Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Phân tích vai trò của vùng đệm đối với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 75 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình làm đề tài: “Phân tích vai trò của vùng đệm đối
với các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên”, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Minh, giảng viên khoa Sử - Địa, trường Đại
học Tây Bắc đã chỉ bảo tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề tài
này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trong
khoa Sử - Địa, phòng thư viện nhà trường và các bạn sinh viên lớp K51 Đại học
Sư phạm Địa Lý đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài nghiên cứu
khoa học.
Do công tác nghiên cứu khoa học, do thời gian hạn chế nên phạm vi đề
tài thu hẹp, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 04 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lò Thị Phƣơng Lợi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 1
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Giới hạn nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.4. Tổng quan nguồn tài liệu, dữ liệu ............................................................... 3
1.5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................... 5
1.5.1. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................ 5
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 5


1.6. Những đóng góp của đề tài .......................................................................... 6
1.7. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm VQG&KBTTN trên thế giới .................................................... 8
1.1.2. Khái niệm, quy đinh
̣ về VQG&KBTTN ở Viê ̣t Nam ................................. 9
1.1.3. Các loại bảo tồ n khác ................................................................................ 15
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 16
1.2.1. Trên thế giới .............................................................................................. 16
1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................... 18
CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA VÙNG ĐỆM ĐỐI VỚI CÁC VƢỜN QUỐC
GIA VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ..................................................... 22
2.1. Hệ thống các Vƣờn quố c gia và Khu bảo tồ n thiên nhiên...................... 22
2.1.1. Vườn quố c gia ........................................................................................... 22
2.1.2. Hệ thống Vườn quốc gia ở Việt Nam ....................................................... 22
2.1.3. Phân loại Vườn quố c gia ........................................................................... 24
2.2. Khu bảo tồ n và đă ̣c điể m của nó............................................................... 24


2.3. Hiện trạng tại các Vƣờn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt
Nam ..................................................................................................................... 27
2.4. Vai trò của vùng đêm
̣ ở một số Vƣờn quố c gia và Khu bảo tồn thiên
nhiên tiêu biểu.................................................................................................... 31
2.4.1. VQG Cúc Phương ở Ninh Bình ................................................................ 31
2.4.2. Khu bảo tồn Xuân Nha ở Mộc Châu (Sơn La) ......................................... 47
2.4.3. Khu bảo tồn Nà Hẩu (Yên Bái) ................................................................. 53
2.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và vai trò của vùng đệm
đối với các Vƣờn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên ................................. 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HSTTN

Hệ sinh thái tự nhiên

KBT

Khu bảo tồn

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KBTSQ

Khu bảo tồn sinh quyển

KDTTN

Khu dự trữ thiên nhiên

KDTSQ

Khu dự trữ sinh quyển

IUCN


Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và
Tài nguyên thiên nhiên

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hiệp quốc

VQG

Vườn quốc gia

VQG&KBT

Vườn quốc gia và khu bảo tồn

VQG&KBTTN

Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên


DANH MỤC BẢNG BIỂU - HÌNH ẢNH

STT

Tên bảng biểu - hình ảnh

Trang


1

Bảng 1.1. Danh mục các chương trình , đề án, dự án ưu tiên

20

2

Bảng 2.1. Danh sách các VQG của Việt Nam theo vùng

22

3

Bảng 2.2. Danh sách các Khu dự trữ thiên nhiên ở Việt Nam

24

4

Bảng 2.3. Danh sách các KBT loài – sinh cảnh ở Việt Nam

26

5

Hình 2.1. Lược đồ tỉnh Ninh Bình (nguồn Vi.wikipedia.org)

31


6

Hình 2.2. VQG Cúc Phương (nguồn tourdulich.org.vn)

32

7

Hình 2.3. Khu biệt thự nghỉ dưỡng cạnh rừng Cúc Phương
(nguồn Cafe Land.vn)

33

8

Hình 2.4. Lược đồ tỉnh Sơn La (nguồn Vi.wikipedia.org)

48

9

Hình 2.5. Lược đồ tỉnh Yên Bái (nguồn Vi.wikipedia.org)

54


MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới rất đa dạng và phong phú.
Nhưng hiện nay, trong những năm gần đây nguồn tài nguyên này đang bị suy

thoái mạnh, do rất nhiều nguyên nhân tác động làm ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều nước có nguồn tài nguyên tự nhiên rất giàu có nhưng đang bị suy giảm, ví
dụ: rừng nhiệt đới Amazon bao bọc toàn bộ lưu vực con sông Amazon ở Nam
Mỹ, là “lá phổi xanh” của Trái Đất, hơn một nửa diện tích rừng sẽ bị tàn phá
nặng nề hoặc có thể biến mất vào năm 2030 do biến đổi khí hậu và nạn chặt phá
rừng, ngoài ra việc người dân phát quang rừng để canh tác sẽ phát thải một
lượng khí CO2 tương đương với tổng khối lượng khí thải trên toàn cầu trong
vòng hơn 2 năm; rừng Bulô tại Siberia của nước Nga, đang bị khai phá và chịu
nhiều tác động của người dân sống xung quanh khu rừng này;… Không chỉ trên
thế giới mà Việt Nam cũng là một trong những nước nằm trong sự suy giảm
nghiêm trọng đó. Nguyên nhân chính dẫn tới hiện trạng suy thoái này là rừng bị
chặt phá để khai thác gỗ, để mở mang các khu định cư mới cho con người, cũng
như phát quang chuyển đổi rừng thành đất khai thác nông nghiệp.
Hiện nay, với nhịp độ phát triển của nền công nghiệp hóa và hiện đại hóa
thì khối lượng nguyên liệu được sử dụng tăng lên không ngừng để cung ứng và
đảm bảo cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp; từ đó, những chất thải
trong công nghiệp, các chất hóa học dùng trong nông nghiệp đã làm cho không
khí, nước và đất bị nhiễm độc. Những tác động này của con người đã làm suy
thoái mạnh về các thành phần tự nhiên, bị ảnh hưởng trực tiếp và suy giảm mạnh
nhất là tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật. Thường người ta cho rằng, quy mô
hoạt động của con người thấm vào đâu đối với quy mô vĩ đại của Trái Đất,
nhưng thực chất con người đã làm thay đổi ở một chừng mực đáng kể đối với tự
nhiên.
Chính từ thực trạng trên, nhiều nước trên thế giới đã có những luật lệ chặt
chẽ về việc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lợi từ tự nhiên, về vấn đề bảo
1


vệ môi trường sống của con người. Hiện nay, các tổ chức, liên minh có quyền
lực, có vai trò và trách nhiệm, đảm bảo việc thực hiện những biện pháp bảo vệ

tài nguyên thiên nhiên, đã xây dựng các công trình để bảo vệ như: Vườn quốc
gia (VQG), Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), Khu dự trữ thiên nhiên
(KDTTN), Khu bảo tồn sinh quyển (KBTSQ), vùng lõi, vùng đệm,… Trong các
chiến lược bảo tồn này, vấn đề được chú trọng quan tâm nhất là vùng đệm, đây
là một trong các giải pháp có tầm chiến lược lâu dài để bảo vệ rừng, bảo vệ thiên
nhiên và môi trường, đặc biệt chú trọng hướng tới việc nâng cao vai trò của
người dân sống ở vùng đệm trong việc bảo tồn các Vườn quốc gia và Khu bảo
tồn thiên nhiên (VQG&KBTTN).
Trong thời gian gần đây đã có rất nhiều nhận định về vùng đệm. Vậy làm
thế nào để chúng ta tìm hiểu và làm rõ được vai trò, ý nghĩa và ảnh hưởng của
vùng đệm đến các VQG&KBTTN? Để làm sáng tỏ điều này, tôi đã lựa chọn đề
tài “Phân tích vai trò của vùng đệm đối với các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn
thiên nhiên” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình.
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Với nội dung mà đề tài đề cập, mục tiêu của đề tài là:
- Nêu ra được đặc điểm của VQG&KBTTN, vùng đệm đối với
VQG&KBTTN.
- Phân tích vai trò của vùng đệm đối với các VQG&KBTTN.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng và vai trò của vùng
đệm đối với VQG&KBTTN.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề sau:
- Sưu tập tài liệu, số liệu thống kê, bản đồ và biểu đồ, tranh ảnh, phân tích
tổng hợp số liệu, xử lý số liệu về các VQG&KBTTN.
- Trình bày đặc điểm của VQG&KBTTN.
- Phân tích hiện trạng và đặc điểm của vùng đệm ở một số VQG&KBTTN
tiêu biểu.
2



1.3. Giới hạn nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài nghiên cứu phân tích vai trò của vùng đệm đối với các
VQG&KBTTN.
- Không gian: Nghiên cứu về các KBTTN, VQG, vùng đệm ở Việt Nam.
Chủ yếu nghiên cứu: VQG Cúc Phương (Ninh Bình); Khu bảo tồn (KBT) Xuân
Nha (Sơn La) và Nà Hẩu (Yên Bái).
- Thời gian: Nghiên cứu phân tích trong khoảng thời gian gần đây (từ năm
1999 - 2011).
1.4. Tổng quan nguồn tài liệu, dữ liệu
Các VQG&KBTTN là khu vực tự nhiên có những vai trò và chức năng to
lớn trong việc bảo tồn và duy trì trong tình trạng tự nhiên các hệ sinh thái đặc
trưng, đại diện, các quần xã sinh vật, các loài, nguồn gen; các đặc tính địa mạo,
giá trị tinh thần và thẩm mỹ. Ngoài ra còn phục vụ nghiên cứu khoa học, tham
quan vì mục đích giáo dục và du lịch sinh thái… Quan trọng nhất là vùng đệm
với mục đích đẩy mạnh công tác bảo tồn và hạn chế bớt các hoạt động phá hoại
của con người trong những khu vực bao quanh KBT.
Trên thế giới đã có nhiều tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá về vai
trò của vùng đệm đối với các VQG&KBTTN. Các nghiên cứu khoa học đó đã
cho thấy vai trò của vùng đệm rất quan trọng và cấp thiết, nó luôn song hành và
đi đôi với các chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Liên minh Quốc tế
Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) đã đưa ra các định
nghĩa về vùng đệm (Gilmour et al, 1999) và đã xác định vùng đệm có tư cách
pháp lý khác vùng lõi, vị trí của vùng đệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
quan trọng nhất là sự có mặt của các thôn bản hoặc các khu định cư lâu dài trong
khu vực quanh KBT. Như vậy, các VQG&KBTTN và vùng đệm đang ở trong
môi trường hấp dẫn đối với cuộc sống cộng đồng, nơi mà sự phát triển kinh tế và
sự bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên cần phải được tôn trọng và quan tâm một
cách đặc biệt.
Ở Việt Nam, vùng đệm cũng được tiếp cận khá sớm. Từ trước những năm

1990, vùng đệm được hiểu là những khu vực nằm bên trong KBTTN và bao
3


quanh khu bảo vệ nghiêm ngặt của KBTTN. Đến năm 1993, quan niệm về vùng
đệm được thay đổi; trong công văn số 1586/LN-KL, ngày 13 tháng 9 năm 1993
của Bộ Lâm nghiệp thì: “vùng đệm là một vùng nằm ở rìa của KBTTN, bao
quanh toàn bộ hoặc một phần của KBTTN". Ở nước ta, vùng đệm đã được chú
trọng phát triển cùng với chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, nêu cao và đánh
giá tầm quan trọng vai trò của vùng đệm đối với vườn quốc gia và khu bảo tồn
(VQG&KBT) trong nước. Gần đây, vấn đề vùng đệm được người ta quan tâm
nghiên cứu và kết quả là đã xác định được tầm quan trọng của vùng đệm đối với
các VQG&KBTTN; đưa ra được một số biện pháp, một số chương trình giáo
dục moi trường tại vùng đệm, xây dựng một số kế hoạch phát triển kinh tế tại
vùng đệm nhằm tăng cường nhận thức về vai trò vùng đệm và hạn chế bớt tác
động của cư dân vùng đệm tới các VQG&KBTTN. Tuy nhiên, số lượng các
công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực này chưa nhiều, đăc biệt là các công trình
nghiên cứu ở trong nước. Có thể kể tới các công trình nghiên cứu khoa học sau:
+ Đề tài “Giáo dục môi trường trung học cơ sở tại vùng đệm các VQG”
của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2011), đã giới thiệu về rừng,
VQG&KBTTN, vùng lõi, vùng đệm; phân tích các hoạt động giáo dục môi
trường tại vùng đệm và vai trò của vùng đệm đối với các VQG&KBTTN.
+ Thái Văn Trừng – Nguyễn Văn Trương – Mai Xuân Vấn (1971), “Xây
dựng khu bảo vệ thiên nhiên”, đã phân tích thực trạng các khu vực tự nhiên cần
được bảo vệ dưới những tác động của con người gây ra sự suy giảm nguồn tài
nguyên thiên nhiên, vai trò quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên, từ đó xây
dựng các khu bảo vệ thiên nhiên.
+ Chương trình bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học VQG
Bidoup Núi Bà, đã phân tích hiện trạng tác động của con người tại vùng đệm
của VQG Núi Bà, xây dựng các chương trình bảo vệ thiên nhiên nhằm nang cao

vai trò của cư dân sống tại vùng đệm ở VQG Bidoup Núi Bà.
+ Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), đã hỗ trợ các nước
đang phát triển trong việc thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường, quản lý
môi trường và nền kinh tế xanh, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (HSTTN).
4


Các đề tài nghiên cứu khoa học và các chương trình bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên ở trên đã cung cấp tài liệu quan trọng và thông tin cần thiết có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu khoa học của mình, nên tôi đã chọn các tài liệu trên
làm cơ sở lý luận cho đề tài khoa học “Phân tích vai trò của vùng đệm đối với
các VQG&KBTTN”.
1.5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.1. Quan điểm nghiên cứu
Nghiên cứu hiê ̣n tra ̣ng thực tế tại các VQG &KBTTN, tiế p câ ̣n tổ ng hơ p̣
các yếu tố để phát hiện mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư với VQG &KBTTN
từ đó đưa ra giải pháp nhằ m giải quyế t hài hoà các mố i quan hê ̣ . Trong đó , chú
trọng mối quan hệ giữa phát triển sinh kế của cộng đồng với việc

quản lý

VQG&KBTTN.
Dựa trên viê ̣c nghiên cứu, sưu tầ m , thu thâ ̣p, phân tích tài liệu, tổng hợp
và xử lý số liệu về các VQG &KBTTN từ đó đưa ra những nhâ ̣n đinh
̣ cho riêng
mình. Để thấy được vai trò rất quan trọng của vùng đệm đối với VQG&KBTTN.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu
Thu thập tài liệu là bước đầu là bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu
một đề tài nghiên cứu khoa học. Đề tài tập trung nghiên cứu về VQG Cúc

Phương (Ninh Bình); KBT Xuân Nha (Sơn La) và Nà Hẩu (Yên Bái), nên tài
liệu chính thống còn hạn chế, vì thế việc thu thập tài liệu qua nhiều nguồn thông
tin khác nhau chủ yếu từ cơ quan nghiên cứu, thư viện, với các đầu sách báo, tạp
chí, các trang web,... Sau khi thu thập các tài liệu tôi sẽ tiến hành lựa chọn, xử lý
theo mục đích, nội dung, đối tượng nghiên cứu của đề tài.
 Phƣơng pháp bản đồ biểu đồ
Trong quá trình nghiên cứu địa lý tự nhiên không thể thiếu nguồn tài liệu
là bản đồ và biểu đồ. Các loại bản đồ, biểu đồ có liên quan như: bản đồ địa lý
Việt Nam; bản đồ các tỉnh: Ninh Bình, Sơn La, Yên Bái.
Việc nghiên cứu bản đồ, biểu đồ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tư
duy lôgic, trực quan khoa học hơn, tăng sức thuyết phục và giá trị cho đề tài.
5


 Phƣơng pháp thực địa
Phương pháp thực địa có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát địa lý địa
phương, khi nghiên cứu về địa phương, muốn tìm hiểu sâu sắc vấn đề hiện trạng
thì việc thực hiện khảo sát cho chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc. Từ đó
giúp ta đánh giá đúng tiềm năng hiện có và biện pháp cần khắc phục.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về địa phương thì nguồn tài liệu chính ít, mặt
khác những tài liệu tham khảo không nhiều, vì vậy việc khảo sát thực địa có ý
nghĩa rất lớn với đề tài nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ các mục tiêu và nhiệm vụ
của đề tài nghiên cứu đặt ra. Đề tài của tôi đã vâ ̣n du ̣ng phương pháp thực địa.
1.6. Những đóng góp của đề tài
Phân tić h, trình bày về ảnh hưởng vùng đệm, vùng lõi của VQG&KBTTN
mô ̣t cách chính thố ng và lôgic.
Làm sáng tỏ v

ề vùng đệm và vai trò của vùng đệm đối với các


VQG&KBTTN.
Đề xuấ t những biê ̣n pháp , cách thức để nâng cao giá trị của vùng đệm đối
với VQG&KBTTN.
Đề tài sẽ là tài liê ̣u tham khảo cho các nghiên cứu về điạ lý điạ phương.
1.7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầ u và kết luận, đề tài bao gồm 2 chương:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn;
Chƣơng II: Vai trò của vùng đệm đối với các Vườn quốc gia và Khu bảo
tồn thiên nhiên.

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
Trong tự nhiên tài nguyên rừng rấ t giàu có và đa da ̣ng . Rừng có vai trò rấ t
quan tro ̣ng, rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, giúp cân bằ ng hê ̣ sinh thái, điề u
hoà khí hậu cho Trái Đất . Hơn nữa , rừng có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống con
người, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh tế phát triển nhờ sự giàu có của nó

.

Nhưng hiê ̣n nay, con người đã quá la ̣m du ̣ng viê ̣c khai thác rừng để phục vụ cho
lơ ̣i ić h kinh tế của

mình nhất là người dân sống ở vùng đệm

tại các

VQG&KBTTN. Sự có mă ̣t của các cư dân số ng và đinh

̣ cư lâu dài trong khu vực
xung quanh KBT có vai trò rấ t quan tro ̣ng, vùng đệm vừa là lá chắn bao bọc ,
bảo vệ và phát triển tà

i nguyên rừng cùng các hê ̣ sinh thái khác trong các

VQG&KBTTN; song bên ca ̣nh đó , vừa là một mố i đe doa ̣ nguy hiể m ở mức báo
đô ̣ng khẩ n cấ p , bởi các tác đô ̣ng và sự ảnh hưởng trực tiế p của nó , vùng đệm đã
khai thác và sử dụng HSTTN không hơ ̣p lý , đă ̣c biê ̣t là nguồ n tài nguyên rừng ở
các VQG&KBTTN.
Vấ n đề mà các quố c gia cầ n chú tro ̣ng quan tâm là vùng đê ̣m . Vùng đệm
có vai trò rất quan trọng đối với sự bảo tồ n và phát triể n của các VQG&KBTTN.
Do vâ ̣y, mô ̣t trong các giải pháp có tầ m chiế n lươ ̣c lâu dài để bảo vê ̣ rừng , bảo
vê ̣ thiên nhiên và môi trường hiê ̣n nay là

: lồ ng ghép và thực hiê ̣n song song

đồ ng thời các hoa ̣t đô ̣ng ở vùng đê ̣m ; nhấ t là viê ̣c bảo tồ n và h ỗ trợ phát triển
kinh tế vùng đê ̣m; nhằ m tăng thu nhâ ̣p phu ̣c vu ̣ cuô ̣c số ng cô ̣ng đồ ng vùng đê ̣m
ở các VQG&KBTTN.
Từ lâu, vấn đề bảo vệ thiên nhiên đã được nhiều nước trên thế giới chú ý
đến, các nước quan tâm đến vấn đề này đã tổ chức những hội nghị quốc tế bàn
về những biện pháp bảo vệ thiên nhiên. Hội nghị quốc tế tổ chức tại London (thủ
đô nước Anh) ngày 8 – 11 - 1933 đã quy định các loa ̣i KBTTN gồm có : VQG,
KDTTN, khu dự trữ động vật, khu dự trữ đặc biệt,…

7


1.1.1. Khái niệm VQG&KBTTN trên thế giới

1.1.1.1. Khái niệm rừng
Rừng là bô ̣ phâ ̣n cấ u thành quan tro ̣ng nhấ t của sinh quyể n và có ý nghiã
lớn trong sự phát triể n kinh tế xã hô ̣i, sinh thái và môi trường. Trên thực tế , rừng
đã có lich
̣ sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có
đươ ̣c từ thế kỷ XIX. Cùng với sự ra đời của sinh thái học, các khái niệm về rừng
và khoa học rừng dần dần được sáng tỏ . Theo quan điể m ho ̣c thuyế t về hê ̣ sinh
thái rừng được xem như là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển

(Temslay,

1935; Vili, 1997; Odum, 1996). Mă ̣t khác trên cơ sở ho ̣c thuyế t về rừng của
Morodov, Sukasov thì rừng đươ ̣c coi là mô ̣t sinh điạ quầ n la ̣c (Biogeocenose).
Rừng đươ ̣c hiể u là mô ̣t hê ̣ sinh thái hoă ̣c mô ̣t quầ n la ̣c sinh điạ

, là sự

thố ng nhấ t trong mố i quan hê ̣ biê ̣n chứng và phát triể n giữa sinh vâ ̣t , đấ t và môi
trường. Với mô ̣t đố i tươ ̣ng rừng rô ̣ng lớn , để tiến hành nghiên cứu cũng như các
hoạt động kinh doanh rừng ổn định bền vững trước hết phải phân loại rừng
thành những đơn vị cơ bản có những đặc điểm tự nhiên giống nhau . Những đơn
vị cơ bản đó được gọi là các kiểu rừng.
1.1.1.2. Khái niệm Vườn quố c gia
VQG là mô ̣t khu vực đấ t hay biể n đươ ̣c bảo tồ n bằ ng các quy đinh
̣ pháp
luâ ̣t của chính quyề n sở ta ̣i ; đươ ̣c bảo vê ̣ nghiêm ngă ̣t khỏi sự khai thác

, can

thiê ̣p bởi con người; đươ ̣c thành lâ ̣p ở những khu vực có điạ ma ̣o đ ộc đáo có giá

trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài đô ̣ng thực vâ ̣t có nguy cơ tuyê ̣t chủng cao cầ n đươ ̣c bảo vê ̣ nghiêm ngă ̣t trước sự khai
thác của con người . VQG lớn nhấ t thế giới là VQG Đông Bắ c đảo Greenland
đươ ̣c thành lâ ̣p năm 1974.
Theo đinh
̣ nghiã của IUCN thì VQG là : “Bảo vệ tình trạng nguyên vẹn
sinh thái của một hay nhiề u hê ̣ sinh thái cho các thế hê ̣ hiê ̣n tại và tương lai

.

Loại bỏ việc khai thác hay chiế m giữ không thân thiê ̣n đố i với các mục đích của
viê ̣c chọn lựa khu vực và chuẩn bi ̣ cơ sở cho các cơ hội tinh thầ n

, khoa học ,

giáo dục, giải trí và thăm quan, tấ t cả các cơ hội đó phải có tính tương thí ch về
văn hoá và môi trường”.
8


1.1.1.3. Khái niệm Khu bảo tồn thiên nhiên
Năm 1994, Tổ chức IUCN đã đưa ra khái niệm về KBTTN như sau:
“KBTTN là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được khoanh vùng để bảo
vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đi kèm, được quản lý
bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác”.
1.1.2. Khái niệm, quy đinh
̣ về VQG&KBTTN ở Viê ̣t Nam
1.1.2.1. Khái niệm và phân loại rừng của Việt Nam
(1) Khái niệm rừng
Luật bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam (2004) đưa ra khái niệm về
rừng như sau: "Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động

vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây
gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của
tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản
xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng".
(2) Phân loại rừng
Tại điều 4, luật bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam (2004), căn cứ
vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại đó là: Rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
 Rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần
bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Rừng phòng hộ đầu nguồn;
b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
c) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
d) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
 Rừng đặc dụng
Rừng đặc dụng là loại rừng được xác lập theo quy định của luật bảo vệ và phát
triển rừng, có giá trị đặc biệt và bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng
quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử,
9


văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ,
góp phần bảo vệ môi trường.
Rừng đặc dụng bao gồm các loại sau:
a) VQG;
b) KBTTN gồm KDTTN, KBT loài - sinh cảnh;
c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam
thắng cảnh;

d) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
 Rừng sản xuất
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản
ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
b) Rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công
nhận.
1.1.2.2. Vườn quốc gia
(1) Khái niệm Vƣờn quốc gia
Quyết định số 26/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 về việc ban
hành quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng đưa ra khái niệm VQG như
sau: "VQG là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập
nước trên biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều
hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít;
bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai
sau".
VQG là nền tảng cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí
và các hoạt động du lịch sinh thái được kiểm soát và ít có tác động tiêu cực.
(2) Vai trò chức năng của Vƣờn quốc gia
VQG có những vai trò, chức năng chính sau:

10


a) Bảo tồn và duy trì tình trạng tự nhiên các hệ sinh thái đặc trưng, đại diện,
các quần xã sinh vật, các loài, nguồn gen; các đặc tính địa mạo, giá trị tinh
thần và thẩm mỹ.
b) Phục vụ nghiên cứu khoa học về sinh thái, sinh học và bảo tồn.
c) Tham quan vì mục đích giáo dục, văn hóa, giải trí, tinh thần, và du lịch

sinh thái.
d) Tạo điều kiện cải thiện chất lượng đời sống của người dân sống trong và
xung quanh VQG.
(3) Tiêu chí xác lập Vƣờn quốc gia
Điều 5, Nghị định 117/2010/NĐ-CP về Tổ chức quản lí hệ thống rừng đặc
dụng, quy định các tiêu chí xác lập các loại rừng đặc dụng, trong đó rừng được
công nhận là một VQG cần phải đáp ứng được ít nhất một trong ba tiêu chí sau
đây:
a) Có ít nhất 01 mẫu chuẩn hệ sinh thái đặc trưng của một vùng sinh thái
hoặc của quốc gia, quốc tế; có diện tích liền vùng tối thiểu trên 10.000 ha, trong
đó ít nhất 70% diện tích là các HSTTN; diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư
phải nhỏ hơn 5%.
b) Có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có thể bảo tồn
sinh cảnh trên 05 loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;
có diện tích liền vùng tối thiểu trên 7.000ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là
các HSTTN; diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư phải nhỏ hơn 5%.
c) Có giá trị đặc biệt quan trọng về bảo vệ cảnh quan, nghiên cứu thực
nghiệm khoa học của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1.1.2.3. Khu bảo tồn thiên nhiên
(1) Khái niệm Khu bảo tồn thiên nhiên
Năm 1994, Tổ chức IUCN đã đưa ra khái niệm về KBTTN như sau:
“KBTTN là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được khoanh vùng để bảo
vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đi kèm, được quản lý
bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác”.

11


Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý
rừng, KBTTN gồm hai loại đó là: KDTTN và KBT loài - sinh cảnh.

KDTTN là khu vực có rừng và HSTTN trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập
nước, hải đảo, được xác lập để bảo tồn bền vững các hệ sinh thái chưa hoặc ít bị
biến đổi; có các loài sinh vật đặc hữu, quý, hiếm hoặc đang nguy cấp.
KBT loài sinh cảnh là khu vực có rừng và HSTTN trên đất liền hoặc có
hợp phần đất ngập nước được xác lập để bảo tồn loài, bảo vệ môi trường sống
nhằm duy trì nơi cư trú và sự tồn tại lâu dài của các loài sinh vật đặc hữu, quý,
hiếm hoặc đang nguy cấp.
(2) Vai trò, chức năng của Khu bảo tồn thiên nhiên
 Khu dự trữ thiên nhiên
a) Bảo tồn và duy trì các mẫu chuẩn của tự nhiên, duy trì quá trình sinh
thái, các quần xã sinh vật, các loài, nguồn gen và các thắng cảnh có tầm quan
trọng quốc gia về khoa học, giáo dục, tinh thần, giải trí và du lịch sinh thái.
b) Phục vụ nghiên cứu khoa học về sinh thái, sinh học và bảo tồn.
c) Tham quan vì mục đích giáo dục, văn hóa, tinh thần giải trí và du lịch
sinh thái ở mức độ đảm bảo duy trì trạng thái tự nhiên hay gần tự nhiên.
d) Tạo điều kiện cải thiện đời sống của người dân sống trong và xung
quanh KDTTN, phù hợp với các mục tiêu bảo tồn.
 Khu bảo tồn loài sinh cảnh
a) Bảo tồn và duy trì môi trường sống tự nhiên của các loài, nhóm loài,
quần thể sinh vật đặc trưng, có sự tác động phù hợp của con người.
b) Phục vụ nghiên cứu khoa học, giám sát môi trường và giáo dục cộng
đồng, phục vụ cho công tác quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên.
c) Tạo điều kiện cải thiện đời sống người dân sống trong và xung quanh
KBT loài – sinh cảnh, phù hợp với mục tiêu bảo tồn.
(3) Tiêu chí xác lập khu bảo tồn thiên nhiên
Điều 5, Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng
đặc dụng, quy định các tiêu chí xác lập các loại rừng đặc dụng, trong đó khu vực

12



được công nhận là KDTTN hoặc KBT loài – sinh cảnh cần đáp ứng được những
tiêu chí sau đây:
 Khu dự trữ thiên nhiên
a) Có ít nhất 01 hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng đối với quốc gia,
quốc tế chưa hoặc ít bị biến đổi, có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Trong trường hợp đặc biệt nếu là rừng trồng thì
khu rừng đó phải đảm bảo diễn thế phát triển ổn định tiếp cận và từng bước tái
tạo HSTTN;
b) Là sinh cảnh của ít nhất 05 loài sinh vật là các loài động, thực vật nguy
cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật;
c) Diện tích liền vùng tối thiểu trên 5.000ha, trong đó ít nhất 90% diện
tích là các HSTTN (hoặc nếu là rừng trồng thì khu rừng đó phải đảm bảo diễn
thế phát triển ổn định tiếp cận và từng bước tái tạo HSTTN).
 Khu bảo tồn loài - sinh cảnh
a) Có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài nguy cấp, quý, hiếm theo
quy định của pháp luật;
b) Phải đảm bảo các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản,… để bảo tồn
bền vững các loài sinh vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm;
c) Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của các loài
sinh vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm.
1.1.2.4. Khái niệm vùng lõi của Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên
Vùng lõi là khu vực nằm bên trong ranh giới hành chính của một
VQG&KBTTN, được quản lý và bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau. Theo
quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, vùng lõi VQG&KBTTN nhiên được chia
thành các phân khu chức năng sau:
a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Là khu vực có diện tích vừa đủ để bảo vệ nguyên vẹn HSTTN như mẫu
chuẩn sinh thái quốc gia, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự
nhiên của rừng và hệ sinh thái.


13


Đối với rừng đặc dụng ở vùng đất ngập nước, phạm vi và quy mô của
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được xác định theo mục tiêu, đối tượng, tiêu chí
bảo tồn và điều kiện thủy văn.
b) Phân khu phục hồi sinh thái
Là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để khôi phục các hệ sinh thái
rừng thông qua việc thực hiện một số hoạt động lâm sinh.
c) Phân khu dịch vụ - hành chính
Là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của ban
quản lý, các cơ sở nghiên cứu – thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí.
Các phân khu chức năng trong VQG&KBTTN được điều chỉnh về phạm
vi ranh giới của từng phân khu dựa trên đặc điểm, thực trạng diễn biến của rừng
và mục đích quản lý, sử dụng rừng; việc điều chỉnh ranh giới của các phân khu
được thực hiện sau mỗi kỳ quy hoạch hoặc sau mỗi lần rà soát diện tích các loại
rừng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
1.1.2.5. Khái niệm vùng đệm của Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên
Vùng đệm là khu vực nằm tiếp giáp VQG hoặc KBTTN, có vai trò là
vùng chuyển tiếp giữa khu vực được bảo vệ bên trong (vùng lõi) và khu vực
không được bảo vệ hoặc canh tác nằm bên ngoài KBT.
Vùng đệm là nơi có thể đáp ứng được một số nhu cầu nhất định của người
dân địa phương về tài nguyên rừng. Tuy nhiên mục đích chủ yếu của vùng đệm
là giúp đẩy mạnh công tác bảo tồn và hạn chế bớt các hoạt động phá hoại của
con người trong những khu vực bao quanh KBT. Vùng đệm có tư cách pháp lý
khác với vùng lõi. Vị trí của vùng đệm tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
quan trọng nhất là sự có mặt của các thôn bản hoặc các khu định cư lâu dài trong
khu vực xung quanh KBT. Các hoạt động kinh tế của cộng đồng dân cư trong
vùng đệm được hạn chế và kiểm soát sao cho không gây tác động xấu đến tài

nguyên của KBT và đó phải là những phương thức sử dụng đất bền vững. Tổ
chức IUCN định nghĩa vùng đệm như sau (Gilour et al, 1999): “Vùng đệm là
những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài
ranh giới KBT và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của KBT và chính
14


vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh KBT. Điều này
có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động cụ thể, đặc biệt góp
phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của các cư dân sống trong
vùng đệm”.
1.1.3. Các loại bảo tồn khác
1.1.3.1. Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ)
KDTSQ thế giới là mô ̣t danh hiê ̣u do tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) trao tă ̣ng cho các KBTTN các hê ̣ đô ̣ng thực
vâ ̣t đô ̣c đáo , phong phú đa da ̣ng . Theo đinh
̣ nghiã của UNESCO , KDTSQ thế
giới là những khu vực hê ̣ sinh thái bờ biể n hoă ̣c trên ca ̣n giúp thúc đẩ y

các giải

pháp điều hoà việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu
vực đó có giá tri ̣nổ i bâ ̣t, đươ ̣c quố c tế công nhâ ̣n.
Theo đinh
̣ nghiã của UNESCO , KDTSQ là những vùng có các hệ sinh
thái trên cạn hoă ̣c ven biể n đươ ̣c quố c tế công nhâ ̣n trong pha ̣m vi Chương triǹ h
con người và sinh quyể n nhằ m thúc đẩ y và triǹ h diễn mố i quan hê ̣ cân bằ ng giữa
con người và thiên nhiên.
Hiện nay, trên lãnh thổ Việt Nam có tất cả 8 KDTSQ được tổ chức
UNESCO công nhận, cụ thể gồm các khu sau:

1. KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ.
2. KDTSQ Đồng Nai (trước đây là KDTSQ Cát Tiên).
3. KDTSQ quần đảo Cát Bà.
4. KDTSQ châu thổ sông Hồng.
5. KDTSQ ven biển và biển đảo Kiên Giang.
6. KDTSQ Mũi Cà Mau.
7. KDTSQ Cù Lao Chàm.
8. KDTSQ Tây Nghê ̣ An.
1.1.3.2. Khu bảo tồn cảnh quan trên đất liền và trên biển
KBT cảnh quan trên đất liền và trên biển được thành lập nhằm bảo tồn các
cảnh quan. Ở đây cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên theo cách cổ truyền,
không có tính phá hủy, đặc biệt tại những nơi mà việc khai thác, sử dụng tài
15


nguyên đã hình thành nên những đặc tính văn hóa, thẩm mỹ và sinh thái học đặc
sắc. Những nơi này tạo nhiều cơ hội phát triển cho ngành du lịch và nghỉ ngơi
giải trí.
1.1.3.3. Trung tâm con người và thiên nhiên
Trung tâm Con người và Thiên nhiên là tổ chức phi chính phủ, phi lợi
nhuận hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của
thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông
qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các biện pháp bền vững và thân thiện với môi
trường.
1.1.3.4. Trung tâm bảo tồn nguồn gen cây trồng
Trung tâm bảo tồn nguồn gen cây trồng thuộc trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 1242/QĐ-NNH trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội.
Nhiệm vụ:
+ Thu thập, bảo tồn, đánh giá và phát triển nguồn gen các cây trồng trong

nước và nước ngoài.
+ Xây dựng và phát triển các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và ứng
dụng công nghệ sinh học.
+ Tổ chức chuyển giao và kinh doanh các giống cây trồng và chế phẩm
sinh học trong nông nghiệp.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Trên thế giới
Những khu vực nằm bao quanh hoặc tiếp giáp với các VQG&KBTTN, ở
đây chúng ta có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải
trí nhưng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn lâu dài đa dạng loài các cảnh quan
và HSTTN nằm trong VQG&KBTTN.
Vùng đệm là một thuật ngữ tương đối mới, mặc dù nguyên lý của nó đã
được sử dụng trong một thời gian dài. Quản lý vùng đệm là một lĩnh vực được
tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, gây khó khăn cho việc đưa ra một định
nghĩa chung.
16


Khái niệm về vùng đệm trên thế giới, trước hết là chức năng quản lý vùng
đệm đã phát triển qua 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn đầu: Các vùng đệm được xây dựng chủ yếu như là những
phương tiện bảo vệ con người và mùa màng để tránh sự tấn công và phá hoại
của động vật sống trong các KBT và rừng.
- Giai đoạn tiếp (từ 10 - 20 năm trước đây): Các vùng đệm được xem như
là những phương cách để bảo vệ các KBT tránh khỏi những tác động tiêu cực
của con người.
- Gai đoạn hiện nay: Vùng đệm thường được áp dụng đồng thời cho việc
giảm thiểu các hoạt động của con người lên các KBT với việc hướng tới những
nhu cầu và mong muốn về kinh tế - xã hội dưới tác động của dân số.
Hiện tại, chưa có định nghĩa chung về vùng đệm trên phạm vi toàn thế

giới, mà chỉ có các định nghĩa và sự mô tả khác về vấn đề ở cấp quốc gia hoặc
tổ chức quốc tế, chẳng hạn:
- Chương trình con người và sinh quyền của UNESCO đã đưa ra khái
niệm vùng đệm ở mức độ cấu trúc. Sơ đồ cấu trúc của KBT của UNESCO gồm
3 vùng sau:
Vùng hạt nhân

Vùng đệm sơ cấp

Vùng đệm thứ cấp
Sơ đồ khu bảo tồn theo UNESCO.
- Năm 1982, Ấn Độ đã áp dụng chiến lược ''vùng đệm - vùng lõi - vùng sử
dụng đa dạng''. Mục đích của chiến lược này là tách rời với sử dụng đất bất hợp
lý, đặc biệt là trong mối quan hệ với môi trường sống của động vật hoang dã.
Theo cách tiếp cận này, thì vùng đệm có thể được đă ̣t dưới sự quản lý của VQG.
Trong một số trường hợp có thể cho phép cả kiểm soát sự sử dụng các sản phẩm
lâm nghiệp. Vùng sử dụng đa dạng được đặt ở bên ngoài khu vực VQG, nơi

17


được thiết kế phục vụ cho phát triển nông thôn. Vùng đệm trong bối cảnh lâm
nghiệp Ấn Độ có thể được quy lại như sau:
+ Một vùng đệm được nằm hoàn toàn trong ranh giới của VQG.
+ Một vùng đệm với một KBT nằm liền kề với vườn quốc gia hoặc KBT.
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, sinh kế của con người không phụ
thuộc vào KBT và người dân có một nhận thức cao về giá trị giải trí, văn hóa,
bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời pháp luật được tôn trọng thì vùng đệm được
xây dựng và phát triển một cách bình thường, hiếm có tác dụng tiêu cực của con
người tấn công vào rừng.

Ngược lại, các nước có nền kinh tế chưa phát triển, đời sống kinh tế văn
hóa, dân trí thấp, sức ép dân số ngày càng tăng, coi thường pháp luật... thì vùng
đệm trở nên rất quan trọng. Bởi vì sự tồn tại, phát triển hay hủy diệt đối với
KBT phụ thuộc vào nhân dân vùng đệm là chủ yếu.
1.2.2. Ở Việt Nam
Nước ta thuộc vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, lãnh thổ đất nước ta chạy từ
vùng biển nhiệt đới đến giáp Bắc chí tuyến, có núi cao 2000 - 3000m, có những
vùng đảo đặc sắc, lại ở trên luồng giao lưu của động vật và thực vật. Nên có
những cây cỏ và chim thú quý giá của nhiều vùng khí hậu khác nhau. Nhiều nhà
khoa học đã nhận định rằng: "Nước ta là một bảo tàng lớn, là trường học, là cơ
sở nghiên cứu cho nhiều nhà khoa học trên thế giới".
Ở Việt Nam, khái niệm vùng đệm cũng được tiếp cận khá sớm, từ trước
những năm 1990. Tuy nhiên, trước năm 1990, vùng đệm được hiểu là những
khu vực nằm bên trong KBTTN và bao quanh khu bảo vệ nghiêm ngặt của
KBTTN.
Đến năm 1993, quan niệm về vùng đệm được thay đổi. Trong công văn số
1586/LN-KL, ngày 13 tháng 09 năm 1993, của Bộ Lâm nghiệp thì vùng đệm là
một vùng nằm ở rìa của KBTTN, bao quanh toàn bộ hoặc một phần của
KBTTN. Vùng đệm không thuộc diện tích của KBTTN và không chịu sự quản
lý của Ban quản lý KBTTN.

18


Khái niệm toàn diện nhất về vùng đệm được nêu ra trong quyết định số
08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ: “Vùng đệm là
vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước, có dân cư, nằm sát ranh giới
với các VQG&KBT; có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu
rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho
công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế dân cư từ bên

ngoài vào vùng đệm, cấm săn bắt bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài
thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ. Diện tích của vùng đệm không tính vào
diện tích của khu rừng đặc dụng; Dự án đầu tư, xây dựng và phát triển vùng
đệm được phê duyệt cùng với Dự án đầu tư của khu rừng đặc dụng”.
Tại vùng đệm ở các VQG&KBTTN các chương trình giáo dục bảo tồn
thường được tổ chức với cộng đồng và có sự cộng tác của các dự án khác hay
các đoàn thể địa phương (Chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ). Nhằm mục đích
là khuyến khích phát triển kinh tế hài hòa với môi trường (Ví dụ: Các chương
trình tổ chức ở VQG Ba Bể, VQG Cúc Phương, VQG Cát Bà, VQG Bạch Mã,
VQG Pù Mát, KBTTN Na Hang, KBT Xuân Nha, KBT Nà Hẩu,...).
Các chương trình giáo dục môi trường thường sử dụng những bộ phim
ngắn, phim đèn chiếu, biểu diễn các vở kịch ngắn mang thông điệp bảo tồn
nhằm giúp nâng cao nhận thức của người dân địa phương và giảm bớt một nửa
độ phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên rừng.
Để phát huy vai trò của vùng đệm có các chương trình, dự án, chiến lược
được thực hiện tại các VQG&KBTTN ở Việt Nam, thể hiện ở bảng 1, danh mục
các chương trình, đề án, dự án ưu tiên:

19


Bảng 1.1: Danh mục các chƣơng trình, đề án, dự án ƣu tiên
Số

Danh mục các chƣơng

TT

trình, đề án, dự án ƣu tiên


Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối

Thời gian

hợp

thực hiện

Chương trình tăng cường
năng lực bảo tồn đa dạng
sinh học cho các cán bộ quản Bộ tài nguyên và
1

lý đa dạng sinh học ở cấp

môi trường

trung ương, địa phương và

Bộ nông nghiệp
và phát triển
nông thôn

2013 –
2015

các ban quản lý khu bảo tồn
Nghiên cứu, đề xuất đổi mới

cơ chế tiền lương nhằm
2

khuyến khích cán bộ công
tác tại các khu bảo tồn vùng
xâu, vùng xa, các cán bộ

Bộ nông nghiệp

Bộ lao đông,

và phát triển

thương binh và

nông thôn

xã hội

2013 –
2015

kiểm lâm, kiểm ngư
Bộ Nông nghiệp
Thực hiện các mô hình bảo
3

tồn đa dạng sinh học dựa vào
cộng đồng


và Phát triển
nông thôn, Bộ

2013 -

Tài nguyên và

2020

Môi trường,
UBND cấp tỉnh

4

Chương trình kiểm soát hoạt

Bộ Nông nghiệp

đông khai thác, buôn bán,

và Phát triển

tiêu dùng.

nông thôn

Bộ Tài nguyên

2013 -


và Môi trường

2020

Bộ Nông nghiệp
Xây dựng các quy hoạch, các
5

kế hoạch quản lý các khu bảo
tồn.

Ban quản lý khu
bảo tồn

và Phát triển
nông thôn, Bộ
Tài nguyên và
Môi trường

20

2013 2016


×