Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SÁNG KIẾN một số GIẢI PHẤP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.83 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC
TẠI HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TẠI HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

1


- Họ và tên: Phùng Khánh Toàn;
- Đơn vị công tác: Văn phòng UBND huyện Mường Khương;
- Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương.
Phần thứ nhất: Mở đầu
Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo của
huyện Mường Khương có bước phát triển nhanh. Hiện tại 16/16
xã ,thị trấn trong huyện duy trì vững chắc kết quả PCGDTH –
CMC, PCGD Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS và đang tập
trung cho phổ cập giáo dục Mẫu giáo 5 tuổi. Quy mô trường lớp
phát triển nhanh và đồng bộ, chất lượng giáo dục có bước phát
triển tốt, cơ sở vật chất các trường học được quan tâm, tăng
cường đầu tư từ các chương trình, dự án, các nguồn hỗ trợ, đội
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cơ bản đảm bảo về số lượng và
từng bước có chất lượng; công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy
mạnh và trở thành phong trào rộng khắp.


Tuy nhiên với đặc thù là huyện vùng cao, là một trong 62
huyện nghèo của cả nước, sự nghiệp giáo dục của huyện còn
gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể là việc huy động, duy trì số
lượng học sinh ở các xã (đặc biệt là xã vùng cao) còn gặp khó
khăn, việc nâng cao chất lượng toàn diện ở một số nơi còn thấp,
cơ sở vật chất tuy được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được
yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới, đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên còn thiếu, chưa đồng bộ về cơ cấu bộ môn, công tác
xã hội hóa giáo dục ở một số nơi còn nhiều hạn chế.
Vì vậy việc tập trung cho sự nghiệp giáo dục, trong đó việc
nâng cao chất lượng giáo dục là rất cần thiết nhằm đánh giá
đúng thực trạng giáo dục, đề ra phương hướng mục tiêu nhằm
cụ thể hóa nghị quyết Đại hôih Đảng bộ huyện Mường Khương
khóa 22 nhiệm kỳ 2011 – 2015 và các năm tiếp theo.
Phần thứ 2: Nội dung đề tài
I/ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2006-2010

1. Thành tựu đạt được:
Mạng lưới trường, lớp phát triển nhanh, nâng cao khả năng
thu hút trẻ em trong độ tuổi đi học. Năm học 2005-2006 toàn
huyện có 47 trường nhưng cho đến năm học 2010-2011 toàn
huyện đã có 64 trường, tăng 17 trường; tỷ lệ huy động trẻ 5
tuổi đạt 100% tăng 1.2% so với năm học 2005-2006; tỷ lệ huy
động trẻ 6-14 tuổi ra lớp đạt 98.9% tăng 1.7% so với năm học
2005-2006.
2


Phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ (PCGDTHCMC), Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTH ĐĐT) và

phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGD THCS) tiếp tục được
duy trì bền vững.
Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ
học sinh khá giỏi tăng nhanh ở tất cả các bậc học (Tiểu học
tăng từ 31.8% lên 47.64%; trung học cơ sở tăng từ 18.57% lên
28.3%; mầm non tăng 5.4% so với năm học 2005-2006)
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cường cả về
số lượng và chất lượng. Tính đến nay, toàn ngành hiện có 1538
người (tăng 489 người so với năm học 2005-2006). Tỷ lệ cán bộ
quản lý, giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên chiếm trên 98%.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trường học được đầu tư, từng bước
đáp ứng yêu cầu tăng nhanh khối lượng, quy mô giáo dục. Đến
nay, hầu hết các trường vùng cao đã có phòng học kiến cố và
phòng lớp học cao tầng. Toàn huyện hiện đã có 13 trường được
công nhận trường học đạt chuẩn Quốc gia tăng 10 trường so với
năm học 2005-2006.
Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh. Các mô
hình trường lớp bán trú đối với các lớp cuối cấp tiểu học và
trung học cơ sở đã và đang phát huy hiệu quả góp phần thúc
đẩy việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng.
2. Những hạn chế
Việc duy trì ổn định số lượng học sinh ở một số xã vùng
cao còn khó khăn.
Phổ cập giáo dục ở một số xã vùng cao tỷ lệ đạt chuẩn
chưa cao, chưa đảm bảo tính bền vững, các tiêu chuẩn về CSVC
mới đạt ở mức tối thiểu.
Chất lượng ở các xã vùng cao còn nhiều hạn chế, chất
lượng một số trường thuận lợi chưa tương xứng với đầu tư... Số
lượng học sinh giỏi chiếm tỷ lệ thấp .
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu: Mới cơ bản giải

quyết đủ phòng học hai ca. Một số xã vùng cao còn thiếu các
điều kiện làm việc tối thiểu cho giáo viên; Nơi ở và sinh hoạt
cho học sinh nội trú dân nuôi còn chật chôi, chưa đáp ứng đủ
nhu cầu. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia còn
chậm.
Đội ngũ giáo viên tuy được bổ sung, tăng cường về số
lượng và chất lương, song còn thiếu giáo viên mầm non, thiếu
giáo viên chuyên biệt cho tiểu học; giáo viên THCS chưa đồng
3


bộ về cơ cấu bộ môn. Một số cán bộ quản lý và giáo viên vùng
cao chưa tâm huyết, thiếu kinh nghiệm trong công tác.
Công tác xã hội hoá giáo dục ở một số xã chưa mạnh, còn
tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước.
3 Nguyên nhân
3.1.guyên nhân của thành tựu:
- Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
- Sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện Mường
Khương đối với công tác giáo dục.
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, đặc biệt là
sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên trong toàn ngành giáo dục.
- Nhận thức của nhân dân được nâng lên thông qua các
hoạt động tuyên truyền giáo dục của các cơ quan chức năng,
các tổ chức chính trị - xã hội, thông tin đại chúng.
- Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân từng bước được
nâng cao, do đó nhu cầu được học tập cũng như các điều kiện
đáp ứng nhu cầu học tập tăng lên.
- Mạng lưới trường, lớp học được mở rộng đến các thôn bản
tạo điều kiện thuận lợi cho con em các dân tộc vùng sâu, vùng

xa, vùng khó khăn có thể đến lớp.
- Đầu tư cho giáo dục tăng, đặc biệt là tăng đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, thông qua các trương trình, dự án: Chương
trình Kiên cố hóa, Dự án trẻ khó khăn, Dự án THCS, Nghị Quyết
30A của chính phủ....
3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Ở một số xã vùng cao cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban
ngành, đoàn thể chưa nêu cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo; chưa
phối hợp đồng bộ với các chương trình phát triển kinh tế; chưa
thật sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; chưa làm
tốt cuộc vận động toàn dân chăm lo tới sự nghiệp giáo dục.
- Còn một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về
việc cho con em đi học; chưa chăm lo đến việc học hành của
con em; còn trông chờ, ỷ lại vào nhà nước.
- Ở một số trường cán bộ quản lý, giáo viên chưa làm tốt
công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về các
vấn đề liên quan đến phát triển giáo dục đào tạo; chưa tranh
thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của các Ban, ngành, đoàn thể và
nhân dân; chưa chủ động, tích cực trong việc đổi mới quản lý
giáo dục và phương pháp giáo dục.
4


II. Mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng giáo
dục giai đoạn 2011 - 2015
A. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát.
Củng cố và hoàn thiện mạng lưới trường lớp, hoàn thành
việc chuyển đổi loại hình trường phổ thông sang loại hình phổ
thông dân tộc bán trú ở những nơi có đủ điều kiện; tập trung

nâng cao chất lượng đại trà ở các xã vùng cao, chất lượng mũi
nhọn tại các xã vùng thuận lợi; đảm bảo đạt chuẩn vững chắc
và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, phấn đấu hoàn thành
phổ cập 1 năm mẫu giáo 5 tuổi vào năm 2013, phổ cập đúng độ
tuổi mức độ II vào năm 2015; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất trường lớp học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; đẩy
mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn, công tác xã hội hóa
giáo dục... nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu học tập của nhân dân
và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã
hội của huyện.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về phát triển quy mô, số lượng:
Củng cố và hoàn thiện hệ thống cơ sở giáo dục; nâng cao
khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, thực hiện
công bằng xã hội trong giáo dục, phục vụ mục tiêu phát triển
con người, nguồn nhân lực của huyện.
Phấn đấu đến năm 2015:
- Duy trì hệ thống các trường Mầm non, Tiểu học, THCS,
THPT và Trung tâm GDTX hiện có, thực hiện tách trường PTCS Lồ
Sử Thàng thành trường Mầm non, Tiểu học và THCS, nâng tổng
số trường trong toàn huyện lên 66 trường. Thực hiện chuyển đổi
05 trường tiểu học (Nậm Chẩy, Tả Gia Khâu, Cao Sơn, Tả Thàng,
La Pan Tẩn), 13 trường THCS (Na Lốc, Thanh Bình, Nậm Chẩy,
Tả Ngải Chồ, Pha Long, Din Chin, Lồ Sử Thàng, Tả Gia Khâu,
Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, La Pan Tẩn, Tả Thàng) thành
trường Phổ thông dân tộc bán trú.
- Huy động trẻ 0-2 tuổi đạt 15%; trẻ 3-5 tuổi đạt 90%; trẻ 6
tuổi vào lớp 1 đạt 100%; trẻ 6-14 đạt 99%.
- Huy động từ 95 đến 98% số học sinh hoàn thành chương
trình tiểu học được học lên THCS; từ 60 đến 80% học sinh tốt

nghiệp THCS được lên học THPT, số còn lại được học nghề.
2.2. Về công tác phổ cập:

5


Duy trì vững chắc, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục
tiểu học chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
và phổ cập giáo dục THCS. Phấn đấu 16/16 xã hoàn thành phổ
cập 1 năm mẫu giáo 5 tuổi vào năm 2013 và phổ cập đúng độ
tuổi mức độ II vào năm 2015; Thị trấn Mường Khương đạt chuẩn
phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông.
2.3. Về nâng cao chất lượng:
+ Mầm non: Chăm sóc nuôi dưỡng: 100 % trẻ đến trường
được bảo đảm an toàn, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc
trong các cơ sở GDMN; đảm bảo tỉ lệ trẻ được tổ chức ăn bán trú
tại cơ sở GDMN (Nhà trẻ đạt 60%; mẫu giáo đạt 80 % trở lên,
riêng mẫu giáo 5 tuổi đạt 75 % trở lên); 90% trở lên trẻ từ 0- 5
tuổi đến trường được đánh giá phát triển bình thường về chiều
cao và cân nặng theo độ tuổi, riêng MG 5 tuổi đạt 97 % trở lên.
Chất lượng giáo dục: có ít nhất 98,5% trẻ 5 tuổi đạt yêu cầu trở
lên;
+ Tiểu học: Phấn đấu trên 95% số học sinh học lực trung
bình trở lên, trong đó tiên tiến và giỏi chiếm 50% trở lên; học
sinh lớp 5 đủ điều kiện công nhận hoàn thành chương trình Tiểu
học 99% trở lên.
+ THCS: Đạt học lực từ trung bình 95% trở lên, trong đó
khá, giỏi đạt 30% trở lên. HS đạt giải thi HSG cấp huyện từ 100120; cấp tỉnh 25 - 30 HS; HS đủ điều kiện xét và công nhận tốt
nghiệp THCS, BTTHCS đạt 98% trở lên.
+ THPT: Phấn đấu đạt từ 85 đến 90% học sinh đạt học lực

trung bình trở lên, trong đó học sinh khá giỏi chiếm trên 20%;
HS đạt giải thi HSG cấp tỉnh từ 5-8 HS; học sinh tốt nghiệp THPT
đạt từ 85 đến trên 90%, trong đó có trên 30% học sinh thi đỗ
vào các trường Đại học - Cao đẳng.
2.4. Về đội ngũ:
Phấn đấu đến năm 2015 có đủ giáo viên của các ngành
học, bậc học, đảm bảo cơ cấu bộ môn; chuẩn hoá về trình độ
đào tạo; có ít nhất 50% giáo viên MN, 70% giáo viên tiểu học,
50% giáo viên THCS và 5% giáo viên THPT đạt trình độ trên
chuẩn.
2.5. Về cơ sở vật chất và trường chuẩn Quốc gia.
Phấn đấu 70% các trường có đủ diện tích; 100% các trường
có đủ phòng học; 30% các trường có đủ phòng chức năng và
phòng học bộ môn; 100% các trường được trang bị đầy đủ thiết
bị-đồ dùng dạy học. Bổ sung thêm các điều kiện phục vụ sinh
hoạt của học sinh bán trú, giáo viên vùng cao và điều kiện làm
6


việc cho cán bộ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong giai đoạn mới, cụ thể:
- Tiếp tục rà soát, bổ sung, quy hoạch đất cho các trường
đã được quy hoạch và các trường chuẩn bị mở mới chưa được
quy hoạch đất (03 trường Mầm non, 01 trường tiểu học, 01
trường trung học cơ sở) vào năm 2013. Phấn đấu mở rộng diện
tích cho các trường, điểm trường đã xây dựng tối thiểu 10 m 2
/HS trở lên;
- Mở rộng thêm diện tích cho các trường chưa đủ diện tích
theo quy định: Mở rộng diện tích khuân viên trường học
34.400m2; diện tích sân chơi bãi tập 8.300m 2; Xây dựng mới:

108 phòng học; 72 phòng học chức năng và phòng bộ môn; 242
phòng hành chính quản trị; 291 phòng công vụ cho giáo viên;
125 phòng ở học sinh bán trú; 4 nhà tập đa năng.
- Đầu tư trang bị nội thất theo tiêu chuẩn trường chuẩn,
trong đó tập trung đầu tư cho các trường phấn đấu đạt chuẩn
Quốc gia trong giai đoạn 2011-2015 .
- Phấn đấu đến năm 2015 toàn huyện có 17 trường đạt
chuẩn Quốc gia (trong đó đạt mới 8 trường (MN 02 trường, tiểu
học 2 trường; THCS 4 trường); trường đạt chuẩn mức độ II 6
trường) và 30 thư viện đạt chuẩn.
B. Giải pháp thực hiện
1. Công tác lãnh chỉ đạo và công tác tuyên truyền:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo
dục và đào tạo: Các cấp uỷ Đảng thường xuyên kiểm tra việc tổ
chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về
công tác giáo dục. Trọng tâm là việc thực hiện công tác xã hội
hoá giáo dục, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng nề
nếp, kỷ cương; coi việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo
dục là một chỉ tiêu phấn đấu xây dựng đảng bộ, chi bộ trong
sạch, vững mạnh. Tích cực phát triển Đảng viên, xây dựng và
củng cố tổ chức Đảng trong trường học để thực sự trở thành hạt
nhân lãnh đạo trong nhà trường.
- Củng cố, kiện toàn kịp thời các ban chỉ đạo (Ban chỉ đạo
xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, Ban chỉ đạo phổ cập
giáo dục, Ban chỉ đạo kiên cố hoá trường lớp...) từ cấp huyện
đến cấp xã đủ về số lượng, thành phần, có quy chế làm việc chương trình công tác cụ thể, phân công trách nhiệm cá nhân rõ
ràng; xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết có tính khả thi; ban
chỉ đạo tham mưu với cấp uỷ chính quyền để giao chỉ tiêu

7



nhiệm vụ cụ thể trong từng năm, từng kỳ cho các thành viên. Tổ
chức kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc thực hiện ở cơ sở.
- Tổ chức các lực lượng tham gia công tác tuyên truyền
trong đó nòng cốt là Đảng viên, cán bộ xã, các đoàn thể trên địa
bàn, tổ chức phổ biến đến từng cụm dân cư, từng thôn bản để
nhân dân thấy rõ trách nhiêm của công dân trong nhiệm vụ
đóng góp cho sự phát triển của giáo dục.
- Tiếp tục quán triệt Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày
24/12/2010 của Chính phủ về quy định trách nhiệm quản lý nhà
nước về giáo dục.
- Chỉ đạo các ban ngành, các tổ chức đoàn thể phối hợp
cùng ngành giáo dục và các nhà trường triển khai kế hoạch
phát triển giáo dục, trong đó trọng tâm là vận động duy trì số
lượng học sinh, xây dựng trường học đạt chuẩn; huy động sự
đóng góp của các tổ chức kinh tế xã hội vào việc bổ sung cơ sở
vật chất cho dạy- học, điều kiện phục vụ cho học sinh nội trú
dân nuôi và giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp.
2. Giải pháp về chuyên môn
- Về mục tiêu phổ cập giáo dục: Tiếp tục thực hiện tốt các
giải pháp đã nêu trong Kế hoạch phổ cập giáo dục của huyện để
đảm bảo duy trì vững chắc và hoàn thành các mục tiêu phổ cập
giáo dục đã đề ra. Tạo tiền đề cho việc phát triển nguồn nhân
lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
- Về quy mô giáo dục: Chỉ đạo các phòng ban chức năng
của huyện ra soát, tham mưu cho UBND huyện lập kế hoạch,
quy hoạch phù hợp với đặc điểm tình hình của huyện. Tiếp tục
phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú ở các xã vùng cao
và trung tâm cụm xã. Củng cố trung tâm học tập cộng đồng,

Trung tâm GDTX...
- Chất lượng và hiệu quả giáo dục: Tập trung nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục của các nhà trường trong tổ
chức thực hiện các mục tiêu giáo dục, chương trình nội dung
giáo dục ở các cấp học, tạo niềm tin vững chắc để huy động
nguồn lực xã hội cho giáo dục. Xây dựng nhà trường trở thành
trung tâm văn hóa, môi trường văn hóa lành mạnh, không có
các tệ nạn xã hội bằng việc thực hiện tốt chương trình giáo dục
phổ thông, cải tiến phương pháp dạy học, đổi mới công tác
quản lý, nâng cao chất lượng dạy học và đánh giá đúng thực
chất kết quả dạy học; xây dựng trường lớp khang trang, cảnh
quan sư phạm và vệ sinh môi trường được đảm bảo, thiết lập
trật tự nền nếp kỷ cương trong nhà trường, tạo mối quan hệ
thầy trò tốt đẹp và bầu không khí dân chủ sôi nổi thi đua dạy
8


tốt-học tốt, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình, học sinh tốt
nghiệp và hiệu quả đào tạo cao.
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về
xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục. Đẩy mạnh cuộc vận động “Dân chủ-kỷ cươngtình thương-trách nhiệm”, cuộc vận động “Hai không”với 4 nội
dung: nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, vi
phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng cho học sinh không đạt
chuẩn lên lớp, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” để xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên
vững vàng về tư tưởng chính trị, gương mẫu về đạo đức lối
sống, đạt chuẩn về trình độ sư phạm, nghiệp vụ quản lý, luôn là
tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường-gia đình và xã

hội trong việc chăm sóc giáo dục con em, xây dựng môi trường
giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục,
chất lượng trường học văn hóa, trường đạt chuẩn quốc gia.
- Mở rộng quy mô hình thức, nội dung hoạt động của
Trung tâm giáo dục thường xuyên, nâng chất lượng hoạt động
các Trung tâm học tập cộng đồng trong huyện, tạo điều kiện
cho mọi người được tham gia học tập.
3. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cho phát triển
giáo dục. Cộng đồng trách nhiệm giữa các lực lượng giáo dục
trong nhà trường và các lực lượng xã hội, trên cơ sở phân công
nhiệm vụ cụ thể giữa các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, các ngành, các đoàn
thể, tổ chức xây dựng kế hoạch 5 năm, từng năm, đề ra các
mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và giải pháp để góp phần phát triển sự
nghiệp giáo dục của huyện; ký các kế hoạch phối hợp với ngành
giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục.
- Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh,
hoạt động của Hội khuyến học, phối hợp chặt chẽ với nhà
trường và các tổ chức chính trị xã hội tăng cường giáo dục đạo
đức cho học sinh; huy động các nguồn lực hỗ trợ, phát hiện bồi
dưỡng nhân tài, động viên khuyến khích học sinh nghèo…để
tăng nguồn quỹ hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo
hiếu học của Hội khuyến học các cấp; kịp thời vận động, động
viên học sinh có nguy cơ bỏ học, các biểu hiện suy thoái về đạo
đức trong học sinh, các hiện tượng tiêu cực khác xâm nhập vào
nhà trường.

9



- Đa dạng hóa nguồn đầu tư cho giáo dục, tranh thủ
nguồn kinh phí của TW, tỉnh và đầu tư kinh phí của huyện, huy
động đóng góp từ các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các nhà
hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện… để bổ sung
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đầu tư xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia...
4. Cơ chế chính sách phát triển giáo dục
Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách đã ban hành,
đặc biệt là các chế độ, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất trường lớp học.
- Nghị Quyết 30A/2008/NQ-CP ngày 27/11/2008 của Chính
phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối
với 62 huyện nghèo;
- Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015;
- Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 39/3/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc bổ sung Quyết định số 2186/QD-TTg ngày
24/12/2009 về việc phân bổ vốn thực hiện Đề án kiên cố hóa
trường lớp học và Nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 20082012;
- Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 5/8/2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lào Cai về việc triển khai Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Quyết định số 136/2004 ngày 30/3/2004 của UBND tỉnh
về việc quy định một số chế độ chi thực hiện dự án củng cố và
phát huy phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, thực hiện
phổ cập THCS.

- Chính sách cấp phát giấy vở, sách giáo khoa, miễn học
phí và các khoản đóng góp đối với học sinh nghèo và học sinh
các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính
phủ.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo huyện
Mường Khương giai đoạn 2011-2015 đã đánh giá thực trạng
giáo dục cũng như những khó khăn, tồn tại, thách thức. Từ đó
xác định được những quan điểm, định hướng, mục tiêu, giải
10


pháp tổ chức thực hiện đến năm 2015 và các năm tiếp theo.
Các giả pháp này sẽ góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã
hội, nâng cao mặt bằng dân trí, bồi dưỡng và tạo nguồn nhân
lực có trình độ cho huyện, đồng thời cũng là cơ sở để đề nghị
các cấp, các ngành của trung ương và của tỉnh chỉ đạo, thu hút
các nguồn lực đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục của
huyện nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Trung ương:
Tiếp tục xem xét có thêm những chế độ chính sách đãi ngộ
cho cán bộ giáo viên và học sinh dân tộc tại các xã vùng cao,
vùng đặc biệt khó khăn.
2.2. Đối với tỉnh:
- Bố trí đủ cán bộ giáo viên, nhân viên cho các trường theo
Tông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2008; thông tư
số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 và thông tư số

59/2008/TT-BGD&ĐT ngày 31/10/2008.
- Tiếp tục ưu tiên các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất trường lớp học đảm bảo chuẩn hóa và hiện đại hóa.
Mường Khương, ngày
10/12/2011
Người
thực hiện
Phùn
g Khánh Toàn

11


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC
TẠI HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

12


Họ và tên: Phùng Khánh toàn
Đơn vị công tác: Văn phòng UBND huyện
Mường Khương

13




×