Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TIEU LUAN SINH THAI RUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.35 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ


TIỂU LUẬN CAO HỌC
HỌC PHẦN: SINH THÁI RỪNG
Chuyên đề: “Trình bày và phân tích một số phương pháp nghiên cứu hệ sinh thái”

GVGD:

TS. Ngô Tùng Đức

Học viên thực hiện:

Trần Trung Quốc

Lớp:

Cao học lâm học 22C

Huế, 1/2018.


I. Phương pháp đo đếm sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp chặt hạ
Tính đến tháng 12 năm 2009, diện tích rừng Việt Nam là 13.3 triệu ha, chiếm 39,9 %
tổng diện tích đất liền cả nước, trong đó có 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và 2,9 triệu ha rừng
trồng1. Ở Việt Nam, có 10 kiểu rừng chính 2, đó là: i) Rừng lá rộng thường xanh và bán thường
xanh. Loại rừng này phân bố rộng khắp trên cả nước, diện tích ước tính chiếm khoảng 60%
tổng diện tích rừng; ii) Rừng rụng lá phân bố chính ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Ước tính chiếm khoảng 6% tổng diện tích rừng; iii) rừng tre, nứa chiếm khoảng 8% tổng diện
tích rừng; iv) Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa chiếm khoảng 5,3% tổng diện tích rừng; v) rừng lá


kim chiếm khoảng 1,8% tổng diện tích rừng; vi) rừng hỗn giao lá rộng và lá kim chỉ chiếm
khoảng 0,7% tổng diện tích rừng; vii) rừng núi đá vôi ước tính chiếm khoảng 3% tổng diện
tích rừng; viii) Rừng ngập mặn chiếm khoảng 1,3% ; ix) Rừng lá kim ; và x) Rừng trồng bao
phủ khoảng 13% diện tích rừng.
Nội dung dưới đây cung cấp hướng dẫn cụ thể và các bước thực hiện đo đếm sinh khối
rừng bằng phương pháp chặt hạ để xây dựng phương trình tương quan cho ước tính sinh khối
rừng, áp dụng chủ yếu với rừng gỗ tự nhiên.
1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
Những dụng cụ và vật liệu cần chuẩn bị để đo đếm sinh khối tươi cây cá lẻ bao gồm:


GPS; địa bàn cầm tay ;



Thước dây (dài 50 hoặc 100 m);



Dụng cụ đo độ dốc;



Thước dây đo đường kính ngang ngực;



Dụng cụ đo cao;




Cưa xăng;



Cân 200 - 500 kg, độ chính xác 0,1 kg;



Cân móc xách tay 10 - 20 kg;



Cân kỹ thuật 600 gam, độ chính xác 0,1 gam;



Vật liệu khác: Thước đo 1.3 m, bạt, sơn, bút viết, túi nilon, dây nilon, cọc đánh dấu ô
và phiếu điều tra hiện trường, v.v.
Tùy thuộc vào kế hoạch triển khai, dụng cụ và vật liệu nên được chuẩn bị đầy đủ trước
khi công việc hiện trường diễn ra. Các dụng cụ và vật liệu này nên chia theo tổ điều tra và
mỗi tổ cần kiểm tra đầy đủ dụng cụ của tổ mình trước khi đi hiện trường.
2. Thiết lập ô tiêu chuẩn
1
2


Số lượng và kích thước ô tiêu chuẩn được cân nhắc giữa độ chính xác, thời gian và chi
phí phân bổ cho công tác điều tra. Diện tích và kích thước ô tiêu chuẩn nên được bố trí phù
hợp với hiện trạng nơi điều tra đo đếm. Trong nghiên cứu này, loại ô tiêu chuẩn được sử dụng

là ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời có diện tích 1 ha cho mỗi kiểu rừng. Ô tiêu chuẩn có hình
vuông với kích thước 100 m x 100 m. Loại ô tiêu chuẩn này rất thích hợp trong khu vực có độ
dốc ít hơn 200. Tuy nhiên, đối với nơi có địa hình dốc, nên thiết lập 4 ô tiêu chuẩn diện tích
0,25 ha mỗi ô kích thước 50 m x 50 m trong khu vực điều tra.
Ô tiêu chuẩn đo đếm cần đáp ứng các tiêu chí sau: i) đại diện cho kiểu rừng nghiên cứu;
ii) Đại diện cho điều kiện địa hình; và iii) bao gồm nhiều cây với các kích thước khác nhau. Ô
tiêu chuẩn nên được thiết lập ở những kiểu rừng ít bị tác động và có nhiều cây có đường kính
lớn (tối thiểu là rừng trung bình và tốt nhất là rừng giàu3).
Trong trường hợp sử dụng ô tiêu chuẩn diện tích 0,25 ha, thì từ điểm trung tâm của khu
vực điều tra tiến hành lập 4 ô tiêu chuẩn sẽ được lập theo 4 hướng (Bắc, Đông, Nam và Tây),
cách điểm trung tâm đã xác định khoảng 50 m.
Việc lập ô tiêu chuẩn nên có 3 cán bộ kỹ thuật và 2 lao động địa phương và tiến hành
theo các bước như sau:
Trong khu vực điều tra, dùng cọc đóng để đánh dấu điểm xuất phát lập ô;

1.
2.

Một người đứng tại điểm xuất phát và sử dụng GPS hoặc địa bàn cầm tay để định
hướng cho các cạnh của ô tiêu chuẩn;

3.

Những người khác sử dụng thước dây để đo khoảng cách từ điểm xuất phát theo các
cạnh của ô tiêu chuẩn. Chiều dài của các cạnh của ô tiêu chuẩn là khoảng cách đã được cải
bằng. Trong quá trình xác định chiều dài của các cạnh, cứ 10 – 20 m nên dùng cọc để đánh
dấu;

4.


Để chắc chắn ô tiêu chuẩn là hình vuông, các góc vuông hình thành bởi hai cạnh của ô
phải là 90O và tại trung điểm của hai cạnh đối diện, sử dụng thước dây để kiểm tra độ dài của
khoảng cách bằng giữa hai trung điểm này. Khoảng cách bằng giữa hai trung điểm của hai
cạnh đối diện là 100 m.

5.

Sau khi lập ô với các cọc được đánh dấu tại mỗi khoảng cách từ 10 - 20 m, (tùy thuộc
vào điều kiện địa hình), trên mỗi cạnh của ô vuông, sử dụng dây nilon nối các cọc của ô để
đánh dấu ranh giới của ô tiêu chuẩn.

6.

Ghi chép các thông tin chung trong ô (vị trí, tọa độ tại tâm ô) trong phiếu điều tra hiện
trường.
3. Điều tra trong ô tiêu chuẩn
Trong ô tiêu chuẩn, tiến hành đo tất cả các cây sống có đường kính từ 5 cm trở lên.
Thông tin thu thập gồm: i) tên loài cây (tên Việt Nam và tên khoa học); và ii) đường kính
3


ngang ngực của cây. Số liệu được đo đếm sẽ được sử dụng cho: i) phân tích tổ thành loài; ii)
phân bố cây theo cấp kính và loài cây; iii) thể tích lâm phần.
Nhóm điều tra trong ô tiêu chuẩn nên bao gồm 3 cán bộ kỹ thuật. Một người ghi chép số
liệu và hai người còn lại để làm công việc khác như xác định tên loài, đo đường kính ngang
ngực của cây, đánh dấu cây sau khi đo. Các lao động địa phương cũng cần thiết để hỗ trợ phát
tuyến điều tra, phát dọn thực bì v.v. Các bước đề xuất đo đếm trong ô tiêu chuẩn như sau:
1.

Xác định tên loài (tên cây) nên được tiến hành trước khi bắt đầu đo DBH;


2.

Sử dụng thước 1.3 m để đánh dấu vị trí đo DBH;

3.

Sử dụng thước đo vanh để đo chu vi của cây tại vị trí đánh dấu (vị trí 1,3m);

4.

Ghi chép tất cả thông tin đo đếm trong ô tiêu chuẩn và ghi chú những đặc điểm bất
thường của cây (cây nhiều thân, cây bạch vè, đường kính bạch vè, chiều cao bạch vè, v.v)
vào phiếu điều tra hiện trường
4. Đo đếm sinh khối tươi cây cá lẻ
Khi công việc đo đếm DBH và tên cây trong ô tiêu chuẩn được hoàn thành, việc đo đếm
sinh khối tươi cây tiêu chuẩn được thực hiện theo các bước sau:

1.

Nhập số liệu DBH của các cây trong ô tiêu chuẩn vào bảng excel và phân nhóm kích
thước các cây theo các cấp kính khác nhau. Khoảng cách giữa các cấp kính là 10 cm và các
cấp kích cần xác định sẽ là: 5-15 cm; 15-25 cm; 25 – 35 cm; 35 – 45 cm; 45 – 55 cm; 55 – 65
cm; 65 – 75 cm; …..

2.

Lựa chọn ngẫu nhiên cây tiêu chuẩn trong mỗi cấp kính và từ các loài cây ưu thế về số
lượng trong ô tiêu chuẩn. Tổng số cây tiêu chuẩn chặt hạ là 50 cây cho mỗi một kiểu rừng đo
đếm. Số lượng cây tiêu chuẩn chặt hạ nên được phân đều cho các cấp kính hoặc số lượng cây

tiêu chuẩn lấy theo tỷ lệ số cây của từng cấp kính NHƯNG số lượng cây tiêu chuẩn tối thiểu
chặt hạ cho các cấp kính lớn là 3 cây cho 1 cấp kính;

3.

Sau khi lựa chọn cây tiêu chuẩn cho mỗi cấp kính, sử dụng cưa xăng, dao hoặc rìu để
chặt hạ cây theo quy trình khai thác;

4.

Sau khi chặt hạ cây tiêu chuẩn, tiến hành đo chính xác:

a. Đường kính tại gốc cây (vị trí 0.0 m)
b. Đường kính ngang ngực (vị trí 1.3 m);
c. Chiều dài men thân cây (từ gốc tới ngọn của cây);
d. Chiều cao dưới cành (từ vị trí 0.0 m tới điểm phân cành chính của cây);
e. Chiều dài men thân cây từ gốc (vị trí 0.0 m) tới điểm có đường kính 10 cm;
f.
5.

Đối với cây có bạnh vè, đo chiều cao bạnh vè và đường kính bạnh vè.
Tách riêng biệt các phần của cây chặt thành các bộ phận: thân, cành nhánh và lá;


6.

Sau khi tách các bộ phận của cây, sử dụng cân để cân và xác định khối lượng của thân,
cành, lá cây và khối lượng bạnh vè (với cây có bạnh vè).

7.


Ghi chép đầy đủ tất cả thông tin trong quá trình đo đếm sinh khối của cây cá lẻ bằng
phương pháp chặt hạ vào phiếu điều tra
5. Lấy mẫu phân tích sinh khối khô và khối lượng thể tích gỗ
Mẫu để phân tích sinh khối khô được lấy ngay sau khi xác định xong trọng lượng tươi
của từng bộ phận của cây (thân, cành, lá cây). Các bước lấy mẫu được thực hiện như sau:

1.

Mẫu phân tích sinh khối khô: Yêu cầu lấy 03 mẫu cho mỗi cây tiêu chuẩn chặt hạ, đó
là: mẫu thân, cành và lá cây. Mẫu phải đại diện cho các bộ phận của cây, do vậy khi lấy mẫu
cho phân tích sinh khối khô, cần chú ý:

a. Mẫu nên được lấy từ các vị trí khác nhau của thân, các phần khác nhau của cành và lá. Với

mẫu thân, lấy 2 -3 thớt (hoặc thớt xuyên tâm nếu cây to) với khối lượng mẫu chiếm khoảng
0.2% khối lượng tươi của thân. Với mẫu cành, lấy 4 thớt nhỏ từ các cành với khối lượng mẫu
là từ 0,5 – 1,0 kg4.
b. Mẫu của mỗi phần của cây (thân, cành và lá) phải được để trong túi nilon và buộc chặt để

tránh bốc hơi nước;
c. Khối lượng của mẫu thân và cành nhánh của cây là từ 0,5 – 1 kg/mẫu; khối lượng mẫu lá là từ

0,3 - 0,5 kg/mẫu;
2.

Mẫu phân tích khối lượng thể tích gỗ sẽ là 04 mẫu thớt gỗ từ thân cây chặt hạ, mẫu
được lấy như sau:

a. Đánh dấu vị trí lấy mẫu: Vị trí lấy mẫu là tại vị trí gốc cây (0.0m), tại vị trí 1/4 chiều dài thân


cây; 1/2 chiều dài thân cây và tại vị trí 3/4 chiều dài thân cây;
b. Tại các vị trí lấy mẫu, lấy một thớt gỗ dày khoảng 5 -10 cm;
3.

Tất cả các mẫu phải có nhãn mác để sử dụng cho việc nhận dạng mẫu trong quá trình
phân tích, tổng hợp số liệu. Nhãn mác ghi như sau:

a. Với mẫu phân tích sinh khối khô, sau khi cho mẫu vào trong túi nilon, sử dụng bút viết trên

nilon để ghi nhãn mác cho mẫu. Thông tin cần thiết gồm: i) mã số ô tiêu chuẩn; ii) Tên cây;
iii) Đường kính DBH; iv) Tên mẫu (thân, cành, lá).
b. Thông tin cho mẫu phân tích khối lượng thể tích gỗ bao gồm: i) Mã ô tiêu chuẩn; ii) Mã cây

lấy mẫu; iii) Vị trí lấy mẫu (vị trí 0.0m; 1/4 chiều dài thân, 1/2 chiều dài thân, 3/4 chiều dài
thân).
4.

Sử dụng cân kỹ thuật, cân chính xác trọng lượng các mẫu lấy để phân tích sinh khối
khô. Khối lượng của mẫu phải được xác định ngay sau khi lấy mẫu;
Tất cả mẫu nên được gửi kịp thời tới phòng thí nghiệm chuyên ngành để phân tích;

5.
4


6.

Tất cả thông tin về mẫu thu thập để phân tích sinh khối khô và phân tích khối lượng
thể tích gỗ phải được ghi lại;

II. Phương pháp đo đếm sinh khối rừng tre nứa bằng phương pháp chặt hạ
Ở Việt Nam, một số kiểu rừng tre nứa chính là: i) Nứa (Schizostachyum sp); ii) Luồng
(Dendrocalamus barbatus); iii) Vầu (Indosasa sp). Các nội dung dưới đây đưa ra các hướng
dẫn cơ bản để thực hiện đo đếm sinh khối rừng tre nứa bằng phương pháp chặt hạ để xây
dựng phương trình dự báo sinh khối rừng tre nứa.
1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
Dụng cụ và vật liệu cần chuẩn bị để tiến hành đo đếm sinh khối tươi rừng tre nứa bao gồm:



GPS; địa bàn cầm tay;



Thước dây (50 hoặc 100 m dài)



Dụng cụ đo cao, độ dốc (Clinometer);



Thước dây đo đường kính ngang ngực (DBH);



Cưa tay, dao;




Cân 50 – 100 kg, độ chính xác 0,1 kg;



Cân kỹ thuật 600 gam, độ chính xác 0,1 gam;



Vật liệu: cọc 1.3 m, bạt, sơn, bút đánh dấu, túi nilon, dây nilon, cọc và phiếu điều tra
hiện trường;
2. Thiết lập ô tiêu chuẩn
Thiết lập ô tiêu chuẩn để đo đếm sinh khối rừng tre nứa được đề xuất thực hiện theo các
bước sau:

1.

Sử dụng phương pháp lấy mẫu phân tầng, các ô tiêu chuẩn có thể là hình vuông hoặc
hình chữ nhật;

2.

Sử dụng một ô tiêu chuẩn diện tích 0,5 ha cho khu vực đất dốc (nhỏ hơn 20 0) và ô tiêu
chuẩn 0,25 ha cho khu vực rất dốc, địa hình khó khăn.

3.

Nếu sử dụng ô tiêu chuẩn diện tích 0,5 ha thì nên phân ô tiêu chuẩn thành các ô thứ
cấp để đo đếm chi tiết. Nếu sử dụng ô tiêu chuẩn diện tích 0,25 ha thì không nên chia ô tiêu
chuẩn thành các ô thứ cấp để đo đếm. Việc đo đếm sẽ tiến hành trên toàn bộ ô tiêu chuẩn;
3. Điều tra trong ô tiêu chuẩn

Trong ô tiêu chuẩn đã lập, tiến hành đo đếm tất cả các cây tre nứa sống có đường kính
ngang ngực từ 2 cm trở lên. Đo đếm rừng tre nứa được thực hiện theo các bước như sau:


1.

Sử dụng thước đo vanh để đo DBH, đồng thời xác định cấp tuổi của từng cây trong ô
tiêu chuẩn.

2.

Sau mỗi lần đo, đánh dấu cây đã đo đếm bằng sơn để tránh bỏ sót hoặc trùng lặp trong
quá trình đo đếm;

3.

Ghi đầy đủ tất cả thông tin trong ô tiêu chuẩn như đường kính và chiều cao vào phiếu điều
tra hiện trường nêu tại Phục lục 03.
4. Đo đếm sinh khối tươi tre nứa
Khi công việc đo đếm chiều cao và đường kính ngang ngực của cây được hoàn thành,
việc đo đếm sinh khối tươi cây cá lẻ được thực hiện theo các bước sau:

1.

Phân loại và ghép nhóm đường kính theo các cấp kính. Khoảng cách giữa các cấp kính
là 2 cm và các cấp kính nên được phân như sau: 2 – 4 cm; 4 – 6 cm; 6 – 8 cm; 8 – 10 cm; 10 –
12 cm; 12 – 14 cm; 14 – 16 cm; 16 – 18 cm; v.v.

2.


Chọn ngẫu nhiên cây tiêu chuẩn tre nứa trong mỗi cấp kính từ các cây đo đếm trong ô
tiêu chuẩn để chặt hạ. Tổng số cây tre nứa tiêu chuẩn chặt ngả là 100 cây và số lượng cây tre
nứa tiêu chuẩn để chặt hạ phải được phân bổ đều cho từng cấp kính. Lựa chọn cây tiêu chuẩn
cho chặt ngả theo các nguyên tắc sau:

a. Cây tiêu chuẩn chặt hạ nên đại diện về cấp tuổi. Có 3 cấp tuổi được đề xuất cho rừng tre nứa,

bao gồm: i) Cây non (1-2 tuổi); ii) Cây bánh tẻ (3-4 tuổi); và iii) Cây già (trên 3 hoặc 4 tuổi);
b. Số lượng cây tiêu chuẩn chặt hạ được phân đều cho tất cả cấp kính.
c. Tùy thuộc vào số lượng cấp kính và tuổi của tre nứa, số lượng cây tiêu chuẩn sẽ được xác

định;
3.

Sau khi lựa chọn cây tre nứa tiêu chuẩn cho mỗi cấp kính, sử dụng cưa tay hoặc dao
sắc để cắt hạ cây đo đếm;

4.

Sau khi chặt hạ cây tiêu chuẩn, đo chính xác đường kính tại vị trí 1.3m và chiều dài
cây (chiều dài men thân);

5.

Tách các bộ phận: thân, cành nhánh và lá cây và sử dụng cân để cân ngay trọng lượng
của thân, cành nhánh và lá cây.

6.

Ghi chép cẩn thận tất cả thông tin về đo đếm sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp

chặt hạ vào phiếu điều tra hiện trường.
5. Lấy mẫu cho phân tích sinh khối khô
Mẫu để phân sinh khối khô nên được lấy ngay lập tức sau khi hoàn thành đo đếm trọng
lượng tươi mỗi bộ phận của cây (thân, cành, lá). Tổng số mẫu để phân tích sinh khối khô là
06 mẫu cho một cây cá lẻ, bao gồm: 04 mẫu cho thân; 01 mẫu cho cành nhánh và 01 mẫu cho
lá. Lấy mẫu nên thực hiện theo các bước như sau:


1.

Trong số 100 cây cá lẻ chặt hạ để xác định sinh khối tươi, chọn 50 cây tre nứa để lấy
mẫu cho phân tích sinh khối khô. Cây tre nứa được chọn để lấy mẫu phải đại diện cho nhóm
tuổi và cấp kính;

2.

Đánh dấu vị trí lấy mẫu trên thân của thân cây tre, nứa. Vị trí để lấy mẫu là tại gốc cây
(0.0 m), 1/4; 1/2 và 3/4 chiều dài thân;

3.

Lấy mẫu: 4 mẫu thân, 1 mẫu cho cành nhánh và 01 mẫu lá. Trọng lượng của mẫu thân
và mẫu cành là từ 0,5 – 1 kg/mẫu và mẫu lá từ 0,3 – 0,5 kg/mẫu. Với mẫu thân, tại các vị trí
lấy mẫu cần lấy cả một gióng. Nếu cây to, thì chẻ dọc theo gióng để lấy 1/2 của gióng.

4.

Dùng túi nilon để lưu giữ các mẫu đã lấy (mẫu thân, cành và lá) và buộc chặt túi để
tránh thoát hơi nước;


5.

Dùng bút viết trên nilon để nhãn mác cho mẫu nhằm nhận dạng mẫu tại phòng thí
nghiệm. Nhãn mác cần thể hiện các thông tin sau: i) Mã ô tiêu chuẩn; ii) Tên loài cây; iii)
đường kính ngang ngực (DBH); iv) tên mẫu (thân, cành, lá); v) cấp tuổi.

6.

Sử dụng cân kỹ thuật và cân ngay tại hiện trường để xác định chính xác khối lượng của
mỗi mẫu (thân, cành, lá);

7.

Chuyển kịp thời mẫu đến phòng thí nghiệm chuyên ngành để phân tích sinh khối khô;

8.

Ghi đầy đủ thông tin thu thập mẫu trong ô tiêu chuẩn cho phân tích sinh khối khô
III. Phương pháp đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi, thảm mục, gỗ chết và lấy mẫu
xác định trữ lượng các bon hữu cơ trong đất
1. Đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi
1.1 Dụng cụ và vật liệu
Các dụng cụ và vật liệu cần được chuẩn bị cẩn thận trước khi tiến hành điều tra tại hiện
trường bao gồm:



Thước dây (20 m)




Cân 20 - 50 kg, độ chính xác 0,1 kg.



Cân kỹ thuật 600 gam, độ chính xác 0,1 gam.



GPS; địa bàn cầm tay.



Dao, kéo, bút bi, bạt nilon, cọc, dây, túi nilon, phiếu điều tra hiện trường, v.v.
1.2 Thiết lập ô tiêu chuẩn
Ô tiêu chuẩn được lập ngẫu nhiên, có thể là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Thiết lập ô
tiêu chuẩn được thực hiện theo các bước như sau:

1.

Trong ô tiêu chuẩn chính 1 ha, sử dụng thước dây và GPS hoặc địa bàn cầm tay để tạo
ra các ô thứ cấp diện tích 25 m2;


2.

Bốn (4) ô thứ cấp sẽ được đặt tại 4 góc và một (1) ô thứ cấp được đặt tại trung tâm của
ô tiêu chuẩn chính;

3.


Sử dụng cọc và dây nilon quây xung quanh ô thứ cấp để việc đo đếm trong ô thứ cấp
được dễ dàng, tránh nhầm lẫn.
1.3 Đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi bằng phương pháp chặt hạ

1.

Tại mỗi ô thứ cấp đo đếm, sử dụng dao và/hoặc kéo để cắt toàn bộ thảm tươi, cây bụi;

2.

Tách riêng thảm tươi cây bụi thành các bộ phận: thân, cành nhánh và lá;

3.

Sử dụng cân để xác định ngay trọng lượng tươi của từng bộ phận;

4.

Lấy mẫu đại diện từ mỗi bộ phận (thân, cành nhánh và lá);

5.

Sử dụng cân kỹ thuật để cân trọng lượng của mỗi mẫu và bỏ mẫu vào trong túi nilon;

6.

Túi nilon chứa mẫu được buộc kín và ghi nhãn mác cho mẫu. Tất cả mẫu nên được gửi
kịp thời tới phòng thí nghiệm chuyên ngành để phân tích sinh khối khô;


7.

Các thông tin về đo đếm sinh khối thảm tươi cây bụi được ghi lại chi tiết vào phiếu
điều tra hiện trường nêu tại Phụ lục 05.
2. Thực hiện đo đếm sinh khối gỗ cây chết
2.1 Dụng cụ và vật liệu
Dụng cụ và vật liệu cần được chuẩn bị tốt trước khi tiến hành các hoạt động đo đếm tại
hiện trường, bao gồm:



Thước dây (50 – 100 m)



Cân 100 kg



Cân kỹ thuật 600 gram



GPS; địa bàn cầm tay;



Cưa máy




Bút bi, bạt nilon, cọc, dây, túi nilon, phiếu điều tra hiện trường, v.v.
2.2. Thiết lập ô tiêu chuẩn
Đo đếm sinh khối gỗ cây chết bao gồm đo đếm sinh khối cây gỗ chết đứng và cây gỗ
ngả trong rừng. Đối với cây gỗ cây chết đứng, sử dụng cùng một ô tiêu chuẩn 1ha để xác định
sinh khối cho cây gỗ cây chết đứng. Đo đếm sinh khối cây gỗ chết ngả trên mặt đất được tiến
hành theo phương pháp tuyến giao nhau do Harmon and Sexton 1996 5 đề xuất. Các bước để
thực hiện đo đếm sinh khối gỗ cây chết được thực hiện như sau:
Xác định tâm ô tiêu chuẩn (ô diện tích 1 ha)

1.
5


2.

Tại tâm ô tiêu chuẩn, dùng dây nilon kéo ngẫu nhiên hai đường thẳng 50 m
2.3. Đo đếm sinh khối gỗ cây chết

1.

Đo đếm sinh khối gỗ cây chết đứng

a. Trong ô tiêu chuẩn đã lập, xác định và đánh dấu tất cả các cây gỗ chết đứng;
b. Sử dụng thước dây và thước đo cao để đo đường kính ngang ngực và chiều cao cây;
c. Tất cả các thông tin cây gỗ chết đứng được ghi chép đầy đủ
2.

Đo đếm sinh khối cây gỗ chết ngả trên mặt đất


a. Dọc theo chiều dài của tuyến điều tra đã lập, tiến hành đo đường kính của từng đoạn gỗ cây

chết có đường kính lớn trên 10 cm;
b. Phân loại từng đoạn gỗ chết dựa trên 3 cấp độ cứng của gỗ: cứng, trung bình, mềm. Để xác

định độ cứng của gỗ cho mỗi đoạn gỗ chết, dùng dao rựa chặt vào từng đoạn gỗ chết. Nếu dao
rựa không bị bập sâu vào gỗ (hay bật ra) thì phân loại là cứng. Nếu dao rựa bập một phần vào
gỗ chết hoặc có một vài miếng gỗ bắn ra ngoài thì phân loại là trung bình. Nếu dao rựa bập
sâu vào và dính vào mẩu gỗ, nhiều mẩu gỗ lớn văng ra ngoài, các mẩu này xốp, phân loại là
đã mềm;
c. Lấy mẫu gỗ chết cho các cấp trạng thái (cứng, trung bình và mềm) để phân tích khối lượng

thể tích gỗ, phục vụ cho việc tính toán sinh khối gỗ cây chết. Các mẫu nên được gửi ngay đến
phòng thí nghiệm chuyên ngành để tiến hành phân tích;
d. Tất cả thông tin về đo đếm sinh khối cây gỗ chết cần được ghi chép đầy đủ theo mẫu biểu

3. Đo đếm tính sinh khối thảm mục
3.1 Dụng cụ và vật liệu
Dụng cụ và vật liệu dưới đây cần được chuẩn bị tốt trước khi tiến hành công việc đo
đếm tại hiện trường:


Khung ô lấy mẫu;



Dao hoặc dao rựa;




Địa bàn cầm tay;



Kéo để cắt dọn thực bì;



Bút đánh dấu, bạt nilon, cọc, dây, túi nilon, phiếu điều tra hiện trường, v.v.
3.2 Thiết lập ô tiêu chuẩn
Sử dụng khung thu thập mẫu diện tích 1 m 2 để lấy mẫu thảm mục. Năm (5) điểm lấy
mẫu thảm mục được lập ngẫu nhiên trong ô tiêu chuẩn 1ha để đo đếm sinh khối của thảm
mục. Các bước tiến hành như sau:


1.

2.

Trong ô tiêu chuẩn, sử dụng địa bàn cầm tay để lựa chọn ngẫu nhiên năm (5) vị trí lấy
mẫu (theo các hướng khác nhau).
Sử dụng cọc để đánh dấu điểm lựa chọn để lấy mẫu thảm mục;
3.3 Đo đếm sinh khối thảm mục
Tầng thảm mục được xác định gồm các vật chất hữu cơ chết trên mặt đất ở trên bề mặt
đất. Một số vật chất này được xác định là: lá, cành, nhánh, cỏ đã chết và một số vật chất khác
đã bị phân hủy không thể xác định được nguồn gốc. Chú ý rằng gỗ chết với đường kính nhỏ
hơn 10 cm cũng được thu thập trong lớp thảm mục này. Các bước đo đếm sinh khối thảm mục
như sau:

1.

2.

3.

Đặt khung lấy mẫu tiêu chuẩn 1 m2 tại vị trí lấy mẫu đã xác định;
Thu thập tất cả vật rơi rụng ở trong khung lấy mẫu. Dao, kéo có thể được sử dụng để
phân tách phần thảm mục nằm trên đường ranh giới trong khung lấy mẫu và ngoài khung lấy
mẫu.
Sử dụng cân tay để cân toàn bộ trọng lượng của thảm mục đã thu thập;

4.

Trộn đều và cẩn thận các mẫu thảm mục với nhau và lấy khoảng 0,1 – 0,2 kg mẫu đại
diện để phân tích sinh khối khô;

5.

Sử dụng cân kỹ thuật để cân mẫu và lưu giữ mẫu trong túi nilon. Ghi đầy đủ thông tin
về mẫu cho nhận dạng và xử lý tại phòng thí nghiệm;

6.

Ghi đầu đủ, chi tiết các thông tin về điều tra sinh khối thảm mục trong năm (5) ô đo
đếm vào phiếu điều tra hiện trường nêu tại Phụ lục 07.
4. Phương pháp lấy mẫu phân tích các bon đất
4.1 Dụng cụ và vật liệu
Dụng cụ và vật liệu cần được chuẩn bị tốt trước khi tiến hành điều tra tại hiện trường,
bao gồm:




Khoan đất hoặc dụng cụ lấy mẫu đất;



Ống đóng dung trọng thể tích 100 cm3;



Túi vải;



Dao lấy mẫu đất (để cậy đất từ dụng cụ lấy mẫu đất hoặc khoan đất), bút đánh dấu, túi
nilon, cuốc, phiếu điều tra hiện trường, v.v.
4.2 Lập ô tiêu chuẩn cho lấy mẫu đất
Trong khu vực ô tiêu chuẩn đã lập, lựa chọn ngẫu nhiên năm (5) điểm để điều tra phẫu
diện đất. Tùy thuộc vào mức độ chi tiết của khảo sát, số lượng mẫu đất được lấy có thể được
thay đổi.


4.3 Lấy mẫu phân tích các bon đất
Để tính toán trữ lượng các bon hữu cơ trong đất cần phải biết được hai thông số cơ bản
là hàm lượng các bon trong đất và dung trọng đất. Trữ lượng các bon hữu cơ trong đất thường
được xác định cho độ sâu từ 0 – 30 cm, tuy nhiên tuỳ từng mục đích nghiên cứu, việc tính
toán trữ lượng các bon trong đất cũng có thể được tính cho các độ sâu khác nhau. Dưới đây là
các bước cơ bản trong lấy mẫu đất để tính toán trữ lượng các bon trong đất 6:
1.

Tại mỗi điểm lấy mẫu, phát dọn sạch thảm tươi, cây bụi và thảm mục trên bề mặt đất

để thuận lợi cho việc lấy mẫu đất cho phân tích hàm lượng các bon và dung trọng đất.

2.

Để lấy mẫu đất cho phân tích hàm lượng các bon, sử dụng khoan lấy mẫu để khoan tới
các độ sâu cần lấy mẫu. Nếu không có khoan lấy mẫu hoặc khoan lấy mẫu không thể sử dụng
được do đất quá chặt hoặc lẫn nhiều đá thì sử dụng cuốc để đào phẫu diện và lấy mẫu theo độ
sâu mong muốn. Mẫu đất phải loại bỏ đá, sỏi, rễ cây và khối lượng của mẫu đất cần lấy là từ
100 – 150 gam. Mẫu đất sau khi lấy phải được cho vào túi nilon có ghi đầy đủ nhãn mác.

3.

Để lấy mẫu phân tích dung trọng đất, sử dụng ống đóng dung trọng có thể tích 100
cm3. Ống đóng dung trọng được đóng từ trên xuống và vuông góc với mặt đất. Sau khi lấy
mẫu, lấy toàn bộ đất trong ống dung trọng và sử dụng cân kỹ thuật để xác định ngay khối
lượng tươi của mẫu đất. Toàn bộ khối lượng đất đó được cho vào túi nilon với đầy đủ nhãn
mác.

4.

Ghi đầy đủ thông tin về điều tra đất và gửi kịp thời các mẫu đất tới phòng thí nghiệm
chuyên ngành để phân tích hàm lượng các bon và dung trọng đất.

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×