Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “nhà máy chế biến bột cá” – cty TNHH phúc ngọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.04 KB, 84 trang )

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

PHẦN MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Kiên Giang là tỉnh nằm dọc theo bờ biển phía Tây Nam của Tổ Quốc.
Với chiều dài bờ biển 198 km, diện tích 63.290 km 2, là một ngư trường khai
thác rất thuận lợi, có trữ lượng tôm cá dồi dào, nguồn lợi từ biển phong phú,
đa dạng cho phép phát triển mạnh các ngành nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và
xuất khẩu thủy hải sản.
Theo báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2006 cho thấy sản lượng
khai thác 311.618 tấn/năm, đạt 99,56% kế hoạch và tăng 1,98% so với cùng
kỳ. Ngoài khai thác từ biển, nguồn thủy sản do nuôi trồng đạt sản lượng
66.768tấn/năm, qui hoạch diện tích nuôi tôm, cá là 65.000 ha sẽ cho sản
lượng hàng năm gần 30.000 tấn. Điều đó đã khẳng định nguồn nguyên liệu để
tiếp tục duy trì và phát triển mở rộng, xây dựng mới các cơ sở chế biến thủy
sản và bột cá.
Hiện tại, khu vực cảng cá Tắc Cậu đã có một số nhà máy chế biến bột
cá nhưng sản phẩm bột cá sản xuất không đủ đáp ứng cho thị trường nội địa,
giá thành thu mua cá phân còn thấp vì nguồn nguyên liệu tiêu thụ không kịp,
nhiều bà con ngư dân phải bán cá phân ở sông Đốc – Cà Mau và một số tỉnh
lân cận. Do đó, việc xây dựng nhà máy chế biến bột cá là nhằm tận thu
nguyên liệu cá phân và nguyên liệu phế thải từ các nhà máy chế biến thủy sản
khác như: đồ hộp, đông lạnh, chả cá… góp phần tăng thêm sản lượng hàng
hóa và việc làm cho người lao động.
Từ yêu cầu của thị trường, nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương và
cơ chế, chính sách khuyến khích của nhà nước, của tỉnh, việc xây dựng Nhà
máy chế biến bột cá thuộc Công ty TNHH Phúc Ngọc là rất cần thiết.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
Căn cứ pháp lý của báo cáo:


-

Luật Bảo Vệ Môi Trường được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam
khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ
01/7/2006.

-

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi
trường.

-

Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên
và môi trường về việc hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Trang 1


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

-

Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và môi trường về việc công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường bắt buộc áp dụng.

-


Quyết định số 1696/2006/QĐ-BTNMT ngày 28/07/2006 của về việc
Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành tiêu chuẩn Việt Nam.

-

Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2001 của Bộ Y Tế về
việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc, 07 thông số
vệ sinh lao động.

-

Căn cứ đơn xin chủ trương xây dựng Nhà máy chế biến bột cá của
Công ty TNHH Phúc Ngọc đã được UBND huyện Châu Thành, Sở Thủy
sản, Sở kế hoạch – Đầu tư chấp thuận và được UBND tỉnh Kiên Giang
chấp thuận theo thông báo của Văn phòng UBND Tỉnh tại Văn bản số
1162/VP-KTTH ngày 06/07/2007

Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam được áp dụng:
TCVN (5937-2005): giá trị các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng
không khí xung quanh và giám sát tình trạng không khí.
TCVN (5938 – 2005) : Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa của một
số chất độc hại trong không khí xung quanh.
TCVN (5939 - 2005) cột B: Chất lượng không khí – tiêu chuẩn khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
TCVN (5949-1998, từ 6h-18h): Âm học, tiếng ồn khu vực công cộng
và dân cư.
TCVN (5944-1995): giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng
độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm.
TCVN (5942-1995), cột B: giá trị giới hạn cho phép của các thông số

và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt.
TCVN (5945-2005), loại B: giá trị giới hạn cho phép của các thông số
và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến bột cá với
sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Kiên Giang.
Đại diện: ông Nguyễn Xuân Viên

Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: Lô 45-50 A7 - đường 3 tháng 2 - phường Vĩnh Bảo - TP.Rạch Giá.
Điện thoại: (077). 851759 – 923065

Fax: (077). 851632

Quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM được tổ chức như sau:
-

Nhận những tài liệu về thuyết minh dự án, các bản vẽ kỹ thuật dự án.

-

Nhận những căn cứ pháp lý về sở hữu, quyền sử dụng đất, các văn bản
duyệt dự án do các sở ngành và văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang.
Trang 2


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc


-

Thu thập tài liệu, các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong
khu vực dự án.

-

Tiến hành khảo sát thực tế vị trí dự án sẽ xây dựng nhằm đưa ra những
nhận định ban đầu về tác động môi trường có thể xảy ra khi tiến hành xây
dựng và khi đưa vào hoạt động.

-

Tiến hành lấy mẫu hiện trạng môi trường nước mặt, nước ngầm, không
khí, phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo.

-

Tiến hành thu thập ý kiến cộng đồng dân cư quanh khu vực dự án, cũng
như ý kiến của UBND xã Bình An về việc xây dựng nhà máy.

-

Viết báo cáo ĐTM hoàn chỉnh và trình cho hội đồng thẩm định, phê
duyệt nhằm đưa dự án sơm đi vào thực thi.

Trong quá tình thực hiện, đơn vị tư vấn đã phối hợp và nhận được sự giúp đỡ
của các cơ quan chức năng sau:
 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang.
 UBND xã Bình An.

Danh sách cán bộ tham gia trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường của dự án:
- Ks Nguyễn Văn Nghiệp

Phòng môi trường CTY CP TVXD Kiên Giang

- Ks Nguyễn Thị Sao Mai Phòng môi trường CTY CP TVXD Kiên Giang
- CN Huỳnh Ngọc Thảo

Phòng môi trường CTY CP TVXD Kiên Giang

- Ks Trần Thị Tú Quyên

Phòng môi trường CTY CP TVXD Kiên Giang

- Ks Trần Phương Tâm

Phòng môi trường CTY CP TVXD Kiên Giang

CHƯƠNG 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Trang 3


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN BỘT CÁ

Địa điểm xây dựng: Ấp An Bình – xã Bình An – huyện Châu Thành – tỉnh
Kiên Giang
1.2. CHỦ DỰ ÁN
CÔNG TY TNHH PHÚC NGỌC
Đại diện:

ông Thái Hoàng Ninh

Chức vụ: Giám Đốc

Điện thoại:

0986.920630 – 077.864539

Địa chỉ liên hệ: 50A Phan Đăng Lưu, khu phố 4, phường An Bình,
TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang.
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Vị trí xây dựng Nhà máy chế biến bột cá Công ty TNHH Phúc Ngọc
nằm trong khu quy hoạch Khu Công nghiệp chế biến 30ha theo quyết định số
802/QĐ-UBND ngày 10/05/2007 của UBND tỉnh Kiên Giang gần cảng cá
Tắc Cậu tại lô đất số 321, ấp An Bình, xã Bình An, Huyện Châu Thành, tỉnh
Kiên Giang.
Vị trí địa lý của dự án nằm ở 9057’07” Vĩ độ Bắc và 105007’08” Kinh độ
Đông hoặc tọa độ quốc gia (VN 2000) tại X= 1090035,202 và Y=
569368,213.
Tứ cận:
- Phía Đông giáp trục lộ xã và đất vườn tạp của dân.
- Phía Tây giáp sông Cái Bé.
- Phía Nam giáp đất quy hoạch cụm công nghiệp.
- Phía Bắc giáp đất quy hoạch cụm công nghiệp.

1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Các công trình chính
Trên diện tích khuôn viên đất cấp cho nhà máy có đường trục xã nằm
kề sát khu đất, mở cổng chính ra đường trục xã để liên hệ đối ngoại. Trong
cổng xây dựng đường BTCT rộng 7m vào khu sân bãi nhà máy. Với tổng diện
tích mặt bằng 4570m2, được xây dựng với các hạng mục chính như sau:
Bảng 1.1. Các hạng mục các công trình
Stt
1

Hạng mục công trình
Kho nguyên liệu

Diện tích
(m2)

Tỷ lệ (%)

200

4,4
Trang 4


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

2

Nhà xưởng sản xuất, kho thành phẩm


1.440

31,5

3

Nhà đặt nồi hơi, kho vật tư, kho chất đốt

240

5,3

4

Văn phòng làm việc + nhà ăn, nhà trực ca

288

6,3

5

Bể nước khử mùi

72

1,6

6


Bồn nước phòng cháy chữa cháy

40

0,9

7

Hệ thống xử lý nước thải

32

0,7

8

Nhà xe + nhà đặt máy phát điện

120

2,6

9

Hệ thống sân đường

1.538

33,7


10

Hệ thống cây xanh

600

13

4.570

100

Tổng cộng
1.4.2. Các công trình phụ trợ
1.4.2.1. Hệ thống cấp điện

Nguồn điện cung cấp cho nhà máy là mạng lưới cấp điện quốc gia ở
đường điện trung thế 22KV đi ngang qua khu vực cấp cho toàn bộ công trình.
Ngoài ra để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn, trung tâm
còn sử dụng thêm máy phát điện dự phòng nhằm tạo nguồn điện thay thế khi
có sự cố.
1.4.2.2. Hệ thống cấp nước
Sử dụng hệ thống giếng khoang nước ngầm qua xử lý lắng lọc khử
trùng, nước mặt ở kênh rạch và hệ thống cấp nước chung khu vực Cảng Tắc
Cậu phục vụ cho sinh hoạt cũng như sản xuất.
1.4.2.3. Hệ thống thoát nước
Nhà máy sẽ đầu tư hệ thống cống rãnh thoát nước và hệ thống xử lý
nước thải, nhằm đảm bảo nước thải vào nguồn tiếp nhận đạt loại B theo tiêu
chuẩn TCVN 5945-2005 về tiêu chuẩn nước thải công nghiệp. Qua đó, nhà

máy đã lựa chọn biện pháp xử lý và thoát nước thải như sau:
- Nguồn nước không ô nhiễm như nước mưa chảy tràn sẽ được tách
riêng sau khi qua các hố ga lọc cát, rác trước khi thải ra theo hệ thống thoát
nước của nhà máy.
- Nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom và xử lý riêng, sau đó đưa vào
hệ thống xử lý nước tập trung trước khi thải ra môi trường.

Trang 5


Báo cáo Đánh giá tác động mơi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

- Nước thải phục vụ cho q trình sản xuất được thu gom triệt để và
theo hệ thống thu gom vào hệ thống xử nước thải để xử lý đạt tiêu chuẩn
trước khi thải ra mơi trường.
1.4.3. Quy trình cơng nghệ sản xuất
Nguyê
n liệ
u cátươi

Nhàtiế
p nhậ
n nguyê
n liệ
u

K hí thả
i lòhơi


Lòhơi


i , nướ
c thả
i và
chấ
t thả
i rắ
n

Hấ
p giá
n tiế
p

Sấ
y


ng


i , khí thả
i,
bụi vànhiệ
t


m má

t

Nghiề
n


m má
t

Đó
ng gó
i

Thà
nh phẩ
m

Hình 1.1. Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ sản xuất bột cá
* Thuyết minh cơng nghệ sản xuất:
Cá ngun liệu được tập kết vào nhà tiếp nhận và được chuyển đến lò
sấy bằng bộ phận nạp liệu là vít tải kín, trên dường nạp liệu cá được hấp gián
tiếp trên đường đi. Sau dó, ngun liệu được băng tải nhiệt vừa chuyển
ngun liệu vừa hấp chín đến máy sấy để loại bỏ tối đa lượng nước trong
ngun liệu (70%). Ngun liệu tiếp tục được qua máy sàng để tách bỏ tạp
chất. Trước khi đưa vào máy nghiền, ngun liệu được làm mát gián tiếp bằng
nước nhằm làm giảm nhiệt của sản phẩm và tránh sự oxy hóa. Để có được
thành phẩm với độ mịn thích hợp, ngun liệu sẽ được nghiền theo kích cỡ
hạt mong muốn. Sau khi trải qua các cơng đoạn chế biến trên, sản phẩm được
Trang 6



Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

làm mát lần nữa trước khi đóng gói, vô bao và đưa vào lưu trữ tại kho thành
phẩm trước khi xuất ra thị trường.
1.4.4. Các loại máy móc được sử dụng trong nhà máy
Qua khảo sát thực tế, thiết bị do Doanh nghiệp tư nhân Đặng Lợi
(Xưởng cơ khí Phước Thành, đ/c: 117 khóm 3, thị trấn Sông Đốc) chế tạo đã
lắp đặt ở các nhà máy tại Sông Đốc, Bến Tre, Vũng Tàu phù hợp với điều
kiện sản xuất ở Kiên Giang và Công ty TNHH Phúc Ngọc. Cụ thể với các
thiết bị, máy móc của công nghệ chế biến bột cá LTP-80 như sau:
Bảng 1.2. Danh mục thiết bị, máy móc dây chuyền sản xuất bột cá LFP-80
Stt

Bộ phận

Thông số kỹ thuật

1

Thùng chứa
nguyên liệu

Xây âm bằng bêtông

Chứa từ 10 – 12 tấn cá

2


Vít tải công
năng cao

Động cơ 5Hp, đĩa và
xích

Lắp ở đáy thùng chứa liệu

3

Bộ phận nạp
liệu LFP 100

Vít tải trung gian, động Chuyển cá từ vít tải nạp liệu
cơ 3Hp
đến vít tải định lượng.
Vít tải định lượng,
động cơ 2Hp,
69,4kg/phút

Ghi chú

Nạp chính xác và ổn định
lượng nguyên liệu vào máy

4

Máy sấy

Động cơ 75Hp, to=165- Sấy hơi gián tiếp, loại bỏ tối

168oC, 6 tấn hơi/1 giờ đa lượng nước trong nguyên
liệu (70%)

5

Lưới lọc sàng
quay

Vít tải, động cơ 2Hp

Tách mảnh thép, dây sợi, đá,
nhựa, vỏ sò.

6

Máy làm mát
1.5/6.0

Động cơ 15Hp, sử
dụng nước làm mát
gián tiếp

Tránh sự oxy hóa và tự làm
nóng của bột cá. (sử dụng 2
máy làm mát)

7

Bộ phận nạp
bột


Vít tải 2Hp

Nối phễu và vít tải nơi tạm
trữ để tiếp liệu chính xác cho
máy nghiền

8

Máy nghiền
M21

Động cơ 30Hp, búa
nghiền M21

Nghiền bột cá theo kích thước
hạt mong muốn.

9

Bộ phận vào
bao

Động cơ 2Hp, cân tối
đa 500kg

Lắp trong điều kiển bằng điện
với nút tắt/mở

10


Bộ khử mùi

Lượng khí đầu vào
200m3/h, lượng nước

Khử mùi từ máy sấy
Trang 7


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

làm nguội 80m3/giờ,
ống khói cao 18m, máy
bơm nước 15Hp
11

Bộ ngưng tụ
làm nguội
bằng khí

Ống thép, quạt bằng
nhôm

Làm nguội và ngưng tụ khí
bằng khí trước bộ phận làm
sạch khí bằng nước

12


Nồi hơi

Loại ống lửa, công suất Cung cấp nhiệt lượng cho
4-4,5 tấn/giờ, áp suất
máy sấy
10 bar

13

Tủ điều kiển
hệ thống điện

Điều khiển cho cả hệ
thống nhà xưởng

Các nút khởi động/tắt cho tất
cả các động cơ, công tắc an
toàn và quá tải, vol và
amphere kế, bộ đổi điện để
điều chỉnh tốc độ nạp liệu

14

Hệ thống tiết
kiệm nhiệt
thừa

Bộ ống bằng inox
không rỉ


Tận dụng nguồn nhiệt thừa từ
lò đốt của nồi hơi để hấp cá
gián tiếp.

Nguồn: Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Chế Biến Bột Cá Công Ty TNHH Phúc Ngọc

1.4.5. Các loại nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào của nhà máy
1.4.5.1. Nhu cầu nguyên liệu:
Nhà máy sẽ sử dụng các nguyên liệu tươi chủ yếu là cá tạp và phế
phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản. Nguồn cung cấp từ các vựa cá lớn
nhỏ của tỉnh Kiên Giang, của ngư dân địa phương và một số nhà máy chế
biến thủy sản. Lượng nguyên liệu phụ thuộc vào nhu cầu của nhà máy và
nguồn cung cấp nguyên liệu.
Ước tính: với công suất 25 tấn thành phẩm/ngày, thì yêu cầu nguyên
liệu khoảng 100 tấn/ngày. Tổng nhu cầu nhiên liệu 1 năm là 100 tấn x 300
ngày = 30.000 tấn. Các loại nguyên liệu được phân theo bảng sau:
Bảng 1.3. Số lượng các loại nguyên liệu
STT
Loại cá
1 Cá phân 4 – 6 (70%)
2 Phế liệu cá của các nhà máy chế biến (30%)
Cộng

Số lượng/năm
20.000 tấn
10.000 tấn
30.000 tấn

Nguồn: Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Nhà Máy Chế Biến Bột Cá Công Ty TNHH Phúc Ngọc


1.4.5.2. Nhu cầu nhiên liệu:

Trang 8


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

Trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, nhiên liệu sử dụng
bao gồm: than đá dùng cho lò hơi, dầu DO dùng cho máy phát điện và một số
phụ gia dùng trong quá trình chế biến bột cá.
1.4.5.3. Nhu cầu sử dụng điện:
Trên cơ sở qui mô công nghệ và qui mô xây dựng đã chọn, nhu cầu sử
dụng điện của nhà máy cụ thể như sau:
- Điện cho sản xuất

: 182KW

- Điện cho chiếu sáng

: 25KW

- Điện cho các mục đích khác: 10KW
Ngoài ra, để đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn, nhà máy còn dự trù
máy phát điện công suất 250KVA để tạo nguồn điện khi có sự cố mất điện.
1.4.5.4. Nhu cầu sử dụng nước:
Nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ sản xuất của nhà máy:
-


Cấp nước cho nồi hơi

:20m3

-

Cấp nước cho dây chuyền sản xuất

:2m3

-

Cấp nước cho vệ sinh công nghiệp

:10m3

-

Cấp nước cho sinh hoạt: 49 người x 120 lít/ngày

:5,88m3

Tổng cộng

:37,88m3/ngày

CHƯƠNG 2
Trang 9



Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Vị trí xây dựng của nhà máy thuộc khu quy hoạch khu Công nghiệp chế
biến 30ha, có dân cư tương đối đông đúc, địa hình bằng phẳng. Công trình
này nằm gần khu vực cảng cá Tắc Cậu, giáp sông Cái Bé, giáp với trục lộ
chính của xã liên hệ với quốc lộ 63, quốc lộ 61. Do vậy, rất thuận lợi cho các
hoạt động sản xuất, vận chuyển nguyên liệu đầu vào và xuất các sản phẩm
đầu ra của nhà máy.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo:
Khu vực xây dựng nhà máy có địa hình tương đối bằng phẳng. Cao độ
tự nhiên khoảng +3,3 – 0,5m (Hệ cao độ Hòn Dấu). Giáp sông Cái Bé rộng
60m, sâu hơn 4m có thể thông ghe 50 – 500 tấn.
Tính chất tầng đất bề mặt xung quanh khu vực tắc cậu được khảo sát ở
các cấp độ khác nhau cho thấy địa chất của khu vực dự án có độ chặt không
cao, cường độ chịu lực và chịu nén kém, mang tích chất trầm tích sét. Nhìn
chung ở độ sâu 15m các lớp đất chính là bùn sét, dẻo mềm, đều có khả năng
chịu tải kém. Khu vực Tắc Cậu có các lớp địa chất cơ bản như sau:
Bảng 2.1. Tính chất các tầng đất
Tầng đất

Độ sâu (m)

Miêu tả tính chất đất


01

0 - 2,0

Trầm tích sét, nâu đen, dẻo
mềm.

02

2,0 - 4,0

Trầm tích sét, xám xanh.

03

4,0 - 12,0

Trầm tích sét, xám ximăng, dẻo
chảy.

04

12,0- 15,0

Trầm tích sét, xám nâu, xám
đen, xám đỏ, dẻo cứng.

(Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Kiên Giang, 5/2004.)
Với đặc điểm địa hình tại khu vực dự án, chủ đầu tư sẽ thực hiện kế
hoạch san lắp mặt bằng với cao độ và diện tích là: 5122,5m 2 x 1,2 x 1,22 =

7.500m3 cùng với bờ kè sát sông chống sạt lở là 41md.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn
Trang 10


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

2.1.2.1 Điều kiện về khí tượng:
Dự án nằm trong khu vực thuộc vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo,
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Hàng năm, hình thành 2
mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 - 11 và mùa khô từ tháng 12 - 4 năm
sau. Có đặc điểm như sau:
a. Nhiệt độ:
Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa trong năm. Nhiệt độ trung bình
năm: 27,5oC, nhiệt độ cao nhất trong năm: 28,5 oC và nhiệt độ thấp nhất trong
năm: 26,2oC.
Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
Tháng
Nhiệt
độ

1

2

3

4


5

26,3 26,9 27,7 28,
5

28,
5

6

7

28,4 27,
5

8

9

27,4 27,
5

10

11

12

27,6 28,2 26,2


(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2006)
Nhiệt độ

29

28.5
28.4
28.2
28.5
27.7
27.4
27.6
27.5
27.5

28
26.9

27

26.2

26.3

26
25
1

2


3

4

5

6

7

8

9 10 11 12 Tháng

Hình 2.1. Biểu đồ biến đổi nhiệt độ trong năm 2006
Theo biểu đồ trên, ta thấy sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm
là không cao, khoảng 20C.
b. Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình trong năm:2.454,5mm
Số ngày mưa trong năm: 115-125 ngày

Bảng 2.3. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm
Trang 11


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

Tháng


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng
mưa

10,3

4,6


66,8

74,3

386,0

381,1

416,0

278,7

526,1

232,5

69,3

8,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2006)

Hình 2.2. Biểu đồ biến đổi lượng mưa trong năm 2006
Từ biểu đồ trên ta thấy lượng mưa phân bố không đều, chủ yếu tập
trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (lượng mưa chiếm
khoảng 90%), tháng lớn nhất lên đến 526,1mm. Vào mùa khô lượng mưa
chiếm khoảng 10% cả năm.
c Độ ẩm:
Độ ẩm trung bình năm: 83%

Bảng 2.4. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Độ
ẩm


81

79

80

82

84

84

87

88

87

85

80

79

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2006)
Độ ẩm

90
88
86

84
82
80
78
76
74

88
87

84

85

84

82

81

87

80

79 80

1

2


3

4 5

79

6

7

8 9 10 11 12

Hình 2.3. Biểu đồ biến đổi độ ẩm trong năm 2006

Tháng Trang 12


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

Qua biểu đồ cho thấy độ ẩm cao nhất trong năm là 88% (thường vào mùa
mưa), thấp nhất trong năm là 79% (vào mùa khô), chênh lệch độ ẩm giữa mùa
mưa và mùa khô không lớn lắm.
d. Nắng:
Trung bình hàng năm có khoảng 2.300-2.500 giờ nắng
Bảng 2.5. Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm
Thán
g
Giờ
nắng


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

239,0 226,2 231,4 244,4 215,8 152,8 139,7 151,0 143,7 172,9 260,8 250,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang 2006)

Hình 2.4. Biểu đồ biến đổi giờ nắng trong năm 2006

Vào mùa mưa nắng nhẹ, thấp nhất: 139,7 giờ/tháng.
Vào mùa khô nắng gắt, cao nhất : 260,8 giờ/tháng.

Trang 13


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

e. Gió:
Hoàn lưu ở Kiên Giang về cơ bản là hoàn lưu gió mùa của Nam Bộ nước
ta. Với sự tương phản sâu sắc giữa 2 thời kỳ gió mùa đông (cấp 11, 12), gió
mùa mùa hạ (cấp 4 – 10).
Trong thời kỳ gió mùa đông Tắc Cậu vừa chịu ảnh hưởng của tín phong
nhiệt đới bán cầu Bắc, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới, cả hai nguồn
gió đều có hướng chủ yếu là Đông Bắc, đặc biệt gió mùa Đông Bắc không
đem lại thời tiết giá lạnh mà phổ biến là nắng, nóng và khô hanh, tuy có tạo ra
sự chênh lệch nhiệt độ trong năm.
Trong thời kỳ gió mùa mùa hạ, Tắc Cậu vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa
Tây Nam nằm trong giải hội tụ nhiệt đới, nhất là vào thời kỳ gió mùa mùa hạ,
thời tiết chủ yếu là nắng, nóng ẩm, mưa giông, đôi khi bão.
f. Giông:
Mùa giông bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 11, tháng nhiều giông
nhất là tháng 5, có 5,3 ngày.
g. Sương mù:
Bắt đầu tứ tháng 1 – 9, trung bình 1 ngày sương mù. Trong đó tháng 3 có
tới 1,5 ngày. Toàn năm trung bình có 6 ngày sương mù.
h. Bão:
Tắc Cậu không có bão mà chịu ảnh hưởng của bão, bão và mưa ở Tắc
Cậu phụ thuộc vào cường độ mạnh, yếu của từng cơn bão.

2.1.2.2 Điều kiện về thủy văn:
Điều kiện thủy văn của Tắc cậu chịu ảnh hưởng của sông Cái Bé, Cái
Lớn, kênh Cà Lang, rạch Sóc Tràm theo chế độ nhật triều.
Mực nước ngầm ở cao độ 0,5 – 0,8m tính từ mặt đất tự nhiên.
Thủy triều có biên độ 0,8 – 1,2 càng sâu trong đất liền biên độ triều càng
giảm dần.
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án, chúng
tôi đã tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không
khí, nước mặt và nước ngầm tại khu vực này.

Trang 14


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

2.1.3.1. Môi trường không khí:
Nhóm đo đạt khảo sát của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Kiên Giang đã
tiến hành khảo sát, đo đạt và lấy mẫu phân tích vào ngày 6 tháng 9 năm 2007
vào lúc 9 giờ sáng tại khu vực xây dựng dự án.
Chỉ tiêu đo đạt:
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh tại khu vự dự
án, các chỉ tiêu được đo đạt phân tích như sau:
- Vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió
- Khí độc: CO, NO2, SO2, NH3, H2S
- Hàm lượng bụi lơ lửng, tiếng ồn
Các chỉ tiêu
phân tích


ĐVT

K1

K2

K3

K4

TCVN
5937 -2005
(TB 1 giờ)

1

Nhiệt độ

O

C

32

32

30,3

33


-

2

Độ ẩm

%

71

70

72

69

-

3

Tốc độ gió

m/s

3

1,6

1,7


1,5

-

4

Tiếng ồn

dBA

44

49

54

66

40

170

183

196

300

3


TCVN
5938-2005
(TB 1 giờ)

TCVN
59491998

75

5

Bụi lơ lửng

µg/m

6

CO

µg/m3

20.000

25.000

18.000

8.000

30.000


7

NO2

µg/m3

KPH

KPH

KPH

KPH

200

8

SO2

µg/m3

41

35

36

35


350

9

NH3

µg/m3

103

101

103

102

200

10

H2S

µg/m3

KPH

KPH

KPH


KPH

42

Bảng 2.6. Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí
(Nguồn: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Kiên Giang)
Ghi chú:
- K1: tại khu dự án mép sông Cái Bé
- K2: vị trí lấy mẫu tại khu vực dự án
- K3: vị trí lấy mẫu tại mép đường Võ Trường Toản cách dự án về phía Bắc
90m.
- K4: Vị trí lấy mẫu trong khu dự án phía Đông Bắc
Nhận xét:
Theo kết quả phân tích trên, cho thấy nồng độ của các chỉ tiêu đều nằm
trong tiêu chuẩn cho phép, nồng độ gây ô nhiễm không cao. Như vậy, hiện
trạng môi trường tại khu vực dự án chưa bị ô nhiễm, bởi các lý do sau:
Trang 15


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc
-

Xung quanh khu vực này hoạt động kinh tế của người dân địa phương
chủ yếu là làm thuê và trồng rẫy nên không thải ra các chất gây ô nhiễm
không khí.

-


Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực này là đường đan, nhỏ nên
phương tiện tham gia chủ yếu là xe gắn máy, xe thô sơ . Ngoài ra, mật độ
các loại phương tiện giao thông thuỷ lưu thông không cao. Do đó, nồng
độ các chất gây ô nhiễm không khí từ các hoạt động giao thông là không
lớn lắm.

Vì vậy, có thể thấy chất lượng môi trường không khí tại vị trí xây dựng dự
án vẫn còn trong lành.
2.1.3.2. Môi trường nước mặt:
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước liên quan đến hoạt
động của dự án nhóm đo đạt khảo sát tiến hành lấy mẫu về phân tích vào ngày
6 tháng 9 năm 2007 vào lúc 10 giờ.
Khu đất xây dựng dự án nằm giáp với sông Cái Bé về phía Tây nên khi
nhà máy đi vào hoạt động thì toàn bộ lượng nước thải sau khi xử lý đạt tiêu
chuẩn cho phép sẽ được xả thải vào sông Cái Bé. Do đó, việc khảo sát, đánh
giá chất lượng nước trên sông Cái Bé sẽ góp phần quan trọng cho việc so sánh
đánh giá, giám sát mức độ ô nhiễm trong thời gian nhà máy sản xuất bột cá đi
vào hoạt động.
Vị trí lấy mẫu được xác định là 3 mẫu trên sông Cái Bé: một mẫu được lấy
tại khu dự án giữa dòng, một mẫu được lấy giữa dòng sông cách dự án 500m
về phía thượng nguồn gần phà Tắc Cậu, một mẫu được lấy giữa dòng sông
cách dự án 500m về phía hạ nguồn.
Chỉ tiêu đo đạt: pH, TDS, DO, BOD 5, SS, COD, N-NO2-, Dầu mỡ khoáng,
Colifrom.
Bảng 2.7. Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước mặt
tt

Các chỉ tiêu
phân tích


ĐVT

N1

N2

N3

TCVN
5942:1995
cột B

7,55

7,56

7,74

5,5 -9

1

pH

2

TDS

mg/l


3,31

3,55

2,92

-

3

DO

mg/l

8,20

8,00

7,60

≥2

4

BOD5

mg/l

7,00


4,70

5,50

< 25

5

SS

mg/l

52,61

44,08

60,03

80

6

COD

mg/l

13,2

8,00


7,60

<35
Trang 16


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

7

N-NO2-

mg/l

0,007

8

Dầu khoáng

mg/l

0,0057

9

Colifrom

MPN/100ml


3,9x10

0,006

0,006

0,0043

5

4,3 x10

0.05

0,0117

5

4,3 x10

0,3
5

10.000

(Nguồn: Cty CP TVXD Kiên Giang và phòng TN CS Trường ĐH Cần Thơ)
Ghi chú:
- N1: trên sông Cái Bé, cách dự án 500m về phía hạ nguồn.
- N2: trên sông Cái Bé tại vị trí dự án.

- N3: trên sông Cái Bé, cách dự án 500m về phía thượng nguồn.
Nhận xét:
Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu hiện trạng môi trường nước mặt tại
khu vực dự án cho thấy nguồn nước mặt tại khu vực dự án (cụ thể là sông Cái
Bé) tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên, chỉ tiêu phân tích colifrom
vượt tiêu chuẩn rất nhiều là do ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt của người
dân địa phương, từ các hoạt động của chợ xã Bình An và khu vực Phà Tắc
Cậu thải vào sông Cái Bé.
2.1.3.3. Môi trường nước dưới đất:
Nhóm đo đạt khảo sát đã tiến hành lấy mẫu nước ngầm quanh khu vực dự
án vào ngày 6 tháng 9 năm 2007.
Chỉ tiêu đo đạt: các chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng nước ngầm
gồm pH, độ cứng, Fetổng, hàm lượng As, CL-, N-NO2-, SO42-, coliform
Bảng 2.8. Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước dưới đất
Các chỉ tiêu

TT

Phân tích

ĐVT

TCVN

Ng1

Ng2

7,52


7,7

6,5-8,5

mgCaCO3/l

259,06

233,54

300-500

5944 : 1995

1

pH

2

Độ cứng tổng cộng

3

Sắt tổng

mg/l

0,802


0,997

1-5

5

Arsen

mg/l

0,00289

KPH

0,05

6

Cl-

mg/l

73

86,6

200-600

8


N-NO2-

mg/l

KPH

KPH

-

10

SO42-

mg/l

6

8

200-400

11

Coliform

MPN/100ml

0


0

3

(Nguồn: Cty CP TVXD Kiên Giang và phòng TN CS Trường ĐH Cần Thơ)

Trang 17


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

Ghi chú:
- Ng1: tại hộ Đỗ Phúc Hậu
- Ng2: tại hộ Hứa Tấn Phú
Nhận xét:
Từ kết quả phân tích cho thấy hiện trạng và chất lượng môi trường
nước dưới đất khu vực dự án đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam, có thể sử dụng
nguồn nước nàycho mục đích sinh hoạt và sản xuất. Chủ dự án có thể dùng
thêm hệ thống lắng lọc nước ngầm để xử lý nước thêm tốt hơn trước khi sử
dụng.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI
Xã Bình An có 9 ấp gồm các ấp: Gò Đất, Xà Xiêm, An Thới, An Thành,
An Lạc, An Ninh, An Phước, An Bình và Minh Phong là nơi có Khu cảng cá
Tắc Cậu. Diện tích tự nhiên toàn xã là 3.345,73ha trong đó đất nông nghiệp
chiếm 81,45%. Dân số của xã có 2.872 hộ với 16.687 nhân khẩu, gồm 3 dân
tộc chính là: Kinh (43%); Hoa (24%); Khmer (33%).
2.2.1. Điều kiện về kinh tế
2.2.1.1. Sản xuất Nông nghiệp:
Cây lúa chiếm vị trí ưu thế và phát triển ổn định. Tổng diện tích gieo

trồng cả năm 3.090ha, năng suất bình quân 4,74 tấn/ha, tổng sản lượng lương
thực đạt 14.934 tấn đạt 90,55%.
2.2.1.2. Ngư nghiệp:
Toàn xã hiện có 45 phương tiện đánh bắt xa bờ, công suất 13.269 CV
với 385 lao động, so với cùng kỳ tăng 06 phương tiện. Sản lượng khai thác
ước đạt 5.985 tấn tôm, cá các loại. Ngoài ra trên địa bàn xã hiện có 47 hộ nuôi
cá đồng, cá nước ngọt với diện tích 54 ha, sản lượng ước đạt 210 tấn cá các
loại/năm.
2.2.1.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ:
Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ
ngày càng phát triển. Hiện toàn xã có 350 hộ sản xuất kinh doanh với 6.715
lao động, tăng 39 hộ so với cùng kỳ, trong đó có 09 cơ sở sản xuất nước đá,
17 cơ sở chế biến thủy sản, 02 cơ sở đóng tàu, 07 cơ sở xay xát; gia công vỏ
dừa; xẻ gỗ. Về thương mại - dịch vụ có 315 hộ tham gia thương mại; dịch vụ
tăng 36 hộ so với cùng kỳ. Riêng khu cảng cá Tắc Cậu tập trung chủ yếu với
04 loại ngành nghề chính: Chế biến thủy hải sản xuất khẩu (15 cơ sở); Sản
xuất nước đá (05 cơ sở); Kinh doanh xăng dầu (02 cơ sở) và Xí nghiệp đóng
tàu (02 cơ sở).

Trang 18


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

2.2.1.4. Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật khu vực:
a. Giao thông:
Khu cảng cá Tắc Cậu cách trung tâm TP.Rạch Giá 17 km, cách Thị trấn
Minh Lương 5 km. Có Quốc lộ 63 đi ngang qua nên rất thuận lợi trong hoạt
động giao thông đường bộ. Ngoài ra, khu vực có các sông như: sông Cái Lớn,

sông Cái Bé chảy qua, cửa sông sâu và rộng, tạo nhiều thuận lợi cho việc neo
đậu tàu thuyền và phát triển lĩnh vực thủy hải sản. Huyện Châu Thành và xã
Bình An đang trong quá trình cải tạo và nâng cấp giao thông nông thôn với
nhiều hạng mục. Năm 2006 xã đang thực hiện nâng cấp, lót mới 19 đoạn
đường chiều dài 16,8km đạt 85%. Bắt mới 06 cây cầu bê tông và 05 cầu vĩ
tổng trị giá 98 triệu đồng.
b. Cấp điện:
Điện trong khu vực được cung cấp bởi mạng lưới điện quốc gia, hiện
nay phần lớn các khu vực nông thôn đều có điện. Huyện đã đầu tư điện khí
hóa đường dây trung thế các ấp Gò Đất, Xà Xiêm, An Lạc, An Thành và An
Thới.
c. Cấp nước:
Hiện tại xã không có hệ thống cấp nước tập trung. Người dân vẫn quen
với sử dụng nước giếng khoan (cây nước) và nước mưa dự trữ. Cấp nước chỉ
tập trung nhất ở ấp Minh Phong thuộc khu cảng cá Tắc Cậu.
2.2.2. Điều kiện về xã hội tại khu vực dự án
Các hộ dân sinh sống xung quanh khu dự án chủ yếu lao động làm thuê
và làm vườn. Riêng khu vực cảng cá với đa phần là các quán ăn, tạp hóa, kinh
doanh nhà trọ nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân lao động
trong khu vực này. Tuy tình hình an ninh xã hội có phần hơi phức tạp do tập
trung nhiều công nhân ở nhiều nơi nhưng đã và đang được Ban quản lý khu
cảng cá cũng như chính quyền địa phương quan tâm và quản lý chặt chẽ.

Trang 19


Báo cáo Đánh giá tác động mơi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

CHƯƠNG 3


ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG
Hiện tại trong khu cơng nghiệp Tắc Cậu đã có rất nhiều nhà máy đang
hoạt động, trong đó cũng có nhà máy bột cá hoạt động và người dân sinh sống
rất nhiều. Trong q trình xây dựng tại khu dự án tập trung một lượng lớn
thiết bị, máy thi cơng và cơng nhân xây dựng, vật tư xây dựng. Tất cả các yếu
tố đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới mơi trường khơng khí, nguồn nước
mặt và dân cư xung quanh khu vực dự án.
3.1.1. Nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng dự án
Trong quá trình thực hiện xây dựng dự án sẽ tạo ra
những nguồn ô nhiễm cho môi trường ngay tại khu
vực.
3.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
a. Nguồn phát sinh các loại chất thải khí:

 Ơ nhiễm do khí thải:
Khí thải phát sinh chủ yếu từ máy móc, thiết bị thi cơng, các phương
tiện vận tải, máy móc như: ghe, tàu vận chuyển vật liệu, máy đóng cọc, máy
nén, máy khoan, máy san nền,…. Hoạt động của các phương tiện và thiết bị
thi cơng sẽ làm phát sinh khí ơ nhiễm có chứa các sản phẩm của q trình đốt
nhiên liệu của các động cơ như CO, CO2, SO2, NOx,, hydrocacbon. Tùy theo
cơng suất máy, tải lượng ơ nhiễm có thể thấy các hệ số tải lượng ơ nhiểm qua
bảng số liệu tham khảo sau:
Bảng 3.1 Hệ số tải lượng ơ nhiễm của một số loại khí thải
Khí
thải
Bụi

SO2

NO2
CO
VOC

Động cơ > 1.400 cc
0,07
1,9S
1,64
45,6
3,86

Hệ số tải lượng ơ nhiễm
1.400cc ≤ Động cơ ≤ 2.000 cc
0,07
2,22S
1,87
45,6
3,86

Động cơ > 2.000 cc
0,07
2,74S
2,25
45,6
3,86

Nguồn: WHO, 1993
S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (%)

 Ơ nhiễm do tiếng ồn:


Trang 20


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

Theo kết quả đo đạc tại hiện trường khu vực dự án, tiếng ồn ở khu vực
này trung bình khoảng 53dBA thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy
nhiên, trong quá trình hoạt động thi công xây dựng các công trình sẽ làm tăng
tiếng ồn trong khu vực và vùng phụ cận. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các
loại máy móc nhhư: máy đóng cọc, máy trộn bêtông, máy cuốc, mát san ủi,
đầm nén,…
Các loại máy móc này đều phát ta tiếng ồn cao hơn mức cho phép
(thường từ 70 – 90 dBA).
Bảng 3.2. Độ ồn của các thiết bị thi công
Thiết bị
Máy đóng cọc
Máy khoan lỗ
Xe tải
Máy xúc
Máy đầm
Máy ủi
Máy trộn bê tông
Máy phát điện

Độ ồn cách 15m (dBA)
90 – 104
76 – 99
70 – 96

72 – 96
72 – 88
77 – 95
71 – 90
70 – 82

(Nguồn: FHA, 1995)

 Ô nhiễm do bụi:
Quá trình chuyên chở vật liệu xây dựng cho công trình chủ yếu bằng
đường thuỷ nên hạn chế được nguồn gây bụi từ các loại phương tiện giao
thông đường bộ. Do đó, nguồn phát sinh ra bụi chủ yếu từ:
- Quá trình xây dựng các hạng mục công trình của dự án.
- Vận chuyển đất đá trong phạm vi thi công, tập kết vật liệu….
- Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, cát,
đá…), quá trình đào đất san ủi mặt bằng bị gió cuốn lên.

 Ô nhiễm do mùi:
Các loại rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, không được che đậy kỹ, để lâu
ngày không được thu gom sẽ gây mùi hôi thối, khó chịu cho người dân địa
phương.
b. Nguồn phát sinh nước thải:
Trong giai đoạn xây dựng nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt
của nhân công lao động, nước mưa chảy tràn và nước thải từ công trình xây
dựng:

 Nước thải sinh hoạt:

Trang 21



Báo cáo Đánh giá tác động mơi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

Ước tính khoảng 15 nhân cơng tham gia thi cơng tại cơng trường, Nhu
cầu sử dụng nước của cơng nhân khoảng 100 lit/ngày. Lượng nước thải ra là:
(15 người x 100 lít/ngày) x 80% = 1.200lít/ ngày = 1,2 m3/ ngày

 Nước thải từ các máy móc thiết bị:
- Bùn cát sau khi thổi lên chưa lắng hết lại chảy
ra sông Cái Bé.
- Nước rửa các dụng cụ thi cơng, máy móc thiết bị sử dụng trong q
trình xây dựng, trung bình mỗi ngày sử dụng khoảng 2m 3 nước để sử
dụng trong việc rửa các dụng cụ này.

 Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn trên mặt đường trong khu vực thi cơng có lưu
lượng phụ thuộc vào yếu tố khí hậu trong khu vực. Lượng chất này thường có
nồng độ các chất lơ lửng cao và có thể bị nhiễm các tạp chất khác như dầu
mỡ, cát, đá, rác thải.
c. Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn:
Nguồn phát sinh chất thải rắn trong q trình xây dựng Nhà máy chế
biến bột cá bao gồm: rác xây dựng và rác sinh hoạt.

 Rác xây dựng:
Rác xây dựng trong q trình thi cơng chủ yếu là: gạch vỡ, xà bần, gỗ
coffa, sắt thép vụn, bao bì,...

 Rác sinh hoạt:
- Rác thải sinh hoạt của cơng nhân chủ yếu là thực phẩm thừa và vỏ đồ

hộp, bao bì, chai nhựa, vỏ trái cây, giấy….
- Rác sinh hoạt của cơng nhân, theo mức trung bình lượng chất thải rắn
sinh hoạt của một người phát sinh là 0,5 – 0,7 kg/ ngày (nguồn:
Centema, 2002). Do đó, với số lượng 15 cơng nhân làm việc trên cơng
trường, lượng rác sinh hoạt ước tính sẽ là 7,5 kg/ ngày.
Ngoài ra, nước mưa chảy tràn qua khu vực chứa
chất thải rắn cuốn theo các chất ô nhiễm làm ảnh
hưởng đến môi trường đất, nước mặt, nước ngầm.
3.1.1.2. Nguồn gây tác động khơng liên quan đến chất thải
Trong q trình xây dựng nhà máy sẽ cần đến một lượng lớn ghe, tàu
dùng vận chuyển ngun vật liệu xây dựng, việc tập trung này sẽ có thể xảy
ra các sự cố như: dầu nhớt bị rơi vãi xuống sơng Cái Bé, chìm tàu,… sẽ gây
ảnh hưởng đến nguồn nước và còn gây thiệt hại về người và của. Ngồi ra,
còn gây ảnh hưởng đến sự lưu thơng của các phương tiện khác.
Trang 22


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

3.1.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường
a. Tai nạn lao động:
Đây là sự cố có thể xảy ra trong thời gian xây dựng các hạng mục công
trình. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động trong thời gian xây
dựng có thể kể đến như:
- Do làm việc quá sức, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và
cần được ứng cứu kịp thời.
- Điều kiện thời tiết xấu như mưa, gió, ... sẽ gây trơn trợt, lún đất, té ngã.
- Môi trường lao động bị ô nhiễm. Lao động ngoài trời nắng trong thời
gian dài, tiếp xúc với khu vực có nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn…

- Công việc lắp ráp, thi công trên cao dễ xảy ra các tai nạn như: té, ngã,
….
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn thường do khách quan nhưng cũng có khi
do chủ quan gây ra.
- Một số công nhân đã có nhiều kinh nghiệm thường chủ quan trong khi
lao động như: không đội mũ bảo hộ, không cài dây an toàn khi làm việc
trên cao, đi vào các khu vực cấm.
- Sử dụng máy móc cũ kỹ, quá thời gian sử dụng, kém an toàn.
- Sử dụng người lao động kém nghiệp vụ hoặc không đúng chức năng.
- Các tai nạn về điện do tiếp cận với điện như: công tác thi công hệ
thống điện, va chạm vào đường dây điện.
b. Khả năng cháy nổ:
- Mùa khô nắng, nóng và ẩm thấp dưới 75% là môi trường dễ cháy của
các vật liệu. Các công trình xây dựng tạm, kho tàng … dễ bắt lửa do
các lỗi bất cẩn như: công nhân vứt tàn thuốc bừa bãi, trong quá trình
nấu nướng không dập tắt hết lửa.
- Sử dụng không hợp lý bình chứa khí nén, gió đá.
- Việc tồn trữ nhiên liệu như xăng dầu không đảm bảo tính an toàn.
- Do các sự cố chập điện.
3.1.2. Nguồn gây tác động trong quá trình dự án hoạt động

Trang 23


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường khi dự án bắt đầu đi
vào hoạt động gồm:
- Khí thải: phát sinh từ các hoạt động sản xuất và phương tiện vận

chuyển vật liệu.
- Nước thải: bao gồm nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước mưa
chảy tràn.
- Chất thải rắn: bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất.
- Tiếng ồn: quá trình hoạt động của nhà máy, các thiết bị máy móc, máy
phát điện gây tiếng ồn.
3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
a. Nguồn phát sinh các loại chất thải khí:
Khi nhà máy bắt đầu hoạt động, môi trường không khí của nhà máy
Sản Xuất Bột Cá và khu vực dân cư lân cận sẽ bị ô nhiễm bắt nguồn từ các
nguồn sau:

 Ô nhiễm do khí thải:
* Khí thải từ lò hơi:
Để đảm bảo cung cấp đủ nhiệt độ cho công đoạn sấy khô, nhà máy cần
phải vận hành liên tục hệ thống lò hơi. Hoạt động của lò hơi cũng là một
nguồn gây ô nhiễm không khí bởi các chất ô nhiễm đặc trưng sẽ phát sinh
như: bụi than, CO, SO2, NOx và THC. Nhà máy sử dụng nhiên liệu là than đá
để cấp nhiệt cho quá trình sấy bột cá. Lượng than đá dùng trong một ngày ước
tính khoảng 8 tấn ≈ 0,333tấn/h. Lưu lượng khí thải khoảng 3.900m3/h. Tải
lượng các chất ô nhiễm trong quá trình đốt than cấp nhiệt cho lò hơi được
trình bày trong Bảng 3.1
Bảng 3.3. Tải lượng các chất ô nhiễm trong quá trình đốt than cấp nhiệt cho lò hơi

Các chất ô nhiễm
Tải lượng
(kg/ tấn nguyên liệu )

Bụi


SO2 NOx CO THC

61

11.7

9

0.3

0.055

(Nguồn: Giáo trình Xử lý Ô Nhiễm Không Khí, Nguyễn Quốc Bình, 2004)
Trên cơ sở các thông số về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm
trong quá trình đốt than cấp nhiệt cho lò hơi, tính toán nồng độ các chất ô
nhiễm từ quá trình đốt than của nhà máy sản xuất Bột Cá. Nồng độ các chất ô
nhiễm trong quá trình đốt than cấp nhiệt cho lò hơi được trình bày trong bảng
sau:

Trang 24


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Dự án: “Nhà máy chế biến bột cá” – Cty TNHH Phúc Ngọc

Bảng 3.4. Nồng độ các chất ô nhiễm trong quá trình đốt than cấp nhiệt cho lò hơi

Chất ô nhiễm

Đơn vị


Nồng độ

Bụi
SO2
NOx
CO
THC

mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3

5.208
1.000
768
25
2,7

TCVN 5939–
2005, cột B
200
500
850
1.000
-

Từ kết quả tính toán trên cho thấy chỉ tiêu bụi, SO 2 và CO cao hơn rất

nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Do đó, cần phải xử lý khí thải lò hơi
trước khi xả thải ra môi trường xung quanh
* Khí thải từ máy phát điện:
Công suất sản xuất của nhà máy tương đối lớn nên khi có sự cố về điện
nhà máy sẽ sử dụng máy phát điện để duy trì hoạt động với các thông số kỹ
thuật chính như sau:
- Công suất máy

: 250KVA

- Số lượng máy

: 1 máy

- Mức tiêu thụ dầu : 30kg/giờ.
- Nhiệt độ khí thải : 2470C
Nhiên liệu sử dụng là dầu DO với hàm lượng lưu huỳnh trung bình.
Trong quá trình vận hành, khí thải từ máy phát điện có chứa bụi than (C),
Dioxit lưu huỳnh (SO2), Oxit nitơ (NO2), Oxit cacbon (CO) và Hydrocacbon
tổng (THC). Dựa vào hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể
ước tính tải lượng các chất ô nhiễm này như sau:
Bảng 3.5. Hệ số ô nhiễm do đốt dầu
STT

Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn dầu)

Tải lượng (g/s)

1


Bụi

0,86

0,007

2

SO2

20S

0,16

3

NO2

11,48

0,09

4

CO

2,62

0,02
Trang 25



×