Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Sổ tay YHTT số 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.78 KB, 22 trang )

Sổ tay YHTT [01/2014]

MỤC LỤC
Lời nói đầu
A. Đại cương
Chương 1: Đại cương về bệnh nhiễm khuẩn và truyền nhiễm –
Những lưu ý trong sử dụng kháng sinh ở trẻ em
B. Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh ở trẻ em (IMCI – Intergrated
Management of Childhood Illness) – Đánh giá và phân loại
Chương 2: Các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
Chương 3: Ho – khó thở
Chương 4: Tiêu chảy
Chương 5: Sốt
Chương 6: Vấn đề về tai
Chương 7: Suy dinh dưỡng và thiếu máu
Chương 8: Tình trạng tiêm chủng, bổ sung vitamin A và xổ giun
định kỳ.
C. Một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ
Chương 9: Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa: tiêu chảy, tay
chân miệng…
Chương 10: Bệnh lây truyền theo đường hô hấp: sởi, …
Chương 11: Bệnh lây truyền qua loài chân khớp và gặm nhấm: sốt
rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,…
Chương 12: Co giật và các bệnh nhiễm thần kinh khác

Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]



Lời nói đầu
Tập đầu tiên của sổ tay y học thường thức trên TVE vậy là đã chính thức ra
mắt vào một ngày trăng tròn đầu tháng 12 – cuối đông năm 2014 sau một
tuần ấp ủ.
Ông bà ta có câu “Vạn sự khởi đầu nan”, thế nên dù sổ tay đã được biên
soạn cẩn thận, song khó tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong sẽ nhận được
những ý kiến đóng góp từ các thành viên trên diễn đàn chúng ta nói riêng và
quý độc giả gần xa có duyên kỳ ngộ.
Tập 1 của sổ tay tập trung viết về một số bệnh nhiễm thường gặp ở trẻ em.
Tác giả biên soạn dựa trên tư liệu tổng hợp từ nhiều nguồn, trong đó chủ
yếu từ bộ môn Nhiễm và bộ môn Nhi trường Đại học Y dược TPHCM. Với
tâm huyết của một người trẻ, dù còn đang ở trên ghế nhà trường, tác giả vô
vàn mong mỏi truyền tải những kiến thức y học mà mình đã học được đến
quý độc giả gần xa, những mong sẽ góp phần nhỏ trong việc giúp các bậc
phụ huynh nhận ra sớm các dấu hiệu bệnh của con em mình, nhằm có những
xử trí kịp thời cũng như lên kế hoạch cho những biện pháp phòng ngừa thích
hợp. Em xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô của trường Đại học Y dược
TPHCM và các bác sĩ bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM, đã tận tình hướng
dẫn chỉ dạy, để em có thể hoàn thành ấn bản đầu tiên này.
Một mùa giáng sinh nữa lại về, chúng ta lại sắp bước vào một thời khắc
chuyển giao năm cũ sang năm mới nhiều mong ước và hy vọng. Tác giả xin
mạn phép thay mặt ban quản trị Tủ sách y học – sức khỏe, gởi lời chúc đến
các thành viên trên diễn đàn, cùng gia quyến có một mùa Noel thật an lành
và hạnh phúc. Mong rằng sổ tay y học sẽ tiếp tục được đồng hành cùng các
thành viên trong những năm tháng tiếp theo, vì một mục tiêu hướng đến
cuộc sống giàu sức khỏe, tràn sức sống, góp phần vào hơi thở thanh xuân
của cả đất nước.
Thân ái,
TPHCM, ngày 06 tháng 12 năm 2014

TAK chấp bút.

Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

A. Đại cương
Chương 1:
Đại cương về bệnh nhiễm khuẩn và truyền nhiễm – Những lưu ý trong sử
dụng kháng sinh ở trẻ em

1. Nhiễm khuẩn là gì?
Nhiễm khuẩn chỉ sự xâm nhập của một vi sinh vật (bao gồm tác nhân gây
bệnh như vi khuẩn, virus, Mycoplasma, Chlamydia, nấm, ký sinh trùng
v.v…) vào cơ thể con người.
Quá trình nhiễm khuẩn là quá trình tương tác giữa một bên là vi sinh vật
gây bệnh, một bên là cơ thể con người trong những điều kiện nhất định của
môi trường chung quanh. Biểu hiện và tiến triển của nhiễm khuẩn phụ thuộc
vào ba yếu tố:
- Vi sinh vật gây bệnh (mầm bệnh)
- Cơ thể con người
- Môi trường chung quanh (hoàn cảnh thiên nhiên, xã hội, kinh
tế, điều kiện sinh hoạt…)
Bệnh nhiễm khuẩn là từ ngữ được sử dụng trong trường hợp sự tác động
qua lại giữa con người và vi sinh vật gây ra tổn hại cho ký chủ, hình thành
những biến đổi phối hợp hay rối loạn sinh lý được biểu hiện bằng những dấu
hiệu và triệu chứng lâm sàng của bệnh

Như vậy, có thể hiểu được tại sao những bệnh nhiễm khuẩn khác nhau có
những biểu hiện lâm sàng khác nhau và diễn tiến một bệnh cũng thay đổi
trên những bệnh nhân khác nhau.
2. Đặc điểm chung của các bệnh truyền nhiễm
Thứ nhất: bao giờ cũng do một mầm bệnh gây nên. Mầm bệnh luôn luôn
là yếu tố rất quan trọng dùng để định nghĩa một bệnh truyền nhiễm. Đặc tính
gây bệnh của các loại mầm bệnh khác nhau:
- Có loại chỉ gây bệnh cho người, không gây bệnh cho súc vật như
Salmonella typhi gây bệnh thương hàn, Vibrio cholerae gây bệnh tả,
Neisseria gonorrhoeae gây bệnh nhiễm não mô cầu, virus sởi, …
- Có loại gây bệnh cả cho người và súc vật như: Yersinia pestis – virus
gây bệnh dại, virus cúm gà …
- Và có loại chỉ gây bệnh cho súc vật, không gây bệnh cho người.
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

Thứ hai: có thể lan truyền bệnh thành dịch. Quá trình sinh ra dịch gồm 3
yếu tố:
- Nguồn lây: con người hay thú vật đang mắc bệnh hoặc mang mầm
bệnh
- Đường lây: các điều kiện ngoại cảnh bảo đảm cho mầm bệnh tồn tại
và lan truyền từ cơ thể ký chủ đến cơ thể người tiếp xúc
- Cơ thể cảm thụ: cơ thể tiếp nhận mầm bệnh và phát bệnh. Khi số
lượng người cảm thụ trong một cộng đồng quá lớn thì dịch sẽ bộc phát
và lan tràn nhanh chóng trong một thời gian hạn định; sau đó, dịch sẽ
giảm dần theo mức độ gia tăng của miễn dịch được hình thành trong

cộng đồng.
Thứ ba: tiến triển có chu kỳ. Đó là các thời kỳ: nung (ủ) bệnh, khởi phát,
toàn phát, lui bệnh và hồi phục. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại
lệ như:
- Thể bệnh quá nhẹ (thể cụt): không có giai đoạn toàn phát. Ví dụ như
bệnh bạch hầu chỉ có viêm họng xuất tiết không có giả mạc, dịch tả
chỉ có tiêu chảy nhẹ, sốt rét chỉ có những triệu chứng giống cúm,...
- Thể quá nặng (thể tối cấp, thể ác tính): không có giai đoạn hồi phục.
3. Kháng sinh – định nghĩa và phân loại
Kháng sinh là những chất có tác dụng diệt hoặc ngăn cản sự sinh sản,
phát triển của các tác nhân nhiễm khuẩn. Kháng sinh có thể được chiết xuất
từ các vi sinh vật (như Penicillin trong thời gian đầu), nhưng sau này hầu hết
đều là các hoạt chất tổng hợp hoặc ban tổng hợp.
Các nhóm kháng sinh:
- Nhóm beta-Lactam: Penicillin, các Penicillin kháng penicillinase,
Penicillin tổng hợp phổ rộng, Carboxypenicillin, Ureidopenicillin.
- Nhóm Cephalosporin: thế hệ I đến IV
- Nhóm Carbepenem
- Nhóm Monobactam
- Nhóm ức chế men beta-lactamase
- Nhóm Aminoglycoside
- Nhóm Tetrecycline
- Nhóm Chloramphenicol
- Nhóm Macrolide
- Nhóm Lincosamide
- Nhóm Glycopeptide
- Nhóm Oxazolidione
- Nhóm Quinolone
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ

quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

-

Nhóm Nitroimidazole
Nhóm Sulfamide và Trimethoprim
Nhóm Rifamycin
Các thuốc kháng Mycobacter
Nhóm kháng nấm
Nhóm kháng virus (ngoài retrovirus)
Nhóm kháng ký sinh trùng

4. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
Thứ nhất, xác định chỉ định sử dụng kháng sinh.
Không phải tất cả các trường hợp có sốt đều là nhiễm khuẩn, mà sốt có
thể là triệu chứng của bệnh ác tính, bệnh tự miễn hay của phản ứng dị
ứng. Vì vậy sốt không có nghĩa là phải dùng kháng sinh. Mặt khác, lại có
một số bệnh nhiễm virus không cần đến việc sử dụng kháng sinh, hoặc
chỉ dùng để điều trị bội nhiễm xảy a sau nhiễm virus, ví dụ bệnh cảnh
viêm phổi hậu sởi. Như vậy, kháng sinh được chỉ định trong những
trường hợp sau:
- Nhiễm khuẩn rõ ràng (do vi khuẩn) có tính cách khu trú như viêm
phổi, viêm tai, nhiễm trùng tiểu, viêm mô mềm, nhiễm trùng vết
thương…
- Nhiễm khuẩn nặng, diễn tiến nhanh có thể ảnh hưởng đến tính mạng
bệnh nhân như nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ, viêm nội tâm
mạc…

- Nghi ngờ nhiễm vi khuẩn dựa vào tiền căn, dịch tễ như tiếp xúc với
người mang mầm bệnh, dịch tại địa phương, có lui tới vùng dịch
bệnh…
Thứ hai, chỉ định dùng kháng sinh sau khi đã lấy bệnh phẩm nuôi cấy.
Thứ ba, chọn kháng sinh tùy theo tác nhân gây bệnh. Trong phần lớn
các bệnh cảnh lâm sàng, cần phải dùng kháng sinh khẩn trương và không thể
chờ đợi kết quả vi sinh, do đó người thấy thuốc sẽ chọn kháng sinh theo
bệnh cảnh lâm sàng gợi ý và theo kinh nghiệm. Nguyên tắc chính yếu là:
“chọn kháng sinh có hiệu quả nhất, ít độc và ít gây tai biến” cho bệnh nhân.
Thứ tư, tìm hiểu về cơ địa bệnh nhân.
Đây là một yếu tố rất quan trọng vì có liên quan đến sự chuyển hóa của
thuốc trong cơ thể liên quan đến các tai biến do kháng sinh gây ra cho bệnh
nhân hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả khi lựa chọn kháng sinh. Đối với cơ địa
trẻ em, vì dược động học (khả năng hoạt động dược lý) của kháng sinh gắn
liền với mức độ trưởng thành của gan, thận, nên việc sử dụng kháng sinh có
những điể khác biệt so với người lớn. Ở trẻ sơ sinh, nhất là sơ sinh thiếu
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

tháng, có hiện tượng tích tụ thuốc, thời gian bán hủy của thuốc bị kéo dài.
Một số kháng sinh lại gây ảnh hưởng không tốt cho trẻ em như
Chloramphenicol gây nên suy tủy, giảm bạch cầu, hội chứng xám ở trẻ nhũ
nhi, Tetracycline ảnh hưởng lên men răng ở trẻ dưới 5-6 tuổi.

Tài liệu tham khảo:
Phần đại cương – Sách bệnh học truyền nhiễm, xuất bản lần thứ 3, 2006,

NXB Y học.

Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

B. Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh ở trẻ em
(IMCI – Intergrated Management of Childhood Illness) –
Đánh giá và phân loại
Hàng năm trên thế giới có trên 10 triệu trẻ em tử vong trước khi được
5 tuổi. Nguyên nhân của khoảng 70% các trường hợp tử vong là do phối hợp
nhiều bệnh lý khác nhau: 19% có viêm phổi, 15% có tiêu chảy, 9% có sởi,
7% có sốt rét, 3% có nhiễm HIV/AIDS và 28% do các nguyên nhân khác
20% tử vong xảy ra trong giai đoạn chu sinh. Điều cần lưu ý là có đến 54%
các trẻ tử vong có kèm theo tình trạng suy dinh dưỡng.
Tỉ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển cao hơn
gấp 10 lần so với các nước đã phát triển. Từ năm 1990, Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã xây dựng một
chiến lược tổng thể, chiến lược xử trí lồng ghép bệnh ở trẻ em (IMCI –
Intergrated Management of Childhood Illness) nhằm mục đích giảm tỉ lệ
mắc bệnh và tỉ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, chiến
lược IMCI đã được đưa vào huấn luyện cho nhân viên y tế đang công tác tại
các cơ sở y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở từ năm 1996. Hiện nay, phác đồ
IMCI đã được Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng như là cơ sở chuyên môn cho
việc thực hành tại phòng phám nhi khoa.
Mục tiêu của chiến lược IMCI tác động vào đối tượng trẻ từ 1 tuần
đến 5 tuổi, chia làm hai phần riêng biệt: trẻ nhỏ từ 1 tuần đến 2 tháng và trẻ

lớn từ 2 tháng đến 5 tuổi. Tuy nhiên trong khuôn khổ sổ tay này, tác giả chỉ
xin được đi sâu vào đối tượng trẻ lớn, là đối tượng trẻ thường gặp ở các
phòng khám nhi khoa.

Chương 2:
Các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
Có 4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân mà các bậc phụ huynh cần chú ý
đưa trẻ nhập viện ngay, không được chậm trễ:
- Không uống được hoặc bỏ bú: bé hoàn toàn không uống được chút gì,
dù đã dùng thìa đút thật chậm cho bé.
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

- Nôn ói tất cả mọi thứ: kể cả nước, bé nôn ngay khi được đút cho thức
ăn (hoặc nước)
- Co giật
- Li bì, khó đánh thức: cần phân biệt với bé ngủ say. Cha mẹ kêu, lay
gọi, thậm chí kích thích đau mà bé vẫn không mở mắt đáp ứng.
Nếu bé không có các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân kể trên, các bậc
phụ huynh cần chú ý các triệu chứng chính được trình bày tiếp theo.

Chương 3:
Ho – khó thở
Bé ho và khó thở trong thời gian bao lâu? Những việc tiếp theo cần
được thực hiện, ngay khi trẻ nằm yên, không quấy khóc.
- Đếm nhịp thở của bé trong vòng một phút: đặt một tay lên bụng bé,

mỗi một lần bụng nhô lên-hạ xuống được tính một nhịp. Bé có thở
nhanh khi nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên ở trẻ từ 2-12 tháng; từ 40
lần/phút trở lên ở trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi. Thở nhanh có thể là triệu
chứng quan trọng trong viêm phổi
- Nhìn dấu hiệu co lõm ngực: bình thường hai bên vùng hạ sườn đi ra
khi hít vào. Bé có dấu hiệu co lõm ngực khi hai bên vùng hạ sườn đi
vào khi bé hít vào. Co lõm ngực có thể là triệu chứng nặng trong viêm
phổi. (tham khảo video clip trên youtube về dấu hiệu này)
- Nhìn và nghe tiếng thở rít (thì hít vào): có thể liên quan đến mức độ
khó thở của bé, là biểu hiện của viêm thanh-khí quản cấp…
- Nhìn và nghe tiếng khò khè: có thể liên quan đến mức độ khó thở của
bé, là biểu hiện của viêm tiểu phế quản cấp, hen phế quản…
Nếu bé có biểu hiện của một trong các triệu chứng trên, quý phụ
huynh cần đưa ngay bé đến bệnh viện gần nhất.

Chương 4:
Tiêu chảy
Tiêu chảy được định nghĩa khi trẻ đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên
trong 24 giờ.
Trẻ tiêu chảy trong bao lâu? Từ 14 ngày trở lên được gọi là tiêu chảy
kéo dài, cần bổ sung thêm đa sinh tố và khoáng chất (bao gồm Kẽm) cho trẻ.
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

Có máu trong phân hay không? Cần theo dõi hội chứng lỵ với tác
nhân xâm lấn (kháng sinh được khuyên dùng, khởi đầu với Ciprofloxacin

trong 3 ngày).
Những việc cần làm tiếp theo là đánh giá mức độ mất nước của trẻ: trẻ
có mất nước khi có từ 2/4 triệu chứng trở lên, tiến triển nặng dần theo mức
độ: không mất nước (A)  có mất nước (B)  mất nước nặng (C):
- Tri giác: tỉnh  vật vã kích thích  li bì, khó đánh thức
- Mắt trũng: không trũng  trũng nhẹ  trũng sâu
- Uống: uống được  uống háo hức  không uống được
- Véo da bụng: mất nhanh  mất chậm  mất rất chậm
Khi trẻ có tiêu chảy, nghĩa là trẻ đang tiếp tục mất nước: vì vậy cần
thiết phải bù nước cho trẻ, mức độ mất nước sẽ giúp quyết định được lượng
lước cần bù thêm (theo phác đồ A, B hay C). Dịch sử dụng có thể là nước
Oresol, nước trắng, nước dừa, nước trái cây… Như vậy, bốn nguyên tắc mà
các bậc phụ huynh cần nhớ khi trẻ có tiêu chảy với mức độ mất nước không
đáng kể (mất nước A), có thể xử trí tại nhà:
- Bù thêm dịch
 Cho trẻ uống bất cứ khi nào trẻ muốn
 Bổ sung sau mỗi lần trẻ tiêu lỏng:
Nhỏ hơn hai tuổi: 50-100ml
Từ 2-5 tuổi: 100-200ml
- Bổ sung kẽm: trong 14 ngày
 2-6 tháng: 10 mg/ngày
 Trên 6 tháng: 20 mg/ngày
- Tiếp tục cho trẻ ăn
- Dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay: các dấu hiệu nguy
hiểm toàn thân, tiêu chảy kéo dài, có máu trong phân, mất nước B, C.

Chương 5:
Sốt
Trẻ có sốt khi nhiệt độ đo ở nách cao hơn 37.50C
Trẻ có sinh sống hoặc lui tới vùng dịch tễ sốt rét trong 6 tháng qua

không?
Trẻ có mắc bệnh sởi trong vòng 3 tháng qua không?
Cần tìm các dấu hiệu sau:
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

- Cổ gượng/ thóp phồng: bệnh rất nặng có sốt. Cần đưa trẻ đến bệnh
viện ngay.
- Dấu hiệu xuất huyết da niêm: chấm xuất huyết dưới da, chảy máu
mũi, chảy máu răng…. có thể là biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
- Chảy nước mũi và các biểu hiện của sởi:
 Ban sởi (xuất hiện sau tai rồi lan dần ra bên má, cổ, ngực, bụng và
tay chân)
 Và một trong 3 triệu chứng: ho, chảy mũi, mắt đỏ
Trẻ có các dấu hiệu trên được phân loại “Sốt giống sốt rét” và hạ sốt
bằng Paracetamol khi nhiệt độ ở nách từ 38.50C trở lên.
Trẻ không có các dấu hiệu trên được phân loại “Sốt rét” và cần được
xử trí bằng Quinine kháng sốt rét, hạ sốt.
- Nếu trẻ đã mắc sởi trong vòng 3 tháng vừa qua, cần tìm các biến
chứng của sởi:
 Loét miệng
 Chảy mủ mắt
 Mờ giác mạc
Trẻ cần được khám ngay và cho liều vitamin A phù hợp.


Chương 6:
Vấn đề về tai
Nếu có, cần hỏi xem trẻ có:
- Đau tai không?
- Có chảy dịch tai không? Trong thời gian bao lâu?
Sau đó, quý phụ huynh cần tìm:
- Dấu hiệu chảy mủ tai
- Khối sưng đau sau tai
Nếu trẻ có khối sưng đau sau tai, trẻ sẽ được phân loại vào nhóm bệnh
“viêm xương chũm”, trẻ cần được đưa ngay đến bệnh viện để cho liều kháng
sinh và paracetamol đầu tiên thích hợp.
Nếu trẻ có chảy mủ tai ít hơn 14 ngày hoặc đau tai, trẻ được phân loại
vào nhóm “nhiễm khuẩn tai cấp”. Quý phụ huynh cũng cần đưa trẻ đến bệnh
viện để được dùng kháng sinh, paracetamol và hướng dẫn cách lau khô tai
cho trẻ.
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

Chảy dịch mủ tai hơn 14 ngày được phân loại “nhiễm khuẩn tai mạn”,
trẻ cần được lau khô tai và dùng thuốc Quinolone nhỏ tai trong 2 tuần.

Chương 7:
Suy dinh dưỡng và thiếu máu
-

-


Đánh giá dinh dưỡng của trẻ dựa vào:
Dấu hiệu gầy mòn rõ rệt
Phù hai bàn chân
Cân nặng theo tuổi (dựa trên biểu đồ, “weight-for-age chart” – IMCI
2013)
Đánh giá tình trạng thiếu máu của trẻ dựa vào:
Lòng bàn tay của trẻ có nhạt không? (so sánh với mẹ)
Nếu có, trẻ có dấu hiệu thiếu máu. Cần bổ sung cho trẻ:
Sắt
Kháng sốt rét (uống) nếu trẻ có nguy cơ sốt rét cao (sống hoặc lui tới
vùng dịch tể sốt rét)
Liều Mebendazole để xổ giun cho trẻ hơn một tuổi và chưa dùng liều
nào trong 6 tháng trước đó.

Chương 8:
Tình trạng tiêm chủng, bổ sung vitamin A và xổ giun định kỳ.
Quý phụ huynh cần theo dõi lịch chủng ngừa (chương trình tiêm
chủng mở rộng hoặc dịch vụ) của trẻ và đưa bé đi chủng ngừa đúng hẹn. Bao
gồm các mũi cơ bản sau:
- Lao
- Bạch hầu – ho gà – uốn ván
- Bại liệt
- Viêm gan siêu vi B
- Sởi
Bổ sung vitamin A và xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ.

Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách



Sổ tay YHTT [01/2014]

Tài liệu tham khảo:
Nhi khoa chương trình đại học, tập 1, 2006 – NXB Y học.
IMCI, 2013 – WHO, CAH and UNICEF

C. Một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ

Chương 9:
Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa: tiêu chảy, tay chân miệng…
1. Bệnh tiêu chảy
Dịch tễ:
Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phânmiệng, phân trẻ bị bệnh tiêu chảy thường làm nhiễm bẩn thức ăn, nước
uống. Trẻ dễ mắc tiêu chảy khi ăn uống phải thức ăn , nước uống này hoặc
tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy:
- Vật chủ: nhóm tuổi cao nhất mắc bệnh nằm ở nhóm trẻ từ 6-11 tháng
tuổi. Trẻ bị suy dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch (sau bệnh sởi,
AIDS…) dễ mắc bệnh này hơn.
- Tính chất mùa: ở vùng nhiệt đới tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra
cao nhất vào mùa mưa và nóng. Tiêu chảy do Rotavirus lại xảy ra cao
nhất vào mùa khô lạnh.
- Tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy: gồm việc cho trẻ bú chai, ăn
sam (với thức ăn đặc để lâu ở nhiệt độ phòng), nước uống bị nhiễm
bẩn, không rửa tay sau khi tiếp xúc nguồn lây hoặc trước khi chuẩn bị
thức ăn, không xử lý phân (nhất là phân trẻ nhỏ) một cách hợp vệ
sinh,…
Bệnh tiêu chảy có thể lan rộng gây các vụ dịch: ghi nhận các vụ dịch

tiêu chảy trong lịch sử gây ra bởi phẩy khuẩn tả (Vibrio Cholerae 01) và
lỵ (Shigella dysenteria type I)
Tác nhân gây bệnh:
Virus: Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe dọa tính
mạng trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra còn có Adenovirus, Enterovirus, …
Vi khuẩn: Escherichia Coli gây 25% tiêu chảy cấp với 5 type, lỵ trực
trùng Shigella, Campylobacter Jejuni, Salmonella non-typhi, Vibrio
Cholerae 01…
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

Ký sinh khuẩn: lỵ amip Entamoeba histolytica, Giardia lamblia,
Cryptosporidium…
Phân loại:
Bệnh tiêu chảy được chia thành tiêu chảy cấp, hội chứng lỵ và tiêu
chảy kéo dài. Cần đánh giá mức độ mất nước (A, B, C) ở từng bệnh nhi.
Trẻ mất nước mức độ B, C cần được truyền dịch và theo dõi.
Kháng sinh được chỉ định khi trẻ tiêu chảy có máu, tiêu chảy cấp nghi
do tả (phân nhiều nước, đục như nước vo gạo, mất nước nhanh).
Phòng ngừa:
Cấp 0: ngăn chặn nguy cơ lây lan trong cộng đồng . Bao gồm sử dụng
nguồn nước sạch cho vệ sinh ăn uống, tạo thói quen rửa tay trước khi ăn,
khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh, sử dụng hố xí tự hoại và xử lí
phân trẻ nhỏ an toàn.
Cấp 1: nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ và hạn chế tiếp xúc với
nguy cơ lây bệnh. Bao gồm: nuôi trẻ bằng sữa mẹ đến 18-24 tháng tuổi,

cải thiện tập quán ăn dặm cho trẻ (4 ô vuông), chủng ngừa đầy đủ theo
lịch cho trẻ, nhất là sởi.
Cấp 2: những biện pháp phát hiện sớm và giải quyết bệnh tiêu chảy.
Gồm: biết xử trí khi trẻ bị tiêu chảy là tiếp tục cho trẻ ăn và uống Oresol,
phát hiện sớm dấu hiệu mất nước, đưa trẻ đi khám đúng lúc; cũng như
loại bỏ các tập quán sai lầm trong cộng đồng: cho trẻ nhịn ăn, nhịn uống,
kiêng các thức ăn bổ dưỡng… làm cho tiêu chảy nặng thêm.
Cấp 3: tăng cường các biện pháp hồi phục cho trẻ khi trẻ khỏi bệnh
như cho trẻ ăn thêm một bữa trong ngày ít nhất 2 tuần sau khi hết tiêu
chảy nhằm phục hồi nhanh chóng tình trạng dinh dưỡng cho trẻ, theo dõi
cân nặng cho trẻ theo biểu đồ tăng trưởng…
2. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý nhiễm khuẩn do virus lây truyền
qua đường ruột, Enterovirus gây nên. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là
virus Coxackie nhóm A và Enterovirus 71.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi. Bệnh có
thể xảy ra thành dịch hoặc các ca lẻ tẻ, trẻ em trong cùng một nhà trẻ có thể
bị lây lan một cách dễ dàng. Bệnh xảy ra quanh năm, ở nước ta ghi nhận cao
điểm từ tháng 2-4 và tháng 9-12.
Biểu hiện của bệnh gồm:
- Triệu chứng khởi phát: sốt có thể ở mức độ nhẹ, vừa hoặc cao. Đôi
khi kèm theo nôn ói, tiêu chảy phân không có máu.
- Triệu chứng toàn phát:
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]


 Sang thương da dạng bóng nước thường nổi lên trên nền hồng ban,
xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, bàn tay, bàn chân, đầu gối,
mông và cơ quan sinh dục. Các bóng nước có kích thướng nhỏ (210mm), chứa dịch trong đôi khi hơi đục. Bóng nước lành không để
lại sẹo.
 Sang thương niêm mạc: bóng nước ở niêm mạc miệng, luỡi diễn
tiến nhanh thành vết loét. Thường trẻ sẽ bú ít, ăn ít vì đau, hay
quấy khóc, chảy nước bọt liên tục.
- Giai đoạn lui bệnh: thường trong vòng 7 ngày tính từ lúc khởi bệnh,
nếu không xảy ra biến chứng, trẻ giảm sốt, ăn được, hết quấy khóc,
các vết loét ở miệng lành dần, các bóng nước ngoài ra đóng vảy.
Đa số các trường hợp bệnh tay chân miệng diễn tiến tự khỏi trong
vòng một tuần chỉ với sốt và tổn thương da niêm (độ I), không để lại di
chứng. Một số trường hợp xảy ra các biến chứng nguy hiểm (độ II, III)
gồm biến chứng thần kinh, hô hấp-tuần hoàn, có thể đe dọa đến tính
mạng bệnh nhi (độ IV). Như vậy, khi trẻ có sốt, sang thương da niêm
dạng bóng nước như mô tả ở trên, kèm theo rung giật cơ, bứt rứt, giật
mình, chới với (độ II), quý phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Phòng ngừa:
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, nhất là sau khi thay quần áo,
tã lót cho trẻ; sau khi tiếp xúc với phân, nước tiểu, nước bọt.
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
- Cách ly trẻ bệnh trong tuần lễ đầu tiên.
- Chưa có thuốc chủng ngừa cho bệnh tay chân miệng.

Chương 10:
Bệnh lây truyền theo đường hô hấp: sởi, …
Sởi
Virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae chủng Morbillivirus, chỉ gây
bệnh sốt phát ban ở khỉ và người
Bệnh lây qua đường hô hấp khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi, sổ

mũi… làm văng các chất tiết có chứa virus sởi ra ngoài không khí và những
người xung quanh hít phải. Bệnh lây lan rất nhanh ở những nơi đông người
do đó dễ gây thành dịch. Bệnh có thể lây trong vòng 5 ngày trước và 5 ngày
sau khi phát ban. Lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 2-6 tuổi.
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

Biểu hiện:
- Giai đoạn khởi phát (trước phát ban): sau khi tiếp xúc với nguồn lây
bệnh, khoảng 2 tuần, trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, chảy nước mắt, sổ mũi,
Vài ngày sau trẻ sốt cao 39-400C kèm mệt mỏi, đau cơ, đau khớp.
Trong giai đoạn này trẻ có biểu hiện “viêm long” (xuất tiết) như chảy
mũi, ho, chảy nước mắt, đổ ghèn, phù nề mi mắt. Viêm long đường
tiêu hóa gây tiêu chảy. Ngoài ra có thể gặp đốm Koplik là nhugn74
chấm trắng nhỏ ở niêm mạc má bên trong miệng.
- Giai đoạn toàn phát: khoảng 3 ngày với ban sởi xuất hiện đầu tiên ở
sau tai, lan dần ra bên má, cổ, ngực. Vị trí phát ban thường có màu
hồng nhạt hoặc tím thẫm, ấn vào thì biến mất. Trong thời gian này sốt
giảm hoặc hết sốt.
- Giai đoạn hồi phục: thông thường sau 6 ngày, ban sởi lặn theo trình tự
như lúc xuất hiện, để lại những vết thâm đen trên mặt da gọi là dấu
hiệu “vết rằn da cọp”, những vết này sẽ nhạt màu dần và biến mất
trong vòng 7-10 ngày. Trẻ ăn ngon miệng trở lại và tổng trạng hồi
phục dần
Biến chứng: Trẻ có thể có những biến chứng sau: tiêu đàm máu, viêm
tai giữa,viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản,…. Trẻ cũng có thể

bị mù do khô loét giác mạc nếu không được bổ sung đầy đủ vitamin A;
suy dinh dưỡng nặng sau sởi; viêm não, viêm cơ tim có thể dẫn đến tử
vong.
Chăm sóc: điều trị tại nhà nếu dấu hiệu bệnh nhẹ, không có biến
chứng.
- Theo dõi nhiệt độ hàng ngày
- Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 0.9% tránh nhiễm
khuẩn.
- Tắm rửa sạch bằng nước ấm để tránh nhiễm khuẩn và lở loét.
- Dinh dưỡng đầy đủ, thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là
vitamin A.
- Nên nằm phòng riêng (thoáng, sáng, tránh gió lùa).
- Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên: sốt
cao, ho nhiều, tiêu chảy nặng… hoặc ban sởi lặn hết mà trẻ còn sốt cũng
như các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt…
Phòng ngừa:
- Dùng khăn tay hoặc che miệng khi hắt hơi, ho.
- Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn.
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

- Tiêm ngừa sởi cho trẻ: theo chương trình tiêm chủng mở rộng thì mũi
1 cho trẻ từ 9-11 tháng tuổi; mũi 2 khi trẻ 6 tuổi.
- Vệ sinh nhà cửa bằng dung dịch Cloramin B hoặc xà phòng.
- Nghỉ học và không đến nơi đông người cho đến hết ngày thứ 5 sau

phát ban.

Chương 11:
Bệnh lây truyền qua loài chân khớp và gặm nhấm: sốt xuất huyết,
viêm não Nhật Bản, sốt rét…

Sốt xuất huyết Dengue và viêm não Nhật Bản đều là các bệnh lý
nhiễm virus cấp tính gây ra bởi nhóm Arbovirus họ Flaviviridae, phân bố địa
lý ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh sốt xuất huyết
Dengue lây truyền qua trung gian truyền bệnh (và cũng là kí chủ tự nhiên):
muỗi vằn (Aedes aegypti); bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền qua trung
gian muỗi Culex tritaeniorhynchus với kí chủ tự nhiên mang mầm bệnh kéo
dài trong máu là chim, heo,… Hai bệnh lý này xảy ra cao điểm vào mùa
mưa (tháng 5-10 hàng năm), có thể lan nhanh thành dịch; với tỉ lệ tử vong có
thể lên cao đến 33% (virus viêm não Nhật Bản).
1. Sốt xuất huyết
Trung gian truyền bệnh: muỗi vằn phát triển rất tốt ở nơi bùn lầy nước
đọng, hoặc những nơi tối tăm ẩm thấp chung quanh nhà. Muỗi cái hút máu
và truyền bệnh (đốt người) vào ban ngày. Sau khi hút máu người bệnh, muỗi
vằn sẽ mang và truyền virus sang người khác, sau đó virus tiếp tục phát triển
trong cơ thể muỗi chờ cơ hội tiếp tục lây truyền. Ấu trùng của muỗi vằn
(lăng quăng) phát triển rất tốt ở nhiệt độ từ 25-320C, ngay bên dưới mặt
nước đọng. Mức độ phát triển của bệnh sốt xuất huyết Dengue gia tăng với
số lượng muỗi cũng như với số lượng lăng quăng. Muỗi vằn không có khả
năng bay xa mà chỉ sống quanh quẩn gần nhà. Trong những thời điểm có
dịch, muỗi theo các phương tiện giao thông (trú ngụ trong cốp xe) để di
chuyển từ vùng này sang vùng khác và truyền virus cho người.
Ký chủ: bệnh có thể gặp ở trẻ em và người lớn, tuy nhiên trẻ em
chiếm đa số với lứa tuổi mắc bệnh cao nhất trong độ tuổi đến trường, 2-9
tuổi. Khi mắc bệnh lần đầu thì gọi là sơ nhiễm, lần hai (hoặc đã có kháng thể

Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

trong máu từ mẹ truyền sang như ở lứa tuổi nhũ nhi) thì gọi là thứ nhiễm.
Nhiễm lần hai nguy hiểm hơn lần đầu do các đáp ứng miễn dịch khiến trẻ dễ
rơi vào sốc. Ngoài ra, khả năng dễ vào sốc của trẻ còn phụ thuộc vào các yếu
tố khác: nhỏ hơn 12 tuổi, giới nữ, chủng tộc da trắng, trẻ mũm mĩm-dư
cân. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý theo dõi thật sát để kịp thời đưa trẻ
đến bệnh viện, nếu trẻ thuộc nhóm các đối tượng kể trên.
Biểu hiện: thông thường, bệnh sẽ khởi phát với sốt cao đột ngột, liên
tục 2-7 ngày hoặc thành 2 pha (sốt 1-2 ngày đầu sau đó hết sốt ngày 3-4, rồi
sốt trở lại ngày 5-6), có thể kèm theo các triệu chứng sau:
- Chán ăn, nôn ói, đau cơ, đau khớp, đau đầu
- Đau họng, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải
- Xuất huyết xảy ra vào ngày thứ 2-3 dưới nhiều hình thức: chấm xuất
huyết ngoài da, bầm vết chích, mảng xuất huyết …
- Diễn tiến tự nhiên của sốt xuất huyết Dengue không sốc thường nhẹ,
lui bệnh sau khoảng 1 tuần.
Dấu hiệu cảnh báo: bệnh có thể trở nặng vào ngày thứ 3-5, do đó các
dấu hiệu cảnh báo vào sốc của trẻ là những dấu hiệu mà quý phụ huynh cần
biết để đưa trẻ đến bệnh viện ngay; vì sốc là một trường hợp cấp cứu cần
được đánh giá và xử trí kịp thời. Bao gồm:
- Bứt rứt, vật vã, quấy khóc liên tục
- Sốt giảm đột ngột
- Tiểu ít
- Xuất huyết niêm mạc nhiều: chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, nôn

ra máu, tiêu phân đen,…
Xét nghiệm: tại bệnh viện trẻ sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm như
xét nghiệm máu, tìm kháng nguyên NS1 của virus Dengue, siêu âm bụng
để tìm tràn dịch màng bụng… Các xét nghiệm này sẽ củng cố chẩn đoán
cho người thầy thuốc để có hướng xử trí phù hợp.
Chăm sóc trẻ tại nhà: với những trường hợp nhẹ không có dấu hiệu
cảnh báo, trẻ có thể được theo dõi tại nhà. Quý phụ huynh cần chú ý:
- Bồi hoàn nước cho trẻ, tốt nhất qua đường uống, càng nhiều càng tốt
nếu trẻ còn khả năng chịu được. Dung dịch bồi hoàn có thể là nước
Oresol, nước trắng nước trái cây,… Nếu trẻ nôn ói, nên đút nước cho
trẻ chậm lại. Nếu trẻ vẫn nôn ói quá nhiều, cần đưa trẻ đến bệnh viện
để truyền dịch.
- Hạ sốt khi trẻ sốt cao từ 390C trở lên bằng cách lau mát (bằng nước
ấm thấp hơn thân nhiệt trẻ từ 2-30C), thuốc Paracetamol cách nhau
mỗi 4-6 giờ. Không dùng Aspirin, Ibuprofen để hạ sốt vì có thể gây
xuất huyết thêm.
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

Phòng ngừa: Hiện nay, sốt xuất huyết Dengue vẫn chưa có thuốc điều
trị đặc hiệu và thuốc chủng ngừa. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý các
biện pháp vệ sinh môi trường xung quanh nhà, bao gồm: dọn dẹp các nơi
bùn lầy nước đọng, đậy kín lu vại chứa nước, nuôi cá diệt lăng quăng, diệt
muỗi, ngăn muỗi đốt bằng cách ngủ mùng kể cả ban ngày…
2. Viêm não Nhật Bản
Nguồn bệnh: ở Việt Nam có hai nhóm chim có khả năng truyền bệnh:

nhóm chim sống trong làng mạc, lũy tre, trên cây ăn quả như chim bông lau,
chim rẻ quạt, chim sẽ nhà, liêu điêu, chim khách, chim chích chòe; và nhóm
chim kiếm ăn ngoai đồng ít vào trong làng như cò, quạ, sáo, cu gáy, chèo
bẻo. Ngoài ra còn một số loại súc vật khác bị nhiễm virus tiềm tàng như cò
đêm, gà, bò sát (rắn, thằn lằn, rùa), dê, bò, ngựa, heo…
Trung gian truyền bệnh: Muỗi Culex cái có thể truyền virus từ đời mẹ
sang đời con. Muỗi sinh sản phát triển ở vùng đồng ruộng, đốt chim, gia súc
và người. Muỗi ưa hoạt động trong và quanh nhà, hút máu về đêm từ 18 đến
22 giờ, giảm dần và ngừng hoạt động lúc 8 giờ sáng. Chim rất dễ nhiễm
trùng máu với nồng độ cao và dài ngày nhưng không mắc bệnh. Heo tham
gia dây chuyền truyền bệnh thường ở dạng nhiễm virus thể ẩn, tuy nhiên vì
nồng độ virus trong máu heo rất cao nên có khả năng truyền virus cho muỗi.
Ngựa và người cũng bị nhiễm virus nhưng ít có thể lây truyền bệnh được.
Ký chủ: người là ký chủ tình cờ. Bệnh có thể gặp ở trẻ em và người
lớn, tuy nhiên trẻ em thường mắc bệnh hơn, nhất là lứa tuổi 3-15 tuổi, cao
gấp 5-10 lần so với người lớn. ở Việt Nam, trẻ mắc bệnh thường ở lứa tuổi
từ 2-7 tuổi, nông thôn nhiều hơn thành thị, đồng bằng nhiều hơn rừng núi.
Mùa: bệnh xảy ra vào mùa hè nóng bức, ở Việt Nam vào các tháng 67-8, ca lẻ tẻ hơn là thành dịch. Ở miền Bắc nước ta, thỉnh thoảng bệnh phát
triển thành dịch vào cuối mùa mưa khi mật độ muỗi đạt mức tối đa. Dịch
thường ngắn hạn, từ hai đến ba tháng.
Biểu hiện: sau thời gian ủ bệnh 5-15 ngày (từ khi muỗi đốt đến lúc có
triệu chứng đầu tiên), bệnh khởi phát kéo dài 1-4 ngày với hai hội chứng là
hội chứng nhiễm trùng và hội chứng tinh thần kinh.
- Hội chứng nhiễm trùng gồm các triệu chứng giống cảm cúm với sốt
38-390C, ho, khó thở, có thể kèm tiêu chảy và nôn ói.
- Hội chứng tinh thần kinh với rối loạn tinh thần là chủ yếu, trẻ mất
ngủ, quấy khóc nhiều, hoặc ngủ gà ngủ gật, thay đổi tính tình; ngoài
ra, trẻ có thể có triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật với những cơn
đỏ bừng mặt hoặc tái nhợt, vã mồ hôi; trẻ có hội chứng màng não kèm
theo khi xuất hiện đau đầu, nôn vọt, sợ ánh sáng. Thời kỳ toàn phát,

Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

trẻ có biểu hiện nhiễm trùng kịch liệt trong tuần lễ đầu: trẻ sốt cao hơn
390C, xuất hiện đột ngột những cơn co giật kiểu động kinh, tái diễn
nhiều lần trong ngày, lúc đầu giật nửa người sau lan ra toàn thân, co
cứng cơ tăng dần sau đó đi vào lơ mơ, li bì, mê sàng, ngủ nhiều, hôn
mê sâu.
Diễn tiến: bệnh có thể diễn tiến tối cấp trong vòng 1-2 ngày, trẻ tử
vong trong bệnh cảnh suy hô hấp hoặc trụy tim mạch. Nếu bệnh diễn tiến
cấp tính qua các thời kì ủ bệnh, khởi phát và toàn phát như kể trên, thì sẽ xảy
ra 3 hướng: trẻ tử vong trong tuần lễ đầu, khỏi hoàn toàn hoặc sẽ để lại di
chứng.
Điều trị trong giai đoạn cấp tính: hiện nay, trừ một số ít virus như
Herpes, các virus khác chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chủ yếu là hồi sức
cấp cứu và điều trị triệu chứng
Phòng ngừa: Viêm não Nhật Bản là một bệnh cảnh nặng, có thể để lại
cho trẻ những di chứng nặng nề về phát triển tâm thần-vận động-nhân cáchthần kinh. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên đã có
vắc-xin phòng bệnh, đây là biện pháp giám sát bệnh thực tế nhất. Ở Việt
Nam, vắc-xin được dùng cho trẻ từ 3-15 tuổi, tiêm hai lần cách nhau 7-14
ngày, mũi thứ ba nhắc lại sau 1 năm, sau đó nhắc lại mỗi 3-4 năm. Ngoài ra,
giám sát các vật chủ trung gian gây bệnh cũng nên được thực hiện. Ở nước
ta nên diệt muỗi Culex tritaeniorhynchus; chống muỗi đốt cá nhân; cải tiến
phương pháp canh tác: tháo nước ruộng sao cho muỗi không sinh sản được
mà không ảnh hưởng canh tác; nuôi heo xa nhà vì heo là ổ chứa, muỗi đốt
heo sẽ lan tràn virus ra xa.

3. Sốt rét
Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium
spp. gây ra, thường gặp ở các quốc gia vùng nhiệt đới. Bệnh lây lan chủ yếu
từ người này sang người khác qua trung gian muỗi Anopheles (muỗi đòn
xóc). Ký sinh trùng sốt rét sống chủ yếu trong hồng cầu máu và gây nên một
bệnh toàn thân, có thể có tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Biểu hiện
điển hình thường là cơn sốt rét (từ rét đến sốt rồi vã mồ hôi), có kèm ganlách to hoặc thiếu máu. Ngoài ra còn có những thể lâm sàng rất nặng có thể
gây tử vong như sốt rét thể não, sốt rét tiểu huyết sắc tố, suy thận, suy gan,
trụy tim mạch. Bệnh tiến triển có chu kỳ và hạn định nếu không bị tái nhiễm.
Ký sinh trùng sốt rét gây miễn dịch đặc hiệu nhưng không bền vững. Bệnh
lưu hành địa phương, chưa có vắc-xin phòng bệnh, có thuốc điều trị đặc hiệu
và có thể phòng chống được. Ở nước ta, bệnh lưu hành chủ yếu vùng rừng,
đồi, núi, ven biển nước lợ; bệnh xảy ra quanh năm, chủ yếu vào mùa mưa.
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

Trung gian truyền bệnh: Có rất nhiều loài Anopheles trên thế giới
nhưng chỉ có khoảng 50 loài tham gia vào việc lan truyền bệnh. Ở Việt Nam,
các loại muỗi thường gặp là Anopheles minimus, A. sundaicus, A.
balabacensis, A.subpictus. Muỗi đòn xóc thường sống trong nhà, gần người,
sinh sản vào mùa mưa nên sốt rét hay gia tăng vào tháng 4-10 hàng năm.
Vấn đề diệt muỗi hiện nay cũng gặp khó khăn do muỗi cũng kháng thuốc.
Sự tiêu diệt càng khó khăn hơn nhất là đối với những loại muỗi không chỉ
sống gần nhà mà thôi, ví dụ như A. balabacensis, có nơi sinh sản rất tản mát,
xa xôi nên khó diệt được hết lăng quăng.
Biểu hiện: sốt rét được phân thành hai nhóm là sốt rét thể thông

thường và sốt rét ác tính.
- Sốt: có thể điển hình với ba giai đoạn rét run – sốt – vã mồ hôi hoặc
không điển hình như sốt không thành cơn, ớn lạnh, gai rét (người sống
lâu trong vùng sốt rét); sốt liên tục hoặc dao động (trẻ em, người sốt
rét lần đầu) và các dấu hiệu khác: thiếu máu, gan-lách to…
- Sốt rét ở trẻ em: bệnh cảnh cổ điển của sốt rét cơn ít gặp ở trẻ em,
ngay cả ở những đợt tấn công đầu tiên trên trẻ chưa có miễn dịch. Trẻ
có vẻ mệt mỏi, từ chối ăn, buồn nôn, nôn ói nhiều, đôi khi nôn ói mật
xanh, có thể kèm tiêu lỏng xanh nâu, Trẻ nhỏ hay bứt rứt, quấy khóc.
Nhiệt độ tăng cao dần, đa số sốt khá cao, 400C, mặt đỏ, thở nhanh, đôi
khi nhiệt độ không quá cao cũng có biểu hiện co giật. Cơn co giật chỉ
kéo dài vài phút nhưng phản ánh tình trạng kích thích của não. Trẻ
không vào mê sâu sau cơn co giật mà tỉnh lại nhanh chóng. Các tác
giả ở Phi Châu đề nghị chẩn đoán sốt rét thể não khi có trên 2 cơn co
giật trong ngày và hôn mê trên 30 phút, sau một cơn co giật toàn thân.
- Dấu hiệu dự báo sốt rét ác tính:
 Rối loạn ý thức nhẹ, thoáng qua (li bì, cuồng sảng, vật vã…)
 Sốt cao liên tục
 Rối loạn tiêu hóa: nôn ói, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng
cấp.
 Đau đầu dữ dội
 Mật độ ký sinh trùng trong máu cao: từ 100.000 kst/microlit máu
trở lên.
 Thiếu máu nặng: da xanh, niêm mạc nhợt.
Như vậy, nếu trẻ đang ở hoặc đã đến vùng sốt rét lưu hành (các tỉnh
thành có rừng, đồi, núi, ven biển nước lợ như Bình Phước, duyên hải miền
Trung, Tây Nguyên…) với triệu chứng như trên, quý phụ huynh cần đưa trẻ
đến bệnh viện để được điều trị thuốc kháng sốt rét phù hợp. Quý phụ huynh
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ

quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

cũng cần lưu ý các dấu hiệu dự báo sốt rét ác tính để kịp thời thông báo cho
nhân viên y tế trường hợp nặng của trẻ.
Phòng chống sốt rét:
- Các biện pháp bảo vệ cá nhân: vật lý (tránh muỗi đốt, nằm màn, mặc
quần áo dài…), sinh học (nuôi cá diệt lăng quăng…), hóa học (phun
hóa chất, hương muỗi,…)
- Thuốc điều trị kháng sốt rét: điều trị mở rộng áp dụng ở các vùng
đang có dịch, cấp thuốc tự điều trị cho người vào vùng sốt rét lưu
hành nặng trên 1 tuần…

Chương 12:
Co giật và các bệnh nhiễm thần kinh khác
Co giật là rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em với tần suất 3-6%
trẻ. Tỉ lệ co giật cao nhất ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, không có sự khác biệt về giới
tính.
Nguyên nhân co giật có sốt: thường là co giật có nguyên nhân kích
gợi (provoked seizure) với yếu tố nhiễm khuẩn chiếm ưu thế.
- Do nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương như viêm não, viêm màng
não, áp-xe não, sốt rét thể não,…
- Co giật trong lỵ, co giật trong viêm dạ dày-ruột.
- Co giật do sốt: sốt (thường trên 380C) có thể do nhiễm khuẩn hô hấp
trên, viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu,… Co giật do sốt là
cơn co giật ở trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ, thường xảy ra từ 3 tháng đến 5
tuổi, đi kèm với sốt mà không phải do nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung
ương hoặc một nguyên nhân xác định nào khác (theo Cnsensus

Conference 1980)
Ngoài ra, co giật còn có 2 dạng nữa là co giật không sốt có nguyên
nhân kích gợi và co giật không có nguyên nhân kích gợi. Tuy nhiên trong
khuôn khổ sổ tay về bệnh nhiễm khuẩn này, tác giả xin phép không đề cập
đến.
Lời khuyên cho các bậc phụ huynh khi trẻ có cơn co giật: khi trẻ xuất
hiện các triệu chứng co giật các bậc phụ huynh cần giữ bình tĩnh và không
nên sợ hãi, vì phần lớn các cơn co giật chỉ kéo dài vài phút và không đe dọa
tính mạng. Mặc dù chúng ta không thể làm ngưng cơn co giật, song có thể
giúp trẻ bằng các bước sau:
Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách


Sổ tay YHTT [01/2014]

-

Không để trẻ một mình. Kêu gọi người giúp đỡ
Đặt trẻ nằm xuống nơi rộng rãi và an toàn
Nới lỏng áo ở quanh cổ, đặt gối dưới đầu trẻ nếu được.
Không nên cho bất cứ thứ gì vào trong miệng hoặc cố gắng nạy răng
của trẻ.
Nếu có nhiều nước bọt hoặc trẻ nôn ói thì xoay trẻ nằm nghiêng sang
bên để dẫn lưu
Không được đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kềm chế cơn co giật
Khi cơn đã qua, trẻ có thể sẽ lú lẫn hoặc buồn ngủ và cần được sự che
chở
Nhét thuốc hạ sốt qua hậu môn nếu trẻ sốt

Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu
 Đây là cơn co giật đầu tiên
 Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, hoặc ngắn hơn nhưng nhiều cơn
ngắn liên tiếp
 Trẻ khó thở sau cơn co giật hoặc không hồi phục sau cơn
 Có chấn thương trong khi lên cơn co giật.

Tài liệu tham khảo:
Nhi khoa chương trình đại học, tập 1, 2006 – NXB Y học.
Sách bệnh học truyền nhiễm, xuất bản lần thứ 3, 2006, NXB Y học.
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất
huyết, 2013 – Bộ Y tế
Harrison’s Principles of Internal Medicine, 18th edition.

Tài liệu này được tổng hợp từ các nguồn sách bệnh học
và biên soạn PHI THƯƠNG MẠI nhằm phục vụ
quý độc giả không có điều kiện mua sách



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×