Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bài tích hợp môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ GIANG
TRƯỜNG THPT MẬU DUỆ
******************

BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

Họ và tên: Nguyễn Thị Hà
Trình độ chuyên môn : ĐHSP Địa lí
Đơn vị: Trường THPT Mậu Duệ, Yên Minh, Hà Giang

Năm học : 2016-2017


PHIẾU THÔNG TIN GIÁO VIÊN DỰ THI

- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang
- Trường: THPT Mậu Duệ
- Địa chỉ: Xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
- Điện thoại: 02196290077 ; Email:
- Thông tin giáo viên:
- Họ tên giáo viên: Nguyễn Thị Hà
Ngày sinh: 02/09/1990

Môn: Địa lí

Điện thoại: 01689951901
Email:


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI


CỦA GIÁO VIÊN
1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC.
SÓNG .THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN
2. MỤC TIÊU DẠY HỌC .
a. Kiến thức:
* Môn Địa lí:

- Mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thủy
triều; phân bố và chuyển động các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế
giới.
- Phân tích được vai trò của biển và đại dương trong đời sống
-Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm: Thủy triều có thể tạo ra điện,
việc sử dụng thủy triều để tạo ra điện là vấn đề cần thiết
* Môn Lịch sử:
- Biết được chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền trên sông
Bạch Đằng là nhờ lợi dụng hiện tượng thủy triều
* Môn Vật lí:
- Hiểu được cách phân tích và tổng hợp lực
* Môn Văn:
- Giới thiệu bài thơ: “ Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
b. Kĩ năng:
Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về
các dòng biển lớn
c. Thái độ:
Nhận thức đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC :
- HS khối 10 (90 em) chủ yếu là các em học sinh dân tộc thiểu số
4. Ý NGHĨA BÀI HỌC :
* Đối với GV:
- Giúp học sinh nhận thức một cách tổng thể và toàn diện từ đó hình thành

năng lực một các tòa diện, giúp học sinh vận dụng vào thực tiễn.


- Bài học dễ hiểu, dễ nhớ, giúp học sinh phát huy khả năng một cách tối
ưu nhất vì dạy học tích họp đã phối hợp một cách logic những bộ phận kiến thức
khác nhau về độ sâu kiến thức. Bài học được chuyển tải hết nội dung kiến thức
trọng tâm, hấp dẫn mà vẫn đảm bảo tính đặc thù bộ môn.
* Đối với HS :
- Học sinh biết sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể,
giải quyết được mọi tình huống trong thực tiễn, những vấn đề đặt ra trong đời
sống xã hội:
+ Giải thích được các hiện tượng tự nhiên đang diễn ra và tác động của con
người đối với tự nhiên như thế nào.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường.
+ Hiểu được một số quy luật của tự nhiên.
5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
*GV:
- SGK Địa lí 10
- Giáo án
- SGV Địa lí 10
- Tranh ảnh, video, sơ đồ hóa kiến thức, bản đồ…..
- Phiếu học tập và phiếu điều tra, lấy ý kiến
- Máy tính, máy chiếu sử dụng trong dạy học tích hợp có ý nghĩa quan
trọng trong chuyển tải thông tin đa dạng, phong phú đặc biệt là các hình ảnh
động hay tranh ảnh thực tế, đa dạng, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, nhớ nhanh
và sâu hơn.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí
*HS: Sưu tầm hình ảnh, tư liệu về sóng, thủy triều dòng biển.
6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 18 – Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển

I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh hiểu được:
1. Kiến thức:
* Môn Địa lí:

- Mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thủy
triều; phân bố và chuyển động các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế
giới.


- Phân tích được vai trò của biển và đại dương trong đời sống
-Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm: Thủy triều có thể tạo ra điện,
việc sử dụng thủy triều để tạo ra điện là vấn đề cần thiết
* Môn Lịch sử:
- Biết được chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền trên sông
Bạch Đằng là nhờ lợi dụng hiện tượng thủy triều
* Môn Vật lí:
- Hiểu được cách phân tích và tổng hợp lực
* Môn Văn:
- Giới thiệu bài thơ: “ Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh
2. Kĩ năng:
Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về
các dòng biển lớn
3. Thái độ:
Nhận thức đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- SGK Địa lí 10
- Giáo án
- SGV Địa lí 10

- Tranh ảnh, video, sơ đồ hóa kiến thức, bản đồ…..
- Phiếu học tập và phiếu điều tra, lấy ý kiến
- Máy tính, máy chiếu sử dụng trong dạy học tích hợp có ý nghĩa quan
trọng trong chuyển tải thông tin đa dạng, phong phú đặc biệt là các hình ảnh
động hay tranh ảnh thực tế, đa dạng, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, nhớ nhanh
và sâu hơn.
- Tài liệu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí
2. Học sinh:
- Soạn bài, SGK, vở ghi, trả lời các câu hỏi và bài tập, sưu tầm hình ảnh
về Tây Nguyên và miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, những
bài báo viết về tình hình rừng hiện nay .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:


- Giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao muốn giảm bớt tác hại do lũ gây ra, cần
phải bảo vệ rừng phòng hộ ở đầu nguồn sông?
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng trả lời
(Rừng cây có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa dòng chảy của sông:
Khi nước mưa rơi xuống, một phần nhỏ được giữ lại ở tán cây, phần còn lại rơi
xuống mặt đất. Xuống tới mặt đất, một phần nước mưa bị lớp thảm mục giữ lại,
một phần len lỏi qua rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên những mạch ngầm, điều
hòa dòng chảy cho sông ngòi. Rừng phòng hộ đầu nguồn sông sẽ có tác dụng
quan trọng trong việc giảm bớt tốc độ và lưu lượng dòng chảy. Vì thế muốn
giảm bớt tác hại do lũ lụt gây ra, cần phải bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn
sông.)
- GV: nhận xét và cho điểm
2. Giới thiệu bài mới:
Thỉnh thoảng ta vẫn nghe nói “biển lặng”. Có bao giờ biển hoàn toàn tĩnh
lặng?

Thực tế biển luôn luôn vận động. Em hãy nêu biển chuyển động dưới
những dạng nào? Trên cơ sở những kiến thức đã học ở lớp 6, bài học hôm nay sẽ
giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về sóng, thủy triều và dòng biển.
Hoạt động 1:Tìm hiểu về sóng biển ( 13 phút)
(1). Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, phát vấn

(2). Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm việc cá nhân
Hoạt động của giáo viên và học sinh
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về sóng biển

Nội dung chính
I. Sóng biển

Bước 1: GV cho HS quan sát một số hình ảnh về
sóng biển và video chuyển động của sóng (Phụ
lục)
Bước 2: yêu cầu HS dựa vào các hình ảnh vừa 1. Khái niệm:
quan sát kết hợp với hiểu biết của bản thân nêu : Sóng biển là hình thức dao động của
- Khái niệm sóng biển

nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân hình thành sóng biển.
-Sóng thần là gì?

2. Nguyên nhân:


Bước 3: GV chuẩn kiến thức yêu cầu HS ghi - Chủ yếu do gió, gió càng mạnh,
nhớ nguyên nhân hình thành sóng qua bài thơ “ sóng càng to.

Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh”:
“ Sóng bắt đầu từ gió

- Ngoài ra còn do tác động của động
đất, núi lửa phun ngầm, bão,..

Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?”
Bước 4: GV liên hệ với môn Văn: trong bài thơ
“ Sóng”, nhà thơ Xuân Quỳnh có viết:
“ Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết
có những loại sóng nào?

3. Các loại sóng

- GV: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức

- Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển

- Giáo viên mở rộng: Sóng lừng, sóng vỗ bờ, chuyển động lên cao khi rơi xuống va
sóng bạc đầu, sóng nhọn đầu.

đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành

Bước 5:


bọt trắng xóa.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về hoạt động và
tác hại của sóng thần (Phụ lục)
- Yêu cầu HS nêu được:

- Sóng thần: Là sóng thường có chiều

Sóng thần là gì ? Khác với sóng thường như cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang
thế nào ? Hậu quả ?

với tốc độ 400 – 800km/h; Nguyên

- GV: nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức

nhân: do động đất, núi lửa phun

+ Sóng lừng là sóng từ ngoài khơi tràn vào bờ; ngầm dưới đáy biển, bão; Tác hại:có
sóng nhọn đầu: sóng ngắn
+ Càng xuống sâu, sóng yếu, sâu 30m không có
sóng
Bước 7:
- GV: Bằng hiểu biết của mình, em hãy nêu một
số lợi ích của sóng mang lại cho con người.

sức tàn phá khủng khiếp.


- GV: bổ sung, chuẩn kiến thức

( Sóng có thể được khai thác để làm điện, một số
nơi có thể phát triển du lịch…)
Bước 8: Tiểu kết
Giáo viên nhấn mạnh: qua phần I, các em cần
nắm được khái niệm, nguyên nhân hình thành
sóng và một số loại sóng thường gặp.
Bước 9: Chuyển ý
- GV: Bằng kiến thức lịch sử đã học trong
chương trình lớp 6, em hãy cho biết: Trong trận
chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng, Ngô Quyền đã lợi dụng hiện tượng tự
nhiên nào để đánh thắng kẻ thù?
- GV: Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ nghiên
cứu kĩ hơn về hiện tượng thủy triều cũng như
nguyên nhân và các trạng thái của thủy triều.
- HS quan sát hình ảnh về sóng và video chuyển
động của sóng
- HS thực hiện, trình bày, HS khác nhận xét, bổ
sung

- HS dựa vào hiểu biết của mình để trả lời, HS
khác nhận xét bổ sung
- HS: quan sát, trả lời
- HS: dựa vào hiểu biết của mình để trả lời, HS
khác bổ sung

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thủy triều(HS làm việc theo nhóm: 15 phút)


(1). Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, phát vấn, giảng giải, giảng thuật


(2). Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm việc cá nhân, nhóm, cặp
Nội dung chính
Hoạt động của giáo viên và học sinh
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về thủy triều

II. Thủy triều

Bước 1: GV cho HS quan sát video sự hoạt 1. Khái niệm:
động của thủy triều, yêu cầu: HS làm việc cá Thủy triều là hiện tượng dao động
nhân, nêu khái niệm thủy triều, nguyên nhân thường xuyên, có chu kỳ của các
sinh ra thủy triều

khối nước trong các biển và đại

- GV: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức

dương.

Bước 2:
- GV: liên hệ với môn Lịch sử, giảng thuật về 2. Nguyên nhân:
trận chiến trên sông Bạch Đằng: khi nước triều

Được hình thành chủ yếu do sức hút

xuống, Ngô Quyền cho quân đóng cọc nhọn của Mặt Trăng và Mặt Trời với Trái
trên sông. Khi nước triều lên cho thuyền nhỏ ra Đất
dụ quân địch vào bãi cọc. Khi triều rút, bãi cọc
trơ ra, chiến thuyền của giặc bị mắc cạn, quân
ta kéo ra đánh, giặc thất bại. (Phụ lục hình ảnh)

Bước 3:
- Dựa vào nội dung câu chuyện trên, và hình
ảnh vừa quan sát, em hãy nêu các trạng thái của
thủy triều.
- GV: nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức
Bước 4:
- GV chia lớp thành 4 nhóm nghiên cứu các
trạng thái thủy triều:

3. Các trạng thái thủy triều

+ Nhóm 1,2: dựa vào hình 16.1 và hình 16.2, - Triều cường: Khi Mặt Trăng, Trái
hãy cho biết vào các ngày dao động thủy triều Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng( lực
lớn nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế hút kết hợp)→ thủy triều lớn
nào? Giải thích tại sao?

nhất(ngày 1 và 15: không trăng,

+ Nhóm 3,4: dựa vào hình 16.1 và hình 16.3, trăng tròn).
hãy cho biết vào các ngày dao động thủy triều - Triều kém: Khi Mặt Trăng, Trái
nhỏ nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc(lực


nào? Giải thích tại sao?

hút đối nghịch)→ thủy triều kém

- GV: nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.

nhất ( ngày 8 và 23: trăng khuyết).


* Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả: Hiện nay việc sử dụng thủy triều để tạo ra
điện là vấn đề cần thiết, giúp sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- HS làm việc cá nhân, nêu khái niệm thủy
triều, nguyên nhân sinh ra thủy triều
- HS: quan sát hình ảnh và kiến thức SGK để
trả lời, HS khác bổ sung
- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết của mình
để trả lời, HS khác bổ sung
- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết của mình
để trả lời, HS khác bổ sung
- HS: thảo luận theo nhóm, dựa vào kiến thức
Vật lí ( bài 9: Phân tích và tổng hợp lực) để trả
lời, đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét, bổ sung
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dòng biển( thời gian: 15 phút)
(1). Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, phát vấn

(2). Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm việc cá nhân, nhóm, cặp
Hoạt động của giáo viên và học sinh
*Hoạt động 3: Tìm hiểu về dòng biển

Nội dung chính
III. Dòng biển

Bước 1: GV cho HS quan sát hình ảnh dòng 1. Khái niệm: Là hiện tượng chuyển
biển, yêu cầu HS dựa vào sách giáo khoa, hình động của lớp nước biển trên mặt tạo
ảnh và hình 16.4 nêu:


thành các dòng chảy trong các biển

+ Dòng biển là gì ?

và đại dương.

+ Nêu các loại dòng biển

2. Phân loại:

- GV : bổ sung, chuẩn kiến thức

- dòng biển nóng

Bước 2:

- dòng biển lạnh

- GV: chia lớp thành 4 nhóm, phân công nhiệm


vụ:
Nhóm 1: Hòan thành phiếu học tập 1.

3. Phân bố:

(Các dòng biển nóng ở Bắc bán cầu)

- Dòng biển nóng: Thường phát sinh


Nhóm 2:Hòan thành phiếu học tập 2

ở hai bên đường xích đạo chảy theo

(Các dòng biển lạnh ở Bắc bán cầu)

hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng

Nhóm 3:Hòan thành phiếu học tập 3.

chảy về cực.

(Các dòng biển nóng ở Nam bán cầu)

- Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ

Nhóm 4:Hoàn thành phiếu học tập 4

tuyến 30 – 400 gần bờ đông các đại

(Các dòng biển lạnh ở Nam bán cầu)

dương chảy về xích đạo.

Bước 4:

- Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành

- GV: nhận xét, chuẩn xác kiến thức và bổ sung vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu; Ở vĩ

các câu hỏi sau:

độ thấp hướng chảy của các vòng

-Tác động của dòng biển nóng lạnh đối với hoàn lưu Bắc bán cầu cùng chiều
khí hậu nơi nó chảy qua?

kim đồng hồ, Nam bán cầu ngược

-Hãy chứng minh các dòng biển thường chảy chiều.
đối xứng giữa hai bên bờ của đại dương.

- Ở BBC có dòng biển lạnh xuất

-Tại sao hướng chảy của các vòng hòan lưu phát từ cực men theo bờ Tây các đại
lớn ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, dương chảy về XĐ
còn ở bán cầu Nam thì ngược lại.?

- Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng

- GV: chuẩn kiến thức

nhau qua bờ đại dương.

* Các dòng biển ảnh hưởng gì nơi chúng đi - Vùng có gió mùa, dòng biển đổi
qua( Khí hậu, kinh tế)
+ Nơi dòng biển nóng: mưa nhiều
+ Nơi dòng biển lạnh: mưa ít
+ Nơi gặp gỡ 2 dòng: môi trường hải sản
Bước 5: Tiểu kết

- GV gọi một HS nêu các kiến thức cần nắm
qua phần III
- GV: Chuẩn kiến thức
- HS: làm việc cá nhân, nêu khái niệm và các
loại dòng biển, HS khác bổ sung
- HS thảo luận theo nhóm, cặp. Đại diện các

chiều theo mùa.


nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ
sung
- HS: dựa vào bản đồ và hiểu biết của mình để
trả lời
- HS: hệ thống lại kiến thức để trả lời, HS khác
bổ sung
4. Củng cố, luyện tập
- GV: Bằng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy, em hãy hệ thống hóa lại các kiến thức
đã học trong bài
- HS: tự sơ đồ hóa lại bằng sơ đồ tư duy
- GV: Chuẩn kiến thức
Các em phải nắm được sóng biển, thủy triều, dòng biển: khái niệm, nguyên nhân, đặc
điểm
2. Hướng dẫn học sinh học ở nhà : ( 1 phút)
- Làm câu hỏi trong sách giáo khoa trang 62 và hướng dẫn học bài 17 trang 63.
- Chuẩn bị bài 17 – Thổ nhưỡng quyển, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
V. PHỤ LỤC
Phiếu học tập số 1:
Bán cầu
Tính chất

dòng biển
Bắc
Nóng
Phiếu học tập số2:
Bán cầu
Tính chất
dòng biển
Bắc
Lạnh
Phiếu học tập số 3:
Bán cầu
Tính chất
dòng biển
Nam
Nóng
Phiếu học tập số 4:
Bán cầu
Tính chất
dòng biển
Nam
Lạnh
Thông tin phản hồi
Bán cầu

Tính chất
dòng biển

Tên gọi

Nơi xuất phát


Hướng chảy

Tên gọi

Nơi xuất phát

Hướng chảy

Tên gọi

Nơi xuất phát

Hướng chảy

Tên gọi

Nơi xuất phát

Hướng chảy

Tên gọi

Nơi xuất phát

Hướng chảy


Bắc


Nam

Nóng

1.Dòng biển Bắc Thái
Bình Dương
2.Dòng biển
Gulfsstream(Bắc Đại
Tây Dương)
3.Dòng biển Ghine
4.Dòng biển theo gió
mùa
5.Dòng biển Bắc xích
đạo.

Lạnh

1.Dòng biển California. -Khoảng vĩ tuyến
2.Dòng biển Labrado.
30-400B hoặc từ
3.Dòng biển Canary
cực
4.Dòng biển Oiasivo

-Men theo bờ
Tây của các đại
dương chảy về
xích đạo

Nóng


1.Dòng biển Brazil
2.Dòng biển
Mozambich
3.Dòng biển Đông ÚC
4.Dòng biển Nam xích
đạo

-Xích đạo

- Chảy về hướng
Tây, khi gặp lục
địa thì chuyển
hướng về phía
Nam cực.

Lạnh

1.Dòng biển theo gió
Tây
2.Dòng biển Peru.
3.Dòng biển Benghela
4.Dòng biển Tây Úc

-Khỏang vĩ tuyến - Chảy về phía
30-400 Nam
xích đạo.

Hình ảnh minh họa cho bài


-Xích đạo

- Chảy về hướng
Tây, khi gặp lục
địa thì chảy lên
hướng Bắc.


Sóng biển

Nguyên nhân sinh ra sóng là gió


Sóng thần ở Nhật Bản

Động đất mạnh dẫn đến sóng thần


Núi lửa phun ngầm dưới đáy biển dẫn đến sóng thần

Trận đánh Bạch Đằng


Hiện tượng thủy triều

Trăng tròn khi triều cường


Trăng khuyết khi triều kém


Các dòng biển trên thế giới


7. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HỌC SINH
- Khái niệm và nguyên nhân sinh ra sóng.
- Sóng thần là gì? Nguyên nhân sinh ra sóng thần. Kể tên những trận sóng thần
mà em biết.
- Trình bày sự phân bố các dòng biển trên thế giới.
- Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều.
8. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
100% học sinh trả lời được các câu hỏi trên và trình bày được các kiến
thức liên môn theo yêu cầu dự án đề ra.
Mậu Duệ, ngày 10 tháng 12 năm 2016
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Hà




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×