Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

CAU HOI CHO các đơn vị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.66 KB, 4 trang )

Phần 1
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Thuốc lá là gì ?
a. Là điếu thuốc lá cuốn máy và thuốc lào
b. Là điếu thuốc lá cuốn và sì gà
c. Là điếu thuốc lá cuốn tay hoặc cuốn máy, thuốc lào, sì gà
d. Là tất cả các chế phẩm từ cây thuốc lá (tobaco) như: thuốc lá cuốn tay, thuốc lá
cuốn máy, sì gà, thuốc lào, thuốc lá điện tử, thuốc lá dạng viêm ngậm,…
Câu 2. Trong thuốc lá có bao nhiêu chất hóa học ?
a. Khoảng 5.000 chất
b. Khoảng 6.000 chất
c. Khoảng 7.000 chất
d. Khoảng 8.000 chất
Câu 3. Trong thuốc lá có bao nhiêu chất gây ung thư ?
a. Gồm 45 chất
b. Gồm 69 chất
c . Gồm 75 chất
d. Gồm 80 chất
Câu 4. Thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu ra bao nhiêu ca ung thư phổi ?
a. Trên 60%
b. Trên 70%
c. Trên 80%
d. Trên 90%
Câu 5. Mỗi năm, Việt Nam có bao nhiêu người tử vong do các bệnh có nguyên
nhân từ thuốc lá?
a. 20.000 người
b. 30.000 người
c. 40.000 người
d. 60.000 người
Câu 6. Theo Luật PCTH thuốc lá, thế nào là tác hại của thuốc lá?
a. Tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất; hút, nhai, ngửi, hít,


ngậm sản phẩm thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người.
b. Tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất; hút, nhai, ngửi, hít,
ngậm sản phẩm thuốc lá gây ra cho môi trường.
c. Tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất; hút, nhai, ngửi, hít,
ngậm sản phẩm thuốc lá gây ra cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
d. Cả a, b, c.
Câu 7. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực thi hành từ ngày,
tháng, năm nào?
a. Ngày 18 tháng 6 năm 2012
b. Ngày 01 tháng 01 năm 2013.
c. Ngày 01 tháng 5 năm 2013.
d. Ngày 01 tháng 7 năm 2013.


Câu 8. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong lĩnh vực phòng, chống tác
hại của thuốc lá?
a. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được
thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán,
tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
b. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng
dưới mọi hình thức; tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá (trừ trường
hợp tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai,
dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo
trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó).
c. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá; sử dụng người chưa đủ 18
tuổi mua, bán thuốc lá; bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; bán
thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định
cấm; sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em;
vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
d. Cả a, b, c.

Câu 9. Người hút thuốc lá có nghĩa vụ gì?
a. Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
b. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh,
người cao tuổi.
c. Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại
những địa điểm được phép hút thuốc lá.
d. Cả a, b, c.
Câu 10. Địa điểm nào sau đây cấm hút thuốc lá hoàn toàn?
a. Cơ sở y tế; cơ sở giáo dục; cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành
riêng cho trẻ em; cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao; nơi làm việc; ô tô,
tàu bay, tàu điện.
b. Mọi địa điểm công cộng.
c. Mọi phương tiện giao thông công cộng.
d. Cả a, b, c.
Câu 11. Địa điểm nào cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi
dành riêng cho người hút thuốc lá?
a. Khu vực cách ly của sân bay; quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn, cơ sở lưu
trú du lịch; tàu thủy, tàu hỏa.
b. Nơi có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá.
c. Nơi có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ
quan sát; có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
d. Cả a, b, c.
Câu 12. Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong phòng, chống tác hại của
thuốc lá?
a. Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá; yêu cầu người
hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
b. Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.
c. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút
thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá; phản ánh hoặc tố cáo cơ quan,



người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định
cấm hút thuốc lá.
d. Cả a, b, c.
Câu 13. Các trường hợp vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc
lá bị xử lý như thế nào?
a. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại
của thuốc lá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi
phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật.
b. Cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp
luật.
c. Được thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
d. Cả a, b.
Câu 14. Sử dụng thuốc lá trong trường học sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị
định 176/2013 bao nhiều tiền ?
a. Từ 10.000đ đến 50.000 đ
b. Từ 50.000đ đến 100.000 đ
c. Từ 100.000đ đến 300.000 đ
d. Từ 300.000đ đến 500.000 đ
Câu 15. Hành vi mời, dụ dỗ người khác sử dụng thuốc lá sẽ bị xử phạt hành
chính theo nghị định 176/2013 bao nhiều tiền ?
a. 100.000 đ đến 200.000 đ
b. 200.000 đ đến 300.000 đ
c. 300.000 đ đến 500.000 đ
d. 500.000 đ đến 1.000.000 đ
Câu 16. Hành vi ép buộc người khác sử dụng thuốc lá sẽ bị xử phạt hành
chính theo nghị định 176/2013 bao nhiều tiền ?
a. 500.000 đ đến 1.000.000 đ
b. 1.000.000 đ đến 3.000.000 đ

c. 3.000.000 đ đến 5.000.000 đ
d. 5.000.000 đ đến 10.000.000 đ
Phần 1
CÂU HỎI DÀNH CHO PHẦN HÙNG BIỆN
Câu 1. Việt Nam nằm trong nhóm 15 quốc gia có số lượng người sử dụng
thuốc lá cao hàng đầu thế giới. Để giảm tác hại của thuốc lá đến sức khỏe, môi
trường và sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao sức khỏe cộng đồng, theo bạn
bạn cần phải làm gì?
Câu 2. Việt Nam hiện có 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít
phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người hít phải khói thuốc thụ động tại nơi
làm việc. Có khoản 60 % học sinh trong độ tuổi 13 – 17 hít phải khói thuốc thụ
động tại nhà và khoảng 70% hít phải khói thuốc thụ động tại nơi công cộng. Vậy
theo bạn cần làm gì để bảo vệ những người không hút thuốc tránh được bệnh tật do
thuốc lá gây ra ?


Câu 3. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi ngày, trên thế giới có từ 80.000 100.000 thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc. Thanh niên có thể dễ dàng nghiện
thuốc lá chỉ sau khi hút vài điếu. Tại Việt Nam, Theo Điều tra tình hình sử dụng
thuốc lá trong học sinh từ 13 - 15 tuổi vào năm 2014, tỷ lệ hút thuốc lá trong học
sinh nam là 4,9% và học sinh nữ là 0,2%. Theo bạn chúng ta cần làm gì để giúp
các bạn học sinh có thể “nói không với thuốc lá” ?
Câu 4. Hãy nêu những tổn thất về kinh tế có nguyên nhân từ thuốc lá với
Việt Nam? Theo bạn có phải do sự do quá lớn đóng góp của ngành công nghiệp
thuốc lá cho ngân sách quốc gia nên nhà nước vẫn chưa có lệnh cấm sản xuất,
buôn bán và tàng trữ và sử dụng thuốc lá tại nước ta ?
Câu 5. Bạn hãy cho chúng tôi thấy bức tranh về tác hại của thuốc lá đối với
sức khỏe con người ?
Câu 6. Xây dựng trường học không khói thuốc giúp cho các bạn học sinh,
các thầy cô giáo đảm bảo quyền được hít thở bầu không khí trong lành, tránh khỏi
các tác hại nguy hiểm của khói thuốc. Là một học sinh, bạn cần làm gì để ủng hộ

phong trào xây dựng trường học không khói thuốc lá ?
Câu 7. Bạn hãy cho chúng tôi thấy bức tranh về tác hại của thuốc lá đối với
thanh thiếu niên ở lưa tuổi của bạn ?
Câu 8. Bạn hãy trình bày một bài luận về “Học sinh nói không với thuốc lá” ?
Câu 9. Theo bạn khói thuốc lá có gay ô nhiễm môi trường không? Hãy
chứng minh?
Câu 10. Người hút thuốc nói rằng “Tôi hút thuốc chẳng tốn bao nhiêu tiền
cả”. Bạn hãy chúng minh rằng hút thuốc tốn kém hơn rất nhiều so với suy nghĩ của
anh ta?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×