Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận Sinh thái học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 19 trang )

Đa dạng sinh học.
LỜI NÓI ĐẦU
Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm “Đa dạng sinh học”
( biodiversity, biological diversity ) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống
ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh
thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành
phần,…; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa
các hệ sinh thái.
Có thể coi thuật ngữ “đa dạng sinh học” lần đầu tiên được Norse và
McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa
dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái
(số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Ngoài ra đa dạng sinh học có thể là
bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và quá trình
sinh thái học mà chúng tham gia. Mặt khác, như chúng ta đã biết sinh vật trên Trái
đất rất đa dạng và phong phú, từ những dạng mà bằng mắt thường chúng ta không
nhìn thấy được như: Virut, vi khuẩn… đến những dạng có kích thước lớn hơn như
thực vật, động vật..; tất cả những sinh vật này tạo nên sự đa dạng sinh học (đây
chính là đa dạng về loài).
Hiện nay, sự đa dạng sinh học đang giảm sút nghiêm trọng trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng; có nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, nên để
bảo vệ chúng hay bảo tồn sự đa dạng của các loài sinh vật.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nên việc nghiên cứu và tìm hiểu về số lượng
loài sinh vật hiện có là rất cần thiết, từ đó chúng ta mới có biện pháp thích hợp để
bảo tồn đa dạng sinh học.
Được sự phân công của Cô giáo bộ môn, tôi được nghiên cứu và tìm hiểu
vấn đề “ĐA DẠNG SINH HỌC”.
Vì thời gian rất ngắn, hơn nữa đây là một vấn đề rộng, nên bản thân tôi chỉ
nghiên cứu và tìm hiểu một vấn đề rất nhỏ đó là: “ Tìm hiểu về thành phần loài của
lớp Bò sát ”.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong được sự góp ý và bổ sung của Cô. Tôi xin chân thành cảm ơn.


Quy Nhơn, ngày 18 tháng 12 năm 2008.
Học viên: Nguyễn Trung Thành
GVHD:TS Đạng Thị Chín 1 HVTH: Nguyễn Trung Thành
Đa dạng sinh học.
MỤC LỤC
Lời mở đầu.....................................................................................................Trang 1
Nội dung..........................................................................................................Trang 3
I. Khái niệm chung về đa dạng sinh học.........................................................Trang 3
II. Đa dạng loài................................................................................................Trang 4
A. Lớp bò sát...................................................................................................Trang 4
1. Bộ có vảy.................................................................................................Trang 4
2. Bộ cá sấu...............................................................................................Trang 10
3. Bộ r ùa...................................................................................................Trang 11
B. Đa dạng thành phần loài bò sát ở Việt Nam.............................................Trang 15
III. Vai trò của đa dạng sinh học...................................................................Trang 16
1. Những giá trị kinh tế trực tiếp...............................................................Trang 16
2. Những giá trị kinh tế gián tiếp...............................................................Trang 17
Kết luận.........................................................................................................Trang 18
Tài liệu tham khảo.........................................................................................Trang 19

GVHD:TS Đạng Thị Chín 2 HVTH: Nguyễn Trung Thành
Đa dạng sinh học.
NỘI DUNG
I. Khái niệm chung về Đa dạng sinh học.
Theo công ước về đa dạng sinh học đưa ra năm 1992 tại Hội nghị Liên hợp
quốc về môi truờng và sự phát triển, đa dạng sinh học được định nghĩa là: toàn bộ
sự phong phú của các cơ thể sống và các tổ hợp sinh thái mà chúng là thành viên,
bao gồm sự đa dạng bên trong và giữa các loài và sự đa dạng của các hệ sinh thái.
Có ba nhóm đa dạng sinh học cơ bản được tạo nên là:
+ Đa dạng về loài: bao gồm các bậc phân loại và các thành phần của nó, từ

các cá thể đến các loài, chi và cao hơn.
+ Đa dạng di truyền: bao gồm các thành phần của các mã di truyền cấu trúc
cơ thể ( nucleotit, genes) và sự biến đổi trong cấu trúc giữa các cơ thể của cùng một
quần thể và giữa các quần thể khác nhau.
+ Đa dạng hệ sinh thái: bao gồm các mức độ sinh thái khác nhau của quần
thể, thông qua nơi ở và ổ sinh thái, đến sinh cảnh.

Đa Dạng loài Đa dạng di truyền Đa dạng sinh thái
Giới ( Kingdom ) Quần thể (Population) Sinh đới (Biome)
Ngành ( Phyla ) Cá thể (Individual) Vùng sinh thái
(Bioregion)
Lớp ( Class ) Nhiễm sắc thể
(Chromosome)
Cảnh quan (Landscape)
Bộ (Order ) Gene Hệ sinh thái (Ecosystem)
Họ ( Family ) Nucleotit Nơi ở (Habitat)
Giống ( Genera ) Tổ sinh thái (Niche)
Loài ( Species )
BẢNG CÁC MỨC ĐỘ ĐA DẠNG SINH HỌC


GVHD:TS Đạng Thị Chín 3 HVTH: Nguyễn Trung Thành
Một
số
hình
ảnh
về đa
dạng
sinh
học

Đa dạng sinh học.
II. Đa dạng loài.
Đa dạng loài bao gồm tất cả các loài trên trái đất. Mỗi loài thường được xác
định theo một trong hai cách. Thứ nhất, một loài được xác định là một nhóm các cá
thể có những đặc tính hình thái, sinh lí, sinh hoá đặc trưng khác biệt với những
nhóm cá thể khác. Thêm vào đó sự khác biệt về ADN cũng được sử dụng để phân
biệt những loài có đặc điểm hình thái bên ngoài gần như giống hệt nhau như các
loài vi khuẩn. Thứ hai, là một loài có thể được phân biệt như là một nhóm cá thể có
thể giao phối giữa chúng với nhau để sinh sản thế hệ con cái hữu thụ và không thể
giao phối sinh sản với các cá thể của các nhóm khác.
Dưới đây là lớp Bò sát thuộc ngành Động vật có xương sống:
A. LỚP BÒ SÁT (REPTILIA)
* Bò sát là lớp Động vật có xương sống đầu tiên thực sự ở cạn. Chúng có
những đặc điểm sau:
+Cơ thể hình dạng khác nhau, được bao phủ bởi vảy sừng hoặc bởi những
tấm xương bì, ít tuyến da. Vảy sừng phát sinh từ biểu bì, khác vảy cá phát sinh từ
bì. Nhờ đó Bò sát không phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường.
+Bộ xương hóa cốt hoàn toàn. Cột sống gồm 5 phần: cổ, ngực, thắt lưng,
chậu và đuôi. Sọ có một lồi cầu, có quá trình tiến hóa tiêu giảm xương bì của giáp
sọ, hình thành hố thái dương dùng làm nơi ẩn cho cơ nhai. Có sườn chính thức. Chi
5 ngón khỏe, thích nghi với vận chuyển nhanh. Ở một số loài chi thoái hóa, mất
hẳn.
+Hệ thần kinh trung ương phát triển. Não trước, tiểu não lớn, vòm bán cầu
não có chất thần kinh làm thành não mới. Đã có đủ 12 dây thần kinh não.
+Cơ quan cảm giác hoàn chỉnh hơn ếch. Mắt có hai mí trên, dưới và màng
nháy bảo vệ mắt khỏi khô. Tai trong phát triển. Đa số có màng nhĩ và khoang tai
giữa. Riêng rắn không có tai giữa. Âm thanh được truyền vào tai trong nhờ xương
hàm dưới. Cơ quan jacopson khá phát triển.
+Cơ quan hô hấp hoàn toàn bằng phổi. Mang chỉ có ở giai đoạn phôi. Đường
hô hấp tách biệt với đường tiêu hóa. Lỗ mũi trong lùi vào sau miệng do hình thành

khẩu cái thứ sinh.
+Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, trừ cá sấu 4 ngăn. Đã có vách ngăn tâm thất
chưa hoàn toàn. Động mạch cảnh xuất phát từ cung chủ động mạch phải mang máu
GVHD:TS Đạng Thị Chín 4 HVTH: Nguyễn Trung Thành
Đa dạng sinh học.
động mạch đi nuôi phần đầu của cơ thể. Hai cung chủ động mạch trái và phải nhập
một ở phía sau cơ thể tạo thành động mạch lưng đem máu đi nuôi phần sau cơ thể.
+Bài tiết: hậu thận
+Bò sát là động vật biến nhiệt.
+Phân tính. Con đực có cơ quan giao cấu. Thụ tinh trong. Trứng lớn có vỏ
dai hay vỏ thấm vôi. Trong giai đoạn phát triển có sự hình thành các màng phôi,
đặc biệt tạo thành các túi niệu (allantois), túi ối (amnios) và túi noãn hoàng.
* Bò sát hiện tại có 4 bộ: Bộ Đầu mỏ, bộ Có vảy, bộ Rùa và bộ Cá sấu với
khoảng gần 6500 loài.
So với những nước hay khu vực có diện tích tương tự thì Bò sát ở Việt Nam
khá đa dạng. Đến nay đã thống kê được khoảng gần 296 loài thuộc 3 bộ (theo
Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Văn Trường, 2005) (trừ bộ Đầu mỏ)
Bảng 3: Sự đa dạng về loài của Bò sát ở Việt Nam
TT Tên bộ Số loài ở Việt Nam
01 Bộ Có vảy (Squamata) 266
Bộ phụ Thằn lằn (Lacertilia) 94
Bộ phụ Rắn (Serpentes ) 172
02 Bộ Rùa (Testudinata ) 28
03 Bộ Cá sấu (Crocodilia ) 2
1.Bộ có vảy (Squamata)
1.1 Đặc điểm
Bộ có vảy là nhóm Bò sát cũng thuộc lớp phụ Thằn lằn vảy (Lepidosauria),
hiện tại gồm nhiều loài nhất, khoảng gần 6135 loài. Việt Nam có khoảng 266 loài.
Chúng có những đặc điểm chung sau đây: Thân phủ vảy sừng hay tấm sừng, một số
ít loài còn vảy xương. Đốt sống lõm trước. Xương vuông khớp động với hộp sọ. Sọ

chỉ còn cung trên (thằn lằn) hoặc thiếu cả hai cung (rắn). Răng mọc trên xương
hàm. Khe huyệt thường nằm ngang. Có đôi cơ quan giao cấu nhưng rất thay đổi.
Đẻ trứng lớn có màng dai và thiếu lòng trắng, trừ trứng tắc kè, thạch sùng. Một số
ít loài đẻ trứng thai (đẻ con ). Bộ có vảy phân bố khắp nơi trên lục địa.
1.2 Phân loại
Bộ Có vảy chia ra 3 bộ phụ:
1.2.1 Bộ phụ Thằn lằn (Lacertilia )
GVHD:TS Đạng Thị Chín 5 HVTH: Nguyễn Trung Thành
Đa dạng sinh học.
+Đặc điểm: Hình dạng cơ thể rất thay đổi, thường có 4 chân, một số ít chi
tiêu giảm hay thiếu hẳn, song vẫn còn di tích của xương đai, có xương ức; thích
nghi với đời sống trên mặt đất, trên cây. Mí mắt cử động. Màng nhĩ phát triển. Cơ
quan giao cấu chẵn.
+Phân loại: Bộ phụ Thằn lằn có khoảng 3300 loài thuộc 20 họ, phân bố rộng
rãi trên thế giới. Việt Nam có khoảng 94 loài thuộc 7 họ. Một số họ đáng chú ý:
-Họ nhông (Agamidae ) gồm những thằn lằn có cấu tạo thích nghi với chạy
nhanh trên mặt đất. Đầuphủ vảy nhỏ. Họ nhông phân bố ở vùng nhiệt đới, chủ yếu
ở châu Á.
Ở Việt Nam: Ô rô (Calotes ), rồng đất hay tò te (Physignathus cocincinus ),
Nhông cánh (Dacro), nhông cát (Leiolepis ) sống ở bãi cát vùng ven biển miền
Trung.
-Họ thằn lằn bóng (Scincidae ) gồm những loài thằn lằn có vảy thân hình
tròn, nhẵn bóng. Họ này phân bố rộng rãi trên thế giới, sống chủ yếu trên mặt đất.
GVHD:TS Đạng Thị Chín 6 HVTH: Nguyễn Trung Thành
-Họ Tắc kè (Gekkonidae ) là nhóm thằn lằn cổ
nhất trong nhóm thằn lằn hiện tại. Thân phủ vảy rất
nhỏ hình nốt sần. Chuyên hóa với đời sống leo trèo,
ăn đêm. Dưới các ngón chân có các giác bám nên
con vật có thể bám vào thân cây, tường thẳng đứng
và mặt dưới trần nhà nằm ngang.

Đại diện ở Việt Nam: Tắc kè (Gekko gecko )
là loài dược liệu quý trong đông y. Thạch sùng
(Hemidactylus frematus )
Hình : Tắc kè (Gekko gecko)
Hình : Tò te (Physignathus
cocincinus)
Hình : Nhông cánh (Dacro
maculatus)
Đa dạng sinh học.
Đại diện ở Việt Nam: thằn lằn bóng đuôi dài (Mabuya longicaudata ), thằn
lằn tốt mã (Eumeces ).
-Họ thằn lằn chính thức (Lacertidae ) gồm nhiều loài thằn lằn có vảy khiên
ở trên đầu và vảy hình chữ nhật ở bụng, phân bố ở châu Âu, châu Á, châu Phi.
Đại diện ở Việt Nam: thằn lằn rắn (Ophisaurus harti ).
1.2.2 Bộ phụ Rắn (Serpentes )
- Đặc điểm: Rắn là một nhánh của bộ Có vảy biến đổi thích nghi với chuyển
vận bò bằng bụng và nuốt mồi lớn. Cơ thể rắn dài. Không có đai, chi và xương mỏ
ác như thằn lằn, trừ trăn còn di tích đai chậu. Cột sống chỉ gồm hai phần: mình và
đuôi. Đốt sống có cấu tạo đồng nhất và mang sườn cử động, tựa mút vào tấm vảy
sừng bụng. Tấm sừng bụng có thể cử động nhờ cơ dưới da để giúp con vật chuyển
vận. Các xương của bộ hàm đều khớp với nhau và nối với nhau bằng dây chằng rất
đàn hồi. Hơn nữa, nhiều xương của sọ cũng khớp với nhau lỏng lẻo, nên sọ có thể
cong, mất đối xứng theo kích thước con mồi mà rắn đang ngậm nuốt. Nhờ đó rắn
nuốt được mồi lớn hơn cả đường kính cơ thể chính nó. Trong khi nuốt mồi chậm
chạp, rắn vẫn hô hấp được. Khí quản mở ra và đẩy về phía trước, nằm giữa hai
mảnh hàm dưới. Không khí đi qua khí quản vào phổi khi rắn đang ngậm mồi lớn.
+ Xương hàm trên của nhiều loài rắn có răng độc với ống hay rãnh dẫn nọc
độc. Tuyến nọc độc là tuyến nước bọt biến đổi thành. Trên thế giới có tới 1/3 loài
rắn là rắn độc. Rắn độc chia thành 4 nhóm theo cấu tạo răng độc như sau:
*Rắn hổ (Elapidae) : Răng độc lớn, ngắn, thẳng, ở phía trước hàm, rãnh dẫn

nọc độc khép thành hình ống (proteroglypha).
*Rắn lục (Viperidae ): Răng độc lớn ở phía trước hàm, cong và ống thông
trong răng (solenoglypha ).
GVHD:TS Đạng Thị Chín 7 HVTH: Nguyễn Trung Thành
-Họ kỳ đà (Varanidae ) gồm những loài
thằn lằn cỡ lớn có đuôi dài, lưỡi dài chẻ đôi,
phân bố ở vùng Đông Nam Á, châu Phi, châu
Úc. Kì đà sống trên đất, nhưng leo trèo được và
nhiều loài bơi lặn giỏi, ăn thịt.
Đại diện ở Việt Nam: Kì đà hoa
(Varanus salvator ) và kì đà vân (Varanus
nebulosus ) đều là những loài quý hiếm và ở
mức độ đe dọa sắp nguy cấp.
Hình : Kì đà hoa (Varanus
salvator )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×