Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

câu hỏi ôn tập hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.65 KB, 22 trang )

1. jĐiều kiện kết hôn theo quy định của pháp Luật hôn
nhân và gia đình 2014
Trả lời:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là tổng thể các quy phạm
pháp luật quy định về các quan hệ trong hôn nhân và quan hệ trong
gia đình, trong đó có quy định cụ thể về điều kiện kết hôn mà pháp
luật ghi nhận.
Căn cứ pháp lý:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Nội dung tư vấn:
Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về
điều kiện kết hôn như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới
tính.”
Thứ nhất, điều kiện về tuổi kết hôn:
Không giống với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có
quy định về tuổi kết hôn là: “Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở
lên” mà Luật hôn nhân và gia đình 2014 thêm từ “đủ” để nâng mức
độ tuổi kết hôn, đây là nội dung thay đổi quan trọng giữa luật mới và
luật cũ để phù hợp với quy định của pháp luật về dân sự, tố tụng dân
sự có quy định phải đủ 18 tuổi thì khi tham gia các giao dịch dân sự
thì mới không cần sự đồng ý của người đại diện. Vậy, điều kiện về
tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là
nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi.
Thứ hai, điều kiện về ý chí tự nguyện đó việc kết hôn phải là


nguyện vọng mong muốn chính đáng của hai bên nam nữ,
chứ không phải do bị cưỡng ép hay lừa dối để kết hôn.
Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ,
ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác
phải kết hôn hoặc trái với ý muốn của họ.
Lừa dối để kết hôn là hành vi cố ý của một bên. Hoặc của người
thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý
kết hôn nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý
kết hôn.
Thứ ba, điều kiện về năng lực của người muốn kết hôn:


Đó là người kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi
dân sự. Bởi vì người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không có khả
năng nhận thức, bày tỏ ý chí kết hôn do vậy họ cũng không thể tự
mình kết hôn. Ngoài ra, việc người mất năng lực hành vi dân sự mà
kết hôn sẽ có ảnh hưởng giống nòi không đảm bảo được trách nhiệm
là chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ.
Thứ tư, điều kiện về các trường hợp cấm kết hôn, theo quy
định của pháp luật thì các trường hợp cấm kết hôn là:
 Cấm kết hôn giả tạo
 Cấm những người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn
 Cấm những người có dòng máu trực hệ hoặc những người có họ
trong phạm vi ba đời
 Người là cha nuôi hoặc mẹ nuôi kết hôn với con nuôi hoặc
người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con
dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng, mẹ kế với con
riêng của chồng kết hôn với nhau.
Thứ năm, điều kiện hai người kết hôn phải thuộc hai giới tính.
Mặc dù, trên thế giới có rất nhiều quốc gia đã công nhận kết

hông đồng giới. Tuy nhiên ở Việt Nam pháp luật mặc dù đã xóa bỏ
điều cấm kết hôn đồng giới nhưng Nhà nước ta vẫn không thừa nhận
với vẫn đề này.
Câu 2:
1 Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn
a. UBND cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc
đăng ký kết hôn trong nước
b. Trong trường hợp cả hai bên nam và nữ là người Việt Nam đang
trong thời hạn công tác/ học tập/ lao động ở nước ngoài về Việt Nam
đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở Việt Nam , thì việc
đăng ký kết hôn được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú trước khi
xuất cảnh của một trong hai bên nam hoặc nữ.
c. UBND cấp Quận/Huyện khi hai bên nam hoặc bên nữ thực hiện
việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.
2. Điều kiện làm thủ tục đăng ký kết hôn


Trước khi đi tiến hành làm thủ tục đăng ký kết hôn bạn cần phải
biết những quy định sau:
1. Độ tuổi: nam giới từ 20 tuổi trở lên, nữ giới từ 18 tuổi trở lên .
Độ tuổi kết hôn được xác định như sau: từ 20 tuổi và từ 18 tuổi
là tính sau ngày sinh nhật lần thứ 19 đối với nam giới và sau
ngày sinh nhật lần thứ 17 đối với nữ giới.
2. . Ý chí tự nguyện kết hôn: việc kết hôn do 2 bên nam và nữ tự
nguyện quyết định, không được bên nào được ép buộc hay lừa
dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân của
họ.
3. Kết hôn sẽ bị cấm trong những trường hợp dưới đây:
 Khi kết hôn với người đang có vợ hoặc đang có chồng.
 Khi kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự.

 Khi kết hôn giữa những người cùng huyết thống.
 Khi kết hôn giữa những người cùng giới tính.

3.Thủ tục đăng ký kết hôn
Thủ tục đăng ký kết hôn trong nước:
a. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ phải nộp Tờ khai theo
mẫu quy định cho cơ quan có thẩm quyền và xuất trình CMTND
– Trong trường hợp một người cư trú tại xã/ phường/ thị trấn này
nhưng đăng ký kết hôn tại xã/ phường/ thị trấn khác thì phải có xác
nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người
đó.
– Trong trường hợp đăng ký kết hôn có người đang trong thời hạn
công tác/ học tập/ lao động ở nước ngoài về nước làm thủ tục đăng
ký kết hôn thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt
Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
– Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì
thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp
vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân
– Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị trong vòng 6 tháng
kể từ ngày xác nhận.


b. Ngay sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện kết
hôn theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp
– hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký
tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận
kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo chủ tịch UBND cấp xã
tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ

trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì
thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc
c. Khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ phải có
mặt.
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài:
Giấy tờ người nước ngoài cần chuẩn bị:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu của bộ tư pháp .
– Bản sao giấy khai sinh theo mẫu (nếu không có giấy khai sinh thì
nộp giấy chứng nhận ngày tháng năm sinh do cơ quan có thẩm
quyền của nước mà công dân đó thường trú cấp, nói rõ pháp luật
nước họ không quy định cấp giấy khai sinh).
– Giấy khám sức khỏe theo quy định (không quá 6 tháng) xác nhận
không mắc bệnh tâm thần, bệnh hoa liễu, bệnh AIDS.
– Giấy chứng nhận tình trạng độc thân (ở nước ngoài) cấp chưa quá 6
tháng.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng trước đây đã chết phải nộp bản
sao chứng tử hoặc giấy khai tử.
– Trong trường hợp đã ly hôn thì nộp bản sao quyết định của Tòa án
cho ly hôn.
– Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước
mà người đó là công dân, hoặc nước mà người đó thường trú vào thời
điểm đăng ký kết hôn: xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn và
việc kết hôn với công dân Việt Nam được pháp luật nước họ công
nhận.


Giấy tờ người Việt Nam cần chuẩn bị:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu của bộ tư pháp , được ủy ban
nhân dân phường xã nơi thường trú xác nhận rõ về tình trạng hôn
nhân của đương sự cấp (chưa quá 6 tháng).

– Bản sao giấy khai sinh công chứng.
– Giấy xác nhận tình trạng sức khỏe theo mẫu (không quá 6 tháng)
xác nhận không mắc bệnh tâm thần, bệnh hoa liễu, bệnh AIDS.
– Trong trường hợp người việt nam là người đang phục vụ trong lực
lượng vũ trang hoặc lĩnh vực liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia
thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan tổ chức quản lý nghành xác
nhận việc họ kết hôn với người nước ngòai không trái với quy chế
của nghành đó.
Câu 3:
2, Kết hôn trái pháp luật, đường lối xử lý cụ thể đối với các trường
hợp kết hôn trái pháp luật:
- Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Kết hôn trái
pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện
kết hôn theo quy định Luật này (vi phạm về độ tuổi, vi phạm về sự tự
nguyện, bị mất năng lực hành vi dân sự hay thuộc các trường hợp bị
cấm..)
Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp
luật quy định, không vi phạm các trường hợp cấm thì hôn nhân mới
được coi là hợp pháp, giữa các bên mới phát sinh và tồn tại quan hệ
vợ chồng đúng nghĩa. Nếu các bên nam, nữ quyết định kết hôn mà
không tuân thủ các quy định của pháp luật thì hôn nhân sẽ không
được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
- Đường lối xử lý với các trường hợp kết hôn trái pháp luật:
Theo quy định tại Điều 8 về Điều kiện kết hôn:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn

theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.


2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới
tính.
+ Trường hợp vi phạm về độ tuổi:
Pháp luật hôn nhân và gia đình có quy định về độ tuổi kết hôn giữa
nam và nữ, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Các trường hợp vi phạm về độ tuổi kết hôn giữa 1 trong 2 bên nam,
nữ được gọi là Tảo hôn.
Tùy vào mức độ, tính chất và hậu quả hành vi mà phải chịu trách
nhiệm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc xử lý hành chính đối với hành vi nói trên thực hiện theo Khoản 1
Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và
gia đình….
Theo Nghị định này, việc tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa
đủ tuổi kết hôn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn đồng
đến 1 triệu đồng.
Trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm
thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 148 Bộ luật Hình
sự 2009 sửa đổi, bổ sung về Tội tảo hôn.
Trường hợp người vợ chưa đủ 16 tuổi, người chồng còn có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự với Tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại
Điều 115 Bộ Luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung.
Ngày nay, khi xã hội phát triển, cách nhìn nhận của con người về hôn
nhân và gia đình đã đúng đắn hơn , hiện tượng vi phạm điều kiện kết
hôn về độ tuổi phần lớn chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc miền núi,
thiểu số. Đường lối xử lý cũng hết sức mềm dẻo, căn cứ vào tình
trạng thực tế của cuộc hôn nhân mà có trường hợp xử hủy kết hôn

trái pháp luật, có trường hợp không hủy kết hôn.
+ Trường hợp vi phạm về sự tự nguyện kết hôn, vi phạm về các quy
định cấm:
Hành vi vi phạm này có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính Theo
quy định tại Khoản 35 Điều 1 Nghị định 167/2015/NĐ-CP:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn
nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau:
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con
nuôi;


e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha,
mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố
dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với
một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính
sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không
nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng
máu về trực hệ
Ngoài ra, hành vi này có thể cấu thành tội phạm, bị truy cứu trách
nhiệm hình sự với Tội cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tiến bộ, tự
nguyện hoặc Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng theo quy định tại
Điều 146 và Điều 147 Bộ Luật Hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung.
+ Trường hợp kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự:

Người kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu
cầu Tòa án làm thủ tục ly hôn. Cấm người mất năng lực hành vi dân
sự kết hôn là một quy định hết sức cần thiết, phù hợp với quy luật tự
nhiên của quan hệ hôn nhân, đảm bảo hạnh phúc thực sự của gia
đình.
Khi có các dấu hiệu của hành vi Kết hôn trái pháp luật thì việc kết
hôn trái pháp luật bị hủy, hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ
như vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết
theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn và
quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết
theo quy định tại Điều 16 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 này.
Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
+ Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải
chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
+ Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.
+ Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì
vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo
thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà
án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên
bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.
Câu 4:


xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng
Sau khi kết hôn, nhiều cặp vợ chồng không biết xác định đâu là
tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ chồng. Vấn đề xác
định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng là rất quan trọng
trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến tài sản giữa vợ
chồng hoặc giữa vợ, chồng với người thứ ba. Do đó, Luật Việt An
xin đưa ra cách xác định tài sản chung, tài sản riêng của vọ

chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình2014.
Thứ nhất: Cách xác định tài sản chung của vợ chồng
tring thời kỳ hôn nhân
Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác
định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình
thì: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tại
ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác
trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản
1 Điều 40 Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung
hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa
thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài
sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được
thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao
dịch bằng tài sản riêng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà
vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì
tài sản đó được coi là tài sản chung”
Bên cạnh đó, Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có
hướng dẫn chi tiết quy định trên như sau:
Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích thu nhập hợp pháp
khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, thu nhập
hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:




Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp,
trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 của nghị định

này;
Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyên sở hữu theo
quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn
giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia
cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;




Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích về hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng như sau:




Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật
tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của vợ,
chồng;
Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản
lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng
của vợ, chồng.

Thứ hai: Cách xác định tài sản riêng của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân
Theo quy định tài điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
tài sản riêng của vợ, chồng bảo gồm:





Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được
thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các
Điều 38, 39 và 40 của Luật này; Tài sản phục vụ nhu cầu
thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định
của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng;
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng
cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ tài sản riêng trong thwoif kỳ hôn nhân được thực hiện
thwo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của
Luật này.

Tài sản riêng khác của vợ, chồng được quy định tại Điều 11 Nghị
định 126/2014/NĐ-CP bao gồm:






Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy
định của pháp luật sở hữu trí tuệ;
Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo
bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền
khác;
Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy
định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.



Như vậy, những tài sản mà vợ chồng được cho, tặng, thừa kế
riêng trong thời kỳ hôn nhân, có bằng chứng hợp pháp, thông
qua hợp đồng tặng cho, có chứng từ về phân chia di sản thừa
kế, giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
đối với tài sản, và trước đó không có thỏa thuận để đưuọc coi là
tài sản chung thì sẽ được coi là tài sản riêng khi có tranh chấp,
khi ly hôn hoặc khi cần xác định tài sản riêng.
Câu 5:
iệc chia tài sản chung của vợ chồng dựa trên những điều kiện và
nguyên tắc quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Nghị định
126/2014/NĐ-CP nhằm bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ
chồng đối với tài sản chung.
– Cách thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn
nhân:
Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Trong thời kỳ hôn
nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài
sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật hôn nhân và
gia đình 2014; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa
án giải quyết.Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải
quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59
của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Như vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng có thể được giải
quyết theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc bằng con đường Tòa án.
– Hình thức của thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ
chồng:
Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn
bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy
định của pháp luật.

– Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân:
+ Thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu
trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có
hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
+ Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp
luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất
định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm
việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.


+ Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc
chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa
án có hiệu lực pháp luật.
+ Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát
sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị
pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân:
+ Về quan hệ nhân thân: Sau khi chia tài sản chung, quan hệ vợ
chồng vẫn tồn tại. Dù vợ chồng sống chung hay ở riêng cũng không
làm hạn chế các quyền nhân thân giữa vợ, chồng.
+ Về quan hệ tài sản: Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định:
việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không
làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu
vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. Nếu tài sản
có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác

định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh
doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng
Câu 6:
ăn cứ pháp lý:
 Luật nuôi con nuôi 2010
Nội dung tư vấn:
Nuôi con nuôi để xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền
vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm
cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường
gia đình. Quan hệ nuôi con nuôi phải được tiến hành các thủ tục theo
quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
trước hết là đứa trẻ được nhận nuôi và sau đó là cha mẹ nhận con
nuôi. Tuy nhiên, trong cuộc sống thì quan hệ nuôi con nuôi có thể
chấm dứt trong một số trường hợp do Tòa án tuyên bố hoặc chấm
dứt do sự thỏa thuận của cha, mẹ, con nuôi. Vì vậy, pháp luật có quy
định về vấn đề chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, cụ thể là:
Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi (Điều 25)
 Thứ nhất, con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện
chấm dứt việc nuôi con nuôi;


Con nuôi đã thành niên là con đủ 18 tuổi. Cha, mẹ nuôi tự
nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi là ý chí tự nguyện của cha mẹ
nuôi không bị cưỡng ép, lừa dối, hay yêu sách để chấm dứt việc nuôi
con nuôi.
 Thứ hai, con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi;
ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá
tán tài sản của cha mẹ nuôi;

Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính
mạng, sức khỏe nhân phẩm, danh dự hoặc hành hạ, ngược đãi của
cha mẹ nuôi: đó là khi con bị Tòa án tuyên bản án về một trong các
tôi về tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
hoặc hành hạ, ngược đãi của cha mẹ nuôi theo quy định của pháp
luật hình sự. Con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi đó
là việc chi tiêu hay dùng quá nhiều tài sản của cha mẹ để phục vụ
nhu cầu, lợi ích một cách quá đáng của con nuôi.
 Thứ ba, cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi;
ngược đãi, hành hạ con nuôi;
Cha, mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi,
hành hạ con nuôi đó là việc cha mẹ nuôi bị Tòa án tuyên bằng bản
án có hiệu lực pháp luật và chưa xóa án tích về tôi cố ý xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi,
hành hạ con nuôi.
 Thứ tư, vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật nuôi con nuôi
2010.
Đó là trường hợp cha mẹ nuôi, con nuôi vi phạm điều cấm của
Luật nuôi con nuôi 2010 tại điều 13.
điều 13. Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm
hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với
cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính
sách ưu đãi của Nhà nước.

6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm
con nuôi.


7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập
quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Câu 7:
*Điều kiện thứ nhất: về độ tuổi của người được nhận làm con
nuôi
Quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 về điều kiện người
được nhận làm con nuôi:
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của
cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi,
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Quy định về mức giới hạn độ tuổi trẻ được nhận làm con nuôi dựa
trên các cơ sở: Những người dưới 16 tuổi theo Luật Chăm sóc, giáo
dục và bảo vệ trẻ em được xác định là trẻ em. Trẻ em luôn được hiểu
là các cá nhân chưa thể độc lập tự lo cuộc sống của mình về mặt vật
chất cũng như tinh thần. Theo quy định của Bộ luật dân sự, các em
là những người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, các em cần
có sự giám sát, bảo trợ từ phía người lớn. Khi các em vì lý do nào đó
bị tách ra khỏi cha mẹ ruột, thì sự giám hộ của người nhận nuôi đối
với các em luôn là một sự cần thiết. Ngoài ra, lứa tuổi này các em
cần được chăm sóc, giáo dục, thương yêu, sống trong môi trường gia

đình. Việc nhận trẻ em ở độ tuổi này làm con nuôi là tạo cho các em
một mái ấm gia đình, tạo điều kiện để các em được sống trong môi
trường có sự chia sẻ, yêu thương, chăm sóc, cảm thông từ những
người thân thich là cha, mẹ nuôi. Giống như những giá trị vật chất
giúp cho con người trưởng thành về mặt thể chất, thì sự yêu thương,
chăm sóc, giáo dục, cảm thông đóng vai trò tích cực và quan trọng
trong sự phát triển nhân cách tốt đẹp của con người nói chung và
của người con nuôi nói riêng.
Để được nhận làm con nuôi thì người đó phải dưới 16 tuổi, đây là quy
định mang tính nguyên tắc. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định việc
nuôi con nuôi được tiến hành với độ tuổi của người được nhận làm
con nuôi ở mức từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi ở một số trường hợp
ngoại lệ được quy định tại khoản 2 trên trong đó có trường hợp cha


dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi. Quy định này đã tạo điều kiện cho
cả bên: bên được nhận nuôi là người con dù không còn là trẻ em
nhưng vẫn có thể nhận được sự đùm bọc, chăm sóc, nuôi dưỡng từ
người cha dượng, mẹ kế của mình; cũng như bên nhận nuôi là cha
dượng, mẹ kế có thể tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với
người con riêng của vợ, chồng mình. Hơn nữa giữa cha dượng hoặc
mẹ kế với con riêng của một bên vợ chồng xác lập quan hệ nuôi con
nuôi là một điều kiện thuận lợi cho trẻ em vì nó được tiếp tục sống
trong môi trường ruột thịt của mình. Điều này vừa phù hợp với phong
tục tập quán, truyền thống đạo đức của dân tộc, vừa phù hợp với các
văn bản pháp lý quốc tế về nuôi con nuôi.
*Điều kiện thứ hai: Một người chỉ được làm con nuôi của một
người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng
Một gia đình có thể nhận nhiều người làm con nuôi. Nhưng một người
chỉ có thể làm con nuôi của một gia đình. Quy định này không cho

phép một người có thể làm con nuôi đồng thời trong nhiều gia đình
khác nhau. Sự cần thiết của phải đặt ra quy định này của pháp luật
được lý giải bởi lý do người con nuôi cần được nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục theo quan điểm thống nhất, nhất quán từ một gia đình nhất
định, phải có những người cụ thể chịu trách nhiệm về việc nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục người con nuôi. Nếu người con nuôi có
thể làm con nuôi của nhiều gia đình thì cùng một lúc họ sẽ đồng thời
nhận được những sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo các cách
khác nhau của các gia đình khác nhau. Điều này không có lợi cho sự
phát triển của người vị thành niên vốn là người chưa có sự trưởng
thành về thể chất và nhân cách. Ngoài ra quy định này còn góp phần
loại bỏ khả năng lợi dụng việc nhận con nuôi để tiến hành việc mua
bán, chiếm đoạt trẻ em – một đối tượng rất cần được bảo vệ của Nhà
nước và pháp luật vì thực chất họ không thể tự bảo vệ được mình.
Điều 8. Người được nhận làm con nuôi
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của
cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi,
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.


Câu 9
Các trường hợp cụ thể: Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 quy định về các trường hợp hạn chế quyền của cha mẹ đối với
con chưa thành niên bao gồm:

Thứ nhất, cha, mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có
hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con. Trường hợp này diễn ra phổ biến trong đời sống
xã hội bởi không ít người làm cha, làm mẹ nhưng nhẫn tâm dùng
những biện pháp đánh đập, nhục hình, chửi bới …để hành hạ con cái,
nhất là đối với trẻ em chưa thành niên vì chúng chưa có khả năng
kháng cự và tự bảo vệ. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng không
nhỏ về sức khỏe và tinh thần của trẻ, gây ra những bất ổn về tâm lý
cho nhiều trẻ em sau này.
Thứ hai, trường hợp cha, mẹ phá tán tài sản của con.
Thứ ba, cha, mẹ có lối sống đồi trụy. Theo đó, người làm cha, làm mẹ
mà có lối sống ăn chơi, trụy lạc, bị sa ngã bởi việc ăn chơi, không
quan tâm, lo lắng cho gia đình, con cái; trở nên hư hỏng, sống không
lành mạnh….vi phạm các quy định về đạo đức, nhân cách con người.
Nếu trẻ em chưa thành niên mà sống dưới sự giáo dục hay phát triển
trong những môi trường sống không lành mạnh như vậy thì sẽ dẫn
đến những suy nghĩ lệch lạc, bắt chước theo bố mẹ của trẻ, ảnh
hưởng đến nhân cách và sự phát triển lành mạnh của trẻ. Vì vậy,
việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con trong những trường hợp
này là cần thiết, giúp trẻ thoát khỏi được cách giáo dục thiếu lành
mạnh, trong sáng của những gia đình như vậy.
Thứ tư, cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật,
trái đạo đức xã hội. Đây không phải là trường hợp phổ biến trên thực
tế cuộc sống nhưng cũng không phải là không có bởi rất nhiều
trường hợp cha mẹ lợi dụng sự trong sáng, ngây thơ của trẻ cũng
như kẽ hở của pháp luật để xúi giúc trẻ làm việc trái pháp luật như
cướp giật tài sản, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy…nhằm
mục đích trục lợi cho cá nhân mình.
Câu 10

.1.Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân
Theo Luật Hôn nhân và gia đình quy định, hôn nhân chấm dứt kể từ
thời điểm vợ hoặc chồng đã chết hoặc xác định theo ngày chết được


ghi trong bản án, quyết định của Tòa án đối với trường hợp Tòa án
tuyên một bên vợ hoặc chồng đã chết.
Căn cứ Điều 71 Bộ luật dân sự 2015, Tòa có quyền tuyên bố một
người là đã chết trong các trường hợp sau đây:
 Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà
án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn
sống;
 Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến
tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
 Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ
ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có
tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác;
 Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là
còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều
78 của Bộ luật này.
Tư vấn luật Hôn nhân và gia đình
2. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong trường hợp
chấm dứt quan hệ hôn nhân với một bên bị tuyên bố là đã
chết
Khi Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực thì các quan hệ
về nhân thân và tài sản sẽ được giải quyết như đối với người đã chết.


Về quyền nhân thân


Chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai người kể từ ngày được ghi
trong bản án theo quyết định của Tòa án.


Về tài sản vợ chồng

Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì
bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp
trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người
thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản. Tài sản trong kinh
doanh của vợ chồng đã chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng được giải
quyết như vậy trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định
khác.


Trong trường hợp có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ
chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế
độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố
là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Tuy
nhiên, nếu việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có
quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ
luật Dân sự.
3. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong trường hợp
chấm dứt quan hệ hôn nhân với một bên bị tuyên bố là đã
chết nhưng lại trở về
Việc Tòa án tuyên bố một cá nhân là đã chết, thì đây chỉ là tuyên bố
về mặt pháp lý, tuy nhiên, cũng còn khá nhiều trường hợp bị Tòa án
tuyên bố là đã chết nhưng lại trở về sau đó. Trong tình huống này,

phải giải quyết như thế nào về quan hệ nhân thân đã tuyên bố
không còn từ trước và quan hệ tài sản đã được chia từ trước?
Trường hợp người bị Tòa tuyên là đã chết mà trở về thì quan hệ hôn
nhân của họ có thể được khôi phục nếu người còn lại chưa kết hôn
với ai và quan hệ tài sản cũng được khôi phục kể từ thời điểm Tòa án
tuyên bố hủy bỏ quyết định chồng, vợ đã chết. Tài sản do vợ, chồng
có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố
chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố
chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó.
Nếu người kia đã kết hôn thì quan hệ hôn nhân sau được thừa nhận
và chấm dứt quan hệ hôn nhân trước đó. Điều đó đồng nghĩa với việc
quan hệ hôn nhân giữa người bị Tòa tuyên là đã chết nay trở về sẽ
không được khôi phục. Và tài sản có được trước khi quyết định của
Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa
chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.
Câu 11:
1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
Theo Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã
thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống
chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”


Vậy, cha, mẹ sau khi ly hôn, người không sống chung với con có
nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trong các trường hợp đó là:
- Con chưa thành niên
- Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài
sản để tự nuôi sống mình

2. Mức cấp dưỡng
Mức cấp dưỡng nuôi con của cha, mẹ sau khi ly hôn được quy định
tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
‘Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được
cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào
thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu
cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được
thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay
đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận
được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.’
Pháp luật ưu tiên cho các bên trong quan hệ cấp dưỡng được tự
thỏa thuận về mức cấp dưỡng, căn cứ trên thu nhập, khả năng lao
động về thực tế của người cấp dưỡng cũng như xác minh về nhu cầu
thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nếu các bên không thể thỏa
thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định.
Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con của cha,mẹ sau khi ly
hôn dựa trên sự tính toán những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng
và học hành của con, cụ thể là bao nhiêu thì tùy thuộc vào “từng
trường hợp cụ thể, và vào khả năng của mỗi bên "
3.Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng được thực hiện theo các phương thức quy định tại
Điều 117, Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, cấp dưỡng được
thực hiện theo hai phương thức sau đây:
- Cấp dưỡng định kì hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm
- Cấp dưỡng 1 lần
" Điều 117. Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng
quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng,

tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng
lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu
Tòa án giải quyết."


Câu 12:
Để từng bước hạn chế thực trạng ly hôn đang gia tăng như
hiện
nay,
cần
thực
hiện
các
giải
pháp:
- Các cặp vợ chồng cần nhận thức vai trò, vị trí, trách nhiệm của
mình trong xây dựng gia đình, biết yêu thương, lắng nghe và chia sẻ,
biết tôn trọng, nhường nhịn nhau “chồng bảo vợ nghe, vợ nói chồng
đồng tình”. Mỗi người nên tự biết điều chỉnh, bỏ cái tôi, sống có trách
nhiệm với gia đình và xã hội. Khi có mâu thuẩn, xung đột xảy ra cần
bình tĩnh, khéo léo giải quyết các vấn đề. Nói không với những tệ
nạn xã hội, sống thủy chung. Điều quan trọng nhất là phải biết nghĩ
về con cái, tôn trọng những giá trị truyền thống của gia đình Việt
Nam.
- Các cặp vợ chồng trẻ cần tăng cường học hỏi, tham vấn về kiến
thức tiền hôn nhân, giao tiếp, lối ứng xử trong gia đình… tại các
Trung tâm tư vấn tâm lý, tại trang Website hôn nhân & Gia đình, các
bài viết trên sách, báo… Bên cạnh đó, trước khi kết hôn cần trang bị
kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, có nghề nghiệp và

thu
nhập
ổn
định.
- Các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động
truyền thông về xây dựng gia đình, đặc biệt, chú trọng đến truyền
thông, giáo dục đời sống gia đình thông qua các nghi lễ tôn giáo,
phong tục tập quán…nhằm cung cấp cho các thành viên trong gia
đình những kiến thức, kinh nghiệm… giúp cho các thành viên trong
gia đình xây dựng mối quan hệ tương hỗ, thân thiện, gần gũi hơn.
Bởi lẽ, nếu như gia đình có nền giáo dục căn bản, truyền thống đạo
đức thì nguy cơ đỗ vỡ phần nào sẽ được ngăn chặn.
- Thực hiện hiệu quả các phong trào “Xây dựng gia đình văn
hóa”,“Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ”.
Thực hiện nghiên túc luật pháp liên quan đến gia đình như: Luật Hôn
nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em,
Luật phòng, chống bạo lực gia đình,... ngăn chặn sự xâm nhập của
các tệ nạn xã hội vào gia đình. Cần biểu dương, nhân rộng những
tấm gương sáng về đạo lý gia đình, điển hình trong khó khăn vươn
lên xây dựng gia đình hòa thuận, giữ vững hạnh phúc, nuôi dạy các
con ngoan, học giỏi, thành đạt, hiếu thảo, chăm lo phụng dưỡng ông
bà, kính trên, nhường dưới.. tuyên truyền những tác phẩm nghệ
thuật
hấp
dẫn
về
đề
tài
gia
đình.

- Cần lồng ghép, và tổ chức truyên truyền pháp luật về hôn nhân gia
đình, vai trò của gia đình trong nhân dân thông qua các cuộc họp tổ
dân phố, họp công đoàn sinh hoạt chi bộ, họp phụ nữ, thường xuyên


mở các cuộc thi về chủ đề hạnh phúc gia đình để gắn kết tình cảm
giữa các thành viên trong gia đình với nhau, đồng thời trang bị thêm
các kiến thức về pháp luật và xã hội để mọi người nhận thức được
vai trò của gia đình để cùng nhau giữ lửa đem lại cuộc sống gia đình
hạnh
phúc.
- Cần tăng cường hơn nữa công tác hoà giải để các cặp vợ chồng
muốn ly hôn có cơ hội trở lại đoàn tụ, cùng nhau xây dựng gia đình
hạnh
phúc

nuôi
dạy
con
cái.
Gia đình là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc, là sự hài hòa cho đời
sống của mỗi thành viên trong gia đình, mỗi cá nhân trong xã hội.
Gia đình êm ấm, hạnh phúc sẽ là hành trang, là nền tảng để mỗi cá
nhân phát huy hết năng lực của mình, góp phần xây dựng xã hội ổn
định, phồn vinh và phát triển. Các cụ xưa đã nói “Thuận vợ thuận
chồng tát bể đông cũng cạn” câu nói bất hủ ấy đến nay vẫn còn
nguyên giá trị. Tất cả vì mục tiêu xây dựng “Gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” hãy chung tay xây dựng, gìn giữ gia đình
một cách bền vững.
Câu 11

2. Các bên mang thai hộ
Để mang thai hộ được thừa nhận thì cả cặp vợ chồng hiếm muộn và người mang
thai hộ đều phải thỏa mãn các điều kiện luật định sau:
Đối với vợ chồng nhờ mang thai hộ
– Phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể
mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
– Vợ chồng đang không có con chung;
– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Đối với người mang thai hộ
– Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao
gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em
con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của
người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ;
– Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
– Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng
mang thai hộ;


– Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn
bản của người chồng;
– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Câu
2.1. Căn cứ ly hôn khi thuận tình ly hôn
Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện
bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.
Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu
cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và
con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng
không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp hai vợ chồng có yêu cầu
thuận tình ly hôn, sự tự nguyện của hai vợ chồng khi yêu cầu chấm dứt hôn nhân là một căn cứ quyết
định việc chấm dứt hôn nhân. Bảo đảm“thật sự tự nguyện ly hôn” là cả hai vợ chồng đều được tự do
bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện
ý chí thật sự tự nguyện ly hôn của hai vợ chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình họ,
phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, đạo đức xã hội.
Cũng trong Điều 55, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong việc thuận tình ly hôn, ngoài ý chí
thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn của vợ chồng, đòi hỏi hai vợ chồng còn phải có sự thoả thuận
về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền
lợi chính đáng của vợ và con, nếu vợ chồng không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng
không bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định giải quyết việc ly
hôn.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải, mục đích
là để vợ chồng rút đơn yêu cầu ly hôn và đoàn tụ với nhau
2.2. Căn cứ ly hôn khi ly hôn theo yêu cầu của một bên
Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha, mẹ, người
thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân. Điều 56 Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly
hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền,
nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể
kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án
giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Theo đó, khi ly hôn theo yêu cầu của một bên thì Tòa án cần dựa vào một trong ba căn cứ sau
đây:
Thứ nhất, đối với trường hợp khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành

thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi
phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng,
đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Thứ hai, đối với trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì
Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Thứ ba, đối với trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa
án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia




×