Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

chủ đề dấu câu van 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.53 KB, 16 trang )

PHÒNG GD&ĐT HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS YÊN NGHĨA
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
- Tổ: Khoa học
- Môn: Ngữ văn 8
- Nhóm Ngữ văn 8
+ Nguyễn Thị Mai Lan – nhóm trưởng
+ Nguyễn Thị Thương
BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học
I- Xác định tên chủ đề: Dấu câu
II- Mô tả chủ đề:
1- Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 03
+ Nội dung tiết 1: Giới thiệu chung về dấu câu. Tìm hiểu công dụng và ý nghĩa ngữ
pháp một số dấu câu (Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, ôn luyện về dấu câu .)
+Nội dung tiết 2: Tiếp tục tìm hiểu về công dụng và ý nghĩa ngữ pháp một số dấu câu.
Áp dụng làm bài tập.
+ Nội dung tiết 3: Nắm được kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống.
Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu,tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu.
(Tùy từng lớp giáo viên có thể cân đối thời lượng các tiết cho phù hợp để hoàn thành
các nội dung trên)

Tiết
Tên bài

PPCT cũ

PPCT mới

55 - 56 - 57

55- 56-57



Dấu câu

Chủ đề: Dấu câu

2- Mục tiêu chủ đề:
a- Mục tiêu tiết 1:
+ Kiến thức:
- Nắm được một số dấu câu thường gặp.
- Hiểu được công dụng ý nghĩa ngữ pháp của các dấu câu: Dấu ngoặc đơn và dấu hai
chấm,dấu ngoặc kép và một số loại dấu câu đã học.
- Biết tự phát hiện và sửa các lỗi thường gặp trong bài viết của mình và của người
khác.
+ Thái độ:Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản.
+ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dấu câu.
b- Mục tiêu tiết 2:
+ Kiến thức:

1


- Tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm hiểu công dụng ý nghĩa ngữ pháp của một số dấu câu
trong chương trình Ngữ văn 8.
- Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về câu trong bài viết của mình và của bạn.
+ Thái độ:Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản.
+ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu. Vận dụng vào đặt câu , viết đoạn.
c- Mục tiêu tiết 3:
Kiến thức:
- Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống.
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu,tránh được các lỗi thường gặp về dấu

câu.
Thái độ: Có ý thức sử dụng các loại dấu câu trong khi tạo lập văn bản.
Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu. Vận dụng vào đặt câu , viết đoạn.
3- Phương tiện:
Máy chiếu.
• Phiếu học tập
• Học liệu.
4- Các nội dung chính của chủ đề theo tiết:
Tiết 1:
I. Các dấu câu : Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Dấu ngoặc kép.


II. Công dụng của hai loại dấu câu trên.
Tiết 2:
II. Công dụng của hai loại dấu câu trên ( tiếp theo)
III. Ôn luyện về dấu câu. (tổng kết)
Tiết 3 : III. Ôn luyện về dấu câu. ( Các lỗi thường gặp) (tiếp theo).
IV. Luyện tập tổng hợp.
BƯỚC 2: Biên soạn câu hỏi/bài tập:
* Biên soạn câu hỏi/ bài tập theo hướng:
- Xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận
dụng cao)
- Mỗi loại câu hỏi/bài tập sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất nào của
học sinh trong dạy học.
* Cụ thể:
Tiết 1:
TT

1


Câu hỏi/ bài tập

Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?

Mức độ

Nhận biết

Năng lực, phẩm chất
-Nắm được dấu câu
thường dùng
-Thể hiện năng lực tự
học, tự tìm hiểu, thu
thập thông tin.

2


2

Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc đơn?

Vận dụng

Giải quyết vấn đề

Thông hiểu

-Hợp tác để giải quyết
vấn đề

- Giải thích, thuyết trình

Thảo luận:
3 Hãy giải thích vì sao em lại phải dùng dấu
ngoặc đơn?

Biết sử dụng dấu câu
phù hợp.

Từ các ví dụ trên hãy cho biết cách dùng
4
dấu ngoặc đơn để làm gì?

Thông hiểu

5 Nhận xét cách dùng dấu ngoặc đơn?

Thông hiểu

Giải thích

6 Câu thứ 2,4 thuộc kiểu câu nào?

Thông hiểu

Giải thích

7

Trình bày quan điểm.


Tại sao người viết lại dùng dấu hai chấm? Vận dụng

Phân tích, giải thích

Từ ví dụ SGK, hãy cho biết trường hợp
8 người viết sử dụng dấu hai chấm trong các Vận dụng
câu nhằm mục đích gì?

Nhận xét, đánh giá.

9

So sánh cách dùng dấu câu trong từng
cặp?

10 Nhận xét các dấu câu?

Vận dụng
Vận dụng

Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn và
11 dấu hai chấm. Người ta có thể bỏ không
Thông hiểu
dùng loại dấu câu này được không? Vì sao
12

Từ những bài tập trên , em có nhận xét gì
về công dụng của hai loại dấu này?


Thông hiểu

13

GV gọi HS nhắc lại công dụng của 2 loại
dấu câu này?

Nhận biết

So sánh, nhận xét
Giải thích
Thuyết trình
Giải thích.
Thuyết trình
Đánh giá, nhận xét
Trình bày quan điểm
Nhớ được kiến thức

Tiết 2:
TT
Câu hỏi/ bài tập
1 Dấu ngoặc kép dùng để làm gì ?

Mức độ
Vận dụng

Năng lực, phẩm chất
Giải quyết vấn đề

2


Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép

Vận dụng thấp

Kỹ năng biết sử dụng dấu
câu phù hợp

3

Nhận xét dấu ngoặc kép?

Vận dụng thấp

Kỹ năng biết sử dụng dấu
câu phù hợp

4

Tại sao người viết lại dùng dấu ngoặc
kép?

Vận dụng cao

Kỹ năng biết sử dụng dấu
câu phù hợp

3



5

Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu
ngoặc kép phù hợp – Ví dụ cụ thể

Vận dụng thấp

Viết đoạn văn tự sự hoặc miêu tả
khoảng 5 đến 7 dòng.
6

-Đoạn văn có sử dụng các dấu câu nào ?

Vận dụng cao

-Công dụng của các dấu câu đó trong
đoạn văn.

Kỹ năng biết sử dụng dấu
câu phù hợp
-Tích hợp kiến thức để giải
quyết vấn đề
-Rèn kỹ năng dùng từ, dấu
câu, viết đoạn văn bản

7

Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp?

Vận dụng thấp


Sử dụng dấu phẩy

8

Thêm chủ ngữ thích hợp để tạo thành
câu hoàn chỉnh?

Vận dụng thấp

Kỹ năng sử dụng dấu phẩy
trong câu có nhiều chủ ngữ

9

Thêm vị ngữ thích hợp để tạo thành câu
hoàn chỉnh?

Vận dụng thấp

Kỹ năng sử dụng dấu phẩy
trong câu có nhiều vị ngữ

- Củng cố : Trình bày lại những hiểu
biết của em về công dụng của các dấu
10 câu vừa học
(có ví dụ minh họa):

-Tự học, tự kiểm tra về kiến
thức đã học

-Thông hiểu
-Vận dụng

-Nhận thức được vai trò của
dấu câu
-Sáng tạo
-kỹ năng thuyết trình

Tiết 3:
TT

Câu hỏi/ bài tập
Lập bảng thống kê về các dấu câu học ở
1
lớp 6,7,8 ?

Mức độ
Vận dụng

Năng lực, phẩm chất
Giải quyết vấn đề

2

Đặt câu có sử dụng các loại dấu câu đã
học.

Vận dụng thấp

Kỹ năng biết sử dụng dấu

câu phù hợp

3

Nhận xét về các loại dấu câu trên.

Vận dụng thấp

Kỹ năng biết sử dụng dấu
câu phù hợp

4

Tại sao người viết lại dùng các loại dấu
câu đó?

Vận dụng cao

Kỹ năng biết sử dụng dấu
câu phù hợp

5

Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu
ngoặc kép phù hợp – Ví dụ cụ thể

Vận dụng thấp

Viết đoạn văn tự sự hoặc miêu tả
khoảng 5 đến 7 dòng.

6

-Đoạn văn có sử dụng các dấu câu nào ?
-Công dụng của các dấu câu đó trong
đoạn văn.

Vận dụng cao

Kỹ năng biết sử dụng dấu
câu phù hợp
-Tích hợp kiến thức để giải
quyết vấn đề
-Rèn kỹ năng dùng từ, dấu
câu, viết đoạn văn bản

4


7

8

Thiếu dấu câu thích hợp để tách các bộ
phận khi cần thiết?

Vận dụng thấp

Sử dụng dấu phẩy

-Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết

thúc.

Vận dụng thấp

Sử dụng dấu chấm

Thêm chủ ngữ thích hợp để tạo thành
câu hoàn chỉnh?

Vận dụng thấp

Kỹ năng sử dụng dấu phẩy
trong câu có nhiều chủ ngữ

Vận dụng thấp

Kỹ năng sử dụng dấu phẩy
trong câu có nhiều vị ngữ

Thêm vị ngữ thích hợp để tạo thành câu
hoàn chỉnh?
9

- Phát hiện lỗi về dấu câu và thay các
dấu câu thích hợp.

- Củng cố : Trình bày lại những hiểu
biết của em về công dụng của các dấu -Thông hiểu
câu vừa học ở lớp 6,7,8 (có ví dụ minh
10

họa):
(HS có thể trình bày miệng, hoặc thiết -Vận dụng
kế theo dạng sơ đồ, biểu đồ…)

-Tự học, tự kiểm tra về kiến
thức đã học
-Nhận thức được vai trò của
dấu câu
-Sáng tạo
-kỹ năng thuyết trình

BƯỚC 3: Thiết kế tiến trình dạy học (Soạn giáo án)
TIẾT 55 - 56 - 57 - CHỦ ĐỀ : DẤU CÂU
A.Mục tiêu bài học
* Kiến thức:

1. Kiến thức: - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn ( ) và dấu hai chấm :
2. Rèn kỹ năng: Dùng 2 loại dấu này vào viết văn.
3. Thực hành: Văn bản Tôi đi học, Lão Hạc, một số văn bản ở lớp 7. Rèn luyện kĩ
năng sử dụng đúng dấu câu để tạo lập văn bản.

Văn bản: Tôi đi học, Lão Hạc, một số văn bản ở lớp 7.
B. Chuẩn bị: Máy chiếu, giấy A3, bút dạ.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
Tiết 1
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu ghép và gì?
- Nêu các mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép thường gặp?

- Cho một vài ví dụ minh hoạ?
3. Bài mới:
Chúng ta đều biết, khi nói người ta ngắt giọng đúng chỗ để diễn đạt rõ ý mình muốn
nói nhưng trong khi viết, chúng ta phải dùng dấu câu để đánh dấu và thể hiện rõ nội
5


dung mình định diễn đạt. Dấu câu tiếng việt có rất nhiều loại. Em thử kể các loại dấu
câu em thường dùng. → Tác dụng của các loại dấu câu có giống nhau không? Hãy nêu
tác dụng của một vài dấu câu mà em biết?
Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về tác dụng và cách sử dụng 2
loại dấu câu: Dấu ngoặc đơn ( ) và dấu hai chấm : (1’)
H.động của G
N.dung cần đạt
* HĐ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác I. Dấu ngoặc đơn. (11’)
dụng của dấu ( ).
* Ví dụ (Sgk - trang 134).
→ Giáo viên viết ví dụ lên bảng phụ.
- Tìm hiểu tác dụng của dấu ngoặc
kép.
a. Giải thích để làm rõ họ là ai?
b. Thuyết minh về một loại động vật
? Hãy cho biết dấu : trong đoạn trích trên
mà tên của nó được dùng để đặt tên
được dùng để làm gì?
một con kênh → người đọc rõ hơn
về đặc điểm của con kênh này.
c. Dấu ngoặc kép (1): Bổ sung
thông tin về năm sinh, năm mất của
tác giả Lý Bạch.

Dấu ngoặc kép (2) : Giải thích cho
người đọc biết huyện Xương Long
thuộc Miên Châu là ở tỉnh Tứ
Xuyên.
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc kép thì ý
nghĩa cơ bản trong đoạn trích có thay đổi
không? Vì sao?
⇒ Không, vì khi đặt một phần nào đó trong
dấu ngoặc kép thì người viết đã coi đó là
phần giải thích, nhằm cung cấp thông tin
kèm thêm, chứ nó không thuộc vào phần
nghĩa cơ bản.
? Vậy qua ví dụ này, em thấy dấu ngoặc * Ghi nhớ 1(Sgk - trang 134)
đơn dùng để làm gì?
⇒ Giáo viên lưu ý học sinh:
+ Phần được ghi trong dấu ngoặc kép được
gọi là phần chú thích.
+ Trong thực tế khi tiếp xúc với một tác
6


phẩm văn học, đôi khi chúng ta đã bắt gặp
trường hợp dùng dấu (?) để tỏ ý hoài nghi
và dấu (!) để tỏ ý nghĩa mỉa mai. Ví dụ “
Trong tất cả những cố gắng của các nhà
khai hoá nhằm bồi dưỡng cho dân tộc Việt
Nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ
(?) thì phải kể việc bán rượu cưỡng bức (!) (Nguyễn Ái Quốc).
+ Đôi khi dấu ( ) được dùng với cả dấu ? và
dấu ! (?!) để tỏ ý vừa mỉa mai vừa hoài

nghi. Chúng ta có thể coi đây là một biểu
hiện đặc biệt của trường hợp dùng dấu ( )
đánh dấu phần bổ sung thêm.
* Bài tập nhanh (Bài tập1) (Sgk - 134):
Giới thiệu công dụng của dấu ngoặc kép.
a. Giải thích ý nghĩa của các cụm từ Hán
Việt (đánh dấu phần giải thích ý nghĩa)
b. Giải thích ý nghĩa thuyết minh nhằm
giúp người đọc hiểu rõ trong 2290 m chiều
dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.
c. Dấu ngoặc kép 1: Đánh dấu phần bổ
sung. Phần này có quan hệ lựa chọn với
phần được chú thích (có phần này thì không
có phần kia). Người tạo lập văn bản là
người viết; và là người nói ⇒ cách dùng
này của dấu ngoặc kép thường gặp trong
các đề thi như: “Anh (chị) hãy giải thích ý
nghĩa của câu thành ngữ “ Uống nước nhớ
nguồn”.
+ Dấu ngoặc kép 2 : Đánh dấu phần
thuyết minh để làm rõ những phương tiện
ngôn ngữ ở đây là gì?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu tác dụng của dấu hai chấm.
⇒ Giáo viên đưa bảng phụ (hoặc máy
chiếu).
? Đọc ví dụ a → dấu hai chấm ở ví dụ này
có tác dụng gì ?

II. Dấu hai chấm. (11’)

* Ví dụ (Sgk - trang 135): Tìm
hiểu tác dụng của dấu hai chấm.
a. Dấu hai chấm: Dùng để đánh dấu
báo trước lời đối thoại của Dế Mèn
7


? Đọc ví dụ b → nêu tác dụng của dấu hai
chấm?
? Đọc ví dụ c → cho biết tác dụng của dấu
hai chấm. Ở ví dụ này có giống với tác
dụng của dấu hai chấm ở 2 ví dụ trên
không?
? Vậy qua 3 ví dụ này em thấy dấu hai
chấm có những công dụng gì?
* Bài tập nhanh (Bài tập 2 trang 136) Giải
thích công dụng của dấu hai chấm.
a) Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho
ý: Họ thách nặng quá.
b) Dấu hai chấm (1) Đánh dấu (báo trước)
lời đối thoại của Dế Choắt núi với Dế Mèn
Dấu hai chấm (2) Đánh dấu (báo trước)
phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt
khuyên Dế Mèn
c) Đánh dấu báo trước phần thuyết minh
cho ý: Đủ màu là những màu nào.

nói với Dế Chắt và của Dế Choắt
nói với Dế Mèn.
b. Dùng để đánh dấu báo trước lời

dẫn trực tiếp.
c. Dùng để đánh dấu báo trước phần
giải thích lý do thay đổi tâm trạng
của tác giả trong ngày đầu tiên đi
học.
* Ghi nhớ 2 (Sgk - trang 135).

* Bài học hôm nay em ghi nhớ được những gì?
* Hoạt động 3; Hướng dẫn học sinh: Luyện tập
III. Luyện tập :(15’)
1. Bài tập 3: Yêu cầu :
- Xem có thể bỏ dấu hai chấm ? vì sao?
- Tác dụng của dấu hai chấm ở đoạn văn?
⇒ Có thể bỏ được vì ý nghĩa của đoạn văn không thay đổi.
Nhưng nếu bỏ thì nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng.
2. Bài tập 4: Yêu cầu: Quan sát câu mẫu:
a. Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không ? Nếu thay thì ý nghĩa
của câu có gì thay đổi?
b. Nếu viết lại “ Phong Nha gồm: Động khô và động nước thì có thể thay dấu hai
chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Vì sao?
⇒ Đáp
a. Thay được vì như vậy ý nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng người viết coi
phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc vào phần nghĩa
cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm.
b. Nếu viết lại “ Phong Nha gồm: Động khô và động nước” thì không thể thay dấu hai
chấm bằng dấu ngoặc đơn vì trong câu này vế Động khô và Động nước không thể coi là
thuộc phần chú thích.
8



Giáo viên lưu ý học sinh: Chỉ trong những trường hợp bỏ phần do dấu hai chấm
đánh dấu mà phần còn lại vẫn có sự hoàn chỉnh về nghĩa thì dấu hai chấm mới có thể
được thay bằng dấu ngoặc đơn.
3. Bài tập 5 (Sách giáo khoa trang 137)
Yêu cầu :
a. Xem bạn chép lại dấu ngoặc đơn đúng hay sai? Vì sao?
b. Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn có phải là một bộ phận của câu không?
⇒ Đáp
a. Sai vì dấu ngoặc đơn cũng như dấu ngoặc kép bao giờ cũng được dùng thành cặp.
Sửa thêm một dấu ngoặc đơn vào cuối đoạn.
b. Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là một biệm pháp của câu.
⇒ Lưu ý: Phần chú thích có thể là bộ phận của câu, nhưng cũng có thể là một hoặc
nhiều câu.
4. Bài tập 6: Bài tập sáng tạo: Viết đoạn văn ngắn gọn nói về việc cần thiết phải hạn
chế sự gia tăng dân số.+ Yêu cầu: trong đoạnvăn có dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai
chấm.
+ 1 Học sinh lên bảng viết → Giáo viên sửa.
* Dặn dò:1’
- Học bài
- Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc kép .
TIẾT 2 : DẤU NGOẶC KÉP
A. Mục tiêu cần đạt: HS có được:
1. Kiến thức: Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.
2. Rèn kỹ năng: Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
3. Thực hành: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng dấu ngoặc kép.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm ? Cho ví dụ minh hoạ.
- Có thể bỏ dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được không? Vì sao?(máy chiếu)

“Tuy thế, người con trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập
đền thờ ở làng Xuân Bảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên
ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa vào gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của
mình mà chết”.
⇒ Thay được vì: - Ý nghĩa của câu cơ bản không thay đổi.
- Phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không
thuộc vào phần nghĩa của câu.
9


3. Bài mới:
Khi làm văn, chúng ta không chỉ dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm mà nhiều
khi chúng ta còn phải sử dụng cả dấu ngoặc kép . Vậy công dụng của dấu ngoặc kép có
gì khác với công dụng của hai loại dấu mà chúng ta đã được học. Tiết học này sẽ giúp
các em hiểu rõ điều ấy.(1’)
H.động của GV
N.dung cần đạt
*HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu công dụng I/ Công dụng của dấu ngoặc kép.
của dấu ngoặc kép.
(19’)
→ GV Sử dụng máy chiếu
1) VD a,b,c,d(Sgk - 141,142)
→ HS đọc 4 ví dụ.
? Em hãy xác định công dụng của dấu Nhận xét về công dụngcủa dấu ngoặc
ngoặc kép ở mỗi ví dụ trên?
kép
a. Dấu ngoặc dùng để đánh dấu lời dẫn
trực tiếp.
b. Dùng để đánh dấu từ ngữ hiểu theo
một nghĩa đ.biệt, nghĩa được hình

? Ở ví dụ c, em có biết từ “ Văn minh” và thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ:
“khai hoá” xuất hiện ở nước ta từ bao giờ Dùng từ ngữ “ Dải lụa” để chỉ chiếc
không? Và ở ví dụ này tác giả dùng dấu cầu.
c. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (Từ ngữ
ngoặc kép để làm gì?
⇒ GV: Ở đây tác giả mỉa mai bằng việc mà thực dân Pháp thường nói khi cai
dùng các từ ngữ mà thực dân Pháp trị nước ta).
thường dùng khi nói về sự cai trị của + Đánh dấu những từ ngữ có ý mỉa
chúng đối với Việt Nam: Khai hoá văn mai.
d. Dùng để đánh dấu tên của 3 ví dụ.
minh cho một dân tộc lạc hậu.
? Dấu … được dùng ở ví dụ d có giống
với dấu “ ” dùng ở 3 ví dụ trên không?
? Từ việc “ ở 4 VD trên, em hãy cho biết 2. Ghi nhớ: (Sgk – 142)
dùng dấu “ “ có tác dụng gì?
* HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập
II. Luyện tập:(18’)
1 HS đọc yêu cầu của bài tập
Bài tập 1: Yêu cầu giải thích công dụng của dấu ngoặc kép.
⇒ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu
a. Câu nói được dẫn trực tiếp. Đây là những câu nói mà Lão Hạc tưởng như là con
chó Vàng muốn nói với lão.
b. Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai; Một anh chàng được coi là “người hầu cận
của ông Lý” mà bị một người đàn bà đang nuôi con mọn túm tóc lẳng ngã ra thềm.
c. Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác.
10


d. Từ ngữ được dẫn trực tiếp (những từ ngữ mà thực dân Pháp khi cai trị nước ta hay
dùng).

- Vừa đánh dấu những từ ngữ dùng với ý mỉa mai.
e. - Từ ngữ được dẫn trực tiếp “Mặt sắt”, “Ngây vì tình” được dẫn lại từ hai câu thơ
của Nguyễn Du.
Hai câu thơ này cũng được dẫn trực tiếp, nhưng khi dẫn thơ người ta ít khi đặt phần
dẫn vào dấu ngoặc kép.
Thêm: Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
⇒ Dùng để đánh dấu phần giải thích cho từ “họ” trước đó.
Bài tập 2: Yêu cầu: - Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp.
- Giải thích lý do đặt dấu.
a. Đặt dấu hai chấm Sau “cười bảo” (đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp).
Dấu ngoặc kép ở “cá tươi” và “tươi”( đánh dấu từ ngữ được dẫn lại).
b. Đặt dấu hai chấm sau “ chú Tiến Lê” ( đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp).
Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại “ Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”
(đánh dấu lời dẫn trực tiếp) Lưu ý viết hoa từ “ cháu” vì mở đầu của một câu.
c. Đặt dấu : sau “ bảo hắn” (đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp).
Đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại : “Đây là… đi ..” (Đánh dấu lời dẫn trực tiếp).
Cần viết hoa từ “đây” và lưu ý là lời dẫn trực tiếp trong trường hợp này không phải là
lời của người khác mà là lời của chính người nói (Ông giáo) được dùng vào một thời
điểm (lúc con trai Lão Hạc trở về).
Bài tập 3: Giải thích vì sao hai câu có ý nghĩa giống nhau mà dùng dấu câu khác
nhau:
a. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên
văn lời của chủ tịch HỒ CHÍ MINH.
b. Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như ở trên vì câu nói không được dẫn
nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).
⇒ Giáo viên lưu ý:
+ Khi ta trích lời dẫn trực tiếp → phải dùng đủ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
+ Khi ta trích lời dẫn một cách gián tiếp (chỉ lấy ý cơ bản để diễn đạt thành câu văn
của người viết) không phải dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Bài tập 4:

+ Viết đoạn văn thuyết minh ngắn (về công dụng của cây bút máy hoặc bút bi) có
dùng dấu ngoặc đơn , dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
+ Sau đó giải thích công dụng của các loại dấu câu này
11


⇒ 1,2 HS lên bảng viết (nếu còn thời gian) → GV sửa.
* Dặn dò: 1’
- Học bài.
- Làm bài tập 5
- Chuẩn bị bài : Ôn luyện về dấu câu.
TIẾT 3 : ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
A. Mục tiêu cần đạt: HS có được:
1. Kiến thức:
- Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống.
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về
dấu câu.
2. Rèn kỹ năng: Sử dụng dấu câu và khả năng sử dụng các lỗi về dấu câu.
3. Thực hành: Các kiểu dấu câu đã học.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:(38’)
* HĐ1: Hướng dẫn HS lập bảng tổng kết về dấu câu đã học.
Ở lớp 6,7,8 em đã học những loại dấu câu nào? Nêu tác dụng của từng loại dấu câu
ấy?
G: Kẻ bảng hệ thống.
I) Tổng kết về dấu câu.
TT
Dấu câu

Công dụng
Ví dụ
1 Dấu chấm (.)
-Kết thúc câu trần thuật
Hôm nay, em được điểm
2 Dấu chấm hỏi ( ? )
-Kết thúc câu nghi vấn
10.
Dấu chấm than ( ! )
An ơi, cậu đã làm văn
3 Dấu chấm lửng (…) - Kết thúc câu cầu khiến chưa?
hoặc câu cảm thán.
4
- Biểu thị bộ phận chưa - Các em hãy cố gắng lên!
liệt kê hết.
- Bài thơ này hay quá!
Dấu chấm phẩy (;)
- Mẹ em đi chợ về mua rất
- Biểu thị lời nói ngập nhiều quà: Nào hồng, lê,
ngừng, ngắt quãng
táo...
5
- Thưa cô, cho em ra ngoài
Dấu gạch ngang (-)
- Đánh dấu ranh giới giữa để em...
12


các vế của một câu ghép
có cấu tạo phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giữa
6
các bộ phận trong một
phép liệt kê phức tạp.
- Đánh dấu bộ phận giải
thích, chú thích.
- Đánh dấu lời nói trực
tiếp.
- Biểu thị sự liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một
liên danh.
7 Dấu gạch nối
Nối các tiếng trong một Lê-Nin
từ phụ âm.
* Lưu ý: dấu gạch nối
không phải là một dấu
câu, nó chỉ là một quy
định về chính tả. về hình
thức, dấu gạch nối ngắn
hơn dấu gạch ngang.
8 Dấu ngoặc đơn ( )
- Dùng để đánh dấu phần
có chức năng chú thích.
9 Dấu 2 chấm (:)
- Dùng để báo trước phần
bổ sung, giải thích, thuyết
minh cho một phần trước
đó.
- Báo trước lời dẫn trực
tiếp hoặc lời đối thoại.

10 Dấu ngoặc kép “”
- Dùng để đánh dấu từ
ngữ, câu, đoạn dẫn trực
tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được
hiểu theo nghĩa đặc biệt
và có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm ,
tờ báo, dẫn trong đoạn
văn.
* HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu.
13


II. Các lỗi thường gặp về dấu câu.
Em hãy xác định xem ở mỗi ví dụ trên người viết đã mắc lỗi nào khi sử dụng dấu
câu? Em hãy tìm cách sửa lại (GV ghi và sửa vào mỗi ví dụ).
Từ các ví dụ trên khi viết cần tránh các lỗi nào về dấu câu?
1) Ví dụ
a. Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ, biết bao nhiêu
người nông dân đã sống cơ cực như Lão Hạc . → Thiếu dấu ngắt câu khi đã kết thúc.
b. Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất. → Dùng dấu ngắt
câu khi câu chưa kết thúc.
c. Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này. → Thiếu dấu thích hợp để tách các
bộ phận của câu khi cần thiết.
d. Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào bắt đầu từ đâu. Anh
có thể cho tôi một lời khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này!
→ Lẫn lộn công dụng của dấu câu
2) Ghi nhớ: (Sgk – 151)
* HĐ3: Luyện tập :

III. Luyện tập
Bài tập1: Yêu cầu: - Chép đoạn văn. - Điền dấu câu thích hợp vào ( )
⇒ 1 HS làm miệng → 1 HS nhận xét → GV kiểm tra
Bài tập 2: Yêu cầu: - Phát hiện lỗi sai. - Thay dấu thích hợp.
a. Lẫn lộn công dụng của dấu.
b. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận cần thiết.
c. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
* Dặn dò: - Học kỹ các loại dấu câu và tác dụng của mỗi loại dấu.
- Viết đoạn văn thuyết minh về lợi ích của cây xanh trong đó có sử dụng các
kiểu dấu câu một cách thích hợp.
..............Hết phần giáo án..........

BƯỚC 4: Tổ chức dạy học và dự giờ
- Dự kiến thời gian dạy: Tháng 11/ 2015
+ Dự kiến người dạy mẫu: Nguyễn Thị Mai Lan
+ Dự kiến đối tượng dạy: 8A
+ Dự kiến thành phần dự giờ: BGH, Tổ nhóm chuyên môn.
- Dự kiến dạy thể nghiệm:

14


+ Lớp: 8A+ 8B ( Nguyễn Thị Mai Lan) Người dự: Nhóm Ngữ văn 8.
+ Lớp: 8C+8D ( Nguyễn Thị Thương) Người dự: Nhóm Ngữ văn 8.
- Dự kiến kiểm tra khảo sát HS (30 phút):
+ Mỗi lớp chọn 10 HS (ở các mức độ nhận thức khác nhau)
+ Dạng câu hỏi: nhận biết, thông hiểu và vận dụng:
Câu 1: Liệt kê các dấu câu đã học trong chương trình Ngữ văn 6,7,8.
Câu 2: Trình bày hiểu biết của em về một trong những loại dấu câu đã học.
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu văn, có sử dụng ít nhất 3 loại dấu câu.

BƯỚC 5: Phân tích, rút kinh nghiệm bài học (sau khi dạy và dự giờ).
( Phân tích giờ dạy theo quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng
thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.)

Xác nhận của tổ trưởng chuyên môn

Hà Đông, ngày 25 tháng 10 năm 2015
Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Mai Lan

Phê duyệt của BGH

15


16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×