Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.87 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự
LỚP: 13144CLC
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Châu
Thành viên

Mssv

Hà Quốc Hoàng

13144046

TP.HỒ CHÍ MINH – 12/2014

Page 1 of 26


Page 2 of 26


Mục Lục
Phần 1:Mở đầu
_Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………1
_Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………….1
Phần 2 :Kiến thức cơ bản
1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự
1.1 Định nghĩa…………………………………………………………………….1


2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH
2.1. Học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác – Lênin……………………………1
2.2. Tinh hoa quân sự thế giới …………………………………………………...2
3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH
3.1. Tư tưởng bạo lực cách mạng thống nhất với tư tưởng nhân đạo và hoà
bình………………………………………………………………………………...3
3.2. Tư tưởng khởi nghĩa vũ trang………………………………………………..4
3.2.1. Khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam là khởi nghĩa vũ trang toàn dân, nhằm mục
tiêu giành chính quyền……………………………………………………....4
3.2.2. Để tiến hành khởi nghĩa thắng lợi phải có đủ điều kiện chủ quan, khách
quan và phải nổ ra đúng thời cơ………………………………………………….4
3.2.3. Phương thức tiến hành khởi nghĩa vũ trang là đi từ khởi nghĩa từng phần
tiến lên tổng khởi nghĩa ………………………………………………………….4
3.3. Tư tưởng chiến tranh nhân dân …………………………………………….5
3.3.1. Kháng chiến toàn dân ……………………………………………………..5
3.3.2. Kháng chiến toàn diện……………………………………………………..5
3.3.3. Kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính………………………….6
3.4 Nghệ thuật quân sự trong tư tưởng Hồ Chí Minh
3.4.1Nghệ thuật tạo lực, lập thế trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh……………….7
Page 3 of 26


3.4.2 Nghệ thuật tận dụng thời gian ,tranh thời ,lập mưu trong nghệ thuật quân sự Hồ
Chí Minh………………………………………………………………………………....8
3.4.3 Tư tưởng chiến lược tiến công……………………………………………………10
3.4.4 Tư tưởng đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi qui mô, mọi cách, mọi vũ khí….10
3.5 Tư tưởng về xây dựng lực lượng…………………………………………………..11
3.6 Về xây dựng căn cứ địa, hậu phương và quốc phòng toàn dân…………..………11
3.6.1. Xây dựng căn cứ địa, hậu phương trong khởi nghĩa và chiến tranh cách
mạng…………………………………………………………………………………….12

3.6.2. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân……………………………………………..13

Phần 3: Vận dụng
4 Vận dụng
4.1 Thắng lợi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8…………………15

4.2 Phát huy nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên
Phủ ………………………………………………………………………………16

4. 3Vận dụng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về quân sự trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ Quốc….....................................................................................18
4.3.1 Quán triệt quan điểm bạo lực cách mạng ……………………………………......18
4.3.2. Xây dựng một nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện…………..……19
4.3.3 Gắn liền quốc phòng với an ninh ………………………………………………...19
4.3.4. Phải dựa vào dân, chăm lo bồi dưỡng sức dân………………………………….19

Phần 4: Kết luận…………………………………………………………………20
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………21

Page 4 of 26


I Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại,nó trường tồn bất diệt,là tài
sản tinh thần vô giá của dân tộc ta
Tư tưởng Hồ chí Minh là một hệ thống toàn diện, có nội dung rất phong phú, đa lĩnh vực
và là hệ thống mở. Các ngành, các giới, các đối tượng có thể lựa chọn, bổ sung những
chuyên đề có nội dung phù hợp với mình. Trong các nội dung cuả tư tưởng Hồ Chí Minh,
tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là một trong những nội dung quan trọng,là bộ phận hữu

cơ không thể thiếu và có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Phương pháp nghiên cứu: sưu tầm,đối chiếu,tham khảo tài liệu
II Nội dung
1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự
1.1 Định nghĩa
Là quan điểm và lí thuyết của Hồ Chí Minh về nền quốc phòng,lực lượng vũ trang và
những vấn đề có tính qui luật của khởi nghĩa vũ trang ,chiến tranh cách mạng,về chính trị
và quân sự,đó là sự áp dụng lí thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác Lê-Nin vào thực tiễn
Việt Nam,kết hợp truyền thống quân sự,nghệ thuật binh pháp cổ truyền của dân tộc Việt
Nam,tiếp thu khoa học quân sự cổ kim của nhân loại,tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là
một bộ phận hũu cơ quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Đó
không phải là tư tưởng quân sự thuần túy mà luôn là tư tưởng quân sự chính trị.
2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH
2.1. Học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin
Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết quân sự Mác - Lênin,
sử dụng "phương pháp làm việc biện chứng", để giải quyết các vấn đề quân sự của cách
mạng Việt Nam.
Tiếp thu, vận dụng và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, Hồ Chí
Minh coi trọng giải quyết mối quan hệ giữa chiến tranh và hoà bình, giữa chiến tranh và
chính trị, biết mở đầu và kết thúc chiến tranh, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện;
giải quyết vấn đề thời gian trong chiến tranh; quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, với
nhiều qui mô và cách đánh thích hợp…
Chủ nghĩa Mác chủ trương "vũ trang cho giai cấp công nhân". Trong điều kiện lịch sử
mới, Lênin nêu sự cần thiết phải xây dựng quân đội thường trực kiểu mới của nhà nước
Page 5 of 26


xã hội chủ nghĩa, giải quyết những vấn đề then chốt trong xây dựng Hồng quân. Hồ Chí
Minh vận dụng và phát triển những quan điểm này khi chủ trương vũ trang quần chúng
cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vơí hình

thức tổ chức ba thứ quân.
Để tiến hành chiến tranh các nhà sáng lập học thuyết quân sự Mác - Lênin hết sức coi
trọng xây dựng hậu phương, khẳng định hậu phương là một trong những nhân tố thường
xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh; bàn nhiều về mối liên hệ giữa kinh tế, hậu
phương với chiến tranh, quân đội và quốc phòng trong điều kiện chiến tranh hiện đại.
Tiếp thu và vận dụng lý luận đó, Hồ Chí Minh đã xây dựng nên tư tưởng về hậu phương
của chiến tranh nhân dân và nền quốc phòng toàn dân.
Học thuyết quân sự Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận, cơ sở chủ yếu nhất cho sự hình
thành tư tưởng quân sự Hồ chí minh.
2.2. Tinh hoa quân sự thế giới
Là một nhà hoạt động quốc tế, Hồ Chí Minh nghiên cứu nhiều vấn đề quân sự ở các nước
trên thế giới, tiếp thu có chọn lọc những nội dung tích cực, phù hợp của tinh hoa quân sự
thế giới.
Trong thời gian hoạt động ở Liên Xô, Hồ Chí Minh nghiên cứu nhiều về Hồng quân Xô
Viết, rút ra bốn ưu điểm của Hồng quân: "biết phép chiến đấu"; được hưởng một nền văn
hoá giáo dục tốt đẹp; có mối quan hệ đặc biệt giữa quân và dân; có những vị chỉ huy tối
cao sáng suốt, đủ đức, tài. Nhờ đó Hồng quân lập được nhiều chiến công, hoàn thành
nhiệm vụ được giao (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t4, tr. 223).
Nghiên cứu về quân đội ở Trung Quốc, Người ghi chép Những hiểu bết cơ bản về quân sự
(Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t3, tr. 428, 429 và 430).
2.2. Tinh hoa quân sự thế giới
Truyền thống quân sự Việt Nam hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử mà
hơn một nửa dành cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập thống nhất. Mặt khác dân tộc ta
thường phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn
mạnh. Lấy nhỏ đánh lớn là đặc điểm nổi bật trong truyền thống chống xâm lược của dân
tộc ta. "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo". Điều đó tạo
nên trường phái quân sự Việt Nam với hệ tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự đắc sắc.
Để chống những kẻ thù lớn, cha ông ta thường dùng lối đánh lâu dài. Hồ chí Minh nhắc
đến kinh nghiệm "ngày xưa tổ tiên ta đã phải kháng chiến trường kỳ mới thắng được
ngoại xâm" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 6, tr. 316).

Cách đánh giặc của cha ông ta rất độc đáo và sáng tạo, luôn giành thế chủ động, buộc
địch phải đánh theo lối đánh của ta, không cho địch phát huy lối đánh sở trường của
Page 6 of 26


chúng; đánh lâu dài là một phương châm chiến lược; lấy ít địch nhiều, "lấy đoản binh chế
trường trận"; dùng mai phục, tận dụng yếu tố bí mật bất ngờ, kết hợp đánh tập trung và
đánh phân tán, đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao; kết hợp quân đội triều đình với lực lượng
vũ trang của dân chúng; đánh giặc bằng mưu cao mẹo giỏi; kết hợp giành tháng lợi về
quân sự với giải pháp ngoại giao; cũng có khi vừa đánh vừa đàm buộc địch phải rút quân
về nước…
Xuất phát từ đặc điểm về so sánh lực lượng giữa ta và địch, kế thừa và phát triển lên trình
độ mới truyền thống và tri thức quân sự của dân tộc, vận dụng sáng tạo và phát triển lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh từng bước hình thành và
phát triển, đồng thời được kiểm nghiệm qua thực tiễn đấu tranh và thắng lợi trong khởi
nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân.
3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH
3.1. Tư tưởng bạo lực cách mạng thống nhất với tư tưởng nhân đạo và hoà bình
Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị nước ta, biến nước ta thành
thuộc địa, đàn áp dã man phong trào yêu nước. "Chế độ thực dân , tự bản thân nó đã là
một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 1,
tr. 96). Hồ Chí Minh cho rằng:
"Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo
lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính
quyền" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 12, tr. 304).
Hồ Chí Minh coi hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu
tranh vũ trang. "Tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng
thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh
chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 12, tr. 304).
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng khác hẳn tư tưởng hiếu chiến của các thế

lực đế quốc xâm lược. Xuất phát từ tình yêu thương con người, quí trọng sinh mạng con
người, Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải
quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận
những nhượng bộ có nguyên tắc.
Với tinh thần yêu chuộng hoà bình giữa các dân tộc, tư tưởng nhân đạo đối với con người,
Hồ Chí Minh viết:
"Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sỹ và đồng bào Việt Nam, đã vì Tổ quốc
mà hi sinh tính mệnh.
Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong.
Than ôi, trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay
người Việt cũng đều là người" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 4, tr. 457).
Người nhắc nhở quân dân ta đối xử tử tế, nhân đạo với tù binh, khoan dung, độ lượng với
Page 7 of 26


những người lầm đường lạc lối, giúp họ cải tà qui chính.
Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hoà bình thống nhất biện chứng vơí
nhau. Đó là điểm xuất phát của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.
3.2. Tư tưởng khởi nghĩa vũ trang
3.2.1. Khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam là khởi nghĩa vũ trang toàn dân, nhằm mục tiêu
giành chính quyền
Năm 1924 Hồ Chí Minh đã nghĩ đến một cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân. Người cho
rằng: "để có cơ thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương:
1. Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn.
Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 1,
tr. 468).
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Sức mạnh
của toàn dân vũ trang là một ưu thế tuyệt đối để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. "Cách
mạng là việc chung của cả dân chúng", "Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào
cũng không chống lại nổi" (Hồ Chí Minh. Tuyển tập, t1, Nxb Chính trị Quốc gia, HN,

1980, tr. 233 và 247).
Khởi nghĩa vũ trang không phải là một cuộc đấu tranh quân sự thuần tuý. Trong tác phẩm
Con đường giải phóng Hồ Chí Minh nói rõ: Khởi nghĩa vũ trang là nhân dân vùng dậy
dùng vũ khí đuổi quân cướp nước. Đó là một cuộc đấu tranh to tát về chính trị và quân sự,
là việc quan trong, làm đúng thì thành công, làm sai thì thất bại.
3.2.2. Để tiến hành khởi nghĩa thắng lợi phải có đủ điều kiện chủ quan, khách quan và
phải nổ ra đúng thời cơ
Hồ Chí Minh hết sức coi trọng việc chuẩn bị lực lượng và vấn đề thời cơ. Hội nghị 8 của
Trung ương Đảng do Người chủ trì (5-1941) khẳng định: Cách mạng Việt Nam phải kết
liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị xác định: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
là nhiệm vụ trung tâm; chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng một lực lượng và nhằm vào cơ hội
thuận lợi để đánh lại quân thù.
Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng tích cực chỉ đạo phát triển lực lượng chính trị,
xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng để chuẩn bị tiến lên tổng
khởi nghĩa.
3.2.3. Phương thức tiến hành khởi nghĩa vũ trang là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến
lên tổng khởi nghĩa
Hồ Chí Minh nêu sự khác biệt của ta so với các nước phương Tây: Ở các nước Âu, Mỹ
cuộc khởi nghĩa thường hay bắt đầu từ những cuộc bãi công chính trị rồi mới tiếp đến các
cuộc vũ trang bạo động. Ở Đông Dương ta, khởi nghĩa có thể bùng ra ở một vài nơi rồi
lan dần khắp nước. Khởi nghĩa bùng ra ở nơi nhiều rừng núi tiện cho lối đánh du kích.
Page 8 of 26


Tư tưởng khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa của Hồ Chí Minh thể hiện ở Hội
nghị 8 của Trung ương Đảng (5-1941) do Người chủ trì: Trong những hoàn cảnh nhất
định thì với lực lượng sẵn có ta có thể tiến hành một cuộc khởi nghĩa từng phần trong
từng địa phương, cũng có thể thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn
để giành thắng lợi trong cả nước.
Tiến hành chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần ở nhiều vùng nông thôn,

giành chính quyền bộ phận trong cao trào kháng Nhật cứu nước là một quá trình đẩy
nhanh sự tích luỹ về lượng để dẫn tới bước nhảy vọt về chất khi thời cơ đến. Đó là một
thành công của nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.3. Tư tưởng chiến tranh nhân dân
3.3.1. Kháng chiến toàn dân
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hồ Chí Minh lấy nhân dân làm
nguồn sức mạnh. Quan điểm "lấy dân làm gốc" xuyên suốt quá trình chỉ đạo chiến tranh
của Người. Người đặt niềm tin ở truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân, "đó là
một truyền thống quý báu của ta". Người khẳng định: "Địch chiếm trời, địch chiếm đất,
nhưng chúng không làm sao chiếm được lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta".
Khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12-1946), Người kêu
gọi toàn dân đánh giặc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh nói: "Chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ
thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước". "Cuộc kháng chiến của ta là toàn
dân, thực sự là cuộc chiến tranh nhân dân". "31 triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kỳ già
trẻ, gái trai, phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi
cuối cùng". Ngày 9-4-1965, trả lời phóng viên báo Acahata (Nhật Bản) Hồ Chí Minh
khẳng định "trong thời đại chúng ta một dân tộc đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh kiên quyết,
hoàn toàn có thể đánh bại bọn đế quốc xâm lược hung hãn, gian ác và có nhiều vũ khí".
Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều Hồ Chí Minh không
chủ trương tiến hành chiến tranh thông thường, chỉ dựa vào lực lượng quân đội và tiến
hành một số trận sống mái với kẻ thù, mà chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân.
Mục đích chiến tranh chính nghĩa làm cho toàn dân tự giác tham gia kháng chiến. Tư
tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ chí Minh là ngọn cờ cổ vũ, dẫn dắt cả dân tộc ta đứng
lên kháng chiến và kháng chiến thắng lợi, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ.
3.3.2. Kháng chiến toàn diện
Kháng chiến toàn dân gắn với kháng chiến toàn diện.: "Không dùng toàn lực của nhân
dân về đủ mọi mặt để ứng phó không thể nào thắng lợi được". Trong chiến tranh "quân sự
là việc chủ chốt", nhưng đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị. "Thắng
lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm cho thắng lợi quân sự to

Page 9 of 26


lớn hơn".
_Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược. Hồ Chí Minh chủ
trương "vừa đánh vừa đàm", "đánh là chủ yếu, đàm là hỗ trợ".
_Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của
ta, phá hoại kinh tế của địch. Người kêu gọi hậu phương thi đua với tiền phương, coi
"ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ", "tay cày tay súng,
tay búa tay súng, ra sức phát triển sản xuất để phục vụ kháng chiến".
"Chiến tranh về mặt văn hoá hay tư tưởng so với những mặt khác cũng không kém quan
trọng" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 4, tr. 319).
Đại tướng Võ Nguyên giáp nhận xét: "Lấy dân làm gốc, động viên toàn dân, vũ trang toàn
dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện là nội dung cốt lõi nhất, nổi bật nhất của tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh" (Võ Nguyên Giáp (chủ biên). Tư tưởng Hồ Chí Minh và
con đường cách mạng Việt Nam. sđd, tr. 207).
3.3.3. Kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính
Trước những kẻ thù lớn mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương sử dụng phương châm chiến lược
đánh lâu dài.
Trong kháng chiến chống Pháp, Người nói: "Địch muốn tốc chiến, tốc thắng. Ta lấy
trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng" (Hồ Chí Minh.
Toàn tập, sđd, t 4, tr. 485), "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi".
Người phân tích:
"Với binh nhiều, tướng đủ, khí giới tối tân, chúng định đánh mau thắng mau.
Với quân đội mới tổ chức, với vũ khí thô sơ, ta quyết kế trường kỳ kháng chiến". "Thắng
lợi với trường kỳ phải đi đôi với nhau" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 6, tr. 81 và 82).
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người khẳng định: "Chiến tranh có thể kéo dài 5
năm, 10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí
nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn
độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng

hơn, to đẹp hơn!".
Tự lực cánh sinh là một phương châm chiến lược rất quan trọng. Năm 1919, Nguyễn Ái
Quốc nói: muốn cứu nước thì không thể bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài, mà
trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình. Trong tác phẩm Đường kách
mệnh Người chỉ rõ "muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã".
Tháng Tám (1945) khi thời cơ tổng khởi nghĩa xuất hiện Hồ Chí Minh kêu gọi "Toàn
quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".
Mặc dù rất coi trọng sự giúp đỡ quốc tế nhưng Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần độc lập
tự chủ. Người nói: "Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh.
Trông vào sức mình... Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không
Page 10 of 26


được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh
mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập" (Hồ Chí Minh.
Toàn tập, sđd, t 6, tr. 522).
Độc lập tự chủ, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một quan điểm
nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực hành tư tưởng này, trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, Người đã động viên sức mạnh của toàn dân tộc, đồng
thời ra sức vận động, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại để kháng chiến thắng lợi.
3.4 Nghệ thuật quân sự trong tư tưởng Hồ Chí Minh
3.4.1 Nghệ thuật tạo lực, lập thế trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
Lực là sức mạnh vật chất và tinh thần
Thế là không gian và địa bàn hoạt động, là cách bố trí lực lượng, cách chọn hướng tiến
công để phát huy sức mạnh đánh địch. Quyền chủ động chiến lược gắn liền với xây dựng
thế chiến lược của chiến tranh nhân dân. Thế lợi thì lực mạnh.
Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tạo lực phải đi đôi với lập thế, bởi thế và lực có
mối quan hệ khăng khít. Nếu chỉ có lực không thôi thì chưa đủ, mà còn phải có thế thì
mới phát huy được tác dụng của lực. Trong chiến tranh cũng vậy, chỉ có lực mà không có

thế, thì cũng không thể đánh thắng được quân địch. Thế trong nghệ thuật quân sự là tình
thế, thế nước, thế trận chiến tranh, thế bố trí lực lượng gắn với địa hình và điều kiện địa lý
nhất định. Để nâng cao hiểu biết cho các cấp chỉ huy của ta về thế và sự lợi hại của thế,
Người dẫn ý kiến Tôn Tử ví tính chất của mỗi thế trận như tính chất của nước: nước lúc
nào cũng chảy xuống chỗ trũng chứ không thể chảy ngược lên cao được và được thế tốt
thì đánh địch như xoay gỗ với đá. Gỗ với đá khi yên thì nó tĩnh, khi nguy thì nó động.
Vuông thì nằm, tròn thì nó lăn. Cho nên lúc đánh địch, thì thế như lăn đá tròn xuống dốc
núi cao mấy ngàn thước. Điều đó còn có nghĩa rằng thế là nhân tố có thể làm tăng hiệu
quả của lực, nhưng phải là thế tốt, thế hay và chỉ có như vậy mới phát huy hết tác dụng
của lực. Đành rằng, thế bao giờ cũng lấy lực làm cơ sở và do lực quyết định, nhưng ở thế
có lợi, thế hiểm thì một lực nhỏ cũng có thể chuyển hoá thành lực lớn và ngược lại, một
lực lớn nhưng ở vào thế bất lợi hoặc bị mất thế cũng dễ bị suy yếu. Do đó, trong chiến
tranh cũng như trong từng trận đánh, người chỉ huy phải luôn biết tạo thế lợi, thế hay để
lấy thế bù lực, để tăng lực.
Nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn nguyên tắc tương tác giữa các yếu tố thế và lực
trong chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: "Thế địch như lửa. Thế ta như
nước. Nước nhất định thắng lửa" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 5, tr.151). Muốn tạo lực,
theo Hồ Chí Minh là phải dựa vào dân, "có dân là có tất cả". Muốn dựa vào dân thì dân
phải được tổ chức chặt chẽ, được giác ngộ lòng yêu nước, phải chăm lo bồi dưỡng sức
dân mới có cơ sở tạo ra lực mới. Đi đôi với tạo lực, Hồ Chí Minh rất coi trọng tạo thế. Nét
độc đáo trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh về tạo thế là phải xây dựng "thế trận lòng
dân". Theo Người đó là thế trận vững chắc nhất, quyết định nhất. Hồ Chí Minh cho rằng:
Page 11 of 26


"Phải dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được ta". Thế có quan hệ với
lực. Ở vào một thế tốt thì lực được nhân lên gấp bội. Người đưa ví dụ: 1kg nếu ở vào thế
tốt có thể nâng 100kg lên được. Thế trong từng trận đánh, thế từng chiến dịch, thế của
từng chiến trường và thế trận của cả nước.
Như vậy, theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, muốn đánh địch phải có thế và được thế

hay, thế tốt thì một lực lượng quân sự dù nhỏ hơn, vũ khí, kỹ thuật ít và kém hiện đại
nhưng vẫn có thể ít biến thành nhiều, nhỏ biến thành lớn và nhất định giành thắng lợi.
Người chỉ rõ: ta đánh Mỹ, lấy ít thắng nhiều được là nhờ cái thế của ta rất lợi. Vì thế, ta
phải biết lập thế ta đi đôi với phá thế địch, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch,
đồng thời không ngừng phát triển sức mạnh của lực lượng ta. Tuy nhiên, Người không
quên căn dặn rằng, thế mạnh và thế yếu giữa ta và địch chỉ là tương đối, chứ không phải
là tuyệt đối, do đó, không được chủ quan, khinh địch mà phải luôn luôn chủ động, sáng
tạo thế trận mới, ngày càng hiểm hóc, lợi hại đối với địch và không ngừng nhân lên thế và
lực của ta. Ở một tầm rộng lớn hơn, trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng
và tiến hành chiến tranh giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn chủ động tạo
thế cho cách mạng Việt Nam. Người đặc biệt chú trọng đến vị thế đất nước trên trường
quốc tế, thế chính nghĩa, thế trận chiến tranh nhân dân, thế chiến lược vững chắc và lợi
hại, tạo điều kiện cho toàn dân toàn quân ta trên khắp chiến trường thực hiện chia cắt, vây
hãm và chủ động tiến công quân địch ở mọi nơi, mọi lúc bằng nhiều hình thức tác chiến,
với mọi thứ vũ khí trang bị có trong tay. Rơi vào thế trận hiểm hóc đó của chiến tranh
nhân dân Việt Nam , quân xâm lược dẫu đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu và bị sa lầy
trong thế trận toàn dân đánh giặc của chúng ta, và cuối cùng chúng bị thất bại hoàn toàn.
Lực và thế trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, luôn kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo điều
kiện cho nhau, dùng lực để lập thế, tạo thời và cũng là để phát huy lực, tạo thế để thúc đẩy
thời cơ, dùng mưu kế tạo thế ta, phá thế địch, hạn chế cái mạnh của địch, phát huy cái
mạnh của ta, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi.
3.4.2 Nghệ thuật tận dụng thời gian ,tranh thời ,lập mưu trong nghệ thuật quân sự Hồ
Chí Minh
Trong điều kiện nhất định thời gian có thể trở thành yếu tố chủ yếu để giành thắng lợi. Hồ
Chí Minh nhắc nhở: "Phải tranh thủ thời gian. Ta phải tranh thủ thời gian chuẩn bị. Đó là
một điều kiện để thắng đối phương. Trong quân sự thời gian là rất quan trọng, điều kiện
thiên thời đứng vào bậc nhất, trước địa lợi và nhân hoà. Có tranh thủ được thời gian mới
đảm bảo được yếu tố thắng địch" (Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang nhân dân. Nxb
QĐND, HN, 1975, tr. 45).
Theo Hồ Chí Minh, phải biết tận dụng thời gian, vì thời gian là lực lượng, thời gian là sức

mạnh, Hồ Chí Minh dùng kế "Trường kỳ kháng chiến", "Vừa kháng chiến vừa kiến quốc"
để có thời gian chuẩn bị mọi mặt và chuyển dần từ thế yếu lên thế mạnh. Người nói: giặc
Pháp có "vỏ quýt dày", ta phải có thời gian để mài "móng tay nhọn". Bác Hồ nói: Thắng
Page 12 of 26


lợi và trường kỳ đi đôi với nhau "Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi!". Muốn ăn
quả tốt phải trồng cây to
Đi đôi tạo lực, tạo thế, Hồ Chí Minh còn rất coi trọng tạo thời cơ. Thời cơ là thời thế, là
thời điểm có lợi nhất để tiến công đối phương. Người yêu cầu phải nắm vững thời cơ, tận
dụng thời cơ và biết tạo ra thời cơ bởi: "Lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt
cũng thành công" (Bài thơ Học đánh cờ).
Cùng với tạo lực, tạo thế, tranh thời, nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh
phải biết lập mưu. Mưu là mưu trí, mưu lược, mưu cơ, mưu kế.Trong quân sự, mưu là
toàn bộ chủ trương, ý đồ, quyết tâm chiến đấu, kế hoạch chiến lược, chiến dịch; mưu còn
là tài thao lược của các tướng lĩnh, là tinh thần mưu trí sáng tạo, linh hoạt của cán bộ lãnh
đạo, chỉ huy trong lúc lâm trận, mưu còn là thuật nghi binh đánh lừa địch, tạo ra động thái
thực thực, hư hư trong chiến tranh.
Muốn vận dụng lực, thế, thời có kết quả, phải dùng mưu. Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải
quyết đoán, dũng cảm, khi tiến đánh thì phải thật nhanh, nếu trù trừ, do dự sẽ mất thời cơ.
Nhưng đánh nhanh không phải là hấp tấp, vội vàng, quên cả cơ mưu.
Người đặc biệt nhấn mạnh nghệ thuật lừa địch, đánh địch bất ngờ: "Về việc quân, không
thể đường đường chính chính được mà bao giờ cũng phải áp dụng chiến thuật lừa dối...
muốn thắng quân địch phải bày mưu kế, làm sao lừa được quân địch vào cạm bẫy, nên
không thể không dùng chiến thuật giả dối được". "Muốn giả trá, thì dù mình có tài năng
cũng làm như mình không có tài năng gì". "Thời kỳ tiến đánh quân địch đã đến nơi nhưng
làm thế nào để cho quân địch tưởng là chưa đánh vội" “Thực cũng là hư mà hư cũng là
thực” (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 4, tr. 251 và 252]. Theo Hồ Chí Minh dựng mưu thế
trong lúc địch mạnh hơn ta phải dùng sức mạnh của toàn dân, dùng mưu trí của toàn dân,
"đánh giặc bằng mưu, thắng giặc bằng thế". Mưu trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh

là phải sử dụng tất cả các yếu tố: lực, thế, thời, mưu để tạo ra cách đánh thích hợp, hiệu
quả.
. Tư duy quân sự Hồ Chí Minh hàm chứa sâu sắc tư tưởng quân sự truyền thống của dân
tộc ta: Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Biết
đánh bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay; không chỉ đánh
vào quân đội địch có vũ khí mà còn đánh vào lòng người, kết hợp tác chiến với binh địch
vận. "Công tâm là thứ nhất, công thành là thứ hai". Người nói: Địch vận là "tìm cách làm
sao phá được địch mà ta không phải đánh". Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh còn là đánh
lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới đánh đổ hoàn toàn. "Đánh cho Mỹ cút, đánh
cho ngụy nhào" (Thơ "Xuân 1968"),chủ đổ tớ ắt phải đổ theo là nghệ thuật khởi nghĩa
từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa.Quả đúng như vậy khi hiệp định Paris được kí kết
thành công năm 1973 buộc Mỹ phải rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam. 2 năm sau đó
vào ngày 30/04 năm 1975 lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh độc lập báo hiệu cuộc
tổng tiến công giành thắng lợi hoàn toàn,đất nước thống nhất Bắc Nam sum họp 1 nhà.
Đồng thời kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
Page 13 of 26


3.4.3 Tư tưởng chiến lược tiến công
"Kiên quyết không ngừng thế tiến công" bằng nhiều lực lượng, nhiều hình thức đấu tranh.
Đó là một tư tưởng lớn trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh.
Khi không thể tránh khỏi chiến tranh thì phải chủ động và kiên quyết tiến hành chiến
tranh. Người kêu gọi cả dân tộc vùng dậy, chủ động đánh giặc. Người trao cho lực lượng
vũ trang lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" trong kháng chiến chống Pháp và lá cờ "Quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" trong kháng chiến chống Mỹ. Trong tác phẩm Cách
đánh du kích (1944) Hồ Chí Minh nêu các nguyên tắc "giữ quyền chủ động", "bao giờ
cũng giữ thế công". Người chỉ rõ "du kích là tiến công, mình bao giờ cũng nhằm quân thù
đánh trước... Tuy vậy nhiều đội du kích vì tình thế buộc phải phòng ngự... nhưng lối
phòng ngự này là phòng ngự thế công chứ không phải rút lui vào một chỗ để cho quân thù
tha

hồ
đánh
phá"(Hồ
Chí
Minh.Toàntập,sđd,t3,tr.473và491).
Tư tưởng chiến lược tiến công thể hiện cao nhất trong việc giành và giữ thế chủ động,
"giữ quyền chủ động chính là giữ thế công, giữ thế công mới đánh được giặc". Hồ Chí
Minh nói: "Giữ quyền chủ động là khôn khéo sử khiến quân thù, muốn đánh nó chỗ nào
thì đưa nó đến đó mà đánh, muốn đưa nó vào bẫy của mình có thể đưa được...giữ được
chủ động thì thế nào cũng thắng, không thắng to thì thắng nhỏ" (Hồ Chí Minh. Toàn tập,
sđd, t 3, tr.473). Muốn vậy phải biết địch, biết mình, luôn làm chủ tình thế. "Ta biết rõ
địch thì thắng, để địch biết rõ ta thì bại". Phải "thấy trước, chuẩn bị trước". Giữ quyền chủ
động tiến công nhưng không mạo hiểm mà phải chắc thắng. . Trường kỳ kháng chiến,
theo Hồ Chí Minh không đối lập với tư tưởng chiến lược tiến công. Nghệ thuật quân sự
Hồ Chí Minh là phải luôn luôn tiến công, chủ động giành thế tiến công. Có tiến công mới
làm cho địch suy yếu, càng bộc lộ những mặt yếu cơ bản của chúng, làm cho ta mạnh dần
lên, phát huy những mặt mạnh ưu thế của ta.
3.4.4 Tư tưởng đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi qui mô, mọi cách, mọi vũ khí.
Kết hợp đánh du kích với đánh tập trung, đánh tiêu hao vơi đánh tiêu diệt
Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh không chỉ đề cập đến những vấn đề
chiến lược, mà còn cả những vấn đề chiến thuật và chiến dịch. Đó là nghệ thuật lấy nhỏ
thắng lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Người chú trọng
uốn nắn tư tưởng nóng vội, ham ăn to, thắng lớn khi chưa có đủ điều kiện. Người dạy
"góp gió thành bão", góp nhiều thắng lợi nhỏ thành thắng lợi to.
Page 14 of 26


Người căn dặn: trong tác chiến phải phát huy tinh thần và dựa vào ưu thế chính trị để
đánh địch; vũ khí thô sơ nhưng tinh thần dũng cảm, biết tích cực tìm địch mà đánh, hễ
đánh là quyết thắng, trong trường hợp gay go quyết liệt phải có tinh thần "cảm tử để cho

Tổ quốc quyết sinh".Người yêu cầu quân đội phải giết nhiều giặc, cướp nhiều súng, quán
triệt tư tưởng đánh tiêu diệt địch: "Đối với một người, làm thương tổn mười ngón tay
không đau đớn bằng cắt đứt hẳn một ngón tay. Về quân sự cũng vậy, đánh bại mười sư
đoàn không bằng trừ diệt một sư đoàn" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 4, tr. 463).
Phải đánh địch bằng mọi cách: "tập kích", "phục kích", "đánh phá đồn bốt"; đánh bằng
mọi quy mô: "từng người đánh, từng đơn vị đánh", "đánh to, đánh nhỏ, khi tập trung khi
phân tán"... "xuất quỷ nhập thần, thiên biến vạn hoá", làm cho kẻ địch không biết đâu mà
lường. Trong chiến tranh phải kết hợp tác chiến với địch vận, đánh vào lòng người. Hồ
Chí Minh nói với cán bộ làm công tác binh vận, địch vận: "Sách quân sự có câu: Đánh mà
thắng địch là giỏi, không đánh mà thắng lại càng giỏi hơn. Không đánh mà thắng địch là
nhờ địch vận" (Võ Nguyên Giáp. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt
Nam, sđd, tr. 213).
3.5 Tư tưởng về xây dựng lực lượng
Xây dựng lực lượng chính trị là mối quan tâm hàng đầu của người vì đó vừa là cơ sở cho
việc xây dựng lực lượng vũ trang, là cơ sở cho đấu tranh quân sự.
Lực lượng chính trị là đạo quân cách mạng vô cùng đông đảo, bao gồm tất cả quần chúng
được giác ngộ và tổ chức. "Muốn có đội quân vũ trang phải có đội quân tuyên truyền vận
động, đội quân chính trị trước đã, nên phải làm ngay, sao cho đội quân chính trị ngày càng
đông. Phải có quần chúng giác ngộ chính trị tự nguyện cầm súng thì mới thắng được" (Vũ
Anh. Hồi ký Bác Hồ, Nxb Văn hocc, HN, 1960, tr. 120).
Người nói Kỷ luật là sức mạnh của quân đội. "Kỷ luật trong dân chủ, dân chủ phải có kỷ
luật" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 4, tr. 466). Về quan hệ quân dân, Hồ Chí Minh chỉ ra
rằng quân đội nhân dân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Quân đội phải "tận
trung với nước, tận hiếu với dân". Lực lượng vũ trang vừa phải đánh giặc giỏi, vừa phải ra
sức giúp đỡ nhân dân và tuyên truyền, vận động nhân dân. Khi cần thiết phải tích cực
tham gia xây dựng kinh tế và giúp dân sản xuất. Hồ Chí Minh coi "cán bộ là cái gốc của
mọi công việc". "Tướng là kẻ giúp nước. Tướng giỏi thì nước mạnh, tướng xoàng thì
nước hèn". Người đề ra 6 yêu cầu đối với người làm tướng là "Trí - Dũng - Nhân - Tín Liêm - Trung". Người cho rằng người cán bộ phải gương mẫu. Chính trị viên đối với
chiến sĩ "phải thân thiết như một người chị, công bình như một người anh, hiểu biết như
một người bạn" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 5, tr. 392). Cán bộ "phải thương yêu đội

viên. Từ tiểu đội trở lên, từ Tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh
thần của đội viên.... Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói. Bộ đội chưa
đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ chỗ ở, cán bộ không được
kêu mình mệt" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 6, tr. 207).
3.6 Về xây dựng căn cứ địa, hậu phương và quốc phòng toàn dân
Page 15 of 26


3.6.1. Xây dựng căn cứ địa, hậu phương trong khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng
- Căn cứ địa, hậu phương vững chắc nhất là lòng dân
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. "Có dân là có tất cả", "Dễ trăm lần không dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". "Chúng ta phải dùng tinh thần hăng hái của
toàn dân để tìm cách giải quyết sự thiếu kém vật chất" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t6, tr.
163).
Ở đâu có nhân dân Việt Nam yêu nước thì ở đó có sẵn nhân tố của căn cứ địa, hậu
phương. Vì thế nhất thiết phải dựa vào dân, triệt để khai thác điều kiện nhân hoà. Hồ Chí
Minh nói:
"Ở trong xã hội, muốn thành công phải có ba điều kiện là: thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà
địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa".
"Nhân hòa là tất cả mọi người đều nhất trí. Nhân hòa là quan trọng hơn hết" (Hồ Chí
Minh. Toàn tập, sđd, t 12, tr. 479).
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều loại hình hậu phương của chiến tranh nhân dân:
hậu phương chiến lược và hậu phương tại chỗ, ở cả rừng núi và đồng bằng, ở cả nông
thôn và thành thị, từ cơ sở chính trị đến căn cứ địa, hậu phương, ở cả phía sau lưng ta và ở
cả sau lưng địch, trong lòng địch.
Trong khi coi trọng xây dựng nơi đứng chân ở rừng núi, Hồ Chí Minh chủ trương xây nơi
đứng chân ở cả đồng bằng. Người căn dặn cán bộ, bộ đội hoạt động ở đồng bằng: "Các
chú ở đồng bằng không có rừng cây, nhưng lại có rừng người, phải dựa vào dân mà chiến
đấu. Căn cứ trong lòng dân là căn cứ vững chắc nhất". Ở đồng bằng, địa hình không thuận

lợi như rừng núi, nhưng nếu biết dựa vào đông đảo quần chúng nhân dân được giác ngộ,
đồng sức, đồng lòng thì đó sẽ là "rừng người, núi người che chở cho ta".
Trong kháng chiến chống Pháp Hồ Chí Minh nói: "Hà nội là quả tim quân sự, chính trị và
kinh tế của địch. Du kích Thủ đô và Vệ quốc quân cần phải thường khuấy rối quả tim của
địch cho đến ngày tổng phản công" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 5, tr. 527).
- Xây dựng căn cứ địa, hậu phương vững mạnh toàn diện
Về chính trị, phải chăm lo xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đảng; xây dựng mặt
trận và các đoàn thể quần chúng, giáo dục truyền thống yêu nước và củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân vì "Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô
cùng to lớn, không ai thắng nổi" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 6, tr. 281). Đặc biệt
Người nhấn mạnh vấn đề xây dựng chính quyền."Chưa thành lập được chính quyền địa
Page 16 of 26


phương thì căn cứ địa khó thành lập và không thể củng cố được" (Hồ Chí Minh. Toàn tập,
sđd, t 3, tr. 504).
Về quân sự, phải xây dựng lực lượng vũ trang. "Ngoài việc tăng cường bộ đội chủ lực,
xây dựng bộ đội địa phương, vùng tự do và những căn cứ du kích khá to cần phải xây
dựng những tổ chức dân quân du kích" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 7, tr. 13).
Về kinh tế, Hồ Chí Minh nói: "Phải bảo vệ và phát triển nền tảng kinh tế của ta, đấu tranh
kinh tế với địch". "Nếu chỉ biết đánh mà không nghĩ đến kinh tế thì khi hết gạo sẽ không
đánh được". Người kêu gọi đẩy mạnh tăng gia sản xuất, "hậu phương thi đua với tiền
phương", sản xuất phải gắn liền với tiết kiệm, lập "hũ gạo kháng chiến", "hũ gạo chống
Mỹ cứu nước" để góp phần nuôi quân đánh giặc.
Về văn hoá, xã hội, phải "Xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo con người mới và cán bộ
mới cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc, phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và
ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp
của văn hoá dân tộc và tiếp thu những cái mới cuả văn hoá tiến bộ thế giới" (Hồ Chí
Minh. Toàn tập, sđd, t 6, tr. 173).
- Xây dựng gắn liền với bảo vệ căn cứ địa, hậu phương

Để đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của địch, bảo vệ căn cứ địa, hậu phương,
phải luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu: "Địch bắn phá ở đâu chúng không cho ta
biết trước, cho nên bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào chúng ta cũng phải tích cực chuẩn bị sẵn
sàng" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 11, tr. 572).
Trong chiến đấu bảo vệ căn cứ phải chủ động ngăn địch từ bên ngoài: "Lúc bảo vệ căn cứ
địa cách mạng, đội du kích cũng phải dùng lối phòng ngự. Nhưng lối phòng ngự này là lối
phòng ngự thế công, chứ không phải rút vào một chỗ để cho quân thù tha hồ đánh phVới
tư tưỏng chủ động tiến công, Hồ Chí Minh chủ trương kết hợp xây dựng và mở rộng căn
cứ địa, hậu phương của ta với đẩy mạnh chiến đấu thu hẹp hậu phương của địch: "Chiến
trường sau lưng địch phải mở rộng du kích chiến để tiêu diệt, tiêu hao những bộ phận nhỏ
của địch; để chống địch càn quét, bảo vệ tính mạng, tài sản cho dân; để khuấy rối, phá
hoại, kiềm chế địch, tuyên truyền, giáo dục quần chúng những vùng đó, thu hẹp vùng
nguỵ binh của địch, mở rộng vùng du kích và căn cứ du kích của ta, đặng thành lập và
củng cố những căn cứ kháng chiến sau lưng địch" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 7, tr.
13).á" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 3, tr. 419).
3.6.2. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân

Page 17 of 26


- Quốc phòng toàn dân, là do toàn dân xây dựng và dựa vào sức mạnh của toàn dân. "Sự
đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc, dù địch
hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất
bại". "Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của
toàn thể một dân tộc" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 4, tr. 77).
Mục tiêu của nền quốc phòng toàn dân không chỉ là bảo vệ Tổ quốc, mà còn là bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhà nước cách mạng, bảo vệ lợi ích của nhân dân. Hồ Chí
minh nói: "Chế độ này là của ta, phải bảo vệ chế độ của ta. Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà là của ta. Ai xâm phạm đến nhà nước của ta, đến chế độ ta, ta phải chống lại họ,
bất cứ bằng lời nói hay việc làm" .Sức mạnh của nền quốc phòng là của toàn dân, trong

đó bộ đội và công an là lực lượng nòng cốt. "Chính quyền nhân dân có hai lực lượng bảo
vệ nó: đó là quân đội và công an", nhưng "Công an có bao nhiêu người? Dù có vài ba
nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân
dân. Năm van người thì chỉ có 5 vạn cặp mắt, 5 vạn đôi bàn tay. Phải làm sao có hàng
chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai mới được. Muốn như vậy phải
dựa vào dân, không được xa ròi dân". Người yêu cầu: "Toàn thể nhân dân, không phân
biệt giai cấp, tín ngưỡng và nghề nghiệp đều phải giữ gìn trật tự và ra sức ủng hộ chính
quyền nhân dân" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 6, tr. 356 và 366).
Xây dựng và bảo vệ đất nước phải theo phương châm dựa vào sức mình là chính. "Cũng
như trong thời kỳ kháng chiến, phương châm của ta hiện nay là: tự lực cánh sinh là chính,
việc các nước bạn giúp ta là phụ.
Các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ
lực lượng của ta, phát triển khả năng của ta. Song nhân dân và cán bộ ta tuyệt đối chớ vì
bạn ta giúp nhiều mà đâm ra ỷ lại" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 8, tr.30).
- Quốc phòng toàn diện là xây dựng tiềm lực quốc phòng về mọi mặt.
Chính trị tinh thần là yếu tố quyết định sức mạnh giữ nước. "Công tác lãnh đạo tư tưởng
là quan trọng nhất. Trong Đảng và ngoài Đảng có nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ nhiệm vụ
mới, thì tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất. Nếu
trong Đảng và ngoài Đảng từ trên xuống dưới, từ trong đến ngoài đều tư tưởng thống nhất
và hành động thống nhất thì nhiệm vụ tuy nặng nề, công việc tuy khó khăn phức tạp, ta
cũng nhất định thắng lợi" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 7, tr. 319).
Về quân sự , Hồ chí Minh hết sức quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là lực
lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân. Người chủ trương vũ trang quần chúng
cách mạng một cách rộng rãi , đi đôi với xây dựng quân đội nhân dân hùng mạnh, chính
Page 18 of 26


qui và hiện đại "sẵn sàng chiến đấu để giữ gìn hoà bình, bảo vệ đất nước" (Hồ Chí Minh.
Toàn tập, sđd, t 8, tr. 140).
- Quốc phòng hiện đại là một yêu cầu hết sức quan trọng trong điều kiện chiến tranh xâm

lược của kẻ thù ngày càng có nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại. Để tăng
cường khả năng quốc phòng trong hoàn cảnh đất nước còn thiếu một lực lượng sản xuất
phát triển, công nghệ tiên tiến, hiện đại, phải tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa
là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ, nhằm "phục vụ sản xuất, phục vụ dân
sinh, phục vụ quốc phòng" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 11, tr. 77).
- Quốc phòng gắn liền với an ninh là hai lĩnh vực có quan hệ hữu cơ với nhau, dựa vào
hai lực lượng nòng cốt là bộ đội và công an. "Nhân dân ta có hai lực lượng. Một là quân
đội, để đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hoà bình. Một lực lượng nữa là
công an, để chống kẻ địch trong nước, chống bọn phá hoại" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd,
t 8, tr. 118).. Hồ Chí Minh nói: "Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của
quân đội, của công an nói riêng và toàn dân nói chung, là nhiệm vụ mà quân đội và công
an phải dựa và nhân dân mới hoàn thành tốt được".
Theo Hồ Chí Minh, xây dựng và củng cố quốc phòng là một bộ phận không thể tách rời
của sự nghiệp xây dựng đất nước, của toàn bộ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Phần 3 : Vận dụng
4.1 Thắng lợi về nghệ thuật chớp thời cơ trong cách mạng tháng 8
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề thời cơ trong khởi nghĩa vũ trang:
Tháng 5-1941, trong Lời kêu gọi đồng bào, Hồ Chí Minh phân tích nguyên nhân thất bại
của các cuộc khởi nghĩa trước đây: Một là vì cơ hội chưa chín, hai là vì dân ta chưa đồng
tâm hiệp lực. Mùa thu 1944 Người chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa ở Cao - Bắc - Lạng vì cả
nước chưa có điều kiện hưởng ứng, kẻ thù có thể tập trung lực lượng đàn áp khởi nghĩa ở
một địa phương.
Hồ Chí Minh luôn dự đoán thời cơ. Cuối năm 1944, bắt mạch chính xác thời cuộc Người
dự đoán cơ hội để dân tộc ta đứng lên tự giải phóng sẽ đến trong vòng một năm hoặc một
năm rưỡi nưã.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Người nhận định: thời cơ thuận lợi đã tới, và
kêu gọi đồng bào: dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
kiên quyết giành cho được độc lập. Ngày 16-8-1945 Người kêu gọi: "Giờ quyết định cho
vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng

cho ta… Chúng ta không thể chậm trễ" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 3, tr.554)
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một điển hình thành công về nghệ thuật tạo thời
Page 19 of 26


cơ, dự đoán thời cơ, nhận định chính xác thời cơ, đồng thời kiên quyết chớp thời cơ ,đủ
điều kiện chủ quan ,khách quan phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính
quyền.
4.2 Phát huy nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân trong Chiến dịch Điện
Biên Phủ
Trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về chiến lược, Đảng chỉ đạo “lấy ít
đánh nhiều”, nhưng trong chiến dịch thì có thể “lấy nhiều đánh ít”. Chiến dịch Điện Biên
Phủ là chiến dịch được tập trung binh lực đến mức cao nhất.
Để tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch ở Đông Dương, Bộ Chính trị, Tổng
Quân uỷ và Bộ Tổng Chỉ huy quyết định sử dụng một lực lượng quân đội lớn hơn Pháp,
khoảng 45 000 quân, gồm 5 đại đoàn (4 đại đoàn bộ binh và 1 đại đoàn công pháo). Theo
đánh giá của Bộ Tổng Tham mưu, Điện Biên Phủ "là trận công kiên lớn nhất trong lịch sử
quân đội ta từ trước đến nay….
Về phương hướng tiến công, cuối tháng 9-1953, Bộ Chính trị chủ trương tập trung lực
lượng mở những cuộc tiến công vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược nhưng
địch tương đối yếu . Giữa tháng 11-1953, Đại đoàn 316 tiến quân lên Tây Bắc, giải phóng
Lai Châu. Ngày 20 và 21-11-1953, Nava buộc phải đổ quân xuống Điện Biên Phủ để giữ
Lai Châu, bảo vệ Thượng Lào. Lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ ngày càng được
tăng cường. Đó là một tình huống mới xuất hiện, nằm ngoài tính toán ban đầu của kế
hoạch Nava, nhưng không nằm ngoài dự kiến của Bộ Chính trị với kế sách điều địch để
đánh địch, phân tán khối cơ động chiến lược của địch. Tại Hội nghị phổ biến kế hoạch tác
chiến Đông Xuân (23-11-1953), Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết luận: “Vô luận rồi đây
địch tình thay đổi thế nào, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta. Nó
bộc lộ mâu thuẫn của địch giữa chiếm đóng đất đai với tập trung lực lượng, giữa chiếm
đóng chiến trường rừng núi với củng cố chiến trường đồng bằng” .

H. Nava chỉ thị phải xây dựng Điện Biên Phủ thành một "pháo đài khổng lồ không thể
phá vỡ được". Ông ta hoàn toàn biết trước khả năng đối phương sẽ sử dụng nhiều đại
đoàn bộ binh và đưa pháo lớn vào Điện Biên Phủ. Ông ta dự kiến cuộc chiến đấu sẽ diễn
ra gay go, ác liệt, "không thể khinh suất được", nên đã ráo riết kiểm tra, đôn đốc việc tổ
chức phòng thủ và gặp gỡ động viên binh lính dưới quyền, triệt để lợi dụng các điểm cao
giữa cánh đồng và sân bay để tổ chức phòng ngự, xây dựng một tập đoàn cứ điểm gồm
nhiều trung tâm đề kháng mạnh. Ngoài lực lượng bộ binh, thiết giáp, pháo binh, Bộ Chỉ
huy quân Pháp “đã ném tất cả lực lượng không quân (của Pháp ở Đông Dương - TG) vào
cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ... Chưa bao giờ sự tập trung không quân lớn như thế ở
chiến trường Đông Dương” .
Ngày 6-12-1953, khi địch đã tập trung lực lượng xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập
đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên
Phủ và thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy. Từ chỗ chọn nơi địch tương đối
yếu, đến chỗ nhằm vào nơi mạnh nhất của địch để đánh là một thay đổi lớn về phương
hướng tiến công. Đó là sự cân nhắc thận trọng của Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ và
Bộ Tổng chỉ huy, bởi vì xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là một âm mưu hết
sức nguy hiểm của quân Pháp, nhưng địch ở Điện Biên Phủ có những chỗ yếu rất cơ bản:
Page 20 of 26


1- Đây là sản phẩm của thế bị động về chiến lược, chứ không phải là sản phẩm của thế
thắng, thế mạnh, thế chủ động; trong khi đó ta luôn giữ thế chủ động tiến công đúng như
tư tưởng chiến lược”Kiên quyết không ngừng thế tiến công” trong nghệ thuật quân sự Hồ
Chí Minh 2- Điện Biên Phủ lại nằm sâu giữa rừng núi Tây Bắc hiểm trở, quân Pháp chỉ có
đường tiếp tế duy nhất là đường không, nên rất dễ bị bao vây, cô lập. Phía Việt Nam, tuy
có khó khăn lớn về vận chuyển, tiếp tế, do Điện Biên Phủ ở xa hậu phương chiến lược của
cuộc kháng chiến, nhưng sức mạnh của nhân dân có khả năng khắc phục được.
Na va muốn biến Điện Biên Phủ thành một “cái bẫy” nhằm thu hút chủ lực Việt Minh tới
đó để tiêu diệt, còn quân đội và nhân dân Việt Nam cũng quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ
điểm này. Điện Biên Phủ trở thành "điểm hẹn lịch sử", nơi diễn ra cuộc đấu trí, đấu lực

quyết liệt nhất của cả hai bên để giành phần thắng.
Về hình thức tác chiến, nếu như các cuộc tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam
trong thời kỳ đầu là đánh vận động và đánh công sự vững chắc nhỏ, thì Chiến dịch Điện
Biên Phủ là một trận đánh công sự vững chắc quy mô rất lớn có tính chất trận địa. So với
Nà sản thì Điện Biên Phủ bằng “Nà Sản luỹ thừa mười”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh
giá: “Đứng về ý nghĩa quyết chiến chiến lược mà nói cũng như đứng về quy mô và hình
thức của chiến dịch, cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã đánh dấu một
bước chuyển biến mới, một sự phát triển mới trong sự lãnh đạo đấu tranh vũ trang của
Đảng ta cũng như trong quá trình lớn mạnh của quân đội ta” .
Phương châm tác chiến là một vấn đề trực tiếp quyết định thắng lợi của chiến dịch. Vấn
đề đặt ra là đánh thế nào để đảm bảo nguyên tắc cao nhất: đánh chắc thắng?
Sau khi bộ đội chủ lực tiêu diệt địch ở Lai Châu và hình thành thế bao vây ở Điện Biên
Phủ, là lúc quân Pháp ở đây chưa nhiều, thế đứng chưa vững, hệ thống công sự phòng
ngự chưa được xây dựng kiên cố. Trạng thái “lâm thời phòng ngự” của địch là thời cơ để
có thể tiêu diệt địch theo phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Tuy
nhiên, thời cơ và chớp thời cơ là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Trong quá trình chuẩn
bị, địch cũng có thời gian tăng cường thêm lực lượng , xây dựng hệ thống công sự vững
chắc, cùng hệ thống chướng ngại vật dày đặc. Trong khi đó, có đơn vị bộ đội, trong đó có
pháo binh chưa kịp chiếm lĩnh trận địa, chưa có khả năng tiêu diệt hàng chục tiểu đoàn
địch ở một tập đoàn cứ điểm trong thời gian ngắn, còn thiếu kinh nghiệm đánh bộ pháo
hiệp đồng, chưa thạo đánh ban ngày… Nếu tiếp tục “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sẽ là
mạo hiểm, không thẻ giành thắng lợi. Với thiên tài quân sự và sự phân tích cẩn trọng
những diến biến cụ thể trên chiến trường, đồng thời khắc sâu những gì mà Bác nói phải
biết địch, biết mình, luôn làm chủ tình thế. "Ta biết rõ địch thì thắng, để địch biết rõ ta thì
bại". Phải "thấy trước, chuẩn bị trước". Giữ quyền chủ động tiến công nhưng không mạo
hiểm mà phải chắc thắng. Người nói” Trận này rất quan trọng chắc thắng mới đánh không
chắc thắng không đánh. Trận này mà thua thì hết vốn”để đảm bảo đánh chắc thắng , Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đi đến một quyết định đầy trách nhiệm, cũng “quyết định khó
khăn nhất” trong cuộc đời cầm quân của Ông: thay đổi phương châm tác chiến, từ “đánh
nhanh, giải quyết nhanh” sang đánh chắc, tiến chắc” . Đó là sự thay đổi táo bạo theo

phương châm chiến lược “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”.. Quyết định đó được sự
đồng thuận của cố vấn Trung Quốc và được Đảng uỷ Mặt trận thông qua.
Mưu kế là một trong những yếu tố tạo ra sức mạnh, nó phản ánh trí tuệ đánh giặc của cả
Page 21 of 26


dân tộc. Hồ Chí Minh nói:
“Đánh giặc cũng như đánh cờ,
Mưu cao, kế khéo bao giờ cũng ăn”.
Bằng cách vây hãm quân Pháp trong một thời gian dài, triệt đường tiếp tế và hoả lực của
đối phương, tập trung lực lượng đột kích từng bộ phận quân địch, tiến tới tổng tiến công
trên toàn mặt trận, quân đội và nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi hoàn toàn.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân Việt Nam
thời đại Hồ Chí Minh.

4. 3 Vận dụng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về quân sự trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ Quốc
Lênin từng nói, một khi chúng ta bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thì
chúng ta phải dốc sức làm việc đó không ngừng, nhưng đồng thời hãy chăm lo đến khả
năng quốc phòng của chúng ta và của Hồng quân như chăm lo con ngươi của mắt mình.
Sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động đang thực hiện âm mưu xoá bỏ các nước xã hội chủ nghiã
còn lại, trong đó có Việt Nam. Tình hình quốc tế đang có những diễn biến hết sức phức
tạp. Mặc dù ít có khả năng sảy ra chiến tranh thế giới, nhưng hiểm hoạ chiến tranh cục bộ,
khu vực vẫn liên tiếp sảy ra và đe doạ nghiêm trọng cả loài người, nhất là từ năm 1990 trở
lại đây. Những thế lực đế quốc phản động đã dùng mọi thủ đoạn gây chiến, bất chấp luật
pháp quốc tế. Điều đó đòi hỏi loài người phải cảnh giác cao độ. Hơn lúc nào hết, sự
nghiệp đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội phải được
đẩy mạnh với tinh thần chủ động tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh.
4.3.1 Quán triệt quan điểm bạo lực cách mạng

Chung sống hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau mà mỗi quốc gia dân
tộc lựa chọn, không có nghĩa là thủ tiêu bạo lực cách mạng nhằm bảo vệ hoà bình, bảo vệ
chủ quyền quốc gia. Trên thế giới đã từng có ý kiến bác bỏ luận điểm "bạo lực là kế tục
của chính trị bằng một thủ đoạn khác" của Lênin. Họ cho rằng trong điều kiện kho vũ khí
huỷ diệt đủ sức tiêu diệt nhiều lần trái đất thì phải từ bỏ con đường cách mạng bạo lực.
Bạo lực cách mạng là một phạm trù lịch sử, nó ra đời một cách tất yếu để chống lại bạo
lực phản cách mạng. Bạo lực cách mạng chỉ có thể không cần thiết khi không còn chiến
tranh xâm lược, khi không còn những thế lực đế quốc hiếu chiến. Quan điểm bạo lực cách
Page 22 of 26


mạng của Hồ Chí Minh vẫn là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
4.3.2. Xây dựng một nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện
Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ đất đai mà quan trọng hơn là bảo vệ được
chế độ chính trị. Vì thế phải xây dựng hệ thống chính trị thật sự vững mạnh, nhất là xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Thực tiễn các cuộc chiến tranh ở Apganixtan và Irăc cho thấy khi chế độ chính trị không
gắn bó với dân tộc, xa rời nhân dân, không đại diện cho lợi ích của nhân dân thì không
được nhân dân và quân đội bảo vệ đến cùng, và sự thất bại hoàn toàn của một cuộc chiến
tranh, cho dù là chiến tranh chính nghĩa bảo vệ tổ quốc, là điều không thể nào tránh khỏi.
Một nền quốc phòng mạnh phải dựa trên cơ sở một nền kinh tế phát triển cao, có khả
năng trang bị vũ khí tinh xảo, kỹ thuật và công nghệ tiến tiến cho sự nghiệp giữ nước. Vì
thế phải kiên trì đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa nước ta trở thành
một nước công nghiệp. Kết hợp kinh tế với quốc phòng là hai mặt của một vấn đề thống
nhất biện chúng với nhau, vừa đảm bảo an toàn, an ninh cho nền kinh tế, vừa tạo ra tiềm
lực mạnh cho quốc phòng.
Trong quốc phòng, quân đội chính qui, hiện đại, có đủ các binh chủng hợp thành là nòng
cốt, tạo ra "quả đấm chủ lực mạnh", làm tròn nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng quân sự của
giặc ngoại xâm; đồng thời vẫn phải xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân với hình thức

tổ chức ba thứ quân làm nòng cốt để phát động toàn dân đánh giặc, kể cả khi chúng đã
chiếm được đất đai, khống chế đuợc bầu trời và cô lập đất nước với thế giới bên ngoài.
4.3.3 Gắn liền quốc phòng với an ninh
Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Trong cách mạng và kháng chiến Hồ Chí Minh luôn
quan tâm cả hai mặt này nhằm bảo vệ căn cứ địa, hậu phương. Ngay sau khi chuyển sang
thời thời bình xây dựng đất nước, Đại hội IV của Đảng (12-1976), xác định: phải thường
xuyên đề cao cảnh giác, không ngừng củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội. Báo cáo chính trị tại Đại hội VIII của Đảng nêu rõ: "Gắn chặt nhiệm
vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh, hai mặt có quan hệ khăng khít với nhau trong nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ trong tình hình mới" (Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn
kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 1996, tr. 40).
4.3.4. Phải dựa vào dân, chăm lo bồi dưỡng sức dân
Xây dựng thế trận phòng thủ đất nước, phải dựa vào sức mạnh toàn dân. "Nhân dân có
hàng triệu tai mắt… Biết dựa vào nhân dân, thì nhân dân sẽ là người giúp việc đắc lực"
(Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính
trị Quốc gia, HN, 1996, tr. 40).
Muốn dân cho dựa thì phải gần dân, bám dân, "Nhưng mình không phải là "cứu tinh" của
dân, mà mình có trách nhiệm phụng sự nhân dân. Tất cả quân nhân phải làm cho dân tin,
dân phục, dân yêu. Phải làm thế nào để khi mình chưa đến, thì dân trông mong, khi mình
Page 23 of 26


đến thì dân giúp đỡ, khi mình đi nơi khác thì dân luyến tiếc. Muốn vậy, bộ đội phải giúp
đỡ dân, thương yêu dân.... Dân như nước, quân như cá. Phải làm cho dân hết sức giúp đỡ
mình thì mình mới thắng được giặc" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 6, tr. 207).
Sự nghiệp Đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ tăng thêm sức mạnh bảo
vệ Tổ quốc, nhưng sức mạnh đó chỉ có thể phát huy có hiệu quả khi có lực lượng toàn dân
tham gia. Tư tưởng dựa vào dân của Hồ Chí Minh vẫn mãi là ánh sáng soi đường cho
chúng ta. Hơn lúc nào hết phải quán triệt và thực hiện lời dạy của Người:
"Nước lấy dân làm gốc.

Trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, lực lượng chính là ở dân.
… Gốc có vững cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" (Hồ Chí Minh. Tuyển tập, sđd, t1, tr. 129).
Biết đánh bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay; không chỉ
đánh vào quân đội địch có vũ khí mà còn đánh vào lòng người, kết hợp tác chiến với binh
địch vận. "Công tâm là thứ nhất, công thành là thứ hai". Người nói: Địch vận là "tìm cách
làm sao phá được địch mà ta không phải đánh". Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh còn là
đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới đánh đổ hoàn toàn. "Đánh cho Mỹ cút,
đánh cho ngụy nhào" (Thơ "Xuân 1968"), chủ đổ, tớ ắt phải đổ theo; là nghệ thuật khởi
nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa.

Kết luận
Chiến tranh là một cuộc thử thách toàn diện đối với sức mạnh vật chất và tinh thần của
một đất nước. Vì vậy kháng chiến toàn dân phải gắn liền với kháng chiến toàn diện. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng
phó, không thể nào thắng lợi được.. Phải dựa vào dân mà vì có dân là có tất cả phải xây
dựng "thế trận lòng dân". Theo Người đó là thế trận vững chắc nhất, quyết định nhất. Vì
người cho rằng: "Phải dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được
ta". Kháng chiếm toàn diện là phát huy mức cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân
đánh giặc trên tất cả các mặt trận, quân sự, chính trị ,ngoại giao, kinh tế, văn hóa, tư
tưởng.
Phải vừa đánh, vừa xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang làm nòng cốt, xây dựng bộ
đội chủ lực mạnh để làm chủ chiến trương. Phải vận dụng khéo léo các yếu tố lực,thế
thời,mưu để tạo ra cách đánh hiệu quả đồng thời dựng mưu thế trong lúc địch mạnh hơn
ta phải dùng sức mạnh của toàn dân, dùng mưu trí của toàn dân, "đánh giặc bằng mưu,
thắng giặc bằng thế"
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói rằng “ Với tư cách là người mà Bác và Đảng đã trao
nhiệm vụ thành lập, lãnh đạo và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam từ những ngày đầu,
là một nhân chứng lịch sử, đã đi gần suốt thế kỷ XX, một thế kỷ đầy thử thách khốc liệt
Page 24 of 26



và thắng lợi vẻ vang đối với dân tộc ta, tôi muốn nói với đồng bào, đồng chí, đặc biệt là
thế hệ trẻ một chân lý đã ăn sâu trong tâm tư và tình cảm của tôi.
Chân lý ấy là: Làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, theo những điều mà Hồ Chí Minh đã tiếp
thu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác–Lê-nin thì thắng lợi. Làm sai tư tưởng Hồ Chí
Minh thì thất bại.
Thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi.
Thế giới còn đổi thay, nhưng chủ nghĩa Mác–Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi”.

Tài liệu tham khảo
Hồ Chí Minh. Toàn tập, t 2, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 2000, tr. 128
Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t4, tr. 223
Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t3, tr. 428, 429 và 430
Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 6, tr. 316
Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t3, tr. 197
Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 12, tr. 304
Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 4, tr. 457
Hồ Chí Minh. Tuyển tập, t1, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 1980, tr. 233 và 247
Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 3, tr. 469
Hồ Chí Minh. Toàn tập, sđd, t 4, tr. 319
Page 25 of 26


×