Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN xây DỰNG NHỮNG CUỐN SÁCH BIẾT nói CHO góc THƯ VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.68 KB, 14 trang )

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập-Tự Do- Hạnh Phúc



BÀI VIẾT KINH NGHIỆM CỦA GIÁO VIÊN
Năm học 2008-2009

Đề tài:
XÂY DỰNG NHỮNG CUỐN SÁCH BIẾT NÓI CHO GÓC THƯ
VIỆN
Họ và tên: Cao Thụy Ngọc My - Trường Mầm Non Tuổi Thơ 7
Chức vụ:

Giáo viên Dạy lớp: Mẫu giáo 3tuổi

I.Mục tiêu:
- Đối với trẻ mầm non việc tiếp xúc với sách giúp cho trẻ nhận biết với thế giới xung
quanh ,hiểu được một số quan hệ nhân qủa trong môi trường gần gũi, hình thành một số
kiến thức kỹ năng cần thiết cho việc học tập. Việc đọc sách và kể chuyện cho trẻ
nghe,ngoài mục đích phát triển tưởng tượng cho trẻ mà còn nhằm xây dựng ước mơ,tình
cảm của trẻ đối với nhân vật ,vẻ đẹp tình người,vẻ đẹp của thiên nhiên ,của những hình
tượng thẩm mỹ,mở rộng hiểu biết của trẻ về những quan hệ con người và xác định thái độ
đúng đắn của trẻ đối với thế giới xung quanh và ngoài ra cần phải cung cấp nhiều vốn từ
cho trẻ .
- Với trẻ lớp mầm kỹ năng ,kiến thức và vốn từ chưa nhiều .Nên việc tiếp xúc với sách
,các tranh ảnh ,câu chuyện ở góc thư viện còn gặp khó khăn vì trẻ chỉ nhìn hình ,trẻ muốn
được nghe kể về các hình ảnh,nội dung chuyện …,giáo viên thì không thể giải thích hết
các nội dung .Lý do đó tôi sử dụng một số bài hát ,hình ảnh ,câu chuyện, tiếng nói của cô
và trẻ để tạo thành những cuốn sách biết nói bằng CD. Loại sách này vừa có hình ảnh có



âm thanh ,có thể phân biệt được một số hình ảnh,tiếng kêu con vật,trẻ hiểu được tiếng
tượng thanh như”tiếng suối chảy,tiếng mưa rơi”…
- Qua cuốn sách biết nói giáo viên có thể giúp trẻ phát âm đúng,trẻ thuộc thơ,biết
nhiều truyện ,hiểu từ chính xác hơn.Trẻ có thể học hát bằng hình ảnh, có thể chọn các bài
hát theo chủ đề có sẳn trong sách trẻ có thể hoạt động theo nhóm,cá nhân.Trẻ có thể xem
một số phim ,hình ảnh hoạt động của trẻ ,cô và bạn trong trường lớp qua lễ hội.
-Thực hiện năm phát huy và đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức
các họat động vui chơi cho trẻ và cùng với những lí do trên tôi đã cố gắng bằng nhiều cách
để cung cấp thêm cho trẻ nhiều vốn từ ,kiến thức và kỹ năng cho trẻ đặc biệt là thực hiện
xây dựng sách biết nói cho góc thư viện.
II.Phương tiện:
-Sưu tập và chọn lựa các câu chuyện phù hợp lứa tuổi mầm non
-Thực hiện băng đĩa qua chương trình proshowgold ,chương trình wondershare
PPT2DVD
-Tivi, đầu đĩa, đĩa DVD,Headphone (Hội cha mẹ học sinh thực hiện)
III.Giải pháp:
-Tôi trao đổi với PHT về nội dung kinh nghiệm, được sự hướng dẫn tôi bắt đầu thử
nghiệm và trong quá trình đó tôi luôn luôn trao đổi với BGH và đồng nghiệp để thực hiện
ý tưởng nội dung thực hiện những cuốn sách nói cho trẻ nhỏ chưa biết đọc.
-Trước tiên để xác định làm loại sách như thế nào? tôi phân loại các nội dung theo các
các chủ đề như: bản thân,gia đình ,động vật,thực vật,phương tiện giao thông ,nghề
nghiệp,thiên nhiên ... Trong các chủ đề có nhiều nội dung khác nhau :Truyện, thơ ,âm
nhạc,dinh dưỡng sức khỏe…


Ví dụ:Để cho trẻ học về gia đình của mình (cô có thể chụp hình trực tiếp từ ảnh người
thân trong gia đình hoặc bằng các hình vẽ hoặc có sẳn trong sách) và có thể sử dụng tiếng
nói của trẻ,cô hay bài hát giới thiệu về gia đình .Khi bài hát ,hát về Bà thì hình bà đó sẽ
hiện lên để cho trẻ tiếp thu hình ảnh và âm thanh.


Sử dụng các câu chuyện có hình và

lời nói Scan lại vào máy và tạo thành sách CD có giọng kể của cô hoặc của trẻ .
-Muốn tạo ra một câu chuyện thì cần phải có hình ảnh giọng nói ,âm thanh-->từ những
nội dung trên kết hợp lại tạo thành một câu chuyện, nhưng đòi hỏi khi kết nối phải thật
khớp giữa âm thanh và hình ảnh bằng chương trình phần mềm của PROSHOWGOLD,
ngòai ra tôi còn có thể sử dụng một số phần mềm của Powerpoint để thực hiện.
-Bước đầu tôi còn lúng túng trong tổ chức cho trẻ họat động, tôi được cô PHT giới thiệu
phần mềm Wondershare PPT2DVD để thuận tiện hơn vì chưa có Computer.
-BGH phối hợp với hội cha mẹ học sinh trang bị cho 5 headphone cho trẻ nghe mà không
ảnh hưởng đến góc chơi khác trong lớp.
-Tổ chức cho trẻ họat động luân phiên vào các thời điểm như đầu giờ, giờ vui chơi, giờ
chiều...
-BGH đề nghị triển khai cho hội đồng chuyên môn được tham khảo và vận dụng vào lớp
bạn để lấy ý kiến bổ sung cho kinh nghiệm của tôi
IV. Kết quả bước đầu:
Sau gần một học kỳ thử nghiệm tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức
các họat động cụ thể ở họat động góc thư viện mà tôi đang nghiên cứu, tìm tòi các giải
pháp và đã có những mặt tích cực rõ nét như sau:
-Trẻ rất hứng thú khi được nghe chuyên, thơ, bài hát kết hợp trẻ được đọc, hát theo hoặc
bắt chước những tiếng động, tiếng nói có hình ảnh minh họa qua màn hình
-Việc đeo headphone khi nghe không ảnh hưởng đến các góc chơi khác


-Vận dụng phối hợp các chương trình Powerpoint, Proshowergod, Wondershare để thiết
kế các nội dung họat động có thể hỗ trợ lẫn nhau rất tốt trong việc cho trẻ quan sát những
hình ảnh minh họa hứng thú hơn được vận dụng mở rộng qua giờ học, khám phá...
-Hiện nay đa số các nhóm lớp đều thực hiện các phần mềm trên để thiết kế nội dung bổ
sung cho phương tiện tổ chức họat động

-Tôi đã chia sẻ các băng hình cho các đồng nghiệp khối MG3t tổ chức cho trẻ vui chơi ở
góc đọc sách...
Tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm cũng như trưng cầu ý kiến của BGH cũng như của đồng
nghiệp để hoàn thiện kinh nghiệm trong năm học 2008-2009 và cố gắng mở thêm nhiều
hướng họat động khác trong học kỳ 2.

Ngày 02 tháng05 năm 2008
HIỆU TRƯỞNG

CAO THỤY NGỌC MY

Người viết kinh nghiệm


Làm thế nào để góc Âm nhạc lôi cuốn và hấp dẫn trẻ?
Lê Thị Hoàng Trang
Việc thực hiện chương trình đổi mới , tạo điều kiện cho giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc xác
định, lựa chọn và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Bên cạnh đó còn khuyến khích giáo viên lựa
chọn, vận dụng các phương pháp khác nhau một cách sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, tạo
điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng của mình. Việc đổi mới hình thức và phương pháp dạy học liên
quan đến các tổ chức các góc hoạt động trong đó có góc âm nhạc nhằm tạo điều kiện cho trẻ được học và
chơi
theo
ý
thích,
thúc
đẩy
hoạt
động
của

các
nhân
hay
nhóm
trẻ.
Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn
luyện , củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các họat động sáng tạo
làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình
hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo. Vì thế góc âm nhạc sẽ làm phát triển một số kỹ năng
như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng thẩm mỹ, kỹ năng nhận thức, đồng thời giúp
trẻ bước đầu làm quen với nền văn hóa dân tộc thông qua các nhạc cụ như: đàn T’rưng, đàn tranh... Ngoài
ra góc âm nhạc góp phần làm cho chế độ sinh hoạt trong ngày linh hoạt, mềm dẻo, trẻ bớt căng thẳng vì
trẻ có thể chơi, nghe nhạc... và thể hiện những ý thích của mình. Cũng nên chú ý rằng tại góc này giáo
viên có thể luyện tập riêng cho một số trẻ có năng khiếu các tiết mục minh họa để làm mẫu ở hoạt động
chung hay chuẩn bị cho các chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp , trường.
Góc âm nhạc có ý nghĩ quan trọng như vậy,làm thế nào nơi đây thật sự lôi cuốn và hấp dẫn trẻ?
Tốt nhất góc âm nhạc không nên cố định, các kệ đóng sao cho vừa tầm trẻ khi sử dụng, nên có bánh xe
đẩy, để vào những ngày đẹp trời, trẻ có thể đẩy ra sân rộng, thoáng mát, trẻ có thể sử dụng những mảnh
vải, dây thừng giấy...sáng tạo làm ra một khoảng không gian riêng theo ý trẻ để sinh hoạt: vui chơi, biểu
diễn văn nghệ....Ngoài những dụng cụ mua sắm như hoa vải, hoa nhựa, phách tre, trống lắc...Giáo viên
cần cung cấp nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại
đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành. Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích
cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy... theo ý tưởng các nhân, phục vụ chơi vũ hội hóa
trang, nhảy múa tự do. Giáo viên cần sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm
non, dân ca, nhạc cổ điển... các loại nhạc cụ dân tộc. Nếu có điều kiện dùng đàn thật hay có thể sử dụng
mô hình, tranh cho trẻ quan sát. Ngoài ra cần có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động
theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi
bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy

sử

dụng.
Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm
phiền
đến
những
hoạt
động
yên
tĩnh

góc
khác.
Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, giáo viên phải chú ý thay đổi
chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.
Ví dụ: Cái nắp xoong, úp xuống ta sẽ đánh âm thanh khác so với khi ta ngửa ra, hay đánh trên đỉnh âm
thanh
khác
với
khi
ta
đánh
để
ngửa
nắp.
Khi trẻ khai thác hết, chơi liên tục, trẻ cảm thấy chán, giáo viên phải thay đổi ngay. Dùng lời kích thích
trẻ : “Hôm nay góc âm nhạc có đồ dùng đồ chơi mới, các con hãy đến thử xem”. Mỗi lần nên thay đổi 3-4
đồ dùng, đồ chơi. Giáo viên khuyến khích trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những đồ dùng đồ chơi mới.
Ví dụ như dưới sự giúp đỡ của cô trong quá trình trẻ chơi, trẻ tự phát hiện ra âm thanh của chén sành chén
sứ khi chứa lượng nước khác nhau,thì các chén tạo ra âm thanh khác nhau. Giáo viên gợi ý cho trẻ biết
phối hợp những đồ dùng đồ chơi cũ với đồ dùng đồ chơi mới, gây hứng thú cho trẻ.

Ví dụ: Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa gõ
những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một tổ hợp âm thanh hài hòa, rất hay. Trong quá trình
trẻ chơi tại góc âm nhạc, giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu cho một số đàn dân tộc trẻ biết. Ví dụ về
đàn tranh, sau khi cô giới thiệu chọn tiếng đàn tranh trong đàn organ, cô đàn cho trẻ nghe một bài hát quen
thuộc giúp trẻ dễ cảm thụ. Nếu giáo viên dùng đàn tranh đàn cho trẻ nghe thì hiệu quả càng cao.
Tại góc âm nhạc, giáo viên cũng nên chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, mong muốn


của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính
nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay gió viên cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ
đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang
trí váy áo làm mặt nạ hóa trang....Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra,
để
thực
hiện
các
hoạt
động
âm
nhạc.
Hy vọng rằng một số biện pháp gợi ý nêu trên sẽ giúp giáo viên mầm non xây dựng được những góc âm
nhạc có sức lôi cuốn hấp dẫn trẻ.


Yêu cầu chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1
Qua khảo sát học sinh đầu vào lớp 1 ở Long An
Theo Luật Giáo dục, Giáo dục mầm non có mục tiêu hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách cho trẻ mầm non và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Kết quả chăm sóc, giáo dục của trường mẫu giáo sẽ
được phản ánh khi trẻ vào lớp 1 tiểu học và rõ nét nhất ở giai đoạn đầu lớp 1. Nghiên cứu phân tích, đánh

giá khả năng của học sinh đầu lớp 1 qua các lĩnh vực: phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển
tình cảm xã hội sẽ giúp chúng ta có cơ sở đề xuất những biện pháp tác động đến 3 môi trường giáo dục
(nhà trường, gia đình, xã hội) nhằm nâng cao hơn nữa kết quả chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào lớp
1; đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục tiểu học mới theo tinh thần Nghị quyết 40/QH của Quốc hội về đổi mới
chương trình GD phổ thông; đồng thời góp thần làm rõ mối quan hệ liên thông giữa mục tiêu GD mầm
non với mục tiêu GD tiểu học cũng như vai trò của GD mầm non với GD tiểu học theo tinh thần Luật
Giáo dục 2005
Với mục đích, ý nghĩa nói trên, đầu năm học 2004 – 2005, chúng tôi đã tiến hành cuộc khảo sát
học sinh đầu vào lớp 1. Cuộc khảo sát được thiện trên 350 học sinh đầu lớp 1, được chọn ngẫu nhiên ở 7
trường tiểu học thuộc các vùng miền khác nhau trong tỉnh Long An. (bảng 1)
Tại các trường tiểu học tham gia đợt khảo sát, 350 học sinh được chọn trả lờ phỏng vấn 10 câu hỏi
chính thức (một số câu hỏi có kết hợp với quan sát tranh) và một số câu hỏi phụ (bảng 2)
Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1: Thống kê kết quả chung

Kết quả

Chưa đạt yêu cầu
(đứng dưới 50%)
Số lượng
Tỉ lệ

Trường TH
TH Khánh Hậu

33

66

TH Võ Thị Sáu


29

58

TH Tân Phước Tây

26

52

TH Lạ Tấn

30

60

TH Nhị Thành A

31

62

TH Mai Thị Non

26

52

TH TT Tân Hạnh


30

60

Cộng

205

58,6


Nhận xét (bảng 1)
- Có đến 58,6% học sinh chưa đạt yêu cầu, chỉ có 41,4% học sinh đạt yêu cầu
Nhận xét từng trường tiểu học
- Cá trường TH Khánh hậu (vùng ven Thị Xã), Thị trấn Tâm Thạnh (Thị trấn của huyện vùng sâu), TH
Nhị Thành, TH Lạn Tấn (vùng nông thôn) có tỉ lệ học sinh chưa đạt yêu cầu từ 60% đến 66% (TH Khánh
hậu cao nhất là 66%)
- TH Mai Thị Non và TH Tân Phước Tây có số học sinh chưa đạt ít nhất (52%) nhưng cũng còn ở mức
cao (trên 50%)
- Trường TH Võ Thị Sáu tuy là trường ở trung tâm Thị xã tân An nhưng cũng có số học sinh chưa đạt yêu
cầu ở mức cao (58%)

Bảng 2: Thống kê số lượt trả lời đúng theo nhóm khả năng

TH

TH

TH


TH TT

Lạ

Nhị

Mai

Tân

Tấn

Thành

Thị

Hạnh

32

32

Non
54

30

280


(55%)

(32%)

(32%)

(54%)

(30%)

(40%)

45

53

33

30

54

31

278

(45%)

(53%)


(33%)

(30%)

(54%)

(31%)

(39,7%)

34

50

31

32

35

48

279

49

(34%)

(50%)


(50%)

(32%)

(35%)

(48%)

(39,9)

(49%)

52

45

33

44

53

43

304

5.Mạnh dạn, hồn hniên,
tự tin, lễ phép (**)

34


(52%)

(45%)

(33%)

(44%)

(53%)

(43%)

(43,4%)

(qua tất cả các câu hỏi)

(34%)
52

292

1. Khả năng quan sát, so
sánh, phán đoán

TH

TH

Khánh




Hậu

Thị

31

Sáu
46

55

(31%)

(46%)

2. Khả năng diễn đạt ý
muốn, cảm xúc, ý nghĩa
bằng lời nói
32
3.Quan tâm, giúp đỡ, chi
sẻ, hợp tác

TH Tân
Phước
Tây

Cộng


(32%)

4. Nghe hiểu lời nói
trong giao tiếp (*)
(qua tất cả các câu hỏi)


(52%)
30

32

43

41

53

41

(32%)

(43%)

(41%)

(53%)

(41%)


(41,7%)

(30%)

Nhận xét (bảng 2)
Ở từng nhóm nội dung, tỉ lệ học sinh đạt yêu cầu từ 39,7% đến 43,4%
Tỉ lệ học sinh “nghe hiểu lời nói trong giao tiếp” đạt 43%,4% và “mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ
phép” chỉ đạt 41,7%. Khả năng “quan sát, so sánh, phán đoán” cũng chỉ có 40% học sinh được khảo sát
đạt yêu cầu.
Nhận xét từng trường tiểu học
Các trường TH Khánh Hậu (TXTA), tiểu học Nhị Thành ( Thủa Thừa) có ít học sinh phát triển tốt
khả năng quan sát, so sánh, phán đoán, TH Tân Phước tây (Tân Trụ), Mai Thị Non (Bến Lức) có nhiều
học sinh phát triển tốt khả năng này
Các trường TH Khánh Hậu, Nhị Thành, tân Thạnh có ít học sinh phát triển tốt khả năng diễn đạt ý
muốn, cảm xúc, ý nghĩa bằng lời nói. Các trường TH Mai Thị Non (Bến Lức) có nhiều học sinh phát triển
tốt khả năng này
Các trường Võ Thị Sáu, Mai Thị Non có1 ít học sinh thể hiện sự quan tâm, chia sẽ, hợp tác với
người thân. Trường TH Tân Thạnh, TH Khánh Hậu, TH Tân Phước Tây có nhiều học sinh thể hiện sực
quan tâm, chia sẻ, hợp tác với người thân
Các trường TH Khánh Hậu và Lạc Tấn có ít học sinh phát triển tốt khả năng nghe hiểu lời nói
trong giao tiếp. Các trường Võ Thị Sáu, Mai Thị Non có nhiều học sinh phát triển tốt khả năng này
Các trường Võ Thị Sáu, Khánh Hậu có ít học sinh thể hiện sự mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép.
Các trường THTT Tân Thạnh, Nhị Thành có nhiều học sinh bộc lộ rõ các phẩm chất tốt đẹp này

Nhận xét – đánh giá chung
Tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu chung là 41,4%, tỷ lệ đạt từng nhóm nội dung từ 39,7 – 43,4%. Điều
này cảnh báo việc chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 ở Long An còn chưa tốt.
Các trường tiểu học ở nông thôn, đa số phụ huynh là nông dân có tỷ lệ sai khá cao. Ngược lại, ở
các vùng thị xã, thị trấn, với đa số phụ huynh là công chức, buôn bán, nghề tự do, có kinh tế ổn định, quan

tâm đến việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một có tỷ lệ trả lời sai thấp hơn. Ví dụ: Trường TH Mai Thị Non và
Võ Thị Sáu có tỷ lệ trả lời sai dưới 60%, trường TH Khánh Hậu, vùng nông thôn ven thị xã Tân An, có tỷ
lệ trẻ chưa đạt cao nhất, đến 66%. Như vậy, yếu tố phụ huynh có tác động lớn đến đến kết quả chuẩn bị
cho trẻ vào lớp 1. Học sinh các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia có kết quả tốt hơn các trường còn lại.


Thời gian trẻ được chăm sóc, giáo dục ở trẻ mầm non càng dài thì kết quả cho trẻ 5 đến 6 tuổi sẵn
sàng đi học lớp một càng cao.
Giai đọan đầu lớp 1, giáo viên tiểu học phải có phương pháp giảng dạy, giáo dục thích hợp, giúp
trẻ thích nghi với môi trường giáo dục mới – môi trường mà trong đó hoạt động học tập phải là chính
(thay vì vui chơi là chính khi trẻ còn học mẫu giáo). Qua khảo sát cho thấy những lớp 1 trong giai đọan
đầu người giáo viên không quá đặt nặng vấn đề học chữ mà quan tâm đến việc rèn luyện nề nếp học tập,
giúp trẻ thích nghi với môi trường học tập mới thì trẻ nơi đó hồn nhiên, lễ phép, tự tin và phát triển trí tuệ
tốt. Ngược lại, ở những lớp mà giáo viên quan tâm đến việc dạy chữ, thì trẻ trở nên nhút nhát, thiếu hồn
nhiên.

Nhận xét – đánh giá theo các mặt

Nhiều trẻ vào lớp 1 nhưng chưa có thói quen chào hỏi, nói lời cảm ơn trong giao tiếp.
Nhiều trẻ chưa mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin trong giao tiếp.
Nhiều trẻ chưa có khả năng diễn đạt ý muốn, cảm xúc, ý nghĩ bằng lời nói. Đa số trả lời cụt ngủn,
nghèo ý, thiếu lịch sự. Một bộ phận trả lời máy móc, không biểu lộ cảm xúc.
Trẻ vùng nông thôn hồn nhiên, lễ phép biểu lộ tình cảm, quan tâm đến người thân nhung ít mạnh
dạn trong giao tiếp.
Trẻ vùng thị xã, vùng thuận lợi có khả năng quan sát, so sánh, phán đoán tốt nhưng không thể hiện
rõ tình cảm, sự quan tâm đến người thân; thiếu suy nghĩ độc lập, có khuynh hướng chông chờ vào người
lớn, khả năng hợp tác kém.
Trường tiểu học có nhiều học sinh qua mẫu giáo 3 năm (TH Võ Thị Sáu, TH Mai Thị Non, TH Tân
Phước Tây) có số học sinh đạt yêu cầu khá hơn .
Ở những lớp mà giáo viên quá nghiêm khắc, hay rầy la, trách phạt trẻ trở nên thụ động, mất tự tin.

Những trẻ là con cán bộ công chức được chăm lo quá kỹ, cho học trước chương trình lớp 1 có
khuynh hướng không hứng thú trong giờ học (vì đã biết rồi!), tụ động chông chờ vào người khác (TH Võ
Thị Sáu).

Kết luận chung
Kết quả khảo sát cho thấy việc chuẩn bị sẵn sàng đi học cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớo 1 là quan trọng,
chuẩn bị tốt về mặt xã hội sẽ hình thành cho trẻ những yếu tố đầu tiên của nhân cách, phát triển trí tuệ,
thẩm mỹ và trí tuệ ở tiểu học. Việc chuẩn bị về mặt xã hội cho trẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố; đặc
điểm vùng miền, nghề nghiệp của cha mẹ, hoàn cảnh gia đình, và kết quả giáo dục, chăm sóc trẻ ở mẫu
giáo. Nghiên cứu phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực sẽ giúp cho trẻ 5 – 6 tuổi
ở tất cả vùng miền, kể cả vùng khó khăn, có kinh tế chậm phát triển được chuẩn bị tốt về mặt xã hội, tiếp
thu tốt chương trình lớp 1 mới.


Bài học kinh nghiệm
Trên cơ sở kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Ở mẫu giáo phải xác địng rõ mức độ dạy “chữ” với dạy ”người”. Không biến các chuyên đề “làm
quen chữ cái”, “làm quen với toán”… thậm chí còn xem đó là tiệu chí để đánh giá giáo viên, học sinh mẫu
giáo.
Nên đặt vấn đề giáo dục tình cảm cho trẻ. Nội dung giáo dục nên phù hợp với đặc điểm vùng
miền.
Có chương trình MG phù hợp cho trẻ có điều kiện chỉ học 1 năm, 2 năm hoặc 10 tuần. Các chương
trình này phải “độc lập và hòan chỉnh” (tương đối) theo hường chuẩn bị tốt nhất về mặt xã hội cho trẻ vào
lớp 1 (ở bất cứ lọai hình mẫu giáo nào: 1 năm, 2năm, 3 năm hoặc 10 tuần). Các chưong trình cần quy định
cụ thể những nội dung cần kết hợp với gia đình trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Giáo dục tiểu học: giai đọan lớp 1, đặc biệt ở giai đoạn đầu lớp 1 không quá đặt nặng vấn đề dạy
“chữ” mà vẫn xem trọng vấn đề giáo dục “đạo đức”, từng bước nâng dần mức độ, yêu cầu dạy “chữ”.

Về quản lý: Xem trong đặc điểm vùng miền (lưu ý vùng nào cũng có những thuận lợi cũng như
khó khăn riêng), kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở

mẫu giáo, lưu ý việc chuẩn bị khả năng thích ứng xã hội cho trẻ.

Về giáo viên: Mục tiêu giáo dục, phương pháp giáo dục phải phù hợp từng đối tượng học sinh,
không quá chú trọng đến việc giảng dạy môn Tiếng việt, Toán ở lớp mẫu giáo và đầu lớp 1 mà phải chú
trong đến việc giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh. Không quá nghiêm khắc làm trẻ mất đi sự hồn
nhiên, mạnh dạn, tự tin.

Về phụ huynh: Không quá chăm sóc làm trẻ có thói quen ỷ lại vào người khác, không có tình cảm,
không biết chia sẻ với người thân, dễ trở thành người vô cảm; nhưng cũng tránh tình trạng bỏ bê, không
quan tâm đến việc học của trẻ ngay từ khi còn ở tuổi mẫu giáo, làm trẻ phát triển không tốt, đáp ứng được
mục tiêu giáo dục mới


CÙNG BÉ KHÁM PHÁ
HOÀNG THỊ ĐÀO TIÊN
Lớp : CHỒI C
Trường : MẪU GIÁO THỰC HÀNH TW3
LỜI GIỚI THIỆU
Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường
xung quanh, trẻ rất vui sướng khi tự tay mình thả quả trứng vào một miệng chai nhỏ hơn “Bỏ trứng vào
chai”; nhìn thấy nước ở trong ống hút “Ống hút lạ lùng”; sự hoà tan của bột giặt “Nhủ tương và dầu”… từ
những thí nghiệm nhỏ này sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên là cơ sở khoa học sau này
của trẻ.
Thông qua các thí nghiệm tự tay trẻ làm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ
phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích so sánh, tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của
trẻ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp
dẫn hơn.
Khi quan sát trẻ hoạt động tôi thấy những biểu hiện của trẻ là rất tích cực, thích thú khi trẻ nhìn thấy các
bước thực hiện cũng như kết quả mà trẻ thu nhận được. Chính vì thế chúng ta, những người giáo viên
mầm non có nhiệm vụ khuyến khích, tạo điều kiện giúp trẻ có điều kiện khám phá, trải nghiệm.

Tuy nhiên, nội dung, đối tượng cho trẻ làm quen cần được chọn lọc: nội dung phải đảm bảo cung cấp cho
trẻ những kiến thức đơn giản, gần gũi và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn về qui trình thưc hiện đối với
trẻ. Và sau đây là những bài tập thí nghiệm mà tôi đã lựa chọn phù hợp với trẻ 4 tuổi.
BÀI TẬP 1: HAI CHIẾC ỐNG HÚT
1. Bé chuẩn bị gì?
• Hai chiếc ống hút.
• Băng keo.
• Một ly nước xí muội (hhoặc nước ngọt nước cam).
2. Bé làm thế nào?
• Dùng băng keo quấn hai chiếc ống hút lại.
• Cho một ống nhúng vào ly, một ống ở bên ngoài.
• Đặt miệng vào cả hai ống hút và hút mạnh.
3. Bé thấy gì?
• Lần đầu bé chỉ hút được… không khí.
• Còn lần sau bé đã hút được nước xí muội rồi.
4. Tại sao vậy?
• Bé biết rằng không khí nhẹ hơn nước nên trong lần hút đầu, không khí sẽ di chuyển đến miệng bé nhanh
hơn. Kết quả bé không hút được nước. Còn lần hút sau, bé hút được nước là nhờ luồng không khí bên
ngoài ly đã bị ngón tay bé chặn lại.
BÀI TẬP 2: ỐNG HÚT LẠ LÙNG
1. Bé chuẩn bị gì?
• Một cái ống hút.
• Một ly nước cam hoặc nước ngọt.


2. Bé làm thế nào?
• Hút một ít nước vào ống.
• Đặt nhanh một ngón tay lên ống bịt trên ống – giữ ống thẳng đứng. Bé hãy nhìn xem (nước vẫn còn
trong ống!).
• Bây giờ bé hãy thả ngón tay ra khỏi đầu ống. Bé thấy gì? (nước trong ống sẽ chảy ra).

BÀI TẬP 3: BỎ TRỨNG VÀO CHAI
1. Bé chuẩn bị gì?
• Một quả trứng gà.
• Một cốc giấm.
• Một cái chai có miệng nhỏ hơn quả trứng.
2. Bé làm như thế nào?
• Trước tiên, bé hãy thả quả trứng vào trong cốc giấm.
• Sau một tuần, bé hãy vớt quả trứng ra lúc này lớp vỏ trứng mềm nhũn đi vì sự “tấn công” của giấm.
• Bây giờ bé cứ kiên nhẫn và khéo léo bỏ trứng vào miệng chai. Một thời gian sau, vỏ trứng sẽ trở nên
cứng lại, bé đem khoe “tác phẩm” của mình đi nào.
BÀI TẬP 4: NHŨ TƯƠNG: DẦU VÀ NƯỚC
1. Bé chuẩn bị gì?
• Một cái lọ hoặc là ly thuỷ tinh.
• Nước sạch , dầu ăn và nước rửa chén.
2. Bé làm như thế nào?
• Cho nước sạch vào lọ thuỷ tinh.
• Sau đó, thêm vào một ít dầu ăn. Bé nhìn thấy gì? (dầu sẽ nổi trên mặt nước).
• Tiếp theo, bé dùng tay lắc lọ thuỷ tinh, để yên một lúc, bé hãy quan sát (dầu và nước lại phân thành hai
lớp rõ ràng).
• Bây giờ bé lại cho thêm vào lọ thuỷ tinh một ít nước rửa chén hoặc bột giặt quần áo, bé tiếp tục lắc lọ
thật kỹ rồi quan sát sẽ thấy dầu và nước không còn phân thành hai lớp nữa mà hoà làm một với nhau.
3. Vì sao?
• Bởi chất tẩy rửa có một thuộc tính đặc biệt là có thể bao vây từng giọt dầu, đem phân tán đều trong
nước.
• Bột giặt có thể khử đi vết dầu trên quần áo, chất tẩy rửa có thể tẩy sạch ố dầu là do chúng có thể tách
phân tử dầu trên quần áo để đưa vào trong nước.
BÀI TẬP 5: AO NÀO CẠN TRƯỚC? AO RỘNG VÀ NÔNG – AO SÂU VÀ CẠN
1. Bé chuẩn bị gì?
• Một cái chậu.
• Một cái chai thuỷ tinh.

2. Bé làm như thế nào?
• Đổ đầy nước vào lọ thuỷ tinh.
• Bé cẩn thận rót hết nước từ chai thuỷ tinh vào cái chậu.
• Sau đó bé đặt cái chậu lên kệ (đây là cái ao rộng và nông của bé).
• Bé lại tiếp tục đổ nước vào cái lọ thuỷ tinh đặt nó bên cạnh chậu nước (đây là ao nhỏ và sâu của bé).
• Bé hãy quan sát mực nước của chậu và lọ trong nhiều ngày cái nào sẽ cạn nước trước? Tại sao?
BÀI TẬP 6: KHÍ NÉN “ĐẠI LỰC SĨ”
1. Bé chuẩn bị gì?
• Hai chiếc cốc thuỷ tinh miệng nhỏ, đáy lớn.
• Một chiếc kim kẹp giấy.


2. Bé làm như thế nào?
• Xếp chồng hai ly lên nhau.
• Dùng tay hơi nhấc chiếc cốc bên trên.
• Bé thổi hơi vào khe giữa hai chiếc cốc. Bé thấy điều gì? (chiếc cốc ở bên trên bị dội lên như chực nhảy
ra khỏi chiếc cốc bên dưới)



×