Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Đại số 10 chương 2 bài 1: Hàm số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.91 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN ĐẠI SỐ 10

Tiết 9 :

Hàm số

A- Mục tiêu : Nắm được k/n hàm số , cách cho hàm số, đồ thị của hàm số . áp dụng được vào làm bài
tập .
B- Nội dung và mức độ : k/n và định nghĩa hàm số . Ba cách cho hàm số . Bài tập chọn ở (SGKTr.38,39).
C- Chuẩn bị của thầy và trò : Sách giáo khoa, các biểu bảng minh họa, máy tính bỏ túi .
D- Tiến trình tổ chức bài học :


ổn định lớp :

• Kiểm tra bài cũ :
• Nội dung bài giảng :
I. Ôn tập về hàm số

- Sỹ số lớp :
- Nắm tình hình chuẩn bị bài của học sinh.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập ra về nhà

1- Khái niệm hàm số :
Hoạt động 1 : ( Dẫn dắt khái niệm )
Hoạt động của học sinh

Hoạt động của giáo viên

- Nhận xét và nhận biết được các tập giá trị của x,
y cho trong bảng.



- Giới thiệu ví dụ của sách giáo khoa thông qua
bảng đã chuẩn bị sẵn.

- Với mỗi giá trị x ∈ D = { 1, 2, ... , 12 } có một
giá trị duy nhất y ∈ R

- Phát vấn : Tìm tập các giá trị của x, của y, có
nhận xét gì về các giá trị của y ?
- Dẫn dắt đến khái niệm hàm số : Nêu định nghĩa
hàm số của sách giáo khoa.

Hoạt động 2 : ( Củng cố khái niệm )
Hãy nêu một ví dụ thực tế về hàm số ?
Hoạt động của học sinh
- Cho hàm số dưới dạng bảng hoặc dưới dạng công
thức đã gặp trong vật lý
- Nêu được tập xác định, tập giá trị của hàm số mà
mình đưa ra
2- Cách cho hàm số :
a- Hàm số cho bằng bảng :

Hoạt động của giáo viên
- Nhận xét các ví dụ mà học sinh đưa ra
- Phát vấn : Để cho hàm số, có những cách nào ?
- Thuyết trình các cách cho hàm số.


GIÁO ÁN ĐẠI SỐ 10
Hoạt động 3 :

Hoạt động của học sinh

Hoạt động của giáo viên

- Tìm tập xác định của hàm

- Giới thiệu cách cho hàm số bằng bảng.

- Phân biệt được bảng biểu diễn hàm

- Cho học sinh tìm tập xác định của hàm

b- Hàm số cho bằng biểu đồ :
( Cho học sinh nghiên cứu ví dụ của sách giáo khoa , giáo viên thuyết trình phát vấn về
tập xác định, tập giá trị của hàm số )
c- Hàm số cho bằng công thức :
Hoạt động 4 : ( Dẫn dắt khái niệm )
Hãy kể các hàm số đã học ở trung học cơ sở ?
Hoạt động của học sinh

Hoạt động của giáo viên

- Nêu các hàm số : y = f ( x ) = ax + b

- Thuyết trình cách cho hàm số bằng công thức.

y = g( x ) = ax2

- Thuyết trình về tập xác định của hàm số trong
trường hợp hàm cho bằng công thức


3 - Đồ thị của hàm số :
Hoạt động 5 ( Dẫn dắt khái niệm )
Cho hàm số :
x

-1

0

1
2

1

3
2

2

3

y = f(x)

3

2

-1


2

4

0

1

a- Tìm tập xác định D Và tập giá trị F của hàm số ?
b- Biểu diễn các cặp số ( x ; f ( x ) ) trên một mặt phẳng toạ độ ?
Hoạt động của học sinh
- Tìm tập xác định D = { -1, 0,

Hoạt động của giáo viên

- Hướng dẫn học sinh tìm tập xác định D, tập
1
3
, 1, , 2, 3 }, tập giá trị F trong trường hợp hàm số cho bằng
2
2
bảng.

giá trị
F ={ 3, 2, -1, 2, 4, 0, 1 }

- Tìm các cặp số ( x ; f ( x ) ) tương ứng ?
- Nêu định nghĩa đồ thị của hàm số : Đồ thị của



GIÁO ÁN ĐẠI SỐ 10
hàm số f : D → R là tập hợp tất cả các điểm M
( x ; f ( x ) ) trên mặt phẳng tọa độ với mọi x∈ D

- Dựng các cặp số ( -1; 3 ) ; ( 0; 2 ) ;
(

1
3
; -1 ), ( 1; 2 ), ( ; 4 ), ( 2; 0 ),( 3; 1 )
2
2

- Đặt vấn đề : khi tập xác định D của hàm số f
( x ) là một khoảng ta không thể xác định được
tất cả các điểm M ( x; y ).

lên mặt phẳng toạ độ Oxy

Để vẽ được đồ thị của hàm số ta làm như thế nào
?
Chú ý : Cách vẽ đồ thị của hàm số một cách gần đúng khi biết dạng đồ thị của nó
( giáo viên thuyết trình theo hình vẽ SGK )
Hoạt động 6 : ( Củng cố khái niệm )
Vẽ đồ thị của hàm số y = f ( x ) = 2x + 4 , y = g ( x ) = x2
Hoạt động của học sinh

Hoạt động của giáo viên

- Vẽ đồ thị bằng cách dựng các điểm đặc biệt


- Nêu đồ thị của các hàm số đã cho là cách vẽ
gần đúng. Cách vẽ đó hình thành do đã biết dạng
đồ thị của hàm số

Hoạt động 7: ( Củng cố khái niệm )
Tìm tập xác định của các hàm số sau :

1− x

a- y =
b- y =

2x + 2
2 x − 3x + 1
2

3x 2
c- y = 
1 − x

x ≥ 2
x < 2

Hoạt động của học sinh
- a / x phải thoả mãn : 1 − x ≥ 0 cho x ≤ 1
nên tập xác định là ( - ∞ ; 1 ]
- b / x phải thoả mãn : 2x2 - 3x + 1 ≠ 0 cho
x≠1;x≠


1
nên tập xác định
2
l R \ { 1, 2 }

Hoạt động của giáo viên
- Hướng dẫn học sinh tìm tập xác định của hàm
số .
- Ôn tập cách tìm giao các tập số thực


GIÁO ÁN ĐẠI SỐ 10
- c / Tập xác định là tập R




Bài tập về nhà : 1, 2,3 (SGK-Tr.38,39)
Dặn dò : Xem lại lý thuyết về hàm số ( Định nghĩa, kí hiệu hàm số .. )
Điều chỉnh với từng lớp ( nếu có )

Tiết 10:

Hàm số ( Tiếp )


GIÁO ÁN ĐẠI SỐ 10
A- Mục tiêu : Nắm được k/n chiều biến thiên của hàm số, hàm số chẵn, lẻ. . Vận dụng được vào bài
tập .
B- Nội dung và mức độ : Chiều biến thiên của hàm số .

C- Chuẩn bị của thầy và trò : Sách giáo khoa, các biểu bảng minh họa, máy tính bỏ túi .
D- Tiến trình tổ chức bài học :


ổn định lớp :




Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập ra về nhà
Nội dung bài giảng :
II - Sự biến thiên của hàm số :

- Sỹ số lớp :
- Nắm tình hình chuẩn bị bài của học sinh.

1.Ôn tập :
Hoạt động 1 : ( Dẫn dắt khái niệm )
Nhận xét về dáng điệu của các đồ thị vẽ được trong hoạt động 6 ?
Hoạt động của học sinh

Hoạt động của giáo viên

- Nhận xét về dáng điệu " đi lên " , "đi xuống"
của các đồ thị ứng với các khoảng x tương ứng
- Với x1 < x2 so sánh được

- Dùng bảng đã vẽ sẵn hai đồ thị ở hoạt động 2
( Giấy khổ to ) cho học sinh nhận xét về dáng

điệu của đồ thị
- Dẫn dắt đến khái niệm đồng biến, nghịch biến
của hàm số.

f ( x1 ) với f ( x2 )
2. Bảng biến thiên

Hoạt động 2 : Lập bảng biến thiên của hàm số y = x2
III- Tính chẵn lẻ của hàm số:
1. Hàm số chẵn, hàm số lẻ :
Dẫn dắt k/n từ đồ thị hai hàm số học sinh đã quen thuộc là : y = x2 và y = x;
Hoạt động 3 :
Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số sau :
a) y = 3x2 − 2

b) y =

1
x

c) y =

Hoạt động của học sinh

x.
Hoạt động của giáo viên


GIÁO ÁN ĐẠI SỐ 10
a) y(− x) = 3(− x)2 − 2 = 3x2 − 2 = y(x) chứng tỏ - HD học sinh

hàm số đã cho là hàm số chẵn .
b) y(− x) = −

1
= − y(x) chứng tỏ hàm số đã cho là
x

hàm số lẻ.
c) Ta có : TXĐ: D = [0; +∞ )
Lấy 2 ∈ D , nhưng – 2 ∉ D . Vậy hàm số đã cho
không chẵn, không lẻ.



Bài tập về nhà : 4 (SGK- Tr.39)
Dặn dò : - Xem lại lý thuyết về hàm số ( Cách vẽ đồ thị , tìm chiều biến thiên )
- Đọc trước bài Hàm số y = ax + b (SGK-Tr.39)

Điều chỉnh với từng lớp ( nếu có )



×