màu xanh rêu và hôi tanh.
Nhìn chung, khi trồng trong nước thải lò mổ, rau dừa nước có khả năng hấp thụ
khá mạnh các chất dinh dưỡng và loại bỏ nhanh chóng một số thành phần ô nhiễm có
trong nước thải, chất lượng nước được cải thiện rõ rệt. Vì vậy rau dừa nước có thể được
xem là một trong những đối tượng thực vật thuỷ sinh có khả năng xử lý nước thải, đặc
biệt là nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như nước thải ở các lò mổ.
4. Kết luận
1. Rau dừa nước có khả năng sinh trưởng tốt trong nước thải lò mổ. Tất cả các
chỉ tiêu sinh lý - hoá sinh rau đều cao hơn khi trồng trong nước sạch.
- Tốc độ sinh trưởng tương đối của rau dừa nước ở trong nước thải đạt 115%,
trong nước sạch 47,75%.
- Hàm lượng chlorophyll a và chlorophyll b của rau khi sống trong nước thải và
nước sạch không chênh lệch đáng kể. Hàm lượng carotenoid của rau sống trong nước
sạch cao hơn so với rau sống trong nước thải.
- Cường độ quang hợp của rau sống trong nước thải (7,82 mgO2/g.h) cao hơn
chỉ tiêu này của rau sống trong nước sạch (3,31 mgO2/g.h ).
- Hàm lượng protein của rau đạt 2,97g; hàm lượng cellulose 3,22 %, hàm lượng
lipid 0,73 %, hàm lượng đường khử 2,92 % và hàm lượng vitamin C 54,37mg %.
2. Nước thải lò mổ Xuân Phú - Huế có mức độ ô nhiễm cao, hàm lượng các chất
chỉ thị ô nhiễm vượt quá tiêu chuNn Việt Nam nhiều lần rất cần xử lý trước khi thải ra
môi trường.
3. Rau dừa nước có khả năng hấp thụ các hợp chất hữu cơ cũng như loại bỏ một
số thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải lò mổ khá tốt. Cụ thể: khả năng loại bỏ
NO3- là 99,29%; NH4+ là 94,40%; DO là 78,89; PO43- là 89,36%; COD là 81,27%; SS là
77,94%; TS là 61,36% và BOD5 là 68,44%.

82



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmed F. và cộng sự, Tác dụng kháng khu"n của rau dừa nước, Bản tin
Dược liệu, tập 4, số 8, (2001), 226.
2. Võ Văn Chi, Cây thuốc trị bệnh thông dụng, tủ sách Y dược học, Nhà xuất
bản Thanh Hoá, 2000.
3. Bùi Minh Đức, Kiểm nghiệm lương thực, thực ph"m, NXB KH& KT, Hà
Nội, (1975).
4. Grodzinxki A. M., Grodzinxki Đ. M., Sách tra cứu tóm tắt về sinh lý thực
vật, Nguyễn Ngọc Tấn và Nguyễn Đình Huyên dịch, Nhà xuất bản Mir Maxcơva và NXB KH& KT, Hà Nội, (1981).
5. Đặng Đình Kim, Sử dụng phương pháp sinh học để xử lý ô nhiễm nước thải,
Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học – công nghệ và môi trường toàn quốc
lần thứ nhất, Hà Nội, (1997), 105–108.
6. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, (2003).
7. Masanori Jujita et al, Nutrient removal and starch production through
cultivation of Wolffia arrhiza, Journal of Bioscience and bioengineering,
Vol. 87, No. 2, (1999), 194 – 198.
8. Nguyễn Văn Mùi, Thực hành hoá sinh học, NXB KH& KT, Hà Nội, (2001).
9. Huỳnh Văn Ngộ, Sinh trưởng của Bèo cái (Pistia stratiotes L.) trong môi
trường nước thải đầm rong, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ khoa học,
trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, (2000).
10. Phạm Thị Ngọc, Nuôi Bèo Nhật Bản, bèo Tấm, bèo cái để xử lý nước thải ở Thừa
Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học khoa học – Đại học Huế, (2000).
11. Lưu Đức PhNm, Xử lý ô nhiễm bằng biện pháp sinh học, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội, (2002).
12. Phạm Văn Sổ, Bùi Thị Như Thuận, Kiểm nghiệm lương thực thực ph"m,
NXB KH& KT, Hà Nội, (2002).
13. Nguyễn Ngọc Thanh, Thăm dò một số phương pháp xử lý nước thải từ quá
trình sản xuất của nhà máy sản xuất tinh bột sắn Quảng Nam, Luận văn thạc
sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, (2003).
14. Phó Đức Thuần, Rau dừa nước, thức ăn, thuốc trong mùa hè, Tạp chí thuốc

và sức khoẻ, Nhà xuất bản Y học, số 287, (2005), 24.
15. Trần Văn Tựa, Bùi Thị Kim Anh, Hoàng Thị Lan, Lê Thị Thu Thuỷ, Đặng
Đình Kim, Phạm Văn Đức, Nghiên cứu khả năng xử ký nước thải chế biến
thuỷ sản của cây bèo Tây, Những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu khoa học
sự sống, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, (2003), 827-830.
16. Bộ Khoa học và Công nghệ, Các tiêu chu"n Việt Nam về chất lượng nước,
Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, (1995).
83


STUDY ON BIOPHYSICAL AND BIOCHEMICAL COMPOSITION AND THE
ABILITY OF TREATMENT TO THE SLAUGHTERHOUSE WASTES WATER
OF JUSSIAEA REPENS L.
Vo Thi Mai Huong, Tran Thanh Tung
College of Sciences, Hue University

SUMMARY
Jussiaea repens grow well in slaughterhouse waste water. The biophysical and
biochemical composition of Jussiaea repens growing in waste water is higher than that growing
in fresh water. The slaughterhouse waste water at Xuan Phu is highly polluted. The pollution is
reduced with Jussiaea repens cultivated in it. Some parameters obtained shows that the
environmental pollution level of waste water has considerably reduced.
Special ability to reject NO3-, NH4+, PO43-, COD, Coliform… is very high. After having
treated with Jussiaea repens, the slaughterhouse waste water has the parameters almost
reaching the standard of Vietnam 5945-1995 level B.

84




×