DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1: Hình ảnh minh họa dầu thô ..................................................................................... 2
Hình 2:Tràn dầu tại Quy Nhơn tháng 7/2013 ....................................................................... 4
Hình 3: Dầu vón cục tại biển Vũng Tàu tháng 03/2014....................................................... 7
Hình 4: Chim biển chết khi sống trong vùng biển nhiễm dầu.............................................. 8
Hình 5:Tràn dầu do rò rỉ từ tàu thuyền ................................................................................. 9
Hình 6: Nước giếng nhiễm dầu tại Quảng Bình tháng 12/2017 ........................................... 9
Hình 8:Trước và sau khi sử dụng Cellusorb để hút dầu trong nước .................................. 10
Hình 9:Sử dụng Cellusorb để hút dầu ................................................................................ 11
Hình 10: Sơ đồ hệ thống lọc bụi tĩnh điện.......................................................................... 13
Hình 11:Đất nhiễm dầu ...................................................................................................... 14
Mục Lục
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................... 2
I. Giới thiệu chung và tình hình ô nhiễm dầu mỏ ở Việt Nam ................................. 3
II. Tác động của dầu mỏ đối với môi trường nước .................................................... 5
1.
Nguyên nhân................................................................................................... 5
a. Trên đất liền.................................................................................................... 5
b. Trên biển......................................................................................................... 6
2.
Ảnh hưởng của tràn dầu ................................................................................. 7
a. Ảnh hưởng tới môi trường ............................................................................. 7
b. Tràn dầu ảnh hưởng tới đất ............................................................................ 8
c. Ảnh hưởng tới con người ............................................................................... 8
3.
Biện pháp phòng ngừa.................................................................................... 9
a. Biện pháp tạm thời ......................................................................................... 9
b. Biện pháp lâu dài .......................................................................................... 10
III. Tác động của dầu mỏ đối với môi trường không khí .......................................... 11
1.
Ô nhiễm không khí do khí thải ..................................................................... 11
a. Nguyên nhân................................................................................................. 11
b. Biện pháp phòng ngừa.................................................................................. 12
2.
Ô nhiễm môi trường không khí do bụi ......................................................... 12
a. Nguyên nhân................................................................................................. 12
b. Biện pháp phòng ngừa.................................................................................. 13
IV. Tác động của dầu mỏ với môi trường đất ............................................................ 13
1.
Nguyên nhân: ............................................................................................... 13
2.
Biện pháp phòng ngừa.................................................................................. 14
a. Biện pháp tạm thời ....................................................................................... 14
b. Biện pháp lâu dài .......................................................................................... 15
V. Kết luận ................................................................................................................ 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 20
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Song song với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là sự phát triển
không ngừng của việc tìm kiếm và sản xuất, tinh chế các nguồn nguyên nhiên liệu
phục vụ cho các hoạt động phát triển. Trong đó tinh chế dầu mỏ là một nguồn
nguyên nhiên liệu chủ chốt. Hoạt động tinh chế dầu mỏ hiện nay ngày càng phát
triển nó đã giải quyết được rất nhiều vấn đề xã hội như: đảm bảo cung cấp nguyên
nhiên liệu, tránh khan hiếm, thu hút đầu tư, tăng GDP cho quốc gia, tạo công ăn
việc làm cho phần lớn các công nhân trong xã hội, góp phần vào công cuộc phát
triển đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân....
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều vấn đề bất lợi do hoạt động này
mang lại đó là vấn để gia tăng ô nhiễm môi trường, góp phần gây biến đổi khí hậu
toàn cầu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân... nguyên nhân chính của các ảnh
hưởng đó là việc kiểm soát ô nhiễm chưa chặt chẽ, chưa tốt và chưa đảm bảo được
yêu cầu nó sẽ gây ảnh hưởng lớn cho không chỉ thế hệ hiện tại mà còn tiềm ẩn khó
kiểm soát cho các thế hệ tương lai.
Hình 1: Hình ảnh minh họa dầu thô
2
I.
-
Giới thiệu chung và tình hình ô nhiễm dầu mỏ ở Việt Nam
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại
và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở...
cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường
cung cấp. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá
trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng,
chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình
vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con
người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn.
Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi
trường
-
Việc khai thác dầu mỏ là hoạt động mang lại lợi ích rất lớn về kinh tế cho các quốc
gia giàu khoáng sản này. Bên cạnh lợi ích về kinh tế như vậy thì quá trình khai thác, vận
chuyển dàu mỏ cũng là hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường. Do đặc điểm dầu là một
chất phức tạp, là một chất hữu cơ cao phân tử nên khi xảy ra sự cố tràn dầu thì sẽ tác động
làm ảnh hưởng đến môi trường trong một thời gian dài và rất khó xử lý
-
Trong quá trình triển khai các dự án thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí, nhiều
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có thể xảy ra, thậm chí đôi khi có thể trở thành các thảm
hoạ đối với đời sống, sinh hoạt của con người và gây ngừng trệ hoạt động sản xuất, kinh
doanh đối với nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Do vậy, công tác bảo vệ môi trường nói chung
và các biện pháp tổ chức kỹ thuật nói riêng nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và giảm
thiểu đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường, được đặc biệt coi trọng khi
triển khai thực hiện các dự án này. Các nguồn gây nhiễm chính xảy ra khi tiến hành các
hoạt động khảo sát địa chấn, hoạt động khoan, hoạt động khai thác dầu khí và hoạt động
lắp đặt các công trình thu gom, xử lý, vận chuyển dầu khí như lắp đặt giàn đầu giếng, giàn
công nghệ, đường ống dẫn dầu khí...
-
Ảnh hưởng của dầu mỏ với môi trường chủ yếu tác động vào môi trường đất, nước
và môi trường. Vấn đề ô nhiễm dầu trên biển Đông nói chung và ô nhiễm dầu trên biển
Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài lo lắng của thê giới.
3
-
Vào những ngày cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm 2007, tại khu vực biển Trung
Trung Bộ từ Hội An tới tận Quảng Bình đã xuất hiện hiện tượng dầu tràn trôi dạt vào
các bãi biển Trung Trung Bộ. Hội An là tâm điểm của dầu loang, với xuất phát của
các vết dầu hầu hết ở phía đông bắc Cù Lao Chàm. Các bãi biển lân cận ở Đà Nang
và Điện Bàn cũng thuộc Quảng Nam, ảnh hưởng dầu nhưng nhẹ hơn.Vệt dầu cũng
kéo dài dọc các bờ biển Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Yên với
mức độ ít.
-
Khu vực phát hiện đầu tiên là bãi Cửa Đại, Hội An. Theo báo cáo của cơ quan
thường trực tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu
vực 2 và Bộ Tham mưu Bộ đội Biên phòng, từ chiều 30/1 đến sáng 2/2/2007, dọc bờ
biển từ xã Điện Ngọc (huyện Điện Bàn) đến xã Tam Hoà (huyện Núi Thành, Quảng
Nam) và bãi biển Non Nước (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nằng) đã xuất hiện dầu màu đen,
đóng thành tùng mảng giống nhựa đường trôi dạt vào bờ biển, tập trưng nhiều ở ven
biển phường Cửa Đại và phường Cấm Sơn (Hội An, Quảng Nam). Ở Hội An, hiện
tượng dầu tràn lên bờ xảy ra từ chiều ngày 30/1/2007, suốt dọc tuyến bờ biển từ Điện
Dương đến Hội An đất cán đều bị quắt lại, vón cục. Đến sáng hôm sau thì cả vùng này
dày đặc dầu kết thành hình khối đặc quánh, đen kịt và có mùi hắc.
Hình 2:Tràn dầu tại Quy Nhơn tháng 7/2013 (Nguồn: Internet)
4
Tác động của dầu mỏ đối với môi trường nước
II.
Sự cố tràn dầu
Nguyên nhân của việc ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do sự cố tràn dầu. Sự
-
cố tràn dầu xuất phát từ dầu và chất than đốt từ các tàu chở dầu thải hoặc các giếng
khoan, từ các xà lan hoặc từ các tàu, do sự bật hơi hoặc rạn nứt mối hàn của ống dầu
Trên thế giới hiện nay vấn đề tràn dầu rất được quan tâm. Việc tìm ra hướng xử lý
-
và khắc phục sự cố này là rất cần thiết, một mặt tránh gây lãng phí trong thời điểm
nguồn tài nguyên này đang bị cạn kiệt và quan trọng hơn là tránh gây tổn hại tới môi
trường.
-
Tràn dầu là hiện tượng xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác,
vận chuyển, chế biến, phân phối, tang trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Ví dụ,
các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, mở đường ống, mở bể chứa, tai nạn đâm và gây thủng
tàu, đắm tàu, sự cố tại các giàn khoan dấu khí, cơ sở lọc dầu... làm cho dầu và sản
phẩm dầu thoát ra ngoài gây ô nhiêm môi trường ảnh hưởng xấu đến sinh thái và thiệt
hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến khai thác và
sử dụng các tài nguyên thủy sản, lượng dầu tràn ra tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên
có thể coi là tràn dầu.
1.
a.
Nguyên nhân
Trên đất liền
- Rạn nứt các thể tích các ống dẫn dầu: có thế do động đất, các mối hàn không đảm
bảo chất lượng nên xảy ra trường hợp rạn nứt mối hàn... khiến dầu bị tràn ra môi
trường.
- Do phụt bể chứa: Các bể chứa chỉ có một thể tích nhất định, khi lượng dầu được xả
vào bể quá mức sẽ gây ra hiện tượng tràn hoặc do sự thay đổi thời tiết làm cho thể
tích dầu tăng lên cũng là nguyên nhân làm dầu từ các bể chứa trào ra.
- Rò rỉ từ quá trình tinh chế, lọc dầu.
- Rò rỉ từ quá trình khai thác, thăm dò trên đất liền.
5
b.
Trên biển
- Rò rỉ từ các tàu thuyền hoạt động ngoài biển và trong các vịnh: Các tàu thuyền
đều sử dụng nguồn nhiên liệu là dầu do đó khi các bình chứa dầu của thuyền không
đảm bảo chất lượng khiến dầu bị rò rỉ ra biển.
- Rò rỉ từ các giếng khoan dầu trên vùng biển thềm lục địa: Công tác xây dựng
không đảm bảo làm cho dầu từ các giếng này đi ra môi trường.
- Các sự cố tràn dầu do tàu và sà lan trở dầu bị đắm hoặc va đâm: Đây là nguyên
nhân rất nguy hiển không những tổn thất về mặt kinh tế, môi trường mà còn đe dọa tới
tính mạng con người.
Bảng 1:Các nguồn gây ô nhiễm do dầu trên thế giới
Nguồn gốc tràn dầu
Tỷ lệ (%)
Từ các hoạt động tàu thuyền
33
Do chất thải công nghiệp và dân dụng đổ ra biển
37
Dầu từ các tai nạn, sự cố giao thông đường thủy
12
Dầu từ khí quyển
9
Dầu rò rỉ từ lòng đất
7
Dầu từ các hoạt động dầu khí( thăm dò - khai thác)
2
(Nguồn: Woodward - Ciyde, 1995)
Bảng 2: Thống kê lượng dầu tràn một số năm ở Việt Nam
Nguồn
Đơn vị
tính
Năm 1992
Năm 1995
Năm 2000
Giàn khoan ngoài khơi
Tấn
200
270
550
Nguồn từ đất liền
Tấn
4040
5300
7500
Sự cố hàng hải
Tấn
500
500
1500
6
Tàu chở dầu
Tấn
2300
3500
7500
Hoạt động cảng
Tấn
340
450
600
Tổng
Tấn
7380
10020
17650
(Ngụôn: Cục Môi trường, TRIMAR - AB, Thụy Điên, 1995)
2.
a.
Ảnh hưởng của tràn dầu
Ảnh hưởng tới môi trường
Sự cố tràn dầu làm ảnh hưởng đến môi trường đất, khí và đặc biệt gây nguy hại
nghiêm trọng môi trường nước do hầu hết các vụ tràn dầu xảy ra trên biển hay các kênh
rạch nơi có tàu thuyền qua lại.
Khi sự cố tràn dầu xảy ra trên đất hoặc trên nước, không chỉ làm ô nhiễm môi
trường hiện tại mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài về sau. Khi dầu tràn
trên đất và trên nước xâm nhập vào bờ biển và bờ sông nếu không được xử lý thi để càng
lâu dầu càng ngấm sâu. Một thời gian sau có thể trên mặt đất không còn dấu hiệu của dầu
do bị nước thủy triều rửa trôi hay bị các lớp đất khác lấp lên, nhưng thực chất phần lớn
lượng dầu tràn đã ngấm sâu xuống dưới, không thể tự phân hủy, làm nhiễm độc lâu dài
môi trường đất và nước ngầm.
Hình 3: Dầu vón cục tại biển Vũng Tàu tháng 03/2014( Nguồn: internet)
7
Hình 4: Chim biển chết khi sống trong vùng biển nhiễm dầu( Nguồn: internet)
Tràn dầu ảnh hưởng tới đất
b.
Ảnh hưởng tới sự nảy mầm: khi dầu nhiễm vào đất thì sẽ và tác động lên cây trồng
-
làm chậm và giảm tỷ lệ nảy mầm của cây.
-
Ảnh hưởng lên sự phát triển: Chiều cao của cây ở đất nhiễm dầu chỉ bằng 20-30%
chiều cao cực đại của cây trên đất không nhiễm dầu.
-
Ảnh hưởng tới sinh khối khô: Mức độ ô nhiễm tỷ lệ nghịch với sinh khối khô do
ảnh hưởng độc hại trên quá trình sinh trưởng bởi các hoạt chất độc hại lẫn tính chất
hóa lý của đất và các họp chất sinh học và do mức độ ảnh hưởng của sự tổng họp và
vận chuyển các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sống trong cây.
Ảnh hưởng tới sự vận chuyển dinh dưỡng: Xử lý ô nhiễm dầu tương quan với nồng
-
độ chất dinh dưỡng trong cây.
Ảnh hưởng tới con người
c.
-
Khi dầu tràn ngấm vào nước ngầm nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con
người.
8
-
Ảnh hưởng lâu dài khó đánh giá hết được: Ô nhiễm môi trường đất, nước và khí
làm nhiễm độc các loài thực vật, động vật và cũng là nguồn thức ăn cho con người,
làm cạn kiệt nguồn nước sạch.
Hình 5:Tràn dầu do rò rỉ từ tàu thuyền( nguồn: internet)
Hình 6: Nước giếng nhiễm dầu tại Quảng Bình tháng 12/2017( nguồn:
internet)
3.
Biện pháp phòng ngừa
a.
Biện pháp tạm thời
-
Các doanh nghiệp, địa phương cần xây dựng kế hoạch, các phương án ứng cứu sự
cố trong phạm vi hoạt động của mình tại nơi có khả năng xảy ra sự cố nhất, đặc biệt là các
9
khu vực cảng, khu khai thác và lưu trữ dầu khí, bể xăng.. .nhằm chủ động đối phó với tình
huống xảy ra.
-
Xây dựng tổ chức với các trang thiết bị kỹ thuật phù họp để đối phó tràn dầu xảy ra
trong phạm vi địa bàn quản lý của mình.
-
Hàng năm, cần tổ chức tập huấn, thao diễn kỹ thuật nhằm kiểm tra, điều chỉnh và
nâng cao khả năng ứng xử của hệ thống đối phó cơ sở, phù họp với hoàn cảnh thực tế.
-
Thường xuyên kiểm tra công nghệ, quy trình sản xuất, vận hành, nâng cao tính an
toàn trong các hoạt động có khả năng gây sự cố tràn dầu.
b.
Biện pháp lâu dài
- Chất hút dầu trên mặt nước"Cellusorb" là chất siêu thấm có khả năng hấp thụ các
hỗn họp dầu tràn vãi ở mọi dạng nguyên, nhũ hóa từng phần hay bị phân tán trên mặt nước.
Cellusorb có khả năng hút tối đa gấp 18 lần trọng lượng bản thân, đặc biệt thích hợp cho xử
lý tràn vãi dầu trên mặt nước. Cellusorb có đặc tính chỉ hút dầu chứ không hút nước. Trong
qui trình sản xuất, các xơ bông của Cellusorb trải qua công đoạn được phun phủ một lớp
parafin mỏng. Chính lớp parafin này làm cho các xơ bông của Cellusorb kị nước. Nhưng
khi tiếp xúc với dầu (kể cả dầu nhũ tương trong nước), lớp bọc bằng parafin đó bị phá vỡ
rất nhanh để cho các xơ bông tiếp xúc ngay với dầu và hút dầu. Cellusorb được sử dụng ở
các khu vực cảng, cầu tàu, vịnh, bãi biển, rừng ngập mặn... và bất cứ nơi nào có nguy cơ
xảy ra sự cố tràn dầu trên nước. Khác với nhiều loại chất thấm khác, Cellusorb có thể hút
triệt để váng dầu, làm mất hoàn toàn lớp óng ánh trên mặt nước.
Hình 8:Trước và sau khi sử dụng Cellusorb để hút dầu trong nước( nguồn:
internet)
10
Hình 9:Sử dụng Cellusorb để hút dầu ( nguồn: internet)
III.
Tác động của dầu mỏ đối với môi trường không khí
Ô nhiễm không khí do khí thải
1.
Nguyên nhân
a.
-
Khí thải và phát thải khí thải từ ngành dầu mỏ là kết quả chủ yếu từ quá trình đốt
cháy khí gas và dầu diesel dùng cho tua bin, nồi hơi, máy nén và các động cơ nhiệt và
năng lượng khác.. Các khí phát thải chủ yếu là CO, CO2. NOx. Khí thải cũng được phát
sinh từ nồi hơi thải nhiệt của một số quá trình như quá trình tái sinh các chất xúc tác
hoặc đốt phần than cốc ở dạng lỏng. Khí thải cũng được phát thải từ ống khói vào khí
quyển từ các công đoạn thổi nhựa đường, từ việc tuần hoàn chất xúc tác trong công đoạn
Cracking xúc tác bằng chất lỏng (FCCU) và lượng dư thừa của quá trình Cracking, và
một lượng nhỏ oxit lưu huỳnh.
-
Sự phát thải nhất thời trong quá trình tinh chế dầu mỏ liên quan tới ống thông hơi,
rò rỉ đường ống, van, đầu nối, quá trình nạp khí vào bình, hệ thống vận chuyển khí, van
giảm áp lực... Tùy thuộc vào từng nhà máy mà khí thải không bền vững có thể là một
trong các loại khí sau:
Hydro;
Metan;
Các chất hữu cơ dễ bay hơi(VOCs): benzen, methanol, etanol,
11
MTBE....;
Các chất vòng thơm ngưng tụ (PAHs) và các hợp chất hữu cơ bán bay
hơi;
Các khí vô cơ, bao gồm các khí axit HCl, H2S, SO2, CO....
Biện pháp phòng ngừa
b.
Dựa trên quá trình và sơ đồ thiết bị công nghệ, xác định các đường ống và
-
thiết bị có khả năng phát thải lượng khí VOCs, ưu tiên việc thực hiện quá trình
giám sát bằng các thiết bị phát hiện dòng khí, tiến hành bảo dưỡng hoặc thay thế
các thiết bị khi cần thiết.
-
Lựa chọn các van, đường ống, thùng chứa phù hợp, tránh rò rỉ trong quá
trình vận chuyển và lưu trữ.
-
Quá trình thiêu đốt khí phải tiến hành ở nhiệt độ cao (khoảng 800°C) để
đảm bảo tiêu hủy hoàn toàn các thành phần như các axit hữu cơ, các hợp chất của
phenol, giảm thiểu khí thải và ảnh hưởng do mùi;
-
Xem xét việc sử dụng máy lọc khí trong ống khói hoặc lỗ thông hơi để loại
bỏ dầu và các sản phẩm của quá trình oxy hóa từ trong các hơi, sương thoát ra từ
các quá trình cụ thể như sản xuất nhựa đường;
-
Lắp đặt các thiết bị thu hồi các khí benzen, methanol, etanol, MTBE....
-
Giảm thiểu phát thải thông qua khử lưu huỳnh của nhiên liệu, giám sát các
công đoạn hoặc quá trình sử dụng lượng lớn lưu huỳnh hoặc có sử dụng các thiết bị
kiểm soát sự phát thải.
-
Cài đặt thiết bị lọc ở dạng hơi, sương mù để loại bỏ axit sunfuric ở dạng
sương mù
2.
a.
Ô nhiễm môi trường không khí do bụi
Nguyên nhân
Phát thải bụi từ quá trình lọc dầu liên quan tới sự phát thải các chất khí từ các lò,
lượng chất xúc tác dư thừa phát thải từ quá trình tái sinh cracking hóa lỏng chất xúc tác
12
và các loại chất lỏng khác; quá trình xử lý than cốc và tro được tạo ra trong quá trình
thiêu đốt
Biện pháp phòng ngừa
b.
-
Cài đặt các thiết bị lọc bụi như lọc bụi tĩnh điện, lọc ống tay áo hoặc tách bụi
ướt để giảm lượng khí thải của các hạt bụi từ nguồn điểm. Sự kết hợp giữa các hệ
thống có thể làm giảm bớt được tới 99% lượng bụi phát sinh;
-
Thực hiện các kỹ thuật giảm phát thải bụi trong các giai đoạn xử lý than cốc,
bao gồm:
Giữ than cốc ở trạng thái ẩm;
Nghiền than trong máy nghiền và vận chuyển đến nơi lưu trữ;
Lưu trữ than cốc với số lượng lớn ở những khu vực kín, được che phủ
Sử dụng hệ thống chụp thu bụi từ than cốc;
Sử dụng băng tải, băng chuyền có mái che trong các thiết bị vận xuất.
Hình 10: Sơ đồ hệ thống lọc bụi tĩnh điện( Nguồn: Internet)
Tác động của dầu mỏ với môi trường đất
IV.
Nguyên nhân:
1.
-
Sự cố tràn dầu được xem là nguyên nhân chính và chủ yếu hiện nay
13
- Các hoạt động thăm dò khãỉ thác dầu khí có nguy cơ gây sự cố môi trường. Các
hoạt động nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt và
đờỉ sống... có các nguồn thải chưa xử lý triệt để tác động ra vùng ven biển, cửa sông làm
cho chất lượng môi trường bị suy gỉảm. ĐBSCL hiện có ít nhất 81 vị trí xói lở bờ sông,
bờ biển và 37 khu bồi lắng có nguy cơ gây sự cố môi trường. Sự cố tràn dầu vào bờ bỉển
diễn ra kéo dài năm 2007 tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền
Giang... đã gây thiệt hại kinh tế và môi trường ở khu vực ven biển.
- Sự tích đọng của những chất ô nhiễm dầu trong đất chủ yếu kìm hãm quá trình vận
chuyển, bay hơi và phân hủy sinh học, quá trình ở lại và lưu chuyển được biết khi nhỉên
liệu động cơ bị rò rì từ những thùng chứa và chảy tràn vào trong đất. Tác động của lực
hấp dẫn kéo các chất lỏng theo chiều đỉ xuống, ngược lại với lực giữ lại các chất lỏng đó
hoặc là sẽ hấp thụ trên hạt khoáng hoặc là nằm trong lỗ hẩng cấu trúc của đất. Dầu là
chất khó bị phân hủy bởi các vi sinh vật sổng trong đất. Tuy nhiên, đất ỉạỉ là môỉ trường
không thể pha loãng các chất thải mà ngược lại các chất này tích lũy lâu dài trong đất,
cho nên dầu có tác hại lâu dài trong môi trường đất. Ở những khu đất bị nhiễm dầu, các
tinh thể dầu sẽ che lấp các khe hở
Hình 11:Đất nhiễm dầu ( Nguồn: Internet)
i.
2.
Biện pháp phòng ngừa
a.
Biện pháp tạm thời
-
Cày xới lên và xử lí tầng đất ô nhiễm để nó có thể tiếp xúc với không khí làm cho
14
dầu bay hơi hay vi sinh vật bị phân hủy.
-
Xử lí đất bằng hóa chất
-
Trồng cây ưa dầu, có khả năng chịu được nồng độ dầu
-
Bốc lớp đất bị ô nhiễm dầu (lớp mỏng đi xử lí)
-
Tạo cho đất khả năng tự làm sạch, hoặc tiếp xúc với không khí hoăc vi sinh vật
hoạc rửa trôi chuyển hóa tự nhiên.
Biện pháp lâu dài
b.
Khả năng tự làm sạch của đất:
Là khả năng tự điều tiết của đất trong hoạt động của môi trường đất thông qua một số cơ
chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào, tự làm trong sạch và loại trừ các chất độc
hại cho đất. Mức độ làm sạch phụ thuộc vào các yếu tố như:
-
Số lượng và chất lượng hạt keo trong đất, càng nhiều hạt keo (keo mùn) thì khả
năng tự làm sạch cao;
-
Đất nhiều mùn, nhiều axit humic;
-
Trạng thái hiện tại của môi trường đất, đất chưa bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm ít thì khả
năng tự làm sạch tốt hơn;
-
Sự thoát nước và giữ ẩm;
-
Cấu trúc đất tốt;
-
Các chủng loại vi sinh vật phong phú, số lượng nhiều sẽ giúp đất đào thải chất độc
chất ô nhiễm nhanh chóng;
-
Khả năng oxy hóa tốt, chưa bị nhiễm mặn, nhiễm phèn;
Môi trường đất có khả năng tự làm sạch cao hơn các môi trường khác (môi trường nước
và không khí) do môi trường đất có các hạt keo đất có đặc tính mang điện, tỷ lệ diện
tích hấp phụ lớn, khả năng trao đổi ion và hấp phụ chúng lớn mà các môi trường khác
không có. Nhưng nếu mức độ ô nhiễm vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì sự
nhiễm bẩn trở nên nghiêm trọng. Khi đó, khả năng lây truyền ô nhiễm từ môi trường
đất sang môi trường đất, nước mặt và nước ngầm và khuếch tán vào không khí rất
15
nhanh.
Xử lý bằng phưong pháp vi sinh
Ba loại sản phẩm dùng để phân huỷ dầu thô bằng vi sinh vật:LOT 11(xử lý dầu thô tràn
trên đất); SOT( xử lý dầu dạng rắn); LOT( xử lý dầu dạng lỏng) không làm tổn hại và
thân thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế cao trong việc làm sạch nước, đất và ô nhiễm
công nghiệp do tràn dầu thô bằng sự phân hủy sinh học.
Sản phẩm LOT 11 được phun lên dầu tràn trên đất làm tan rã và rửa trôi dầu để
-
chúng thấm qua đất xốp. Trong quá trình đó các bụi khoáng bao bọc các hạt dầu kết tụ
ngăn cho chúng không kết hợp thành các hạt lớn hon. Sự hợp nhất về mặt vật lý trong
mùn đất là quá trình phân huỷ học tự nhiên. Thời gian để dầu thô bị vi khuẩn phân huỷ
hoàn toàn khoảng từ 4-6 tháng ở nhiệt độ 20° -25° C.
Sản phẩm SOT, xử lý dầu dạng rắn là một loại bột hỗn hợp không độc. Hạt bột có
-
kích cỡ khoảng 20 - 500 micron. Khi rắc bột lên dầu tràn trên biển, nó sẽ thâm nhập và
bám chặt vào dầu bằng các hạt khoáng của nó. Để xử lý một lít dầu cần phải rắc 5kg bột
này, khi dầu đã vào trong bột, trở thành khối lỏng kết tủa như là cặn dưới biển (trầm tích
biển). Ở đó cặn mới này không gắn kết với trầm tích tự nhiên đang có mà thu hút các vi
sinh vật tồn tại trong tự nhiên (khoảng 8 loài vi sinh vật) chúng sẽ làm phân hủy dầu trong
thời gian khoảng 3 tháng. Sản phẩm này có thể áp dụng đối với tất cả các loại dầu tự
nhiên cũng như nguyên chất và hầu hết các sản phẩm hóa dầu
-
Sản phẩm LOT xử lý dầu dạng lỏng là một hỗn hợp các loại rượu khác nhau không
độc, là chất cô đặc hoà tan với nước. Người ta dùng giải pháp phun thành tia chất lỏng
này lên dầu đã bị thấm sâu trong đất. Dầu sẽ tự hoà tan và tự phân huỷ trong đất bằng
phương pháp sinh học với khoảng thời gian từ 4 - 6 tháng. Với sản phẩm xử lý dầu dạng
lỏng này người ta có thể tắm cho chim và các loại động vật khác bị nhiễm dầu tràn, cũng
như đá dọc bờ biển và bãi biển bị ô nhiễm do dầu tràn.
Xử lý bằng phương pháp sinh học
Giới thiệu chung
-
Các thành phần hóa học có trong dầu mỏ thường rất khó phân hủy. Do đó, việc
16
ứng dụng các quá trình sinh học để xử lý ô nhiễm dầu mỏ có đặc điểm rất đặc biệt. Công
nghệ sinh học được ứng dụng trong vấn đề dầu tràn là việc sử dụng các vi sinh vật (nấm
hay vi khuẩn) để thúc đẩy sự suy thoái của hydrocacbon dầu mỏ. Đó là một quá trình tự
nhiên do vi khuẩn phân hủy dầu thành các chất khác. Các sản phẩm có thể được tạo ra là
carbon dioxide, nước, và các họp chất đơn giản mà không ảnh hưởng đến môi trường.
-
Để kích thích quá trình phân hủy của VSV người ta thường bổ sung vào môi trường
một số loại VSV phù hợp hoặc cung cấp dinh dưỡng (nito, photpho...) cho VSV bản địa
phát triển.Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật chính tham gia phân hủy dầu mỏ. Vi khuẩn tham
gia phân hủy dầu mỏ theo những con đường rất khác nhau. Người ta phân chúng vào ba
nhóm dựa trên cơ chế chuyển hóa dầu của chúng như sau:
Nhóm 1: bao gồm những VSV phân giải các chất mạch hở như rượu, mạch thẳng, như
aldehyt ceton, axit hữu cơ.
Nhóm 2: bao gồm những VSV phân hủy các chất hữu cơ có vòng thơm như benzen,
phenol, toluen, xilen.
Nhóm 3: bao gồm các VSV phân hủy hydrocacbon dãy polimetil, hydrocacbon no
Một số yếu tố ảnh hưởng đến VSV:
- Vi khuẩn phát triển phụ thuộc vào chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng là các
khối cơ bản để vi khuẩn sống và cho phép vi khuẩn tạo ra các enzym cần thiết để phá vỡ
các hydrocarbon. Mặc dù nhu cầu dinh dưỡng khác nhau giữa các vi sinh vật. Nhưng tất cả
chúng sẽ cần nitơ, phốt pho và carbon. Sự sống còn của các vi sinh vật phụ thuộc vào việc
có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó hay không.
- Carbon là nguyên tố cấu trúc cơ bản nhất của vsv và là cần thiết với số lượng lớn
hơn các yếu tố khác, cacbon: nitơ là 10:01 và cacbon : phospho là 30:1. Trong phân hủy
của dầu, có rất nhiều các-bon cho vi sinh vật do cấu trúc của các phân tử dầu.
- Nitơ được tìm thấy trong các protein, enzym, các thành phần tế bào, và axit nucleic
của vi sinh vật. Vi sinh vật phải được cung cấp nitơ vì không có nó,chuyển hóa vi sinh vật
sẽ bị thay đổi. Hầu hết các vi sinh vật cố định đòi hỏi các hình thức nitơ, chẳng hạn như
nitơ amin hữu cơ, các ion amoni, hoặc các ion nitrat. Những hình thức khác của nitơ có thể
khan hiếm trong môi trường nhất định, gây ra nitơ để trở thành một yếu tố hạn chế trong sự
17
phát triển của quần thể vi khuẩn.
- Photpho là cần thiết trong các màng tế ( bao gồm phospholipids ), ATP năng lượng
(trong tế bào) và liên kết với nhau các axit nucleic. Việc bổ sung thêm nito và photpho sẽ
tăng cường khả năng hoạt động phân giải dầu của VSV. Cùng với các chất dinh dưỡng, vi
khuẩn cần một số điều kiện để sinh sống.
-
Oxy: quá trình phân hủy dầu chủ yếu là một quá trình oxy hóa. Vi khuẩn tạo ra
enzyme sẽ xúc tác quá trình chèn oxy vào các phân tử hydrocarbon để sau đó có thể được
tiêu thụ bằng cách chuyển hóa tế bào. Bởi vì điều này, ôxy là một trong những yêu cầu
quan trọng nhất cho các quá trình phân hủy dầu. Các nguồn chính cung cấp oxy là ôxy
trong không khí. Theo lý thuyết cho thấy mỗi gam oxy có thể bị ôxi hóa 3.5g dầu.
-
Nước: nước là cần thiết bởỉ vi sinh vật vì nó chiếm một tỷ lệ lớn trong tế bào chất
của tế bào. Nước cũng rất quan trọng bởi vi hầu hết các phản ứng enzym diễn ra trong dung
dịch. Nước này cũng cần thiết cho vận tải của hầu hết các vật liệu vào và ra khỏi tế bào.
Nồng độ chất ô nhiễm
-
Nồng độ các chất ô nhiễm là một yếu tố quan trọng. Nếu nồng độ hydrocarbon
xăng dầu quá cao thì nó sẽ làm giảm lượng oxy, nước và các chất dinh dưỡng có sẵn
cho các vi khuẩn.
-
Nói chung, sự đa dạng của những vi sỉnh vật phân giải hydrocarbon tương qua với
mức độ ô nhiễm hiện tại.
Một số yếu tố khác
-
Bao gồm cả áp lực, độ mặn, và pH, cũng có thể có tác động quan trọng đến quá
trình phân hủy dầu của VSV.
18
Kết luận
V.
-
Việc sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu cho quá trình vận hành máy móc trong sản
xuất là rất cần thiết, dầu mỏ đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất tạo
ra của cải vật chất. Hơn nữa, việc xuất khẩu dầu mỏ đem lại lợi nhuận rất lớn cho các
nước giàu tài nguyên này. Tuy nhiên, việc khai thác, bảo quản chúng vẫn còn chưa tốt dẫn
tới các sự cố tràn dầu gây thiệt hại lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn tác động xấu tới
môi trường.
-
Qua đó cho ta thấy tuy hoạt động này là rất cần thiết nó có vai trò rất lớn trong
công cuộc phát triển của các ngành công nghiệp khác và hiện nay chưa tìm được nguồn
thay thế nào. Nhưng bên cạnh ấy nó cũng tạo ra nhiều chất ô nhiễm môi trường tạo ra chất
thải cả 3 dạng khí, lỏng, rắn. Các giải pháp kiểm soát môi trường đưa ra đều là dựa vào
đặc trưng của nguồn thải tính chất các chất thải tạo ra và trên cở sở hiểu biết về các công
nghệ xử lý môi trường đã tìm hiểu. Với mục đích đảm bảo an toàn môi trường, giữ vững
sức khỏe môi trường và không gây tổn hại quá mức chịu tải của các thành phần môi
trường, ngoài ra việc kiểm soát ô nhiễm với biện pháp tái sử dụng cặn dầu sẽ giúp ích cho
việc tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu và giảm áp lực chịu tải đối với môi trường
-
Nước ta cũng có nguồn tài nguyên này do đó việc chế biến, khai thác chứng cần
được cân nhắc thật kỹ nhằm tránh xảy ra sự cố tràn dầu.
-
Bên cạnh những công việc có tác dụng quản lý thì càn phải nghiên cứu nhiều biện
pháp xử lý, ứng cứu khi xảy ra sự cố như áp dụng các biện pháp vi sinh vật vào công tác
xử lý dầu lan trên biển
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sinh thái môi trường ứng dụng, Lê Huy Bá - Lâm Minh Triết, NXB KH VÀ KT.
2. Bảo vệ môi trường biển vấn đề và giải pháp, TS Nguyễn Hồng Thao, NXB
CHÍNH TRỊ QUỐC GIA.
3. Cơ Sở tài nguyên và môi trường biển, Nguyễn Chu Hồi. NXB ĐHQG HÀ NỘI.
4. www.nea.gov.vns
20