Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Chủ đề văn xuôi hiện đại ngữ văn 12 ( tập II)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.99 KB, 76 trang )

CHỦ ĐỀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM- NGỮ VĂN 12
I. CHUẨN KIÉN THỨC, KỸ NĂNG
− Hiểu được được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các truyện
ngắn và đoạn trích tiểu thuyết hiện đại.
− Hiểu một số đặc điểm của truyện Việt Nam từ sau CMT8/ 1945 đến hết
thế kỉ XX.
− Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam theo đặc
trưng thể loại.
− Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào làm văn nghị luận.
Từ đó, HS có thể hình thành các năng lực sau :
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản.
+ Năng lực đọc – hiểu truyện hiện đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn
bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn
bản.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ “TRUYỆN HIỆN
ĐẠI VIỆT NAM ”
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nêu thông tin - Lí giải được - Vận dụng hiểu biết - So sánh các
về tác giả, tác mối quan hệ/ảnh về tác giả, tác phẩm phương diện nội
phẩm,

hoàn hưởng của hoàn để phân tích, lý giải dung, nghệ thuật



cảnh sáng tác, cảnh sáng tác với giá trị nội dung, giữa các tác phẩm
thể loại,…

việc

thể

xây nghệ thuật của tác cùng đề tài hoặc

dựng cốt truyện phẩm.

thể

loại;

phong
1


và thể hiện nội

cách tác giả.

dung tư tưởng
-

Nhận

của tác phẩm.

diện - Hiểu được ảnh - Khái quát đặc điểm - Trình bày những

được ngôi kể, hưởng của giọng phong cách của tác kiến
trình tự kể.

giải

riêng,

kể đối với việc giả từ tác phẩm.

phát hiện sáng tạo

thể hiện nội dung

về văn bản.

tư tưởng của tác
phẩm.
- Nắm được cốt - Lý giải sự phát - Chỉ ra các biểu - Biết tự đọc và
truyện, nhận ra triển của các sự hiện và khái quát các khám phá các giá
đề tài, cảm hứng kiện và mối quan đặc điểm của thể loại trị của một văn bản
chủ đạo.

hệ của các sự từ tác phẩm.

mới cùng thể loại.

kiện.
- Nhận diện hệ - Giải thích, phân - Trình bày cảm nhận - Vận dụng tri thức

thống nhân vật tích đặc điểm về về tác phẩm.

đọc hiểu văn bản

(xác định được ngoại hình, tính

để kiến tạo những

nhân vật trung cách,

giá trị sống của cá

tâm,

nhân

phận

vật nhân vật. Khái

chính, nhân vật quát
phụ).

số
được

về

nhân vật.


nhân.
(Trình bày những
giải pháp để giải
quyết một vấn đề cụ
thể (là một nhiệm
vụ trong học tập,
trong đời sống) từ
sự học tập nội dung
của VB đã đọc

hiểu).
- Phát hiện và - Phân tích được - Thuyết trình về tác - Chuyển thể văn
nêu được tình ý nghĩa của tình phẩm.

bản (vẽ tranh, đóng
2


huống truyện.

huống truyện.

kịch…)
- Nghiên cứu KH,
dự án.

- Chỉ ra được các - Lí giải ý nghĩa
chi

tiết


nghệ và tác dụng của

thuật đặc sắc của các từ ngữ, hình
mỗi

tác ảnh, câu văn, chi

phẩm/đoạn trích tiết nghệ thuật,
và các đặc điểm biện pháp tu từ
nghệ thuật của
thể loại truyện.
Câu hỏi ĐT, ĐL:

Bài tập thực hành:

- Trắc nghiệm KQ (về tác giả, tác - Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành)
phẩm, đặc điểm thể loại, chi tiết - Bài tập dự án (nghiên cứu so sánh tác
nghệ thuật,…)

phẩm, nhân vật theo chủ đề…)

- Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, - Bài trình bày miệng (thuyết trình, đọc
phát hiện, nhận xét, đánh giá,…)

diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, trao đổi

- Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ, thảo luận…)
cảm nhận, kiến giải riêng của cá
nhân,..)

- Phiếu quan sát làm việc nhóm (trao
đổi, thảo luận về các giá trị của tác
phẩm,..)
III. CÂU HỎI/ BÀI TẬP MINH HOẠ
Văn bản: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Câu 1: Nêu hoàn Câu 1: Nêu ý nghĩa nhanCâu 1: Viết một Câu 1: Sau khi
cảnh sáng tác của đề
của
truyện đoạn văn ngắnnghe xong câu
truyện
ngắn “Chiếc thuyền ngoài trình bày ý kiếnchuyện của người
3


ngắn “Chiếc
thuyền
ngoài
xa”?
Câu 2: Xác định
nhân vật trung
tâm của truyện

ngắn
“Chiếc
thuyền ngoài xa”?
Câu 3: Nêu tình
huống của truyện
ngắn “Chiếc
thuyền
ngoài
xa”?
Câu
4: Trong
đoạn đầu truyện
ngắn “Chiếc
thuyền
ngoài
xa”, khi nhìn thấy
cảnh chiếc thuyền
lưới vó ẩn hiện
trong biển sớm
mờ sương, nghệ sĩ
Phùng có thái độ
và hành động như
thế nào?
Câu
5: Người
đàn bà hàng chài
đưa ra nhiều lý do
bà không
bỏ
chổng, theo em,

câu nào không
phải là lý do bà
đưa ra?
a. Cuộc đời người
đàn bà vùng biển
cần có người đàn
ông
để
chèo
chống khi phong
ba.
b. Người đàn bà

xa”?
của anh (chị) vềđàn bà hàng chài,
Câu 2: Hình ảnh bãi xehành động đánhnhân vật Đẩu trong
tăng hỏng có ý nghĩa như cha của thằng bétruyện
thế nào?
Phác?
ngắn“Chiếc
Câu 3: Lí giải thái độ
thuyền ngoài
và hành động của nhânCâu
2: Trongxa” của Nguyễn
vật Phùng trong truyệntruyện ngắn chiếcMinh Châu đã có
khi chứng kiến cảnhthuyền ngoài xa,biểu hiện “Đẩu đi
người đàn ông đánh vợ người đàn bà hàngđi lại lại trong
trong
truyệnchài ở tòa ánphòng, hai tay
ngắn “Chiếc

thuyền huyện đã từngthọc sâu vào hai
ngoài xa”?
nói: “Giá tôi đẻ ít bên túi chiếc quần
Câu 4: Vì sao ngườiđi, hoặc chúng tôi quân phục đã cũ.
đàn bà hàng chài thay đổi sắm được một Một cái gì mới
cách
xưng
hôchiếc thuyền rộng vừa vỡ ra trong
từ “con”sang “chị” khi hơn...”. Câu nóiđầu vị Bao Công
giao tiếp với Phùng vàđó thể hiện khátcủa cái phố huyện
Đẩu ở tòa án huyện?
khao gì của ngườivùng biển, lúc này
Câu 5: Vì sao ngườiđàn bà hàng chài?trông Đẩu rất
đàn bà hàng chài lại xinViết một đoạn vănnghiêm nghị và
chồng đánh bà ở trên bờ: ngắn trình bày ýđầy suy nghĩ”.
a. Vì con cái đã lớn.
kiến của anh chị?
Anh (chị)
b. Vì trên thuyền quáCâu 3: Viết mộthãy viết một bài
chật hẹp.
đoạn văn ngắnvăn trình bày
c. Vì đánh trên thuyền thì trình bày cảmnhững chuyển biến
không thể chạy trốnnhận của anh chịtrong nhận thức
được.
về nhân vật nghệcủa nhân vật chánh
d. Đánh trên bờ sẽ có
sĩ Phùng?
án Đẩu?
người can thiệp.
Câu

2: Qua
truyện
ngắn“Chiếc
thuyền
ngoài
xa”, Nguyễn Minh
Châu đã đặt ra
những vấn đề gì về
cuộc sống của
người lao động
Việt Nam sau
chiến tranh. Viết
một bài văn trình
4


hàng chài phải
sống cho con chứ
không thể sống
cho mình như ở
trên đất được.
c. Gia đình người
đàn bà hàng chài
cũng có những
giây phút hạnh
phúc.
d. Người đàn ông
chỉ đánh vợ khi
thấy khổ quá.


bày suy nghĩ của
anh (chị) về những
vấn đề đó?

IV. MA TRẬN ĐỀ

Mức độ
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng
Chủ đề
thấp
cao
Nhận
diệnNêu nội dungHiểu
được
I. Đọc hiểu
Chiếc thuyền phương thứcchính của vănnội dung của
biểu đạt củabản.
chi tiết, hình
ngoài xa
văn bản.
ảnh được sử
dụng trong
văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
II. Làm văn
Chiếc thuyền
ngoài xa


1
1,0
10%

1
1,0
10%

1
1,0
10%

Tổng số

3
3,0
30%
Vận
dụng
kiến thức đọc
hiểu và kĩ
năng tạo lập
văn bản để
viết bài nghị
luận về một
nhân vật văn
học kết hợp
với vấn đề xã
hội.
5



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ

1
1,0
10%

1
1,0
10%

1
1,0
10%

1
7,0

1
7,0

70%
1
7,0

70%

70%
4
10,0
100%

V. ĐỀ KIỂM TRA

Đề kiểm tra
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I – Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra
một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với
nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng
cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa
thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mối nhát quất xuống lão lại nguyền
rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn : Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết
đi cho ông nhờ !
Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng,
không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.
Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu,
tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc
máy ảnh xuống đất chạy nhào tới."
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh
Châu)
1. Nêu những ý chính của đoạn văn trên?
2. Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên?
3. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về tâm trạng và hành

động của nhân vật xưng tôi trong đoạn văn ?
Phần II – Làm văn (7 điểm)

Trong truyện ngắn « Chiếc thuyền ngoài xa » của Nguyễn Minh Châu có
đoạn :
« Lát sau mụ lại mới nói tiếp :
- Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng
tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi
6


nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người
đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái
khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình
như ở trên đất được ! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng
bắt tôi bỏ nó ! Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như
một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi
sống hòa thuận, vui vẻ. »
(Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, trang 76)

Phân tích phẩm chất của người đàn bà trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày
suy nghĩ của anh/ chị về đức hy sinh của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống
hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU : ( 3 điểm )
1/ Yêu cầu về kĩ năng :
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2/ Yêu cầu về kiến thức :

Câu 1 : ( 1 điểm )
- Người đàn ông đánh người đàn bà dã man.
- Người đàn bà cam chịu một cách nhẫn nhục.
- Tâm trạng và hành động của nhân vật tôi.
Câu 2 : ( 1 điểm )
Các phương thức biểu đạt :
- Tự sự :
kể lại những sự việc mà nhân vật tôi chứng kiến.
- Miêu tả : hành động, tâm trạng của các nhân vật.
- Biểu cảm : bộc lộ cảm xúc của các nhân vật.
(Lưu ý : Nếu thí sinh chỉ xác định được phương thức biểu đạt mà không có lý giải
hoặc lý giải sai thì cho 0.5 điểm).
Câu 3 : ( 1 điểm )
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý
sau :
- Tâm trạng kinh ngạc vì sự việc diễn ra quá bất ngờ và ngoài tưởng tượng của
nghệ sĩ Phùng.
- Hành động xuất phát từ tình yêu thương con người của người nghệ sĩ.
(lưu ý : Với câu 1 và 2, thí sinh có thể viết thành đoạn văn hoặc trình bày các ý
theo cách gạch đầu dòng ; với câu 3, thí sinh phải viết thành một đoạn văn hoàn
chỉnh thì mới đạt điểm tối đa).
II. LÀM VĂN : (7 điểm )
7


1. Yêu cầu về kĩ năng :
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, từ đó trình bày suy nghĩ về một
vấn đề của đời sống xã hội ;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận,
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp ;

- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức :
- Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa, thí sinh có thể phân tích phẩm chất của người đàn bà hàng chài
trong đoạn trích và bày tỏ suy nghĩ của mình theo những cách khác nhau nhưng
phải hợp lý, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý :
2.1. Phân tích phẩm chất của người đàn bà hàng chài :
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Phân tích phẩm chất của người đàn bà hàng chài :
+ Thấu hiểu lẽ đời, cảm thông cho chồng, nhận ra được vai trò trụ cột của người
đàn ông trong gia đình cũng như trách nhiệm của người đàn bà.
+ Tình thương con vô bờ.
+ Biết chắt chiu những hạnh phúc nhỏ bé của cuộc sống để giữ con thuyền gia đình
trước bờ vực của sự đổ vỡ .
- Đánh giá : hình ảnh người phụ nữ thương chồng, thương con; thấu hiểu lẽ đời
bao dung vị tha và giàu đức hy sinh.
2.2. Thí sinh bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề : Đức hy sinh của người phụ
nữ Việt Nam trong cuộc sống ngày nay. Thí sinh cần nêu được những ý sau :
- Khẳng định đức hy sinh là một trong những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người
phụ nữ Việt Nam.
- Đức hy sinh được thể hiện cụ thể như thế nào.
- Thái độ : ca ngợi, trân trọng, học tập.
3. Cách cho điểm :
- Điểm 6-7 : Phân tích được phẩm chất của nhân vật một cách thuyết phục, bày
tỏ suy nghĩ sâu sắc về phẩm chất hy sinh của người phụ nữ. Bố cục rõ ràng, lập
luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo ; có thể còn vài sai sót về
chính tả, dùng từ.
- Điểm 4-5 : Cơ bản phân tích được phẩm chất của nhân vật, nêu được suy nghĩ
của bản thân về đức hy sinh. Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc
một số lỗi ngữ pháp, chính tả, dùng từ.

- Điểm 2-3 : Chưa làm rõ được những phẩm chất của người đàn bà, phần bày tỏ
suy nghĩ về đức hy sinh còn sơ sài ; mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1 : Chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức, mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
- Điểm 0 : Không làm bài hoặc lạc đề .
8


GIÁO ÁN CÁC BÀI TRONG CHỦ ĐỀ:
CÂU HỎI/ BÀI TẬP MINH HOẠ
Văn bản: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng thấp

Câu 1: Nêu hoàn
cảnh sáng tác của
truyện
ngắn “Vợ
chồng A Phủ"?
Câu 2: Xác định
nhân vật trung tâm
của truyện ngắn
“Vợ chồng A Phủ?
Câu 3: Bố cục
truyện ngắn "Vợ
chồng A Phủ" gồm
hai phần,gắn với hai

địa danh: Phiềng Sa
và Hồng Ngài.Hãy
nêu nội dung tư
tưởng chính trong
mỗi phần?
Câu 4: Vì sao từ
những người tự do,
tài năng, có phẩm
chất tôt đẹp nhưng
cả Mị và A Phủ đều
trở thành những
thân phận "gạt nợ"
tủi cực trong nhà Pá
Tra?

Vận dụng cao

Câu 1: Tại sao TôCâu 1: Viết một Câu 1: Phân tích
Hoài lại chọn tên đoạn văn ngắnsức sống tiềm tàng
nhan đề tác phẩm làtrình bày cảm nhậncủa nhân vật Mị ?
"Vợ chồng A Phủ"? của anh (chị) về
tâm lí của Mị khi
Câu 2: Hình ảnhnghe tiếng sáo và
"Con trâu, con ngựa"uống rượu trong
,"cái chuồng ngựa",đêm
tình
mùa
"tiếng chân ngựa đạpxuân?
vách"...được lặp lại
trong tác phẩm có ý

nghĩa như thế nào?
Câu 3: Tại sao khi
cha
Mị
chếtCâu 2: Viết một
rồi,nhưng Mị lạiđoạn văn ngắn trìnhCâu 2: Phân tích
không nghĩ đến cáibày cảm nhận củagiá trị hiện thực và
chết của bản thânanh chị về nhân vậtgiá trị nhân đạo
nữa?
A Phủ từ khi còn tựtrong tác phẩm "Vợ
do đến khi được Mịchồng A Phủ"?
cứu thoát?
Câu 4 Lí giải tâm
trạng và hành động
của nhân vật Mị
nghe tiếng sáo gọi
bạn trong đêm tình
mùa xuân?

Câu 5: Vì sao Mị
có thái độ ban đầu
9


thờ ơ, lạnh lùng khi
chứng kiến cảnh A
Phủ bị trói?

Câu 6: Tại sao Mị lại
quyết định cắt dây

trói ,cứu thoát A Phủ?
Ngày soạn:
Ngày dạy:
12B4
12B5

12B6

Tiết : 60
VỢ CHỒNG A PHỦ
( Trích)
Tô Hoài
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS :
-Nắm được những nét chính, khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao
dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị, quá trình người dân
các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ c/m và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi
theo tiếng gọi của Đảng.
2. Kĩ năng
- Củng cố nâng cao kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm
tự sự.
3. Thái độ, tình cảm
- Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người
dân lao động miền núi trước Cách Mạng.
4. Năng lực:
- Năng lực rút thông tin từ văn bản.
- Năng lực đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn.
- Năng lực giải quyết vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Năng lực hợp tác, trao đổi.
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án lên lớp
- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .
2. Học sinh
- HS đọc và tìm hiểu bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn học
bài.
10


- Tài liệu: SGK, vở ghi, vở soạn.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới
Vào bài: Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện
đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán cuả nhiều
vùng khác nhau của đất nước, đặc biệt là phong tục tập quán các dân tộc vùng cao.
( 1')
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* Hoạt động 1: 15 phút
I. Tìm hiểu chung: (15')
Gv gọi HS đọc tiểu dẫn trong SGK để 1.Tác giả : (1920)
tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
( xem SGK)
Cần chú ý:
TT1. GV gọi HS nêu các nét cơ bản về -Tô Hoài bắt đầu con đường văn học bằng
tác giả và kể tên các tác phẩm tiêu biểu. một số bài thơ có tính chất lãng mạn, sau đó
nhanh chóng chuyển sang văn xuôi hiện thực.

- Là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, sâu
GV chiếu những nét cơ bản về tác giả.
sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng
khác nhau trên đất nước ta.
- Lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động lôi cuốn
người đọc.
GV chiếu những tác phẩm chính của Tô - Tác phẩm chính: SGK.
Hoài.
2.Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
TT2. GV gọi HS nêu xuất xứ của tác a.Xuất xứ:
phẩm
-Truyện ngắn Vợ chồng A phủ ( 1953), in
TT3. GV nói thêm về hoàn cảnh tác giả trong tập truyện “Tây Bắc” ( 1953).Tác phẩm
viết tập truyện Tây Bắc (qua dòng hồi được trao giải nhất - giải thưởng Hội văn
tưởng của tác giả)
nghệ Việt Nam (1954-1955)
-Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế 8
tháng ở Tây Bắc năm 1952 (theo bộ đội lên
TT4. GV gọi HS tóm tắt truyện Vợ giải phóng Tây Bắc)
chồng A Phủ
b.Tóm tắt truyện
GV nhận xét.
c. Vị trí đoạn trích :
GV chiếu tóm tắt.
Trích phần đầu của truyện ( truyện gồm có 2
TT5. GV cho HS nêu vị trí của đoạn phần. Phần đầu chủ yếu nói về cuộc sống của
trích
Mị và A Phủ ở đất Hồng Ngài. Phần sau nói
về cuộc sống của Mị và A Phủ khi ở vùng đất
Phiềng Sa)

II. Đọc - hiểu: ( 25')
- Hoạt động 2: Hướng dẫn HS Đọc 1. Hình tượng nhân vật Mị
hiểu văn bản phần 1 :Tìm hiểu về hình a. Những bi kịch của Mị khi bước vào
tượng nhân vật Mị
quãng đời thiếu nữ
- Số phận và tính cách:
GV chiếu hình ảnh minh họa của MỊ.
+Mị là một cô gái trẻ đẹp, tài hoa, đảm đang,
11


TT1. GV hỏi: Số phận và tích cách của hồn nhiên, hiếu thảo và có lòng tự trọng.
Mị ?
+Đang có người yêu, đang sống trong những
tháng ngày tươi đẹp của tuổi thanh xuân ( yêu
TT2. GV nhận xét và cho HS thấy:1 đời).
người như Mị đáng ra phải được hạnh +Thế nhưng cô không được hưởng hạnh
phúc.
phúc, → bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà
thống Lý Pá Tra . Nguyên nhân: nghèo,vì
TT3.GV hỏi:Vì sao Mị trở thành con món nợ hôn nhân (của cha mẹ)→ Mị trở
dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá tra?Qua thành món hàng (tương ứng với hai đồng bạc
đó em có nhận xét gì về vấn đề này? trắng)
(thói tục ở nơi miền núi)
→ 1 người có số phận éo le và tính cách,
phẩm chất tốt đẹp.
TT4.GV nhận xét
- Bi kịch khi vào nhà thống lí Pá Tra:
+ Danh nghĩa là con dâu nhưng thực chất cô
là nô lệ.

TT5.GV hỏi: Những bi kịch của Mị khi * một cô gái lẻ loi, âm thầm >< khung cảnh
bước chân vào nhà TLPT?
đông đúc, tấp nập của gđ Pá Tra.
* mặt Mị lúc nào cũng buồn rười rượi, lúc
nào cũng cúi mặt >< dâu của một gđ quyền
TT6. GV nhận xét
thế, nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc
phiện nhất làng → tác giả tạo ra sự đối nghịch
gây ấn tượng.
TT7.Gv cần phải cho HS thấy được * Phải sống với kẻ mà mình ko yêu. Mị bị cha
ngay từ điểm xuất phát của đời Mị, Tô con Pá Tra cướp đi tình yêu, hạnh phúc và hi
Hoài đã có dụng ý nghệ thuật khi đặt Mị vọng (Mị ko cứu được tình yêu của mình, dù
trong sự đối lập giữ một tương lai đầy van xin cha đừng bán con cho nhà giàu)
hứa hẹn và những chồng chất của những + Mị còn là nạn nhân của sự đầu độc áp chế
bi kịch để tô đậm về nỗi thống khổ than về tinh thần.Thống lí Pá tra lợi dụng thần
phận nô lệ của Mị.
quyền (óc mê tín)→ Mị cam phận nô lệ. Mị
tin “nó đã bắt mình vào trình ma nhà nó rồi
thì chỉ đợi ngày chết ở đây thôi”.
- Hậu quả thật bi thảm:
+Sống trong cực khổ, tăm tối, nhẫn nhục
+Muốn chết mà phải sống:vì lòng hiếu thảo
+Sống mà không có tâm tư: “ở lâu trong cái
khổ, Mị quen khổ rồi” → cách sống mà Mị
lựa chọn
+Thái độ cam chịu đã đẩy Mị tới tình trạng tê
TT8. GV cho HS rút ra nhận xét.
liệt tinh thần phản kháng hay sức sống bản
năng “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một
chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay →

chết thì thôi”→ Mị đánh mất ý niệm về thời
gian,về sự tồn tại. Mị chỉ là một cái xác
không hồn, buống xuôi phó mặc cho hoàn
cảnh.
12


TT9
GV gọi HS đọc đoạn văn miêu tả sự hồi
sinh của Mị khi mùa xuân về về: “Hồng
Ngài,năm ấy ăn tết….”
TT10.GV hỏi:
? Vì sao khát vọng tự do, hạnh phúc
trong Mị đã trỗi dậy (Mị ý thức được
thân phận nô lệ của mình)?
- GV gợi ý:
- HS trả lời:
- GV nhận xét, bổ sung:
? Em hãy phân tích những dấu hiệu đầu
tiên của sự hồi sinh đó
- HS trả lời:
- GV nhận xét, bổ sung:

TT11. GV cho HS nhận xét.

 Cuộc sống của Mỵ như bị giam hãm trong
cái không gian chật hẹp và tù đọng của nhà
thống lí Pá Tra→ Tác giả tố cáo những thói
tục và sự tàn bạo của thế lực phong kiến vùng
cao.

b. Sự hồi sinh của Mị khi mùa xuân về trên
núi cao-hay là sự trỗi dậy một sức sống
mãnh liệt tiềm tàng.
-Tâm hồn Mị không hoàn toàn lạnh giá, trong
đáy sâu tâm hồn vẫn còn âm ỷ lòng ham sống,
muốn sống và được sống trong yêu thương.
-Tiếng sáo đêm tình mùa xuân và hơi rượu đã
đánh thức và đưa Mị trở về ngày trước.
- Các hành động và sự thay đổi của Mị :
+ “Uống rượu một mình, uống ừng ực từng
bát” → Trạng thái khác thường, sự bừng tỉnh
sau bao năm tháng câm nín, mụ mị vì sự đày
đoạ .
+ Mị thấy lòng vui phơi phới trở lại và Mị
nhận ra rằng “Mị trẻ hơn, Mị vẫn còn trẻ
lắm”→ Muốn đi chơi → Ý thức về những
năm tháng cũ và những khát khao trong hiện
tại.
+ Lấy ống mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng.
+ Quấn lại tóc, với lấy váy hoa để chuẩn bị đi
chơi → hành động theo khát vọng tự do hạnh
phúc.
+ Khi bị A sử trói vào cột, Mị vẫn nghe tiếng
sáo đưa Mị đi theo những cuộc vui chơi, đám
chơi.
+ Hơi rượu vẫn nồng nàn, Mị lúc mê lúc tỉnh,
Mị nhận ra rằng Mị không bằng con ngựa →
ý thức rất rõ.
→ Sức sống mãnh liệt đang được nhen lên từ
đống tro tàn trong lòng Mị.


3. Củng cố - luyện tập: ( 2')
- So sánh số phận của Mị và A Phủ trong truyện này với số phận của các nhân vật
trong các tác phẩm văn học thời kì 30 – 45.
4. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài: ( 2')
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị “ Trong đêm tình mùa xuân”
Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
13


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
................................

Ngày soạn:
Ngày dạy:
14


12B4
Tiết 61

12B5


12B6

VỢ CHỒNG A PHỦ (tiết 2)
( Trích)
Tô Hoài

I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS :
- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao
dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị, quá trình người dân
các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ c/m và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi
theo tiếng gọi của Đảng.
- Nắm được những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các
nhân vật; sự tinh tế trong diễn tả c/sống nội tâm, sở trường của nhà văn trong quan
sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính của người Mông, nghệ thuật trần
thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang đậm màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
2. Kĩ năng
- Củng cố nâng cao kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm
tự sự.
3. Thái độ, tình cảm
- Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người
dân lao động miền núi trước Cách Mạng.
4. Năng lực:
- Năng lực rút thông tin từ văn bản.
- Năng lực đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn.
- Năng lực giải quyết vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
- Năng lực hợp tác, trao đổi.
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên

- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .
- Lên lớp, GV giúp HS vận dụng các phương pháp phân tích tác phẩm, so sánh, đối
chiếu và khái quát tổng hợp…để học sinh vừa nhận biết những nét đặc sắc cụ thể
vừa có thể nắm được các giá trị cơ bản của tác phẩm trong sự vận động của văn
xuôi VN từ sau 1945.
2. Học sinh
- HS đọc và tìm hiểu bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn học
bài.
- Tài liệu: SGK, vở ghi, vở soạn.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: ( 4')
- Câu hỏi: Nêu xuất xứ của tác phẩm Vợ Chồng A Phủ?
- Đáp án: Vợ Chồng A Phủ (1952) là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải
phóng Tấy Bắc, được giải nhất của Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tác
phẩm gồm 2 phần, đoạn trích trong SGK là phần 1.
15


2. Bài mới
Vào bài: Tiết 2 chúng ta tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị khi cắt
dây cởi trói cho A Phủ và giá tri nghệ thuật của tác phẩm. ( 1')
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả : (1920)
2.Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
II.Đọc - hiểu
1. Hình tượng nhân vật Mị
a. Những bi kịch của Mị khi bước vào quãng
đời thiếu nữ

b. Sự hồi sinh của Mị khi mùa xuân về trên
núi cao-hay là sự trỗi dậy một sức sống mãnh
Hoạt động 1: GV tếp tục hướng liệt tiềm tàng.
dẫn HS tìm hiểu nhân vật Mị
c. Hành động Mị cởi trói cho A Phủ: ( 7')
TT1.2. GV cho HS làm rõ diễn - A Phủ bị trói→Thái độ của Mị lúc đầu lạnh
biến và tâm trạng của Mị khi A Phủ lùng không quan tâm
bị bắt đến khi cắt dây cởi trói cho - Sau đó Mị xúc động, thương và đồng cảm với
A Phủ.
A Phủ→ Bất mãn thay cho A Phủ
- Mị quyết định cởi trói cho A Phủ và vùng
chạy theo A Phủ
→ Hành động của Mị táo bạo nhưng không
mâu thuẫn với bản chất tâm hồn Mị. Sự vận
động ,phát triển tâm lí và tính cách của nhân
vật ở đây mang logic nội tại, đồng thời tô đậm
nét đẹp riêng của tính cách.
TT13. GV hỏi : Em hãy cho biết ý * Ý nghĩa của hành động Mị cởi trói cho A
nghĩa của hành động Mị cởi trói phủ
cho A phủ?
- Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ cũng chính là
- HS trả lời:
cắt bỏ những sợi dây hữu hình và vô hình đã
- GV nhận xét, giảng kĩ phần này
bao nhiêu năm bó buộc cuộc đời mình → Cởi
trói cho chính mình
- Những hành động này còn mang ý nghĩa lớn
lao: đây không chỉ là chống lại thế lực cường
quyền của cha con thống lí Pá tra mà còn là sự
thách thức đối với tập quyền và thần quyền từ

* Hoạt động 2: Tìm hiểu hình bao đời nay đã đè nặng lên người dân miền núi
tượng nhân vật A Phủ
Hướng dẫn HS tìm hiểu phần 2 2. Hình tượng nhân vật A Phủ: ( 15)
hình tượng nhân vật A phủ
- Số phận đặc biệt:
TT1. GV gọi HS đọc đoạn văn + Mồ côi cha mẹ, sống một mình không người
miêu tả số phận và tính cách của A thân thích
Phủ.
+ Lao động giỏi, thẳng thắn, tự tin,cần cù chịu
TT2. GV hỏi :Em hãy cho biết A khó,nhiều người con gái trong làng mê nhưng
Phủ và Mị có gì giống và khác vì nghèo, không lấy được vợ .
16


nhau về tính cách.
- HS trả lời:
- GV nhận xét, bổ sung:
TT3. GV cho HS đọc và phân tích
kĩ tính cách của A Phủ trong cảnh
đánh A Sử và cảnh xử kiện.

TT4. Gv cho HS rút ra nhận xét về
nhân vật A Phủ.
TT5. GV cho HS rút ra nhận xét về
2 nhân vật Mị và A Phủ → ý nghĩa
của hình tượng nhân vật này.
- HS trả lời:
- GV nhận xét, chốt ý
* Hoạt động 3: Tìm hiểu giá trị
của tác phẩm

? Em hãy nêu gí trị nội dung của
tác phẩm?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, chốt ý:

* Hoạt động 4: GV hướng dẫn
HS tìm hiểu về những đặc sắc
nghệ thuật
Cho HS tìm hiểu về giá trị nghệ
thuật của tác phẩm.
- HS trả lời:
- GV nhận xét, chốt ý:

- Tính cách đặc biệt : Gan góc, mạnh mẽ, táo
bạo.
+ Gan góc từ bé: Bị bán cho người Thái dưới
cánh đồng, A Phủ trốn lên núi, lưu lạc ở Hồng
Ngài.
+ Ngang tàng, sẵn sàng trừng trị kẻ xấu : Dám
đánh con quan.
+Khi bị làng bắt trói, bị đánh đòn, chửi mắng,
phạt vạ→ Không kêu khóc, van xin.
+ Khi hổ bắt mất bò → Định đi giết hổ, khi bị
trói → nhảy đứt hai vòng dây mây.
+ khi được cứu thoát: Bỏ chạy và mang theo cả
Mị
→ Cuộc sống bị đoạ đày đã luyện cho A phủ
một sức phản kháng. Đây là cơ sở tốt để sau
này khi gặp A Châu anh nhanh chóng giác ngộ
cách mạng.

 Tác giả đã khắc hoạ thành công và tạo dựng
được một hình tượng nhân vật đặc sắc.
* Nhận xét chung về 2 nhân vật: họ đều là nạn
nhân của chế độ thống trị ở miền núi, đều là kẻ
nô lệ. Qua 2 nhân vật này, tác phẩm đã tố cáo
sự tàn bạo của chế độ pk miền núi đối với
c/sống, số phận của người dân miền núi trước
cách mạng, đồng thời cũng thể hiện tình yêu
thương của tác giả đối với người dân lao động
miền núi. Đây là một tác phẩm mang tính hiện
thực và nhân đạo sâu sắc.
3. Giá trị của tác phẩm: ( 5')
- Giá trị hiện thực: Miêu tả chân thực số phận
cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản
chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi.
- Giá trị nhân đạo: Thể hiện tình yêu thương, sự
đồng cảm sâu sắc với than phận đau khổ của
người dân lao động miền núi trước Cách Mạng:
Tố cáo, lên án phơi bầy bản chất sấu xa, tàn
bạo của giai cấp thống trị, trân trọng và ngợi ca
vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả
năng Cách Mạng của người dân Tây Bắc.
4. Nét đặc sắc về nghệ thuật: ( 5')
- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
Giọng điệu trần thuật uyển chuyển, linh hoạt.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, đặc
biệt là miêu tả diễn biến tâm lí và sự phát triển
tính cách của nhân vật (nhất là nhân vật Mị)
17



- Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc:
+ Cảnh miền núi ( cảnh trí, nếp sinh hoạt,
phong tục tập quán..)
+ Cảnh xử kiện.
* Hoạt động 5: GV hướng dẫn + Cảnh mở trói cho Phủ.
HS rút ra ý nghĩa của văn bản
- Ngôn ngữ giản dị, phong phú và đầy sáng tạo
? Rút ra ý nghĩa của văn bản?
mang đậm bản sắc riêng. Giọng văn nhẹ nhàng
- HS trả lời:
tinh tế vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.
- GV nhận xét, chốt ý:
- Chi tiết chân thực, sinh động . Các chi tiết
thường được đặt trong một hệ thống tương
quan đối lập.
* Hoạt động 6: 2 phút
5. Ý nghĩa của văn bản: ( 2')
Hướng dẫn HS tổng kết bài học
- Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân,
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ trong thể hiện số phận đau khổ của người dân lao
SGK trang 15
động miền núi, phản ánh con đường giải phóng
và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tang, mãnh
liệt của họ.
III. Tổng kết: ( 2')
Ghi nhớ SGK
3. Củng cố - luyện tập: ( 2')
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- So sánh số phận của Mị và A Phủ trong truyện này với số phận của các nhân vật

trong các tác phẩm văn học thời kì 30 – 45.
4. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài: ( 2')
- Tìm đọc trọn vẹn Vợ Chồng A Phủ và tóm tắt tác phẩm này?
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong “ Đêm tình mùa xuân ” và đêm cỏi
trói cứu A Phủ?
Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................

18


CÂU HỎI/ BÀI TẬP MINH HOẠ
Văn bản: Vợ
Nhận biết

Nhặt (Kim Lân)

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Câu 1: Nêu hoàn Câu 1: Giải thích ýCâu 1: Viết một Câu 1: Phân tích

cảnh sáng tác của nghĩa nhan đề "Vợ đoạn văn ngắntâm trạng Bà cụ
truyện
ngắn “Vợ nhặt"?
trình bày cảm nhậnTứ ?
nhặt"?
của anh (chị) về
Câu 2: Vì sao Trànghình ảnh người vợ
Câu 2: Xác định chậc lưỡi "kệ" vànhặt?
nhân vật trung tâm quyết định cưu mang
của truyện ngắn người đàn bà?
“Vợ nhặt"?
Câu 3: Lý giải sự
Câu 3: Tóm tắt thay đổi trong tâm lí
nội
dung
cốt của
nhân
vậtCâu 2: Viết một
truyện?
Tràng,từ khi "nhặtđoạn văn ngắn trình
được vợ"?
bày cảm nhận của
Câu 4: Trình bày
anh chị về chi tiết
những nét độc đáo
bữa cơm đón nàngCâu 2: Phân tích
trong tình huống Câu 4 : Lí giải diễndâu mới?
giá trị hiện thực và
truyện "Vợ nhặt"? biến tâm trạng bà cụ
giá trị nhân đạo

Tứ khi Tràng dẫn
trong tác phẩm "Vợ
theo về người vợ
nhặt"?
nhặt?

Câu 5: Chi tiết "lá
cờ đỏ và đoàn người
kéo nhau đi trên đê
Sộp" trong tâm trí
mơ hồ của Tràng có
ý nghĩa gì?
Ngày soạn:
Ngày dạy:
12B

12B

12B
19


Tiết 62
VỢ NHẶT
Kim Lân
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp học sinh
- Nắm được những nét khái quát về tác giả, tác phẩm.
-Thấy rõ tình cảnh vô cùng bi thảm của người nông dân Việt Nam trong nạn đói

khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
- Hiểu được sức sống kì diệu, niềm khao khát mái ấm gia đình, tình thương yêu
đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của
cái chết.
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích truyện ngắn hiện đại.
3. Thái độ, tình cảm
- Đồng cảm, thương yêu, gắn bó với người lao động.
4. Năng lực:
- Năng lực rút thông tin từ văn bản.
- Năng lực đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn.
- Năng lực giải quyết vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
- Năng lực hợp tác, trao đổi.
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .
- Lên lớp, GV giúp HS vận dụng các phương pháp phân tích tác phẩm, so sánh, đối
chiếu và khái quát tổng hợp…để học sinh vừa nhận biết những nét đặc sắc cụ thể
vừa có thể nắm được các giá trị cơ bản của tác phẩm trong sự vận động của văn
xuôi VN từ sau 1945.
2. Học sinh
- HS đọc và tìm hiểu bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn học
bài.
- Tài liệu: SGK, vở ghi, vở soạn.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: ( 5')
* Câu hỏi:

20



- Phân tích sức sống tiềm ẩn của nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ ?
* Đáp án:
Sức sống tiềm ẩn của nhân vật Mị được thể hiện khi cắt dây cỏi trói cho A Phủ
và trong đêm tình mùa xuân.
2. Bài mới: ( 1')
Vào bài: Nạn đói năm 1945 đã làm xúc động biết bao văn nghệ sĩ. Kim Lân đóng
góp vào đề tài trên một truyện ngắn xuất sắc vợ nhặt. Vợ nhặt đã tái hiện một cuộc
sống ngột ngạt bức bối đồng thời cho người đọc cảm nhận được sự quý giá của
tình người.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS phần I. Tìm
hiểu chung
GV chiếu hình ảnh tác giả Kim
Lân.
Thao tác 1: Hs đọc Tiểu dẫn
Thao tác 2: Cuộc đời của Kim Lân
có điểm nào đáng lưu ý, ảnh hưởng
đến tác phẩm của ông?

GV chiếu các tác phẩm của Kim
Lân.
Thao tác 3: Cho biết hoàn cảnh sáng
tác của truyện?

Thao tác 4: GV gọi HS tóm tắt
truyện


.GV chiếu tóm tắt.
Hoạt động 4: 20 phút
GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn
bản
TT1. GV cho HS tìm hiểu tình
huống và ý nghĩa của tình huống

I. Tìm hiểu chung: ( 15')
1. Tác giả Kim Lân:
- Tên thật: Nguyễn Văn Tài
-Quê: làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh
-Ông vốn là con đẻ của đồng ruộng.GĐ khó
khăn nên ông chỉ học hết bậc tiểu học rồi đi
làm.
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn.
Thế giới nghệ thuật tập trung ở khung cảnh
nông thôn và hình tượng người nông dân. Ông
viết rất hay về những thú vui đồng quê: chó
săn, đánh vât, chọi gà, thả chim,…→ Ông viết
chân thành và xúc động về cuộc sống và con
người ở nông thôn.
- Năm 2001, ông được tặng giải thưởng Nhà
nước về văn học nghệ thuật.
- Tp chính: Sgk
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Tiền thân của tác phẩm là tiểu thuyết Xóm
ngụ cư được viết ngay sau CMT8 nhưng dang
dở và mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại

(1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ và
viết truyện ngắn này.
- Truyện ngắn Vợ nhặt được in trong tập Con
chó xấu xí ( 1962)
b. Tóm tắt tác phẩm:
II. Đọc- hiểu: ( 20)
1. Tình huống truyện:
- Tràng là một anh chàng xấu trai, thô kệch,
dân ngụ cư, làm nghề kéo xe bò,…Hoàn cảnh
kinh tế gia đình khó khăn, mẹ già ( có thể nói
21


truyện.
? Hãy cho biết tình huống truyện có
gì độc đáo?
- GV gợi ý:
- HS trả lời:
- GV nhận xét, bổ sung:

Thao tác 2: Tìm hiểu ý nghĩa nhan
đề.
? Nêu ý nghĩa nhan đề vợ nhặt?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, bổ sung:

Theo em nhan đề có phù hợp với tình
huống truyện và gây ấn tượng ko?

Thao tác 3: GV hướng dẫn HS tìm

hiểu nhân vật Tràng
GV hỏi:
- Hãy cho biết bối cảnh Tràng nhặt
được vợ?
- GV cho HS nhận xét về bối cảnh
cuộc sống lúc này.
GV chiếu ảnh minh hoạ nạn đói năm
1945.

- Hoàn cảnh 2 người gặp nhau nên
vợ nên chồng ntn?
- GV gợi ý:
- HS trả lời:
- GV nhận xét, bổ sung:

ở anh hội đủ các đk ế vợ). Hơn nữa lại đang
trong thời buổi đói khát ( nạn đói năm 1945) ,
người như Tràng đến nuôi thân còn chẳng
xong huống chi là đèo bòng.
- Thế nhưng, giữa lúc ấy Tràng mà lại nhặt
được vợ một cách dễ dàng. Chuyện Tràng lấy
vợ tạo nên sự lạ lùng, gây cho mọi người sự
ngạc nhiên, khó tin, khó hiểu ( Dân xóm ngụ
cư, bà cụ Tứ và cả chính Tràng)
 Tình huống truyện độc đáo, vừa lạ, vừa hết
sức éo le. Chính tình huống này làm cho tác
phẩm có giá trị về nhiều phương diện ( Giá trị
hiện thực và giá trị nhân đạo)
2. Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt:
- Đây không phải là cảnh lấy vợ đàng hoàng,

có cưới hỏi theo phong tục truyền thống của
người Việt, mà là nhặt được vợ.
- Nhan đề Vợ nhặt thể hiện tình cảm nhân
đạo của tác giả trước thân phận rẻ rúng của con
người. Chuyện Tràng nhặt được vợ nói lên tình
cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người
nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp
năm 1945.
 Nhan đề hay, phù hợp với tình huống truyện
và tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của
người đọc.
3. Nhân vật Tràng
a. Bối cảnh Tràng nhặt được vợ
-Trẻ con: ủ rũ, không buồn nhúc nhích
- Người chết như ngả rạ→ nhiều ,vô số
- Phố xá, nhà cửa tối tăm, “tối om”
- Người sống dật dờ, xanh xám như những
bóng ma→ Không còn sức sống
- Không khí: Ẩm thối (rác rưởi, xác chết)
- Tiếng quạ gào thê thiết
→ Cái đói, cái chết hiện lên thành hình, thành
màu, thành mùi, thành tiếng→Nạn đói lịch sử
1945 → Hình ảnh xơ xác, tối tăm khủng
khiếp của làng quê Việt Nam trong nạn đói
1945.
b. Hoàn cảnh Tràng gặp thị và nên vợ,nên
chồng
- Lần gặp thứ nhất : Bắt đầu từ một trò đùa rồi
quên mất
- Lần gặp thứ hai:

22


+Tràng thấy thị “Rách quá, áo quần tả tơi như
tổ đỉa, thị gầy sọp”
+ Tràng phải mời thị 4 bát bánh đúc,vì thị gợi ý
xin ăn trắng trợn quá.
+ Tràng rủ đùa thị cùng đẩy xe bò về nhà→Thị
về thật.Vì thị đang đói,và cần nơi ăn chốn ở.
→Tràng nhặt được vợ quá dễ dàng, bất ngờ
nhanh chóng.Vì nạn đói mà thân phận con
người trở nên thấp kém như cái rơm cái rác.
3. Củng cố - luyện tập: ( 2')
- Ý nghãi nhan đề và bối cảnh xã hội của truyện.
4. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài: ( 2')
- Đọc lại toàn bộ truyện.
- Tóm tắt truyện.
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.......
************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
12B


12B

12B

Tiết 63
VỢ NHẶT (tiếp 2)
Kim Lân
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức
Giúp học sinh
- Thấy rõ tình cảnh vô cùng bi thảm của người nông dân Việt Nam trong nạn đói
khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
- Hiểu được sức sống kì diệu, niềm khao khát mái ấm gia đình, tình thương yêu
đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của
cái chết.
-Thấy được nghệ thuật đặc sắc của truyện: Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn,
nghệ thuật kể chuyện, dựng cảnh, miêu tả tâm trạng nhân vật đặc sắc.
2. Kĩ năng
23


- Đọc và phân tích truyện ngắn hiện đại.
3. Thái độ, tình cảm
- Đồng cảm, thương yêu, gắn bó với người lao động.
4. Năng lực:
- Năng lực rút thông tin từ văn bản.
- Năng lực đọc hiểu tác phẩm truyện ngắn.
- Năng lực giải quyết vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
- Năng lực hợp tác, trao đổi.

II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .
- Lên lớp, GV giúp HS vận dụng các phương pháp phân tích tác phẩm, so sánh, đối
chiếu và khái quát tổng hợp…để học sinh vừa nhận biết những nét đặc sắc cụ thể
vừa có thể nắm được các giá trị cơ bản của tác phẩm trong sự vận động của văn
xuôi VN từ sau 1945.
2. Học sinh
- HS đọc và tìm hiểu bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn học
bài.
- Tài liệu: SGK, vở ghi, vở soạn.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới: ( 1')
Vào bài: Tiết 1 chúng ta đã đi tìm hiểu ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện. Tiết
2 ta đi vào phân tích nhân vật tràng và tâm trạng của bà cụ Tứ, ý nghĩa của truyện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu tâm trạng
các nhân vật:
- Kim Lân đã có những phát hiện sâu
sắc và tinh tế ntn khi thể hiện niềm
khao khát tổ ấm gia đình của nhân
vật Tràng (Lúc quyết định lấy vợ, khi
dẫn vợ về nhà và trong buổi sáng
hôm sau).

YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả Kim Lân:

2. Tóm tắt tác phẩm:
II. Đọc- hiểu: ( 36')
1. Tình huống truyện:
2. Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt:
3. Nhân vật Tràng
a. Bối cảnh Tràng nhặt được vợ
c. Niềm khát khao tổ ấm gia đình: ( 7')
* Lúc quyết định lấy vợ :Lúc đầu có chút phân
vân, do dự. Anh chợn nghĩ: thóc gạo đến cái
thân mình cũng chả biết có nuôi nổi ko lại còn
đèo bòng. Nhg sau một thoáng do dự, hắn tặc
lưỡi “Chậc, kệ!” → Quyết định đưa người đàn
bà xa lạ về nhà → Cưu mang người đàn bà xa
24


GV cho HS tiểu kết về nhân vật lạ, đồng thời cũng thể hiện niềm khát khao hp
Tràng :Theo em, nhân vật Tràng có gia đình ở Tràng.
những phẩm chất nào đáng quý?
* Khi dẫn vợ về nhà
- GV gợi ý:
- Trên đường dẫn người vợ về nhà:
- HS trả lời:
+Tràng vui vẻ, phớn phở khác thường “Hắn
tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng
- GV nhận xét, chốt ý:
lên lấp lánh”
+ Anh vừa xấu hổ lại vừa tự hào khi đưa vợ đi
qua xóm ngụ cư- bởi vì “Trong lòng hắn bây
giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn

bà đi bên” và có “một cái gì mới mẻ, lạ lắm,
chưa từng thấy” dâng lên “ôm ấp, mơn man
khắp da thịt”
* Sáng hôm sau:
- “ Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa
ở trong giấc mơ đi ra”→ Tâm trạng lâng
lâng, bay bổng, vui sướng
- Tràng nhận ra xung quanh mình có sự thay
đổi mới mẻ, khác lạ “nhà cửa, sân vườn…đã
hót sạch” → Được quét dọn sạch sẽ, ngăn
nắp.
- Tràng thấy cuộc đời mình bỗng nhiên thay
đổi hẳn . Tràng cảm động, sung sướng và
thấy mình có bổn phận, trách nhiệm với gia
Thao tác 1:
đình.
Hướng dẫn HS phân tích nhân vật bà
→ Đây là đoạn văn tràn đầy cảm hứng nhân
cụ Tứ
đạo với những phát hiện sâu sắc và tinh tế về
GV hỏi:
tâm trạng nhân vật Tràng.
? Vì sao bà cụ Tứ ngạc nhiên khi có  Mặc dù Tràng có ngoại hình xấu xí, xoàng
người đàn bà lạ trong nhà?
xĩnh, thô kệch, nhưng ẩn náu bên trong là
? Phân tích tâm trạng của bà cụ Tứ?
một tâm hồn đẹp đẽ, nhân hậu: Lòng thương
- GV gợi ý:
người, lòng khát khao hạnh phúc mái ấm gia
đình và một cuộc sống đích thực, cao đẹp của

- HS thảo luận 3 phút, trình bày:
con người.
- GV nhận xét, đánh giá:
4. Người mẹ nhân hậu: ( 10')
-Ban đầu: Ngạc nhiên (Vì thái độ lật đật, mừng
rỡ của Tràng, vì thấy có người đứng ở đầu
giường…) băn khoăn, nín lặng
- Sau đó: Hiểu rõ mọi chuyện → Tâm trạng
của bà cụ rất phức tạp:
+ Vừa ai oán vừa xót thương: Vì chuyện trăm
năm quan trọng của đời người nhưng đến với
con bà như một trò đùa. Bà thương Tràng và
con dâu.
+ Vừa buồn tủi vừa lo âu: Vì bà thấy mình
25


×