Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

An toàn lao động - Chương 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.25 KB, 1 trang )

Chương 7.Phòng chống nhiễm độc trong xây dựng.
7-
1

Chương 7
PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC
TRONG XÂY DỰNG
7.1.Phân tích nguyên nhân và nhiễm độc.
7.1.1.Định nghĩa.
Chất độc là các chất hoá học có tác dụng xấu lên cơ thể con người, gây phá huỷ các
quá trình của sự sống bình thường.
Chất độc công nghiệp có thể gây nhiễm độc hoặc gây mê.
7.1.2.Các loại nhiễm độc.
Nhiễm độc cấp tính: Nhiễm độc cấp tính xảy ra khi có một lượng lớn chất độc xâm
nhập cơ thể trong một thời gian ngắn.
Nhiễm độc mãn tính: Do kết quả tác dụng dần dần xâm nhập lâu dài của chất độc
xâm nhập vào cơ thể con người với số lượng ít. Nhiễm độc mãn tính sinh ra bệnh nghề
nghiệp.
7.1.3.Tác hại.
Chất độc công nghiệp xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, đường
tiêu hoá và da. Trong đó qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất.
Khi tiến hành các qúa trình thi công xây dựng người lao động chịu tác động của các
chất độc chứa trong vật liệu xây dựng.
7.1.4.Các chất độc thường gặp trong thi công xây dựng.
Chất độc rắn: chì, thạch tín và một số loại sơn.
Chất độc lỏng hoặc khí: Oxit cacbon, xăng, benzen, sunphua, hydro, cồn...
Theo đặc tính độc tố: Chất độc phá huỷ lớn da và niêm mạc...
Chất độc phá huỷ cơ quan hô hấp: SiO
2,
NH
3,


.
Các chất tác dụng đến máu:CO.
Các chất tác dụng đến hệ thần kinh
7.2.Các biện pháp phòng chống nhiễm độc trong xây dựng.
7.2.1.Áp dụng biện pháp cơ giới hoá và tự động hoá trong thi công.
Thay các chất độc bằng các chất ít độc hoặc không độc hại.
Sử dụng hệ thống thông gió hút thải chất độc ra khỏi phòng.
Cải thiện điều kiện làm việc, khử khí trong phòng bằng cách rửa sàn và tường bằng
dung dịch 1% oxit Mn.
7.2.2.Biện pháp phòng hộ cá nhân.
Mặt nạ phòng ngạt, bình thở, kính để bảo vệ các cơ quan hô hấp không bị nhiễm các
chất độc dưới dạng khí hoặc dạng hơi.
Găng tay, ủng cao su, quần áo bảo hộ lao động tránh nhiễm độc ngoài da.

×