Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tài liệu ôn thi THPTQG ngữ văn so sánh thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.6 KB, 14 trang )

KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC (THƠ)
I. Kĩ năng làm bài nghị luận so sánh thơ
1. So sánh: So sánh là một phương pháp tư tuy khoa học, đặt sự vật này bên cạnh
một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu qua lại, nhờ đó việc nhận thức sâu sắc hơn,
toàn tiện hơn, chuẩn xác hơn
Ví dụ:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
2. Kĩ năng làm bài so sánh thơ
a. Mục đích, yêu cầu
- Mục đích
+ Chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các đối tượng so sánh, từ đó thấy
được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng khuynh hướng văn học,
giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự
đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn...
+ Góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa
các hiện tượng văn học.
- Yêu cầu
+ Nắm được kĩ năng so sánh. Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân
tích, bác bỏ, bình luận.
+ Có hiểu biết về đối tượng so sánh.
b. Đối tượng
Kiểu bài so sánh thơ yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình
diện: khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, nhưng tập trung nhất là tác phẩm
thơ, đoạn thơ (đề tài, cảm hứng, hình tượng, ngôn ngữ, hình ảnh, chất liệu...)
c. Cách làm kiểu bài so sánh: Có 2 cách trình bày: nối tiếp hoặc song song
*) Thứ nhất, cách trình bày nối tiếp:
Mở bài:
- Dẫn dắt (mở bài gián tiếp)
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh


Thân bài:
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất
- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2
- Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên các bình diện
- Lý giải sự tương đồng, khác biệt giữa hai đối tượng dựa vào các bình diện:
bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng
thi pháp của thời kì văn học
Kết bài:
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
*) Thứ hai, cách trình bày song song. Người viết cùng lúc phải làm hai việc, chia
chia đối tượng thành các bình diện chính, mỗi bình diện là một luận điểm và trên
từng bình diện lần lượt đối chiếu qua lại giữa hai đối tượng để chỉ ra diểm giống
và khác biệt
1


Lưu ý:
Khó khăn nhất của người làm bài là không biết so sánh cái gì, bởi thế giáo
viên cần chú ý hướng dẫn học sinh chia tách các bình diện so sánh cho hợp lí thì
việc so sánh mới hiệu quả. Với đối tượng học sinh trung học phổ thông, các yêu
cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng
trong từng bài, sẽ là căn cứ để kiểm định những vấn đề này.
Cách làm thứ nhất dễ viết hơn nên thích hợp với kì thi THPTQG, còn cách
làm thứ hai khó viết đòi hỏi người viết phải có một năng lực văn chương khá tốt.
Vì thế giáo viên nên khuyến khích học sinh làm theo cách thứ nhất.
II. Một số dạng so sánh văn học trong chương trình lớp 12
1. So sánh hình tượng với hình tượng
Đề bài: Cùng tái hiện về vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận, mỗi nhà thơ
lại có cách khám phá, thể hiện riêng. Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:

Tây Tiến đoàn bình không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu có đoạn:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”.
Anh/chị hãy trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp riêng của những đoàn quân ra
trận trong hai đoạn thơ ấy.
- So sánh thiên nhiên với thiên nhiên
- So sánh đoạn thơ này với đoạn thơ khác

ĐỀ MNH HỌA KĨ NĂNG SO SÁNH (THƠ)
Đề số 1:
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
“...Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"...”
( Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
“...Con sóng dưới lòng sâu
2


Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức...”
( Trích Sóng – Xuân Quỳnh)
a/ Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong
khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Đất Nước thuộc chương V
trong chín chương của trường ca Mặt đường khát vọng, được sáng tác năm 1971
ở chiến khu Bình - Trị - Thiên, là một trong những tác phẩm xuất sắc của thơ ca
chống Mỹ. Đoạn thơ gồm 6 câu thuộc phần một của chương Đất Nước (trích thơ)
- Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường, được xem là một trong
số những thi sĩ viết thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt Nam từ sau năm 1975.
Tình yêu trong thơ chị vừa nồng nhiệt, táo bạo vừa thiết tha, say đắm, dịu dàng;
vừa hồn nhiên, giàu trực cảm vừa lắng sâu những trải nghiệm suy tư. Sóng đ ược
s áng tác năm 19 67, in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968), là một bài thơ
tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của chị. Đoạn thơ gồm 6 câu thuộc phần
giữa của bài thơ (trích thơ)
b/ Về đoạn thơ trong Đất Nước
a.1/ Về nội dung
- Ở lần định nghĩa thứ nhất, cả Đất và Nước đều là không gian tồn tại rất thân
thuộc, rất riêng tư gắn bó của “anh” và “em”. Kết hợp chất liệu thực tế, diễn tả giản
dị, cách giải thích tỉ mỉ của nhà thơ khiến ta hình dung ra được một cách cụ thể:
Đất Nước là con đường, mái trường, dòng sông, bến nước…gắn bó thân thuộc với
đời sống học tập, sinh hoạt của con người. Đất nước còn gắn bó với những tình
cảm riêng tư, chứng kiến tình yêu lứa đôi với bao niềm thương, nỗi nhớ.
- Ở lần định nghĩa thứ hai, từ không gian gần gũi, Đất Nước trở nên xa xôi,
mênh mông như huyền ảo. Nhà thơ đã đưa Đất Nước từ của thần linh trở thành Đất
Nước của nhân dân. Từ đó có thể hiểu rằng: Đất nước là núi, là rừng, là sông, là
biển với tài nguyên phong phú.
a.2/ Về nghệ thuật

- Đọan thơ sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết dân gian, với
cấu trúc ngôn ngữ “ Đất là…, Nước là…Đất Nước là…”, nhà thơ đã định nghĩa
bằng cách tư duy “chiết tự” để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng Đất Nước thiêng
liêng.
- Giọng thơ trữ tình - chính luận
b/ Về đoạn thơ trong bài Sóng
b.1/ Về nội dung
- Nhà thơ suy tư về nỗi nhớ của con sóng. Nỗi nhớ choáng ngợp cả không
gian “ dưới lòng sâu – trên mặt nước”, trải dài theo thời gian “ ngày đêm không
ngủ được”. Dù ở bất kì đâu sóng cũng chỉ có một nơi để nhớ, để thương đó là bờ.
- Mượn hình tượng sóng nhớ bờ để diễn tả nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thoả,
Xuân Quỳnh còn bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ của mình một cách chân thành, bạo dạn
“Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ tràn cả vào trong cõi vô
3


thức.
b.2/ Về nghệ thuật
- Lối điệp cú pháp kết hợp với hình thức đối lập: trên - dưới; ngày – đêm;
thức - ngủ…đã góp phần thể hiện một nỗi nhớ cháy bỏng, da diết của sóng với bờ
hay cũng chính là nỗi nhớ của người con gái khi yêu.
- Sóng là hình ảnh ẩn dụ. Đến khổ thơ này, em đã tách ra khõi sóng để diễn
tả chân thực nỗi nhớ lạ lùng, biểu hiện của lòng chung thuỷ của người con gái
trong tình yêu.
c/ Về sự tương đồng và khác biệt
- Tương đồng: Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, hai thi phẩm,
trong đó có hai đoạn thơ đề hướng đến vẻ đẹp tình yêu đôi lứa. Nỗi nhớ không
chỉ là xúc cảm, là biểu hiện thường nhật trong tình yêu lứa đôi mà đó còn là vẻ đẹp
của nhân tính, là thước đo của một tình yêu thuỷ chung, son sắc. Mỗi đoạn thơ
đều gồm 6 câu, thể hiện cảm hứng lãng mạn, một trong những đặc điểm cơ

bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.
- Khác biệt: Ở Đất Nước, sử dụng thể thơ tự do, đậm đặc chất văn hoá dân
gian, Đất Nước được cảm nhận bằng tình lứa đôi, nghiêng về phía không gian
riêng tư, khiến cho việc lí giải Đất Nước trở nên gần gũi, thân thuộc, mới mẻ. Ở
Sóng, với thể thơ ngũ ngôn truyền thống, nhà thơ diễn tả trực tiếp tình cảm lứa
đôi, thông qua nỗi nhớ của người con gái vừa nồng nàn, vừa mãnh liệt.
- Lí giải:
+ Điểm giống nhau: Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Phải chăng vì
thế mà khi viết về tình yêu, cả Nguyễn Khoa Điềm và Xuân Quỳnh đều diễn tả nỗi
nhớ da diết, cháy bỏng đang trào dâng trong trái tim người con gái đang yêu.
+ Điểm khác nhau: Nguyễn Khoa Điềm viết về Đất Nước ở tuổi 28 tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và tình yêu nước thiết tha. Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng
khi mới 25 tuổi – cái tuổi đầy căng sự sống, dạt dào tình yêu. Vì vậy khi đối diện
với sóng, chị như thấy rõ tình yêu và nỗi nhớ đang trào dâng trong trái tim mình.
Sự khác nhau giữa hai đoạn thơ còn có thể lí giải bởi sự khác nhau về phong cách
thơ của hai tác giả. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén xúc cảm,
mang màu sắc chính luận, thể hiện tâm tư của người trí thức về đất nước, con
người Việt Nam. Hồn thơ Xuân Quỳnh là một hồn thơ giàu nữ tính, là lời tự hát khi
hạnh phúc, lời tự bạch khi muốn bày tỏ.
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng
phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí
sinh cần đáp ứng.
Đề số 2:
Cùng viết về nỗi nhớ nhưng mỗi nhà thơ lại có một cách khám phá, thể hiện
của riêng mình.
Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 89)

4


Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 110)
Hướng dẫn làm bài
MB: Giới thiệu 2 tác giả (vị trí Văn học sử, đặc điểm phong cách), 2 bài thơ (hoàn
cảnh, cảm xúc chủ đạo), 2 đoạn thơ (vị trí, khái quát ND, NT).
TB: Về đoạn thơ trong bài Tây Tiến.
- Nội dung: Vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người miền Tây trong nỗi
nhớ của người lính Tây Tiến:
+ Thiên nhiên hoang sơ, gợi cảm.
+ hình ảnh một dáng người vững chãi trên con thuyền độc mộc, giữa dòng nước
lũ. Hình ảnh ấy tạo thêm một nét đẹp rắn rỏi, khoẻ khoắn cho bức tranh thiên
nhiên thơ mộng, mềm mại, đẹp mơ màng.
+ Nỗi nhớ thể hiện tình cảm gắn bó, khăng khít với thiên nhiên, con người cuộc
sống miền Tây. Qua đó ta thấy được tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, hào hoa của người
lính Tây Tiến.
- Nghệ thuật.
+ Hình ảnh được sáng tạo bằng bút pháp lãng mạn, chấm phá, gợi tả.
+ Ngôn ngữ có những kết hợp từ độc đáo mới lạ, tạo sắc thái mới cho từ ngữ (hoa
đong đưa)
+ Giọng thơ bâng khuâng, man mác, những câu hỏi tu từ (có nhớ, có thấy…) gợi
lại cảnh chia tay trong một chiều sương mờ bao phủ nơi Châu Mộc.
Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc.

- Nội dung: Tình cảm của Việt Bắc đối với người kháng chiến.
+ Trong cấu tứ toàn bài, tác giả đã tưởng tượng, sáng tạo ra một đôi bạn tình Mình
- Ta, tưởng tượng ra kẻ ở lại là Việt Bắc và người ra đi là những cán bộ về xuôi
hát đối đáp với nhau.
+ Qua lời nhắn gửi ấy là hình ảnh Việt Bắc hoang sơ với những cảnh vật (hắt hiu
lau xám), sản vật mộc mạc, gần gũi (Trám bùi để rụng, măng mai để già). Khung
cảnh ấy càng nổi bật con người Việt Bắc "đậm đà lòng son", cưu mang cho cách
mạng, cùng chung mối thù, cùng chịu đựng gian khổ, hy sinh.
- Nghệ thuật.
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát với việc kết hợp nhuần nhuyễn màu sắc cổ
điển và màu sắc dân gian, mang âm hưởng tha thiết, sâu lắng.
+ Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi gợi cảm; tổ chức lời thơ theo phép tiểu đối cân
xứng, hài hoà. Những tiểu đối khi tương đồng (Trám bùi để rụng, măng mai để
già), khi tương phản (Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son) làm nổi bật tấm lòng
đồng bào Việt Bắc dành cho cán bộ, chiến sĩ, cho cách mạng.
+ Điệu thơ lục bát uyển chuyển cân xứng hài hoà, điệp từ, điệp ngữ tạo nên giọng
điệu trữ tình thiết tha, êm ái, ngọt ngào mang âm hưởng lời ru.
5


Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ.
- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng với một bút
pháp nghệ thuật điêu luyện, tinh tế.
- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tây Tiến là lời nhắn nhủ của người đi, được thể
hiện bằng thể thơ thất ngôn với một bút pháp lãng mạn, hào hoa… Đoạn thơ trong
bài Việt Bắc là lời nhắn gửi của người ở lại được thể hiện bằng thể thơ lục bát,
ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu mang đậm màu sắc dân tộc, truyền thống.
- Lý giải sự tương đồng và khác biệt.
+ Tương đồng vì: Hai tác giả đều là những nhà thơ rất mực tài năng, đều tham gia
kháng chiến chống Pháp, đều gắn bó sâu nặng với những vùng đất - con người

kháng chiến.
+ Khác biệt vì: Bản chất nghệ thuật là sự sáng tạo, “Mỗi tác phẩm văn học phải là
một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” (nhà văn Lêônit
Lêônốp); Do nét riêng của hoàn cảnh cảm hứng và phong cách nghệ thuật độc đáo
của mỗi nhà thơ.
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu
- Nhận định một lần nữa vẻ đẹp của cả 2 bài thơ.
Đề số 3:
Cảm nhận của anh( chị) về hai đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến-Quang Dũng)
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Digan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la-li la li – la...
(Đàn ghi ta của Lorca-Thanh Thảo)
Hướng dẫn làm bài:
1.Xác định, nêu VĐCNL.
2. Trình bày, kết cấu: hình thức, nội dung.
- Bố cục:
+Đảm bảo bố cục ba phần, thân bài tách đoạn theo luận điểm.
+ Đủ ba phần, thân bài không tách đoạn theo luận điểm.

+Thiếu mở bài.
+Thiếu kết bài.
- Kết cấu nội dung:
6


3. Diễn đạt, hành văn (chính tả, dùng từ, đặt câu): diễn đạt trôi chảy, bài văn phải
logic giữa các phần, các ý.
4. Sáng tạo
Đảm bảo các ý sau
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến
Giới thiệu khái quát về tác giả Thanh Thảo và tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca.
b.Thân bài
1.Cảm nhận riêng về hai đoạn thơ:
a. Cảm nhận về người lính trong đoạn thơ trong Tây Tiến của quang
Dũng:
- Bi thương:
+ Sự thật chiến trường: Người lính ngã xuống trên chiến trường miền Tây. Họ
nằm lại chân đèo,góc núi phương xa.Bức tranh xám lạnh,ảm đạm và hắt hiu.
+ Sự thiếu thốn: ra đi với các manh chiếu đơn sơ,bình dị.Sự hi sinh cao cả mà
thầm lặng,thanh thản
- Hùng tráng:
+ Nói giảm: “áo bào”: trang trọng mà kiêu hãnh.”Về đất”:chiến đấu vì quê
hương,chết vì đất mẹ.Từ Hán Việt :áo bào,biên cương,viễn xứ- hùng tráng .
+ Anh hùng ca: khí chất,tầm vóc của người lính:”chẳng tiếc đời xanh”.Như một
lời thề quyết tử thiêng liêng cao cả; khúc nhạc thiêng liêng trầm hùng đưa tiễn.
b. Cảm nhận về người chiến sỹ trong đoạn thơ trong Đàn ghi ta của
Lorca-Thanh Thảo:
- Sự ra đi của Lorca:

+ Đường chỉ tay đã đứt: số phận ngang trái bất hạnh;bất trắc cuộc đời quá đột
ngột.
+ Dòng sông rộng vô cùng: tượng trưng cho cõi chết;nơi siêu thoát và bất tử.
- Giải thoát và bất tử:
+ Thái độ: Bơi: làm chủ số phận,sẵn sàng đón nhận;giọng thơ trầm tư, tĩnh
lặng, bình thản.
+ Hành động: mang theo ghi ta- tình yêu quê hương,nghệ thuật;để lại lá bùabình yên – may mắn cho mọi người.Ném lại trái tim để lại yêu thương cho trần
thế.
2. So sánh hai đoạn thơ:
a. Giống nhau:
- Nội dung:
+ Thể hiện sự ra đi thanh thản như đã hoàn thành nhiệm vụ.
+ Sự hi sinh dâng hiến của họ lớn lao mà thầm lặng vô danh.
- Nghệ thuật:
+ Tô đậm chất anh hùng vĩ đại bằng hình ảnh lớn lao hùng tráng.
+ Nói giảm, nói tránh những hi sinh để thấy tâm trạng bình thản.
b.Khác nhau:
- Lorca:
+ Ám ảnh về khát vọng cách tân nghệ thuật còn dang dở.
+ Thế giới giải thoát là thế giới siêu thực hướng tới cái bất tử.
7


- Tây Tiên:
+ Ra đi không đơn độc bởi nghĩa tình đồng đội và âm vang núi sông.
+ Ngoài cảm xúc tiếc thương còn là sự thành kính,ngợi ca biết ơn.
III.Kết bài:
- Khái quát lại giá trị của hai đoạn thơ (nội dung và nghệ thuật)
- Những cảm nhận về phong cách sáng tác của mỗi nhà thơ.
Đề bài 4:

So sánh vẻ đẹp thiên nhiên trong hai đoạn thơ sau được trích trong bài "Tây
tiến" của Quang Dũng và " Việt Bắc " của Tố Hữu
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Và:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”
(Việt Bắc- Tố Hữu)

1.Xác định, nêu VĐCNL.
2. Trình bày, kết cấu: hình thức, nội dung.
- Bố cục:
+Đảm bảo bố cục ba phần, thân bài tách đoạn theo luận điểm.
+ Đủ ba phần, thân bài không tách đoạn theo luận điểm.
+Thiếu mở bài.
+Thiếu kết bài.
- Kết cấu nội dung:
3. Diễn đạt, hành văn(chính tả, dùng từ, đặt câu): diễn đạt trôi chảy, bài văn phải
logic giữa các phần, các ý.
4. Sáng tạo
Đảm bảo các ý sau
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.( Hai đoạn thơ - Hai tác giả)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : Vẻ đẹp thiên nhiên
b.Thân bài

*Cảm nhận hai đoạn thơ
- Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến là hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ dữ dội,
thơ mộng trữ tình.
+ Thiên nhiên hùng vĩ dữ dội ở con đường hành quân nhiều gian khổ. Nhiều từ
láy được huy động để diễn tả sự hiểm nguy: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.
Phép nhân hóa “sung ngửi trời” diễn tả tinh tế độ cao. Phép tương phản đối lập
diễn tả cảnh đèo cao, dốc thẳm, rừng dày “Ngàn thước lên cao, ngàn thước
xuống”.
8


+ Thiên nhiên trữ tình, thơ mộng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ
được dệt nên bởi những thanh bằng gợi cảm giác êm ả, tươi mới. Hình ảnh thơ
gợi vẻ đẹp nên thơ.
+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn cân đối hài hòa giữa các thanh bằng trắc; phép
nhân hóa, tương phản, cách sử dụng từ láy tượng hình…
- Đoạn thơ trong bài Việt Bắc.
+ Thiên nhiên gắn bó hài hòa với con người cùng chung mất mát đau thương,
cùng chung lưng đấu cật chống kẻ thù chung “Nhớ khi giặc đến giặc lùng/Rừng
cây núi đá ta cùng đánh tây”.
+ Con người và thiên nhiên tạo thành một thế trận trùng điệp dồn kẻ thù vào “lũy
sắt dày”, vào “mênh mông bốn mặt sương mù”.
+ Thiên nhiên là hậu phương vững chắc và cũng là người bạn chiến đấu của con
người.
+ Nghệ thuật: Thể thơ lục bát truyền thống, phép tu từ nhân hóa, hình ảnh thơ
ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình.
* So sánh
– Giống nhau:
Đều là những bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp của núi rừng trong thời
kỳ chống Pháp. Đều được viết bằng bút pháp lãng mạn cách mạng.

– Khác nhau:
+ Thiên nhiên trong Tây Tiến thiên về diễn tả sự khắc nghiệt, dữ dội. Là gian khổ
thiếu thốn mà người lính phải vượt qua. Thiên nhiên trong Việt Bắc thiên về
miêu tả sự gần gũi và đồng lòng với con người.
+ Thiên nhiên trong Tây Tiến mang hai vẻ đẹp hài hòa: hùng vĩ và lãng mạn. Thể
thơ thất ngôn cũng góp phần làm cho bức tranh thơ thể hiện được những nét trên.
Trong Việt Bắc, thiên nhiên có chiều hướng gắn với hiện thực cuộc kháng chiến
khi ta dựa thế rừng núi để đáp trả lại kẻ thù. Thể thơ lục bát biến hóa linh hoạt
mang lại một thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng thật gần gũi.
c. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
Đề số 5:
So sánh nỗi nhớ trong hai đoạn thơ sau được trích trong bài " Việt Bắc " của
Tố Hữu và " Sóng " Của Xuân Quỳnh:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
(Việt Bắc – Tố Hữu)
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
9


Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.”

(Sóng – Xuân Quỳnh)
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.( Hai đoạn thơ - Hai tác giả)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : nỗi nhớ
b.Thân bài:
*. Cảm nhận hai đoạn thơ
- Đoạn thơ trong bài thơ Sóng
+ Nỗi nhớ tràn ngập khắp không gian: dưới lòng sâu, trên mặt nước
+ Nỗi nhớ tràn ngập khắp thời gian: ngày đêm không ngủ được
+ Nỗi nhớ tràn cả vào ý thức, vô thức, tiềm thức “cả trong mơ còn thức”
+ Nghệ thuật: thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu; phép ẩn dụ, nhân hóa, điệp cấu
trúc, tươgn phản..
- Đoạn thơ trong Việt Bắc
+ Nỗi nhớ tràn ngập không gian thời gian, thấm vào cảnh vật thiên nhiên:
. Thiên nhiên bình dị tươi đẹp: nắng chiều, trăng lên đầu núi, bản khói cùng
sương, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…
. Con người Việt Bắc cần cù chăm chỉ, chịu thương chịu khó: sớm khuya bếp lửa
người thương đi về
+ Nghệ thuật:
Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào sâu lắng; sử dụng phép điệp từ, ngôn ngữ bình
dị
* So sánh:
– Giống nhau: Cả hai đoạn thơ đều tập trung thể hiện nỗi nhớ của một tình yêu tha
thiết sâu đậm đối với con người, cuộc sống, quê hương, đất nước của hai thi sĩ.
+ Nội dung cảm xúc: Cả hai đoạn thơ đều viết về nỗi nhớ, một trạng thái cảm xúc
nảy sinh trong cuộc chia ly với những con người đã từng gắn bó sâu nặng, thắm
thiết, những mảnh đất để lại dấu chân đi qua.
+ Nghệ thuật thể hiện : Hai đoạn thơ, các tác giả đều tập trung khắc họa những
cung bậc trạng thái phong phú, đa chiều của nỗi nhớ. Nỗi nhớ mênh mang được
đặt trong quan hệ với không gian thiên nhiên vô tận. Nỗi nhớ triền miên da diết

được đặt trong thời gian của đêm – ngày, sớm – chiều. Nỗi nhớ còn được so sánh,
thể hiện trong những điều sâu thẳm, mãnh liệt nhất (nhớ người yêu, cả trong mơ
còn thức). – Điểm khác biệt:
+ Việt Bắc (Tố Hữu)
. Nội dung cảm xúc: nỗi nhớ trong thơ Tố Hữu thuộc về tình cảm lớn lao, tình
cảm chính trị, tình cảm cách mạng. Nỗi nhớ ấy gắn liền với cuộc chia ly của
người cán bộ cách mạng rời căn cứ địa kháng chiến để trở về thủ đô. Chủ thể của
nỗi nhớ là những con người kháng chiến nhớ những kỉ niệm với quê hương Việt
Bắc, đồng bào Việt bắc ân tình đùm bọc, cưu mang họ trong suốt những tháng
ngày gian khổ của cuộc kháng chiến.
. Đoạn thơ sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc. Giọng điệu ngọt ngào như một
khúc trữ tình sâu lắng, da diết. Các điệp từ: nhớ gì, nhớ từng, nhớ những cùng với
10


nghệ thuật so sánh (như nhớ người yêu), ẩn dụ (ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê) và
tiểu đối đã góp phần thể hiện thành công những cung bậc cảm xúc phong phú của
nỗi nhớ quê hương cách mạng.
+ Sóng (Xuân Quỳnh)
. Nôi dung : Cảm xúc của chủ thể trữ tình được thể hiện vừa gián tiếp, vừa trực
tiếp. “Sóng” là hóa thân mà cũng là phân thân của chủ thể trữ tình. “Sóng” là ẩn
dụ để diễn tả nỗi nhớ. Sắc thái của nỗi nhớ trong đoạn thơ
. Đoạn thơ sử dụng thể thơ năm chữ và ẩn dụ nghệ thuật sóng. Thể thơ và nhịp
điệu thơ đã gợi hình hài và nhịp điệu bất tận vào ra của những con sóng nỗi nhớ
tình yêu. Nhờ nghệ thuật ẩn dụ, nỗi lòng của người phụ nữ khi yêu được thể hiện
chân thành, nữ tính, duyên dáng mà không kém phần mãnh liệt sâu sắc.
=> Kết luận chung:
Từ hai nỗi nhớ được thể hiện trong đoạn thơ, người đọc không chỉ cảm nhận
được nét đặc sắc của hai giọng điệu thơ mà còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn con
người Việt Nam yêu thương đằm thắm, dịu dàng mà mãnh liệt, tình nghĩa thủy

chung.
c. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
Đề sô 6
So sánh vẻ đẹp thiên nhiên trong hai đoạn thơ sau được trích trong bài "Tây
tiến" của Quang Dũng và "Việt Bắc " của Tố Hữu:
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Và:
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”
(Việt Bắc- Tố Hữu)

a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.( Hai đoạn thơ - Hai tác giả)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : Vẻ đẹp thiên nhiên
b.Thân bài
*Cảm nhận hai đoạn thơ
- Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến là hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ dữ dội,
thơ mộng trữ tình.
+ Thiên nhiên hùng vĩ dữ dội ở con đường hành quân nhiều gian khổ. Nhiều từ
láy được huy động để diễn tả sự hiểm nguy: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.
Phép nhân hóa “sung ngửi trời” diễn tả tinh tế độ cao. Phép tương phản đối lập
diễn tả cảnh đèo cao, dốc thẳm, rừng dày “Ngàn thước lên cao, ngàn thước
xuống”.

11


+ Thiên nhiên trữ tình, thơ mộng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ
được dệt nên bởi những thanh bằng gợi cảm giác êm ả, tươi mới. Hình ảnh thơ
gợi vẻ đẹp nên thơ.
+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn cân đối hài hòa giữa các thanh bằng trắc; phép
nhân hóa, tương phản, cách sử dụng từ láy tượng hình…
- Đoạn thơ trong bài Việt Bắc.
+ Thiên nhiên gắn bó hài hòa với con người cùng chung mất mát đau thương,
cùng chung lưng đấu cật chống kẻ thù chung “Nhớ khi giặc đến giặc lùng/Rừng
cây núi đá ta cùng đánh tây”.
+ Con người và thiên nhiên tạo thành một thế trận trùng điệp dồn kẻ thù vào “lũy
sắt dày”, vào “mênh mông bốn mặt sương mù”.
+ Thiên nhiên là hậu phương vững chắc và cũng là người bạn chiến đấu của con
người.
+ Nghệ thuật: Thể thơ lục bát truyền thống, phép tu từ nhân hóa, hình ảnh thơ
ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình.
* So sánh
– Giống nhau:
Đều là những bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp của núi rừng trong thời
kỳ chống Pháp. Đều được viết bằng bút pháp lãng mạn cách mạng.
– Khác nhau:
+ Thiên nhiên trong Tây Tiến thiên về diễn tả sự khắc nghiệt, dữ dội. Là gian khổ
thiếu thốn mà người lính phải vượt qua. Thiên nhiên trong Việt Bắc thiên về
miêu tả sự gần gũi và đồng lòng với con người.
+ Thiên nhiên trong Tây Tiến mang hai vẻ đẹp hài hòa: hùng vĩ và lãng mạn. Thể
thơ thất ngôn cũng góp phần làm cho bức tranh thơ thể hiện được những nét trên.
Trong Việt Bắc, thiên nhiên có chiều hướng gắn với hiện thực cuộc kháng chiến
khi ta dựa thế rừng núi để đáp trả lại kẻ thù. Thể thơ lục bát biến hóa linh hoạt

mang lại một thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng thật gần gũi.
c. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
Đề bài 7: So sánh nỗi nhớ trong hai đoạn thơ sau được trích trong bài " Việt
Bắc " của Tố Hữu và " Sóng " Của Xuân Quỳnh
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
(Việt Bắc – Tố Hữu)
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
12


Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.”
(Sóng – Xuân Quỳnh)
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.( Hai đoạn thơ - Hai tác giả)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : nỗi nhớ
b.Thân bài:
*. Cảm nhận hai đoạn thơ
- Đoạn thơ trong bài thơ Sóng
+ Nỗi nhớ tràn ngập khắp không gian: dưới lòng sâu, trên mặt nước
+ Nỗi nhớ tràn ngập khắp thời gian: ngày đêm không ngủ được

+ Nỗi nhớ tràn cả vào ý thức, vô thức, tiềm thức “cả trong mơ còn thức”
+ Nghệ thuật: thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu; phép ẩn dụ, nhân hóa, điệp cấu
trúc, tươgn phản..
- Đoạn thơ trong Việt Bắc
+ Nỗi nhớ tràn ngập không gian thời gian, thấm vào cảnh vật thiên nhiên:
. Thiên nhiên bình dị tươi đẹp: nắng chiều, trăng lên đầu núi, bản khói cùng
sương, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…
. Con người Việt Bắc cần cù chăm chỉ, chịu thương chịu khó: sớm khuya bếp lửa
người thương đi về
+ Nghệ thuật:
Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào sâu lắng; sử dụng phép điệp từ, ngôn ngữ
bình dị
* So sánh:
– Giống nhau: Cả hai đoạn thơ đều tập trung thể hiện nỗi nhớ của một tình yêu
tha thiết sâu đậm đối với con người, cuộc sống, quê hương, đất nước của hai thi
sĩ.
+ Nội dung cảm xúc: Cả hai đoạn thơ đều viết về nỗi nhớ, một trạng thái cảm
xúc nảy sinh trong cuộc chia ly với những con người đã từng gắn bó sâu nặng,
thắm thiết, những mảnh đất để lại dấu chân đi qua.
+ Nghệ thuật thể hiện : Hai đoạn thơ, các tác giả đều tập trung khắc họa những
cung bậc trạng thái phong phú, đa chiều của nỗi nhớ. Nỗi nhớ mênh mang được
đặt trong quan hệ với không gian thiên nhiên vô tận. Nỗi nhớ triền miên da diết
được đặt trong thời gian của đêm – ngày, sớm – chiều. Nỗi nhớ còn được so
sánh, thể hiện trong những điều sâu thẳm, mãnh liệt nhất (nhớ người yêu, cả
trong mơ còn thức). – Điểm khác biệt:
+ Việt Bắc (Tố Hữu)
. Nội dung cảm xúc: nỗi nhớ trong thơ Tố Hữu thuộc về tình cảm lớn lao, tình
cảm chính trị, tình cảm cách mạng. Nỗi nhớ ấy gắn liền với cuộc chia ly của
người cán bộ cách mạng rời căn cứ địa kháng chiến để trở về thủ đô. Chủ thể của
nỗi nhớ là những con người kháng chiến nhớ những kỉ niệm với quê hương Việt

Bắc, đồng bào Việt bắc ân tình đùm bọc, cưu mang họ trong suốt những tháng
ngày gian khổ của cuộc kháng chiến.
. Đoạn thơ sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc. Giọng điệu ngọt ngào như một
khúc trữ tình sâu lắng, da diết. Các điệp từ: nhớ gì, nhớ từng, nhớ những cùng
13


với nghệ thuật so sánh (như nhớ người yêu), ẩn dụ (ngòi Thia, sông Đáy, suối
Lê) và tiểu đối đã góp phần thể hiện thành công những cung bậc cảm xúc phong
phú của nỗi nhớ quê hương cách mạng.
+ Sóng (Xuân Quỳnh)
. Nôi dung: Cảm xúc của chủ thể trữ tình được thể hiện vừa gián tiếp, vừa trực
tiếp. “Sóng” là hóa thân mà cũng là phân thân của chủ thể trữ tình. “Sóng” là ẩn
dụ để diễn tả nỗi nhớ. Sắc thái của nỗi nhớ trong đoạn thơ
. Đoạn thơ sử dụng thể thơ năm chữ và ẩn dụ nghệ thuật sóng. Thể thơ và nhịp
điệu thơ đã gợi hình hài và nhịp điệu bất tận vào ra của những con sóng nỗi nhớ
tình yêu. Nhờ nghệ thuật ẩn dụ, nỗi lòng của người phụ nữ khi yêu được thể hiện
chân thành, nữ tính, duyên dáng mà không kém phần mãnh liệt sâu sắc.
=> Kết luận chung:
Từ hai nỗi nhớ được thể hiện trong đoạn thơ, người đọc không chỉ cảm nhận
được nét đặc sắc của hai giọng điệu thơ mà còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn con
người Việt Nam yêu thương đằm thắm, dịu dàng mà mãnh liệt, tình nghĩa thủy
chung.
c. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận

14




×