Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

246562578 chứng khoan phai sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.88 KB, 32 trang )

Đề tài: Xây dựng và phát triển công cụ phái sinh chỉ số chứng khoán tại Việt Nam
Mã số: UB.13.11 – Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Sơn - Vụ trưởng Vụ PTTT

LỜI MỞ ĐẦU
I.
Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài

II.

Xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn khách quan cũng như mục tiêu, chiến lược phát triển
thị trường chứng khoán (TTCK) giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012, trong nhóm giải pháp về tái cấu trúc tổ chức thị
trường đã đưa ra chủ trương: “Phân định các khu vực thị trường thành thị trường cổ phiếu, thị
trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS);...”, cũng như để tăng cung hàng
hóa cho thị trường cần: “xây dựng và phát triển TTCKPS được chuẩn hóa theo hướng phát triển
các công cụ từ đơn giản đến phức tạp...”. Việc nghiên cứu vấn đề về xây dựng và phát triển các
công cụ phái sinh chứng khoán (CKPS) tại Việt Nam trong thời điểm hiện này là cấp thiết và có
tính ứng dụng thực tiễn. Tuy nhiên, CKPS và TTCKPS là một phạm trù rộng, phức tạp, việc triển
khai và vận hành thị trường thời gian đầu cần xác định được loại CKPS nào nên được ưu tiên tổ
chức giao dịch trước tiên để phù hợp với bối cảnh vừa “làm quen” với thị trường mới và vừa tạo
“sức nóng” trong giới đầu tư. Xuất phát từ những luận cứ này, nhóm nghiên cứu của Vụ Phát
triển thị trường đã lựa chọn nội dung “Xây dựng và phát triển công cụ phái sinh chỉ số chứng
khoán tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
Tình hình nghiên cứu
Chứng khoán phái sinh được một số tác giả trong Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nghiên
cứu thành các đề tài khoa học từ vài năm trước đây trên các khía cạnh nội dung khác nhau. Các
đề tài này có thể kể đến như:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành TTCKPS ở Việt Nam- Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần
Cao Nguyên- Vụ Phát triển Thị trường- UBCKNN (2004);
2. Các phương pháp định giá công cụ phái sinh- Chủ nhiệm đề tài: TS. Tôn Tích Quý- Trung
tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán- UBCKNN (2006);


3. Xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của TTCKPS ở Việt Nam- Chủ nhiệm đề
tài: Thạc sỹ Bùi Thanh Ngà- Vụ Pháp chế- UBCKNN (2008).
Một số đề tài này đã có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu một lĩnh vực
mới như CKPS ở Việt Nam, tuy nhiên do thời điểm nghiên cứu của các đề tài so với thực tiễn
hiện tại là một khoảng cách thời gian khá xa, trong điều kiện thị trường tài chính luôn có sự vận
động và biến đổi, nên nhiều nội dung nghiên cứu đã trở nên lạc hậu. Các nghiên cứu này bị giới
hạn do yếu tố khách quan khi đánh giá xu hướng phát triển của thị trường phái sinh (TTPS) thế
giới và Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Khác với
những đề tài trước, đề tài “Xây dựng và phát triển công cụ phái sinh chỉ số chứng khoán tại
Việt Nam” vừa bao trùm được các vấn đề tổng quan, chính yếu để thiết lập được một TTCKPS,
vừa đi vào các nội dung chi tiết đối với sản phẩm phái sinh trên chỉ số chứng khoán. Đề tài cũng
sẽ có những đóng góp mới trong việc phân tích xu hướng phát triển của TTCKPS thế giới hiện
nay, đánh giá toàn diện thực trạng thị trường phái sinh tại Việt Nam.
III.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các loại công cụ phái sinh trên chỉ số chứng khoán như: Hợp đồng
tương lai (HĐTL) chỉ số chứng khoán, Hợp đồng quyền chọn (HĐQC) chỉ số chứng khoán;


Thực trạng tổ chức giao dịch, quy định pháp lý về TTCKPS tại Việt Nam. Từ đó đề xuất mô hình
và giải pháp nhằm phát triển thị trường HĐTL, HĐQC trên chỉ số chứng khoán.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung đi sâu vào mô hình và giải pháp cho phát triển thị
trường các công cụ phái sinh chuẩn hóa HĐTL/HĐQC trên tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán.
IV.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, phương
pháp tổng hợp, phân tích và so sánh… để luận giải vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài kế thừa
các sản phẩm nghiên cứu chính sách trong quá trình xây dựng đề án về TTCK phái sinh tại Việt
Nam và các dữ liệu điều tra của Dự án hỗ trợ phát triển thị trường vốn do Luxembourg tài trợ.
V.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài
Đề tài sẽ tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu chính là:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công cụ phái sinh chỉ số chứng khoán;
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia thành công trong xây dựng và phát triển thị trường
các công cụ phái sinh chỉ số chứng khoán tại Châu Á;
- Phân tích thực trạng thị trường các công cụ phái sinh tại Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá các
điều kiện tiền đề cho việc xây dựng thị trường giao dịch các công cụ phái sinh chỉ số chứng
khoán;
- Đề xuất mô hình và cơ chế giao dịch các công cụ phái sinh chỉ số như: HĐTL, HĐQC trên chỉ số
chứng khoán.
Kiến nghị giải pháp nhằm đưa mô hình và cơ chế giao dịch HĐTL, HĐQC trên chỉ số
chứng khoán tại Việt Nam theo đề xuất vào thực tiễn.
VI.
Kết cấu của Đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục hỗ trợ liên
quan, nội dung của Đề tài được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công cụ phái sinh chỉ số chứng khoán
Chương 2: Thực trạng TTCK Việt Nam và các điều kiện tiền đề cho phát triển công
cụphái sinh trên chỉ số chứng khoán
Chương 3: Đề xuất mô hình và cơ chế giao dịch công cụ HĐTL, HĐQC trên chỉ số
chứng khoán tại Việt Nam.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN
1.1. Công cụ phái sinh chỉ số chứng khoán
1.1.1. Chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh
a) Chứng khoán phái sinh
Công cụ phái sinh được định nghĩa là một công cụ tài chính được thể hiện dưới dạng hợp
đồng giữa hai bên mua và bán, có giá trị được xác định dựa trên giá trị của tài sản cơ sở và được
2



thanh toán tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Các loại tài sản cơ sở hay còn gọi là tài
sản gốc thông dụng như hàng hóa, ngoại tệ, lãi suất, cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán…
các công cụ phái sinh được phát hành dựa trên các chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu,
chứng chỉ quỹ, chỉ số chứng khoán…) được gọi là các chứng khoán phái sinh (CKPS) và thuộc
nhóm các công cụ phái sinh tài chính.
Các công cụ phái sinh trên thế giới hiện nay có 4 loại cơ bản là:
 Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)


Hợp đồng tương lai (Futures)



Hợp đồng quyền chọn (Options)



Hợp đồng hoán đổi (Swaps)

Đặc điểm của CKPS:
Thứ nhất, giá trị của CKPS thay đổi theo sự thay đổi về giá của tài sản cơ sở.
Thứ hai, CKPS không yêu cầu đầu tư ban đầu hoặc yêu cầu đầu tư ban đầu thấp hơn so
với các loại hợp đồng khác.
Thứ ba, việc mua/bán CKPS được thanh toán vào một ngày trong tương lai được quy
định trong hợp đồng phái sinh. Việc thanh toán này có thể được thực hiện hoặc bằng vật chất
(Physical Delivery) hoặc bằng tiền (Cash Settlement).
TÀI SẢN CƠ SỞ

Cổ phiếu


Chỉ số CP

HĐTL futures

HĐQC Cổ phiếu HĐTL chỉ số

Trái phiếu

Ngoại hối

HĐHĐ Swap
HĐQC
option
s
THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH

Lãi suất
HĐKH
forwards

HĐTL trái phiếu HĐQC lãi suất HĐQC chỉ sốHĐ Hoán đổi NgoạI hối…

Hình 1.1: Các sản phẩm trên thị trường phái sinh

-

b) Thị trường chứng khoán phái sinh
Thị trường chứng khoán phái sinh là nơi diễn ra hoạt động mua và bán, giao dịch các
CKPS, là nơi xác lập giá trị của tài sản trao đổi dựa trên quan hệ cung cầu thị trường

Dựa theo vai trò của Tổ thức thanh toán bù trừ CKPS, TTCKPS được phân khúc thành:
Thị trường OTC giao dịch song phương: là thị trường phi tập trung trong đó các đối tác giao dịch
thực hiện giao dịch và bù trừ trực tiếp với nhau
Thị trường OTC có sự tham gia của Đối tác bù trừ trung tâm (CCP): giao dịch phi tập trung
nhưng thực hiện bù trừ tập trung thông qua CCP.
3


-

Thị trường giao dịch tập trung trên Sở giao dịch: cả hai giai đoạn giao dịch và bù trừ được thực
hiện thông qua Sở giao dịch và CCP.
Bảng 1.1: Phân loại và đặc điểm của TTCKPS trên thế giới hiện nay
Các đặc điểm thị
trường
Giao dịch
Bù trừ
Đối tác giao dịch
Đặc điểm sản
phẩm

Loại sản phẩm

Hình thức OTC song
phương
Song phương
Song phương
Người bán ban
đầu/người mua ban
đầu

Hợp đồng không được
chuẩn hóa
-Hợp đồng giao dịch
hoán đổi ngoại hối
-Hợp đồng hoán đổi
lãi suất
-Hợp đồng hoán đổi
rủi ro tín dụng (CDS)

Hình thức OTC có sự
tham gia của CCP
Song phương
Tập trung

Hình thức Sàn giao
dịch
Tập trung
Tập trung

CCP

CCP

Chuẩn hóa và có thanh
khoản

Chuẩn hóa và có thanh
khoản
-


Hợp đồng hoán đổi lãi
suất trên cùng một loại
tiền tệ

-

HĐTL/HĐQC
Hàng hóa
HĐTL tỷ giá
HĐTL TPCP; Cổ
phiếu, chỉ số…

Tham gia thị
trường

Nhiều đối tượng NĐT
riêng lẻ, có tổ chức.

Chủ yếu là những tổ
chức giao dịch lớn, có
độ tín nhiệm cao

Chủ yếu là những tổ
chức giao dịch lớn, có độ
tín nhiệm cao

Mức độ quan
trọng của nhà tạo
lập thị trường


Quan trọng

Quan trọng

Hạn chế

Thế chấp ký quỹ

2 bên chốt thế chấp

Luồng di chuyển
ký quỹ
Thanh toán quyết
toán

Không tập trung và có
thể tạo ra tranh chấp

Yêu cầu ký quỹ cho tất
cả các giao dịch
Được tập trung theo
quy định của CCP

Yêu cầu ký quỹ cho tất
cả các giao dịch
Được tập trung theo quy
định của CCP

Song song


Tập trung

Tập trung

Rủi ro được bù trừ đa
phương và vị thế bù
trừ với CCP

Rủi ro được bù trừ đa
phương và vị thế bù trừ
với CCP

Bù trừ (netting)

Quy định pháp lý

Mức độ minh
bạch về rủi ro và
hoạt động

Rủi ro tổng thể được
bù trừ song phương và
một số rủi ro không
dự tính được: bù trừ
đa phương
Thị trường tự quy định
luật lệ và nguyên tắc
hoạt động đồng thời
dựa theo thông lệ thị
trường

Không minh bạch
hoặc hạn chế

Thị trường tự quy định
pháp lý, dựa vào thông
lệ thị trường và quy
định chung về tổ chức
hoạt động của CCP
Có thông tin chi tiết
nhưng không được
công bố rộng rãi
4

Tự quy định pháp lý và
dựa vào quy định chung
của sàn giao dịch và tổ
chức hoạt động của CCP
Có thông tin chi tiết và
được công bố rộng rãi


Minh bạch về giá

-

-Giá trước giao dịch:
không có
-Giá giao dịch thực tế:
hầu hết là không được
công bố


-Giá trước giao dịch:
không bắt buộc công
bố
-Không tự động công
bố thông tin về giá
giao dịch

-Giá chào trước giao
dịch: bắt buộc công bố
-Giá giao dịch: bắt buộc
công bố

1.1.2. Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán
a) Khái niệm hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán
HĐTL chỉ số chứng khoán (Index Futures) là thỏa thuận giữa hai bên mua, bán một điểm
tiêu chuẩn của chỉ số chứng khoán vào một thời điểm xác định trong tương lai ở một mức giá cụ
thể được ấn định trước.
b) Đặc điểm của hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán
HĐTL chỉ số chứng khoán ngoài những đặc điểm chung của công cụ phái sinh còn có
những đặc điểm riêng như:
Tài sản cơ sở: là chỉ số chứng khoán trên TTCK, thường là các chỉ số cổ phiếu.
Việc thanh toán chỉ được thực hiện bằng tiền mặt thông qua trung tâm TTBT
Giá trị: Giá trị HĐTL được hạch toán hàng ngày (mark-to-market)- nhằm đánh giá lại những vị
thế mở ở giá trị thị trường hiện tại và tính toán lãi lỗ so với giá trị đánh giá gần nhất so với giá
mở cửa và giá đóng cửa của chỉ số vào ngày giao dịch cuối cùng.
1.1.3. Hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán
a) Khái niệm hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán
HĐQC trên chỉ số chứng khoán (Index Options) là quyền được mua hay bán một điểm
tiêu chuẩn của chỉ số chứng khoán tại một mức giá xác định trước trong một khoảng thời gian

nhất định trong tương lai.
b) Đặc điểm của HĐQC chỉ số chứng khoán
- Tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán.
- Có hai loại HĐQC là HĐQC mua và HĐQC bán. Trong HĐQC chỉ số chứng khoán,
người mua HĐQC là người có quyền, chủ động trong việc ra quyết định có thực hiện quyền hay
không, trong khi người bán HĐQC là người có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng.
- Thanh toán: Mọi HĐQC chỉ số chứng khoán đều được thanh toán bằng tiền mặt
- Định giá HĐQC: Việc định giá/bù trừ hàng ngày (mark to market) chỉ được thực hiện
đối với người bán là người có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng mà không phải định giá hàng ngày
đối với người mua hay người nắm giữ hợp đồng. Trung tâm TTBT định giá nhằm theo dõi khoản
chênh lệch giữa giá thực hiện của HĐQC (exercise price) và chỉ số chứng khoán cơ sở.
1.2. Tổ chức giao dịch các công cụ phái sinh chỉ số chứng khoán trên SGDCK
1.2.1. Mô hình tổ chức của SGDCK phái sinh
Mô hình 1: Sở giao dịch CKPS tách biệt với SGDCK cơ sở: như Đài Loan, Trung Quốc,
Thái Lan…
Mô hình 2: Hợp nhất SGDCK cơ sở và SGDCK phái sinh: Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn
Quốc, Úc

5


Xu hướng hợp nhất các SGDCK quốc gia thành một SGDCK duy nhất bao gồm cả giao
dịch phái sinh, cổ phiếu, trái phiếu đang được nhiều thị trường trong khu vực Châu Á thực hiện.
Xét về mô hình tổ chức thị trường, dù theo mô hình 1 hay mô hình 2 thì điều quan trọng
là việc hình thành TTPS không gây ra những biến động lớn trên TTCK cơ sở. Việc thiết kế hợp
đồng phái sinh không đạt tiêu chuẩn có thể gây ra sự biến động lớn hơn là những vấn đề về cơ
cấu tổ chức sở giao dịch. Do đó, yếu tố cốt lõi là thiết kế hợp đồng đạt tiêu chuẩn, nhằm giảm
thiểu sự biến động quá lớn giữa hai thị trường hơn là vấn đề tách biệt hay sáp nhật hai thị trường
là thị trường cơ sở và thị trường phái sinh.
1.2.2. Cơ chế giao dịch công cụ phái sinh chỉ số chứng khoán trên SGDCK phái sinh

Cơ chế giao dịch công cụ phái sinh chỉ số chứng khoán trên SGDCK phái sinh được thể hiện ở
các bước như bảng dưới đây:
NĐT

NĐT

Đặt lệnh mua và ký quỹ
Báo cáo giao1.dịch

Báo cáo giao dịch
1.Đặt lệnh bán & ký quỹ

2.Kiểm tra tính hợp lệ & nhập lệnh

2.Kiểm tra & nhập lệnh

Thành viên giao dịch

Thành viên giao dịch

Sở giao dịch CKPS

3.Báo cáo giao dịch

3.Báo cáo GD

4. Chuyển KQGD cho TTTTBT
5. Tính lãi lỗ hàng ngày và gửi thông tin lãi lỗ

Thành viên bù trừ


Thỏa thuận thanh toán

Trung tâm TTBT (CCP)

Thành viên bù trừ

7. Hạch toán mức ký quỹ, hàng ngày và bù trừ tài khoản vị thế
6. Gửi thông báo tất toán
8. Chuyển/nhận ký quỹ; bù trừ tài khoản tiền

NHTT
Hình 1.2: Cơ chế Giao dịch

1.2.3. Cơ chế thanh toán bù trừ
CCP sẽ trở thành đối tác trung tâm duy nhất cho tất cả các giao dịch thanh toán, đảm bảo
khả năng thanh toán cho tất cả các thành viên
Bù trừ không có CCP:
DVP

A
DVP

B
DVP

DVP

C
DVP6


DVP
D


Đối tác thanh toán không giới hạn, rủi ro đối tác khó kiểm soát và rủi ro mất khả năng
thanh toán của hệ thống cao
Bù trừ có CCP:
A

DVP
CCP

C

-

DVP

DVP

DVP

B

D

CCP thực hiện bù trừ các nghĩa vụ đối ngược của thành viên bù trừ để ra một nghĩa vụ
thanh toán duy nhất. Việc bù trừ giúp làm giảm khối lượng thanh toán qua đó tăng hiệu quả của
việc thanh toán, qua đó giúp giảm thiểu đáng kể rủi ro đối tác và vì vậy giúp giảm rủi ro hệ

thống.
• Chức năng của CCP:
Bù trừ ròng các nghĩa vụ thanh toán
Bảo lãnh thanh toán
Quản lý rủi ro: CCP có trách nhiệm quản lý và giảm thiểu rủi ro mà các đối tác đảm nhận trong
giao dịch song phương trước đó
Công cụ quản lý rủi ro chính của CCP bao gồm:
 Tiêu chuẩn gia nhập thành viên của CCP: tiêu chuẩn về vốn và giám sát
 Hệ thống ký quỹ: Yêu cầu ký quỹ/ thế chấp đối với các thành viên để ngăn ngừa rủi ro
tiềm ẩn đối với hệ thống CCP
 Quỹ bảo đảm thanh toán, Quỹ dự phòng
• Ký quỹ:
NĐT phải mở một tài khoản ký quỹ với thành viên giao dịch (TVGD), TVGD phải ký
quỹ với thành viên bù trừ (TVBT) đồng thời TVBT phải mở tài khoản ký quỹ với trung tâm bù
trừ. Trung tâm bù trừ sẽ tính toán mức ký quỹ và hạch toán theo giá trị hàng ngày tỷ lệ ký quỹ
đối với mỗi thành viên, theo đó yêu cầu thành viên bổ sung ký quỹ nếu cần.
Có 02 loại ký quỹ, bao gồm:Ký quỹ ban đầu và Ký quỹ bổ sung
• Hệ thống đảm bảo thanh toán bao gồm:
- Ký quỹ của thành viên (Clearing margin)
- Quỹ thanh toán và bù trừ (Clearing and Settlement Fund)
- Quỹ phòng ngừa rủi ro (Compesation Reserve Fund)
- Phần đóng góp của tất cả các TVBT
1.2.4. Cơ chế công bố thông tin
• Công bố thông tin của SGDCK phái sinh:



SGDCK phái sinh là đối tượng phải công bố thông tin liên quan đến hoạt động giao dịch
và thông tin sản phẩm. HĐTL và HĐQC chỉ số được khớp lệnh tự động trên hệ thống giao dịch.
Sau khi lệnh được khớp, hệ thống giao dịch của Sở sẽ tự động gửi báo cáo thực hiện giao dịch

cho TVGD và dữ liệu thực hiện giao dịch cho trung tâm bù trừ. Các loại công bố thông tin bao
gồm: Công bố thông tin trước khi niêm yết/ trước khi giao dịch/ trong thời gian giao dịch/sau khi
đóng cửa thị trường/ bất thường.
Công bố thông tin của thành viên giao dịch:
7






Vào cuối ngày giao dịch, TVGD gửi báo cáo giao dịch hàng ngày cho NĐT. Ngoài ra,
CTCK còn chịu trách nhiệm công bố các rủi ro liên quan (Risk Disclosure Statement) nhằm giúp
NĐT nhận thức được hết những rủi ro tiềm ẩn trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào sản phẩm
Công bố thông tin của thành viên bù trừ:
Thành viên bù trừ phải định kỳ (Tuần/ Tháng/ Quý/ Năm) báo cáo với Sở những thông tin
liên quan đến hoạt động bù trừ CKPS. Ngoài ra, các thành viên bù trừ cũng phải công bố tình
hình hoạt động, tình hình quản trị công ty, các chính sách liên quan tới hoạt động bù trừ cũng
như quy định về mức đóng góp đối với CCP, và cơ chế kiểm soát nội bộ.
Công bố thông tin của Trung tâm thanh toán, bù trừ:

Đối với hoạt động TTBT CKPS, TTTTBT sẽ thực hiện CBTT thêm những nội dung sau:
 Quy định về ký quỹ bù trừ: ký quỹ ban đầu gọi ký quỹ, bổ sung ký quỹ
 Quy trình thanh toán, bù trừ HĐTL, HĐQC, thanh toán, tất toán HĐTL, HĐQC
 Trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán và quy trình xử lý như đóng vị thế,
chuyển giao vị thế, chuyển giao tài khoản, sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán trích lập từ đóng góp
của thành viên hoặc phần lợi nhuận giữ lại của trung tâm bù trừ
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển công cụ phái sinh chỉ số chứng khoán.
1.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
1.3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

a) Lịch sử hình thành
b) Quá trình xây dựng và phát triển CKPS trên chỉ số chứng khoán
Hàn Quốc phải mất 9 năm (1988-1996) để thành lập một Nhóm nghiên cứu phát triển sản
phẩm từ giữa những năm 1980 để chuẩn bị cho sự ra đời của sản phẩm phái sinh đầu tiên là
HĐTL chỉ số Kospi 200 và HĐQC chỉ số Kospi 200. Nhóm nghiên cứu chuẩn bị khung pháp lý
cho thị trường, nghiên cứu để xây dựng một chỉ số cơ sở đặc biệt gồm 200 cổ phiếu niêm yết
trên KSE, phát triển hệ thống riêng để giao dịch và bù trừ các HĐTL, thử nghiệm hệ thống giao
dịch điện tử mà không có nhà tạo lập thị trường trong vòng 1 năm trước khi đưa vào hoạt động
và nghiên cứu phương pháp giám sát đối với các giao dịch thao túng.
1.3.1.2. Mô hình tổ chức thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc
Mô hình quản lý

a)

b)

Cơ quan quản lý nói chung trong lĩnh vực tài chính tại Hàn Quốc là Ủy ban các dịch vụ
Tài chính (FSC- Financial Services Commission) với mục tiêu đảm bảo sự toàn vẹn trên thị
trường tài chính. FSC đóng vai trò là cơ quan đưa ra các chính sách để giám sát lĩnh vực tài
chính nói chung. ỦCơ quan quản lý nói chung trong lĩnh vực tài chính tại Hàn Quốc là Ủy ban
các dịch vụ Tài chính (FSC- Financial Services Commission) với mục tiêu đảm bảo sự toàn vẹn
trên thị trường tài chính. FSC đóng vai
Quy định pháp lý
Đối với TTPS, hệ thống khung pháp lý của Hàn Quốc gồm:
(1) Luật Thị trường vốn và các dịch vụ đầu tư tài chính (gọi tắt là Luật Thị trường vốn) là văn bản
pháp quy cao nhất thay thế Luật HĐTL 2005 điều chỉnh về TTPS; Luật Thị trường vốn có phạm
vi điều chỉnh rộng gồm cả TTCK và TTPS; đối tượng là cả người nước ngoài và người trong
nước; Luật thị trường vốn đã điều chỉnh đến TTPS OTC.
8



(2) Dưới Luật là Nghị định hướng dẫn để chi tiết hóa các quy định trong Luật Thị trường vốn

(Enforcement Decree of Captial Market Act)
(3) Các quy định hướng dẫn của SGDCK.
c)

Mô hình giao dịch
- Thời gian giao dịch đối với CKPS có tài sản cơ sở là chỉ số thường bắt đầu từ lúc 8h00
và kết thúc lúc 15h15. Giao dịch được chia thành các phiên: Phiên giao dịch định kỳ xác định giá
mở cửa; Phiên giao dịch liên tục và Phiên giao dịch định kỳ xác định giá đóng cửa.
- Lệnh giao dịch: Lệnh giới hạn, lệnh thị trường, lệnh giới hạn tốt nhất, lệnh giới hạn có
điều kiện.
Biên độ giá của lệnh: Biên độ dao động giá đối với sản phẩm HĐTL KOSPI 200 là: +
10%, HĐTL cổ phiếu là + 15%. Khi thị trường có dấu hiệu bất thường hoặc khi thấy cần thiết thì
SGD có thể thay đổi biên độ dao động giá.

Giới hạn khối lượng của lệnh:
Đối với HĐQC và HĐTL chỉ số Kospi 200, mức giới hạn khối lượng quy định là 1000
hợp đồng. Thành viên có thể tự quy định giới hạn khối lượng lệnh cho khách hàng được phép đặt
lệnh nhưng phải thấp hơn mức quy định của Sở.

Nhà tạo lập thị trường:
Cuối năm 2006, KRX đã giới thiệu hệ thống các nhà tạo lập thị trường để thúc đẩy giao
dịch cho các sản phẩm mới niêm yết và những sản phẩm có tính thanh khoản thấp. Các nhà tạo
lập thị trường phải là thành viên TTBT, có chứng chỉ hành nghề tự doanh hợp lệ, và phải ký một
thoả thuận làm nhà tạo lập thị trường với KRX.
d) Mô hình thành viên
Do kế thừa hệ thống thành viên từ 03 Sở cũ nên thành viên của KRX được phân loại
tương đối phức tạp theo các phân mảng thị trường - sản phẩm giao dịch. Tuy nhiên xét về các

điều kiện đăng ký làm thành viên hay giám sát-quản lý thành viên thì khá đơn giản:
- Chỉ phân biệt rõ ràng giữa thành viên thanh toán và thành viên không thanh toán;
- Không có nhiều khác biệt giữa thành viên TTCK và thành viên TTPS;
- Hoàn toàn giống nhau giữa thành viên TTCK vốn và thành viên TTCK nói chung.
e) Mô hình Thanh toán bù trừ
SGDCK Hàn Quốc sử dụngNgân
Hệ thống
đối tác
hàng thanh
toántrung tâm (CCP- Central Conterparty system)
Rut và nôkhoán,
p
nằm tại SGDCK để thực hiện thanh toán, bù trừ cho các chứng
CKPS (bao gồm cả HĐTL
Khoản thanh toán và Khoản ký quỹ
nôp
chỉ số chứng khoán). Rut
Hệvà thống
này đảm bảo giảm thiểu các rủi ro trong thanh toán cũng như các
Rut và nôp
Khoản thanh toán và Khoản ký quỹ
thanh
toán vàcủa SGDCK Hàn Quốc được mô tả như sơ đồ
rủi ro hệ thống cho toàn thị trường. MôKhoản
hình
TTBT
Khoản ký quỹ
Thông báo
Thành viên thanh toán
dưới đây:

NĐT

Thành viên TT
Đặt
lệnh

Thông báo

Đặt lệnh

KRX
TT thanh toán bù trừ

Thông báo
Đặt lệnh

Rut và nôp/phong
tỏa chứng khoán cua nhà đâu tư Rut và nôp
Khoản ký quỹ
Rut và nôp/phong tỏa tiền cua nhà đâu tư

KSD
TTLK 9

Thông

Thành viên giao dịch
báo

Đặt

lệnh
Rut và nôp/phong
tỏa chứng khoán cua nhà đâu tư

Rut và nôp/phong tỏa tiền cua nhà đâu tư

KSFC
Công ty tài chính chứng khoán

NĐT


Hình 1.3: Mô hình TTBT của SGDCK Hàn Quốc
f)

Mô hình giám sát

Uỷ ban giám sát các dịch vụ tài chính (FSS- Financial Services Supervisory) thực hiện giám
sát các thành viên tham gia thị trường trên 2 nội dung là: Giám sát giao dịch và Giám sát việc
tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật.
Đối với hoạt động giám sát giao dịch, Luật thị trường vốn đưa ra khái niệm giao dịch
không công bằng gồm: giao dịch nội gián, giao dịch thao túng thị trường và các giao dịch lừa
đảo ... Các giao dịch không công bằng xuất phát từ các cơ hội không cân xứng trong việc sử
dụng thông tin, giá trên thị trường được thiết lập bởi cung cầu giả tạo và việc sử dụng các
phương thức trá hình khác nhau.
Các hoạt động thanh tra, giám sát của FSS được thực hiện khi hệ thống giám sát của FSS
đưa ra các cảnh báo về các nghi vấn vi phạm trên thị trường hoặc khi được KRX đề nghị.
g) Hệ thống công bố thông tin:

-


Luật của FSC quy định: SGD phải công bố thông tin về lệnh giao dịch chứng khoán và
sản phẩm phái sinh bao gồm các thông tin sau:
Khối lượng giao dịch hàng ngày, giá thanh toán hàng ngày, giá cao nhất - thấp nhất, giá đóng cửa
- mở cửa.
Những thông tin khác theo quy định của các văn bản dưới luật nhằm đảm bảo cho quá trình hình
thành giá hiệu quả và bảo vệ NĐT.
1.3.1.3. Mẫu hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn chỉ số Kospi 200 của Hàn Quốc
1.3.2. Kinh nghiệm của Đài Loan
1.3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
a) Sự ra đời Sở giao dịch chứng khoán phái sinh
b) Quá trình hình thành và phát triển các CKPS trên chỉ số chứng khoán
Ngay sau khi Sở giao dịch HĐTL được thành lập, HĐTL chỉ số vốn hóa cổ phiếu trên
SGDCK Đài Loan (TAIEX - Ký hiệu là TX) là sản phẩm phái sinh đầu tiên được giới thiệu ngày
21/07/1998. Sau sản phẩm đầu tiên này, Taifex cũng đã chú trọng phát triển rất nhiều loại HĐTL
khác như: HĐTL chỉ số Đài Loan 50, HĐTL chỉ số ngành điện tử, HĐTL chỉ số ngành tài chính,
HĐTL TPCP… Tuy nhiên, HĐTL chỉ số vốn hóa cổ phiếu trên SGDCK Đài Loan vẫn là sản
10


a)

(i)
(ii)

phẩm thành công nhất, với khối lượng giao dịch lớn nhất trong số các sản phẩm HĐTL trên Sở
giao dịch HĐTL Đài Loan Taifex, và chỉ đứng thứ hai về khối lượng giao dịch sau HĐQC chỉ số
vốn hóa cổ phiếu trên SGDCK Đài Loan (TXO).
Cho tới nay, trải qua nhiều năm nỗ lực, TAIFEX được đứng trong danh sách các thị
trường tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới với việc phát triển mạnh các HĐTL, HĐQC trên hầu

hết các chỉ số quan trọng của thị trường cổ phiếu Đài Loan; TPCP; lãi suất và hàng hóa…
Hiện tại, TAIFEX giao dịch 21 loại HĐTL và HĐQC với tài sản cơ sở là các chỉ số chứng
khoán, TPCP, chứng khoán vốn, lãi suất và hàng hóa. Trong đó có 06 loại HĐTL về chỉ số chứng
khoán của TAIFEX được phép chào bán ở Mỹ.
1.3.2.2. Mô hình tổ chức giao dịch các CKPS chỉ số của Đài Loan
Mô hình quản lý
SGDCK phái sinh của Đài Loan chịu sự quản lý bởi Cục Chứng khoán và phái sinh.
b) Quy định pháp lý
- Trong lĩnh vực chứng khoán, hệ thống pháp lý cao nhất điều chỉnh về chứng khoán và
TTCK là:
Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán (SEA- Securities and Exchange Act) với phạm vi
điều chỉnh là thị trường cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư…
Luật giao dịch HĐTL (Futures Trading Act) với phạm vi điều chỉnh là sản phẩm phái sinh và
TTPS.
- Dưới Luật giao dịch HĐTL của là Quy chế hướng dẫn của do FSC và Taifex ban hành;
c) Mô hình giao dịch
- Thời gian giao dịch;
- Biên độ giao dịch
- Phương thức thanh toán: thanh toán tiền mặt với các HĐTL, chỉ riêng HĐTL trên TPCP
kỳ hạn 10 năm là chuyển giao vật chất.
TAIFEX áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh với hai loại lệnh cơ bản là: lệnh thị
trường (market order) và lệnh giới hạn (limit order). Các công ty môi giới HĐTL FCM co thể từ
đó tạo ra nhiều loại lệnh khác như: lệnh theo thị trường nếu đạt, lệnh dừng, lệnh giới hạn dừng.
c) Mô hình thành viên
Thành viên trên TTCKPS của Đài Loan chia thành 02 loại là Thành viên giao dịch và
thành viên bù trừ. Thành viên giao dịch nhận lệnh của khách hàng và chuyển tới hệ thống của
sàn giao dịch TAIFEX, trong khi thành viên bù trừ sẽ thực hiện chức năng TTBT cho các giao
dịch CKPS.
d) Cơ chế thanh toán, bù trừ
Việc thanh toán bù trừ cho các công cụ phái sinh chỉ số tại Đài Loan do Bộ phận thanh

toán bù trừ của TAIFEX thực hiện. Sau khi hệ thống khớp lệnh giao dịch sẽ truyền các dữ liệu về
giao dịch mới nhất cho bộ phận bù trừ và thực hiện hạch toán, thanh toán theo những quy trình
thanh toán.

11


Hình 1.6: Quy trình Thanh toán bù trừ trên TAIFEX
e) Mô hình giám sát

Ủy ban giám sát tài chính (FSC- Financial Supervisory Commission) thực hiện công tác
giám sát trong lĩnh vực tài chính nói chung nhưng Ủy ban chứng khoán và Hợp đồng tương lai là
đơn vị quản lý, giám sát trực tiếp. SGDCK TAIFEX thực hiện giám sát thị trường hàng ngày
theo Quy chế của TAIFEX.
f) Hệ thống công bố thông tin
Trong thời gian giao dịch, Taifex phải công bố đầy đủ các thông tin sau: mức giá mở cửa,
giá cao nhất, thấp nhất, thay đổi so với giá thực hiện ngày giao dịch trước đó, khối lượng giao
dịch, giá và khối lượng của 05 lệnh mua/bán tốt nhất, các thông tin khác…
Sau thời gian giao dịch, Sở giao dịch phái sinh Đài Loan phải công bố kết quả giao dịch
hàng ngày.
Ngoài ra, Taifex cũng phải công bố các thông tin khác như: thay đổi tỷ lệ ký quỹ, thay đổi
hạn mức vị thế được áp dụng, thông báo về tạm ngừng giao dịch …
1.3.2.3. Mẫu hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn chỉ số của Đài Loan
1.3.3. Nguyên nhân thành công của Hàn Quốc, Đài Loan và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.
a) Nguyên nhân thành công trong xây dựng và phát triển CKPS chỉ số chứng khoán của Hàn
Quốc
Sau khi ra mắt, sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số Kospi 200 đã trở thành một trong
những CKPS thành công nhất trên thế giới xét về khối lượng giao dịch. Một số nhân tố chính dẫn
đến sự thành công của sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số Kospi 200 là: (i) sản phẩm được thiết

12


-

kế tốt: thiết kế đơn giản, kích cỡ hợp đồng nhỏ gọn, quy định về ký quỹ phù hợp… và (ii) cơ sở
hạ tầng thị trường mạnh: định hướng phát triển kinh tế tri thức, khuyến khích giao dịch điện tử
(qua mạng).
b) Nguyên nhân thành công trong xây dựng và phát triển CKPS chỉ số chứng khoán của Đài
Loan
Sự thành công của HĐTL và HĐQC chỉ số vốn hóa thị trường chứng khoán Đài Loan chủ
yếu là do những nguyên nhân như: (i) Quy mô của hợp đồng CKPS trên chỉ số chứng khoán phù
hợp với nhu cầu NĐT; (ii) phương thức giao dịch thuận tiện; (iii) Áp dụng cơ chế tạo lập thị
trường hiệu quả…
c) Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Về sản phẩm:
Sản phẩm CKPS đầu tiên nên là HĐTL/HĐQC dựa trên các chỉ số chứng khoán. Ngoài
ra, việc xác định thị trường mục tiêu để đưa ra quy định về kích cỡ hợp đồng phù hợp là nhân tố
rất quan trọng cho sự thành công của sản phẩm.
Khi triển khai giao dịch CKPS, cơ chế ký quỹ cần được tính toán và quy định rất chặt chẽ
nhưng hợp lý.
- Về khuôn khổ pháp lý:
+ Đối với quy định về thành viên giao dịch và TTBT: đặt ra quy định chặt chẽ về mức
vốn tối thiểu và các hệ số an toàn tài chính. Thông thường, các thành viên bù trừ phải có các tỷ lệ
về an toàn tài chính cao hơn so với thành viên giao dịch.
+ Nhà tạo lập thị trường đóng vai trò quan trọng trong giao dịch CKPS.
+ thành lập Quỹ thanh toán bù trừ (Clearing and Settlement Funds) để dự phòng rủi ro.
- Về cơ sở hạ tầng:
Kinh nghiệm từ các nước đã nghiên cứu ở trên đều tận dụng hệ thống cơ sở hạ tầng công
nghệ hiện đại, phải đảm bảo các chức năng về thanh toán và bù trừ với nòng cốt là hệ thống đối

tác bù trừ trung tâm (CCP)

13


-

-

-

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ ĐIỀU
KIỆN TIỀN ĐỀ CHO PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN CHỈ SỐ
CHỨNG KHOÁN
2.1. Thực trạng TTCK Việt Nam và nhu cầu giao dịch các CKPS
2.1.1. Thực trạng TTCK Việt Nam từ năm 2000 đến nay
2.1.1.1. Khung pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Hệ thống pháp lý đã ngày càng được hoàn thiện, có phạm vi điều chỉnh rộng và bao quát,
gồm: Luật chứng khoán, Nghị định của Chính phủ; Thông tư của Bộ Tài chính, Quy chế của
SGDCK, TTLKCK và các văn bản liên quan, điều chỉnh về:
Các văn bản hướng dẫn hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, hoạt động đăng ký, lưu
ký, niêm yết và giao dịch chứng khoán;
Các văn bản hướng dẫn việc hoạt động cung cấp dịch vụ của các tổ chức kinh doanh chứng
khoán (KDCK); người hành nghề chứng khoán;
Các văn bản về chế độ công bố thông tin bảo đảm hoạt động trên TTCK phải tuân thủ nguyên
tắc công khai, minh bạch nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công chúng
đầu tư;
Các văn bản hướng dẫn hoạt động của NĐT nước ngoài, văn phòng đại diện, bảo đảm thu thập
thông tin tốt nhất về hoạt động lưu chuyển vốn đầu tư gián tiếp phục vụ cho việc hoạch định
chính sách vĩ mô;

Các văn bản hướng dẫn hoạt động thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi trên TTCK nhằm
phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán;
Các văn bản thể chế hóa cấu trúc thị trường, bao gồm các SGDCK, TTLKCK; thúc đẩy phát
triển thị trường trái phiếu thứ cấp; xây dựng thị trường cổ phiếu đăng ký giao dịch (UpCom).
2.1.1.2. Mô hình tổ chức thị trường chứng khoán
TTCK Việt Nam có hai Sở GDCK Tp. HCM và Hà Nội cùng tổ chức giao dịch; thực
hiện thanh toán, bù trừ, lưu ký chứng khoán thông qua TTLKCK duy nhất.
Cùng với quá trình chuyển đổi mô hình sở hữu cho các TTGDCK, việc phát triển các thị
trường có tổ chức cho từng loại hàng hóa cũng được tiến hành song song, cụ thể là:

(i)

Thị trường TPCP chuyên biệt:

(ii)

Thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết

(iii)

Thị trường cổ phiếu niêm yết và thị trường trái phiếu CTNY
2.1.1.3. Tình hình hoạt động TTCK
Thị trường cổ phiếu:
TTCK đã có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản
của thị trường. Tính đến cuối tháng 9/2013 khối lượng và giá trị cổ phiếu giao dịch bình quân là
100,1 triệu cổ phiếu và 1.329 tỷ đồng.
Thị trường trái phiếu:
Hiện nay, trên thị trường có các loại trái phiếu sau: TPCP do Kho bạc Nhà nước và
Ngân hàng Phát triển phát hành, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (trái phiếu Công ty Đầu tư
Phát triển đường cao tốc-VEC phát hành và được gọi là TPCP), trái phiếu chính quyền địa

14


phương và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Trong giai đoạn 2000-2002, TPCP là hàng hóa niêm yết chủ đạo trên SGDCK Tp.HCM,
tuy nhiên số lượng không nhiều (40 mã). Trong giai đoạn này, TPCP tương đối kém thanh khoản,
giá trị giao dịch bình quân cũng rất thấp. Nhưng tính đến hết tháng 10/2013, giá trị TPCP niêm
yết đạt trên 498 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 16,9%GDP. Số lượng mã trái phiếu cũng đã
giảm được 100 mã trong 3 năm qua, góp phần cải thiện độ sâu và thanh khoản cho thị trường.
2.1.1.4. Cơ sở nhà đầu tư trên TTCK
Số lượng NĐT cá nhân và tổ chức, trong nước và nước ngoài đã gia tăng đáng kể. Từ
khoảng gần 3000 tài khoản NĐT tham gia khi mới mở cửa thị trường. Tính đến tháng 7/2013 số
tài khoản giao dịch là 1.268.133.
2.1.1.5. Hoạt động của các tổ chức kinh doanh và dịch vụ chứng khoán
• Công ty chứng khoán: Các công ty chứng khoán đã có những bước thay đổi lớn trên tất



cả các mặt như số lượng, quy mô vốn, cơ sở vật chất, nhân sự, quy mô cung cấp dịch vụ
và chất lượng hoạt động.
Số lượng các công ty quản lý quỹ gia tăng nhanh kể từ năm 2006 trở lại đây. Cho tới thời

điểm hiện nay, đã có 47 công ty được cấp phép hoạt động và tập trung chủ yếu tại Hà Nội
và Tp. Hồ Chí Minh.
2.1.2. Nhu cầu xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh
Nhu cầu xây dựng TTCKPS bên cạnh thị trường cổ phiếu, trái phiếu đến thời điểm hiện
nay đã trở nên bức thiết hơn với các lý do như:
- TTCKPS góp phần phát triển của TTCK cơ sở.
- Thị trường giao dịch CKPS cung cấp thêm một kênh thông tin cho TTCK, từ đó giúp
nâng cao hơn hiệu quả việc chuyển tải thông tin hàm chứa trong giá cả chứng khoán, giảm chi

phí giao dịch và hoàn thiện hệ thống tín dụng, công tác thanh toán, giám sát thị trường.
- Thiết lập và triển khai giao dịch CKPS không làm phát sinh thêm rủi ro gắn liền với
chứng khoán gốc bởi nó cung cấp một cơ chế chuyển rủi ro cho các NĐT chứng khoán gốc.
- Nhu cầu của NĐT đối với các sản phẩm CKPS ngày càng rõ nét.
- Sự hiểu biết của NĐT đã được nâng cao làm phát sinh nhu cầu giao dịch các loại sản
phẩm mới, phức tạp hơn nhưng hấp dẫn hơn.
- Đưa các giao dịch CKPS phi chính thức vào diện quản lý, giám sát.
2.2.Thực trạng giao dịch các công cụ phái sinh hàng hóa, tiền tệ
2.2.1. Phái sinh hàng hóa
TTPS hàng hóa Việt Nam được nhận định là vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, còn non
trẻ so với các thị trường khác trên thế giới như Ấn Độ (130 năm), Trung Quốc và Malaysia (trên
20 năm), trên lượng mặt hàng còn hạn chế như cà phê, cao su, sắt, thép, đường… trong điều kiện
lượng khách hàng, doanh nghiệp sử dụng còn chưa nhiều. TTPS hàng hóa được phân thành hai
mảng rõ rệt là: giao dịch phái sinh trên thị trường nước ngoài và các giao dịch phái sinh trong
nước.
Trên thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp thực hiện giao dịch kỳ hạn/giao dịch tương
lai đối với hàng hoá cơ bản như cà phê, cao su, gạo, thép… thông qua tư vấn của một số ngân
15


hàng thương mại. Khối lượng các giao dịch phái sinh này còn rất nhỏ so với tiềm năng và chủ
yếu nhằm mục đích phòng vệ rủi ro.
Trong nước, hiện tại thị trường hàng hóa có 3 sàn giao dịch là Trung tâm giao dịch cà phê
Buôn Mê Thuột, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương
Tín chủ yếu là giao dịch giao ngay. Các giao dịch phái sinh hàng hóa trên các SGD này còn cầm
chừng và mang tính thử nghiệm là chính.
2.2.2 Phái sinh tiền tệ
Phái sinh tiền tệ ở Việt Nam diễn ra chủ yếu ở các ngân hàng, trong đó ngân hàng là một
bên trong hợp đồng và bên còn lại có thể là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp hoặc định chế tài
chính tùy thuộc vào loại sản phẩm phái sinh. Thông thường các ngân hàng cung cấp các sản

phẩm phái sinh có tài sản gốc là ngoại hối cho tất cả các đối tượng khách hàng nhưng chủ yếu
vẫn là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với sản phẩm phái sinh có tài sản gốc là
lãi suất thì đối tượng khách hàng thường bị giới hạn ở các định chế tài chính đôi khi được mở
rộng đến các khách hàng là doanh nghiệp.
Các sản phẩm phái sinh tiền tệ hiện có trên thị trường Việt Nam hiện nay là:


Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ (forex forward)



HĐQC ngoại tệ (forex option)



Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (interest rate forward)



Hợp đồng hoán đổi lãi suất (interst rate swap)



Hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo (cross currency swap)
2.3. Tình hình giao dịch các công cụ phái sinh chứng khoán
Trong thực tế, dù TTPS chứng khoán chưa xuất hiện chính thức và hiện không có quy
định pháp lý hướng dẫn thực hiện, các loại CKPS phi chính thức vẫn tự phát ra đời. Có thể thấy
trong giai đoạn tăng trưởng nóng của thị trường (2007-2008), một số CTCK đã triển khai giao
dịch sản phẩm phái sinh mà chủ yếu là các HĐQC dựa trên cổ phiếu. Các HĐQC cổ phiếu này
được giao dịch trên thị trường OTC, CTCK là một bên giao dịch trực tiếp với khách hàng,

thường đóng vai trò là người bán HĐQC.
Một số trường hợp điển hình mà UBCKNN đã có công văn nhắc nhở có thể liệt kê như:
vụ việc Công ty Vàng Thế giới (VTG) đầu năm 2010 đã giới thiệu ra thị trường một sản phẩm
mới gần giống với HĐTL chỉ số cổ phiếu, đầu tư vào chỉ số chứng khoán Việt Nam có ký hiệu là
VTG- VNindex và vụ việc CTCK Vndirect cung cấp sản phẩm “hợp đồng hợp tác đầu tư” với
những đặc điểm cơ bản của một HĐQC cổ phiếu vào cuối năm 2010.
2.4. Các điều kiện tiền đề để phát triển công cụ phái sinh trên chỉ số chứng khoán
Theo ý kiến của R.M. Leuthold - một trong những chuyên gia về TTPS ở các nước mới nổi thì
cần có 07 tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho việc hình thành một TTPS.
(1) TTCK gốc hoạt động tốt
(2) Có một số lượng lớn những người giao dịch và đầu cơ
16


(3) Khuôn khổ pháp lý với những quy định rõ ràng về quyền sở hữu tài sản và các hợp
đồng có thể cưỡng chế thi hành
(4) Các tổ chức tín dụng hoạt động tốt
(5) Có sự ủng hộ từ chính phủ và các nhà làm luật
(6) Có nguồn tài chính đủ mạnh
Cụ thể trong điều kiện Việt Nam:
2.4.1. Nhu cầu phòng vệ rủi ro đối với các chứng khoán phái sinh
Việc triển khai các sản phẩm phái sinh tại các CTCK trong thời gian qua cho thấy thị
trường sau 13 năm hoạt động đã nảy sinh nhu cầu giao dịch các sản phẩm mới bên cạnh các sản
phẩm truyển thống như cổ phiếu, trái phiếu… Các giao dịch CKPS được các CTCK triển khai
không chính thống đã gây nên những rủi ro cho NĐT mà cơ quan quản lý thị trường khó có thể
quản lý, kiểm soát. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của NĐT đã được nâng cao làm phát sinh nhu cầu
giao dịch các loại sản phẩm mới, phức tạp hơn nhưng hấp dẫn hơn. Những điều này đã cho thấy
nhu cầu thực sự của thị trường đối với CKPS.
2.4.2. Chủ trương của Chính phủ về phát triển TTCKPS
Trong chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt tại Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012, trong nhóm giải pháp về tái cấu trúc tổ
chức thị trường đã đưa ra chủ trương: “xây dựng và phát triển TTCKPS được chuẩn hóa theo
hướng phát triển các công cụ từ đơn giản đến phức tạp...”. Chỉ thị 08 ngày 2/3/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý TTCK tiếp tục khẳng định lại chủ
trương này. Chính phủ giao cho Bộ Tài chính: “Chỉ đạo phát triển một số sản phẩm mới của
TTCK trên nguyên tắc thận trọng, đảm bảo hiệu quả và khả năng quản lý, giám sát, cụ thể:
Nghiên cứu thực hiện thí điểm sản phẩm chứng chỉ lưu ký toàn cầu; nghiên cứu xây dựng
TTCKPS theo Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011 – 2020”.

-

-

2.4.3. Điều kiện đối với thị trường chứng khoán cơ sở
Tổng giá trị vốn hóa thị trường của cả 2 SGDCK tính tại thời điểm cuối năm 2012 đạt gần 765
nghìn tỷ đồng, tương đương 26% GDP năm 2012. Bên cạnh đó, TTLKCK Việt Nam đóng vai trò
là tổ chức đăng ký, lưu ký, TTBT cho các chứng khoán trên thị trường thời gian qua đã góp phần
quan trọng cho sự hoạt động trôi chảy của thị trường. Đảm bảo khâu thanh toán, chuyển giao
chứng khoán diễn ra an toàn và hiệu quả.
Thiết lập được một thị trường TPCP chuyên biệt từ tháng 9/2009, góp phần thúc đẩy quy mô thị
trường TPCP tăng trưởng liên tục.
Hệ thống các tổ chức trung gian được thành lập với số lượng khá lớn (100 công ty chứng khoán;
hơn 40 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán).
Xây dựng được hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh gồm Luật chứng khoán, Nghị định, các Thông
tư hướng dẫn và bên dưới là các quy chế điều chỉnh của SGDCK, TTLKCK.
2.4.4. Quy định pháp lý hiện hành về CKPS
CKPS đã được nêu định nghĩa trong Luật Chứng khoán tại Điều 6, Luật chứng khoán số
70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật chứng khoán sửa đổi số 62/2010/QH12 ngày 1/7/2011.
17



Đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để triển khai xây dựng khung pháp lý cho tổ
chức và vận hành TTCKPS. Bên cạnh Luật chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi, Bộ Tài
chính cũng ban hành Thông tư số 74/2011/TT-BTC ngày 1/6/2011 về hướng dẫn giao dịch chứng
khoán, đã nới lỏng các điều kiện giao dịch cho NĐT so với quy định trước đây như cho phép
thực hiện giao dịch ký quỹ, mua bán chứng khoán cùng phiên, mở nhiều tài khoản tại các công ty
chứng khoán (CTCK)… là động thái nhằm tạo tiền đề quan trọng cho phát triển sản phẩm phái
sinh. Trong đó, cho phép giao dịch ký quỹ và bán khống là một điều kiện cần thiết để xây dựng
và phát triển TTCKPS trong tương lai. Bộ Tài chính cũng đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chế
độ kế toán công cụ phái sinh là bước chuẩn bị hết sức quan trọng cho doanh nghiệp, NĐT tham
gia thị trường.
2.4.5. Hạ tầng công nghệ cho vận hành TTCKPS
Các Sở giao dịch (SGD) và Trung tâm lưu ký (TTLK) đang tiến hành mua sắm hệ thống
công nghệ thông tin mới có độ tích hợp cao giữa các hệ thống giao dịch, giám sát, thông tin thị
trường và TTBT. Trong đó, TTBT là một khâu không thể thiếu khi tổ chức thị trường CKPS, hệ
thống này cần một Đối tác bù trừ thanh toán trung tâm để đảm bảo giảm thiểu rủi ro thị trường.
Và hệ thống mà các SGDCK, TTLKCK đang tiến hành mua sắm và thực hiện nâng cấp trong
tương lai có khả năng hỗ trợ giao dịch cho nhiều loại sản phẩm mới và CKPS.
2.4.6. Các chỉ số chứng khoán trên thị trường
a) Sự ra đời của VNIndex/HNXIndex.
Sự ra đời của VNIndex/HNXIndex gắn liền với sự ra đời của SGDCK TP Hồ Chí Minh
(HOSE) và SGDCK Hà Nội (HNX). Sự tồn tại của bộ chỉ số này về cơ bản đã đáp ứng được nhu
cầu của NĐT và cơ quan quản lý, có vai trò rất quan trọng trên TTCK Việt Nam vì mang tính
chất đặc trưng cho sự biến động giá chứng khoán trên toàn bộ thị trường. Tuy nhiên, không nên
sử dụng chỉ số này làm tài sản cơ sở cho CKPS vì: giỏ chỉ số quá lớn nên kém hấp dẫn đầu tư,
thường xuyên phải xem xét để xác định lại chỉ số khi có sự tăng giảm mã chứng khoán trong rổ
tính giá gây ảnh hưởng đến hợp đồng CKPS…
b) Giới thiệu về Bộ chỉ số VN30/HNX30
Nhằm khắc phục những nhược điểm của VNIndex/HNXIndex, SGDCK TP Hồ Chí Minh và
SGDCK Hà Nội đã nghiên cứu xây dựng và vận hành Bộ chỉ số VN30/HNX30 từ năm 2012. Hai

chỉ số VN30/HNX30 được tính toán dựa trên 30 cổ phiếu có vốn hóa thị trường dẫn đầu hai
SGDCK, được cải tiến về phương pháp tính theo thông lệ quốc tế trong tính chỉ số của nhiều
SGDCK hiện nay là một ưu điểm khi lựa chọn làm TSCS cho CKPS.
c) Kế hoạch, lộ trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống chỉ số:
Bên cạnh các hệ thống chỉ số hiện có, các SGDCK có kế hoạch xây dựng, hoàn thiện hệ
thống chỉ số nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của NĐT và tạo công cụ đầu tư dựa trên chỉ số của
trường phái sinh.
Như vậy, với sự ra đời hàng loạt các chỉ số thị trường trong tương lai, việc lựa chọn
TSCS là chỉ số chứng khoán là rất khả thi. Càng nhiều bộ chỉ số ra đời thì càng có nhiều lựa
chọn TSCS phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của NĐT trên thị trường.

18


2.4.7. Đánh giá khả năng phát triển đối với HĐTL/HĐQC trên chỉ số chứng khoán tại Việt
Nam
Báo cáo ban đầu về “Phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam” trong khuôn khổ Dự án
của Luxembourg Development tài trợ cho Việt Nam về Phát triển thị trường vốn, chuyên gia dự
án đã khuyến nghị rằng, việc lựa chọn tài sản cơ sở (TSCS) cho các CKPS phải đảm bảo tiêu chí:
(1) TSCS phải đảm bảo tính thanh khoản để tăng tính hấp dẫn đầu tư; (2) TSCS phải đảm bảo độ
sâu giao dịch để tránh bị thao túng và làm giá; (3) TSCS có đủ thông tin để cung cấp cho các
thành viên trên thị trường và (4) TSCS phải có cơ chế pháp lý rõ ràng.
Nếu lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ làm TSCS cho HĐTL/HĐQC thì cần sàng lọc và phân
tích toàn diện về tính thanh khoản và độ sâu giao dịch của tất cả các cổ phiếu hiện có. Tuy nhiên,
theo đánh giá của chuyên gia Dự án, các cổ phiếu niêm yết trên SGDCK Việt Nam từ cổ phiếu
có vốn hóa thị trường lớn đến cổ phiếu có vốn hóa thị trường nhỏ hơn thì khả năng làm giá và
thao túng thị trường vẫn có nguy cơ khá cao. Hơn nữa, HĐTL/HĐQC trên cổ phiếu đơn lẻ chỉ
đáp ứng được nhu cầu phòng vệ rủi ro đối với những NĐT mà mua bán cổ phiếu đó.
Trái phiếu Chính phủ cũng là một gợi ý tốt để lựa chọn làm TSCS nhưng nhược điểm của
loại chứng khoán này là thanh khoản không cao và quy mô giao dịch quá lớn, không thực sự phù

hợp với nhà đầu tư cá nhân.
Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán là lựa chọn kém khả thi nhất tại thời điểm hiện tại vì
hiện chỉ có 3 chứng chỉ quỹ được niêm yết trên SGDCK TPHCM với thị giá rất thấp. Loại chứng
khoán này bị đánh giá là kém hấp dẫn đầu tư. Tuy nhiên, trong tương lai việc giới thiệu chứng
chỉ quỹ hoán đổi danh mục ETF thì ETF cũng sẽ là một lựa chọn nên được ưu tiên trong xây
dựng HĐTL/HĐQC vì trên thế giới các CKPS trên ETF được giao dịch rất phổ biến.
Trong khi, chỉ số cổ phiếu đại diện cho một rổ cổ phiếu trên thị trường, có thể coi là một
danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa nhằm giảm thiểu rủi ro cá biệt. Hai chỉ số hiện nay là
HNX30 và VN30 được đánh giá là phù hợp cho việc lựa chọn làm TSCS cho CKPS. Trong
tương lai, cả 02 SGDCK sẽ tiếp tục giới thiệu các bộ chỉ số mới sẽ tạo thêm nhiều lựa chọn loại
chỉ số chứng khoán tốt nhất để xây dựng các HĐTL/HĐQC trên chỉ số chứng khoán.

19


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ CƠ CHẾ GIAO DỊCH
HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI, HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
TRÊN CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
3.1. Đề xuất mô hình và cơ chế giao dịch HĐTL, HĐQC trên chỉ số chứng khoán tại Việt
Nam
3.1.1. Mô hình thị trường tập trung cho giao dịch CKPS trên chỉ số chứng khoán
Các CKPS trên chỉ số chứng khoán (HĐTL/HĐQC trên chỉ số chứng khoán) sẽ được
giao dịch tập trung tại sàn giao dịch CKPS bên cạnh sàn giao dịch cổ phiếu và sàn giao dịch trái
phiếu. Sàn giao dịch CKPS là một bộ phận trong SGDCK Việt Nam. Mô hình tổ chức sàn giao
dịch CKPS được mô tả qua hình vẽ dưới đây:
SGDCK
SGDCK
Việt
Việt Nam
Nam


Thị
Thị trường
trường Trái
Trái phiếu
phiếu

Thị
Thị trường
trường cổ
cổ phiếu
phiếu

Thị
Thị trường
trường CPNY
CPNY (Phân
(Phân khúc
khúc
điều
điều kiện
kiện NY
NY thành
thành các
các bảng
bảng

Thị
Thị trường
trường CP

CP
đăng
đăng ký
ký GDGD-

GD)
GD)

Upcom
Upcom

Thị
Thị trường
trường TPCP
TPCP

Thị
Thị trường
trường TPDN
TPDN

Thị
Thị trường
trường CKPS
CKPS

Phân
Phân khúc
khúc CKPS
CKPS trên

trên
CP, chỉ
chỉ số
số CP
CP
CP,

Phân
Phân khúc
khúc CKPS
CKPS
trên TP
TP
trên

Hình 3.1. Mô hình tổ chức thị trường CKPS tập trung tại Việt Nam
3.1.2. Khung pháp lý cho xây dựng và giao dịch CKPS trên chỉ số chứng khoán
Ban hành Nghị định của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán
phái sinh theo hướng xây dựng thị trường CKPS tập trung với sản phẩm là các CKPS chuẩn hóa
từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với trình độ phát triển của TTCK Việt Nam, bao gồm các nội
dung như: cơ chế cấp phép và niêm yết sản phẩm, cơ chế giao dịch, cơ chế quản lý giám sát, cơ
chế công bố thông tin, cơ chế quản lý thành viên, hoạt động xử lý vi phạm giao dịch. Sau đó, Bộ
Tài chính sẽ ban hành các Thông tư hướng dẫn đối với từng lĩnh vực.
Thông tư cần điều chỉnh những nội dung chính như sau:
- Quy định về CKPS chuẩn hóa niêm yết trên thị trường CKPS xét theo khía cạnh sản
phẩm phái sinh HĐTL và HĐQC:
- Quy định về tổ chức giao dịch CKPS, thanh toán bù trừ CKPS;
- Quy định về nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin về giao dịch CKPS;
- Quy định về tổ chức kinh doanh trên TTCKPS;
- Quy định về giám sát.

3.1.3. Cơ chế giao dịch của CKPS trên chỉ số chứng khoán
20


Về cơ bản quy trình giao dịch CKPS nói chung và HĐTL/HĐQC trên chỉ số chứng khoán
cũng tương tự như quy trình giao dịch trên thị trường cổ phiếu

Cơ chế Giao dịch
Nhà đâu tư

Nhà đâu tư

3. Xác nhận khớp lệnh
1. Đặt lệnh mua và ký quỹ

3. Xác nhận khớp lệnh
1.Đặt lệnh bán & ký quỹ

2.Kiểm tra & nhập lệnh
Thành viên GD

2.Kiểm tra & nhập lệnh

Thành viên GD

SGDCK Việt Nam

3.Xác nhận khớp lệnh

3.Xác nhận khớp lệnh


Hình 3.2. Cơ chế giao dịch CKPS trên chỉ số chứng khoán
Trong đó:
(1) NĐT mở tài khoản và đặt lệnh tại thành viên giao dịch. Thành viên giao dịch kiểm tra
tính hợp lệ của lệnh, mức ký quỹ ban đầu của tài khoản NĐT. Nếu lệnh hợp lệ, thành viên giao
dịch sẽ chuyển lệnh mua/bán vào hệ thống giao dịch của Sở
(2) Sở kiểm tra tính hợp lệ của lệnh và tiến hành khớp lệnh
(3) Sau khi khớp lệnh, Sở chuyển xác nhận khớp lệnh cho thành viên giao dịch, thành
viên giao dịch thông báo xác nhận khớp lệnh với NĐT.
(4) Sở gửi kết quả giao dịch cho Trung tâm TTBT (CCP).
Bảng 3.1. So sánh cơ chế giao dịch cổ phiếu và HĐTL/HĐQC trên chỉ số chứng khoán
Chức năng

Cổ phiếu & trải phiếu

HĐTL và HĐQC
SGDCK thiết kế sản
phẩm

Tổ chức phát hành

Doanh nghiệp

Tổ chức trung gian

Các công ty chứng khoán

Các công ty chứng khoán

Địa điểm giao dịch


SGDCK

SGDCK

Tổ chức thanh toán và bù
trừ

TTLKCK (VSD)

Trung tâm TTBT (VSDCCP)
Trung tâm TTBT (VSDLưu ký/đăng ký
TTLKCK (VSD)
CCP)
Tổ chức giao dịch cho CKPS sẽ được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của Sàn
giao dịch CKPS thuộc SGDCK Việt Nam theo phương thức khớp lệnh trên sàn hoặc phương
thức thỏa thuận khối lượng lớn. Đặc biệt quy định cấm bán khống không được áp dụng cho giao
dịch CKPS.
21


Các loại lệnh giao dịch được áp dụng tương tự như trên thị trường cổ phiếu. Thời gian
ban đầu sẽ áp dụng các loại lệnh đơn giản và quen thuộc như: lệnh thị trường và lệnh giới hạn
(có thêm điều kiện thực hiện lệnh như: Fill or Kill- FOK, Immediate or cancel- IOC,…). Sau đó ,
SGDCK sẽ xem xét áp dụng các lệnh giao dịch phức tạp hơn phù hợp với thông lệ quốc tế như
lệnh dừng mua (Stop loss order),…
Trong quá trình giao dịch, nếu có sự biến động quá lớn trên thị trường cơ sở và
TTCKPS ảnh hưởng đến giá tài sản cơ sở, giá HĐTL/HĐQC chỉ số, SGDCK sẽ sử dụng chức
năng ngắt mạch thị trường (Circuir Breaker) để ổn định thị trường, ổn định tâm lý NĐT.
3.1.4. Mô hình thành viên

Do đặc thù của TTCK của Việt Nam là SGDCK và TTLKCK là 2 đơn vị độc lập. Theo
quy định tại Luật chứng khoán, TTLKCK sẽ là đơn vị duy nhất thực hiện thanh toán, bù trừ,
đăng ký, lưu ký cho các chứng khoán (gồm cả CKPS) nên tại Việt Nam sẽ tồn tại cả thành viên
giao dịch- thành viên của SGDCK và thành viên bù trừ- thành viên của TTLKCK.
Định hướng trong việc xây dựng mô hình thành viên ở thị trường CKPS sẽ yêu cầu thành
viên bù trừ của trung tâm TTBT (tạm gọi là VSD- CCP) cũng đồng thời là thành viên giao dịch
của SGDCK. Tức là, sẽ lựa chọn những CTCK tốt, đáp ứng các yêu cầu cao hơn về vốn, chỉ tiêu
an toàn tài chính, quản trị rủi ro, hạ tầng công nghệ phù hợp để tham gia thị trường CKPS, phù
hợp với đề án tái cấu trúc TTCK, tái cấu trúc các tổ chức KDCK.
Ngoài ra, Bộ Tài chính, UBCKNN sẽ xem xét sự tham gia của thành viên đặc biệt là các
Ngân hàng, tổ chức khác khi tham gia kinh doanh trên phân mảng thị trường TPCP.
3.1.5.
Mô hình thanh toán
Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 42, Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 thì
TTLKCK (VSD) là tổ chức chịu trách nhiệm đăng ký, lưu ký, TTBT cho cả chứng khoán cơ sở
và CKPS. Do vậy, Trung tâm TTBT được tổ chức tại TTLKCK phải tổ chức theo mô hình Đối
tác bù trừ trung tâm (CCP) để thực hiện chức năng TTBT cho giao dịch CKPS. Bên cạnh chức
năng TTBT cho các CKPS, Trung tâm TTBT (VSD-CCP) còn thực hiện chức năng quản lý các
quỹ hỗ trợ thanh toán, quản lý tính toán ký quỹ, tài sản thế chấp, quản lý rủi ro, xử lý trong
trường hợp mất khả năng thanh toán.
Mô hình CCP là rất cần thiết cho TTCKPS nói chung và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Do đó việc thiết lập Trung tâm TTBT CKPS tại TTLKCK Việt Nam (VSD) cần nghiên cứu và
thực hiện mô hình CCP. Theo đó, quá trình TTBT đối với HĐTL/HĐQC trên chỉ số chứng khoán
được mô phỏng như sau:
Trung tâm thanh toán bù trừ CKPS
(VSD-CCP)
Thành viên
bù trừ

Bù trừ:

-Nhận kết quả giao dịch
- Sửa lỗi giao dịch
-Xác nhận giao dịch
-Vị thế và bù trừ ròng
-Quản lý vị thế
Quản lý dữ liệu
-Quản lý thông tin
- Quản lý thành viên bù trừ
- Cơ cấu tài khoản
- Phí

Quản lý rủi ro:
-Quỹ hỗ trợ thanh toán
-Quản lý ký quỹ, tính toán
ký quỹ hàng ngày theo thị
trường
-Quản lý tài sản thế chấp
- Định giá
- Giới hạn vị thế

22

Thành viên
bù trừ


Thành viên
lưu ký

Trung tâm lưu ký chứng khoán

Đăng ký, thực hiện quyền sở
hữu chứng khoán và quản
lý tài sản

Quản lý dữ liệu
-Quản lý thông tin
- Quản lý thành viên bù trừ
- Cơ cấu tài khoản
- Phí

Thành viên
lưu ký

Lưu ký

Hình 3.3. Cơ chế thanh toán bù trừ HĐTL/HĐQC trên chỉ số chứng khoán
TTBT cho các HĐTL/HĐQC là khâu tiếp theo sau quá trình khớp lệnh giao dịch trên
SGDCK. Sau khi nhận được kết quả giao dịch, quy trình TTBT cho CKPS được thực hiện tại
Trung tâm TTBT CKPS (VSD-CCP) theo quy trình cụ thể như sau:
(1).Tại ngày thực hiện giao dịch:
- Đối với các vị thế mở mới, DCH thực hiện tính toán khoản ký quỹ, yêu cầu thành viên
bù trừ nộp: Ký quỹ ban đầu, kỹ quỹ bổ sung (căn cứ vào giá và số lượng vị thế tại ngày giao
dịch).
- Xác lập chỉ thị thanh toán gửi Ngân hàng thanh toán (NHTT) và thành viên bù trừ
(TVBT). Thành viên bù trừ gửi xác nhận bù trừ cho VCH và nộp ký quỹ vào ngày T+1.
(2). Sau ngày mở vị thế đến trước ngày giao dịch cuối cùng:
- VSD-CCP định giá hàng ngày đối với các vị thế đang nắm giữ hiện có và yêu cầu thành
viên bù trừ nộp ký quỹ bổ sung (nếu cần), khoản ký quỹ có thể là tiền mặt hoặc chứng khoán đáp
ứng các tiêu chuẩn theo quy định.
- Xác lập chỉ thị thanh toán gửi NHTT và TVBT.

- TVBT gửi chỉ thị thanh toán cho TVGD (trường hợp TVBT và TVGD là khác nhau).
- TVGD tiến hành gọi ký quỹ tới NĐT (nếu cần). NĐT sẽ tiến hành nộp ký quỹ cho
TVGD.
- TVGD thông qua TVBT nộp khoản ký quỹ vào ngày làm việc kế tiếp.
(3). Kết thúc giao dịch
- NĐT đóng vị thế trước hạn: NĐT có thể chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với vị thế của
mình trước ngày đáo hạn bằng cách thực hiện lệnh đối ngược với lệnh mở trước đó tại SGDCK.
- VSD-CCP thực hiện bù trừ vị thế và thanh toán phần chênh lệch cho NĐT, gửi thông
báo cho NHTT và TVBT để thanh toán.
- Trường hợp NĐT nắm giữ vị thế đến ngày đáo hạn: VSD-CCP thực hiện thanh toán cho
các vị thế mở hiện có.
(a) Trường hợp thanh toán bằng tiền: VSD-CCP xác lập các chỉ thị thanh toán tiền cho
NHTT và TVBT
(b) Trường hợp thanh toán bằng vật chất: VSD-CCP xác lập các chỉ thị thành toán
tiền/chứng khoán gửi NHTT, TVBT và VSD.
3.1.6. Mô hình giám sát
Về cơ bản, quy trình giám sát trên thị trường CKPS tương tự như trên TTCK cơ sở, dựa
trên các kết quả giám sát hàng ngày và định kỳ (tuần, tháng, năm). Dựa trên kết quả giám sát, hệ
23


thống giám sát tại Sở, Trung tâm TTBT phái sinh (VSD-CCP) có nghĩa vụ lập báo cáo giám sát
gửi lên bộ phận giám sát trực thuộc UBCKNN. Cụ thể, hoạt động giám sát cần bao gồm những
nội dung như sau:
• Giám sát tuân thủ
Giám sát tuân thủ các hoạt động trên thị trường là giám sát việc thực hiện của các thành
viên thị trường đối với các quy định về giao dịch và TTBT đã đặt ra. Theo đó, hoạt động giám
sát tuân thủ được thực hiện đối với các quy định liên quan đến nội dung bao gồm:
 Giới hạn vị thế của NĐT cá nhân, NĐT tổ chức, NĐT nước ngoài;
 Giao dịch và tư cách thành viên của các công ty chứng khoán thành viên;

 Mức ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì của NĐT;
 Những nội dung khác theo quy định của UBCKNN.
 Giám sát dấu hiệu giao dịch bất thường
• Giám sát chéo giữa TTCK cơ sở (chỉ số) và TTPS HĐTL, HĐQC dựa trên chỉ số
• Giám sát hoạt động TTBT
Giám sát hoạt động TTBT cụ thể là giám sát các thành viên bù trừ được thực hiện đối
với: (i) Mức ký quỹ ban đầu và lượng ký quỹ duy trì; (ii) Kết quả TTBT và quản lý rủi ro; và cả
(iii) giá trị Quỹ TTBT.
Cơ chế giám sát hoạt động TTBT chủ yếu thuộc về trách nhiệm của Trung tâm TTBT
(VSD-CCP), tuy nhiên hệ thống giám sát của Sở Giao dịch có sự kết nối với chức năng giám sát
đối với hoạt động TTBT trên cơ sở đối chiếu kết quả giao dịch và kết quả TTBT. Do vậy cũng
cần cơ chế phối hợp giám sát giữa SGDCK và Trung tâm TTBT chứng khoán phái sinh.
3.1.7. Mẫu hợp đồng chứng khoán phái sinh trên chỉ số chứng khoán của Việt Nam
a) Mô tả đặc tính của CKPS trên chỉ số chứng khoán
• Nhóm đặc tính sản phẩm:
• Nhóm các quy định về thanh toán
• Nhóm các quy định về giao dịch được cụ thể hóa
b). Quy trình niêm yết CKPS trên chỉ số chứng khoán
Hình 3.4: Quy trình niêm yết sản phẩm mới

24


c). Các mẫu hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn trên chỉ số chứng khoán của Việt Nam
Bảng 3.2: Mẫu hợp đồng tương lai chỉ số VNX30
NỘI DUNG

CHI TIẾT

Chỉ số cổ phiếu cơ sở


VNX-30

Ký hiệu Hợp đồng

F-VNX30-(Tháng/Năm đáo hạn sản phẩm)

Kích cỡ Hợp đồng

10,000 VNĐ x (giá HĐTL trên VNX-30)

Bước giá

1 điểm chỉ số (tức 10,000 VNĐ)

Tháng đáo hạn HĐ

Giao ngay, tháng kế tiếp và tháng thứ 3 của
mỗi quý (tháng 03, 06, 09,12)

Giờ giao dịch hàng ngày

8.30- 14.30

Giờ giao dịch trong ngày giao dịch cuối
8.30- 14.15
cùng
25



×