Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Địa danh đường phố hà nội từ 1888 đến 2008 (trên tư liệu bốn quận ba đình, hoàn kiếm, đống đa, hai bà trưng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.13 MB, 229 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
I N I

NA

HỌC À

H A HỌC H

I N

Phùng Thị Thanh Lâm

ĐỊA DANH ĐƯỜNG HỐ HÀ NỘI Ừ 1888 ĐẾN 2008
(

ÊN Ư LI U BỐN QUẬN BA ĐÌNH, H ÀN
ĐỐNG ĐA, HAI BÀ

ƯNG)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội - 2017

IẾ ,


I N I

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


NA HỌC À H A HỌC H

I N

hùng hị hanh Lâm

ĐỊA DANH ĐƯỜNG HỐ HÀ NỘI Ừ 1888 ĐẾN 2008
(

ÊN Ư LI U BỐN QUẬN BA ĐÌNH, H ÀN
ĐỐNG ĐA, HAI BÀ

IẾ ,

ƯNG)

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 62 22 01 13
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1. PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh
2. TS. Đào Thị Diến

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là của
riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa từng được bất kỳ

ai công bố ở trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, tháng 7 năm 2017
Tác giả luận án

Phùng Thị Thanh Lâm


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức
tận tình và chân thành của nhiều giáo sư, cán bộ nghiên cứu và các anh chị em
đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô,
các cán bộ của Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Các thầy cô là những tấm gương sáng cả về tinh thần nghiên cứu khoa học lẫn
đạo đức nghề nghiệp cho nhiều thế hệ học viên và nghiên cứu sinh trong đó có tôi.
Tôi đã học được từ các thầy, các cô nhiều kỹ năng nghiên cứu và kỹ năng làm việc
trong môi trường học thuật bậc cao và những kỹ năng này sẽ là hành trang thiết yếu
trong con đường nghề nghiệp của tôi trong tương lai.
Tôi vô cùng biết ơn các giáo sư hướng dẫn của tôi là PGS.TS Nguyễn Thị
Việt Thanh và TS. Đào Thị Diến. Trong suốt thời gian thực hiện luận án, tôi đã
được các cô giáo hướng dẫn chỉ dạy tỉ mỉ các hướng tiếp cận về vấn đề nghiên cứu,
các cách thức giải quyết các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực
hiện luận án. Nếu không có sự chỉ bảo tận tâm và kỹ lưỡng của các cô giáo hướng
dẫn, tôi sẽ khó lòng thực hiện được luận án với những kết quả như mong muốn.
Tôi cũng biết ơn sự giúp đỡ, động viên của các bạn bè đồng nghiệp, những
người luôn bên tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện luận án và
cũng không tiếc lời động viên để tôi có thể vượt qua được những khó khăn đó.
Cuối cùng, tôi cảm thấy nợ một lời xin lỗi đối với những người thân trong
gia đình bởi quá trình nghiên cứu tập trung khiến đôi lúc tôi xao nhãng trách nhiệm

của mình đối với gia đình.
Hà Nội, tháng 7 năm 2017
Tác giả luận án

Phùng Thị Thanh Lâm


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... 6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... 7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài ...........................................................................8
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................10
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 14
5. Nguồn tư liệu .........................................................................................................16
6. Những đóng góp mới của luận án .........................................................................19
7. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 20
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT ..................................................................................................................22
1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ......................................................................22
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 22
1.1.2. Điều kiện nhân văn.......................................................................................... 25
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của đô thị Hà Nội .....................................28
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .......................................................................31
1.2.1. Nghiên cứu về địa danh đường phố trên thế giới ............................................31
1.2.1.1. Nghiên cứu về địa danh đường phố ở Pháp và một số nước Châu Âu ........32
1.2.1.2. Nghiên cứu về địa danh đường phố theo khuynh hướng miêu tả và chọn

mẫu ở Mỹ ..................................................................................................................37
1.2.1.3. Nghiên cứu địa danh đường phố ở Trung Quốc và một số nước Châu Á ...41
1.2.2. Nghiên cứu về địa danh và địa danh đường phố ở Việt Nam ......................... 43
1.2.2.1. Các nghiên cứu về địa danh .........................................................................43
1.2.2.2. Các nghiên cứu về địa danh đường phố Hà Nội ..........................................48
1.3. Một số cơ sở lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu địa danh đường phố ..........50
1


1.3.1. Lý thuyết khu vực học..................................................................................... 50
1.3.2. Lý thuyết ký ức tập thể.................................................................................... 52
1.3.3. Một số vấn đề về địa danh học ....................................................................... 55
1.3.3.1. Một số khái niệm dùng trong địa danh học ................................................. 55
1.3.3.2. Cấu trúc phức thể địa danh và chức năng của địa danh .............................. 58
1.4. Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 59
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG THỨC, QUY TRÌNH ĐỊNH DANH VÀ PHÂN LOẠI
ĐỊA DANH ĐƢỜNG PHỐ HÀ NỘI .....................................................................61
2.1. Một số phương thức đặt địa danh ở Việt Nam ................................................... 61
2.2. Phân loại địa danh đường phố Hà Nội ............................................................... 64
2.2.1. Một số cách phân loại địa danh và phân loại địa danh đường phố ở Việt Nam ..... 64
2.2.2. Các tiêu chí phân loại địa danh đường phố Hà Nội. .......................................67
2.2.3. Kết quả phân loại địa danh đường phố Hà Nội ...............................................68
2.2.4. Tính tương đối giữa hai phương thức định danh ........................................... 71
2.3. Quy trình định danh qua các thời kỳ ..................................................................73
2.3.1. Quy trình định danh trong thời kỳ Pháp thuộc ................................................73
2.3.2. Quy trình định danh từ sau thời kỳ Pháp thuộc đến nay .................................80
2.4. Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 84
CHƢƠNG 3. ĐỊA DANH ĐƢỜNG PHỐ HÀ NỘI ĐẶT THEO PHƢƠNG
THỨC MIÊU TẢ ....................................................................................................86
3.1. Định danh theo phương thức miêu tả ở khu vực Hà Nội trước thời kỳ Pháp

thuộc .......................................................................................................................... 86
3.2. Địa danh đường phố Hà Nội miêu tả đặc điểm địa lý ........................................88
3.2.1. Các phố được đặt tên theo đặc điểm địa lý tự nhiên .......................................88
3.2.2. Các phố được đặt tên theo các công trình xây dựng và cảnh quan nhân sinh 90
3.2.3. Các tên phố miêu tả quá trình xây dựng đô thị Hà Nội ..................................96
3.2.4. Địa danh đường phố đặt theo tên các loại hàng hóa và đặc trưng nghề nghiệp ..... 98
3.2.4.1. Địa danh đường phố miêu tả hàng hóa, nghề nghiệp (phố Hàng) trong hệ
thống tên đường phố Hà Nội ..................................................................................... 98

2


3.2.4.2. Đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa của nhóm tên phố miêu tả hàng hóa và đặc
trưng nghề nghiệp....................................................................................................106
3.2.4.3. Các phố Hàng trong không gian đô thị hiện đại ........................................108
3.3. Địa danh đường phố miêu tả các tư tưởng .......................................................110
3.4. Địa danh đường phố Hà Nội được đặt theo số .................................................113
3.5. Tiểu kết chương 3 ............................................................................................119
CHƢƠNG 4. ĐỊA DANH ĐƢỜNG PHỐ HÀ NỘI ĐẶT THEO PHƢƠNG
THỨC CHUYỂN HÓA ........................................................................................122
4.1. Định danh theo phương thức chuyển hóa ở khu vực Hà Nội trước thời kỳ Pháp
thuộc ........................................................................................................................122
4.1.1. Phương thức chuyển hóa từ tên đối tượng địa lý, công trình xây dựng ........123
4.1.2. Phương thức chuyển hóa từ nhân danh .........................................................124
4.1.3. Phương thức chuyển hóa từ nhân danh bị tác động bởi việc kỵ húy ............126
4.1.4. Phương thức chuyển hóa từ địa danh truyền thống và địa danh nơi khác ....127
4.1.5. Phương thức chuyển hóa thông qua việc ghép các địa danh khác nhau .......127
4.2. Các tên phố được chuyển hóa từ nhân danh ....................................................128
4.2.1. Xác định cách sử dụng một số khái niệm .....................................................128
4.2.2. Các nhân vật lịch sử được chọn để đặt tên phố qua các giai đoạn ................130

4.2.2.1. Giai đoạn Pháp thuộc .................................................................................130
4.2.2.2. Giai đoạn 1945-1954 ..................................................................................137
4.2.2.3. Giai đoạn 1954-2008 ..................................................................................153
4.2.3. Không gian phố mang tên nhân vật lịch sử qua các giai đoạn ......................159
4.2.3.1. Mối liên hệ giữa NVLS với vị trí tôn vinh.................................................159
4.2.3.2. Sự đánh giá của nhà cầm quyền với công lao của NVLS thông qua diện
mạo vật chất của không gian phố mang tên NVLS.................................................163
4.3. Tên phố được chuyển hóa từ địa danh .............................................................168
4.3.1. Chuyển hóa từ các địa danh truyền thống .....................................................168
4.3.1.1. Quy tắc chuyển hóa ....................................................................................168
4.3.1.2. Kết quả chuyển hóa ....................................................................................169

3


4.3.2. Chuyển hóa từ địa danh thuộc khu vực khác và chuyển hóa từ sự kiện lịch sử ... 172
4.4. Tên phố ra đời do quá trình chuyển hóa bị lỗi .................................................175
4.5. Tiểu kết chương 4 ............................................................................................177
KẾT LUẬN ............................................................................................................179
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................183
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................182
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả phân loại địa danh đường phố ở 8 thành phố châu Âu ............... 36

Bảng 1.2. Cấu trúc phức thể địa danh và địa danh đường phố Hà Nội..................... 58
Bảng 3.1. Các yếu tố địa lý tự nhiên trong phức thể địa danh đường phố................ 89
Bảng 3.2. Các yếu tố biểu thị thực thể vật chất và cảnh quan nhân sinh xuất hiện
trong phức thể địa danh đường phố Hà Nội .............................................................. 92
Bảng 3.3. Tên phố Hàng xuất hiện trong một số sách trước khi có sự thống kê của
người Pháp ................................................................................................................ 99
Bảng 3.4. Mối liên hệ giữa tên thôn phường cổ và tên phố .................................... 102
Bảng 3.5. Số lượng phố Hàng so với các loại tên phố khác............................................. 104
Bảng 4.1. Các NVLS được đặt tên phố năm 1890 .................................................. 132
Bảng 4.2. Số lượng NVLS được chính quyền thuộc địa và tạm chiếm tôn vinh chia
theo nhân thân ......................................................................................................... 137
Bảng 4.3. Danh sách các NVLS chưa rõ nhân thân hoặc viết sai tên trong Tờ trình
đổi tên phố do thị trưởng Trần Duy Hưng phê duyệt ............................................. 148
Bảng 4.4. Danh sách các làng được phân vào các khu phố năm 1905 ................... 170

5


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Cách phân loại địa danh của Lê Trung Hoa ............................................... 65
Hình 2.2 Kết quả phân loại địa danh đường phố Hà Nội .......................................... 69
Hình 2.3 Số lượng tên phố chia theo phương thức định danh .................................. 71
Hình 2.4 Quy trình đặt, đổi tên phố thời kỳ Pháp thuộc .......................................... 75
Hình 2.5 Các cơ quan tham gia đặt, đổi tên phố ở Hà Nội ....................................... 84
Hình 3.1 Phố Philharmonique trên bản đồ Hà Nội 1936 .......................................... 94
Hình 3.2 Phố Ngõ Ngang trên bản đồ Hà Nội 1936 ................................................. 94
Hình 3.3 Đường “Ướp Lạnh” ở Hà Nội ................................................................... 98
Hình 3.4 Số lượng tên phố Hàng so với các loại tên khác (1888-2008) ................. 105
Hình 3.5 Phố Hàng Khoai và phố Củ Nâu trên bản đồ Hà Nội năm 1911 ............. 106

Hình 3.6 Phố Giải Phóng trên bản đồ Hà Nội năm 1946 ........................................ 110
Hình 3.7 Phố République trên bản đồ thành phố Hà Nội năm 1925 ...................... 111
Hình 3.8 Khu vực quảng trường Ba Đình ngày nay trên bản đồ thành phố năm 1946........ 111
Hình 3.9 Quy hoạch xây dựng các phố khu vực Nhượng địa năm 1890 ................ 116
Hình 3.10 Số lượng tên phố được đặt tên theo số đếm giai đoạn 1888 - 2008 ....... 117
Hình 4.1 Số lượng NVLS được chính quyền thuộc địa đặt tên phố ....................... 131
Hình 4.2 Phần bản đồ có ngõ Ngô Sĩ Liên trên bản đồ Hà Nội năm 1946 ............. 151
Hình 4.3 Phố Hàm Nghi trên bản đồ Hà Nội năm 1946 ......................................... 154
Hình 4.4 Số lượng tên phố đặt theo tên thôn phường cổ giai đoạn 1888-2008 ...... 172
Hình 4.5 Hình ảnh phố Phúc Kiến trên bản đồ Hà Nội năm 1911 ......................... 173
Hình 4.6 Hình ảnh phố Fou-Tcheou (Phúc Châu) trên bản đồ Hà Nội năm 1911.. 173
Hình 4.7 Ngõ Tứ Vị trên bản đồ thành phố Hà Nội năm 1936 ............................... 176

6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NVLS :

Nhân vật lịch sử

ĐVSKTT :

Đại Việt sử kí toàn thư

MLK :

Martin Luther King Jr.


7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài
Hà Nội là đô thị có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời nhất ở Việt Nam.
Tính từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra đất Thăng Long đến nay, lịch sử
phát triển của thủ đô Hà Nội đã kéo dài đến hơn 1000 năm tuy rằng trong hơn 1000
năm này có những khoảng thời gian Hà Nội mất vị thế là đô thị thủ đô. Trong quá
trình hình thành và phát triển, bởi vị trí địa lý và vai trò chính trị của mình, Hà Nội
đã trở thành nơi hấp thụ rồi chuyển hóa tinh hoa cả về vật chất lẫn tinh thần của
người dân từ các địa phương khắp Việt Nam để rồi từ đó kết tinh thành những bản
sắc riêng dễ phân biệt nhưng khó pha trộn với các địa phương khác.
Trước khi chính quyền thuộc địa Pháp nắm quyền quản lí đô thị Hà Nội, Hà Nội
mang hình thái đô thị phương đông với ba yếu tố chính là “thành, thị và vành đai ven
đô” [81, tr.12]. Hai yếu tố thành và thị là hai khu vực chính thuộc không gian kinh
thành nằm bên trong lũy Đại La thời Lý - Trần - Hồ [81, tr.30] tiêu biểu cho sự đối
lập giữa “tính quan liêu chính trị và tính dân gian kinh tế”[81, tr.59]. Việc tập trung
nhiều chợ ở khu vực phố phường dân gian đã tạo thành danh xưng đất Kẻ Chợ, người
Kẻ Chợ cho đô thị Hà Nội. Vành đai ven đô là vòng ngoài cùng bao bọc cả kinh thành
và tòa thành bao gồm các làng mạc thôn xóm với những cơ cấu quản lý, tổ chức vận
hành và các mối quan hệ tộc biểu họ hàng chằng chịt. Các xóm làng này là nơi cung
cấp nguồn lương thực và các nhu yếu phẩm cần thiết cho quan lại và người dân trong
thành và kinh thành. Sau năm 1888 là năm người Pháp chính thức nắm được quyền
quản lý Hà Nội, Hà Nội nhanh chóng được quy hoạch và kiến thiết thành một đô thị
mang dáng dấp đô thị phương Tây. Hà Nội được chính quyền thuộc địa quy hoạch
thành hai khu vực chính là thành phố Hà Nội (ville de Hanoi) và vùng ngoại ô
(suburbaine) với mục đích tạo khu đất dự trữ cho Hà Nội để phát triển mở rộng trong
các giai đoạn phát triển về sau. Trong thời kỳ Pháp thuộc, không gian thành phố Hà
Nội nhiều lần được điều chỉnh mở rộng. Cho đến năm 1942, khi chính quyền thuộc


8


địa thành lập Đại lý đặc biệt Hà Nội thì không gian thành phố đã phủ hầu khắp địa
phận hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận của thời Nguyễn.
Có thể nói, cùng với mô hình đô thị hiện đại do chính quyền thuộc địa khởi
xướng xây dựng, hệ thống tên phố Hà Nội chính thức được hành chính hóa. Sau
năm 1954, về cơ bản, không gian thành phố Hà Nội không có nhiều biến đổi so với
thời kỳ thuộc địa nhưng tên phố Hà Nội lại có nhiều thay đổi nhằm thể hiện những
ý tưởng về mặt chính trị của nhà cầm quyền. Trong một thời gian dài, việc đặt tên
phố do các chính thể của người Việt Nam thực hiện chủ yếu nhằm mục đích tôn
vinh những thành tựu quân sự và văn hóa của dân tộc trong quá khứ. Trong những
năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội phát triển mạnh đi kèm với việc nhiều
đường phố mới được xây dựng trên những không gian làng xóm truyền thống của
vùng ngoại thành khi xưa. Việc đặt tên cho những con đường trong các khu đô thị
mới xây dựng cho thấy nhiều điều bất cập từ các góc độ khác nhau như góc độ quản
lý quy hoạch, góc độ văn hóa, góc độ xây dựng các biểu tượng trong xã hội, v.v.
Trong những nghiên cứu có liên quan đến địa danh đường phố Hà Nội, các học
giả thường chỉ dừng lại ở mức độ miêu tả những sự thay đổi về tên một số phố cụ thể
hoặc giải thích ý nghĩa tên phố chứ chưa xem tên đường phố là một đối tượng nghiên
cứu có liên quan đến nhiều yếu tố chính trị xã hội. Những bất cập trong việc đặt, đổi
tên phố ở Hà Nội và nhiều thành phố lớn ở nước ta hiện nay chỉ có thể giải quyết
được nếu tên phố được nghiên cứu như một đối tượng có tiến trình hình thành phát
triển và tiến trình này liên quan mật thiết với các yếu tố như yếu tố văn hóa, yếu tố
chính trị - xã hội. Từ khoảng trống nghiên cứu của các học giả đi trước, chúng tôi lựa
chọn thực hiện luận án với đề tài “Địa danh đường phố Hà Nội từ 1888 đến 2008
(trên tư liệu bốn quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng)”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

1.Từ nguồn tư liệu là hệ thống tên đường phố từ giai đoạn Pháp thuộc đến năm
2008, luận án của chúng tôi nhằm góp phần nhận diện không gian lịch sử-văn hóa của
đô thị Hà Nội trong khoảng thời gian hơn 100 năm từ năm 1888 đến năm 2008.
9


2. Dựa trên kết quả phân tích, luận án sẽ trình bày những đặc điểm nổi bật
của hệ thống tên đường phố Hà Nội trong giai đoạn 1888-2008 như phương thức
định danh, động cơ định danh, các hướng phân loại địa danh đường phố Hà Nội
trong giai đoạn này. Đặc biệt, luận án sẽ phân tích mối quan hệ giữa địa danh đường
phố với các yếu tố chính trị, văn hóa- xã hội vốn là những yếu tố ẩn sau động cơ
định danh và chi phối mạnh mẽ đến phương thức định danh tên đường phố qua các
thời kỳ lịch sử.
3. Luận án tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau để trình bày sự biến đổi của
hệ thống tên phố Hà Nội trong giai đoạn 1888-2008, từ đó góp phần phục vụ công
tác đặt, đổi tên phố ở đô thị Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ các mục đích nghiên cứu được trình bày trong mục đích nghiên cứu nói
trên, luận án đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
1. Luận án sẽ cập nhật những lý thuyết địa danh học hiện đại để phân tích đối
tượng địa danh đường phố ở một khu vực cụ thể là không gian đô thị Hà Nội từ thời
Pháp thuộc đến nay.
2. Luận án thống kê tên phố Hà Nội trong giai đoạn 120 năm từ 1888 đến
2008 để từ đó làm căn cứ phân loại tên phố thành các nhóm dựa trên những tiêu chí
nhất định. Từ kết quả phân loại này, luận án sẽ khái quát những đặc điểm ngôn ngữ,
văn hóa của hệ thống tên phố trong mối tương tác với các yếu tố khác của cảnh
quan đô thị Hà Nội.
3. Thực hiện nghiên cứu điền dã, khảo cứu thực địa để thu thập thêm thông
tin nhằm xác minh, tìm hiểu những trường hợp còn nghi vấn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiến trình hình thành, biến đổi và phát
triển của hệ thống tên các mạch giao thông bao gồm tên đường, phố, ngõ, đại lộ, xa
lộ, v.v của đô thị Hà Nội trong giai đoạn từ 1888 đến 2008 dưới sự tác động của các

10


điều kiện lịch sử, chính trị, văn hóa-xã hội và ngôn ngữ. Trong phạm vi luận án, để
tiện cho việc trình bày, chúng tôi sẽ gọi chung các mạch giao thông này là phố.
Bởi đường phố được xây dựng cùng với sự mở mang đô thị Hà Nội nên số
lượng đơn vị địa danh đường phố có nhiều sự biến đổi trong giai đoạn nói trên. Căn
cứ trên tư liệu thu thập được, số lượng tên phố được liệt kê trong các văn bản pháp
quy và các tài liệu khác tăng từ 129 phố vào năm 1890 đến 410 phố vào năm 2008.
Chúng tôi sẽ phân tích sự biến đổi của hệ thống tên đường phố dựa trên số
liệu thống kê từ các văn bản pháp quy vào một số mốc thời gian như sau :
- Năm 1888, thành phố Hà Nội có khoảng 129 phố bao gồm cả những phố
đánh số [204, tr.258-259];
- Năm 1933, Hà Nội có 276 phố [207, tr.505-511];
- Tháng 8 năm 1945, thị trưởng thành phố Hà Nội Trần Văn Lai cho đổi tên
60 phố [13-14];
- Tháng 12 năm 1945, chính quyền cách mạng do bác sĩ Trần Duy Hưng làm
chủ tịch đã đổi tên 291 phố [154];
- Chính quyền tạm chiếm (1946-1954) đã ban hành danh sách đổi tên bao
gồm 362 phố [201];
- Năm 1964, chính quyền thành phố đã tiến hành liệt kê tên phố thuộc bốn
khu phố bao gồm 377 phố [148];
- Năm 2008, số phố Hà Nội thuộc phạm vi không gian nghiên cứu của luận án
bao gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng là 410 phố [147].
3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi không gian
Trong giai đoạn từ 1888 đến 2008, không gian thành phố Hà Nội có nhiều
lần thay đổi, hầu hết đều theo xu hướng mở rộng. Vào năm 1874, theo hiệp ước ký
ngày 15/3/1874 khu nhượng địa có diện tích rộng 2,5 hecta nhưng “bởi sự bất lực
của nhà Nguyễn” khu đất này đã rộng tới 18,5 hecta trên thực tế [46, tr.28]. Sau thời
kỳ thuộc địa, từ năm 1954 đến năm 2008, địa giới thành phố Hà Nội trải qua 4 lần
điều chỉnh mở rộng vào các năm 1961, 1978, 1991 và 2008. Tuy nhiên, sự mở rộng
11


Hà Nội vào các năm 1961, 1978, 1991 chủ yếu là điều chỉnh ranh giới các đơn vị
hành chính cơ sở trong nội thành và sáp nhập hay tách ra một số xã, huyện ngoại
thành. Chẳng hạn, sau kết quả mở rộng thành phố năm 1961, Hà Nội có tổng số 21
xã thuộc huyện Thanh Trì, 26 xã thuộc huyện Từ Liêm, 31 xã thuộc huyện Gia
Lâm, và 23 xã thuộc huyện Đông Anh [65].
Trong lần mở rộng thành phố vào năm 2008, phạm vi không gian thành phố
Hà Nội tăng cả về không gian nội thành lẫn ngoại thành. Sau khi mở rộng, Hà Nội
rộng 3.444,7km2 gấp 3,6 lần diện tích cũ và gồm 10 quận nội thành, 18 huyện và 1
thị xã ngoại thành, dân số là 6.232.940 người [134, tr.367].
Có thể nhận thấy rằng dù địa giới hành chính toàn thành phố Hà Nội qua
nhiều lần điều chỉnh nhưng chủ yếu là thay đổi về địa giới khu vực ngoại thành.
Khu vực nội thành, hay nói cách khác là khu vực có phố, bao gồm 4 khu phố Ba
Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà (sau đổi thành các quận) tồn tại khá ổn định.
Sự ổn định này tồn tại cho đến năm 1982. Sau đó, không gian bốn khu phố
diễn ra một vài sự điều chỉnh như thành lập hai phường mới của quận Đống Đa
[64], nâng cấp làng Mai Động của huyện Thanh Trì thành phường Mai Động thuộc
quận Hai Bà Trưng.
Đến năm 1984, phường Giáp Bát của quận Hai Bà Trưng được chia thành hai
phường là Giáp Bát và Tân Mai. Năm 1995, quận Tây Hồ được thành lập dựa trên
việc tách các phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ của quận Ba Đình để gộp với các

xã Tứ Liên, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng của huyện Từ Liêm [34]. Năm 1996,
hai quận Thanh Xuân và Cầu Giấy được thành lập dựa trên sự điều chỉnh địa giới
một số quận cũ [32]. Gần đây nhất, năm 2003, hai quận Long Biên và Hoàng Mai
được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới các huyện Gia Lâm, Thanh Trì và
quận Hai Bà Trưng [33].
Như vậy, có thể thấy rằng cho dù đơn vị hành chính có lúc tách nhập nhưng
tốc độ đô thị hóa đô thị Hà Nội phát triển chậm trong một không gian tương đối ổn
định. Không kể phạm vi các quận Cầu Giấy, Long Biên, và Gia Lâm, đến năm 2008

12


quá trình đô thị hóa mới phủ khắp phạm vi 4 khu phố nội thành cũ (xem các bản đồ
thành phố Hà Nội ở Phụ lục 8).
Những hoạt động đô thị hóa liên quan đến việc đặt đổi tên phố diễn ra trong
một thời gian dài trên không gian bốn quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà
Trưng dưới sự quản lý của nhiều thể chế chính trị khác nhau chính là lý do khiến
chúng tôi lựa chọn bốn quận này làm không gian nghiên cứu bởi chúng có tính đại
diện rất cao. Về sau, hoạt động đặt đổi tên phố diễn ra mạnh mẽ ở những khu vực
đô thị hóa mới nhưng hoàn toàn có thể lấy việc đặt đổi tên phố ở bốn quận nói trên
làm trường hợp nghiên cứu điển hình để khái quát xu hướng đặt, đổi tên phố nói
chung trong những khu đô thị khác. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra không
đồng đều ở các khu vực cộng thêm sự tách nhập các đơn vị hành chính đô thị dẫn
đến việc phạm vi không gian nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn là không gian 4
quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng có những giai đoạn mang tính
ước lệ. Chẳng hạn, đến năm 1996, một số phường của hai quận Đống Đa và Hai Bà
Trưng mới tách ra để lập thành quận Thanh Xuân, và năm 2003, một số phường của
quận Hai Bà Trưng mới được tách ra để lập quận Hoàng Mai. Trong khi đó, có
những tên phố được đặt trước thời điểm tách nhập và có thể bị điều chỉnh trước
hoặc sau thời hạn lập quận mới một chút. Đối với những trường hợp này, chúng tôi

vẫn thống kê, phân tích các phố này như một đơn vị của các quận cũ nhằm tạo ra sự
liền mạch trong quá trình đặt đổi tên đường phố.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Với mục đích nghiên cứu mối quan hệ giữa tên phố với các yếu tố chính trị
xã hội, chúng tôi lựa chọn phạm vi thời gian nghiên cứu là từ năm 1888 đến năm
2008. Tính đến nay, việc quản lý hóa, hay “quốc hữu hóa quyền đặt tên phố” như
cách nói của Daniel Milo trong bài Tên phố [109, tr.541], ở Hà Nội trải qua ba thể
chế chính trị: chính quyền Pháp trong hai thời kỳ thuộc địa và tạm chiếm, chính
quyền của chính phủ Đế quốc Việt Nam, và chính quyền của nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Năm 2008 là
thời điểm Hà Nội được chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê
13


duyệt quy hoạch xây dựng và phát triển Hà Nội thành đô thị thủ đô với nhiều chức
năng. Với phạm vi thời gian nghiên cứu nói trên đồng thời trải qua sự quản lý của
ba thể chế chính trị khác nhau, chúng tôi có thể tiến hành nghiên cứu so sánh mối
quan hệ giữa tên phố với các yếu tố chính trị xã hội và động cơ đằng sau việc đặt
đổi tên phố của các thể chế chính trị khác nhau.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Như chúng tôi đã nói ở mục 2 trên đây, mục đích nghiên cứu chính của luận
án là thông qua nguồn tư liệu tên đường phố để góp phần nhận diện không gian lịch
sử - văn hóa của khu vực đô thị Hà Nội nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu được
thực hiện trong luận án này là phương pháp Khu vực học. Theo Yumio Sakurai
[120, tr.318-324], phương pháp khu vực học bao gồm phương pháp nghiên cứu thực
địa, phương pháp nghiên cứu liên ngành và phương pháp nghiên cứu quốc tế. Xuất
phát từ đối tượng nghiên cứu của luận án, chúng tôi chủ yếu sử dụng hai phương
pháp là phương pháp nghiên cứu liên ngành và phương pháp thực địa điền dã.
4.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Địa danh nói chung và địa danh đường phố nói riêng là đối tượng nghiên cứu

mang tính liên ngành cao bởi vỏ ngôn ngữ của địa danh là lĩnh vực nghiên cứu của
ngành ngôn ngữ học, chiếu điểm của địa danh là đối tượng nghiên cứu của ngành
địa lý và sự biến đổi địa danh theo chiều lịch đại là đối tượng nghiên cứu của ngành
lịch sử. Trong luận án của mình, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên
ngành trong đó bao gồm chủ yếu là những thủ pháp, phương pháp nghiên cứu của
một số ngành khoa học xã hội để phân tích địa danh đường phố Hà Nội trong giai
đoạn 1888-2008. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu thuộc ngành địa lý nhân văn như phương pháp phân tích và thiết lập bản đồ.
Dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết đến các phương pháp đã nói trên.
+ Phương pháp phân tích sử liệu
Phương pháp so sánh sử liệu hỗ trợ chúng tôi trong quá trình đối chiếu các
nguồn tư liệu theo các hướng đồng đại và lịch đại. Đối tượng nghiên cứu của luận
án là hệ thống tên đường phố Hà Nội trong một khoảng thời gian kéo dài hơn 100
14


năm và trải qua sự quản lý của ba thể chế chính trị: chính quyền đô thị thời Pháp
thuộc, chính quyền tạm chiếm, và chính quyền cách mạng (sau là chính quyền của
một đô thị thủ đô trong một đất nước độc lập và toàn vẹn lãnh thổ). Dưới sự quản lý
của ba thể chế chính trị nói trên, tên đường phố Hà Nội mang những đặc thù nhất
định phản ánh hệ tư tưởng của mỗi thể chế. Phương pháp phân tích và so sánh các
nguồn tài liệu liên quan đến từng tên phố, từng khu vực, từng ý tưởng định danh của
mỗi thể chế trong các giai đoạn lịch sử khác nhau cho phép chúng tôi phân tích các
động cơ đứng sau việc đặt, đổi tên phố của mỗi thể chế, hiệu chỉnh các tên phố bị
lỗi và đánh giá các đặc trưng quan trọng thể hiện mối liên hệ giữa tên phố với các
thể chế chính trị và bối cảnh văn hóa-xã hội khác nhau.
+ Phương pháp ngôn ngữ học
Các thủ pháp, phương pháp phân tích của ngành ngôn ngữ học, chẳng hạn
như phương pháp so sánh lịch sử, thủ pháp phân tích hình cây (Tree Structures),
phương pháp phân tích trong danh học (onomastics) sẽ được chúng tôi áp dụng để

phân loại và truy nguyên nguồn gốc của một số tên phố.
+ Phương pháp địa lý - bản đồ
Phương pháp bản đồ giúp chúng tôi có cái nhìn chính xác về diện mạo vật
chất đường phố Hà Nội sau mỗi lần thay đổi. Đặc biệt, các thủ pháp trong phương
pháp nghiên cứu bản đồ kèm theo nghiên cứu các văn bản nghị định liên quan đến
việc đặt đổi tên phố cho phép chúng tôi điều chỉnh những sai lệch thông tin giữa các
loại văn bản.
+ Thủ pháp phân tích thống kê, phân loại
Trong luận án, các thủ pháp thống kê, phân loại và phân tích tư liệu là những
thủ pháp quan trọng để từ đó chúng tôi có thể tiến hành phân loại hệ thống tên
đường phố Hà Nội trong giai đoạn 1888-2008 rồi từ đó rút ra những kết luận mang
tính khái quát nhất. Đối tượng của việc thống kê là tên đường phố được ghi chép
trong các văn bản, nghị định của nhà nước và các tài liệu khác liên quan đến việc
đặt đổi tên đường phố hoặc liên quan đến tên đường phố do các cấp có thẩm quyền
ban hành.
15


4.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa, điền dã
Phương pháp nghiên cứu thực địa, điền dã cung cấp cho chúng tôi các hiểu
biết trực quan về các đặc điểm của khu vực nghiên cứu hiện nay. Các tài liệu thu
thập được trong quá trình khảo sát thực địa góp phần giúp chúng tôi đánh giá, nhận
định mối quan hệ giữa tên phố với không gian mà tên phố đó được đặt. Đồng thời,
các kết quả từ quá trình khảo sát thực địa có vai trò bổ sung cho các nguồn tư liệu
thành văn, tư liệu bản đồ để cho phép chúng tôi phân tích sự biến đổi của tên phố
trong giai đoạn nghiên cứu đồng thời góp phần hiệu chỉnh những tên phố bị lỗi
trong quá trình ghi chép, biên soạn ở các giai đoạn lịch sử khác nhau.
5. Nguồn tƣ liệu
Nguồn tài liệu liên quan đến luận án rất đa dạng do đặc trưng của ngành địa
danh học nói chung và địa danh đường phố nói riêng có liên quan đến nhiều lĩnh

vực. Bởi tính chất liên ngành của đề tài luận án nên chúng tôi tiến hành khai thác,
nghiên cứu và phân tích các tài liệu theo các nguồn chính sau đây:
-

Nguồn tài liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ;

-

Nguồn tài liệu là các công trình từ điển đường phố, địa chí, địa bạ, v.v.;

-

Nguồn tài liệu là các công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu đi trước
liên quan đến địa danh và địa danh đường phố;

-

Nguồn tài liệu văn học, tài liệu dân gian.

-

Nguồn tư liệu điền dã.

Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể từng loại tài liệu và vai trò của chúng
đối với luận án.
5.1. Văn bản pháp quy của các thể chế chính quyền được lưu trữ tại các trung
tâm lưu trữ
Để phân tích hệ thống địa danh đường phố Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc và tạm
chiếm, chúng tôi khai thác các phông lưu trữ thuộc địa của chính quyền Pháp được
lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 và một số trung tâm lưu trữ khác. Đây là

một trong những nhóm tài liệu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục
đích nghiên cứu của đề tài luận án bởi giai đoạn Pháp thuộc chiếm một nửa giai
16


đoạn nghiên cứu của luận án. Có thể nói, số lượng tài liệu từ nguồn này rất phong
phú và đa dạng. Bên cạnh nguồn tài liệu chúng tôi khai thác từ nguồn các Trung
tâm Lưu trữ trong nước thì chúng tôi còn khai thác được nhiều tư liệu liên quan đến
thời kỳ Pháp thuộc từ nguồn thư viện mở của thư viện Quốc gia Pháp theo đường
link />Để nghiên cứu hệ thống địa danh đường phố Hà Nội sau giai đoạn Pháp
thuộc và tạm chiếm, chúng tôi khai thác các tài liệu liên quan đến quá trình xây
dựng và phát triển đô thị Hà Nội được lưu trữ ở Cục Lưu trữ thành phố Hà Nội. Các
tài liệu này được chia thành các phông bao gồm phông tài liệu của Ủy ban Hành
chính thành phố Hà Nội từ năm 1953 đến năm 1976 và phông tài liệu của Ủy ban
Nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 1977 đến nay.
5.2. Các sách tra cứu (như từ điển đường phố, địa chí, địa bạ, v.v)
Nhân dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, một số lượng khá
lớn các tài liệu về Hà Nội viết bằng chữ Hán - Nôm và một số ngôn ngữ phương
Tây đã được dịch ra tiếng Việt. Phải nói rằng, quá trình thực hiện luận án về địa
danh đường phố Hà Nội của chúng tôi đã được hưởng lợi rất nhiều từ việc này.
Để tra cứu tài liệu về địa danh thôn, phường Hà Nội thời Nguyễn chúng tôi
có thể tham khảo công trình Địa danh Hà Nội thời Nguyễn, Địa chí Thăng Long Hà
Nội qua thư tịch Hán Nôm của nhóm dịch giả Nguyễn Thúy Nga và Nguyễn Văn
Nguyên. Công trình Địa bạ cổ Hà Nội huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận do Phan Huy
Lê chủ biên cung cấp cho chúng tôi nhiều tư liệu hữu ích về biến đổi diên cách các
đơn vị thôn phường tại Thăng Long Hà Nội thời Nguyễn. Thuộc nhóm tài liệu tra
cứu này, phải kể đến công trình Hà Nội qua tài liệu lưu trữ 1873-1954 do Đào Thị
Diến chủ biên. Công trình này đã lược dịch một số lượng đồ sộ các văn bản, nghị
quyết, thông tri liên quan đến Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc. Trong số này, có một số
lượng đáng kể các văn bản, nghị quyết liên quan trực tiếp đến việc đặt đổi tên

đường phố Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc.
Để tra cứu về lịch sử các đơn vị địa danh trong hệ thống địa danh đường phố
Hà Nội phải kể đến một số số bảng tra tên đường phố do chính quyền thành phố các
17


thời kỳ ban hành. Thời Pháp thuộc và tạm chiếm, chính quyền thành phố ban hành
một số tài liệu liên quan đến tên đường phố bao gồm Bảng chỉ dẫn các phố Hà Nội
(1951), Tiểu sử các tên phố Hà Nội do Thi Nham Đinh Gia Thuyết biên soạn năm
1951, và Thành phố Hà Nội trên 9 bản đồ chắp lại (1951). Đặc biệt, trong thời gian
gần đây, phải kể đến một số lượng đáng kể các công trình từ điển đường phố đã
được xuất bản như công trình của Nguyễn Vinh Phúc, Bùi Thiết, Giang Quân, v.v
5.3. Các công trình nghiên cứu của các học giả
Các tài liệu nghiên cứu về Hà Nội nói chung rất phong phú về thể loại. Về
lịch sử Hà Nội, có thể kể đến các công trình Lịch sử thủ đô Hà Nội của Trần Huy
Liệu, các bài viết, tuyển tập bài viết về lịch sử và địa dư Hà Nội của Trần Quốc
Vượng, Vũ Tuấn Sán. Phan Huy Lê cũng có nhiều bài nghiên cứu về thành Thăng
Long qua một số giai đoạn lịch sử [91, tr. 489-799]. Đặc biệt, vấn đề lịch sử Hà Nội
không chỉ hấp dẫn nhà nghiên cứu trong nước mà một số tác giả nước ngoài cũng
rất quan tâm đến vấn đề này như tác giả Philip Papin với công trình Lịch sử Hà Nội.
Các mặt kinh tế - xã hội của Hà Nội được phản ánh trong nhiều công trình
nghiên cứu như nghiên cứu về Làng nghề, phố nghề Thăng Long Hà Nội của Trần
Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo hay như nghiên cứu về Kinh tế - Xã hội đô thị Thăng
Long Hà Nội thế kỷ XVII-XVIII-XIX của Nguyễn Thừa Hỷ. Đặc biệt, công trình đồ
sộ của Nguyễn Văn Uẩn cho chúng ta biết khá tỉ mỉ về mọi mặt của Hà Nội nửa đầu
thế kỷ XX. Trong công trình này, Nguyễn Văn Uẩn đã lấy tòa thành làm trung tâm
để từ đó nghiên cứu các khu vực Hà Nội theo bốn phương đông, tây, nam, bắc. Điều
đặc biệt nhất là tác giả đã khai thác được nhiều nguồn tư liệu sống động về Hà Nội
qua việc trò chuyện, phỏng vấn với “những người đương thời” ở các khu vực cụ thể.
Về phương diện quản lý đô thị Hà Nội phải kể đến các chuyên khảo Quản lý và

phát triển Thăng Long - Hà Nội Lịch sử và bài học của nhóm tác giả Vũ Văn Quân,
Đoàn Minh Huấn và Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, Hoàn thiện mô hình tổ chức và
quản lý đô thị Hà Nội – Luận cứ và giải pháp của nhóm tác giả Nguyễn Quang
Ngọc, Đoàn Minh Huấn và Bùi Xuân Dũng.

18


Tuy các công trình nghiên cứu về Hà Nội nói chung rất phong phú nhưng lại
không có nhiều những nghiên cứu cụ thể về đối tượng địa danh đường phố. Tên phố
Hà Nội chỉ được đề cập trong bài viết gần đây của một số tác giả như Nguyễn Văn
Uẩn, Nguyễn Thị Việt Thanh, Peter Kang.
5.4. Nguồn tài liệu văn học và tài liệu dân gian
Bên cạnh những nguồn tài liệu mang tính khảo cứu như chúng tôi đã trình
bày ở trên, nghiên cứu về địa danh đường phố Hà Nội không thể bỏ qua nguồn tài
liệu về văn học và tài liệu dân gian. Có thể kể đến các tản văn hay ký sự của Hoàng
Đạo Thúy, tùy bút của Phạm Đình Hổ, hay tên và đặc sản của các phố phường Hà
Nội được nhắc đến trong ca dao dân ca về Hà Nội của tác giả Bích Hằng. Ngoài ra,
còn có rất nhiều nhà văn có các tác phẩm viết về Hà Nội như Thạch Lam, Vũ Bằng,
Chu Thiên, v.v.
5.5. Nguồn tư liệu điền dã
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu, thông tin
qua quá trình điền dã để kiểm chứng lại những ghi chép chưa rõ trong một số văn
bản pháp quy. Đơn cử một ví dụ minh họa cho trường hợp này đó là trong Tờ trình
về việc đổi tên phố do Chủ tịch Trần Duy Hưng phê duyệt có ghi tên phố Dương
Thị Ái. Tuy nhiên, khi kiểm tra lại trên bản đồ thành phố Hà Nội năm 1946, vị trí
của phố này ở gần khu vực Lương Yên và ghi là Đường Thúy Ái. Đối chiếu các tài
liệu khác cùng với điều tra thực địa, chúng tôi thấy rằng vị trí của phố này vốn là
đất của làng Thúy Ái, nơi đây cũng có bến đò Thúy Ái. Vì vậy, chúng tôi cho rằng
việc tờ trình ghi Dương Thị Ái là sai và không xếp phố Dương Thị Ái vào nhóm phố

mang tên nhân vật lịch sử trong hệ thống phân loại của chúng tôi.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về mặt lý luận, luận án sẽ đóng góp một cách nhận diện mới về không gian đô
thị Hà Nội trên cơ sở tư liệu địa danh đường phố trong giai đoạn 1888-2008. Đối
với ngành địa danh học nói riêng, luận án sẽ bổ sung cho mảng nghiên cứu về địa
danh đường phố và địa danh đô thị vốn đang rất thiếu những nghiên cứu chuyên sâu
về các đô thị ở Việt Nam.
19


6.2. Về mặt thực tiễn, luận án sẽ là tài liệu tham khảo tin cậy cho các nhà nghiên cứu
về quá trình phát triển của đô thị Hà Nội từ giai đoạn Pháp thuộc đến nay. Luận án
cũng sẽ là công cụ tra cứu hữu hiệu cho các nhà nghiên cứu về quá trình biến đổi địa
danh đường phố Hà Nội giai đoạn 1888-2008. Ngoài ra, luận án có thể được sử dụng
làm tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo Hà Nội học cho học sinh phổ thông.
Vì địa danh nói chung và địa danh đường phố nói riêng là đối tượng nghiên
cứu mang tính liên ngành cao nên kết quả nghiên cứu mang tính liên ngành của luận
án sẽ cho phép mở rộng phạm vi nghiên cứu, mở rộng phạm vi ứng dụng địa danh
và địa danh đường phố ra khỏi những phạm vi truyền thống là ngôn ngữ, lịch sử và
địa lý để tham gia vào những lĩnh vực nghiên cứu khác như xã hội học, đô thị học,
biên giới lãnh thổ, thậm chí cả kinh tế học, v.v.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm bốn chương.
Chƣơng 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và Cơ sở lý thuyết
Chương 1 của luận án sẽ đề cập đến sự biến đổi không gian đô thị Hà Nội
đồng thời xác định phạm vi không gian nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, một số
vấn đề về điều kiện kinh tế xã hội của đô thị Hà Nội cũng được chúng tôi trình bày
trong chương 1. Cũng trong chương 1, luận án trình bày các vấn đề lý thuyết liên
quan đến khu vực nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu như lý thuyết về khu vực
học, lý thuyết ký ức tập thể và các khuynh hướng nghiên cứu về địa danh trong

nước và trên thế giới.
Chƣơng 2. Phƣơng thức, quy trình định danh và phân loại địa danh đƣờng phố
Hà Nội
Chương 2 được dành để trình bày các nguyên tắc định danh địa điểm nói
chung và địa danh đường phố nói riêng ở Việt Nam. Các nguyên tắc này sẽ được
phân tích theo các thời kỳ lịch sử, chẳng hạn như thời kỳ trước Pháp thuộc, thời kỳ
Pháp thuộc và tạm chiếm, và cuối cùng là thời kỳ từ năm 1954 đến năm 2008.

20


Trong chương 2, chúng tôi cũng trình bày một số cách phân loại địa danh
đường phố trong và ngoài nước. Từ đó, chúng tôi sẽ đưa ra cách phân loại thích hợp
đối với hệ thống địa danh đường phố Hà Nội trong giai đoạn 1888-2008.
Chƣơng 3. Địa danh đƣờng phố Hà Nội đặt theo phƣơng thức miêu tả
Từ kết quả phân loại hệ thống địa danh đường phố Hà Nội được trình bày
trong chương 2, chương 3 được dành để trình bày về các nhóm địa danh đường phố
đặt theo phương thức miêu tả bao gồm nhóm địa danh miêu tả các đặc điểm địa lý,
nhóm địa danh miêu tả các tư tưởng và nhóm địa danh đặt theo hệ thống số đếm. Mỗi
nhóm sẽ được chia thành các tiểu nhóm với những đặc trưng tiêu biểu khác nhau.
Chƣơng 4. Địa danh đƣờng phố Hà Nội đặt theo phƣơng thức chuyển hóa
Trong chương 4, luận án phân tích các nhóm địa danh đường phố Hà Nội đặt
theo phương thức chuyển hóa bao gồm nhóm địa danh chuyển hóa từ nhân danh,
nhóm địa danh chuyển hóa từ địa danh (bao gồm các tiểu nhóm như chuyển hóa từ
các địa danh truyền thống, chuyển hóa từ địa danh khu vực khác hay từ sự kiện lịch
sử) và nhóm địa danh chuyển hóa lỗi.
Cuối mỗi chương, chúng tôi đều trình bày tiểu kết chương trong đó thể hiện
những nội dung và kết quả nghiên cứu trọng tâm của chương.

21



×