Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Tài liệu CÂU HỎI ÔN TẬP QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.36 KB, 38 trang )

 
 



Tài Liệu


CÂU HỎI ÔN TẬP QUẢN LÝ
VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
www.hanhchinhvn.com
QUN Lí V PHT TRIN T CHC HNH CHNH NH NC
Câu 1.Tổ chức: khái niệm, các cách tiếp cận, tại sao nói tổ chức là một thực thể
xã hội phức tạp?sự khác nhau giữa tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức
xã hội khác.
Câu 2.phân tích các đặc trưng cơ bản của một tổ chức
Câu 3.Phân tích các đặc trưng cơ bản của tổ chức hành chính nhà nước?Dấu
hiệu để phân biệt tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức khác.
Câu 4. tại sao lại hình thành tổ chức HCNN ở trung ương và địa phương
Câu 5.Phân tích các nguyên tắc cơ bản trong mối quan hệ giữa tổ chức hành
chính nhà nước ở trung ương và địa phương
Câu 6. Trình bày các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính
nhà nước? Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước Việt nam.
Câu 7. Trình bày các mô hình tổ chức tổ chức HCNN ở trung ương và phân tích
sự khác nhau giữa các mô hình này? Mối quan hệ giữa các quyền lập pháp và
hành pháp có ảnh hưởng gì đến việc hình thành các tổ chức hành chính nhà nước
ở trung ương.
Câu 8. Hãy thể hiện bằng sơ đồ hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp
của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam


Câu 9. Trình bày các cách thức (mô hình) tổ chức hệ thống tổ chức hành chính
điạ phương hiện nay?Liên hệ với Việt nam.
Câu 10. Thiết kế tổ chức là gì? trình bày các phương pháp thiết kế tổ chức hành
chính nhà nước?
Câu 11. Phân tích các yếu tố hiệu quả của tổ chức hành chính nhà nước.
Câu 12.TRình bày các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các tổ chức
hành chính nhà nước?Yếu tố nào là quan trọng nhất?Tại sao?
Câu 13. Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của tổ chức ?
Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việc lựa chọn cơ cấu tổ chức.
Câu 14. Phát triển tổ chức là gì? Phân tích những nội dung cơ bản của phát triển
tổ chức?
Câu 15. Nêu các xu hướng phát triển của tổ chức hành chính nhà nước hiện
nay?
B sung thờm :
www.hanhchinhvn.com
1.Trỡnh by khỏi nim v quyn lc? Quyn lc trong t chc c hiu nh th
no ?
2.Trỡnh by cỏc loi c cu t chc ? Trỡnh by loi c cu t chc m anh ch
quen thuc nht ?
3.Anh ch hiu th no l mụi trng t chc? Mụi trng t chc cú nh hng
nh th no n qun lớ v phỏt trin t chc?
4.Trỡnh by cỏc loi mc tiờu ca t chc ?
cng : ôn tập quản lý và phát triển tổ chức hành chính nhà nước
Câu 1.Tổ chức: khái niệm, các cách tiếp cận, tại sao nói tổ chức là một thực
thể xã hội phức tạp?sự khác nhau giữa tổ chức hành chính nhà nước với các
tổ chức xã hội khác.
#Tổ chức là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng
ngày.Xét trên tổng thể tổ chức đòi hỏi ít nhất 2 người trở lên có sự liên kết với
nhau nhằm hướng tới mục tiêu chung.Tổ chức là một hệ thống gồm nhiều phân
hệ có những mối quan hệ hữu cơ hợp lý , rõ ràng hợp tác và phân phối chặt chẽ

tác động lẫn nhau trong một tổng thể. Như vậy có thể hiểu :tổ chức là một hệ
thống tập hợp của hai hay nhiều người, có sự phối hợp một cách có ý thức, có
phạm vi ( lĩnh vực chức năng hoạt động)tương đối rõ ràng; hoạt động nhằm đạt
được một hoặc nhiều mục tiêu chung.
Có nhiều cách tiếp cận tổ chức.Cách đưa ra các cách tiếp cận khác nhau về tổ
chức cũng xuất phát từ cách nghiên cứu tổ chức từ nhiều giác độ.
-tổ chức được xem như một cỗ máy
-Tổ chức được xem như một cơ thể sống
-Tổ chức được nhìn nhận như một bộ não
-Tổ chức là một nền văn hoá
-tổ chức là một hệ thống có tính chính trị
-tổ chức là một yếu tố tinh thần
-tổ chức được nhìn nhận như một dòng chảy và sự biến hoá
#Tổ chức là một thực thể xã hội phức tạp.
-Trước hết nói tại sao tổ chức là một thức thể xã hội?Tổ chức là một thực thể xã
hội vì theo khái niệm của tổ chức thì tổ chức thực hiện những chức năng nhất
định trong xã hội, tổ chức gồm nhiều người, nhiều mối quan hệ trong xã hội, và
điều tất yếu tổ chức tồn tại trong một xã hội nhất định , nó thuộc một xã hội nhất
www.hanhchinhvn.com
định, xã hội là môi trường cho sự hình thành tồn tại và phát triển của tổ chức, vì
vậy tổ chức là một thực thể xã hội.
-Tổ chức là một thực thể xã hội phức tạp.Tổ chức bao gồm rất nhiều yếu tố cấu
thành trong mỗi yếu tố cấu thành đó lại có rất nhiều yếu tố cấu thành bé hơn và
với mỗi yếu tố đó, mỗi bộ phận lại có sự khác nhau về cơ cấu, mục tiêu, cơ chế
quyền lực, môi trường..Sự phức tạp của tổ chức do đó đòi hỏi nhà lãnh đạo phải
có sự kết hợp của nhiều yếu tố để đạt được mục đích quản lý.Có thể nói gắn gọn
các yếu tố cấu thành của tổ chức như sau:
+Mục tiêu: Nó phụ thuộc vào quy mô của tổ chức và chức năng nhiệm vụ của tổ
chức được giao. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức thì mỗi tổ chức
ngay từ ban đầu mỗi tổ chức đã đưa ra những mục tiêu cho tổ chức đó .. Trong

một tổ chức có rất nhiều loại mục tiêu trong đó có: mục tiêu chiến lược giành
được cho cả tổ chức; mục tiêu phối hợp là mục tiêu của mỗi bộ phận nhằm đạt
được mục tiêu chiến lược. Phân loại theo thời gian có mục tiêu dài hạn, mục tiêu
ngắn hạn, mục tiêu trung và dài hạn.
+Cơ cấu tổ chức: Mỗi tổ chức đều phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ quyền
hạn của các bộ phận trong tổ chức để thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Chính vì vậy
việc bố trí sắp xếp các vị trí trong tổ chức là rất quan trọng. Cơ cấu tổ chức phụ
thuộc vào quy mô tổ chức, cùng nhiệm vụ của tổ chức. Tuỳ theo mỗi tổ chức
khác nhau mà có thể sắp xếp cơ cấu khác nhau.
+Nguồn lực của tổ chức: Mỗi tổ chức muốn tồn tại và phát triển được thì các yếu
tố quyết định nhất đó là nguồn lực của tổ chức. Nguồn lực của tổ chức của tổ
chức được chia thành: +)nguồn nhân lực , bất kỳ một tổ chức nào đều đòi hỏi
được cung ứng về nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển của tổ chức. Đây là
nguồn lực quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức.
.Nguồn cơ sở vật chất.Tổ chức muốn tồn tại và phát triển cần có cơ sở vật chất,
vốn phương tiện, trang thiết bị máy móc , nhà xưởng..,.
+Văn hoá của tổ chức. Các yếu tố văn hoá có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành
nhân cách con người và đương nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến tổ chức tồn tại trong
môi trường văn hoá đó. Văn hoá của tổ chức bao gồm các yếu tố:
.mối quan hệ các thành viên trong tổ chức
.phối hợp làm việc
.chấp hành nội quy tổ chức
.mối quan hệ nhân viên thủ trưởng
+Môi trường của tổ chức. Trong thời đại ngày nay mọi tổ chức muốn cạnh tranh
thì cần có áp dụng về khoa học công nghệ mới nhằm cải tiến cách thức quản lý ,
cách thức sản xuất, trang thiết bị làm việc.. sự lạc hậu của khoa học công nghệ
là yếu tố kìm hãm sự tồn tại của tổ chức.
www.hanhchinhvn.com
Có thể nói tổ chức bao gồm rất nhiều yếu tố rất phức tạp và có tác động qua lại
lẫn nhau.Đòi hỏi người lãnh đạo trong tổ chức cần phải phối hợp không ngừng

nâng cao trình độ chuyên môn của mình để đạt được mục tiêu của tổ chức.
#Sự khác nhau giữa tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội khác:
-tổ chức hành chính nhà nước là thực hiện chức năng hành pháp đây là đặc trưng
cơ bản để phân biệt với các tổ chức khác như: tổ chức chính trị xã hội , đoàn thể
-Tổ chức hành chính nhà nước là những tổ chức hoạt động vì lợi ích công cộng
cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội, công dân mà không vì lợi nhuận
-Các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thứ bậc cao, và
thường áp dụng các biện pháp cưỡng chế, độc quyền, mệnh lệnh hành chính
mang tính đơn phương.
-Các tổ chức không phải tổ chức hành chính nhà nước thường có ảnh hưởng
trong phạm vi nhỏ trong khi đó hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
xã hội rộng lớn.
-Các sản phẩm dịch vụ của các cơ quan hành chính nhà nước tạo ra không phải
là sản phẩm mua bán, trao đổi trên thị trường, trong khi đó sản phẩm của các tổ
chức kinh tế , tổ chức xã hội.. thường để mua bán, trao đổi trên thị trường vì mục
tiêu lợi nhuận.
-Do bị quy định bởi hành lang pháp lý về quyền hạn nhiệm vụ trong hoạt động
mà tính linh hoạt thích ứng của các cơ quan hành chính nhà nước còn nhiều hạn
chế so với các tổ chức khác.
Câu 2.phân tích các đặc trưng cơ bản của một tổ chức
Đặc trưng của một tổ chức bao gồm nhiều đặc trưng như sau:
1.Mục tiêu của tổ chức
Mục tiêu của tổ chức là cái đích mà tổ chức mong muốn đạt đến.Mục tiêu của
bất kỳ tổ chức nào trong xã hội cũng đều có vai trò quan trọng đối với sự hình
thành, tồn tại, vận động và phát triển của tổ chức.Mục tiêu được xác định khi
thành lập khi thành lập tổ chức và được cùng phát triển, bổ sung cùng với sự
trưởng thành của tổ chức.Mục tiêu là sự mong muốn, đòi hỏi phải xác định có cơ
sở khoa học và biết cách thức để đạt được.Bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt
động tốt cũng phải đề ra mục tiêu hết sức rõ ràng cho mình.Xác định được mục
tiêu xác đáng, rõ ràng đòi hỏi phải có sự phân tích và lựa chọn từ một khối lượng

lớn những yếu tố, nhân tố diễn ra trong môi trường hoạt động tương lai.Có nhiều
loại mục tiêu trong tổ chức như: mục tiêu chiến lược;mục tiêu mang tính phối
hợp; các mục tiêu tác nghiệp, hoạt động.Mục tiêu của tổ chức cũng có thể chia
thành mục tiêu chung, tổng quát và mục tiêu cụ thể.Cấp độ của mục tiêu chi tiết
có thể khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô của tổ chức và vấn đề mà tổ chức quan
www.hanhchinhvn.com
tâm. Một tổ chức là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh kiếm lời, mục tiêu chung
là lợi nhuận. Nhưng để đạt lợi nhuận, doanh nghiệp phải đề ra nhiều nhóm mục
tiêu khác.Mục tiêu dài hạn là các kết quả mong muốn được đề ra cho một
khoảng thời gian tương đối dài. Số năm thực hiện mục tiêu này thường dài hơn
một chu kỳ quyết định.Mục tiêu trung hạn nhằm làm thế nào để phát triển tổ
chức và điều chỉnh tổ chức phù hợp với sự thay đổi của môi trường.Mục tiêu
ngắn hạn, đó là các mục tiêu mà tổ chức dự định đat được trong chu kỳ quyết
định.
2. Cơ cấu của tổ chức
Đây cũng là đặc trưng cơ bản của một tổ chức.Cơ cấu tổ chức được hiểu như là
cấu trúc bên trong và các quan hệ giữa các cá nhân , bộ phận cấu thành tổ chức
nhằm đảm bảo cho tổ chức vận hành tốt, đạt được các mục tiêu của tổ chức.Mỗi
một tổ chức dù lớn hay bé đều có sự phân chia nhất định những hoạt động của tổ
chức để đạt đến mục tiêu của tổ chức đã đề ra. Nếu tổ chức cành có nhiều hoạt
động và càng có nhiều người tham gia, việc bố trí, chia nhóm thành các bộ phận
khác nhau có ý nghĩa ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả của tổ chức. Các nhóm
hay từng bộ phận nhằm thực hiện một công việc hay nhiều công việc giống nhau
do những người có trình độ nhất định đảm nhận.
#Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu tổ chức như:
-chiến lược phát triển tổ chức.
-quy mô tổ chức.
-công nghệ mà tổ chức sử dụng.
-môi trường
-quyền và sự kiểm soát quyền lực

#Cơ cấu tổ chức có nhiều loại:
-Mô hình cứng nhắc
-Mô hình hữu cơ, thích ứng linh hoạt
-mô hình trực tuyến hay còn gọi cơ cấu tổ chức thẳng đứng
-mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng.
-mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
-mô hình theo khu vực
-mô hình theo khách hàng
-các mô hình hỗn hợp
3.Quyền lực trong tổ chức
Thuật ngữ quyền lực của tổ chức cũng có thể hiểu như là sức mạnh của tổ chức
để làm thế nào tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra.Sức mạnh của tổ chức hay
quyền lực của tổ chức chính là sức mạnh tạo nên tổ chức và tiến hành các hoạt
www.hanhchinhvn.com
động để đạt mục tiêu. Xét trên nghĩa đó, quyền lực của tổ chức có thể chia thành
hai nhóm:
+)quyền lực của tổ chức đối với thành viên của tổ chức
+)sức mạnh của tổ chức tạo ảnh hưởng ra bên ngoài tổ chức, tức đòi hỏi đwocj
những tổ chức khác có thể có những hành vi nhất định đối với tổ chức. Đó cũng
chình là khả năng ảnh hưởng của tổ chức đến các yếu tố bên ngoài.
4.Con người và các nguồn lực
Con người trong tổ chức là nguồn tài nguyên, là nhân tố quyết định sự tồn tại,
vận động và phát triển của các tổ chức. Con người là hạt nhân cơ bản cấu thành
tổ chức và đảm nhận các chức năng , nhiệm vụ cụ thể của tổ chức.Trong bối
cảnh nguồn lực tài chính ngày càng trở nên eo hẹp, nguồn nhân lực không được
tăng thêm trong các tổ chức trong khi sự đòi hỏi của khách hàng và xã hội ngày
càng cao thì vai trò phát triển về chất đối với nguồn nhân lực như là một đòi hỏi
khách quan. Đó cũng chính là lý do ngày naym quản lý nguồn nhân lực đang
dần thay thế quản lý nhân sự trong các tổ chức nhằm tăng sức mạnh cộng hưởng
của nhân tố con người.

5.Môi trường tổ chức.
Có nhiều cách hiểu thuật ngữ môi trường trong thực tiễn hoạt động quản lý
cũng như trong nghiên cứu khoa học tuỳ theo mục đích và cách tiếp cận. Môi
trường có nội dung rộng lớn và đa dạng. Theo nghĩa rộng, môi trường là tổng
hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện.
Đối với tổ chức, môi trường là tất cả các yếu tố nằm bên ngoài ranh giới của tổ
chức nhưng có ảnh hưởng đến hoạt động mục tiêu, mục đích của tổ chức theo
nhiều cách thức khác nhau.Sự phân loại các yếu tố môi trường tổ chức thường
mang ý nghĩa tương đối. Có thể môi trường tổ chức thành các nhóm yếu tố sau:
-Các yếu tố thuộc về chính trị pháp luật
-Các yếu tố kinh tế.
-Các yếu tố kỹ thuật công nghệ
-các yếu tố văn hoá
-Các yếu tố thuộc về thị trường ( hay các yếu tố về môi trường tác nghiệp của tổ
chức)
-Các yếu tố thuộc về khách hàng
-Các yếu tố về đối thủ cạnh tranh
-Các yếu tố nguồn nhân lực
-Độ tin cậy rủi ro, không chắc chắn của các yếu tố môi trường.
6.Chu trình của tổ chức
www.hanhchinhvn.com
Tổ chức cũng có quá trình hình thành, phát triển và tàn lụi. Khi tổ chức ở giai
đoạn tàn lụi, nếu không có cách cứu vãn tổ chức sẽ chết.Các tổ chức có thể tồn
tại rất lâu, nhưng có tổ chức chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Tổ
chức có thời gian tồn tại ngắn khó có thể chia ra các giai đoạn phát triển của tổ
chức, ngược lại các tổ chức có khoảng thời gian sống dài, các giai đoạn phát
triển thể hiện rất rõ. Trong mỗi giai đoạn phát triển có nhiều yếu tố thay đổi
trong tổ chức. Mỗi một giai đoạn phát triển, tổ chức phải có những sự thay đổi
để phù hợp với sự thay đổi.
Câu 2: phân tích đặc trưng cơ bản của một tổ chức:

tổ chức có 5 đặc trưng cơ bản sau:
*Mục tiêu của tổ chức: là cái đích mà tổ chức mong muốn để đạitới là vấn đề
quan trọng hàng đầu đối với sự hình thành và phát triển của tổ chức.
-Trong tổ chức ngoài mục tiêu chung còn có các loại mục tiêu thành phần, các
mục tiêu của cá nhân, của các đơn vị cấu thành.
-Mụctiêu của tổ chức, phải dược xác định rõ ràng, ổn định nhưng không phải là
bất biến mà mục tiêu có tính tương đối.
-Mục tiêu được xác định khi thành lập tổ chức và được phát triển bổ sung cùng
với sự trưởng thành của tổ chức.
-Mục tiêu là một sự mong muốn, đòi hỏi phải xác định trên cơ sở khoa học và
biết cách để đạt được. Nếu một mục tiêu đã dược xác định ra mà không đạt
được thì nhà quản lý phải xem xét trên 2 giác độ xem xét lại mục tiêu có phù
hợp tổ chức hay không, xem xét lại cơ cấu, tổ chức nội lực bên trong.
-Sự thay đổi của mục tiêu thường bắt đầu từ đối tác có liên quan sự mong muốn
của nhà quản lý hay do những nguyên nhân về chính trị.
+ tổ chức có các mục tiêu sau:
-mục tiêu ban đầu: là mục tiêu khởi điểm khi hình thành tổ chức
-mục tiêu phát triển: là mục tiêu được hình thành và phát triển theo quá trình
hình thành và phát triển của tổ chức.
-Mục tiêu chiến lược: là mục tiêu tổng quát mang tầm vĩ mô đó là những gì đặt
ra cho tổ chức trong tương lai.
-Mục tiêu dài hạn: là những kết quả mong muốn đề ra trong một khoảng thời
gian dài, mục tiêu trúng hạn là mục tiêu trong một thời gian vừa phải và còn có
mục tiêu ngắn hạn.
*cơ cấu của tổ chức: được hiểu như là cấu trúc bên trong và mối quan hệ giữa
các cá nhân, bộ phận cấu thành tổ chức nhằm đảm bảo cho tổ chức vận hành và
đạt được mục tiêu của tổ chức.
www.hanhchinhvn.com
-tổ chức có cách sắp xếp khác nhau như sắp xếp các yếu tố bộ phận nằm ngang,
theo thứ bậc hay còn gọi là thẳng đứng và sắp xếp theo khu vực địa lý. Nhưng

trên thực tế thì không có một tổ chức nào lại sắp xếp tổ chức theo sách mà
thường là sự kết hợp của các cách sắp xếp đó để có một cơ cấu hợp lý khắc phục
phù hợp với môi trường mà tổ chức đang hoạt động
-Việc lựa chọn cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào các yếu tố như:
chiến lược phát triển của tổ chức vì một tổ chức có chiến lược phát triển lớn thì
cơ cấu tổ chức phải phù hợp.
Quy mô tổ chức gắn liền với cơ cấu tổ chức
Yếu tố công nghệ mà tổ chức áp dụng thì tuỳ vào mô hình sản xuất hình thức
sản xuất mà có thể có những cơ cấu hợp lý.
Yếu tố môi trường nếu thiếu yếu tố này thì tổ chức không thể hợp như khi môi
trường ổn định, thì xác định quy mô của tổ chức đơn giản.
Yếu tố quyền hạn, sức mạnh của tổ chức đối với tổ chức khác nghĩa là nếu
quyền lực tập trung thì tổ chức có một dạng cơ cấu phân công nếu quyền hạn
của tổ chức được mở rộng với sự tham gia của nhiều người thì lại tổ chức khác.
Việc xác định cơ cấu tổ chức phải được tiến hành theo các bước sau:
B1: Xem xét đánh giá lại mục tiêu của tổ chức để làm cơ sở xác địnhcơ cấu
B2: xác định các hoạt động cần thiết để đạt mục tiêu đó.
B3: Phân loại các hoạt động thành nhóm vì đây là cong việc quan trọng, trong
trường là sắp xếp của hoạt động có tiêu chí chung giống nhau thành một nhóm.
B4: thiết lập các mối quan hệ quyền hạn và trách nhiệm giữa các yếu tố cấu
thành của tổ chức, thông thường phải trả lời dược các câu hỏi tôilà ai? Tôi phải
báo cáo tới ai, nhân báo cáo từ ai.
B5: Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức và điều chỉnh lại
-Các loại cơ cấu tổ chức
+Mô hình cơ cấu cứng nhắc, hay là mô hình máy móc cơ học dây là loại mô
hình được nhiều tổ chức sử dụng và nó là loại mô hình truyền thống có nét đặc
trưng là:
Thiếu mói quan hệ ngang, mà chủ yếu là theo chiều dọc
Mang tính tập trung quyền lực tổ chức
Sự kiện ** mang tính thứ bậc

Sự chính thức hoà cao đó là cơ cấu v và các thủ tục được thiết lập một cách
chính thức thông qua việc xác định các luật lệ nội quy của tổ chức.
Các kênh giao tiếp dược chính thức hoá.
www.hanhchinhvn.com
+Mô hình cơ cấu tổ chức có linh hoạt, mô hình này dược khá nhiều tổ chức áp
dụng và mang lại thành công hơn mô hình cứng nhắc cơ học. Và mô hình này có
một nét đặc trưng .
sự khác biệt theo chiều ngang không cao
phối hợp cả ngang dọc
nhiệm vụ qua sự chấp nhận
giao tiếp không chính thức, sự chính thức hoá không cao phân quyền quyết định.
+Mô hình cơ cấu trực tuyến hay thẳng đứng, có nghĩa là các yếu tố cấu thành
sắp xếp theo chiều ngang. Nó có nét đặc trưng.
là loại hình tổ chức đơn giản, tồn tại từ lâu, chỉ có cấp trên, cấp dưới trực tiếp.
Mỗi nhà điều hành thực hiện quyền lực trực tuyến đối với thuọc địa.
Lãnh đạo mang tính trực tuyến, mỗi người phải báo cáo với một người.
đây là loại tổ chức thích hợp với quy mô nhỏ ổn định.
Loại ** hình này đơn giản, rõ ràng là thuận lợi cho việc ra quyết định về kiểm
tra, kiểm soát. Nhưng lại thiếu sự phối hợp thiếu sự giám sát.
+Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng. Mô hình này áp dụng triệt để theo
mục tiêu phân công lao động, theo chuyên môn hoá là mô hình tổ chức thích
hợp cho một phân xưởng, một bộphận sản xuất.
-mô hình này có ưu điểm: phân chia nhiệm vụ rõ ràng, chuyên môn hoá cao.
Tạo ra các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Nhưng lại hạn chế sự phát triển của (quản lý chung) tạo cách nhìn hẹp đối với
cán bộ chủ chốt, quyền lực và trách nhiệm nhiều lúc bị chồng chéo dẫn tới việc
không rõ ràng về trách nhiệm.
+mô hình co cấu tổ chức theo ma trận: đây là loại hình tổ chức áp dụng cho tổ
chức ở giai đoạn phát triển mạnh, có nhiều hoạt động thay đổi.
+mô hình cơ cấu tổ chức thường sử dụng trong tổ chức kinh tế là mạng thì thiết

kế tổ chức này dựa trên những thành tựu KHCN và liên kết mạng thông tin nội
bộ, loại v này có thể khai thác những lợi thế của mạng thông tin nọi bộ và toàn
cầu. Nhưng ngược lại tổ chức phải chỉ ra các khoản phí lớn.
+mô hình cơ cấu tổ chức theo quan điểm bộ máy thư lại: bộ máy trở lại là bộ
phận thực hiện chức năng của Chính phủ hay không phải Chính phủ quyền hạn
để thực thi nhiệm vụ hàng ngày được phân chia giữa các bộ phận khác nhau. Nó
có đặc trưng cơ bản là: tính chuyên môn hoá cao
công việc mang tổ chức lặp lại ngày này qua ngỳa khác
những công nghệ kỹ thuật chính được thiết lập những cáhc thức để làm một số
công cụ trong tổ chức
có một hệthống quy chế, quy tắc hoạt động
www.hanhchinhvn.com
các hình thức giao tiếp chính thức.
Có nhiều người làm việc không nắm giữ các vị trí nguyên lý.
Các hoạt động được sắp xếp theo nhóm chức năng cơ cấu tổ chức phức tạp, hệ
thống mệnh lệnh rõ ràng.
Mọi quy chế quy định đều thể hiện thông qua văn bản.
Nếu tổ chức bộ máy thư lại là có sự phân công lao động, cơ cấu tổ chức mang
tính thứ bậc và quyền hạn có một** quy tắc, quy chế rõ ràng, ** nhân xưng
trong hoạt động. NGược lại nó có sự hạn chế đó là quyền hạn cả trách nhiệm
không được rõ ràng, có sự mập mờ, quan hệ giữa các thành viên của tổ chức
mang tính cá nhân các hoạt động của tổ chức thường mang tính ứng biến, công
tác tuyển chọn nhân sự không chỉ dựa trên khả năng chuyên môn mà còn quan
hệ, việc thăng tiến đề bạt không được các yếu tố khách quan.
Quyền lực trong tổ chức là sức mạnh của v để làm thế nào tổ chức đạt được mục
tiêu đã vạch ra. Là quyền lực trong tổ chức chia thành 2 nhóm.
+quyền của tổ chức đối với thành viên của tổ chức hay là quyền lực bên trong tổ
chức: quyền lực này có được khi 1 trong những thành viên của tổ chức phụ thuộc
vào các thành viênkhác.
Nay khả năng đem lại cho người khác một sự hài hoà

Khả năng, năng lực của 1 người
Nguồn xuất phát từ sự ưa chuộng ưa thích.
Là nguồn quyền xuất phát từ ** PL của tổ chức
+quyền lực của tổ chức đối với tổ chức khác thể hiện ở khả năng về tài chính, về
công nghệ, nhân sự, khả năng cung cấp các yêu cầu.
Yếu tố con người và các nguồn lực.
Con người là nguồn tài nguyên là z tố quyết định sự tồn tại, vận động và phát
triển của tổ chức, con người là hạt nhân cơ bản cấu thành tổ chức và đảm nhận
các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của v
-còn nguồn lực tổ chức trong tổ chức bao gồm các công cụ thiết bị nguồn tài
chính đáp ứng cho quá trình vận động và phát triển của tổ chức
*môi trường tổ chức: là tất cả các yếu tố nằm bên ngoài của tổ chức nhưng lại có
ảnh hưởng đến mục tiêu, mục đích của tổ chức theo các cách thức khác nhau.
-những yếu tố môi trường này bao gồm
Yếu tố chính trị Pháp luật môi trường này bao gồm các luật lệ, quy tắc và
hoạt động của các cơ quan Nhà nước. ngày nay sự tác động của yếu tố này rất
rộng lớn trên cả ** diện quốc tế
Các yếu tố kinh tế: có tác động rất lớn đến tổ chức đặc biệt là hệ thống kinh tế
mà trong đó tổ chức hình thành và phát triển.
www.hanhchinhvn.com
Yếu tố kinh tế công nghệ
Yếu tố hoà tác đọng tới tổ chức, chủyêú ở điểm là hình thành người các con
người trong tổ chức
Yếu tố về thị trường, khách hàng, nguồn nhân lực, đối thủ cạnh tranh
Yếu tố độ tin cậy rủi ro, không chắc chắn của yếu tố môi trường
Chu trình của tổ chức đó là sự hình thành, phát triển tàn lụi vì v có thế tồn tại rất
lâu nhưng cũng có giới hạn
Câu 3.Phân tích các đặc trưng cơ bản của tổ chức hành chính nhà
nước?Dấu hiệu để phân biệt tổ chức hành chính nhà nước với các tổ chức
khác.

1.Mục tiêu của tổ chức hành chính nhà nước
-Mỗi một tổ chức khi thành lập đều có những mục tiêu cụ thể và đó là cái đích
mà tổ chức cần hướng tới.Mục tiêu của tổ chức được xác định dựa trên ý chí
chung của các thành viên.Mỗi tổ chức hành chính nhà nươc được thành lập ra
nhằm thực hiện những mục tiêu không phải do tự tổ chức đặt ra mà do nhà nươc
và các cơ quan quyền lực nhà nước tạo ra.
-Mỗi tổ chức hành chính nhà nươc được thành lập ra nham thưc hiện chức năng
quản lý mọi hành vi xã hội và đưa pháp luật vào cuộc sống.
-Mục tiêu của tổ chức hành chính rất rông và ảnh hưởng tói nhiều đôi tưọng
trong xã hội,nhũng người nghèo hay người giầu đều là đối tượng phục vụ củấcc
tổ chức hành chínhvì the mục tiêu của các tổ chức hànhchính mang ý nghĩa xã
hội hơn là mang ý nghĩa kinh tế.
-Mục tiêu hoạt động của tổ chức hành chính thường khó lượng hoá.:Vd để thi
hành một văn bản pháp luât hiệu quả thường không tính được ngay thành các số
liệu cụ thể, có thể chỉ xác địnhduợc sau nhiều năm tác động của văn bản.
-Một số tổ chức được thành lập nhằm mục tiêu chính trị của nhà nước .Mục tiêu
thường không cụ thể nà có thể biểu hiện thông qua nhiều khía cạnh khác.
Về nguyên tắc hoạt động nào của các cơ quan hành chính nhà nướcthực hiện
đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích chung chứ không phải nhằm động cơ lợi
nhuận.
Nhiều tổ chức hành chính nhà nướcvừa thực hiện hoạt đọng quản lý hành chính
nhà nước vừa thực hiện các hoạt động cung cấp hàng hoá dịch vụ(công) cho xã
hội. Hoạt động cung cấp dịch vụđố mang tính chất phục vụ
2.Cách thức thành lập hay vị trí pháp lý của các cơ quan hành chính trong hệ
thống các cơ quan nhà nước nói chung.
www.hanhchinhvn.com
Các cơ quan hành chính nhà nước đều do nhà nước thành lập và thay mặt nhà
nước thực hiện các hoạt đọng quản lý mọi lĩnh vực kinh tế , văn hoá, an ninh
quốc phòng. Các cơ quan hành chính nước đều có vị trí pháp lý nhất định.
Địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước được quy định dưới nhiều

hình thức như hiến pháp, luật, văn bản dưới luật. Việc xác định địa vị pháp lý có
ý nghĩa rất quan trọng vì đó là cơ sở để xem xét thẩm quyền và các dặc trưng
của tổ chức. Địa vị pháp lý quy định cách thức thành lập cơ quan nhà nước nói
chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.
Các tổ chức hành chính nhà nước được thành lập htường mang ý trí của quyền
lực nhà nước. Không có tổ chức hành chính nhà nước ra đời mang ý trí cá nhân
mà do nhu cầu của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Mặt khác tổ chức
hành chính nhà nước ra đời khi cần thiết .
Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước trong một só phân hệ thường tương
đối ổn định. Trong một só phân hệ só lượng các tổ chức thường không cố định
và được thành lập mới hay xoá bỏ tuỳ theo nhu cầu của công việc.
3.Vấn đề quyền lực thẩm quyền
Các cơ quan hành chính nhà nước được nhà nước trao quyền lực để làm phương
tiện thực hiệm các chức năng QLNN của mình. Các cơ quan hành chính nhà
nước có quyền lực pháp lý và được sử dụng quyền đó đẻ cưỡng bức xã hội làm
theo ý chí nhà nước.
+Quyền lục pháp lý được thể hiện thông qua các yếu tố:
-Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền ra các văn bản pháp lý có ý nghĩa
bắt buộc đối với các cơ quan cấp dưới trong hệ thống các cơ quan hành chính
nhà nước, cán bộ , công chức, công dân.
-Quyền kiểm tra viẹc thực hiện các văn bản pháp luật hoặc thành lập các đoàn
kiểm tra việc thực hiện các quyết định đó.
-Tiến hành các biện pháp giáo dục thuyết phục, giải thích khen thưởng kỷ luật
trong việc thực hiện các quyết định quản lý và có thể áp dụng các biện pháp
cưỡng chế.
Việc thành lập các tổ chức hành chính nhà nước phải được xác định rõ ràng
chính xác cả về nội dung và cách thức thực hiện.
Các cơ quan hành chính nhà nước thực thi các hoạt đọng QLNN đòi hỏi phải
được trao những quyền hạn nhất định. Đó chính là tập hợp cácbiện pháp lý và
những biện pháp pháp luật tạo ra khả năng pháp lý để thực hiện chức năng

QLNN.
Thẩm quyền trao cho mỗi cơ quan, tổ chức hành chính là tổng thể các chức năng
và quyền hạn tương ứng
Mỗi tổ chúc hành chính nhà nước ra đời phải có sự tương xứng giữa chức năng
và nhiệm vụ, quyền hạn.
www.hanhchinhvn.com
Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước phải được quy định cụ thể rõ
ràng
Mỗi loại cơ quan hành chính nhà nước được trao những chức năng quyền hạn cụ
thể
Thẩm quyền chung được trao cho những tổ chức hành chính thực hiện chúc năng
quản lý trên quy mô rộng và nhiều mặt
Thẩm quyền riêng được trao cho các nhóm theo ngành và theo chức năngcụ thể
4.Quy mô hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước
Quy mô hoạt động của các tổ chức hành chính nhà là vô cùng rộng lớn. Tuy
nhiên hoạt đọng của các tổ chức hành chính nhsà nước thường bị hạn chế bởi
những quy định của pháp luật trao cho tổ chức đó .Hành lang hoạt động thường
bị hạn chế và tính linh hoạt thích ứng gặp khó khăn hạn chế so với các tổ chức
khác
5.Vấn đề nguồn lực
+Nguồn nhân lực
những người là việc trong tổ chứcHCNN là những người của nhà nước. Họ được
nhà nước thuê và sử dụng những người đó phải tuân thhủ các quy định của nhà
nước . Mỗi một người được trao những nhiệm vụ cụ thể theo từng vị trí chức vụ
+Nguồn tài chính cho hoạt động của các cơ quan HCNN
Nguồn tài chính để các cơ quan HCNN hoạt động lấy từ ngân sách nhà nước. Do
dó mọi hoạt động liên quan đến sử dụng ngân sách nhà nước phải chịu sự điều
tiết quy định của pháp luật. Sử dụng ngân sách nhà nước chịu sự kiểm toán của
nhà nước
#Ngoài ra một số đặc trưng để phân biệt với các tổ chức khác

-Các tổ chức hành chính nhà nước hoạt động thường mang tính cưỡng chế độc
quyền
-Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nứoc có ảnh hưởng rộng lớn đến xã
hội
-Các sản phẩm do cơ quan hành chính nhà nước làm ra thường không phải là để
mua bán trao đổi trên thị trường theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.
-Các tổ chức hành chính nhà nước do những nét đặc trưng trên nên ntrong quá
trình tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng như hoạt động
cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cho xã hội và công dân thường bị hạn chế
ràng buộc bởi một số yếu tố sau:
-tính cứng nhắc của tính pháp lý chính thức, tập trung quá nhiều vào tiến trình và
các cơ chế giám sát.
www.hanhchinhvn.com
-Bị hạn chế nhiều hơn ở phạm vi và thủ tục; khả năng đưa ra các quyết định
thường bị hạn chế do thủ tục quy định.
-Chịu sự kiểm soát ngày càng gia tăng của các tổ chức bầu cử, giám sát của lập
pháp.
-Số lượng lớn các nguồn lực và ảnh hưởng bên ngoài của các cơ quan thẩm
quyền cùng với sự phối hợp rời rạc giữa chúng.
-Chịu sự tác động của chính trị và phải báo cáo mang tính chính trị.
-Chịu sự tác động của nhân tố chính trị không chính thức như: Dư luận quần
chúng, các nhóm quyền lợi khác nhau, khách hàng, áp lực cử tri.
-Cần sự ủng hộ chính trị của các nhóm khách hàng, các cử tri, các cơ quan chính
thức để giành được thẩm quyền quýêt định.
Câu 4: tại sao lại hình thành tâm lý HCNN ở TW và địa phương
*Nguyên nhân hình thành tổ chức HCNN ở TW
-tổ chức HCNN ở TW là nhằm thực hiện chức năng QLNN ở tấm vĩ mô, quản lý
chung tổng thể của cả ban hành thể chế HC Nhà nước chung để quản lý hoạt
động của toàn bộ hệ thống cơ quan Nhà nước.
-thành lập ra tổ chức HCNN ở TW để nắm quyền điều khiển và kiểm soát mọi

hoạt động của cấp địaphương, thê HCNN ở TW được lập ra để thống nhất đại
diện choquyền lợi của quốc gia, điều hoà mâu thuẫn đại diện bè cánh** đp.
đặc biệt việc thành lập HCNN ở TW, còn để thống nhất các biệnpháp quản lý
nền HCNN, điều phối hoạt động ở khắp các địa phương ở tấm chiến lược.
*nguyên nhân hình thành chính quyền Nhà nước ở ĐP.
việc hình thành nên chính quyền ĐP là mang tính lịch sử tự nhiên đối với mỗi
địa phương ** có chính quyền để quản lý theo khuôn khổ của PL.
-việc thành lập chính quyền ĐP vì chính quyền TW không thể đủ sức để cáng
đáng hết cả thẩy các công việc trong cả một quốc gia, không thể quản lý mọi
mặt của đời sóng KTXH, bên cạnh đó thành lập nên chính quyền ĐP cũng là để
giảm gánh nặng cho chính quyền TW, giảm bớt các công việc sự vụ cho chính
quyền TW để họ tập trung vào những vấn đề vĩ mô của quốc gia.
-hơn nữa mỗi một địa phương đều có các đặc điểm đặc thù riêng, điều kiện địalý
khác nhau và lại ở rất xa chính quyền TW đôi khi TW mkhi ban hành quyết định
quản lý thường xa vời hoặc không sát thực ở địa phương, hay không nắm bắt
được tình hình ở các địa phương để kịp thời ra quyết định quản lý vì vậyphải có
chính quyền đp thay mặt chính quyền TW giải uyết các công việc ở ĐP

×