Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CHUYÊN đề đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.19 KB, 4 trang )

CHUYÊN ĐỀ: ĐÔ THỊ HÓA
1/ Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta
* Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp:
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp:
+ Từ thế kỷ III trước Công nguyên và trong suốt thời kỳ phong kiến, ở nước ta mới
hình thành một số đô thị quy mô nhìn chung còn nhỏ như: Phú Xuân, Hội An, Đà
Nẵng, Phố Hiến…
+ Thời Pháp thuộc, công nghiệp hóa chưa phát triển. Đến những năm 30 của thế kỷ
XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
+ Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hóa diễn
ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.
+ Từ 1954 đến 1975, đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: ở miền Nam,
chính quyền Sài Gòn đã dùng “ đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ
chiến tranh, từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá
trình đô thị hóa chững lại.
+ Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá mạnh, đô thị được
mở rộng và phát triển nhanh hơn, đặc biệt là các đô thị lớn.
- Trình độ đô thị hóa thấp:
+ Tỉ lệ dân thành thị còn thấp
+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình
phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
* Tỷ lệ dân thành thị tăng:
+ Năm 1990 dân số thành thị ở nước ta mới chỉ đạt 19,5% thì đến năm 2005 con số
này đã tăng lên 26,9%.
+ Tuy nhiên, tỷ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực .
* Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng:
+ Trung du miền núi Bắc Bộ nước ta có số lượng đô thị lớn nhất nước ta, tuy nhiên
ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ, số đô thị lớn thứ 2 và thứ 3 cả nước là các
vùng đồng bằng (ĐBSH và ĐBSCL).
+ Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất nước ta.
2/ Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát


triển kinh tế – xã hội.
* Tích cực:
+ Tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


+ Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa
phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả
nước, 84% GDP công nghiệp – xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà
nước.
+ Các thành thị, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng,
là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; có
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài
nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
* Hạn chế:
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch
khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…
3. Dựa vào bảng 18.1:
a.Vẽ biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn
1990- 2005
b. Rút ra nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta
giai đoạn trên
c. Giải thích nguyên nhân
Gợi ý trả lời:
a. Vẽ biểu đồ kết hợp: cột và đường
b. Nhận xét:
Giai đoạn 1990-2005:
- Số dân thành thị ngày càng tăng từ 12,9 triệu người (năm 1990) lên 22,3 triệu
người (năm 2005), tăng gấp 1,73 lần.
- Tỉ lệ dân thành thị cũng ngày càng tăng từ 19,5% (năm 1990) lên 26,9% (năm

2005)
- Xu hướng trên là tích cực. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì số dân
thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp.
c. Giải thích
- Nước ta là một nước nông nghiệp nên lao động nông nghiệp cnf hcieems tỉ trọng
lớn, dân cư nông thôn còn đông, dân cư thành thị ít
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục do:
+ Kết quả của quá trình CNH- HĐH
+ Sự di cư của dân cư nông thôn vào các thành phố
+ Sự mở rộng địa giới các thành phố, thị xã, chuyển một số xã thành phường.


CHUYÊN ĐỀ: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Câu 1: Phân tích xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự chuyển dịch đó?
a. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế:
*Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có xu hướng chuyển dịch theo
hướng:
- Tăng tỉ trọng khu vực II
- Giảm tỉ trọng của khu vực I
- Khu vực III chiếm tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.
* Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, hiện đại hóa. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trọng nội bộ các ngành kinh tế
- Ở khu vực I:
+ xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Năm
1990, tỉ trọng ngành nông nghiệp là 83,4%, đến năm 2005 chỉ còn 71,5%. Cũng
những năm đó, tỉ trọng ngành thuỷ sản tăng từ 8,7% lên 24,8%.
+ Nếu xét riêng nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) thì tỉ trọng của ngành trồng trọt

giảm, còn tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.
- Ở khu vực II:
+ công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng
hoá sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.
+ Ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng, trong khi đó công nghiệp khai thác có
tỉ trọng giảm.
+ Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng
tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả,
giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu
của thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Khu vực III :
+ đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến
kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.
+ Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao
công nghệ,… đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.


c. Nguyên nhân
- Sự chuyển dịch trên là kết quả của công cuộc Đổi mới nền kinh tế-xã hội ở nước
ta.
- Nước ta đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Chuyển dịch nhằm sử dụng hợp lí và phát huy có hiệu quả các tiềm năng phát
triển kinh tế của nước ta.
- Do tác động của khoa học công nghệ và quá trình hội nhập kinh tế nước ta với
nền kinh tế thế giới.
Câu 2: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế.
Nêu nguyên nhân của sự chuyển dịch đó.
a. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế
- Cơ cấu thành phần kinh tế có những chuyển biến tích cực phù hợp với đường lối
pt kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới

- Thành phần kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước
quản lí
- Tỉ trọng của tp kinh tế tư nhân có xu hướng tăng
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng tăng nhanh cho thấy vai trò
ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong giai đoạn mới của đất nước
b. Nguyên nhân
- Nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu , hợp tác với các nước trong
khu vực và trên toàn thế giới
- Thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng
XHCN
Câu 3: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta
Trên phạm vi cả nước đã hình thành:
- Các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh, khu công nghiệp tập
trung và khu chế xuất có qui mô lớn.
- Trên cả nước đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm:
+ VKT trọng điểm phía Bắc,
+ VKT trọng điểm miền Trung,
+ VKT trọng điểm phía Nam.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×