Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đặc điểm xã hội của đồng Bằng Sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.71 KB, 6 trang )

Đặc điểm xã hội của đồng Bằng Sông hồng

1. Lịch Sử Văn Hóa của vùng

Là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt
Nam vùng đất bao gồm 10 tỉnh. Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là
vùng trung châu, khác với vùng chân núi trung du và núi cao thượng du. Không giống
như vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng có 2
tỉnh Thái Bình và Hưng Yên không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là
châu thổ sông Hồng.
Từ Việt Trì, Sông Hồng có thêm hai phụ lưu là Sông Đà và Sông Lô với hàng ngàn
lạch khe, suối nhỏ, suối to, ngòi nhỏ, ngòi to đổ vào Sông Hồng với 609 km bắt nguồn
từ dãy Ngụy Sơn cao 1.776 mét thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam trên Cao nguyên
Vân Nam (Trung Quốc) và 556 km trên đất Việt Nam, vẫn là nguồn chủ công bào
mòn những vùng đất nó đi qua, hòa trong 122 tỷ m3 nước/năm một khối lượng phù sa
khổng lồ là 120 triệu tấn/năm. Tạo thành đồng bằng rộng lớn gọi là đồng bằng sông
hồng.
Lịch sử phát triển của vùng Văn minh sông Hồng hình thành (từ đầu Thiên niên kỷ
thứ II trước công nguyên đến cuối thế kỉ 15). Đây là khu vực đồng bằng bắc bộ khá
rộng lớn và hàng năm đón nhận một lượng phù sa khổng lồ từ miền nam Trung
Quốc chảy qua lưu vực Sông Hồng và đi ra Biển đông. Điều kiện địa hình cũng được
bao bọc bởi nhiều núi đồi cộng với một khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự đa
dạng sinh học,động thực vật phát triển . về khóang
sảncácmỏ đồng, sắt, thiếc, Chì, Bạc, vàng... thuận lợi cho thủ công nghiệp và
nghề luyện kim và chế tác đồ đồng phát triển sớm.
Trong lịch sử phát triển khu vực đồng bằng sông Hồng là khu vực có nền văn hóa đặc
sắc trải qua các nền văn hóa rực rỡ Văn hóa Hòa Bình,Văn Hóa Phùng Nguyên,Văn
Hóa Đồng Đâu,văn hóa Gò Môn và đỉnh cao là Văn Minh Đông SơnVăn hoá Đông
Sơn có những nét độc đáo đồng thời vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá



vùng Đông Nam á. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt
Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước .
Khu vực đồng bằng sông Hồng là khu vực có dân cư đông đúc có truyền thống thâm
canh bậc nhất nước ta và có các làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ độc đáo
như gốm sứ (Bát Tràng-Hà Nội) đúc đồng và cơ khí (Nam Định) điêu khắc (Thái
Bình) ... khu vực đồng bằng sông hồng có các công trình kiến trúc cổ có giá trị lịch sử
to lớn như Chùa Một Cột, Nhà Hát Lớn(Hà Nội), Đền Trần(Thái Bình-Nam
Định),..Các danh lam thắng cảnh độc đáo,các lễ hội văn hóa đặc sắc… sông Hồng trở
thành một phần xương thịt của những miền đất nó đi qua, của bao thế hệ, của mỗi con
người từng gắn bó máu thịt với nó. Mỗi người lại có một Sông Hồng của riêng mình.
Sông Hồng trở thành một phần xương thịt của những miền đất nó đi qua, của bao thế
hệ, của mỗi con người từng gắn bó máu thịt với nó. Mỗi người lại có một Sông Hồng
của riêng mình.

2.

Dân cư



Mật độ dân số trên 1.239 người/km2(2008) cao hơn so với cả nước(260
người/km2) đông nhất là TP Hà Nội 6116 người/km2 thấp nhất là Ninh Binhf936
ng/km2 .Hiện nay dân số tổng dân số trung bình Đồng bằng sông Hồng21.133,8.
(Nghìn người) năm 2016 .Mật độ dân số 994,0 Người/km2 (năm 2016)( nguồn tổng
cục thống kê). Đây là vùng có dân cư đông đúc nhất nước ta có mật độ dân số cao
nhất cả nước.



Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có

nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Tạo ra thị
trường có sức mua lớn.



Sự phân bố dân cư

- Khu vực dân cư tập trung đông trên các dải đất cao,ven sông,dọc các tuyến giao
thông lớn,tập trung đông đúc ở các làng nghề truyền thống như Bát Tràng(Gia Lâm


-Hà Nội) Hữu Bằng (Thạch Thất -Hà Tây),Thuận Vi(Vũ Như-Thái Bình)…..,các vùng
ven biển như ở Thụy Anh (Thái Thị-Thái Bình),Nghĩa Hưng (Nam Định)..
- Khu vực thưa dân phân bố ở các vùng bán sơn địa và các dải ô trũng vùng đồng
bằng hình thức cư trú có 2 xu hướng chính là theo kiểu làng xã tập trung thành những
điểm trên dải đất caoxen kẽ trong vùng và phân bố dọc 2 bên sông Hồng và sông Thái
Bình (phù hợp với SX và sinh hoạt của nhân dân trong vùng gắn với nông- ngư)
Tỷ lệ dân đô thị 27,93% năm (2009) thấp hơn trung bình cả nước(29,60%) và ĐNB
là(57,13%)
Trình độ học vấn và dân trí của vùng cao hơn hẳn các vùng khác.Tỷ lệ người không
biết chữ chỉ 0,68%(cả nước 3,74%);lao động có trình độ kĩ thuật là 25,85% cao hơn
so với cả nước (cả nước19,70%);số cán bộ có trình độ CĐ-ĐH chiếm35,5% so với
tổng cán bộ CĐ-ĐH của cả nước cao hơn Đông Nam Bộ(ĐNB 20,6%),
3 các trung tâm công nghiệp đô thị:
Các trung tâm công nghiệp:
Đây là vùng công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất nước ta,tập trung nhiều xí
nghiệp công nghiệp hàng đầu cả nước các khu công nghiệp. tập trung các nghành
công nghiệp chủ yếu của vùng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của cả nước như
CN nhẹ, CN chế biến lương thực thực phẩm, CN sản xuất vật liệu xây dựng, Cơ khí,
Hóa Chất-Phân Bón-Cao su.

Một số khu công nghiệplớn của vùng như Hà Nội Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc,Thái Bình.. .các đô thị. Là vùng phát triển sớm nên có mạng lưới đô thị
khá dày đặc, năm 2009 vùng có 2 đô thị loại 1;8 thành phố trực thuộc tỉnh 4 thị xã;16
quận; 113 thị trấn điều này rất thuận lợi cho việc trao đổi thông tin-Lao Động -hàng
hóa giữa các khu vực với nhau.
Các đô thị lớn của vùng:
+ Phía Tây Bắc của vùng có Hà Nội bên cạnh đó là các khu vực vệ tinh như ở phía
bắc có sân bay quốc tế Nội Bài;ở phía Tây Bắc có Hòa Lạc. Ngoài ra còn có các thành
phố lớn như Vĩnh yên, Bắc Ninh,Việt Trì...
+ Phía đông của vùng có TP Hải Phòng là trung tâm lớn có sân bay quốc tế Hải
Phòng, bên cạnh Hải Phòng có Hải Dương,Hương Yên,trên quốc lộ 5,quốc lộ 39 quốc
lộ 18...


+ Phía nam có TP Nam Định cùng với cụm đô thị kề bên như các thành phố Ninh
Bình, Phủ Lí,Thái Bình,hàng loạt các thị trấn chạy theo quốc lộ 10 và quốc lộ 1A..
4 Thị Trường: (đang nói về thị trường chứ k phải giao thông)
Đây là khu vực có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng được hiện đại hóa ,cùng với
nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào tiếp giáp vùng Trung Du miền núi bắc bộ nơi tài
nguyên khoáng sản giàu có và tiềm năng thủy điện lớn, tiếp giáp với nhiều khu vực
quốc gia...nên có thị trường xuất nhập khẩu rộng cả nước thuận lợi cho giao lưu trao
đổi kinh tế ở trong và ngoài nước



Thị trường:
a. Nông nghiệp:
Cung cấp lúa gạo lương thực cho khu vực phía bắc đặc biệt là 2 khu vực
phụ cận Trung du miền núi bắc bộ và Bắc Trung Bộ .Ngoài ra đây còn là
mặt hàng chủ lực của vùng có giá trị xuất khẩu ra thị trường quốc tế các

nước lớn như Mỹ , Nhật,Malaixia..
Đồng bằng sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả
kinh tế lớn như các cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và
trồng hoa xen canh. Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính cung cấp cho
cả nước và có giá trị xuất khẩu sang thị trường các nước Mỹ, Eu,Singgapo
...
Các cây công nghiệp ngắn ngày như mía đường ,lạc ,ngô.. có thị trường
xuất khẩu rộng lớn khắp cả nước đặc biệt là cho 2 khu vực phụ cận.
Đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ trọng chăn nuôi lớn.Đàn lợn ở chiếm tỉ
trọng lớn nhất cả nước (27,2%, năm 2002). Chăn nuôi bò (đặc biệt là nuôi
bò sữa) đang phát triển. Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản
đangđược phát triển cung cấp cho thị trường xuất khẩu lớn trong và ngòai
nước cũng như khu vực.
b.

Công nghiệp
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản
xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí phát triển tạo ra các sản phẩm
công nghiệp qmáy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị


điện tử, hàng tiêu dùng như : vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy
viết, thuốc chữa bệnh, v.v.cung cấp cho khu vực Đông Nam á châu phi, cu
ba.., trong và ngoài nước,cũng như phục vụ nhu cầu tại chỗ của khu vực

c. Dịch vụ:

Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở nên sôi động. Thủ đô Hà
Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng là
cầu nối luân chuyển hàng hóa giao thông khắp khu vực như các tỉnh trung

du miền núi phía bắc và bắc trung bộ cũng như cả nước, có cảng biển
thuận lợi luôn chuyển hàng hóa cho khu vực và thế giới
Hà Nội, Hải Phòng đồng thời là hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc đất
nước. Đồng bằng sông Hồng có nhiểu địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng là
Chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát
Bà, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như Nhật Bản,Trung Quốc,
các nước phương tây như Anh, Pháp Mỹ....

3. Khó khăn
-

Lịch sử hình thành sớm đã dể lại một địa hình ô trũng lớn,rất tốn
kém khi cải tạo

-

Do hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng
trong đê điều về mùa mưa thường bị ngập úng khó khăn cho cuộc
sống sinh hoạt của người dân

-

Gia tăng dân số vẫn còn cao di dân tự do vào các thành phố lớn đã
gây sức ép với nền kinh tế;việc làm thất nghiệp ở thành phố,y tế,
giao thông ,sức khỏe ...thiếu việc làm ở nông thôn đang là vấn dề
cần giải quyết..

-

Việc quy hoạch khai thác tiềm năng kinh tế của vùng còn chưa hợp lí

,lãng phí chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có của vùng..cho nên ảnh
hưởng tới sự phát triển kinh -tế xã hội của vùng

-

Về Tài nguyên rừng thấp và môi trường khu vực đồng bằng sông
hồng bị ô nhiễm nghiêm trọng do dân số tăng cao


-

Diện tích đất bình quân đầu người thấp do dân số cao khó khăn cho
cải tạo khai thác thác sử dụng đất .Đặc biệt là đất nông nghiệp

Lưu ý:
1. Đầu dòng viết hoa, tab vào cho thẳng hàng, câu chấm phẩy phải rõ ràng dứt
khoát
2. Phần lịch sử văn hoá vs dân cư – lao động tìm thêm, có nhìu cái để nói, thêm vào
phần cơ sở vật chất – kỹ thuật
3. Số liệu phải chính xác, có dẫn nguồn vào



×