Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích báo cáo tài chính công ty TRAPHACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.17 KB, 14 trang )

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO
I. Tổng quan về công ty
Tên tiếng Anh: TRAPHACO JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt là: TRAPHACO; Mã chứng khoán (HOSE): TRA.
Trụ sở chính: 75 Yên Ninh, Quận Ba Đình, Tp Hà Nội.
Website: www.traphaco.com.vn.
Lĩnh vực hoạt động


Thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu.



Sản xuất kinh doanh dược phẩm, hóa chất và vật tư y tế.



Pha chế thuốc theo đơn.



Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm.



Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc.



Sản xuất, buôn bán mỹ phẩm.




Sản xuất, buôn bán thực phẩm.



Tư vấn dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y dược.
II. Phân tích BCTC công ty TRAPHACO năm 2017

1. Phân tích bảng CĐKT


1.1. Tài sản của doanh nghiêp
Qua số liệu phân tích chiều ngang cho thấy tổng tài sản DN tăng 259.576 tỷ tăng hơn 45% ,
cho thấy quy mô doanh nghiệp đang mở rộng, phần quy mô mở rộng này có thế là doanh
nghiệp đang mở rộng kinh doanh. Phần tăng chủ yếu do doanh nghiệp đàu tư vào tài sản dài
hạn. TSCĐ tăng 100 tỷ tương ứng 116% so với năm 2016.
DN đang nắm giữ 838.443 tỷ tài sản cuối năm 2017, trong đó có 622.67 tỷ là tài sản ngắn
hạn chiếm 74% . Năm 2016 tài sản của DN là 578.867 trong đó TSNH chiếm 84%. Như
vậy ta thấy DN có thay đổi trong cơ cấu TS. Tỷ trọng TSNH giảm, TSDH tăng sự chuyển


dịch cơ cấu này cho thấy doanh nghiệp đang có đầu tư TSDH cao. Nhưng ta thấy khả năng
chi tiêu và thanh toán của DN vẫn còn rất tốt ( TSNH 74%).
Cơ Cấu tài sản
 TS dùng vào hoạt động kinh doanh: HTK, TSCĐ,Tiền,Nợ phải thu…Ta thấy rằng các khoản
mục này tăng lên rất nhiều và chiếm tỷ trọng cao trong 2016-2017. Điều đó cho ta thấy
doanh nghiệp đang mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Trong 259.576 tỷ tăng thêm thì
có 133.606 tỷ từ TSNH, và 125.97 TSDH. Trong tài sản ngắn hạn ta thấy HTK của công ty
tăng 141.865 tỷ và Nợ phải trả giảm xuống, cho thấy khả năng bán hàng của doanh nghiệp

đang có vấn đề. HTK quá nhiều, không bán đuợc hàng.
 TS không dùng vào mục đích kinh doanh. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn.
Hai khoản đầu tư này đều giảm đặc biệt là khoản Đầu tư tài chính dài hạn năm 2017 là 0 tỷ.
cho thấy doanh nghiệp chỉ đang tập trung mở rộng HĐKD và giảm HĐ TC.
1.2. Nguồn tài trợ.
Phân tích hàng ngang ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp đang tăng.
 VCSH: Vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên từ 349.138 đến 400.085 phần tăng này chủ yêu
lấy từ LNCPP năm 2016 là 69.823 tỷ.
 Nợ phải trả tăng 173.676 tỷ tương ứng 45% so với năm 2016. Điều đó cho ta thấy rằng
doanh nghiệp đang tăng vay để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp hoạt động là từ VCSH và Vay.
Nhưng Tỷ lệ 50/50 cho thấy tính hình không khả quan trong tình trạng tra nợ.
 VCSH : năm 2016 chiếm 60% tương ứng 349.138 tỷ, đến năm 2017 giảm xuống 50% tương
ứng 400.085 tỷ cho thấy sự giảm sút trong tỷ trọng này là do DN đang tăng nguồn vốn vay.
Khả năng tài chính cảu doanh nghiệp đang phục thuộc vào vay nợ.
 Nợ phả trả cơ cấu tăng từ 40% lên 50% chiếm tỷ tọng cao, DN đang vay để mở rộng HĐKD
ta thấy rằng trong 173.676 tỷ nợ phải trả tăng thì có 144.755 là vay ngắn hạn. Đây là điểm
đáng chú ý của tình hình tài chính, có thể doanh nghiệp đang phải chịu áp lực khả năng


thanh toán các khoản nợ trong khi tiêu thụ ít hàng.
 Ta thấy có 2 khoản mục mà Năm 2016 đều là số 0 là vay dài hạn và Lợi ích của cổ đông
thiểu số. Như vậy năm 2017 TRAPHACO đã kiểm soát một công ty con. (Công ty cổ phần
công nghệ cao Traphaco (51%)).Và bắt đầu hoạt động tài chính, vay khoản vay dài hạn để
bù đắp vay ngắn hạn.
1.3. Mức nợ và khả năng chịu đựng rủi ro.
Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nợ

ngắn hạn .


Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu .
Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu – Tài sản dài hạn .
Vốn luân chuyển = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu – Tài sản dài hạn VLC = 622.67 370.825 = 251.845tỷ < Nợ phải trả= 403.405.
Ta thấy rằng mức nợ của doanh nghiệp cao và khả năng chịu đựng rủi ro thấp.
1.4. Khả năng trả nợ đến hạn.

Hệ số thanh toán ngắn hạn & Hệ số thanh toán nhanh giảm cho thấy khả năng thanh toán
ngắn hạn của DN đang giảm so với năm 2016. Do công ty đầu tư vào TSDH và HTK của
công ty tăng, mà các khoản khoản vay tài trợ từ ngắn hạn. Đây có thể nói là bất ổn trong
chính sách tài chính.
Nợ phaỉ trả trên VCSH tăng từ 0.65 đến 1 có nghĩa trong có cấu nguòn tài trợ của doanh
nghiệp đây là chứng tỏ rằng doanh nghiệp phải đang gánh chịu một khoản gốc và lãi vay lớn
hơn.


Số lần hoàn trả lãi vay của DN cũng giảm đi từ 10 .28 xuống 6.71 năm 2017, mặc dù lãi
trước thuế có tăng từ 91.420 tỷ năm 2016 lên 124.240 tỷ năm 2017 nhưng do trong cơ cấu
tài trợ doanh nghiệp phải chịu một khoản lãi vay khá lớn điều đó làm cho chỉ số này giảm,
chứng tỏ khả năng trả nợ của DN đang giảm sút.
1.5. Những thay đổi trong tình hình tài chính.


Số vòng quay của HTK trong DN giảm xuống từ 3.93 lần năm 2016 xuống còn 2.58 năm
2017 và số ngày tồn kho trong doanh nghiệp tăng. Như vậy ta thấy rằng hàng tồn kho có khả
năng bị ứ đọng, tiêu thụ chậm, chi phí lưu kho cao, và triển vọng dòng tiền chảy vào doanh
nghiệp yếu.
Số vòng quay khoản phải thu DN tăng từ 3.75 năm 2016 đến 4.2 năm 2017 khả năng chuyển
đổi khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp đang cải thiện. Đây có thể là do chính sách
bán chịu của công đang giảm vì hiện tại khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp giảm
đi và các khoản giảm trừ như giảm giá hay chiếc khấu ít hịu quả ( vì các khoản này hầu như

là không đổi mạc dù doanh thu ban đầu thay đổi gấn 1.23 lần). Nên DN bán ít hàng hơn
trong năm 2017.
Doanh thu tăng 1.23 lần , tài sản tăng 1.44 lần DN đang sử dụng tài sản kém hiệu quả.
TSNH tăng 1.27 lần, Nợ phải thu giảm, HTK tăng 1.76 lần như thế tình hình sử dụng tài sản
của doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề, vấn đề lớn là nằm ở hàng tồn kho nhiều, và tăng
đột biến trong năm 2017.

2. Phân BCKQHĐKD của TRAPHACO trong năm 2017
2.1. Quy mô kinh doanh của doanh nghiêp

BÁO CÁO KQHĐKD
Chỉ tiêu
2016
Doanh thu BH&CCDV
896.798.826.310
Các khoảng giảm trừ doanh thu
10.036.654.110
Doanh thu thuần BH&CCDV
859.762.172.200
Giá vốn hàng bán
596.068.780.115
Lợi nhuận gộp về BH&CCDV
263.693.392.085

2017
1.073.255.309.337
10.462.190.603
1.062.793.118.734
663.666.372.174
399.126.746.560


Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ là doanh thu chủ yếu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh và chiếm tỷ trong lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp.Doanh thu
của công ty tăng nhanh từ 2016 đến năm 2017 và tăng doanh thu từ 869.798.826.310 VNĐ
lên đến 1.073.255.309.337 VNĐ, quy mô vốn tăng lên một cách đáng kinh ngạc, mức tăng
của doanh thu tương ứng là 203.456.483.027 VNĐ.


Traphaco là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dược của Việt Nam. Hình
1 cho chúng ta thấy Traphaco có tốc độ tăng trưởng doanh thu khá cao trong những năm qua
(2016-2017), khoảng 24% /năm.
Sở dĩ doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng cao như vậy vì một phần nhu cầu về dược và y tế
đang tăng mạnh, mặt khác Traphaco cũng thực hiện những chính sách đúng đắn trong định
hướng đầu tư và phát triển. Ví dụ như trong giai đoạn 2009 – 2017, Traphaco đã thực hiện
cơ cấu lại các mặt hàng sản xuất, tập trung nhiều vào các mặt hàng mà công ty sản xuất
được và có tỷ suất sinh lợi cao, cụ thể là các sản phẩm từ đông dược.
Các nguồn chính của doanh thu công ty Traphaco đến từ các sản phẩm đông dược, tân dược
và hàng khai thác (các sản phẩm công ty xuất nhập khẩu, sản phẩm ủy thác,…). Năm 2017,
đông dược chiếm hơn một nửa doanh thu nhưng lại đóng góp 79% lợi nhuận ròng. Trong
khi mặt hàng khai thác chiếm đến 26% doanh thu nhưng chỉ đóng góp 3% lợi nhuận ròng.
Nguyên nhân là các sản phẩm đông dược sản xuất từ nguyên liệu trong nước nên giúp giảm
chi phí đầu vào. Trong khi trong giai đoạn kinh tế vừa qua, tình hình tỷ giá ngoại tệ có nhiều
biến động nên ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và đặc biệt là lợi nhuận ròng của công ty
đến từ hàng khai thác và tân dược.
Vì thế từ năm 2008-2017, công ty không ngừng tăng tỷ trọng đông dược và giảm các sản
phẩm tân dược và hàng khai thác. Điều này phù hợp với chiến lược công ty, lấy mặt hàng


đông dược làm mặt hàng chiến lược, với các sản phẩm chất lượng cao như Hoạt huyết
dưỡng não, Boganic…đã khẳng định được ưu thế và vị trí của mình với các đối thủ cạnh

tranh. Chiến lược này giúp Traphaco đạt được mục tiêu giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên
liệu nhập khẩu, thay thế bằng nguồn nguyên liệu trong nước và hình thành các vùng nuôi
trồng dược liệu như GreenPlan. Đây là một chiến lược sản phẩm bền vững và đầy triển vọng
của công ty Traphaco.
So sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu với một vài công ty cùng ngành, ta thấy tốc độ tăng
trưởng doanh thu của OPC là 22,9%, của Dược Hậu Giang là 18,4% mỗi năm, đều thấp hơn
Traphaco. Từ đó cho thấy Traphaco có tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng đầu của ngành.

2.2. Chi phí hoạt động của công ty.
Bảng tỉ trọng chi phí hoạt động trên doanh thu thuần Traphaco


GVHB/DTT
CPBH/DTT
CPQLDN/DTT
CPLV/DTT

2016
69%
14%
5%
1%

2017
62%
17%
7%
3%

Giá vốn của công ty tăng nhẹ tăng từ 859 tỷ lên 663 tỷ nhưng tỷ lệ giá vốn hàng bán so với

doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm giảm từ 69% xuống còn 62%
( giảm 7%). Điều này cho thấy công ty đang quản lý chi phí rất hiệu quả và sử dụng chi phí
để tạo ra doanh thu tốt hơn.
Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn, tuy nhiên từ 2016-2017 đóng góp của giá vốn hàng
bán vào doanh thu thuần liên tục giảm (còn 62% năm 2017). Lý do là trong khoảng những
năm trở lại đây, Traphaco đã chủ động được nguồn nguyên liệu (từ việc công ty tự sản xuất
được nguồn nguyên liệu trong nước và tìm được các nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định),
mặt khác chính sách của công ty đang chuyển dịch cơ cấu sản phẩm sang đông dược (ngành
sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước, hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài) làm cho giá
nguyên vật liệu giảm, tỉ trọng giá vốn hàng bán giảm.
Qua hình trên, ta thấy từ 2016-2017 chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp có xu hướng
tăng trong những năm gần đây nhưng đều nằm trong vòng kiểm soát.
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chiếm tỷ lệ rất thấp chưa đến 1% trong năm 2016
và khoảng 1% trong năm 2017.Điều này cho thấy công ty đang sử dụng vốn rất hiệu quả
không có hiện tượng dư vốn để đem cho vay, doanh thu từ hoạt dộng tài chính chiếm tỷ
trọng rất nhỏ và không trọng yếu của doanh nghiệp.
Chi phí tài chính của công ty có xu hướng tăng nhanh từ năm 2016 đến nay, mức tăng từ 9
tỷ lên 21 tỷ.Điều này cho thấy công ty đang tăng cường việc sử dụng vốn vay trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.Việc tăng cường sử dụng vốn vay giúp công ty có thể sử
dụng vốn từ nhiều nguồn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tuy nhiên áp lực về
việc thanh toán lãi vay cũng có thể là một yếu tố làm giảm tốc độ tăng trưởng cũng như lợi
nhuận của Doanh nghiệp trong tương lai.


Chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng rất thấp (1%-3%) vì công ty sử dụng rất ít nợ dài hạn (do đặc
thù ngành) Năm 2017, chi phí lãi vay tăng khá cao vì công ty có vay một khoản nợ dài (các
năm trước vay và nợ dày hạn không có) để xây dựng mở rộng dự án Nhà máy sản xuất
dược– tiêu chuẩn GMP.
Liệu cơ cấu chi phí như vậy đã hợp lý chưa? Chúng ta cùng so sánh với một đối thủ cạnh
tranh của Traphaco là OPC. Ta thấy xu hướng chung của OPC cũng tương tự như với của

Traphaco, và đây cũng là xu hướng chung của ngành dược. Tuy nhiên có một điểm cần lưu
ý, đó là tỉ trọng chi phí giá vốn hàng bán của Traphaco cao hơn khá nhiều so với OPC. Một
lần nửa cho thấy được chính sách giảm giá vốn hàng bán của công ty là hợp với tình hình
hiện tại của ngành.
Lợi nhuận của công ty so với Doanh thu thuần chiếm tỷ lệ rất cao cụ thể năm 2016 là
30,67% và tăng lên 37,55% trong năm 2017.Điều này cho thấy lĩnh vực kinh doanh dược
phẩm là lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao.
Ngành dược phẩm là một ngành đang tăng trưởng với tốc độ khá cao bất chấp tình hình kinh
tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Điều này được thể hiện ở cả tốc độ tăng của doanh thu, lợi
nhuận và tổng tài sản. Tốc độ tăng trưởng khả quan và ổn định cho thấy tính hấp dẫn về
dung lượng thị phần của ngành, từ đó khuyến khích Traphaco nói riêng và các công ty trong
ngành nói chung đầu tư mở rộng sản xuất, tăng trưởng quy mô tài sản.
Công ty có hoạt động thu nhập khác như thanh lý tài sản cố định, tiền thu khác nhưng khoàn
danh thu này không trọng yếu trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp.
2.3. Lợi nhuận ròng:


Lợi nhuận ròng sau thuế của công ty Traphaco tăng trưởng trong giai đoạn 2016 – 2017 khá
cao, tăng từ 66 tỷ đồng lên 90 tỷ đồng mức tăng khoảng 37% ,trong khi ước tính tăng
trưởng sản xuất ngành dược trong nước 2017 so với 2016 là 24,04%. So với một số công ty
cùng ngành như OPC, DHT, DCL,…thì Traphaco có tốc độ tăng trưởng đều và bền vững,
đặc biệt tăng mạnh ở năm 2016, 2017 trong khi các công ty cùng ngành có tốc độ tăng trưởng
giảm hoặc âm.
Điều này cho thấy chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là đúng hướng và
phù hợp với tình hình kinh tế trong nước trong giai đoạn gần đây.
Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu cũng tăng nhanh tương ứng với tốc độ tăng của doanh thu và
lợi nhuận ( mức tăng là 19% ), mức lãi cao thu hút các nhà đầu tư tao điều kiện cho sự tăng
trưởng của công ty trong tương lai.

3. Phân tích BCLCTT.

3.1. Dòng tiền của doanh nghiệp
Họat động mang lại tiền cho doanh nghiệp chủ yếu là tiền từ hoạt động kinh doanh.



Dòng tiền thuần từ đàu tư giảm 62.63 tỷ cho ta thấy rằng DN đang giảm đầu tư cho
tương lai. Doanh nghiêp không chi mua sắp TSCĐ phục vụ cho Hoạt động kinh doanh
như những năm trước. Trong năm 2017 DN đầu tư góp vốn vàp đơn vị khác là 191.685
tỷ.
Hoạt động kinh doanh của đơn vị mang lại dòng tiền chủ yếu cho đơn vị tăng từ
27.059 đến 102.803 tỷ hoạt động kinh doanh của đơn vị mang lại lợi nhuận cao hơn
năm 2016 là 75.744 tỷ tăng 280% tăng đột biến. Sự gia tăng này do doanh nghiệp đang
mở rộng quy mô kinh doanh mang lại mức lợi nhuận cao hơn, ngoài ra thì ta thấy rằng
tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ không cao. Cho thấy doanh nghiệp
đang tăng hiệu quả sản suất và tự sản xuất được nguồn nguyên liệu. Khi ở hai quy mô
sản xuất khác nhau mà doanh nghiệp chỉ chi trả gần như là tương đương nhau cho nhà
cung cấp 710.235 tỷ năm 2017 và 693.789 tỷ năm 2016.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính giảm từ 28.219 tỷ năm 2016 đến 5.397 tỷ năm
2017. Hiện tại doanh nghiệp vay khá nhiều lên đến 242.696 tỷ để chi trả nợ gốc và lãi
vay tỏng năm 2017 là 212.759 tỷ. DN đang có dấu hiệu xấu về tình hình tài chính khi
đi vay trả để trả các khoản nợ gốc và lãi vay tới hạn. Trong những năm sắp tới doanh
nghiệp sẽ chịu áp lực rất nặng về khả năng thanh toán các khoản vay năm nay.
3.2. Tiền được sử dụng nhằm vào mục đích gì?
Dòng tiền chi của doanh nghiệp đang sử dụng nhiều ở lĩch vực hoạt động kinh doanh.
Các khảo chi ở lĩnh vực này khá là lớn lên đến 930 tỷ , và gia tăng trong 2 năm 20162017. DN đang mở rộng quy mô kinh doanh nhưng cũng đang có xu hướng đầu tư vào
các công ty khác tính tỏng năm 2017 công ty đã đàu tư góp vốn vào đơn vị khác là
191.686 tỷ . Ngoài ra doanh nghiệp cũng đang phải chịu một áp lực từ trả nợ gốc và lãi
vay khá là lớn.

Các chỉ số của TRAPHACO

Chỉ số

2017

2016


Tỷ suất dòng tiền / lợi nhuận

0.1

0.03

Tỷ suất dòng tiền / doanh thu

0.096

0.031

0.14
- 16.037 tỷ
0.14

0.038
- 4.80 tỷ
0.067

Tỷ suất dòng tiền / Tài sản
Dòng tiền tự do
Tỷ suất tái đầu tư tiền


3.3. Khả năng tạo ra tiền trong tương lai.
Ty suất dòng tiền/ Lợi nhuận và Tỷ suất dòng tiền / doanh thu và Tỷ suất dòng tiền/
Tài sản đều đang có chuyển bién tăng. Chứng tỏ rằng DN đang có khả năng thu tiền từ
hoạt động kinh doanh tăng. Dòng thu trong tương lai chủ yếu của doanh nghiệp vẫn là
HĐKD.
3.4. Khả năng trả nợ/ chia lãi trong tương lai
DN đang có khó khăn trong mở rộng quy mô hoạt động, sử dụng tài sản kém hiệu quả
HTK quá nhiều, ngoài ra DN còn đang đi vay rất nhìu khoán để bù đáp cho chi phí
ngắn hạn. Cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn trong
khoản thời gian săp tới. Doanh nghiệp đang tăng chỉ số tái đầu tư đìu đó có nghĩ là
doanh nghiệp đang giữ lại lợi nhuận để típ tục mở rộng đầu tư và hoat động kinh
doanh.



×