Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

GIÁO ÁN SINH 10 HK2 (ĐIỀU CHỈNH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.72 KB, 39 trang )

Tuần: .....

Ngày soạn: .........................

Tiết: .......

Ngày dạy : ..........................
CHƯƠNG IV: PHÂN BÀO
Bài 18: CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

I. Mục tiêu bài dạy:
- Mô tả được chu trình tế bào.
- Nêu được những diễn biến cơ bản của nguyên phân.
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về những hoạt động chính diễn ra trong từng pha của chu
kì tế bào và quá trình nguyên phân; ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sinh trưởng, phát triển
của sinh vật.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học:
- Trực quan - tìm tòi.
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Trình bày 1 phút.
IV/ Phương tiện dạy học:
- SGK, hình 18.1 và 18.2.
-Phiếu học tập.
V/ Tiến trình bài dạy:
1. Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi:


Tế bào lớn lên và sinh sản như thế nào?
2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới):
Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung ghi bài

▲ Yêu cầu HS xem hình 18.1,
∆ Quan sát hình và trả I-Chu kì tế bào:
trả lời các câu hỏi:
lời các câu hỏi.
- Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian
- Khái niệm về chu kỳ tế bào?
giữa 2 lần phân bào (gồm kỳ trung
- Chu kỳ tế bào được chia
gian và quá trình nguyên phân ).
thành các giai đoạn nào?
- Kỳ trung gian gồm:
- Nêu đặc điểm các pha trong
+ Pha G : tế bào tổng hợp các chất
1
kỳ trung gian.
cho sinh trưởng của tế bào.
Lưu ý: Chu kỳ tế bào được
+ Pha S: ADN và NST nhân đôi 
điều hòa bằng một cơ chế rất
NST kép.
tinh vi. Nếu các cơ chế điều

+ Pha G : tổng hợp các yếu tố còn lại
∆ Quan sát hình và trả
2
khiển sự phân bào bị hư hỏng
lời câu hỏi.
cho phân bào.
trục trặc cơ thể có thể bị bệnh.
▲ Yêu cầu HS xem hình
18.2, hỏi: Em hãy nêu các giai
đoạn trong nguyên phân và đặc

II.Quá trình nguyên phân:
1.Phân chia nhân
- Kì đầu: các NST kép dần được co


điểm của mỗi giai đoạn.

xoắn. Màng nhân và nhân con dần tiêu
biến, thoi phân bào xuất hiện.
- Kì giữa: các NST kép co xoắn cực
đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt
phẳng xích đạo. Thoi phân bào được
đính ở 2 phía của NST tại tâm động.
-Kỳ sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau
∆ Nghiên cứu SGK, trả
lời câu hỏi.
ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2
cực của tế bào.


▲ Yêu cầu HS xem mục II.2
trang 74 SGK, trả lời câu hỏi:
Sự phân chia tế bào chất diễn ra
như thế nào (ở tế bào động vật
và tế bào thực vật)?
▲Dựa vào hình 18.2, hãy giải
thích do đâu nguyên phân lại có
thể tạo ra 2 tế bào con có bộ
NST giống y hệt tế bào mẹ?

-Kỳ cuối: NST dãn xoắn dần và
Các NST sau khi nhân
đôi vẫn dính với nhau ở
tâm động và tập trung
thành 1 hàng ở mặt phẳng
xích đạo. Do vậy, khi các
NST phân chia thì các tế
bào con đều có 1 NST của
tế bào mẹ).
∆ Nghiên cứu SGK, trả
lời các câu hỏi.

▲ Yêu cầu HS xem mục III
trang 74 SGK, trả lời câu hỏi:
Nguyên phân có ý nghĩa như
thế nào đối với sinh vật?

màng nhân xuất hiện.
2) Phân chia tế bào chất:
-Ở động vật phần giữa tế bào thắt eo

chia thành 2 tế bào con.
-Ở thực vật tạo vách ngăn phân chia
thành 2 tế bào mới.

III-Ý nghĩa của quá trình nguyên
phân:
- Ở SV nhân thực đơn bào, SV sinh
sản sinh dưỡng nguyên phân cũng là
cơ chế sinh sản.
- Ở SV nhân thực đa bào nguyên
phân giúp cơ thể sinh trưởng và phát
triển.

3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
*Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài SGK.

Câu 1. Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian
giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của
nguyên phân.
Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia
xong, tế bào bước vào giai đoạn được gọi là G1.
Trong giai đoạn này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Khi tế bào sinh trưởng đạt
được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào.
Giai đoạn nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể được gọi là giai đoạn S. Các nhiễm sắc thể được nhân đôi


nhưng vẫn có dính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 nhiễm sắc thể
(crômatit). Kết thúc giai đoạn s, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G2. Lúc này tế bào phải tổng hợp tất
cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt

cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể.
Câu 2. Các NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau là để thu gọn lại (tránh sự cồng kềnh) dễ di chuyển
trong quá trình phân bào. Sau khi phân chia xong. NST phải dãn xoắn để tạo điều kiện cho các gen phân mã.
Câu 3. Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ bội (vì ở
kì giữa các NST đã được nhân đôi). Nếu không có thoi vô sắc thì các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển đồng
đều về các tế bào con, tạo ra tế bào con 4n.

Câu 4. Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ
bội (vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi). Nếu không có thoi vô sắc thì các nhiễm sắc tử sẽ không
thể di chuyển đồng đều về các tế bào con, tạo ra tế bào con 4n.
-Điều gì sẽ xảy ra nếu các NST sau khi nhân đôi lại tách rời nhau ra rồi mới di chuyển về 2 cực của tế
bào? (Nếu NST sau khi nhân đôi, lại tách rời nhau rồi mới phân li về 2 cực của tế bào thì có thể tạo ra những sai
lệch trong nguyên phân. Vì vậy mà sau khi nhân đôi, NST vẫn còn dính với nhau ở tâm động, đảm bảo cho việc
phân chia đồng đều các nhiễm sắc tử về các tế bào con).
-Các loài sinh vật có bộ NST đơn bội n có giảm phân không? (không co quá trình giảm phân).
-Nếu số lượng NST không phải là 2n mà là 3n thì quá trình giảm phân có gì trục trặc? (Khi có 3 NST
tương đồng thì sự bắt đôi và phân ly của các NST sẽ dẫn đến sự phân chia không đồng đều các NST cho các tế
bào con - gây ra đột biến giao tử).

*Hoàn thành phiếu học tập (tự nhớ lại ND để điền vào phiếu)
*Khối u do ung thư phát triển rất nhanh có phải bệnh về điều hoà phân bào hay không? (tế bào
ung thư phân bào liên tục, thời gian phân bào ngắn và có khả năng phát tán tế bào đến các nơi khác).
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò)
- Đọc mục “Em có biết”
- Học theo câu hỏi và bài tập cuối bài
- Xem trước bài 19.Giảm phân
PHIẾU HỌC TẬP
Yêu cầu: Xem lại ND kiến thức mục I, II để điền vào phiếu học tập.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
CK tế bào:


Các giai đoạn

Kì trung gian

Pha G

1

Nhiệm vụ và diễn biến
Tế bào tổng hợp các chất cho sinh trưởng của tế bào.

Pha S

ADN và NST nhân đôi  NST kép

Pha G

Tổng hợp các yếu tố còn lại cho phân bào

2

Kì đầu

Các NST kép dần được co xoắn. Màng nhân dần tiêu biến, thoi
phân bào xuất hiện.


Phân chia nhân


Quá trình nguyên phân

Kì giữa

Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt
phẳng xích đạo. Thoi phân bào được đính ở 2 phía của NST tại
tâm động.

Kì sau

Các nhiểm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào
về 2 cực của tế bào.

Kì cuối
Phân chia TBC

NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện.
Ở động vật phần giữa tế bào thắt eo chia thành 2 tế bào con.
Ở thực vật tạo vách ngăn phân chia thành 2 tế bào mới.

Tuần: .....
Tiết: .......

Ngày soạn: .........................
Ngày dạy : ..........................
Bài 19: GIẢM PHÂN

I. Mục tiêu bài dạy:
- Nêu được những diễn biến cơ bản của giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.

- Biết lập bảng so sánh giữa nguyên phân và giảm phân.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về những hoạt động chính diễn ra trong các kì của quá
trình giảm phân và ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sinh vật.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học:
- Trực quan - tìm tòi.
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Trình bày 1 phút.
IV/ Phương tiện dạy học:
- SGK, hình 19.1 và 19.2.
- Phiếu học tập.
V/ Tiến trình bài dạy:
1. Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi:
Cơ chế nào giúp bộ NST của cơ thể con mang một nửa đặc tính di truyền của bố và một nửa của mẹ?
2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới):

Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
▲ Yêu cầu HS quan sát
∆ Cần nêu được: Quá trình
mục lời dẫn và tóm tắt SGK, phân bào gồm 2 lần phân
hỏi: Giảm phân là gì?
chia liên tiếp nhưng chỉ có 1
lần nhân đôi NST  số NST
trong tế bào giảm đi ½.

▲ Yêu cầu HS nghiên cứu
∆ Nghiên cứu mục I và
mục I, trang 76-77 và xem xem hình 19.1 SGK, trả lời
hình 19.1 SGK, hỏi: Em hãy câu hỏi.
nêu đặc điểm các kỳ của giảm
phân I.
(Lưu ý: Ở kì đầu I, các
NST kép liên kết với sợi tơ

Nội dung bài
I.Giảm phân I:
Trước khi tế bào giảm phân, tại kì trung gian
cũng có sự tổng hợp ADN và sự nhân đôi của
các bào quan.

1) Kỳ đầu I:
- Các nhiễm sắc thể tương đồng bắt đôi
với nhau  cặp NST kép (tiếp hợp 
TĐC).
- Các NST kép dần co xoắn. Sau đó, các
NST kép trong mỗi cặp dần đẩy nhau ra
tại tâm động. Thoi phân bào hình thành,
mỗi NST kép trong cặp tương đồng chỉ


phân bào ở 1 phía của tâm
đông  khi NST phân li thì
mỗi NST kép di chuyển về 1
cực của tế bào. Trong khi ở
kì đầu của nguyên phân, NST

kép liên kết với sợi tơ phân
bào ở 2 phía của tâm động 
khi NST phân li thì mỗi NST
đơn trong cặp NST kép di
chuyển về 1 cực của tế bào
 tại kì cuối I, mỗi tế bào
con nhận được từ cặp NST
tương đồng 1 NST kép khác
nhau về nguồn gốc.

▲ Yêu cầu HS xem hình
19.2 trang 78 SGK, trả lời câu
lệnh trang 78.
(Giảm phân 2 diễn ra sau
một giai đoạn trung gian
ngắn, không có sự nhân đôi
NST).
Lưu ý: Thời gian cần thiết
cho quá trình giảm phân ở các
loài khác nhau là khác nhau,
thậm chí khác nhau giữa giới
đực và giới cái trong cùng
một loài.

▲ Yêu cầu HS xem mục
III, trang 79 SGK, nêu ý
nghĩa của giảm phân.

liên kết với sợi tơ phân bào ở 1 phía của
tâm động.

- Cuối kì, màng nhân và nhân con dần
tiêu biến.
2) Kỳ giữa I:
Các NST kép co xoắn cực đại, di chuyển
về mặt phẳng xích đạo của tế bào và tập
trung thành 2 hàng. Dây tơ phân bào từ
mỗi cực của TB đính vào một phía của
mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
3) Kỳ sau I:
Mỗi NST kép trong cặp tương đồng di
chuyển theo tơ phân bào về một cực tế
bào.
4) Kỳ cuối I:
Khi về cực tế bào các NST kép dần dần
dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần
xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến. Sau đó
TBC phân chia  2 tế bào con có số NST
kép giảm đi ½.
II. Giảm phân II:
1) Đặc điểm:
- Các NST không nhân đôi mà phân
chia gồm các kỳ tương tự như nguyên
phân: kì đầu II, kì giữa II, kì sau II và kì
cuối II.

∆ Cần nêu được: Vì ở kì
giũa I, Các NST kép tập
trung thành 2 hàng trên mặt
phẳng xích đạo. NST kép
đính trên sợi tơ phân bào ở

một phía tại tâm động nên
chúng trượt về 1 cực của TB
- Kết quả: Từ 1 tế bào có 2n NST, qua giảm
 số NST giảm đi một nửa.
phân  4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
2) Sự tạo giao tử:
- Các cơ thể đực (động vật): 4 tế bào 
4 tinh trùng.
- Các cơ thể cái (động vật): 4 tế bào  1
trứng có khả năng thụ tinh và 3 thể cực tiêu
biến.
Ở thực vật, sau giảm phân các TB con
phải trãi qua một số lần phân bào để thành
hạt phấn hoặc túi phôi.
∆ Nghiên cứu mục III, III. Ý nghĩa của giảm phân:
trang 79 SGK, nêu ý nghĩa
- Sự phân ly độc lập của các NST (và trao
của giảm phân.
đổi đoạn) tạo nên rất nhiều loại giao tử, qua
thụ tinh  nhiều biến dị tổ hợp Sinh giới
đa dạng và có khả năng thích nghi cao.
- Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp
phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.

3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
*Trả lời câu hỏi SGK.
Câu 1. Giải phân I xảy ra qua bốn kì là đầu I, kì giữa I, kì sau I và cuối I
* Kì đầu I: Các NST tương đồng bắt đôi (tiếp hợp) với nhau sau tiếp hợp các NST dần co xoắn
lại, thoi vô sắc hình thành và một số sợi thoi đính với tâm động của NST. Trong quá trình bắt đôi và



tách rời nhau các NST tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau (trao đổi chéo). Màng nhân và nhân
con tiêu biến.
* Kì giữa I: Các NST kép bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo, xếp
thành hai hàng. Thoi vô sắc từ các cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép.
* Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc I về các
cực của tế bào.
* Kì cuối I: Sau khi đi về cực của tế bào, các NST dần dần xoắn. Màng nhân và nhân con dần
dần xuất hiện. Thoi vô sắc tiêu biến. Sau đó là quá trình phân chia chất tế bào tạo nên hai tế bào con có
số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa.
Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi NST.
Câu 2. Các NST kép trong cặp tương đồng bắt đôi với nhau suốt theo chiều dọc có thể diễn ra tiếp hợp
trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương
đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, do đó tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương
ứng. Đó chính là cơ sở tạo nên các giao thử khác nhau về tổ hợp NST, cung cấp nguyên liệu cho tiến
hoá và chọn giống.
Câu 3 (điều chỉnh) So sánh 2 quá trình giảm phân và nguyên phân?
– Giống nhau:
+ Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào)
+ Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở
mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi
phân bào về 2 cực của tế bào ở kì sau.
+ NST đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi
vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn.
+ Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau.
+ Đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức
sinh sản (vô tính và hữu tính).
– Khác nhau:

Câu 4. Ý nghĩa của quá trình giảm phân: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể

trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa
dạng di truyền ở thế hệ sau các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là
nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên giúp :ác loài có khả năng thích nghi với điều kiện
sống mới. Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc
trưng cho loài.
*Tại sao lại nói giảm phân II có bản chất giống nguyên phân?
+Giảm phân II về cơ bản cũng giống như nguyên phân, đều bao gồm các kì: kì đầu, kì giữa, kì
sau và kì cuối. Diễn biến hoạt động của NST cơ bản cũng giống nhau: NST co xoắn, tập trung thành
một hàng trên mặt phẳng xích đạo, các NST kép tách nhau ở tâm động, mỗi NST đơn di chuyển về
một cực của tế bào.
+So với nguyên phân, giảm phân II có một số điểm khác biệt: NST không nhân đôi, 2 tế bào
con có bộ NST đơn bội ( n ).
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò)


-Đọc ghi nhớ.

-Xem trước bài 20 - thực hành.

BẢNG SO SÁNH NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
Giảm phân

Nguyên phân


trung
gian

Kì đầu


Kì giữa

Kì sau

Kì cuối
Kết quả

Giảm phân 1
Giảm phân 2
- Các NST nhân đôi tạo ra NST
- Diễn ra rất ngắn.
- Các NST không nhân đôi dạng
kép dính nhau ở tâm động.
- Các NST nhân đôi tạo ra NST kép dính nhau ở tâm động.
- Bộ NST: 2n NST kép (4n)
kép dính nhau ở tâm động.
(Coi như không có kì trung gian 2)
- Bộ NST: 2n NST kép (4n)
- Xảy ra tiếp hợp  trao đổi
- Không xảy ra tiếp hợp giữa
- Không xảy ra tiếp hợp giữa
các NST kép trong cặp NST đoạn giữa các NST kép trong cặp các NST kép trong cặp tương
tương đồng.
tương đồng.
đồng.
- Bộ NST: 2n NST kép (4n)
- Bộ NST: 2n NST kép (4n)
- Bộ NST dạng n NST kép (2n)
- Các NST kép dàn thành 1 hàng
- Các NST kép dàn 2 hàng (đối

- Các NST kép dàn thành 1 hàng
trên mặt phẳng xích đạo TB.
diện) trên mặt phẳng xích đạo TB.
trên mặt phẳng xích đạo TB.
- NST đính trên thoi vô sắc ở 2
- NST đính trên thoi vô sắc ở 1
- NST đính trên thoi vô sắc ở 2
phía của tâm động.
phía của tâm động.
phía của tâm động.
- Bộ NST: 2n NST kép (4n)
- Bộ NST: 2n NST kép (4n)
- Bộ NST dạng n NST kép (2n)
- Các NST kép không tách nhau
- Các NST kép tách nhau thành
- Các NST tách nhau thành dạng
dạng đơn tháo xoắn và duỗi dần ra. và không tháo xoắn.
đơn tháo xoắn và duỗi dần ra.
- Bộ NST: 4n (NST đơn)
- Bộ NST: 2n NST kép (4n)
- Bộ NST: 2n (NST đơn)
- Các nhiễm sắc thể phân ly đồng đều về 2 cực tế bào và tế bào phân chia thành 2 tế bào mới.
- Bộ NST: 2n (NST đơn)
- Bộ NST: n NST kép (2n)
- Bộ NST: n (NST đơn)
- Từ 1 tế bào 2n NST thành 2 tế
- Từ 1 tế bào 2n NST thành 2
- Từ 2 tế bào 2n NST thành 4
bào, mỗi tế bào đều 2n NST.
tế bào, mỗi tế bào đều 2n NST.

tế bào, mỗi tế bào n NST.

Các bảng tóm tắt số NST, số crômtit, số tâm động ở các kì của nguyên phân và giảm phân:
*Nguyên phân :

Số NST
Số crômatit
Số tâm động
Kì trung gian
2n(kép)
4n
2n
Kì đầu
2n(kép)
4n
2n
Kì giữa
2n(kép)
4n
2n
Kì sau
4n (đơn)
0
4n
Kì cuối
2n (đơn)
0
2n

*Giảm phân:


Kì trung gian I
Kì đầu I
Kì giữa I
Kì sau I
Kì cuối I
Kì đầu II
Kì giữa II
Kì sau II
Kì cuối II

Số NST
2n (kép)
2n (kép)
2n (kép)
2n (kép)
n (kép)
n (kép)
n (kép)
2n (đơn)
n (đơn)

Số crômatit
4n
4n
4n
4n
2n
2n
2n

0
0

Số tâm động
2n
2n
2n
2n
n
n
n
2n
n


Tuần: .....
Tiết: .......

Ngày soạn: .........................
Ngày dạy : ..........................
Bài 20. THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÁC KỲ
CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH

I. Mục tiêu bài dạy:
Quan sát tiêu bản phân bào.
II. Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ các kỳ của nguyên phân và hình 20 SGK.
- Kính hiển vi quang học có vật kính X10, X40 và thị kính X10 hoặc X15.
- Tiêu bản cố định lát cắt dọc rễ hành hoặc các tiêu bản tạm thời.
III.Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu các kỳ của phân bào nguyên phân? đặc điểm mỗi kỳ?
3. Nội dung thực hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
▲ HD HS quan sát tiêu bản
∆ Quan sát tiêu bản rễ hành
rễ hành dưới kính hiển vi.
dưới kính hiển vi.
▲ Cho HS xem hình ảnh
∆ Xem hình ảnh chụp tế bào
chụp tế bào rễ hành dưới kính rễ hành dưới kính hiển vi.
hiển vi.
▲ Giải đáp thắc mắc của
∆ Đặt câu hỏi thắc mắc những
HS.
điểm chưa rõ.
▲ Hướng dẫn HS viết thu
∆ Về nhà viết thu hoạch theo
hoạch.
hướng dẫn của giáo viên

Nội dung bài dạy
Nội dung và cách tiến hành:
- Đặt tiêu bản hiển vi, điều chỉnh
cho vùng có mẫu vật (rễ hành) vào
giữa thị trường, nơi có nguồn sáng
tập trung.

- Quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ
hành từ đầu nọ đến đầu kia dưới vật
kính X10 để sơ bộ xsc định vùng rễ
có nhiều tế bào đang phân chia.
- Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang
phân chia vào giữa thị trường kính
và chuyển sang quan sát dưới vật
kính X40.
- Nhận biết các kì của quá trình
nguyên phân trên tiêu bản.


4. Thu hoạch:
- Vẽ các tế bào quan sát được thấy rõ nhất ở các kỳ khác nhau.
- Giải thích tại sao cùng 1 kỳ nào đó của nguyên phân trên tiêu bản lại trông khác nhau?
5.Dặn dò:
Xem trước bài 22.


Tuần: .....
Tiết: .......

Ngày soạn: .........................
Ngày dạy : .........................
Phần ba: SINH HỌC VI SINH VẬT
Chương I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
BÀI 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ
VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

I/ Mục tiêu bài dạy:

Trình bày được các kiểu chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng
lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật đó sử dụng.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật, các loại môi trường
nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học:
- Trực quan - tìm tòi.
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
- Trình bày 1 phút.
IV/ Phương tiện dạy học:
Bảng trang 89 SGK phóng to.
V/ Tiến trình bài dạy:
1. Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi:
Vi sinh vật trao đổi chất và năng lượng như thế nào?
2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới):
Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
▲ Yêu cầu HS nghiên
∆ Nghiên cứu mục I, trang 88 SGK,
cứu mục I, trang 88 SGK, trả lời câu hỏi.
hỏi:
- Em hiểu như thế nào? là
vi sinh vật?
- Nêu các đặc điểm của vi
sinh vật?


▲ Yêu cầu HS nghiên
cứu mục II.1, trang 88
SGK, hỏi: Có các loại môi
trường cơ bản nào? Đặc
điểm của mỗi loại môi
trường đó như thế nào?
Tự cho VD về các loại
môi trường cơ bản.

Nội dung bài
I. Khái niệm vi sinh vật:
- Là những sinh vật có kích
thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới
kính hiển vi.
- VSV gồm nhiều nhóm phân
loại khác nhau. Phần lớn là cơ
thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân
thực, 1 số là tập hợp đơn bào.
- VSX hấp thụ và chuyển hoá
chất dinh dưỡng nhanh, sinh
trưởng và sinh sản nhanh, phân
bố rộng.
∆ Nghiên cứu mục II.1, trang 88 II. Môi trường và các kiểu dinh
SGK, trả lời câu hỏi.
dưỡng:
1) Các loại môi trường cơ bản:
- Môi trường tự nhiên gồm các
chất tự nhiên.
- Môi trường tổng hợp gồm các

chất đã biết thành phần hoá học
và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp


▲ Nghiên cứu mục II.2,
và bảng trang 89 SGK, hỏi:
- Dựa vào nhu cầu về
nguồn năng lượng và nguồn
cacbon chia làm 4 kiểu dinh
dưỡng nào?
- Nếu chỉ dựa vào nguồn
năng lượng thì có những
loại VSV nào?
- Nếu chỉ dựa vào nguồn
cacbon thì có những loại
VSV nào?
Trả lời câu lệnh trang 89.

gồm các chất tự nhiên và các
chất hoá học.
∆ Cần trả lời được:
2) Các kiểu dinh dưỡng:
Dựa vào nhu cầu về nguồn
- Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, năng lượng và nguồn cacbon
quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng.
chia làm 4 kiểu dinh dưỡng (Lưu
ND bảng trang 89 SGK).
- 2 loại: quang dưỡng và hóa dưỡng
- 2 loại: tự dưỡng và dị dưỡng.


ND
Quang tự
Hoá dị
so sánh
dưỡng
dưỡng
Nguồn NL Ánh sáng Hoá học
Nguồn C
CO2
Chất HC
Kiểu TĐC Đồng hoá
Dị hoá
▲Yêu cầu HS đọc thông ∆Làm việc theo hướng dẫn của GV.
tin SGK và kết hợp hiểu
biết làm rõ nội dung bài và
trả lơì câu hỏi lênh SGK.
Lưu ý: Phần này giảm
tải, lồng ghép vào dạy
chung với bài 24 thực hành.

III. Hô hấp và lên men (Giảm tải)

1. Hô hấp:
a. Hô hấp hiếu khí:
- Là quá trình ôxy hoá các phân
tử hữu cơ, mà chất nhận êlectron
cuối cùng là ôxy phân tử.
- Ở sinh vật nhân thực, chuỗi
truyền êlectron diễn ra ở màng

Nêu VD VSV cho các loại HH hiếu khí: nấm, ĐVNS, xạ khuẩn
trong ty thể còn sinh vật nhân sơ
hô hấp:
HH kị khí: vi khuẩn C. pasteurianum xảy ra ở màng sinh chất.
- Sản phẩm cuối cùng : CO 2,
Lên men: Lactobacillus sp; VK lên
H2O.
men lactic...
- Khi phân giải một phân tử
glucôzơ, vi khuẩn tích lũy được
38 ATP (khoảng 40%).
b. Hô hấp kị khí:
-Là quá trình phân giải
cacbonhyđrat để thu năng lượng
và chất nhận êlectron cuối cùng
là phân tử vô cơ (không phải là
O2 phân tử) như NO3- , SO4-2
- Năng lượng thu được ít.
2. Lên men:
-Là quá trình chuyển hoá diễn
ra trong tế bào chất mà chất cho
và nhận êlectron đều là các phân
tử hữu cơ. VD: lên men rượu,
lên men lactic.
- Năng lượng thu được rất ít.


3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
*Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
+ Câu 1. Các môi trường dùng chất tự nhiên như: sữa cho vi khuẩn lactic lên men, dịch quả cho

nấm men rượu lên men tạo rượu vang. Cơ thể người cũng là môi trường cho những nhóm vi sinh vật
khác nhau phát triển (VD: trong khoang miệng có nhiều vi khuẩn lactic).
+ Câu 2. Nguồn năng lượng và nguồn cacbon.
+ Câu 3. a. Đó là loại môi trường tổng hợp.
b. VSV có kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng.
c. Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn nitơ là phôtphat amôn.
*Trình bày khái niệm vi sinh vật? Kể tên một số đại diện của vi sinh vật mà em biết?
-Vi sinh vật là những cơ thể sống có kích thước hiển vi, đường kính tế bào chỉ khoảng 0,2 ÷ 2
µm (đối với vi sinh vật nhân sơ) và 10 ÷ 00 µm (đối với vi sinh vật nhân thực). Phần lớn vi sinh vật là
cơ thể đơn bào, không thể thấy được bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi, một số là
tập hợp đơn bào.
-Vi sinh vật gồm nhiều nhóm khác nhau, tuy vậy chúng đều có đặc điểm chung là hấp thụ,
chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng.
-Ví dụ về vi sinh vật:
+Vi sinh vật nhân sơ : vi khuẩn, xạ khuẩn, xoắn thể…
+ Vi sinh vật nhân thật: nấm men, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm sợi…
*So sánh 2 kiểu chuyển hoá vật chất: hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí?

*Vì sao không nên bón phân đạm cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước?
Vi khuẩn phản nitrat hóa có khả năng dùng nitrat chủ yếu làm chất nhận điện tử. Tùy theo loài
vi khuẩn mà sản phẩm của khử nitrat dị hóa là N2, N 2O hay NO, đây đều là những chất mà cây trồng
không hấp thụ được. Quá trình phản nitrat hóa xảy ra mạnh khi đất bị kị khí như khi dùng phân đạm
(nitrat) cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước, phân nitrat dùng bón cho lúa bị nhóm
vi khuẩn này sử dụng rất nhanh, nitrat có thể mất hết rất nhanh mà cây trồng không kịp sử dụng.
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
Chuẩn bị bài thực hành Lên men.


Tuần: .....
Tiết: .......


Ngày soạn: .........................
Ngày dạy : .........................
BÀI 24: THỰC HÀNH: LÊN MEN ÊTYLIC VÀ LACTIC

I/ Mục tiêu bài dạy:
Có kĩ năng làm một số sản phẩm lên men (sữa chua, muối chua rau quả và lên men rượu).

II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin; phân tích đối chiếu khi HS cùng nhau quan sát hiện
tượng; giải thích hiện tượng và rút ra kết luận.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, hợp tác khi tiến hành thí nghiệm.
- Kĩ năng ra quyết đinh lựa chọn biện pháp hiệu quả để muối chua rau quả, làm sữa chua.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong khi tiến hành thí nghiệm.
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học:
- Trực quan - tìm tòi
- Vấn đáp - tìm tòi
- Dạy học nhóm
- Trình bày 1 phút
IV/ Phương tiện dạy học:
1. Lên men êtylic:
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho mỗi nhóm học sinh (6 – 8 em).
- 4 ống nghiệm ( đường kính 1-1,5cm, dàI 15 cm. Bánh men mới làm được giã nhỏ và rây lấy bột mịn (2
– 3 g) hoặc nấm men thuần khiết. 20 ml nước đun sôi để nguội.
- 20 ml dung dịch đường kính (saccarôzơ) 10%.
2. Lên men lactic:
- Một hộp sữa chua Vinamilk, 1 hộp sữa đặc có đường, muổng, cốc đong, cốc đựng, ấm đun nước, dưa
leo, cải sen, bắp cải, dao con, dung dịch NaCl, bình hoặc hủ để muối dưa.


V/ Tiến trình bài dạy:
1. Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi: Hãy nêu các quá trình phân giải của vi sinh vật?
2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới): Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào

bài mới:
Hoạt động của thầy
▲ Hướng dẫn HS làm
thí nghiệm lên men rượu.
▲ Hướng dẫn HS làm
sữa chua.
▲ Giải đáp thắc mắc
của HS.
▲ Hướng dẫn HS viết
thu hoạch.

Hoạt động của trò
∆ Làm TN theo HD của
GV.
∆ Làm TN theo HD của
GV.
∆ Đặt câu hỏi thắc mắc
những điểm chưa rõ.
∆ Về nhà viết thu hoạch
theo hướng dẫn của giáo
viên.

Nội dung bài dạy
I. Lên men êtilic:
- Cho vào đáy mỗi ống nghiệm 2 và 3: 1g bột bánh
men hoặc nấm men thuần khiết.

- Đổ nhẹ 10ml dung dịch đường theo thành ống
nghiệm 1 và 2.
- Đổ nhẹ 10ml nước lã đun sôi theo thành ống nghiệm
3.
- Sau đó để các ống nghiệm trên ở nhiệt độ 30 –
320C, quan sat hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm.
II. Lên men lactic:
1. Làm sữa chua:
- Đun sôi, pha sữa ngọt vừa uống, để nguội 40 0C,
cho 1 muỗng sữa Vinamilk vào, trộn đều, đổ ra cốc, ủ ở
400C, đậy kín, sau 3 – 5 giờ sẽ thành sữa chua.
- Muốn bảo quản thì để sữa vào tủ lạnh.
2. Làm rau quả muối chua:
- Rửa dưa leo, cải sen, bắp cải. Cắt ra thành các đoạn
dài khoảng 3cm.
- Cho rau quả vào hủ, đổ ngập nước muối NaCL (56%), nén chặt, đậy kín, để ở nhiệt độ 28-300C.

3.Thu hoạch:
- Trả lời các câu hỏi lệnh SGK và hoàn thành bảng cuối trang 96.
Lên men rượu:
+Chất X là C2H5OH.


+Ống nghiệm 1: có mùi đường, ống nghiệm 3: có mùi bánh men, ống nghiệm 2: có cả 4 dấu hiệu.
Lên men lactic:
+Chất X là C3H4O3.
+Sữa đang lỏng thành sẹt vì tạo axit lactic làm giảm pH, gây đông tụ casêin.
+Sữa chua bổ dưỡng vì có axit lactic, vitamin, nhân tố sinh trưởng.
- Kiểm tra các sản phẩm sữa chua và rau quả chua, giải thích kết quả.
4. Dặn dò:

- Đọc mục ”Em có biết”.
- Xem trước bài 25.

TÀI LIỆU BỔ SUNG
I.Xem mục III.Hô hấp và lên men (bài 22)
II. Mục II bài 23: Quá trình phân giải:
1/ Phân giải prôtêin và ứng dụng:
- Các vi sinh vật tiết enzim prôtêaza ra môi trường phân giải prôtêin ở môi trường thành axit
amin rồi hấp thụ.
- Ứng dụng làm tương, nước mắm…
2/ Phân giải polisaccarit và ứng dụng:
- Vi sinh vật tiết enzim phân giải ngoại bào polisaccarit( tinh bột, xenlulôzơ..) thnành các đường
đơn( monosaccarit) rồi hấp thụ.
+ Ứng dụng:
- Lên men rượu êtilic từ tinh bột (làm rượu): Tinh bột Glucôzơ  Êtanol + CO

2

- Lên men lactic từ đường (muối dưa, cà..): Glucôzơ  Axit lactic(vi khuẩn dị hình có thêm
CO , Êtanol, axit Axêtic…
2

- Phân giải xenlulôzơ nhờ vi sinh vật tiết enzim xenlulaza xử lý rác thực vật…
3/ Tác hại:
Do quá trình phân giải tinh bột, prôtêin, xenlulôzơ mà vi sinh vật làm hỏng thực phẩm, đồ ăn
uống, thiết bị có xenlulôzơ…
Câu hỏi cuối bài 23 :
+ Câu 1: Vi khuẩn lam có khả năng tự tổng hợp prôtêin. Nguồn cacbon cung cấp là CO2 do quá
trình quang tự dưỡng. Nguồn nitơ là nhờ nitrôgenaza cố định nitơ phân tử, diễn ra chủ yếu trong tế bào
dị hình.

+ Câu 2:
Đặc điểm so sánh
Loại vi sinh vật
Sản phẩm
Nhận biết

Lên men lactic
Vi khuẩn lactic đồng hình hoặc dị hình

Lên men rượu
Nấm men rượu, có thể có nấm mốc, vi khuẩn

- Lên men đồng hình hầu như chỉ có axit lactic.
- Lên men dị hình còn có thêm CO 2 Êtilic và
axit hữu cơ khác

- Nấm men: rượu êtilic, CO2
- Nấm mốc, vi khuẩn ngoài rượu, CO 2 còn có
các chất hữu cơ khác

Có mùi chua

Có mùi rượu

+ Câu 3: Vải chín để qua 3-4 ngày có mùi chua vì dịch quả vải chứa nhiều đường nên dễ bị
nấm men ở trên vỏ xân nhập vào gây lên men sau đó các vi sinh vật chuyển hoá đường  rượu axit
(mùi chua).
*Một số điểm lưu ý:



- Đường trong sữa là đường Lactôzơ dưới tác động của enzim của vi khuẩn lactic biến đổi thành 2
phân tử đường đơn là galactôzơ và glucôzơ. Sau đó đường nà sẽ bị lên men lactic (đồng, dị hình).
- Rượu êtilic được chưng cất từ cơm rượu sau quá trình lên men rượu.
- Vang là dịch quả lên men rượu không qua chưng cất.
- Bia là loại nước giải khát lên men rượu từ dịch đường hóa của malt (lúa mạch mọc mầm) và
hoa bia không qua chưng cất, có quá trình lên men phụ trong điều kiện lạnh bão hoà CO2.
Tuần: …..
Ngày soạn: ………….

Tiết: ……

Ngày dạy : ………….
CHƯƠNG II: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

I/ Mục tiêu bài dạy:
- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật, giải thích được sự sinh trưởng
của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.
- Nêu được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật (lồng ghép từ bài 26 vào bài 25).
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về khái niệm sinh trưởng và sự sinh trưởng của quần thể vi
sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học:
- Trực quan - tìm tòi.
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Dạy học nhóm.

- Trình bày 1 phút.
IV/ Phương tiện dạy học:
- SGK và hình 25.
- Bảng phụ.
V/ Tiến trình bài dạy:
1. Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi:
Sự khác biệt cơ bản của quá trình làm rượu bia thủ công và lên men rượu bia công nghiệp là gì?
2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới):
Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới:
Hoạt động của thầy
▲ Yêu cầu HS nghiên cứu

Hoạt động của trò
∆ Nghiên cứu SGK trả lời

ND và bảng trang 99, hỏi:
câu hỏi.
- Sinh trưởng của quần thể vi
- KN SGK.
sinh vật là gì?
- Thời gian thế hệ là gì?
- ND SGK.
- Trả lời câu lệnh trang 99.
- HS tính toán, trả lời câu hỏi.
Đáp án đúng:
+ Số TB trong QT tăng gấp đôi.
+ No = 105, g = 20 phút  n=6.

Vậy: N = No.26 = 64.105.


Nội dung bài
I. Khái niệm sinh trưởng:
- Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh
vật được hiểu là sự tăng số lượng tế
bào của quần thể.
- Thời gian thế hệ (g): là thời gian từ
lúc một tế bào sinh ra đến khi nó phân
chia hoặc là thời gian để số tế bào
trong quần thể tăng gấp đôi.
VD: E. Coli có g = 20 phút.
- Tính số tế bào trong bình nuôi cấy
sau n lần phân chia (N):
+ Số TB ban đầu: No
+ Thời gian nuôi cấy: t (phút)


▲ Treo bảng phóng to hình 25,

∆ Quan bảng phóng to, trả lời

yêu cầu HS quan sát và nhận câu hỏi.
xét về biến đổi số lượng tế bào
theo thời gian nuôi cấy  chia
thành các pha.
▲Trả lời câu lệnh trang101
▲Trả lời câu lệnh trang101

▲ Yêu cầu HS nghiên cứu

∆n=t/g = 60 phút /20phút = 3

∆ Cần trả lời được:
-Pha cân bằng.
∆Dùng phương pháp nuôi cấy

liên tục

∆ Nghiên cứu mục II.2 SGK,

trả lời câu hỏi.
mục II.2 SGK, hỏi:
- Nuôi cấy liên tục là gì? Ưu
điểm và ứng dụng của nó?
- Liên tục thêm các chất dinh
- Trả lời câu hỏi lệnh trang
dưỡng mới vào môi trường
101.
đồng thời lấy đi một lượng
dịch nuôi cấy tương đương.

+ Số lần phân chia: n  n = t/g
N = No.2n = No.2t/g
II. Sự sinh trưởng của quần thể VK:
1) Nuôi cấy không liên tục:
- Môi trường nuôi cấy không bổ sung
chất dinh dưỡng mới và không lấy đi sản
phẩm chuyển hoá vật chất.
- Quần thể vi khuẩn sinh trưởng theo
một đường cong gồm 4 pha:
a. Pha tiềm phát (pha lag):
- Vi khuẩn thích nghi với môi trường,

enzim cảm ứng hình thành.
- Số lượng tế bào trong quần thể chưa
tăng.
b. Pha luỹ thừa (pha log):
Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn
nhất và không đổi, số lượng tế bào
trong quần thể tăng rất nhanh.
c. Pha cân bằng:
Số lượng tế bào vi khuẩn đạt cực đại
và không đổi theo thời gian.
d. Pha suy vong:
Số cá thể (tế bào) trong quần thể
giảm dần.
2) Nuôi cấy liên tục:
Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng
vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch
nuôi cấy tương đương.
Ưu điểm: không tích tụ chất độc,
tránh hiện tượng suy vong.
Ứng dụng: sản xuất sinh khối thu nhận
prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt
tính sinh học như các axit amin, enzim,
kháng sinh, hoocmôn ...

∆ Nghiên cứu bài 26 SGK III. Giới thiệu các hình thức sinh sản
theo HD của GV, tóm tắt lại của VSV:
SGK, về nhà tóm tắt lại các
các hình thức sinh sản của vi
- Sinh sản của sinh vật nhân sơ:
hình thức sinh sản của vi sinh

sinh vật và cho VD.
- Phân đôi:
vật, mỗi hình thức cho 1 VD.
- Nảy chồi và tạo thành bào tử:
+ Ngoại bào tử. VD: VSV dinh
dưỡng mêtan.
+ Bào tử đốt. VD: Xạ khuẩn.
+ Phân nhánh và nảy chồi. VD: Vi
khuẩn quang dưỡng màu tía.
- Sinh sản của sinh vật nhân thực:
- Sinh sản bằng bào tử:
+ Sinh sản vô tính: bào tử kín, VD:
nấm Muco hay bào tử trần, VD: nấm
▲ HD HS nghiên cứu bài 26


Penicillium.
+ Sinh sản hữu tính bằng bào tử qua
giảm phân.

- Sinh sản bằng cách nảy chồi và
phân đôi:
- Sinh sản vô tính bằng nảy chồi, VD:
nấm men rượu hoặc phân đôi VD: nấm
men rượu rum.
- Sinh sản vô tính bằng phân đôi và
sinh sản hữu tính bằng cách hình thành
bào tử chuyển động hay hợp tử.
3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
- Câu hỏi và bài tập cuối bài 25:

+Câu 1/101 : Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa
tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể
tăng rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.
-Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy
ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
+Câu 2/101: Trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát vì vi khuẩn cần có thời gian làm
quen để hình thành các enzim cảm ứng. Trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát vì môi trường
ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng.
+Câu 3/101: Trong nuôi cấy không liên tục có pha suy vong vì các chất dinh dưỡng cạn kiệt, các
chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hoá được tích luỹ ngày càng nhiều làm thay đổi tính
thẩm thấu của màng làm cho vi khuẩn bị phân hủy. Còn trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng
và các chất được tạo ra trong quá trình chuyển hoá khá ổn định nên không có hiện tượng suy vong.
+Câu1/105 ; Vi khuẩn có thể hình thành các loại bào tử sau: nội bào tử, ngoại bào tử và bào tử đốt.
- Nội bào tử được hình thành khi gặp điều kiện bất lợi. Nội bào tử có vỏ dày, bên trong là hợp
chất đặc biệt giúp cho bào tử rất bền nhiệt.
- Bào tử đốt: bào tử được hình thành do sự phân đốt của sợi dinh dưỡng.
- Ngoại bào tử: bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
Câu 2/105 : Ví dụ về các bào tử sinh sản ở vi khuẩn và ở nấm.
- Ở vi khuẩn các bào tử sinh sản là bào tử đốt, ngoại bào tử đều là bào tử sinh sản vô tính.
- Ở nấm có hai loại bào tử sinh sản:
+ Bào tử hữu tính: bào tử túi (nấm men rượu), bào tử tiếp hợp (nấm tiếp hợp)...
+ Bào tử vô tính: bào tử trần có nấm Aspertillus (nấm cúc), nấm Penicillium (nấm chổi) và bào
tử có ở nấm Mucor.
Bào tử nấm rất đa dạng, có thể chuyển động hoặc không chuyển động. Bào tử nấm chỉ có các lớp
màng cấu tạo chủ yếu từ hêmixenlulôzơ và kitin, không có canxiđipicolinat kém chịu nhiệt.



+Câu 3/105 : là do không diệt khuẩn đúng quy trình các nội bào tử mọc mầm phát triển phân
giải các chất thải ra CO2 và các chất khí khác làm hộp thịt bị phồng lên.
4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò):
- Sưu tầm một vài phương pháp lên men không liên tục, lên men liên tục.
- Xem trước bài 27
Tuần: …..

Ngày soạn: ………….

Tiết: ……

Ngày dạy : ………….

BÀI 27. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. Mục tiêu bài dạy:
Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật ứng dụng của chúng.
II. Phương tiện dạy học:
- SGK, Bảng trang 106.
- Tài liệu nói về các chất hoá học là chất dinh dưỡng, nhân tố sinh trưởng và chất ức chế vi sinh vật.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm sinh trưởng và thời gian thế hệ của vi sinh vật. Cho VD.
- Sinh trưởng liên tục là gì? Ưu điểm của nuôi cấy liên tục so với nuôi cấy không liên tục?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
▲ Giới thiệu vai trò của thức ăn ∆ Lắng nghe, cùng làm việc với I. Chất hoá học:
và môi trường sống đối với đời giáo viên.

1/ Chất dinh dưỡng:
sống sinh vật nói chung và đối
- Chất dinh dưỡng là những chất
với vi sinh vật nói riêng.
giúp giúp cho VSV đồng hóa và tăng
▲ Cho HS xem mục I, trang 105
∆ Nghiên cứu SGK, thảo sinh khối hoặc thu năng lượng, giúp
– 106 SGK. hỏi:
luận trả lời các câu hỏi.
cân bằng áp suất thẩm thấu, hoạt hóa
- Chất dinh dưỡng là gì?
axit amin.
- Các chất nguyên tố vi lượng
VD: cacbohyđrat, prôtêin, lipit, các
là gì? Chúng có vai trò như thế
nguyên tố vi lượng Zn, Mn, Mo…
nào?
- Nhân tố sinh trưởng là các chất hữu
- Nhân tố sinh trưởng là gì?
cơ (axit amin, vitamin,...) cần ít nhưng
- Thế nào là vi sinh vật
VSV không thể tự tổng hợp được từ
nguyên dưỡng và sinh vật
chất vô cơ.
khuyết dưỡng.
+ Vi sinh vật khuyết dưỡng không
▲ Cho HS ghi nhận nội dung ∆Ghi nhận ND tóm tắt.
tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
tóm tắt theo SGK.
+ Vi sinh vật nguyên dưỡng tự tổng

▲Trả lời câu hỏi lệnh: Vì sao có ∆Vì E. coli triptôphan âm hợp được nhân tố sinh trưởng.
thể dùng VSV khuyết dưỡng phát triển được  thực phẩm
(VD E. coli triptôphan âm) để có triptôphan và ngược lại. [E.
kiểm tra thực phẩm có coli triptôphan âm không tự
triptôphan hay không?
tổng hợp được triptôphan, môi
trường không có sẵn
triptôphan chúng sẽ chết]
▲ Cho HS nghiên cứu bảng ∆Nghiên cứu SGK, kết hợp 2/ Chất ức chế sinh trưởng:
trang 106 SGK, trả lời các câu hỏi hiểu biết trả lời các câu hỏi.
Bảng trang 106-SGK.
lệnh:


+Hãy kể các chất diệt khuẩn
dùng trong bệnh viện, trường học,
và gia đình.
+Vì sao khi rửa rau sống nên
ngâm trong nước muối hay thuốc
tím pha loãng 5-10 phút?
+Xà phòng có phải là chất diệt
khuẩn không?

+Cồn, nước javen (natri
hipôclorit), thuốc tím, chất
kháng sinh.
+Dung dịch muối gây co
nguyên sinh, ngăn chặn tế bào
VSV phân chia, thuốc tím có
tác dụng ôxi hóa mạnh.

+Không phải, nhưng có tác
dụng tạo bọt nhằm rửa trôi
VSV.
Diệt khuẩn và làm trong nước
sinh hoạt trong.

Mở rộng: trong mùa lũ, cán bộ
y tế cấp viên cloramin B nhằm
làm gì?
∆Nghiên cứu SGK, lưu ý tên
▲ Yêu cầu HS nghiên cứu mục gọi và một số tác động của
II, trang 107 SGK, lưu ý tên gọi các tác nhân vật lý đến sự
và một số tác động của các tác sinh trưởng của VSV và ứng
nhân vật lý đến sự sinh trưởng dụng trong bảo quan nông
của VSV và dụng trong bảo sản, thực phẩm…
quan nông sản, thực phẩm…
∆Trả lời:
▲Câu lệnh trang107.

+ Ngăn giữ thực phẩm trong
tủ lạnh thường có tO
4OC1OC nên các vi khuẩn
gây bệnh bị ức chế không
sinh trưởng được.
+ Vi sinh vật ký sinh trên
động vật thường là vi sinh
vật ưa ấm (30OC-40OC).
+ Các loại thức ăn nhiều
nước rất dễ nhiễm khuẩn vì
vi khuẩn sinh trưởng tốt ở

môi trường có độ ẩm cao.
+ Trong sữa chua lên men
tốt (lên men đồng hình) hầu
như không có vi sinh vật gây
bệnh vì sữa chua có pH thấp
ức chế sự sinh trưởng của vi
khuẩn gây bệnh.

II. Các yếu tố lý học:
* Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ
của các phản ứng sinh hóa trong tế bào
 VSV sinh sản nhanh hay chậm.
Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng,
nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng
của VSV.
* Hàm lượng nước trong môi trường
quyết định độ ẩm mà nước là dung
môi của các chất khoáng dinh dưỡng,
là yếu tố hóa học tham gia vào các
quá trình thủy phân các chất.
Dùng nước để kích thích, khống
chế sinh trưởng của từng nhóm vi
sinh vật.
*Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm
qua màng, hoạt động chuyển hóa vật
chất trong tế bào, hoạt hóa enzim, sự
hình thành ATP,...
*VK QH cần ánh sáng để quang
hợp, tổng hợp sắc tố, hướng sáng…
Ánh sáng có thể ức chế, tiêu diệt

VSV: tia tử ngoại, tia X, tia
Gamma…
* Sự chênh lệch nồng độ của một
chất giữa 2 bên màng sinh chất gây
nên một áp suất thẩm thấu.
-Dùng đường, muối tạo áp suất thẩm thấu
để kìm hãm sự sinh trưởng của VSV.

4. Củng cố:
*Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
Câu 1: Chủng tụ cầu vàng được cấy trên ba loại môi trường a, b, c các loại môi trường này sẽ là:
- Môi trường a: tuy không có vitamin B1, nhưng có nhân tố sinh trưởng là nước thịt nên tụ cầu
vàng sinh trưởng được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường bán tổng hợp.
- Môi trường b: có muối khoáng, glucôzơ, vitamin, đây là môi trường có đầy đủ nhân tố sinh
trưởng nên tụ cầu vàng phát triển được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường tổng hợp.


- Môi trường c: vẫn trong suốt, không thay đổi, chứng tỏ môi trường không có các nhân tố sinh
trưởng, nên tụ cầu vàng không phát triển được. Đây là môi trường khoáng tổng hợp nhưng thiếu nhân
tố sinh trưởng.
- Giải thích kết quả thí nghiệm: Tụ cầu vàng muốn phát triển chúng đòi hỏi vitamin và các hợp
chất phức tạp trong nước thịt, glucôzơ nên môi trường a, b, phù hợp còn môi trường c là môi trường
khoáng nên nó không phát triển được.
- Vai trò của glucôzơ, tiamin, nước thịt.
+ Glucôzơ: là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng cho vi khuẩn.
+ Tiamin: vai trò hoạt hóa các enzim.
+ Nước thịt: là hợp chất cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.
Câu 2: Nếu tách 2 chủng VSV này ra nuôi cấy riêng trong môi trường dinh dưỡng thiếu axit
Folic và Pheninalanin thì chúng không thể sinh trưởng được. Do đây là các VSV khuyết dưỡng, đòi
hỏi môi trường phải cung cấp một hay một đố nhân tố sinh trưởng nhất định thì mới có thể sinh

trưởng, phát triển được. (Ở đây, axit Folic và Phêninalanin là nhân tố sinh trưởng của chủng 1 và
chủng 2) .
Nhưng khi nuôi cấy 2 chủng chung trong cùng 1 môi trường thì chúng có thể sống được do xảy
ra hiện tượng đồng dưỡng, nhu cầu về nhân tố sinh trưởng ở chủng 1 được thỏa mãn bỡi khả năng
tổng hợp được nhân tố sinh trưởng đó ở chủng 2 và ngược lại. Vì vậy chúng có thể sống được.
Câu 3: Sau khi ăn, các thức ăn thừa đã nhiễm khuẩn, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất giữ cần
đun sôi lại để diệt khuẩn. Có như vậy mới hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giữ thức ăn được lâu
hơn và tốt hơn.
*Tại sao với mỗi bệnh nhiễm khuẩn người ta lại phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác
nhau? (Các thuốc kháng sinh diệt khuẩn có tính chọn lọc, nếu không sử dụng đúng kháng thuốc).
*Tại sao quả sấu, mơ… nếu ngâm muối, đường để được lâu không bị hỏng? (Vì nước trong tế
bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được).
5.Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK
- Đọc mục ghi nhớ và “Em có biết”
- Xem trước nội dung bài thực hành.


Tuần: …..

Ngày soạn: ………….

Tiết: ……

Ngày dạy : ………….

BÀI 28: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT
I. Mục tiêu bài dạy:
Nhuộn đơn, quan sát một số loại vi sinh vật và quan sát một số tiêu bản bào tử của vi sinh vật.
II. Phương tiện dạy học:

- SGK, hình 28.
- Kính hiển vi quang học vật kính X10, X40 và thị kính X10 hoặc X15 và các dụng cụ khác.
- Dung dịch thuốc nhuộm vi sinh vật (không có thuốc thử thì làm tiêu bản thường).
- Mẫu vật: nấm men rượu (Saccharomyces cerevisiae), váng dưa chua, nấm mốc ở vỏ cam, quýt
hay cơm nguội, vi khuẩn khoang miệng.
III.Tiến trình bày dạy:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho biết khái niệm chất dinh dưỡng và nhân tố sinh trưởng.
- Cho biết tác dụng của một số chất ức chế sinh trưởng.
- Cho biết ảnh hưởng của một vài nhân tố vật lý đối với vi sinh vật.

3. Nội dung thực hành:
Hoạt động của thầy
▲ HD HS làm tiêu bản
hiển vi vi sinh vật.
▲ HD HS quan sát vi
sinh vật dưới kính hiển vi.
▲ Yêu cầu HS vẽ hình
quan sát được dưới kính
hiển vi.
▲ Giải đáp thắc mắc của
HS.

Hoạt động của trò
∆ Làm tiêu bản theo HD của
GV.
∆ Quan sát theo HD của GV.

Nội dung bài dạy

Thí nghiệm 1: Nhuộm đơn phát hiện
VSV trong khoang miệng:
- Nhỏ 1 giọt nước cất lên phiến kính.
- Dùng tăm tre lấy ít bựa răng trong
∆ Vẽ hình quan sát được.
khoang miệng.
- Đưa bựa răng đến gần giọt nước 
dịch huyền phù, dàn mỏng.
∆ Đặt câu hỏi thắc mắc những
- Hong khô.
điểm chưa rõ.
- Đặt giấy lọc lên tiêu bản, nhỏ 1 giọt
thuốc nhuộm lên giấy lọc, để 15-20
giây, lấy giấy lọc ra.
- Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất,
hong khô và soi kính HV.
Thí nghiệm 2: Nhuộm đơn phát hiện
tế bào nấm men:
- Lấy 1 ít giống nấm men thuần khiết
hoặc váng dưa chua, hoặc nuôi nấm
men trong dung dịch đường 10% trước
2 - 3 giờ.
- Làm tiêu bản hiển vi như thí nghiệm
1 và soi kính.

4.Thu hoạch:
-Kiểm tra kính hiển vi, cho vẽ hình.
-Làm bài thu hoạch tổng hợp 3 bài thực hành HKII.



-Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 113 SGK.
1/Dễ phát hiện VSV nhân thực (VD nấm men) hơn VSV nhân sơ (VD vi khuẩn) vì kích thước
VSV nhân thưjc lơn hơn nhiều.
2/Trong khoang miệng có cầu khuẩn và trực khuẩn, loại vi khuẩn lactic phổ biến là Steptococus
mutans là loại lên men đồng hình. Khi có nhiều đường trong miệng, vi khuẩn nafy sẽ biến đường
thành axit lactic ăn mòn chân răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây nhiễm khác xâm nhập làm sâu
răng.
3/Khi còn ở trong bụng mẹ, trong khoang miệng của đứa trẻ không có vi sinh vật vì lúc
này em bé sống nhờ chất dinh dưỡng từ mẹ dẫn bằng dây rốn, và thai nhi được mẹ bảo vệ
bằng một chất là AFP có tác dụng loại những vi sinh vật trong bào thai của thai nhi.
Khi đứa trẻ cất tiếng chào đời,vi sinh vật từ không khí mới xâm nhập vào khoang
miệng.

5. Dặn dò:
-Đọc mục ”Em có biết”.
-Xem lại nội dung đã học trong HKII, chuẩn bị ôn tập kiểm tra 1 tiết.


Tuần: ………..
Tiết: ………...

Ngày soạn: …………..
Ngày dạy: ……………
ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT

I. Mục tiêu bài dạy:
- Nắm được kiến thức tổng quát chương 1 và chương 2 : Vi sinh vật học.
- Hiểu rõ các nội dung đã học.
- Làm được một số câu hỏi và bài tập vận dụng.
II. Phương tiện dạy học:

Phiếu câu hỏi ôn tập.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Nộp bài báo cáo thực hành.

3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy
▲ Phát phiếu cho HS
thảo luận nhóm, trả lời
những câu hỏi cần ôn tập.
▲ Giải đáp thắc mắc của
HS.
▲ HD HS giải các câu
hỏi vận dụng.
▲ Chốt lại nội dung ôn
tập hoàn chỉnh.

Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
∆ Thảo luận nhóm để
Những nội dung cần ôn tập:
hoàn chỉnh các nội ôn tập. Bài 18:
- Mô tả được chu trình tế bào.
∆ Đặt câu hỏi thắc mắc
- Nêu được những diễn biến cơ bản của
những điểm chưa rõ.
nguyên phân.
∆ Làm việc theo hướng
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.
dẫn của GV.

Bài 19:
∆ Ghi nhận ND ôn tập
- Nêu được những diễn biến cơ bản của
hoàn chỉnh.
giảm phân.
- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.
- Biết lập bảng so sánh giữa nguyên phân
và giảm phân.
Bài 22:
Trình bày được các kiểu chuyển hoá
vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa vào
nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi
sinh vật đó sử dụng.
Bài 25:
- Trình bày được đặc điểm chung của sự
sinh trưởng ở vi sinh vật, giải thích được sự
sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi
cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.
- Nêu được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật.
Bài 27:
Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng của vi sinh vật ứng dụng
của chúng.

4. Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung vừa ôn tập.


- GV Tổng hợp kết quả, kết luận chung về nội dung ôn tập.
5.Dặn dò:

Dặn HS về nhà ôn tập và cách thức ra đề kiểm tra.

Tuần: ………..
Tiết: ………...

Ngày soạn: …………..
Ngày dạy: ……………

CHƯƠNG III:
VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Bài 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
I. Mục tiêu bài dạy:
Trình bày khái niệm và cấu tạo của virut.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về đặc điểm cấu tạo, hình thái của virut; phân tích, đối
chiếu, so sánh giữa đặc điểm của virut với vi khuẩn và các cơ thể sống khác.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng; ứng xử, giao tiếp khi HS cùng nhau
đọc SGK; quan sát hình; thảo luận để xác định khái niệm, hình dạng và cấu trúc của virut.
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học:
- Trực quan - tìm tòi
- Vấn đáp - tìm tòi
- Dạy học nhóm
- Trình bày 1 phút
IV/ Phương tiện dạy học:
- SGK và hình 29.3, bảng trang 117.
- Hình 29.1, 29.2 phóng to; phiếu học tập và bảng phụ.
V/ Tiến trình bài dạy:
1. Khám phá (mở đầu, vào bài): GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời.
Virut là gì? Có hại hay có lợi? Lợi hại như thế nào?

2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới):
Dựa vào kết quả trả lời của HS, dẫn HS vào bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
▲ Yêu cầu HS đọc lời dẫn.
∆ Một HS đọc lời dẫn.
I. Khái niêm:
▲ Làm rõ khái niệm virut.
∆ Làm việc cùng giáo viên.
Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế
 Rút ra được các đặc điểm
 Kí sinh nội bào bắt buộc.
bào, có kích thước siêu nhỏ (10100nm), cấu tạo đơn giản (lõi a.
quan trọng của virut.
Kích thước siêu nhỏ.
Hệ gen gen chỉ chứa ADN nuclêic và vỏ prôtêin), kí sinh nội
bào bắt buộc.
hoặc ARN.
Có 2 loại virut: Virut ADN (đậu
mùa, viêm gan B, hecpet...) và virut
ARN (cúm, sốt xuất huyết Dengi,
viêm não nhật Bản...)
II. Cấu tạo:
▲ Yêu cầu HS đọc mục II,
∆ Cần trả lời được:
- Virut có cấu tạo gồm 2 thành
xem hình 29.1 SGK phóng to,
phần cơ bản:
thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Lõi axit nuclêic (ADN hoặc
- Hai thành phần cơ bản của
- Thành phần cơ bản: lõi axit
virut là gì? Một số virut có nuclêic và vỏ prôtêin. Một số ARN) là hệ gen của virut.
+ Vỏ prôtêin (capsit) được cấu tạo
thêm thành phần nào?
virut có thêm vỏ ngoài.
- Thành phần nào đóng vai
- Lõi axit nuclêic là hệ gen. từ các đơn vị prôtêin là capsôme,
bảo vệ axit nuclêic.


trò là hệ gen của virut? Nó Nó cấu tạo từ ADN hoặc ARN.
- Một số virut còn có thêm lớp vỏ
cấu tạo như thế nào?
- Cấu tạo: từ các đơn vị prôtêin ngoài (lipit kép và prôtêin). Trên bề
- Nêu cấu tạo và vai trò của là capsôme; vai trò: bao bọc bên mặt vỏ ngoài có gai glicôprôtêin làm
vỏ prôtêin.
ngoài bảo vệ axit nuclêic.
nhiệm vụ kháng nguyên giúp virut
bám lên tế bào vật chủ. Virut không
có vỏ là virut trần.
II. Hình thái:
▲ Treo hình 29.2 SGK
Virut chưa có cấu tạo tế bào nên gọi
∆ Xem hình, thảo luận và trình
phóng to, yêu cầu HS phân biệt bày.
là hạt. Hạt virut có 3 loại cấu trúc:
- Cấu trúc xoắn:
các dạng cấu trúc của virut.

▲ Yêu cầu học sinh đọc
+ Capsôme sắp xếp theo chiều
∆ Đọc ND các dạng cấu trúc
ND các dạng cấu trúc của của virut.
xoắn của axit nuclêic.
virut (trang 116 SGK).
+ Có hình que hay sợi (virut khảm
thuốc lá, virut bệnh dại), hình cầu
(virut cúm, virut sởi).
- Cấu trúc khối: Capsôme sắp xếp
theo hình khối đa diện gồm 20 mặt
tam giác đều.
VD: Virut bại liệt, virut mụn cơm.
- Cấu trúc hổn hợp: Phối hợp 2
dạng cấu trúc trên.
VD: Virut đậu mùa, phagơ.
▲ Yêu cầu học sinh đọc
* Thí nghiệm của Franken và
∆ Đọc ND thí nghiệm, trả lời
ND thí nghiệm của Franken câu hỏi lệnh, rút ra ý nghĩa.
Conrat (trang 116 SGK).
 Ý nghĩa của TN: Chứng minh
và Conrat (trang 116 SGK).
Rút ra ý nghĩa của thí nghiệm.
hệ gen của virut là lõi axit nuclêic
▲ Yêu cầu HS trả lời câu
đóng vai trò quan trọng trong di
∆ Cần trả lời được:
lệnh trang 117.
-Virut lai mang hệ gen của truyền và sinh sản.

(GV cho đáp án đúng vào chủng A  tổng hợp ADN,
bảng trang 117 SGK)
prôtêin của chủng A.
- Ở ngoài tế bào chủ virut là
thể vô sinh, khi nhiễm vào tế
bào sống chúng là thể sống.
- Không thể nuôi cấy vì chúng
sống ký sinh nội bào bắt buộc.

Nội dung điền Bảng so sánh virut và vi khuẩn (SGK)
Tính chất
Có cấu tạo tế bào
Chỉ chứa ADN hoặc ARN
Chứa cả ADN và ARN
Chứa ribôxôm
Sinh sản độc lập

Virut
Không

Không
Không
Không

Vi khuẩn

Không





3. Thực hành, luyện tập (củng cố): Trả lời câu hỏi SGK.
Câu 1. - Capsit chính là vỏ prôtêin bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic.
- Capsôme: vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin.
- Nuclêôcapsit: Gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit.


×