Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu bệnh lợn con phân trắng và biện pháp phòng trị tại trại Nguyễn Thanh Lịch huyện Ba Vì Hà Nội. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.8 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN QUANG

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỊ TẠI TRẠI NGUYỄN THANH LỊCH,
HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN QUANG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỊ TẠI TRẠI NGUYỄN THANH LỊCH,
HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành:
Thú y
Lớp:
K44 - Thú y
Khoa:
Chăn nuôi Thú y
Khóa học:
2012 - 2016
Giảng viên HD:
TS. Nguyễn Văn Sửu
Khoa Chăn nuôi Thú y - ĐH Nông lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn
tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm
học vừa qua.
Tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Sửu đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo
tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi
Thú y, đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Dược lý và Vệ sinh an toàn
thực phẩm đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Thanh Lịch cùng toàn thể anh
em kỹ thuật, công nhân trong trang trại đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong
suốt quá trình thực tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa
vào kiến thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên báo cáo không tránh khỏi
sai sót.
Kính mong được sự góp ý nhận xét của quý thầy cô để giúp cho kiến
thức của tôi ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công
việc sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2016
Sinh viên
Trần Văn Quang


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Khẩu phần ăn cho đàn lợn ............................................................ 30
Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 37
Bảng 4.3. Tình hình đẻ của đàn lợn nái .......................................................... 38
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu sinh sản của 2 loại lợn nái ..................................... 39
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu khối lượng lợn con của các loại lợn nái ................ 41
Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo các tháng ........................ 42
Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tính biệt .......................... 43
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con ....................................... 44



iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs:

Cộng sự

CP:

Charoen Pokphand

UBND:

Ủy Ban Nhân Dân

TN:

Thí Nghiệm

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

L11:

Landrace 11



iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN .......................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iii
MỤC LỤC .............................................................................................. iv
Phần 1: MỞ ĐẦU................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .......................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 1
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 1
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 2
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ............................................................. 2
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ..................... 2
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở .......................................... 3
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài
nước có liên quan đến nội dung đề tài ............................................ 4
2.2.1. Kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ ....................................................... 4
2.2.2. Sinh lý tiết sữa của lợn nái ...................................................................... 9
2.2.3. Những đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ ................................... 13
2.2.4. Đặc điểm bệnh phân trắng lợn con ....................................................... 16
2.2.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 24
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................... 26
3.1. Đối tượng ....................................................................................... 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................... 26
3.3. Nội dung tiến hành ......................................................................... 26



v

3.3.1. Công tác phục vụ sản xuất .................................................................... 26
3.3.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 26
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................. 26
3.4.1. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 26
3.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ....................................................... 27
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 29
4.1. Công tác phục vụ sản xuất .............................................................. 29
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 29
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 33
4.1.3. Công tác khác ........................................................................................ 36
4.2. Kết quả nghiên cứu ......................................................................... 37
4.2.1. Tình hình đẻ của đàn lợn nái tại trại ..................................................... 37
4.2.2. Một số chỉ tiêu sinh sản của 2 loại lợn nái tại trại ................................ 39
4.2.3. Khả năng tăng trọng lợn con của 2 loại lợn nái .................................... 40
4.2.4. Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng ............................................... 42
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................... 45
5.1. Kết luận .......................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ........................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một ngành có truyền thống lâu đời và phổ biến ở một
nước nông nghiệp như Việt Nam. Đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn chiếm vị trí
quan trọng trong ngành chăn nuôi và gắn bó mật thiết với bà con nông dân.
Đây là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị với tỷ trọng cao và chất lượng tốt
cho con người, ngoài ra còn là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt,
cung cấp nguyên liệu cho sản xuất biogas làm nguyên liệu đốt và là nguồn
cung cấp các sản phẩm phụ như: da, mỡ… cho ngành công nghiệp chế biến.
Để phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi lợn cần có sự đầu tư về phương tiện
kỹ thuật, giống, thức ăn, công tác thú y để hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu
quả sản xuất. Muốn đảm bảo giống tốt thì cần nâng cao chất lượng chăn nuôi
lợn nái sinh sản để có đàn con sinh trưởng và phát triển tốt, cho tỷ lệ nạc cao.
Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo lợn con nuôi thịt phải có chất lượng tốt, đạt
khối lượng tiêu chuẩn, sức đề kháng cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn sản xuất, được sự đồng ý của Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với sự
giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu bệnh lợn con phân trắng và biện pháp phòng trị tại trại
Nguyễn Thanh Lịch, huyện Ba Vì, Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Có các số liệu về tình hình đẻ của đàn lợn nái tại trại và tình hình mắc
bệnh phân trắng ở lợn con.
1.2.2. Yêu cầu
- Hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con và phương pháp phòng trị bệnh.
- Hiệu quả của thuốc dùng trong điều trị.


2


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
Trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Thanh Lịch nằm tại thôn 9, xã Ba
Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội. Đây là một trong những trang trại có quy mô lớn.
Trang trại có tổng diện tích khoảng hơn 2 ha , trong đó diện tích hơn 1ha là
khu chăn nuôi tập trung cùng các công trình phụ cận và gần 1 ha trồng cây
xanh và ao hồ xung quanh.
Được thành lập và đi vào sản xuất từ năm 2005 với số vốn đầu tư lên
tới gần 40 tỷ đồng, trang trại chuyên nuôi lợn sinh sản do Công ty Cổ phần
thức ăn chăn nuôi Việt Nam (một chi nhánh của Tập đoàn CP Thái Lan) cung
cấp 3 giống lợn L11 và CP909 và DUROC. Khu sản xuất gồm 6 dãy chuồng
đẻ và 2 dãy chuồng bầu, 2 chuồng cách ly nuôi 1.200 lợn nái, 30 lợn đực, 120
lợn hậu bị cùng 2500 lợn con đã tách mẹ. Lợn sau khi sinh 19 đến 23 ngày thì
được xuất chuồng. Mỗi năm trang trại cho xuất ra thị trường khoảng 20.000 25.000 con lợn giống.
Trang trại áp dụng quy trình nuôi lợn theo kỹ thuật cao từ khâu chọn
giống đến kỹ thuật chăn nuôi. Khu sản xuất được phân ra nhiều phân khu
chuồng trại liên hoàn nhau để nuôi lợn theo từng giai đoạn riêng và áp dụng
chế độ nuôi dưỡng phù hợp cho từng loại lợn. Thức ăn cho mỗi loại lợn cũng
có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Lợn được nuôi trong chuồng kín có hệ
thống quạt thông gió, hệ thống giàn mát tự động và sưởi ấm đủ yêu cầu về
nhiệt độ. Quá trình cho lợn ăn, uống nước được điều khiển theo hệ thống hoàn
toàn tự động bằng dây chuyền được nhập từ nước ngoài do công ty hỗ trợ
cung cấp


3

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nhân viên của trại gồm 2 kỹ sư chính, 2 tổ

trưởng và 15 công nhân phụ trách, trang trại đã góp phần giải quyết việc làm
cho người lao động trong vùng còn nhiều khó khăn này.
Với việc chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, các biện pháp phòng
chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi của trại được thực hiện chủ động và tích
cực. Trang trại đã chủ động liên hệ với cơ sở thú y địa phương tổ chức tiêm
phòng đầy đủ cho đàn lợn. Mỗi con lợn đều có một hồ sơ riêng cho việc phối
tinh, đẻ, xuất chuồng, nhập chuồng… chính xác tới từng ngày. Để phòng
tránh dịch bệnh, khu chuồng nuôi được quản lý nghiêm ngặt. Mọi nhân viên
trong trại cho đến khách, muốn vào chuồng lợn đều phải đi qua hệ thống sát
trùng, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo, đeo khẩu trang và đi ủng chuyên dụng.
Trong các chuồng lợn, ngày vài lần, công nhân làm vệ sinh cũng như phun
thuốc sát trùng xuống nền chuồng. Xung quanh trạng trại được trồng cây
xanh, đào những hồ sinh học để tạo môi trường tự nhiên thông thoáng cho lợn
sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Hàng ngày, toàn bộ lượng phân mà đàn lợn
thải ra đều được đóng bao, chuyển ra khu tập trung cách xa khu sản xuất và
bán lại cho nhân dân trồng rau màu xung quanh vùng. Nguồn nước thải rửa
chuồng được thu gom và xử lý tại các khu dành riêng cho chất thải.
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở
2.1.2.1. Đối tượng sản xuất
Trang trại chuyên nuôi lợn sinh sản, cung cấp 3 giống lợn là lợn L11 và
CP909 và DUROC. Lợn sau khi sinh 19 - 23 ngày thì được xuất chuồng.
2.1.2.2. Kết quả sản xuất của cơ sở trong những năm gần đây
Trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Thanh Lịch là một trong những
trang trại có quy mô lớn . Với số vốn đầu tư lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật
vào trong sản xuất, trại luôn đạt kết quả sản xuất cao. Dưới đây là một số chỉ
tiêu mà trại đã đạt được trong 3 năm gần đây:


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×