Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

DTM Dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy Luyện đồng công suất 1000 tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.68 KB, 68 trang )

MỞ ĐẦU
I. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Đồng là một trong những kim loại màu được sử dụng rộng rãi và là nguồn
nguyên liệu quan trọng đối với các nghành công nghiệp, đứng thứ 3 trong tiêu thụ
kim loại, chỉ sau thép và nhôm. Hiện nay, công nghiệp Luyện Đồng ở Việt Nam
chưa có, hầu như phải nhập khẩu Đồng kim loại để phục vụ sản xuất. Nhu cầu sử
dụng Đồng của Việt Nam rất lớn, công suất của Nhà máy Luyện Đồng của Công ty
Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội là 1.000 tấn/năm mới chỉ đáp
ứng được một phần nhỏ nhu cầu cho Nhà máy cán kéo Đồng trong nước và xuất
khẩu sang một số nước.
Nguồn nguyên liệu quặng Đồng phục vụ cho Nhà máy tại các khu Mỏ như:
Khu Cổ Vài, Cầu Sắt, Cai Lé, Tây Cai Lé, Đèo Cạn - Bản Mùi, Khanh Mùng,
Khuôn Dẽo - Đèo Bừng, Núi Đẩu thuộc huyện Lục Ngạn và Bãi Lầy thuộc huyện
Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Những khu Mỏ này đã được UBND tỉnh Bắc Giang cấp
phép cho Công ty khai thác. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu còn được mua từ một số
Mỏ của các Công ty khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và trong các khu vực lân cận.
Nhằm thực hiện Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là không xuất
khẩu Quặng thô, gây lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được của
nước ta.
Xuất phát từ những mục tiêu đó, Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản
Thăng Long - Hà Nội đã quyết định đầu tư xây dựng: “Nhà máy Luyện Đồng
công suất 1.000 tấn/năm” tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU KỸ THUẬT LẬP BÁO CÁO ĐTM
2.1. Căn cứ pháp luật:
1. Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực ngày 1/7/2006.
2. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường. Nghị định
21/2008/NĐ-CP, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ


Môi trường.


3. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BVMT.
4. Thông tư 08/2006TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường.
5. Nghị quyết số 41- NQ/ TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ Môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
6. “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam”
(Chương trình nghị sự số 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết
định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc tổ chức và hoạt động của Hội Đồng Thẩm định Báo cáo Đánh giá môi
trường chiến lược, Hội Đồng Thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
8. Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản
xuất.
9. Qui chế quản lý CTR nguy hại được ban hành kèm theo Quyết định số
155/1999/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/7/1999.
10. Công văn số: …./UBND - TNMT của UBND tỉnh Bắc Giang chấp thuận cho
Công ty khảo sát địa bàn thực hiện Dự án tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang.
2.2 Tiêu chuẩn Việt Nam:
1. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số
22/2006/QĐ - BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ TN & MT và các Tiêu chuẩn
Việt Nam khác có liên quan.
2. Các Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số
3733/2002/QĐ- BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế ( Bao gồm 21 tiêu chuẩn

vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động) và các Tiêu chuẩn môi
trường lao động khác có liên quan.


2.3 Các tài liệu kỹ thuật:
1. Thuyết minh Dự án Xây dựng Nhà máy Luyện Đồng công suất 1.000
tấn/năm tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang của Công ty Cổ phần khai
thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội.
2. Bản đồ tổng thể mặt bằng Nhà máy Luyện Đồng công suất 1000 tấn/năm của
Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội tại xã Kiên Lao, huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
3. Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2008 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội
tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
4. Các số liệu điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường trên địa
bàn dự kiến triển khai Dự án do Trạm Quan trắc môi trường Bắc Giang thực hiện
tháng 9 năm 2008.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chủ Đầu tư Dự án đã phối hợp với Trạm Quan trắc môi trường - Sở Tài
nguyên và Môi trường Bắc Giang tiến hành các bước cần thiết để lập Báo cáo Đánh giá
tác động môi trường.
- Cơ quan tư vấn : Trạm Quan trắc môi trường - Sở Tài nguyên và Môi
trường Bắc Giang.
- Trạm trưởng : Vũ Đức Phượng.
- Địa chỉ liên hệ : Thôn Đông Giang - xã Xương Giang - thành Phố Bắc Giang .
- Điện thoại : 0240.3824.760.

Trình tự thực hiện gồm các bước sau:
1. Nghiên cứu Dự án:“ Xây dựng Nhà máy Luyện Đồng công suất
1.000 tấn/năm” của Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội
tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang”.

2. Tổ chức thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Kiên Lao huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang.


3. Tổ chức khảo sát hiện trạng môi trường khu xây dựng Dự án, hiện trạng môi
trường các khu vực lân cận, chú ý khả năng gây ô nhiễm đến môi trường.
4. Tổ chức điều tra hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học và các tác động của
Dự án ảnh hưởng đến môi trường sinh học.
5. Tổ chức khảo sát, lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường trường
không khí, môi trường nước trong khu vực dự kiến thực hiện Dự án và các vùng lân cận.
6. Trên cơ sở các số liệu điều tra, phân tích hiện trạng môi trường, tổng hợp số liệu
lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án.

Bảng 1: Danh sách thiết bị lấy mẫu, đo đạc, phân tích
STT

Tên thiết bị

Nước SX

Các thiết bị đo đạc và lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không
khí
1
Thiết bị lấy mẫu khí SKC PA 15330
Mỹ
2
Máy đo tốc độ gió
Anh
3
Máy đo nhiệt độ, độ ẩm
Mỹ

Các thiết bị đo bụi và tiếng ồn


4
Thiết bị đo tiếng ồn tích phân
5
Thiết bị lấy mẫu bụi tổng số SL-15P
Các thiết bị lấy mẫu và phân tích nước
6
Tủ sấy
7
Máy đo BOD5
8
Tủ ổn nhiệt BOD
9
Máy so màu DR - 2000

Mỹ
Nhật
Mỹ
Đức
Mỹ
Mỹ

Bảng 2: Danh sách cán bộ tham gia lập Báo cáo ĐTM
TT

Họ và tên

1


KS. Vũ Đức Phượng

2

KS. Ngô Quang Trường

3

KS. Nguyễn thị thu Huyền

4

KTV. Nguyễn Văn Cường

5

KS. Hà Văn Huân

6

KS. Tạ Thị Minh Tâm

Chức vị, cơ quan, chuyên môn
Trạm trưởng - Trạm Quan trắc môi trường Phụ
trách bộ phận
Cán bộ
Cán bộ
Cán bộ
Phụ trách Phòng phân tích


CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Tên Dự án: “Đầu tư Xây dựng Nhà máy Luyện Đồng công suất
1.000 tấn/năm” tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
1.2. CHỦ DỰ ÁN
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội.
- Địa chỉ: Số 66 - khu Đông - Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội.
- Điện thoại:
- Người đại diện: Vũ Văn Thảo.


- Chức vụ: Tổng Giám đốc.
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Nhà máy Luyện Đồng có tổng diện tích 28,5ha nằm phía Đông Nam xã Kiên Lao,
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Địa điểm xây dựng Nhà máy nằm cạnh Hồ Bàu Lầy,
nằm về phía bên trái đường đi vào hồ Khuôn Thần và cách thị trấn Chũ khoảng 7km,
với các mặt tiếp giáp như sau:
+ Phía Tây giáp thôn Cống thuộc xã Kiên Lao.
+ Phía Đông giáp Hồ Bàu Lầy, bên kia hồ là xã Trù Hựu thuộc xã Kiên Thành. + Phía
Nam giáp Hồ Bàu Lầy, bên kia hồ là thôn Thành Công thuộc xã Kiên Thành. + Phía Bắc
giáp Hồ Bàu Lầy (hồ có diện tích khoảng 100ha).
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Mục tiêu và hình thức đầu tư
a. Mục tiêu đầu tư.
Quặng Đồng được khai thác tại các khu Mỏ: Cổ Vài, Cầu Sắt, Cai Lé, Tây Cai
Lé, Đèo Cạn - Bản Mùi, Khanh Mùng, Khuôn Dẽo - Đèo Bừng, Núi Đẩu thuộc
huyện Lục Ngạn và Bãi Lầy thuộc huyện Lục Nam đã được UBND Tỉnh Bắc
Giang cấp phép cho Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội.

Bên cạnh đó Công ty còn hợp đồng mua Quặng Đồng ở các địa phương khác trong
vùng dùng làm nguyên liệu đầu vào để chế biến sản xuất luyện ra Đồng kim loại.
Nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng Đồng trong nước và một phần xuất khẩu ra thị
trường thế giới. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mục tiêu phát
triển công nghiệp chế biến kim loại trong nước nói chung và Quặng Đồng nói riêng.
Góp phần làm phong phú cho nền công nghiệp tỉnh Bắc Giang và giải quyết việc
làm cho nguồn lao động tại địa phương.
Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đóng góp vào các công trình phúc lợi
của địa phương, bên cạnh đó còn mang lại lợi nhuận cho Công ty.
b. Hình thức đầu tư.
Đầu tư xây dựng mới Nhà máy Luyện Đồng công suất 1.000 tấn/năm, Chủ Đầu
tư trực tiếp quản lý Dự án.
1.4.2. Chế độ làm việc, công suất thiết kế, các sản phẩm của Dự án
a. Chế độ làm việc:


Chế độ làm việc của Nhà máy phù hợp với quy định về thời gian làm việc theo Luật
lao động. Cụ thể như sau:
- Số ngày sản xuất trong năm: 300 ngày;
- Số ca làm việc trong ngày:

03 ca/ngày;

- Số giờ làm việc trong 1 ca:

08 giờ;

b. Công suất thiết kế:
Căn cứ vào khả năng cung cấp quặng Đồng do Công ty khai thác hàng năm và
khả năng thu mua ở một số địa phương khác, dự kiến công suất cuối cùng của Nhà

máy Luyện Đồng là 1.000 tấn Đồng/năm, tương ứng với khoảng 81.000 tấn Quặng
đồng/năm.
c. Các sản phẩm của Nhà máy:
Nhà máy sử dụng 2 phương pháp luyện Đồng là hoả luyện và thuỷ luyện. Căn cứ
vào khả năng thực tế của công nghệ luyện Đồng do nhóm Chuyên gia Trung Quốc
thiết kế và chuyển giao công nghệ cho Công ty, sản phẩm cuối cùng của Nhà máy gồm
02 sản phẩm với sản lượng như sau:
- Đồng điện phân hàm lượng 99,9% : 1.000 tấn/năm.
- Axit Sulfuaric đậm đặc 100%: 1.300 tấn/năm.
1.4.3. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng và
thiết bị của Nhà máy
a. Nhu cầu về điện:
Nguồn cung cấp điện cho Dự án là đường điện 35KV chạy qua thôn Cống
cách khu vực xây dựng Nhà máy khoảng 1,5 km. Việc cấp điện cho Nhà máy được
lấy từ mạng lưới điện này thông qua trạm biến áp và các tủ điện riêng biệt của từng
thiết bị và khu vực. Mỗi khu vực đều được đặt máy cắt tổng, máy cắt lộ nhánh, máy
cắt phân đoạn, tủ cầu giao, tủ hạ thế để đảm bảo cấp điện thuận lợi và an toàn.
Lượng điện tiêu thụ hàng năm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của Nhà máy
khoảng 1.600.000 - 2.000.000 KWh. Để đáp ứng lượng điện tiêu thụ trên cần phải xây
dựng trạm biến áp hạ thế riêng có công suất 2.000 KVA.
b. Nhu cầu về nước:
- Nhu cầu về nước phục vụ sản xuất:


Theo tính toán, nhu cầu về nước phục vụ cho sản xuất hàng ngày của Nhà máy là
7.000 m3/ngày đêm. Trong đó, lượng nước hồi lưu lại tuần hoàn lại là 70%. Như vậy,
lượng nước tiêu thụ thực tế hàng ngày là 2.100 m3/ngày đêm.
Nguồn nước phục vụ cho sản xuất được lấy từ Hồ Bàu Lầy nằm sát khu vực
Nhà máy, qua trạm bơm và đưa về bể chứa được xây dựng với độ cao nhất định để
đảm bảo tự chảy đến các thiết bị công tác bằng hệ thống ống dẫn, van bơm tăng

cường cục bộ.
- Nhu cầu về nước phục vụ sinh hoạt:
Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt được dùng chủ yếu là nước giếng khoan tại
khu vực Nhà máy, cung cấp vào nơi sinh hoạt thông qua bể chứa và đường ống
dẫn.
Theo tính toán, tổng nhu cầu nước phục vụ cho sinh hoạt ăn uống, tắm rửa của cán
bộ công nhân viên của Nhà máy hàng ngày là 8 m3/ngày đêm.
c. Nhu cầu về vật tư, nguyên liệu chính:
Trong quá trình sản xuất, Công ty sẽ tiến hành nhập nguyên vật liệu theo tiến độ
sản xuất từng thời kỳ. Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước cũng
như trên địa bàn.
Bảng 1.1: Nguyên liệu chính và lượng dùng mỗi năm của Nhà máy
STT Tên nguyên liệu
Đơn vị tính
Số lượng
1

Quặng Đồng

Tấn

81.000

2

Axít Sulfuric

Tấn

16.000


3

Dầu hoả

lít

150.000

4

Dầu majut

Tấn

583

5

Than cốc

Tấn

5.096

6

Điện năng

KWh


1.600.000 - 2.000.000

7

Chất xúc tác

Tấn

64,1

- Phương thức vận chuyển và bảo quản sản phẩm:


Các vật tư, sản phẩm trong quá trình sắp xếp vào kho, đưa vào sản xuất hoặc
giao hàng đều được bốc xếp vận chuyển bằng cầu trục, xe nâng hoặc thủ công từ xe
tải xuống.
d. Nhu cầu về trang thiết bị:
Máy móc, trang thiết bị phục vụ xây dựng Nhà máy được mua mới hoàn toàn c ó
xuất xứ từ Trung Quốc.
Bảng 1.2: Danh mục thiết bị của Nhà máy Luyện Đồng
STT
Danh mục
Đơn vị Số lượng Xuất xứ
I. Thiết bị Luyện Đồng theo p2 thuỷ luyện:
Trung Quốc
1
Máy mài bi 1500 x 3000
cái
01

2
3
4
5

Máy phân cấp 1200
Máy đập PE 400 x 600
Máy đập PEX 150 x 75
Máy BG 400 x 400

cái
cái
cái
cái

01
01
01
01

6
7
8

Máy trộn
Máy hỗn hợp làm ổn định
Bản cực âm

cái
cái

kg

03
03
18 x 15

-

9
10
11
12

Bản cực dương
Đồng bản (dẫn điện)
Thanh Đồng 3 góc
Bơm chống axit

m3
kg
kg
cái

270
400
500
03

-


13
14
15
16

Máy bơm bùn
Máy bơm làm lạnh
Máy ép bùn
Bộ chuyển giao diện tích

cái
cái
cái
bộ

01
01
02
01

-

17
18
19
20
21
22

Tủ điện động lực, biến áp

Bộ bản điện cục bộ
Bể axit 20m3/8mm
Bể dầu hoả
Thiết bị hoá nghiệm
Các kim loại màu và ống nén axit

bộ
bộ
cái
cái
bộ

01
02
03
01
01

23
24

Thiết bị chống axit và vật liệu nén axit
Bể chứa 100m3

Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc


Trung Quốc
Trung Quốc

cái

04


25
26

Bể chứa 200m3
Bể chứa 1500m3

cái
cái

04
02

cái

20

Trung Quốc

cái
cái
cái
cái


01
01
01
01

Trung Quốc

33
Máy mài bi MG 2100 x 3000
cái
34
Thùng trộn XBT 2000
cái
35
Máy tuyển nổi SP
cái
36
Máy tuyển nổi FI 2,8
cái
37
Máy biến áp, tủ phân phối điện
bộ
38
Vật tư thiết bị điện
39
Các loại ống kim loại
III. Thiết bị Luyện Đồng theo p2 hoả luyện
40
Quạt gió S-1

bộ
41
Lò nổi (12,5 - 5m3)S-2
bộ
42
ống nguội S-3
bộ

01
01
05
11
01

Trung Quốc

01
01
01

Trung Quốc

43
44
45
46
47
48

bộ

bộ
cái
bộ
bộ
bộ

01
01
01
03
03
05

Trung Quốc

49
Máy gia nhiệt
50
Máy biến thế
51
Tủ chấn lưu hạ thế
52
Băng tải tấm gạt 2#
53
Băng tải tấm gạt 3#
IV. thiết bị sản xuất axit sulfuaric:
54
ống và máng axit

bộ

cái
nhóm
bộ
bộ

03
01
03
01
01

Trung Quốc

bộ

01

55

bộ

01

27
Máy điện phân
28
Vật liệu lắp đặt
II. Thiết bị tuyển nổi:
29
Máy tập các sấu PE 400 x 600

30
Máy tập các sấu PE 250 x 1000
31
Sàng chấn động SZZ 1225 x 2500
32
Máy cấp nguyên liệu BG 600 x 600

Bộ phận hút bụi gió
Bộ phận hút bụi điện
Băng tải tấm gạt
Van tro
Máy rung
Tấm rung

Tháp bọt

-

Trung Quốc

-

-

-

-

Trung Quốc



56
57

ống thứ cấp
ống ngăn khử bọt

bộ
cái

01
01

58
59
60

Máy khử bọt điện
Máy lắng
ống máy tuần hoàn

bộ
bộ
bộ

01
01
01

Trung Quốc


01
02
01
01
02
02
02
01
02
01

Trung Quốc

03
01
01
01
03
01
01
01
01

Trung Quốc

61
Máy tuần hoàn tháp bọt
bộ
62

Máy tuần hoàn
bộ
63
Máy tuần hoàn rửa
bộ
64
Máy làm nguội axit
bộ
65
ống bơm tuần hoàn
cái
66
Bồn tuần hoàn tháp bọt
cái
67
Bơm tuần hoàn ống
cái
68
Bơm tuần hoàn rửa
cái
69
Bơm rưới axit loãng
cái
70
Tháp tách
bộ
71
Hệ thống làm kín bằng nước
V Thiết bị sản xuất axit (Hệ thống khô)
72

Tháp hút khô
nhóm
73
Máy làm nguội axit khô
bộ
74
Máy làm nguội hút axit I
bộ
75
Máu làm nguội hút axit II
bộ
76
Bơm tuần hoàn hút khô
cái
77
Máng chìm
bộ
78
Bơm chìm
cái
79
Ba lăng xích
bộ
80
ống khói
bộ
VI Thiết bị và phương tiện phục vụ chung
81
Trạm biến áp 2000KVA
82

Hệ thống bơm nước
83
Xe tải lớn
chiếc
84
Xe tải nhỏ
chiếc
85
Hệ thống thông tin liên lạc
86
Thiết bị quản lý

05
03

-

Trung Quốc

-

Trung Quốc

-

Trung Quốc
Trung Quốc


Bảng1.3: Danh mục thiết bị của xưởng sửa chữa cơ điện

STT
1
2
3
4
5
6

Danh mục
Máy khoan
Máy nén khí
Máy mài
Máy hàn điện
Máy hàn hơi
Dụng cụ sửa chữa

Đơn vị
cái
cái
cái
cái
cái
Bộ

Số lượng
02
01
01
02
01

`01

Xuất xứ
Đài Loan
Hàn Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Đài Loan

1.4.6 Công nghệ Luyện Đồng.
- Giải pháp công nghệ Luyện Đồng: Nhóm chuyên gia Trung Quốc lựa chọn
chuyển giao công nghệ cho Công ty Luyện Đồng theo hai phương pháp:
+ Phương pháp hoả luyện áp dụng để Luyện Đồng từ quặng gốc sunfua Đồng có thu
hồi SO2 để sản xuất axit Sulfuaric tận thu và bảo vệ môi trường.
+ Phương pháp thuỷ luyện áp dụng chỉ Luyện Đồng từ quặng gốc oxyt Đồng.
Cả hai phương pháp đều sản xuất ra Đồng sunfat rồi điện phân thành Đồng đạt hàm
lượng 99,9%.
Đây là hai phương pháp công nghệ mới cho hiệu quả cao, đã được áp dụng nhiều đối
với các cơ sở sản xuất Đồng ở Trung Quốc mà Công ty đã đi khảo sát. Qua quá trình
nghiên cứu Công ty đã quyết định ký hợp Đồng với đối tác Trung Quốc để mua thiết bị kỹ
thuật, máy móc và chuyển giao công nghệ cho Công ty.


Sơ đồ công nghệ Luyện Đồng
Theo phương pháp hoả luyện

Theo phương pháp thuỷ luyện

Quặng gốc Sulfua


Quặng gốc Oxyt

Nghiền

Mài

Phân cấp
Ngâm axit Sulfuaric

Tuyển tinh

Bã quặng

Tinh quặng sulfua

Dung dịch
Sunfat Đồng

Cặn

gom

Đốt nóng
Trung hoà
SO2 thu hồi
chế tạo axit

Ngâm axit
Sulfuaric


Axit Sulfuaric

Dung dịch
Sunfat Đồng

Bã quặng

Điện phân

Dung dịch điện tích
thu hồi ngược lại

Đồng điện phân


a. Luyện quặng theo phương pháp hoả luyện: Quặng gốc sulfua được
nghiền nhỏ qua giai đoạn tuyển nổi thu được tinh quặng Đồng. Tinh quặng Đồng được
đốt nóng (hoả luyện) giải phóng SO 2 được thu hồi để sản xuất axit sulfuaric. Bán thành
phẩm thu qua giai đoạn hoả luyện ngâm trong axit sulfuaric tạo thành dung dịch Đồng
sulfat. Đồng sulfat được qua giai đoạn điện phân cho sản phẩm Đồng điện phân đạt
hàm lượng 99,9%.
b. Luyện quặng Đồng theo phương pháp thuỷ luyện: Quặng gốc oxyt
Đồng
qua giai đoạn mài thành dạng bột, sau đó ngâm vào axit sulfuaric tạo dung dịch
Đồng sulfat. Qua giai đoạn điện phân cho sản phẩm Đồng điện phân hàm lượng đạt
tới 99,9%.
Cả hai phương pháp trên đều thải ra bã quặng được xử lý bằng phương pháp trung
hoà.
c. Sản xuất axit sunfuaric: SO2 được thu hồi từ dây chuyền luyện Đồng theo

phương pháp hoả luyện để sản xuất ra axit sulfuaric theo công nghệ sau:
SO2 thu hồi được qua công đoạn làm sạch nhờ thiết bị thu bụi bằng điện qua tháp
rỗng tiếp xúc với axit loãng chảy song song từ trên xuống để làm nguội và hút sạch bụi
và tạp chất. Axit loãng được thu hồi làm sạch và tuần hoàn nhờ bơm lên đỉnh tháp để
khử bụi thêm và hạ nhiệt xuống khoảng 35 0C. Khói từ tháp có điện được dẫn vào máy
khử mùi bằng điện hai cấp, sau đó dẫn vào tháp làm khô. Khói qua giai đoạn hút khô
SO2 được tiếp xúc với axit sulfuaric 98% chảy ngược phun từ trên xuống hấp phụ SO3
tạo thành axit sulfuaric thành phẩm từ bể tuần hoàn của công đoạn hút khô chảy vào bể
ngầm, sau đó dùng bơm để bơm vào stee chứa axit. Sản phẩm axit sản xuất từ phương
pháp này hàm lượng 100%.
1.4.5. Tổng mặt bằng của Nhà máy
Khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy là khu đồi nằm cạnh Hồ Bàu Lầy và nằm về
phái Đông Nam xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích mặt
bằng Dự án là 28,8ha.
Phương án tổng mặt bằng của Nhà máy Luyện Đồng công suất 1.000 tấn/năm được
bố trí thoả mãn các yêu cầu sau:
- Đảm bảo phù hợp với điều kiện địa chất, địa hình xây dựng Nhà máy, phù hợp
với dây chuyền công nghệ và quy mô của Nhà máy.


- Đảm bảo an toàn khi vận hành và quản lý Nhà máy, thuận lợi về giao thông vận
tải trong và ngoài Nhà máy. Thuận lợi cho việc cung cấp điện, cấp thoát nước và thi
công xây lắp công trình, thiết bị máy móc.
- Khoảng cách giữa các hạng mục công trình được đảm bảo an toàn phòng cháy
chữa cháy và vệ sinh công nghiệp.
- Để giảm chi phí cho việc san gạt mặt bằng, tổng mặt bằng Nhà máy được san gạt
theo 3 cấp: +50m, +45m và +40m.
Bảng 1.4: Qui hoạch tổng mặt bằng của Nhà máy
TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14

Danh mục
Khu Luyện Đồng theo p2 thuỷ luyện ở mức +50m
Khu Luyện Đồng theo p2 thuỷ luyện ở mức +50m
Khu xưởng điện phân ở mức +40m
Khu sản xuất axit sunfuaric ở mức +45m
Nhà ở, các khu văn phòng ở mức +45m
Đường sân bãi nội bộ
Khu xưởng sửa chữa cơ điện và nhà kho ở mức
+45m
Cây xanh trồng trên mặt bằng và bao quanh Nhà máy
Khu bãi thải quặng (có dung tích 1 triệu m3 đủ chứa
bã quặng thải của Nhà máy trong thời gian 20 năm
hoạt động) ở mức +40m
Hệ thống cung cấp điện ở mức + 50m
Cổng và hàng rào Nhà máy ở mức +45m

Hệ thống cấp nước sinh hoạt ở mức +50m
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở mức +40m
Kho phụ tùng, chứa sản phẩm, hoá chất ở mức +50m

Đơn vị
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

Số lượng
6.500
5.500
7.200
7.000
1.500
8.000
1.000

m2
ha

2.000
2,5

ha
m2

ha
ha
m2

10.000
800
1
2
1.000

1.4.6. Tổ chức quản lý sản xuất và lao động
a. Tổ chức bộ máy sản xuất:
Cơ cấu, hình thức tổ chức lao động của Nhà máy được bố trí như sau:


C.ty C.P khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội
Nhà máy Luyện Đồng
Giám đốc, các Phó Giám đốc

Phòng
KHKD

Phân xưởng
sản xuất
Đồng theo
p.p thuỷ
luyện

Phòng
Kế toán


Phân xưởng
sản xuất
Đồng theo
p.p hoả luyện

Phòng
hành chính

Phân
xưởng sản
xuất axit
sunfuaric

Phân
xưởng
điện phân

Phòng
an toàn

Phân
xưởng
phục vụ,
sửa chữa,
vận tải

b. Biên chế lao động: Tổng số cán bộ công nhân viên của Nhà máy là 117
người. Cụ thể như sau:
- Giám đốc: 01 người.

- Phó Giám đốc: 02 người.
- Phòng kế hoạch tổng hợp: 05 người.
- Phòng kế toán: 03 người.
- Phòng hành chính tổng hợp: 09 người.
- Phòng an toàn: 02 người.
- Phân xưởng Luyện Đồng theo phương pháp thuỷ luyện: 25 người.
- Phân xưởng Luyện Đồng theo phương pháp hoả luyện: 30 người.
- Phân xưởng điện phân: 20 người.
- Phân xưởng sản xuất axit sunfuaric: 10 người.
- Phân xưởng phục vụ, sửa chữa, vận chuyển: 10 người.


1.4.7. Tổng vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế của Dự án
a. tổng vốn đầu tư: Tổng mức đầu tư của Dự án được tóm tắt trong Bảng sau:
Bảng 1.5: Tổng mức đầu tư của Nhà máy Luyện Đồng
TT
I
1
2
3

Tên chỉ tiêu
Vốn đầu tư cố định
Chi phí thiết bị
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng
Chi phí xây dựng

Chi phí khác
4
5

Chi phí dự phòng
II
Vốn lưu động
Tổng vốn đầu tư (I+II)

Giá trị (1.000Đồng)
113.479.000
44.279.000
4.000.000
44.800.000
10.000.000
10.400.000
20.000.000
133.479.000

b. hiệu quả kinh tế (tính cho 1 năm sản xuất ổn định):
Tổng doanh thu trong 1 năm:
Tổng chi phí trong 1 năm:
Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm (28%):
Như vậy lợi nhuận hàng năm là:
Thời gian hoàn vốn:

131.808.000.000 Đồng.
84.212.610.000 Đồng.
13.326.709.000 Đồng.
34.268.610.000
Đồng.
2,8 năm.

1.4.8. Tiến độ thực hiện của Dự án

Tiến độ thực hiện xây dựng Nhà máy được lập phù hợp với trình tự thi công. Các
khu vực xây dựng tương đối độc lập nhau nên có thể thi công Đồng thời. Tiến độ xây
dựng Nhà máy dự kiến trong thời gian khoảng 02 năm.
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất:
Khu vực dự kiến Xây dựng Nhà máy Luyện Đồng công suất 1.000 tấn/năm của
Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội thuộc xã Kiên Lao,
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.


Địa hình của xã Kiên Lao có xu hướng thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam, độ
dốc từ 15 - 200.
Đặc điểm địa hình khu vực xây dựng Nhà máy là đồi thấp, có đủ diện tích cần thiết
để xây dựng Nhà máy kể cả xây dựng bãi thải quặng. Độ cao địa hành của khu vực triển
khai xây dựng Nhà máy so với mực nước biển từ 20 - 70m, địa hình cao ở trung tâm đỉnh
đồi và thấp dần về phía chân đồi.
Khu vực Xây dựng Nhà máy Luyện Đồng nằm trong khối địa chất hồ đập, xung
quanh là các đồi thấp và sát Hồ Bàu Lầy tương đối rộng với diện tích khoảng 100 ha, độ
sâu từ 3 - 7 m, đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho Nhà máy trong giai đoạn sản
xuất.
2.1.2. Đặc điểm khí hậu:
Xã Kiên Lao thuộc vùng khí hậu miền núi Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô (từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau), mùa hè nóng ẩm (từ tháng 4 đến tháng 10).
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22 0C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
(tháng 7) là 28,90C, tháng trung bình thấp nhất (tháng giêng) là 15,70C.
- Lượng mưa trung bình trong năm là 180 mm. Mưa lớn tập trung vào tháng 7, 8, 9.
Trong các tháng mùa khô thì lượng mưa không đáng kể.

- Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 78%, độ ẩm cao nhất là 92% và thấp
nhất là 60%.
- Gió thổi theo hai mùa rõ rệt, gió Đông Bắc thổi về mùa đông lạnh và gió
Đông Nam thổi về mùa nóng, các tháng 4, 5, 6 thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây khô
nóng nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất. Bão lụt thường xảy ra vào tháng 8, 9, 10.
2.1.3. Điều kiện về thuỷ văn:
Xung quanh khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy không có sông suối lớn, chỉ có
một vài suối nhỏ và khe lạch, các suối này khi có nước đổ vào Hồ Bàu Lầy, đó là suối:
Cầu Cửu, suối Pàm Vạn và suối Pán Chưu đều thuộc xã Kiên Lao. Các suối này cạn
kiệt vào mùa khô và thường chỉ có nước vào mùa mưa.
Trên địa bàn xã Kiên Lao có đập Khuôn Thần, hiện nay đang được đầu tư là khu
Du lịch. Đập có trữ lượng nước và diện tích lớn. Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp của nhiều địa phương.
2.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên:
Để đánh giá cụ thể hiện trạng môi trường trong khu vực cũng như tạo cơ sở cho
việc đánh giá những thay đổi đến môi trường khu vực trong tương lai, nhóm công tác


đã thực hiện việc khảo sát, lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường khu vực Dự án. Kết
quả phân tích đánh giá các thông số môi trường được trình bày như sau:
1. Hiện trạng môi trường nước:
Nội dung khảo sát môi trường nước bao gồm: Khảo sát tìm hiểu các nguồn nước
trong khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy; Chọn vị trí, tiến hành lấy mẫu nước ngầm
và nước mặt, tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm được tiến hành theo TCVN
hiện hành.
Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước được thể hiện trong các Bảng sau:

a. Hiện trạng môi trường nước ngầm:
Bảng 2.1: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực Dự án
Ngày lấy mẫu: 23/9/2008.

Ngày phân tích: 24/9/2008 - 30/9/2008.
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu phân tích Đơn vị
PH
Độ cứng
Clorua
Ni trat
Chất rắn tổng hợp
Mn
Cu
Zn

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

TCVN

5944 - 1995
6.5 - 8.5
300 - 500
200 - 600
45
750 - 1500
0.1- 0.5
1
5

Kết quả
7.1
64.0
14.2
6.4
480
0.21
0.05
0.10


9
10
11
12

Pb
Fe
Sun phat
Xianua


mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

0.05
1- 5
200-400
0.01

0.0007
0.15
10.0
Kph

Ghi chú: (-) không qui định; Kph: không phát hiện
Vị trí lấy mẫu nước ngầm: Tại giếng nhà ông Ninh Văn Chanh thuộc thôn
Cống, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm cho thấy :
Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo
tiêu chuẩn TCVN 5944:1995.

b. Hiện trạng môi trường nước mặt:
Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Dự án
Ngày lấy mẫu: 23/9/2008.
Ngày phân tích: 24/9/2008 - 30/9/2008.
TT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11

Chỉ tiêu phân tích
PH
BOD5
COD
DO
Chất rắn lơ lửng
Mn
Fe
Cu
Pb
Zn
Ni trit

Đơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

TCVN
(5942B - 1995)
5.5 - 9
≤ 25
≤ 35
≥2
80
0.8
2
1
0.1
2
0.05

Kết quả
8.2
18.0
32.0
3.2
16.9
0.20
0.107
0.16
0.0004
0.12

0.031


12
13

Ni trat
Amoniac

mg/l
mg/l

15
1

2.42
0.082

Ghi chú:(-) không qui định;Kph: không phát hiện.
Vị trí lấy mẫu nước mặt: Tại Hồ Bàu Lầy (sát khu vực
Dự án. Nhận xét : Kết quả phân tích mẫu nước mặt
cho thấy:
Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích nằm trong giới hạn cho phép theo
TCVN(5942B- 1995).

2. Hiện trạng môi trường không khí:
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực xây dựng Nhà máy
thuộc thôn Cống, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang được trình bày trong
Bảng sau:
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường

không khí
khu vực Dự án
Ngày lấy mẫu: 23/9/2008.
Ngày phân tích: 24/9/2008 - 30/9/2008.
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu
phân tích Đơn vị TCVN(59372005)
Nhiệt độ
0
C
Độ ẩm
%
Tốc độ gió
m/s
Tiếng ồn
dBA
75(TCVN 59491998)
Bụi lơ lửng
µg/m3
300(TCVN 5937 3

SO2
µg/m
2005)
NO2
350
µg/m3
CO
200
µg/m3
30000

Kết quả
KKI
30.6
80.7
0.4
44-53

KKII
31.0
79.8
0.5
45-55

KKIII
34.5
76.2
0.5
43-52


KKIV
33.4
74.9
0.6
40-45

65

70

68

74

10.05

12.24

9.98

9.98

7.33
1288

8.12
1267

7.33
1275


10.88
1290


9
10

NH3
H2S

µg/m3
µg/m3

200(5938 - 2005)
42

Kph
2.21

Kph
2.27

Kph
2.48

Kph
2.53

Ghi chú: (-) không qui định; Kph: không phát hiện

KKI:Tại phía Đông Dự án,KKII: Tại phía Tây Dự án,KKIII: Tại điểm
giữa
khu
vực Dự án chếch về hướng Nam,KKIV :Tại điểm giữa khu vực Dự án
chếch
về
hướng
Bắc .
Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu không khí cho thấy:
Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích không khí tại các vị trí đều nằm trong giới hạn
cho phép theo TCVN (5937; 5938 - 2005).
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1. Điều kiện về kinh tế:
Kiên Lao là một xã miền núi, nằm về phía Tây của huyện Lục Ngạn, với tổng diện
tích tự nhiên khoảng 5.620 ha, gồm 3 nhóm đất chính: Đất nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp, đất chưa sử dụng. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 499,4 ha (chiếm
gần 10% diện tích đất tự nhiên của toàn xã). Tổng diện tích rừng của xã khoảng 238,7
ha rừng Dự án 327 và Dự án 661 do Công ty Lâm nghiệp Lục Ngạn bàn giao cho địa
phương quản lý.
- Về cơ cấu kinh tế: Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất Nông - Lâm nghiệp,
chiếm >85%; còn lại là Tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Bình quân lương thực đầu người khoảng 650 kg/người/năm, thu nhập bình quân
đầu người vào khoảng 2,8 triệu/người/năm.
- Về chăn nuôi: Qua số liệu thống kê trong toàn xã tổng đàn trâu bò có 116
con; đàn dê 24 con; đàn lợn có 2443 con; đàn gia cầm có 24.286 con. Công tác tiêm
phòng cho đàn gia súc, gia cầm đã được UBND xã triển khai theo đúng kế hoạch.
- Công tác thu ngân - chi ngân sách: Nguồn thu nhập trong xã khá
hạn hẹp, tổng thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm 2008 được 678.784.260 Đồng. Tổng
chi ngân sách trong 6 tháng đầu năm 2008 là 479.496.300 Đồng.
- Về cơ sở hạ tầng giao thông - liên lạc: Về điều kiện giao thông khá

thuận lợi, gần đường Quốc lộ 31 (cách thị trấn Chũ khoảng 7km). Đường liên xã từ Chũ Kiên Lao kéo dài gần 10km, được trải nhựa và tương đối rộng khoảng 3 - 5m. Còn tất cả
các tuyến đường liên thôn đều bằng đất và đã xuống cấp.
2.2.2. Điều kiện xã hội:


Xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn có 1.300 hộ dân với tổng số dân là 7.000.
Năm 2008 xã có 582/1.300 hộ đăng ký gia đình văn hoá. Trong toàn xã có 10 thôn:
Thôn Cống, thôn Họ, thôn Nóng, thôn Bông, thôn Giữa, thôn Ao Keo, thôn Hà,
thôn Cấm Vải, thôn An Toàn và thôn Khuôn Thần. Điều kiện xã hội thấp, trong xã
chủ yếu là dân tộc Sán Chí (chiếm 70% dân số), Tầy, Nùng, Dao và người kinh
chiếm số ít.
- Về Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục trong xã tiếp tục được duy trì, phát triển
và đạt được nhiều kết quả về chất lượng dạy và học, không có học sinh bỏ học giữa
năm ở các bậc học. Trong toàn xã có 3 trường học, trong đó có một trường mẫu
giáo (với 130 cháu), một trường cấp I (với 687 học sinh) và một trường cấp II (với
472 học sinh).
- Về Y tế: Trong xã có 01 trạm Y tế với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên
môn để đáp ứng việc khám chữa bệnh cho nhân dân và luôn duy trì thường xuyên
gồm: 01 Bác sĩ và 03 Y sĩ . Từ đầu năm 2008 đã khám và điều trị bệnh cho
1.349/4143 lượt người; phát thẻ Y tế cho 2645 đối tượng khám chữa bệnh. Công tác
chăm sóc sức khẻo, phòng chống dịch bệnh luôn được quan tâm nên trong thời gian vừa
qua không phát sinh các ổ dịch bệnh nguy hiểm.
- Văn hoá thông tin: Công tác truyền thông được phủ sóng ở 10/10 thôn,
các thôn đều có cụm loa truyền thanh không dây tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên
truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vị
chính trị của địa phương.
- Trong xã có 1 công trình văn hoá đã được xếp hạng đó là Đền Cống.
(Tài liệu: Theo nguồn Báo cáo kinh tế- xã hội6 tháng đầu năm của xã
Kiên Lao).



CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG
Bảng 3.1: Thống kê các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và nguồn phát
sinh
TT

Yếu tố gây ô
nhiễm

Nguồn phát sinh
- Quá trình xây dựng Nhà máy;
- Bùn thải và nước thải trong quá trình tuyển quặng;
1
Bùn thải và nước thải - Bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải;
- Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước bãi thải
- Trang thiết bị, máy móc xây dựng Nhà máy.
- Khí thải phát sinh từ quá trình tuyển quặng.
2
- Khí thải phát sinh từ quá trình Luyện Đồng (chủ yếu là
Khí thải
hoả luyện).
- Các hoạt động xây dựng Nhà máy.
- Xúc bốc, đổ thải đất đá thải.
3
- Vận chuyển quặng, đất đá thải.
Bụi
- Các công đoạn trong tuyển khoáng như đập, nghiền,

sàng quặng.
- Hoạt động của các máy móc, thiết bị trong quá trình
4
tuyển như đập, nghiền, sàng và quá trình Luyện Đồng.
Tiếng ồn, độ rung
5
- Do xây dựng Nhà máy Luyện Đồng.
Chiếm dụng, thay đổi
mục đích sử dụng đất - Xây dựng Nhà máy.
6
Chất thải rắn

- Đất đá thải trong quá trình tuyển rửa.
- Rác thải sinh hoạt.
- Bã quặng từ quá trình thuỷ luyện, xỉ thải từ quá trình hoả
luyện.


7

Rủi ro, sự cố

- Rủi ro trong quá trình sử dụng hoá chất, nhiên liệu, rò rỉ
hoá chất.

3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG
3.2.1. Trong giai đoạn xây dựng Nhà máy:
Hồ Bàu Lầy là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong giai đoạn xây dựng Nhà
máy bởi tác động của nước thải sinh hoạt và rác thải của công nhân viên trên công
trường. Ngoài ra, Hồ Bàu Lầy còn bị ảnh hưởng bởi nước mưa chảy tràn kéo theo đất,

đá, các chất ô nhiễm xuống hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt này. Khu vực xây dựng Nhà
máy có 3 phía tiếp giáp với hồ nên ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng Nhà máy có
thể làm giảm chất lượng nước hồ. Các tác động này kéo dài trong thời gian xây dựng
Nhà máy dự kiến khoảng 2 năm.
Dự án xây dựng Nhà máy Luyện Đồng với công suất 1.000 tấn/năm, với tổng diện
tích là 28,5ha. Do vậy khi tiến hành chuẩn bị mặt bằng Dự án sẽ làm thay đổi mục đích
sử dụng diện tích đất tương ứng, phải tiến hành san ủi, hạ thấp độ cao khu đất đồi này.
Khu vực dự kiến triển khai Dự án chủ yếu là đất sản xuất lâm nghiệp, các trang trại của
nhân dân với một số cây trồng như: Vải, sắn, bạch đàn, keo, hồng…và một số cây
bụi nhỏ.
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Quá trình vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, máy
móc thiết bị phục vụ xây dựng Nhà máy làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven trục
đường giao thông, hệ sinh thái gần khu vực Dự án.
Xung quanh khu vực Dự án có một số hộ dân sinh sống và làm trang trại sản xuất
Nông - Lâm nghiệp. Đây là đối tượng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động xây dựng Nhà
máy, đặc biệt là người dân sống hai bên đường giao thông.
Môi trường không khí là đối tượng chịu ảnh hưởng của các hoạt động san ủi mặt
bằng, bốc dỡ nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị. Các hoạt động này làm phát sinh
bụi, khói thải của các phương tiện giao thông, xây lắp.
3.2.2. Trong giai đoạn vận hành Nhà máy:
Trong giai đoạn vận hành Nhà máy đối tượng bị tác động đó là những người
dân sống xung quanh khu vực Nhà máy trong vòng bán kính từ 3 - 5 km theo
hướng gió chủ đạo là 2 hướng Đông - Bắc và hướng Đông - Nam tuỳ theo mùa.
Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là người dân thôn Cống thuộc xã Kiên Lao,
thôn Thành Công thuộc xã Kiên Thành. Khí thải phát sinh từ quá trình hoả Luyện
Đồng, từ công đoạn sản xuất axit sunfuaric, bụi phát sinh từ quá trình sàng tuyển.


×