Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Chuyên đề 1 bản chất nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.19 KB, 19 trang )

Chuyên đề 1:
BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
XHCN


NỘI DUNG
1- Khái niệm bản chất nhà nước
2- Bản chất nhà nước CHXHCN
Việt Nam


1.Khái niệm bản chất nhà nước
1.1 Quan niệm về nguồn gốc nhà nước

1.2 Khái niệm bản chất nhà nước

1.3 Đặc trưng cơ bản của nhà nước


1.1 Quan niệm về nguồn gốc nhà nước







Thuyết thần quyền: do thượng đế sáng tạo
Thuyết gia trưởng: sự phát triển của gia đình
Thuyết bạo lực: kết quả của bạo lực
Thuyết khế ước xã hội: sự thỏa ước


Các thuyết khác: kỹ trị, phúc lợi…
Quan niệm chủ nghĩa Marx- Lênin:
– Nhà nước là một hiện tượng mang tính lịch sử, sự
hình thành và phát triển mang tính quy luật khách
quan.
– Nhà nước xuất hiện khi loài người phát triển đến
một trình độ nhất định, xã hội hình thành giai cấp và
đấu tranh giai cấp.


1.2 Khái niệm bản chất nhà nước
1.2.1 Khái niệm bản chất của nhà nước
1.2.2 Tính giai cấp của nhà nước
1.2.3 Tính xã hội của nhà nước
1.2.4 Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã
hội


1.2.1 Khái niệm bản chất
• “Bản chất là toàn bộ những mối liên hệ, quan
hệ sâu sắc và những quy luật bên trong quyết
định những đặc điểm và khuynh hướng phát
triển cơ bản của hệ thống vật chất.”
• Bản chất nhà nước là toàn bộ những mối liên
hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên
trong quyết định những đặc điểm và khuynh
hướng phát triển cơ bản của nhà nước
• Xuất phát từ nguyên nhân ra đời của nhà
nước, mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính
xã hội quyết định những đặc điểm cơ bản và

xu hướng phát triển của nhà nước do vậy là nội
dung của bản chất nhà nước.


1.2.2 Tính giai cấp của nhà nước
• Tính giai cấp là sự tác động của yếu tố giai cấp đến
đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của nhà
nước.
• Nhà nước có tính giai cấp vì:
– Nhà nước có nguồn gốc giai cấp và là sản phẩm và biểu
hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà
được.
– Nhà nước là bộ máy, công cụ trấn áp đặc biệt của giai cấp
này đối với giai cấp khác.

• Tính giai cấp thể hiện trong mục đích thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước:
– Bảo vệ trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị;
– Bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị.


1.2.3 Tính xã hội của nhà nước
• Tính xã hội là sự tác động của yếu tố xã hội, quyết
định các đặc điểm và xu hướng vận động cơ bản của
nhà nước.
• Tính xã hội của nhà nước xuất phát từ:
– Nhà nước đại diện cho ý chí chung, lợi ích chung.
– Nhà nước ra đời đáp ứng nhu cầu quản lý giải quyết công
việc chung, bảo vệ lợi ích chung của xã hội.


• Tính xã hội thể hiện trong mục đích, chức năng của
nhà nước:
– Nhà nước phải thể hiện ý chí chung, lợi ích chung của xã
hội.
– Bảo vệ trật tự chung của xã hội.


1.2.4 Mối quan hệ giữa tính giai cấp và
tính xã hội
• Bản chất nhà nước bao hàm sự tồn tại của cả
hai tính chất này.
• Sự đấu tranh và thống nhất giữa hai tính chất
này tác động đến xu hướng phát triển và
những đặc điểm cơ bản của nhà nước.
• Quá trình hình thành và phát triển của NN chịu
tác động của từng yếu tố và sự tương tác giữa
chúng


1.3 Đặc trưng của nhà nước
1.3.1 Quyền lực công cộng đặc biệt tách biệt khỏi
xã hội
1.3.2 Phân chia lãnh thổ và quản lý cư dân theo
đơn vị hành chính
1.3.3 Nhà nước có chủ quyền quốc gia
1.3.4 Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã
hội bằng pháp luật
1.3.5 Nhà nước thu các khoản thuế dưới dạng
bắt buộc



1.3.1 Quyền lực công cộng đặc biệt
• Nội dung đặc điểm
– Tính công cộng (áp đặt chung)
– Quyền lực này tách rời khỏi xã hội, thực hiện bởi bộ
máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý
– Độc quyền sử dụng sức mạnh bạo lực
– Mang tính giai cấp
– Dựa trên nguồn lực kinh tế, chính trị và tư tưởng
lớn nhất

• Cơ sở của quyền lực công cộng đặc biệt
– Vai trò của quyền lực trong xã hội
– Khả năng kiểm soát sức mạnh kinh tế, chính trị, tư
tưởng


1.3.2 Phân chia lãnh thổ và quản lý cư
dân
• Nội dung:
– Chia toàn bộ cư dân và lãnh thổ theo các cấp, đơn
vị hành chính.
– Quản lý xã hội theo cư dân và các đơn vị hành
chính lãnh thổ đó.
– Các tổ chức khác không thể quản lý, phân chia cư
dân và theo lãnh thổ

• Cơ sở:
– Do nhà nước quản lý công việc chung của xã hội
– Xuất phát từ lý do địa lý, văn hóa, dân tộc, kinh

tế…


1.3.3 Nhà nước có chủ quyền quốc gia
• Nội dung:
– Chủ quyền quốc gia là khả năng và mức độ thực
hiện quyền lực của nhà nước trên cư dân và lãnh
thổ.
– Chỉ có nhà nước mới có chủ quyền quốc gia
– Chủ quyền quốc gia bao gồm chủ quyền đối nội
và chủ quyền đối ngoại.

• Cơ sở
– Nhà nước quản lý xã hội, đại diện cho cư dân
– Chủ thể độc lập trong quan hệ quốc tế
– Sự độc lập, bình đẳng giữa các nhà nước


1.3.4 Ban hành và quản lý xã hội bằng
pháp luật
• Nội dung:
– Ban hành pháp luật là việc đặt ra các quy tắc xử sự
chung cho xã hội.
– Chỉ có nhà nước mới được quyền ban hành và
quản lý xã hội bằng pháp luật.
– Nhà nước ban hành pháp luật nhưng nhà nước
cũng phải tôn trọng pháp luật.

• Cơ sở:
– Nhu cầu quản lý cần có hai phương tiện, quy tắc và

thiết chế
– Pháp luật cần có chủ thể bảo đảm thực hiện
– Thể hiện sự minh bạch, tiên liệu, hiệu lực.


1.3.5 Thu các khoản thuế dưới dạng bắt
buộc
• Nội dung:
– Thu thuế là việc nhà nước buộc các chủ thể đóng
góp tài chính
– Chỉ có nhà nước mới có thể đặt ra và thu thuế bắt
buộc.
– Thu thuế nhằm: nuôi bộ máy, tái phân phối, đầu tư

• Nhà nước thu thuế vì:
– Nhà nước chuyên làm nhiệm vụ quản lý, tách biệt
khỏi xã hội
– Có lĩnh vực cần nhà nước đầu tư
– Thực hiện công bằng cần nguồn lực tài chính


2- BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC XHCN
VÀ BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC CHXHCNVN
2.1 BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC XHCN
2.2 BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC CHXHCN VN


2.1 BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC XHCN
• Tính giai cấp:


– mang bản chất giai bị bóc lột- giai cấp công nhân;
– bộ máy thống trị, bảo vệ lợi ích liên minh giai cấp lao
động, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với thiểu số.
– Là “nhà nước nửa nhà nước”, “nhà nước không còn
nguyên nghĩa”, “nhà nước tự tiêu vong”

• Tính xã hội:

– tồn tại trên cơ sở xã hội rộng rãi hơn;
– có nhiệm vụ xây dựng xã hội mới- xã hội XHCN;
– đại diện cho tất cả các tầng lớp;
– có nhiệm vụ xoá bỏ sự bất bình đẳng về kinh tế bảo đảm
sự bình đẳng về chính trị, xã hội.


2.2 Bản chất nhà nước CHXHCN Việt
Nam
• Điều 2 Hiến pháp 2013: 
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân.
– … tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền
tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức (tính giai cấp- liên minh giai cấp)

• Điều 3 : Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ
của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền
con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. (Tính

xã hội: rộng và đa dạng)


Câu 1: Nêu các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước, qua đó hãy
phân biệt nhà nước với các tổ chức thị tộc – bộ lạc và với các
tổ chức xã hội hiện nay.(2,5 đ) (2007)
Câu 1: Anh (chị) hãy giải thích dấu hiệu đặc trưng và chủ yếu
sau đây của nhà nước: “Nhà nước là tổ chức quyền lực chính
trị công cộng đặc biệt”. (2,0 đ) (2009)
Đề thi 2010:
Câu 1: Trình bày nhận thức về bản chất nhà nước.
Liên hệ làm sáng tỏ bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam.
(5đ)
(2013): 1- Phân tích khái niệm, đặc trưng của nhà nước (4đ)
Đề thi 2014:
Câu 1: (2) Trình bày bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam
(2,5 đ). (2014)



×