Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

ảnh hưởng của DDT đến môi trường và con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.32 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNHDƯƠNG
KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
GVHD: Dương Thị Nam Phương
SVTH: Nguyễn Kim Long
MSSV: 0707015
Lớp : 04sh02
GIỚI THIỆU

DDT [1,1,1-trichloro-2,2-bis-(p-chlorophenyl)ethane] là
một nhóm các hợp chất hữu cơ có hai vòng thơm và có
chứa Clo đã được tổng hợp vào năm 1874, nhưng mãi
đến 1930, Bác sĩ Paul Muller (Thụy Sĩ ) mới xác nhận
DDT là một hóa chất hữu hiệu trong việc trừ sâu rầy,
chống lại rận, bọ chét, và muỗi mang các mầm bệnh sốt
phát ban, dịch hạch, sốt rét, và sốt vàng .v.v. và từ đó
được xem như là một thần dược nhưng không biết có
ảnh hưởng nguy hại đến con người.
GIỚI THIỆU

Khám phá trên mang lại cho ông giải Nobel về y khoa
năm 1948 và DDT đã được sử dụng rộng rãi khắp thế
giới cho việc khử trùng và kiểm soát mầm mống gây
bệnh sốt rét. Nhưng chỉ hai thập niên sau đó, một số
chuyên gia thế giới đã khám phá ra tác hại của DDT trên
môi trường và sức khỏe người dân. Do đó, tại Hoa Kỳ từ
năm 1972 DDT đã bị cấm sử dụng hẳn.
Paul Hermann Muller

Mô hình phân tử của DDT
Công thức cấu tạo của một số đồng phân DDT


ẢNH HƯỞNG CỦA DDT ĐẾN MÔI TRƯỜNG

DDT bị nhiễm vào môi trường không khí, nước, đất
trong suốt quá trình sử dụng, DDT có mặt ở nhiều vị trí ô
nhiễm khác nhau, sau đó có thể tiếp tục bị lan truyền và
gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt trong đất, nó giữ nước
thành các phần tử rắn và trở thành dạng bền vững (EPA
1986) ,thời gian phân giải 95% hoạt chất trong điều
kiện tự nhiên của DDT là 10 năm và được EPA Hoa
Kỳ xếp vào danh sách các loại hóa chất phải kiểm soát vì
có nguy cơ tạo ra ung thư cho người và động vật. DDT
cũng có thể được thải vào không khí khi chúng bay hơi
từ đất và nước nhiễm độc.
ẢNH HƯỞNG CỦA DDT ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Một lượng lớn DDT đã được thải vào môi trường như đi
vào không khí, đất và nước thông qua quá trình tưới,
phun trên các diện tích sản xuất nông nghiệp và rừng để
diệt côn trùng và muỗi. DDT và các đồng phân bị ngấm
vào mạch nước ngầm khi nó được sử dụng để diệt côn
trùng ở gần các cửa sông .v.v.
ẢNH HƯỞNG CỦA DDT ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Trong đất, DDT có thể suy giảm nhờ quá trình bốc hơi,
quá trình quang phân và quá trình phân hủy sinh học
(hiếu khí và kị khí) nhưng những quá trình này xảy ra
rất chậm tạo ra sản phẩm là DDD và DDE có độ bền
tương tự như DDT. DDD cũng được sử dụng như là
một loại thuốc trừ sâu, còn DDE chỉ được tìm thấy
trong môi trường nhiễm bẩn do sự phân hủy sinh học

của DDT.
ẢNH HƯỞNG CỦA DDT ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Quá trình bốc hơi, phân hủy DDT, DDD, DDE có thể
được lặp lại nhiều lần và kết quả là DDT, DDD, DDE
được tìm thấy ở cả những nơi rất xa. Những hợp chất hóa
học này có thể được phát hiện ở đầm lầy, tuyết và động
vật ở vùng Bắc Cực & Nam Cực, rất xa so với nơi chúng
được sử dụng, DDT, DDD, DDE cuối cùng ở trong đất
một thời gian dài, hầu hết bị phân hủy chậm thành DDD
và DDE thường là bởi hoạt động của các vi sinh vật. Chu
kỳ bán hủy của những hợp chất này trong khí quyển khi
bay hơi được ước tính 1,5- 3 ngày.

DDT ở trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ,
loại đất, độ ẩm v.v. ở những vùng nhiệt đới DDT bay
hơi dễ hơn và vi sinh vật cũng phân hủy nó nhanh hơn.
DDT ở đất ẩm bị phân hủy nhanh hơn ở đất khô. Chúng
làm giảm giá trị của đất và khi bị phân hủy DDT được
chuyển thành DDE trong cả điều kiện hiếu khí và kị khí.
ẢNH HƯỞNG CỦA DDT ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Những hợp chất này có thể bốc hơi trong không khí hoặc
lắng đọng lại ở các vị trí khác nhau và có độc tính rất
cao. Chúng ở sâu trong đất, thấm qua đất và vào các
mạch nước ngầm. Trên bề mặt nước, DDT sẽ liên kết các
phần tử ở trong nước, lắng xuống và có thể lắng đọng
trong các trầm tích. DDT ở trong đất cũng có thể được
hấp thụ bởi một số thực vật hoặc trong cơ thể con người
khi ăn các thực vật đó.

ẢNH HƯỞNG CỦA DDT ĐẾN MÔI TRƯỜNG

×