Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

kỸ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC THI THPT QG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.21 KB, 11 trang )

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
1. Hướng dẫn tìm hiểu đề:
Dạng đề NL về 1 ý kiến bàn về văn học đòi hỏi HS phải giải thích, phân tích rõ biểu
hiện, ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống. Đề bài dạng
này rất đa dạng, có thể đưa ra một nhận định, phê bình, ý kiến đánh giá về văn học
sử, lí luận văn học, tác phẩm văn học.. . Đề có thể mang tính tổng hợp, cũng có thể
nhận định một tác phẩm cụ thể, và HS phải dùng kiến thức một hoặc nhiều tác
phẩm để chứng minh.
Những năm gần đây, đề thi thường cho hai nhận định trong đề, hoặc tương đồng (đều
đúng) hoặc đối lập (một đúng và một sai). Từ đó học sinh dùng thao tác phân tích, chứng
minh, bình luận, bác bỏ… để làm bài.
Dù là dạng nào thì cũng cần phải tiến hành các bước cụ thể để tìm hiểu đề, định hướng
rõ những bước đi trong khi làm bài, tránh trùng lặp hay bỏ sót kiến thức.
Các bước tìm hiểu đề:
- Xác định vấn đề nghị luận .
- Hình dung, xác lập hệ thống luận điểm, luận cứ cơ bản của bài viết.
- Xác định các thao tác lập luận cần sử dụng: Phân tích, giải thích, so sánh..
- Xác định phạm vi dẫn chứng (tư liệu về văn học, những tác phẩm cùng đề tài thuộc cùng
hoặc khác thời đại, cùng tác giả…., tư liệu trong đời sống..)
VD: Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là
hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.
Ý kiến của anh chị về vấn đề trên?
- Vấn đề nghị luận: Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị: Vừa giải thoát cho A Phủ, vừa
giải thoát chính mình.
- Lập ý (hệ thống luận điểm, luận cứ cơ bản trong thân bài):
+ Giải thích ý kiến: Chú trọng các từ khóa “cắt dây trói cứu A Phủ”, “cắt đứt sợi dây ràng
buộc mình”.
+ Phân tích nguyên nhân dẫn tới hành động cắt dây trói của Mị.
+ Ý nghĩa của hành động.
- Các thao tác lập luận cần sử dụng: Giải thích, phân tích, so sánh, bình luận.
1




- Phạm vi dẫn chứng:
+ Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
+ Các tác phẩm khác cũng viết về đề tài số phận người nông dân nghèo của giai đoạn văn
học trước đó: “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố, “Chí Phèo” – Nam Cao…
+ Các tác phẩm khác cũng viết về đề tài số phận người nông dân nghèo của cùng giai
đoạn văn học đó: “Vợ nhặt”.
2. Hướng dẫn lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
b. Thân bài:
- Giải thích vấn đề: (Luận điểm: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì?)
+ Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong ý kiến.
→ Rút ra ý nghĩa, nội dung cơ bản của ý kiến.
- Làm rõ nội dung của vấn đề: (Luận điểm: Biểu hiện của vấn đề?) Dùng TTLL phân tích
để làm rõ nội dung, biểu hiện cụ thể của ý kiến đó trong tác phẩm hoặc trong văn học.
+ Biểu hiện cụ thể của vấn đề, các phương diện, khía cạnh khác nhau của vấn đề? (phân tích
và lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học)
+ Lí giải nguồn gốc vấn đề? Nguyên nhân dẫn tới vấn đề?
- Bàn bạc, khẳng định, mở rộng vấn đề: (Luận điểm: Đánh giá, mở rộng vấn đề?). Có thể
lập luận theo cách sau:
+ Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? cụ thể?
+ So sánh, liên hệ vấn đề với các tác phẩm khác cùng đề tài của cùng hoặc khác tác giả,
trong cùng hoặc khác thời đại, giai đoạn.
+ Đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
→ Kết luận: Đánh giá khái quát về giá trị của ý kiến.
c. Kết bài:
+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.

+ Đánh giá khái quát về vị trí của vấn đề, tác phẩm, tác giả trong giai đoạn văn học nói riêng
hoặc nền văn học nói chung.
2


VD: Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là
hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.
Ý kiến của anh chị về vấn đề trên?
Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề , giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là hành
động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.
Thân bài:
- Giải thích vấn đề: (Luận điểm: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì?)
+ “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ” của Mị: giải thoát cho A Phủ, cứu A Phủ khỏi những
khổ đau mà cha con Pá Tra gây ra.
+ “hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí”: Mị tự cứu bản thân mình.
→ Khái quát: bằng hành động cắt dây trói cứu A Phủ, Mị đã giải thoát cho A Phủ, đồng thời,
giải thoát chính mình khỏi cuộc sống tối tăm, cực nhục. Đó là hành động tự giải phóng.
- Làm rõ nội dung của vấn đề: (Luận điểm: Biểu hiện của vấn đề?): Phân tích, lí giải
nguyên nhân dẫn tới hành động của Mị:
+ Ban đầu: Mị thản nhiên, lạnh lùng .
+ Sau khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị như choàng tỉnh: Mị nhớ lại cảnh ngộ
của bản thân, cảnh ngộ của người đàn bà bị trói đến chết trước kia, thương A Phủ, muốn cứu
A Phủ.
+ Tình thương người lấn át nỗi sợ hãi → Mị cắt dây trói cứu A Phủ.
+ Khi A Phủ chạy đi rồi, Mị đứng lặng trong bóng tối, rồi cũng chạy vụt đi theo A Phủ.
→ Mị đã nhận ra mình có thể tự giải thoát khỏi cái ách nặng nề ấy, bằng chính đôi chân của
mình.
- Bàn bạc, khẳng định, mở rộng vấn đề: (Luận điểm: Đánh giá, mở rộng vấn đề?):

+ Đó là kết quả của quá trình diễn biến tâm lí phức tạp nhưng hợp lí của Mị.
+ Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người con gái H’mông khốn khổ ấy: lòng yêu thương, sức
sống tiềm tàng.
+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn: phát hiện, trân trọng vẻ đẹp và sức sống của con
người.
3


+ So sánh với các nhân vật chị Dậu, Chí Phèo (giai đoạn VH trước đó) và Tràng (cùng giai
đoạn): thấy sự tiến bộ.
→ Kết luận: Ý kiến trên đã nêu bật được giá trị của chi tiết đặc sắc nhất, làm nên thành công
cho phần kết cũng cho cả tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
Kết bài:
+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề: Hành động cứu A phủ cũng là hành động
Mị tự cứu mình, tự giải thoát khỏi cuộc sống tối tăm, cực nhục.
+ Đánh giá giá trị của tác phẩm đối với sự nghiệp nhà văn.
3. Hướng dẫn làm bài cụ thể, chấm chữa:
- Trong quá trình hướng dẫn làm bài cụ thể, GV chú trọng rèn kĩ năng viết từng đoạn văn:
Mở bài, kết bài (theo công thức ngắn gọn mà đầy đủ nhất những ý cơ bản), đoạn văn giải
thích, đoạn văn phân tích…. Định hướng cụ thể cấu trúc đoạn văn: Câu nêu luận điểm → các
câu nêu luận cứ → Kết luận.
- Chấm và chữa lỗi diễn đạt, sử dụng từ, cấu tạo đoạn văn, chính tả…. vì từ lí thuyết đến
thực tế hành văn vốn là 1 khoảng cách rất xa.
VD: Từ dàn ý cơ bản trên, triển khai các đoạn cụ thể như sau, GV từ định hướng đó chấm
chữa và rèn kĩ năng viết đoạn cho HS:
VD: Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị cũng là
hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.
Ý kiến của anh chị về vấn đề trên?
Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề , giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Tô Hoài là nhà văn hiện thực tiêu biểu của VHVN hiện đại với vốn hiểu biết phong tục
sâu sắc và khả năng miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, nhạy bén.
+ “Vợ chồng A phủ” là tác phẩm xuất sắc nhất của Tô Hoài viết về số phận của những
người nông dân nghèo miền núi Tây Bắc trước Cách mạng.
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến:

4


+ Bàn về cái kết của câu chuyện, có ý kiến cho rằng “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ
của Mị cũng là hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí Pá Tra”.
Thân bài:
- Giải thích vấn đề: (Luận điểm: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì?)
Trong ý kiến trên:
+ “Hành động cắt dây trói cứu A Phủ” của Mị: giải thoát cho A Phủ, cứu A Phủ khỏi những
khổ đau mà cha con Pá Tra gây ra.
+ “hành động cắt đứt sợi dây ràng buộc mình với nhà thống lí”: Mị tự cứu bản thân mình,
giải thoát khỏi nỗi sợ hãi về bóng ma thần quyền của nhà thống lí, tìm đến con đường sống
khác.
→ Khái quát: bằng hành động cắt dây trói cứu A Phủ, Mị đã giải thoát cho A Phủ khỏi nỗi
đau thể xác, đồng thời, giải thoát chính mình khỏi cuộc sống tối tăm, cực nhục. Đó là hành
động tự giải phóng.
- Làm rõ nội dung của vấn đề: (Luận điểm: Biểu hiện của vấn đề?): Phân tích, lí giải
nguyên nhân dẫn tới hành động của Mị:
+ Ban đầu: Mị thản nhiên, lạnh lùng trước những điều đang diễn ra.
+ Sau khi nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị như choàng tỉnh: Mị nhớ lại cảnh ngộ
của bản thân, cảnh ngộ của người đàn bà bị trói đến chết trước kia, thương A Phủ, muốn cứu
A Phủ nhưng lại sợ bị “trói thay vào đấy, phải chết trên cái cọc ấy”.
+ Tình thương người lấn át nỗi sợ hãi → Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Đây không chỉ là hành
động giải thoát cho A Phủ mà còn là sự chiến thắng chính nỗi sợ hãi của bản thân mình.

+ Khi A Phủ chạy đi rồi, Mị đứng lặng trong bóng tối, rồi cũng chạy vụt đi theo A Phủ.
+ Mị lí giải “ở đây thì chết mất”.
→ Người đàn bà sống bao nhiêu năm dưới ác thống trị hà khắc, dưới ảnh hưởng của thần
quyền nặng nề với suy nghĩ đinh ninh “nó đã bắt ta về trình ma nhà nó thì chỉ còn biết đợi
ngày rũ xương ở đây thôi” đã thay đổi. Đã nhận ra mình có thể tự giải thoát khỏi cái ách
nặng nề ấy, bằng chính đôi chân của mình.
- Bàn bạc, khẳng định, mở rộng vấn đề: (Luận điểm: Đánh giá, mở rộng vấn đề?): Ý kiến
trên đã khái quát được giá trị của đoạn kết của câu chuyện, qua một hành động cụ thể của
nhân vật Mị.
5


+ Đó là kết quả của quá trình diễn biến tâm lí phức tạp nhưng hợp lí của Mị.
+ Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người con gái H’mông khốn khổ ấy: lòng yêu thương, sức
sống tiềm tàng → giúp Mị vượt qua nỗi sợ hãi đã ăn sâu trong tâm thức.
+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn: phát hiện, trân trọng vẻ đẹp và sức sống của con
người.
+ So với giai đoạn trước đó, văn học hiện thực giai đoạn này đã tìm được một lối đi sáng
sủa hơn cho nhân vật của mình: Nếu như Chị Dậu, nếu như Chí Phèo.. đều lâm vào đường
cùng, tối tăm bế tắc trong lối đi giữa cuộc sống khắc nghiệt, thì Tràng, Mị hay A Phủ đều đã
tìm đến được với Cách mạng, đều đã có tinh thần tự giải phóng mạnh mẽ và đáng trân trọng.
→ Kết luận: Ý kiến trên đã nêu bật được giá trị của chi tiết đặc sắc nhất, làm nên thành công
cho phần kết cũng cho cả tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
Kết bài:
+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề: Hành động cứu A phủ cũng là hành động
Mị tự cứu mình, tự giải thoát khỏi cuộc sống tối tăm, cực nhục.
+ Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” đã góp tiếng nói riêng của Tô Hoài trong VHVN hiện đại về
đề tài người nông dân nghèo miền núi trước Cách mạng.
4. Đề bài luyện tập:
a. Đề 1: Bàn về nghệ thuật xây dựng hai chân dung phụ nữ điển hình trong truyện “Vợ

nhặt” - Kim Lân, có ý kiến cho rằng: “Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài,
còn bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong”. Anh (chị) có đánh giá như
thế nào?
Mở bài:
- Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông
thường viết truyện ngắn về đề tài nông thôn và những người dân quê.
- “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân.
- Bàn về cách nhà văn xây dựng 2 nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong tác phẩm là bà cụ Tứ và
người vợ nhặt, có ý kiến cho rằng: “Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài,
còn bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong”.
Thân bài:
- Luận điểm 1: Giải thích ý kiến: Trong ý kiến trên:
6


+ “Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài”: hình tượng người vợ nhặt hiện
lên thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói…
+ “Bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong”: Tác giả khắc họa nhân
vật bà cụ Tứ chủ yếu qua những diễn biến tâm trạng phức tạp, tinh tế…
→ Đánh giá: 2 ý kiến đều đúng, thể hiện nét độc đáo ở từng nhân vật, đồng thời cho thấy tài
năng của nhà văn Kim Lân trong việc khắc họa hình tượng nhân vật.
- Luận điểm 2: Biểu hiện cụ thể của 2 cách xây dựng nhân vật bà cụ Tứ và người vợ
nhặt:
++ Luận điểm 2.1: Chị vợ nhặt được khắc họa ở phương diện bên ngoài:
+ Tác giả gọi nhân vật của mình là “thị”, “người đàn bà” hoặc “người con dâu”, không
có tên, tuổi và lai lịch cụ thể.
+ Thị thường ngồi nhặt thóc rơi vãi ở của kho hoặc ai có việc gọi thì làm. Cuộc sống của
thị cũng bấp bênh, khốn khổ trước thảm họa đói.
→ “Thị” đại diện cho biết bao người phụ nữ cùng rơi vào cảnh ngộ đáng thương, thê
thảm, thân phận bị rẻ rúng như cọng rơm, cọng rác.

+ Ngoại hình: “Cái nón rách tàn nghiêng nghiêng che nửa mặt…”, “cái ngực gầy lép”,
“áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “trên cái gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy 2 con mắt…”
→ Cái đói, cái nghèo đã in hằn trên hình hài của thị, khiến thị càng trở nên xấu xí, tiều tụy.
+ Cử chỉ, hành động: Mặc cả với Tràng “nói thật hay nói khoác đấy” rồi giúp Tràng đẩy
xe chỉ vì tin vào lời hứa 1 miếng ăn trả công. Đến khi không được như ý, thị trách cứ Tràng
là “điêu”, “mất mặt”. Khi được mời ăn thì “hai con mắt trũng hoáy tức thì sáng lên” rồi sà
xuống “ăn 1 chặp 4 bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Thị đã sẵn sàng theo không
Tràng về nhà, chỉ vì tin rằng 1 người có thể cho mình ăn no có thể là 1 chỗ dựa có thể giúp
mình qua nạn đói khủng khiếp.
→ Miếng ăn trong cái đói quay quắt thúc bách thị, khiến thị quên ý tứ, không còn sĩ diện.
Trong hoàn cảnh đó, bản năng sinh tồn đã lấn lướt tất cả. Sự đói khát cùng đường đã biến thị
thành chao chát, táo tợn, không còn giữ được danh dự.
+ Khi đã thực sự hòa nhập với cuộc sống ở gia đình mới, thị cũng đã thay đổi nhiều: dọn
dẹp nhà cửa, quét dọn sân vườn với vẻ ngoài đúng mực, hiền hậu. Thị tỏ ra rất ý tứ khi
“điềm nhiên” ăn miếng cháo cám mặn chát trong bữa cơm đầu tiên ở nhà chồng.
7


→ Sự thay đổi to lớn. Dù ban đầu, thị theo Tràng về cốt để có miếng ăn nhưng về sau ta
thấy rõ đó không phải là tất cả, mà còn vì lòng ham sống mãnh liệt. Cái nghèo, cái đói, cái
khổ có thể làm thị trở nên xấu xí về hình thức, có lúc đánh mất lòng tự trọng nhưng thẳm sâu
trong tâm hồn con người ấy vẫn có những vẻ đẹp đáng quý.
++ Luận điểm 2.2: Bà cụ Tứ lại hiện lên qua những khắc họa nội tâm bên trong:
+ Là một bà lão nghèo, chồng và con gái đã mất, bà sống cùng anh con trai duy nhất là
Tràng - một thanh niên xấu xí, có phần ngờ nghệch. Giữa thời đói, hai mẹ con họ phải nương
tựa vào nhau mà sống, sống nhờ những đồng tiền ít ỏi mà Tràng kiếm được từ việc đẩy xe bò
thuê.
+ Nội tâm nhân vật: Được miêu tả rất tinh tế: Trong lúc đón dâu mới, bà cụ Tứ từ ngỡ
ngàng, ngạc nhiên, phấp phỏng đến vỡ lẽ, hiểu ra mọi chuyện, cảm thấy vừa vui lại vừa
buồn, vừa mừng lại vừa tủi, thương xót và lo lắng đan xen: “Chúng mày lấy nhau lúc này u

thương quá”, “biết rằng chúng nó có qua nổi cơn đói khát này không”…
+ Nhưng vượt lên trên tất cả là niềm vui, niềm hi vọng, bà vẫn gieo vào lòng những đứa
con của mình niềm tin tưởng giản dị: “Ai giàu ba họ ai khó ba đời”, nghĩ đến những chuyện
tốt đẹp ở tương lai với thái độ nhẹ nhõm, tươi tỉnh.
→ Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình về những người nông dân nghèo khổ, song đây là người
mẹ từng trải, hiểu biết, nhân hậu, bao dung và lạc quan. Qua nhân vật, tác giả đã mang đến
cho người đọc thông điệp về giá trị của tình yêu thương con người và tinh thần ham sống
mãnh liệt.
- Luận điểm 3: Đánh giá, mở rộng vấn đề:
+ 2 ý kiến đều đúng, đã khái quát được nét độc đáo riêng ở từng nhân vật, đồng thời cho
thấy tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc khắc họa hình tượng nhân vật.
+ Hai nhân vật bà cụ tứ và người vợ nhặt đã làm nổi bật ánh sáng đẹp đẽ của tình người,
chứng minh một chân lí giản dị: lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp con
người luôn đứng vững trước mọi thử thách cuộc đời.
→ Kết luận: Ý kiến trên đã nêu bật được giá trị của cách xây dựng nhân vật điển hình của
nhà văn Kim Lân, điều đã góp phần làm nên thành công cho cả tác phẩm “Vợ nhặt”.
Kết bài:

8


+ Bằng ngòi bút tài hoa khi khắc họa nhân vật, nhà văn Kim Lân đã thể hiện tấm lòng
cảm thông với số phận cùng quẫn của người dân trong nạn đói và thái độ trân trọng, ngợi ca
những phẩm chất tốt đẹp của họ.
+ Tác phẩm “Vợ nhặt” xứng đáng là truyện ngắn đặc sắc viết về đề tài nông thôn trong
văn học hiện đại Việt Nam.
b. Đề 2: Về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho
rằng: “người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước”. Ý kiến khác thì nhấn
mạnh: “hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống
Pháp”.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh (chị) hãy bình luận những ý kiến trên.
Mở bài:
- Quang Dũng một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ phóng khoáng,
lãng mạn, tài hoa.
- “Tây Tiến” là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng .
- Bàn về hình tượng người lính Tây Tiến, có ý kiến cho rằng: “người lính ở đây có dáng dấp
của các tráng sĩ thuở trước”. Nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh: “hình tượng người lính
mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”.
Thân bài:
- Luận điểm 1: Giải thích ý kiến: Trong ý kiến trên:
+ “Dáng dấp tráng sĩ thuở trước” là nói đến những nét đẹp ước lệ kiểu văn chương trung
đại: người lính mang dáng dấp người “chinh phu”, kẻ “tráng sĩ”, từ bỏ gia đình bé nhỏ dấn
thân vào chiến trường không có ngày trở về.
+ “Mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp” là muốn nói ở hình tượng người
lính có nhiều nét đẹp thân thuộc chắt lọc từ đời sống chiến trường của những anh vệ quốc
quân thời chống Pháp.
→ Đánh giá: Đây là hai nhận xét khái quát về hai bình diện khác nhau của hình tượng người
lính Tây Tiến: ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp truyền thống, ý kiến sau chỉ ra vẻ đẹp hiện đại.

9


- Luận điểm 2: Biểu hiện cụ thể: 2 vẻ đẹp khác nhau trong hình tượng người lính Tây
Tiến:
++ Luận điểm 2.1: Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước:
+ Người lính trong Tây Tiến có dáng vẻ oai phong, đầy hào khí:
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
“Tây Tiến người đi không hẹn ước”.
→ Tinh thần chinh chiến kiêu dũng, xả thân; thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, xem cái chết
nhẹ tựa lông hồng.

+ Hình tượng người lính đặt trong miền không gian đầy không khí bi hùng cổ xưa với
cuộc trường chinh vào nơi lam chướng nghìn trùng, với chiến trường là miền viễn xứ chốn
biên ải, gắn với chất liệu ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ …
- “Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.
- “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”.
- “Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
→ Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp của các tráng sĩ xưa, những người sẵn sàng
ra đi với tâm niệm: “Chí nhớn chưa về bàn tay không /Thì không bao giờ nói trở lại!”.
++ Luận điểm 2.2: Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống
Pháp.
+ Người lính Tây Tiến hội tụ đủ những nét đẹp bình dị, gần gũi của những chàng trai
trẻ Hà Thành, đời sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung, tinh nghịch:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
“Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
+ Người lính Tây Tiến còn có tâm hồn mộng mơ, lãng mạn, đầy khát khao tuổi trẻ và
tình yêu:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
10


→ Hình tượng người lính được đặc tả với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp “cảm tử
cho tổ quốc quyết sinh”: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc; lăn
lộn trận mạc đầy mất mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình; dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình
quân dân và tình đôi lứa.
- Luận điểm 3: Đánh giá, mở rộng vấn đề:

+ Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau, tưởng như đối lập, nhưng thực ra là bổ
sung nhau, cùng khẳng định những đặc sắc của hình tượng người lính Tây Tiến: vẻ đẹp hài
hòa giữa chất hiện thực của thời đại và chất kiêu hùng của lí tưởng.
+ Hình tượng có được sự hoà hợp đó là do nhà thơ đã kế thừa thơ ca truyền thống, sử
dụng bút pháp lãng mạn, đồng thời đã mang được vào thơ không khí thời đại, hiện thực
chiến trường, đời sống trận mạc của bộ đội Tây Tiến mà tác giả vốn là người trong cuộc.
+ Bài thơ đã thêm cái nhìn sâu sắc mà tinh tế về hình tượng người lính cụ Hồ thời kì
chống Pháp, vốn đã được nói tới nhiều trong văn học giai đoạn này, từ “Đồng chí” (Chính
Hữu), “Nhớ” (Hồng Nguyên)…
→ Kết luận: Hai ý kiến đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến, đó là sự
hoà hợp giữa vẻ đẹp tráng sĩ cổ điển với vẻ đẹp chiến sĩ hiện đại để tạo nên một hình tượng
toàn vẹn.
Kết bài:
+ Hình tượng người lính Tây Tiến là hình tượng đẹp, mang dấu ấn thời đại rõ nét. Đó là
thời kì cả dân tộc chống Pháp, tuy khó khăn, gian khổ mà không kém phần lãng mạn, hào
hùng.
+ Bài thơ này đã góp phần làm nên tên tuổi của Quang Dũng, góp tiếng nói riêng độc đáo
của nhà thơ về đề tài người lính cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp.

11



×