Tải bản đầy đủ (.pdf) (282 trang)

BÀI GIẢNG ĐÀO TẠO XE NÂNG NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.29 MB, 282 trang )

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE NÂNG NGƯỜI
1.1

GIỚI THIỆU CHUNG
Công dụng:

- Chuyên dùng cho các công việc như lắp đặt, sửa chữa, bảo trì
máy móc thiết bị, ở những vị trí mà không thể dùng thang nâng hoặc
dàn giáo thông thường.
- Chuyên dùng nâng người lên lắp đặt, sữa chữa hệ thống điện, lau
chùi bóng đèn, nâng người lên cao lắp kính, lau kính, quét sơn, trang
trí nội thất, đóng la-phong, bảo trì hệ thống lạnh tòa nhà.
- Công việc trong nhà như xây dựng, bảo trì, vệ sinh nhà xưởng.
- Thiết bị xe nâng người, phổ biến trong lĩnh vực xây dựng công
trình, nhẹ nhàng di chuyển, dễ dàng vận hành và cơ động trong mọi
công trình.


1.2
PHÂN LOẠI XE NÂNG NGƯỜI
1.2.1 Phân loại theo nguồn động lực:
- Động cơ diesel
- Động cơ xăng
- Động cơ chạy khí gas (LPG)
- Động cơ chạy điện (bình ắc quy)


1.2.2 Phân loại theo cơ cấu di chuyển:
- Di chuyển bằng bánh lốp (bánh đặc hoặc có foam)
- Di chuyển bằng bánh xích với 2 dải xích lót cao su.



1.2.3 Phân loại theo có chân chống:
- Không có chân chống
- Có chân chống để tăng độ ổn định.

Xe nâng người kéo theo

Xe nâng người tự hành


1.2.4 Phân loại theo dạng kết cấu thép khung nâng:
- Khung nâng di động thẳng đứng (I)
- Khung nâng dạng cắt kéo, thẳng đứng (X)
- Khung nâng dạng cần lồng co duỗi (S) (Boom lift)
- Khung nâng dạng gập chữ (Z).


CHƯƠNG 2: THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC TRÊN MÁY NÂNG
2.1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC
2.1.1. Khái niệm:
Thiết bò động lực là thiết bò phát ra nguồn năng lượng (công suất) dẫn
động các cơ cấu máy hoạt động. Thiết bò động lực còn gọi là động cơ của máy.
2.1.2. Phân loại các thiết bò động lực:
a) Động cơ điện:
b) Động cơ đốt trong:
c) Thiết bò động lực phối hợp:
1 – Cụm thiết bò động lực diezel – máy phát điện
2 – Cụm thiết bò động lực diezel – bơm thủy lực
3 – Cụm thiết bò động lực động cơ đốt trong – máy nén khí.



2.2.
ĐỘNG CƠ ĐIỆN:
2.2.1. Khái niệm về động cơ điện:
Động cơ điện được sử dụng phổ biến trên các máy xếp dỡ cố đònh hoặc di
chuyển ở cự ly ngắn. Động cơ điện là thiết bò biến đổi điện năng thành cơ năng,
dựa trên nguyên lý tác dụng lực điện từ giữa từ trường và dòng điện.
2.2.2. Phân loại động cơ điện:
a) Động cơ điện một chiều:
Là loại động cơ điện khi hoạt động phải dùng nguồn điện 1 chiều. Ưu nhược
điểm của động cơ điện 1 chiều so với động cơ điện xoay chiều là:
– Ưu điểm: Có khả năng điều chỉnh vận tốc trong phạm vi rộng, mômen khởi
động cao, khả năng quá tải lớn, dễ tạo đường đặc tính cơ phù hợp với yêu cầu làm
việc.
– Nhược điểm: Phải có nguồn điện một chiều, thường phải sử dụng nguồn
điện xoay chiều thông qua các bộ chỉnh lưu để thành nguồn điện một chiều hoặc
lấy từ máy phát điện một chiều.


b) Động cơ điện xoay chiều:
Là loại động cơ điện khi hoạt động phải dùng nguồn điện xoay chiều. Ưu
nhược điểm của động cơ điện xoay chiều so với động cơ điện 1 chiều là:
– Ưu điểm: Sử dụng trực tiếp nguồn điện xoay chiều, không cần thông qua
các bộ chỉnh lưu nên giá thành đầu tư chung cho hệ thống giảm so với khi dùng
động cơ điện 1 chiều.
– Nhược điểm: Phạm vi điều chỉnh vận tốc hẹp hơn so với khi dùng động cơ
điện 1 chiều. Vì lưới điện công nghiệp là mạch điện xoay chiều nên người ta hay
dùng động cơ điện xoay chiều.



Động cơ điện xoay chiều thường được sản xuất với nhiều loại:
1 – Theo số pha dòng điện người ta phân động cơ điện xoay chiều ra các loại:
– Động cơ điện xoay chiều một pha,
– Động cơ điện xoay chiều ba pha.
2 – Theo nguyên lý tạo thành chuyển động quay và tốc độ từ trường quay trong máy
điện phân ra:
– Động cơ đồng bộ.
– Động cơ không đồng bộ (động cơ dò bộ). Động cơ điện xoay chiều ba pha
không đồng bộ chia thành:
+ Động cơ điện không đồng bộ rôto lồng sóc: cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo,
giá thành hạ, khó điều chỉnh tốc độ quay của trục động cơ.
+ Động cơ điện không đồng bộ rôto dây quấn (rôto pha): cấu tạo phức tạp,
rôto được chế tạo từ các cuộn dây quấn tạo thành các pha (rôto pha) nên chế tạo
phức tạp, giá thành cao.
c) Chọn động cơ điện:
1 – Yêu cầu đối với động cơ điện:
2 – Các chế độ làm việc của hệ thống truyền động điện
3 – Chọn loại động cơ điện.
4 – Chọn công suất động cơ điện.


2.3.
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
2.3.1. Khái niệm về động cơ đốt trong
Lý thuyết động cơ đốt trong:
Động cơ đốt trong là một loại động cơ nhiệt, trong đó có các quá trình chuyển
hóa năng lượng từ hóa năng của nhiên liệu trong quá trình cháy được biến đổi
thành nhiệt năng; nhiệt năng được biến đổi thành công cơ học (cơ năng) – quá
trình đó được diễn ra trong buồng công tác của động cơ.

– Khi đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt (combustion chamber) của động
cơ, khí cháy nhiên liệu có áp suất và nhiệt độ cao giãn nở và truyền áp lực lên
đỉnh piston; piston dòch chuyển trong xilanh. Chuyển động tònh tiến của piston
trong xilanh biến thành chuyển động quay của trục khuỷu nhờ cơ cấu tay quay
thanh truyền.
– Khi trục khuỷu quay, piston chuyển động tònh tiến trong xilanh và lần lượt
nằm tại các vò trí trên cùng (top) và vò trí dưới cùng (bottom) trong xianh; các vò trí
đó được gọi là điểm chết trên (ĐCT) và điểm chết dưới (ĐCD).


Sơ đồ nguyên lý kết cấu động cơ đốt trong 4 kỳ.
1 –Xi lanh; 2 –Piston; 3 –Thanh truyền; 4 –Trục khủyu; 5 – Van nạp; 6 –Van xả;
7 –Bugi (với động cơ xăng) hoặc vòi phun (với động cơ Diesel).


2.3.2. Phân loại động cơ đốt trong:
– Theo cách thực hiện chu trình công tác (theo số hành trình piston trong một chu
trình làm việc) có: động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ.
– Theo nhiên liệu sử dụng trong động cơ và sự tạo thành hỗn hợp cháy có các loại:
+ Động cơ cácbuaratơ (động cơ xăng): nhiên liệu sử dụng là xăng,
+ Động cơ diesel: nhiên liệu sử dụng là dầu diesel.
+ Động cơ đốt trong chạy bằng khí ga.
– Theo số xilanh có các loại: Động cơ 1 xilanh và động cơ nhiều xilanh.
– Theo cách bố trí xilanh có các loại: các xilanh bố trí 1 hàng thẳng đứng I, bố trí
kiểu chữ V.
– Theo cách nạp khí vàoxianh: Có loại động cơ tăng áp và loại động cơ không tăng
áp.
– Theo phương pháp làm mát: Có loại động cơ làm mát bằng gió hoặc động cơ làm
mát bằng nước.
– Theo tốc độ của piston: Có loại động cơ thấp tốc, loại trung tốc và loại cao tốc.



2.3.3. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 4 kỳ:
Một chu trình làm việc bao gồm 4 quá trình, tương ứng với 4 hành trình piston
hay 2 vòng quay của trục khuỷu:

Sơ đồ nguyên lý làm việc của động cơ diesel 4 kỳ.
a) Kỳ nạp; b) Kỳ nén; c) Kỳ giãn nở (kỳ sinh công); d) Kỳ xả


+ Quá trình nạp: Piston đi từ điểm chết trên (ĐCT) xuống điểm chết dưới (ĐCD),
xu-páp nạp mở, xu-páp xả đóng. Môi chất công tác (không khí sạch) được nạp
(hút) vào buồng công tác qua đường ống nạp và cửa nạp (xu-páp nạp).
+ Quá trình nén: Piston đi từ ĐCD lên ĐCT trong khi cả xu-páp nạp và xu-páp xả
đều đóng kín, thể tích công tác trong xi lanh được đóng kín so với môi trường bên
ngoài. Piston tiến hành nén không khí trong xi lanh. Ở cuối quá trình nén (cuối kỳ
nén) áp suất và nhiệt độ của không khí trong buồng công tác tăng cao, đối với
động cơ diesel, nhiệt độ của khí nén cao hơn nhiệt độ tự bốc cháy của nhiên liệu
(dầu diesel)
+ Quá trình cháy – giãn nở sinh công: Ở cuối quá trình nén; nhiên liệu được phun
vào buồng công tác với áp suất cao, nhiên liệu tự bốc cháy, bắt đầu quá trình cháy
trong buồng cháy của động cơ; nhiên liệu bốc cháy dữ dội, tạo ra áp suất rất cao
trong buồng công tác, tác dụng lên đỉnh piston, đẩy piston đi xuống, piston chuyển
động từ ĐCT xuống ĐCD. Khi piston chuyển động thông qua cơ cấu tay quay
thanh truyền tạo thành mômen quay trên trục khuỷu làm quay trục khuỷu động cơ
(đây là kỳ sinh công duy nhất trong chu trình).
+ Quá trình xả: piston đi từ ĐCD lên ĐCT xu-páp nạp đóng, xu-páp xả mở. Sản
vật cháy (khí thải) qua cửa xả (xu-páp xả) theo đường ống xả ra ngoài.



2.4.
MÁY THỦY LỰC:
2.4.1. Giới thiệu chung và phân loại các máy thủy lực (MTL):
a) Theo tính chất trao đổi năng lượng với chất lỏng, MTL được chia làm 2 loại:
1 – Động cơ thủy lực.
Máy thủy lực tiếp thu (nhận) năng lượng của dòng chất lỏng và biến đổi năng
lượng đó thành cơ năng để kéo các máy khác làm việc có tác dụng như một động
cơ gọi chung là động cơ thủy lực.
Ví dụ: Tuabin nước, các xilanh thủy lực (động cơ thủy lực có chuyển động
tònh tiến)...
2 – Bơm thủy lực.
Máy thủy lực truyền năng lượng cho chất lỏng, biến đổi năng lượng dạng cơ
năng của động cơ sơ cấp dẫn động máy thủy lực thành năng lượng tích lũy trong
dòng chất lỏng chuyển động dưới dạng áp suất của chất lỏng hoặc động năng của
chất lỏng dùng để vận chuyển chất lỏng.
Ví dụ: các loại bơm nước (dùng bơm nước hoặc bơm chất lỏng), bơm piston,
bơm bánh răng...


b) Theo nguyên lý tác dụng của máy thủy lực với dòng chất lỏng:
1 – Máy thủy lực cánh dẫn (MTLCD):
Trong MTLCD việc trao đổi năng lượng giữa máy với chất lỏng được thực
hiện bằng năng lượng thủy động của dòng chất lỏng chảy qua máy. Dòng chất
lỏng thủy lực thông qua máy thủy lực cánh dẫn là dòng liên tục. Bộ phận chính
của máy thủy lực cánh dẫn có chuyển động quay gọi là bánh công tác. Trên bánh
công tác có gắn các bản cánh để dẫn dòng chảy gọi là các cánh dẫn. Có thể nói
máy thủy lực cánh dẫn dùng các cánh dẫn để trao đổi năng lượng với chất lỏng.
2 – Máy thủy lực thể tích (MTLTT):
Ở MTLTT thực hiện trao đổi năng lượng với chất lỏng theo nguyên lý nén
chất lỏng trong 1 thể tích kín dưới áp suất thủy tónh. Như vậy năng lượng trao đổi

giữa MTLTT với chất lỏng có thành phần chủ yếu là áp năng (năng lượng tích lũy
dưới dạng áp suất của chất lỏng) còn thành phần động năng của các phần tử chất
lỏng chuyển động qua máy là không đáng kể nên còn gọi máy thủy lực thể tích là
máy thủy lực thủy tónh.


2.4.2. Một số loại máy thủy lực:
a)
Bơm bánh răng:
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bơm bánh răng.

b) Bơm thủy lực piston-ro to hướng kính:


c) Bơm thủy lực piston rôto hướng trục:

Sơ đồ nguyên lý kết cấu bơm thủy lực piston rôto hướng trục.
b – loại đóa nghiêng đặt cố đònh, thay đổi được lưu lượng; c – Loại roto nghiêng.


CHƯƠNG 3: XE NÂNG NGƯỜI JLG-600AJ
3.1

XE NÂNG NGƯỜI DC (chạy điện):


3.1.1 Bảng điều khiển xe có cần:

1-quay sàn phương ngang, 2-quay mâm xoay, 3-nâng hạ đoạn cần đầu, 4-co duỗi
đoạn cần đầu, 6-nguồn phụ, 7-khóa hoạt động trên sàn hay thân máy, 8-ngừng khẩn

cấp, 9-đồng hồ đo thời gian, 11-nâng hạ đoạn cần giữa, 12-ngắt điện10A cho bộ điều
khiển mạch, 13-nâng hạ tay cần, 14-quay sàn phương đứng.


3.1.2

Bảng điều khiển trên sàn công tác (platform control panel) xe có cần:

1-nút nhấn còi (horn button), 2-công tắc nguồn phụ (auxiliary power), 3-đèn báo cho phép vận
hành (drive enable indicator light), 4-công tắc cho phép vận hành (drive enable), 5-nâng hạ tay
cần (jip boom up/down:Z-45/25J DC), 6-quay sàn (platform rotate), 7-vị trí mức sàn (platform
level), 8-not used, 9-nút đỏ ngừng khẩn cấp,10-nút điều chỉnh theo tỷ lệ cho chức năng vận hành
và bộ chức năng hướng lái (proportional control handle for drive function and thumb rocker for
steer function), 11-bộ điều tốc chức năng cần (boom function speed controller), 12-co duỗi đầu
cần (primary boom extend/retract), 13-nâng hạ đầu cần (primary boom up/down), 14-nâng hạ
đoạn cần thứ 2 (secondary boom up/down), 15-quay bàn quay trái/phải (turntable rotate
left/right), 16-bộ chỉ báo sạc bình (battery charge indicator).


3.1.3 Sàn công tác (Platform):
Các Decals – DC Power Models:
1-điện cho sàn công tác, 220V
2-cảnh báo, nguy hiểm chướng ngại vật va đập
3-cảnh báo, nguy hiểm vật rơi
4-dải vạch an toàn
19-công tắc chân

12-ghi chú, không quên tài liệu hướng dẫn
13-cảnh báo
14-nguy hiểm, các quy tắc an toàn

15-bảng điều khiển sàn công tác
16-ghi chú, kiểm tra trước khi hoạt động


* Hình ảnh sàn công tác (Platform) xe điện loại có cần (Boom lift):

Bàn điều khiển trên sàn công tác
Sàn công tác, sức nâng 227 kg

Khớp xoay liên kết sàn
công tác với tay cần.


3.2

CẤU TẠO XE NÂNG NGƯỜI SV06DNL IIIAICHI


- Bảng điều khiển, nút xoay điều khiển hệ thống lái rất êm.
- Trọng lượng bản thân: 1865 kg
- Chiều cao tối đa của sàn thao tác: 6,1 m
- Tải trọng nâng định mức của sàn: 360 kg; tải nâng của bàn duỗi: 120 kg
- Cơ cấu nâng: sử dụng 1 xilanh thủy lực có 3 đoạn lồng
- Thời gian nâng sàn đạt cao độ max : 30 giây
- Điện áp 1 chiều DC: 24V (4 bình 6V có dòng 185Ampe)
- Khả năng leo dốc: 25% (14 độ), tốc độ di chuyển: 4,5 km/h và 1km/h.


×