Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý bụi tại khu vực sau sấy từ quy trình sản xuất bột giặt của Công ty cổ phần Phân Bón Hóa Chất Cần Thơ với công suất 42000 m3giờ ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 73 trang )

MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG............................................................................................i
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................ii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..............................................................2
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP..........................................2
2.1.1 Tổng quan chung về dây chuyền sản xuất bột giặt tại công ty..........2
2.1.2 Vị trí địa lí.........................................................................................2
2.1.3 Điều kiện vi khí hậu..........................................................................3
2.1.4 Hoạt động sản xuất và kinh doanh của xí nghiệp..............................3
2.1.5 Hiện trạng môi trường tại xí nghiệp..................................................4
2.1.6 Nguồn gốc và thành phần phát sinh nước thải trong sản xuất bột giặt
……………………………………………………………………………….6
2.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT...............................................6
2.3 CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA BỤI...................................................7
2.3.1 Độ phân tán các phân tử....................................................................7
2.3.2 Tính kết dính của bụi.........................................................................8
2.3.3 Độ mài mòn của bụi..........................................................................8
2.3.4 Độ thấm ướt của bụi..........................................................................8
2.3.5 Độ hút ẩm của bụi.............................................................................8
2.3.6 Độ dẫn điện của lớp bụi....................................................................9
2.3.7 Sự tích điện của lớp bụi.....................................................................9
2.3.8 Tính tự bốc nóng và tạo hỗn hợp dễ nổ với không khí......................9
2.3.9 Hiệu quả thu hồi bụi..........................................................................9
2.4 NGUỒN GỐC PHÁT SINH KHÍ THẢI VÀ TÍNH CHẤT BỤI BỘT GIẶT 9
2.4.1 Khí thải lò cấp nhiệt sấy....................................................................9
2.4.2 Đặc điểm bụi bột giặt......................................................................10
2.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỤI......................................................10
2.5.1 Thu bụi theo phương pháp khô........................................................10
2.5.2 Thu bụi theo phương pháp ướt........................................................15
2.5.3 Thu bụi theo phương pháp lọc bụi...................................................22


2.5.4 Thu bụi theo phương pháp tĩnh điện................................................36
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ...........................................................38
3.1 PHƯƠNG ÁN 1:.....................................................................................38
3.2 PHƯƠNG ÁN 2:.....................................................................................38
3.3 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ....................................................................39
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ.......................................................40
4.1 THÔNG SỐ ĐẦU VÀO........................................................................40
4.2 TÍNH TOÁN LẠI HỆ THỐNG CYCLON HIỆN HỮU TRONG NHÀ MÁY
...........................................................................................................................40
4.2.1 Tốc độ thực tế của khí trong cyclon....................................................41
4.2.2 Các kích thước chi tiết của cyclon IIH - 24.........................................41
4.3 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ CỦA THIẾT BỊ LỌC BỤI TAY
ÁO 45


4.3.1 Tính số lượng túi vải...........................................................................46
4.3.2 Khối lượng bụi thu được của thiết bị lọc bụi túi vải............................46
4.3.3 Tính số lượng valve rung giũ..........................................................47
4.3.4 Tính toán và lựa chọn kích thước buồng lọc...................................48
4.3.5 Tính bề dày thân tháp..........................................................................49
4.4 TÍNH TOÁN ĐƯỜNG ỐNG.................................................................51
4.5
TRỞ LỰC CỦA CYCLON, THIẾT BỊ LỌC BỤI VÀ TOÀN BỘ HỆ
THỐNG ĐƯỜNG ỐNG...................................................................................51
4.5.1 Tổn thất áp suất trong cyclon..............................................................51
4.5.2 Trở lực thiết bị lọc bụi.........................................................................52
4.5.3 Trở lực trên đường ống dẫn khí vào thiết bị........................................52
4.6 TÍNH TOÁN ỐNG KHÓI......................................................................55
4.6.1 Đường kính ống khói..........................................................................55
4.6.2 Chiều cao ống khói............................................................................55

4.7 CHỌN VẬT LIỆU.................................................................................55
4.8 CHỌN QUẠT........................................................................................56
4.8.1 Trở lực toàn hệ thống..........................................................................57
4.8.2 Công suất quạt.....................................................................................57
4.8.3 Tính động cơ điện...............................................................................57
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN CHI PHÍ..................................................................58
5.1 KHỐI LƯỢNG THIẾT BỊ.....................................................................58
5.2
KHỐI LƯỢNG ĐƯỜNG ỐNG............................................................59
5.3 TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH THIẾT BỊ LỌC TÚI VẢI..........................60
5.4 CHI PHÍ VẬN HÀNH MỘT NĂM........................................................61
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................63
6.1 KẾT LUẬN............................................................................................63
6.2 KIẾN NGHỊ...........................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả kiểm tra điều kiện khí hậu 12/2010......................................4
Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra điều kiện ánh sáng và tiếng ồn..............................4
Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra nồng độ bụi 12/2010.............................................5
Bảng 2.4: Các loại bụi......................................................................................8
Bảng2.5: Bảng nồng độ các chất gây ô nhiễm gây ô nhiễm lò cấp nhiệt..........9
Bảng 2.6: Các thông số đặc trưng của thiết bị thu hồi bụi khô.......................10
Bảng 2.7: Vận tốc tối đa cho phép của dòng khí trong buồng lắng bụi..........12
Bảng 2.8: Nồng độ bụi cho phép ứng dụng Xiclon.........................................15
Bảng 2.9: Hiệu suất xử lý...............................................................................27
Bảng 2.10: Đánh giá hai nguyên lý rũ bụi – Khí thổi ngược và Xung khí nén.32
Bảng 4.1: Các kích thước chi tiết của xiclon..................................................49

Bảng 4.2: Hiệu quả lọc theo cỡ hạt ( )..................................................................................................... 50
Bảng 4.3: Bảng phân cấp cỡ hạt ban đầu của hạt bụi......................................51
Bảng 5.1: Bảng thống kê chi phí cho thiết bị..................................................65
Bảng 5.2: Bảng thống kê chi phí cho đường ống............................................67
Bảng 5.1: Bảng thống kê chi phí cho thiết bị lọc túi vải.................................67
Bảng 5.4: Bảng thống kê chi phí vận hành hàng năm.....................................68

i


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất bột giặt................................................6
Hình 2.2: Cấu tạo buồng lắng bụi.....................................................................11
Hình 2.2: Cấu tạo buồng lắng bụi.....................................................................12
Hình 2.4: Cấu tạo của thiết bị thu bụi quán tính kiểu lá sách............................13
Hình 2.5: Cấu tạo Cyclon.................................................................................13
Hình 2.6: Các dạng xyclon chủ yếu..................................................................14
Hình 2.7: Cấu tạo thiết bị rửa khí trần..............................................................16
Hình 2.8: Cấu tạo thiết bị rửa khí đệm.............................................................24
Hình 2.9: Cấu tạo thiết bị rửa khí đệm với lớp đệm dao động..........................25
Hình 2.10: Cấu tạo thiết bị sủi bọt....................................................................26
Hình 2.11: Thiết bị lọc bụi kiểu ướt dưới tác động va đập quán tính................27
Hình 2.12: Cấu tạo thiết bị lọc bụi ly tâm ướt (Xiclon ướt)..............................28
Hình 2.13: Thiết bị rửa khí vận tốc cao - Thiết bị lọc Venturi..........................29
Hình 2.14: Cấu tạo hệ thống lọc bụi tay áo..............................................31
Hình 2.15: Các kiểu rũ bụi cho túi lọc bụi...............................................31
Hình 2.16: Ví dụ cách lắp túi có vành chặn......................................................33
Hình 2.17: Ví dụ Túi lọc bụi có miệng được....................................................33
Hình 2.18: Ví dụ Túi lọc có miệng bằng đai thép.............................................34
Hình 2.19: Các kiểu dệt vải lọc bụi..................................................................34

Hình 2.20: Ví dụ túi lọc bụi không có màng bảo vệ.........................................35
Hình 2.21: Ví dụ túi lọc bụi có màng bảo vệ....................................................35
Hình 2.22: Sự phân bổ dòng bụi.......................................................................36
Hình 2.23: Bố trí đường bụi vào tại đỉnh hệ thống...........................................37
Hình 2.24: Thiết kế tiêu chuẩn cho các tấm chia bụi bên trong lọc bụi............37
Hình 2.25: Các cấu hình của bộ phận chặn bụi tại cửa vào..............................38
Hình 2.26: Bụi đóng bánh và tắc do của xả liệu nhỏ và vách phễu không đủ góc nghiêng
.......................................................................................................................... 38
Hình 2.27: Chu kỳ bắn xung.............................................................................41
Hình 2.28: Kiểm soát chu kỳ vệ sinh túi bằng đồng hồ đo chênh áp................42
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý bụi.................................................45
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý bụi.................................................45
ii


CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt khi
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
(WTO) thì việc mua bán, trao đổi hàng hoá ngày càng được chú trọng và quan
tâm. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội để tìm cho
mình một loại sản phẩm phù hợp nhất và giá cả lại phải chăng. Điển hình là nhu
cầu về các sản phẩm làm sạch trong đó có bột giặt.
Đối với mỗi gia đình, bột giặt là một trong những sản phẩm tiêu dùng
thiết yếu. Điều kiện sống càng phát triển thì nhu cầu của con người về những
sản phẩm hoàn thiện cũng tăng lên. Chính vì điều này đã thúc đẩy ngành sản
xuất bột giặt phát triển. Tuy nhiên việc phát triển ngành sản xuất bột giặt sẽ gây
ra hàng loạt các vấn đề cần quan tâm về môi trường.

Môi trường bị ô nhiễm sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống
của con người cũng như động thực vật, phá vỡ các mối cân bằng sinh thái, cảnh
quan đô thị. Hiện nay ô nhiễm không khí đang là một vấn đề đáng quan tâm khi
số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng tăng. Vì vậy việc xử lý
bụi và khí thải trong quá trình sản xuất là bước quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường không khí. Tại dây chuyền sản xuất bột giặt mỗi ngày thải ra lượng
lớn khí thải gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân xung quanh khu vực.
Tổng lượng bụi lơ lửng cho phép trong môi trường không khí xung
quanh trung bình 1 giờ là 0,3 mg/m3 (QCVN 05:2013/BTNMT). Thành phần
hóa học kèm theo thời gian tiếp xúc của bụi lên con người là các yếu tố ảnh
hưởng đến các cơ quan nội tạng. Mức độ xâm nhập bụi vào cơ quan hô hấp của
mỗi người phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, mật độ hạt bụi và cơ địa của
từng người. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh
về hô hấp như khó thở, ho và khạc đờm, ho ra máu, đau ngực …. Vì những lý
do trên đã gây hứng thú cho chúng em tìm hiểu vấn đề và quyết định chọn đề
tài “ Tính toán thiết kế hệ thống xử lý bụi tại khu vực sau sấy từ quy trình
sản xuất bột giặt của Công ty cổ phần Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ với
công suất 42000 m3/giờ ” nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm, mang lại bầu
không khí sạch, nâng cao sức khỏe cho người dân, cải thiện chất lượng môi
trường không khí trong khu vực.

1


CHƯƠNG 2:

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp
2.1.1 Tổng quan chung về dây chuyền sản xuất bột giặt tại công ty

Công ty CP Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ, đơn vị thành viên của Tập
Đoàn Hóa Chất Việt Nam, được thành lập năm 1977, tiền thân là Nhà Máy
Nghiền Apatit Hậu Giang.
Quy mô tổ chức: Công ty CP Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ gồm 4 đơn
vị thành viên gồm:
Xí Nghiệp Phân Bón: Chuyên sản xuất các loại phân bón phức hợp N,P,
K, năng suất 200.000 tấn/năm.
Xí nghiệp Hóa Chất: Gồm 03 dây chuyền:
 Dây chuyền sản xuất Bột Giặt 15.000 Tấn/năm.
 Dây chuyền sản xuất Silicate Natri 25.000 Tấn/năm.
 Dây chuyền sản xuất Zeolite 4A 20.000 Tấn/Năm.
Xí nghiệp thức ăn chăn nuôi và thủy sản: gồm 02 dây chuyền:
 Dây chuyền sản xuất thức ăn viên nổi cho cá da trơn 40.000 Tấn/năm.
 Dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc gia cầm 60.000 Tấn năm.
Công ty TNHH MTV Phân Bón Hữu Cơ Đậm Đặc, Chuyên sản xuất phân
bón hữu cơ đậm đặc, năng suất 20.000 tấn/năm.
Xí Nghiệp Khai Thác Đá Ba Hòn, chuyên khai thác đá vôi công suất
35.000m³/năm.
2.1.2 Vị trí địa lí
Vị trí lắp đặt dây chuyền sản xuất Bột Giặt nằm phía Đông nam trong mặt
bằng hiện có của Công ty CP Phân Bón và Hoá Chất Cần Thơ, cách trung tâm
Thành phố Cần Thơ khoảng 12km, thuộc khu công nghiệp Trà Nóc 1, Quận
Bình Thủy, TP Cần Thơ .
- Phía Đông: Giáp với Sông Hậu Giang gần với bến bốc xếp số 2 của công ty,
rất thuận lợi cho vận chuyển đường thuỷ.
- Phía Tây: Giáp với đường nội bộ của Công ty.
- Phía Nam: Giáp với kho chứa.
- Phía Bắc: Giáp với đường nội bộ (gần xưởng Zeolite 4A, xưởng Natri Silicate)
rất thuận lợi cho vận chuyển nguyên liệu trong sản xuất.
Dây chuyền sản xuất Bột Giặt được lắp đặt tại xưởng sản xuất Bột giặt,

Xí Nghiệp Hóa Chất như sau:
Vị trí: Nằm trong khuôn viên quy hoạch nhà xưởng sản xuất của Công ty
CP Phân Bón & Hoá Chất Cần Thơ phù hợp với mặt bằng quy hoạch tổng thể
các phân xưởng Silicate Natri, Zeolite 4A tại công ty.
Nhà xưởng: Chia làm 02 khu vực:
- Khu vực gia công kem: kiến trúc 1 trệt 2 lầu, kết cấu khung bêtông cốt thép
xây tường, mái lợp fibroximen, tổng diện tích sử dụng 12 x 6 x 3 = 216m².
- Khu vực sấy và gia công bán thành phẩm: kiến trúc 1 trệt 2 lầu, kết cấu khung
bêtông cốt thép xây tường, mái lợp fibroximen, tổng diện tích sử dụng 234m².

2


-

Khu vực cân đóng gói sản phẩm: Diện tích 21 x 12 = 252m², kiến trúc khung
nhà thép với chiều cao hiệu dụng 6m, vách xây tường, mái lợp fibroximen.
2.1.3 Điều kiện vi khí hậu

- Vị trí lắp đặt dây chuyền sản xuất Zeolit 4A nằm trong Khu Công nghiệp Trà
Nóc I, mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Nam bộ. Độ ẩm
luôn cao hơn 75% và trung bình hàng năm khoảng 82%, rất ít chịu tác động của bão
lụt.
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa trong năm, có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và
mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27OC.
- Hướng gió chủ đạo thay đổi theo mùa, vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau là hướng Đông Bắc. Vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 là hướng Tây
Nam thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước gây ra mưa nhiều trong thời gian này.
Tốc độ gió trung bình trong năm vào khoảng 3,5 m/s .
- Lượng mưa trung bình trong năm là 1.947mm tập trung vào tháng 6 đến tháng 9

chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm.
- Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2.203 giờ, tổng lượng bức xạ khoảng 4,5
kcal/cm²/năm, chủ yếu tập trung vào mùa khô.
- Chất lượng nước Sông Hậu thay đổi theo mùa, mang tính kiềm có độ pH
khoảng 7 ÷ 8, hàm lượng sắt thay đổi theo thủy triều.
2.1.4 Hoạt động sản xuất và kinh doanh của xí nghiệp
- Dây chuyền sản xuất Bột Giặt được đầu tư đưa vào sử dụng tháng 08 năm 1993
với năng suất 5.000 tấn/năm từ dây chuyền sản xuất carbonate Canxi, với sản phẩm
chủ yếu là bột giặt tổng hợp.
- Năm 2002 dây chuyền được nâng cấp cải tạo lần đầu để tăng năng suất và sản
xuất bột giặt cao cấp, với năng suất dây chuyền 8.000 tấn/năm.
- Năm 2006 dây chuyền được đầu tư cải tạo toàn bộ hệ thống nhà gia công kem,
nhà cân đóng gói sản phẩm và tăng năng suất lên 15.000 tấn/năm (tối đa 18.000
tấn/năm)
2.1.5 Hiện trạng môi trường tại xí nghiệp
a. Điều kiện vi khí hậu
Bảng 2.1: Kết quả kiểm tra điều kiện khí hậu 12/2010

ST
T

VỊ TRÍ ĐO

TIME

NHIỆT ĐỘ
(OC)

ĐỘ ẨM (%)


Mẫu
đạt

Mẫu
k.đạt

Mẫu
đạt

Mẫu
k.đạt

TỐC ĐỘ
GIÓ (m/s)
Mẫu
đạt

Mẫu
k.đạt

1

KV Cửa ra
chân tháp

10h15’

32,8

64,7


0,02

2

KV Bơm cao

10h20’

32,4

64,1

0,06
3


áp
3

KV Sàn pha
kem

10h25

32,5

61,5

0,10


4

KV Sàn cấp
liệu

10h30

32,9

63,6

0,15

5

Khu vực sàng
run

10h35’

32,6

61,0

0,05

6

KV đóng gói


10h40’

31,6

62,5

0,25

7

KV đóng
thùng

10h45’

30,1

64,0

0,54

8

KV in nhãn

10h50’

29,8


66,0

0,26

(Nguồn: Công ty cổ phần Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ, 2010)
b. Ánh sáng và tiếng ồn
Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra điều kiện ánh sáng và tiếng ồn
Ánh sáng (Lux)

Tiếng ồn (dBA)

Mẫu
đạt

Mẫu
đạt

ST
T

VỊ TRÍ ĐO

1

KV Cửa ra chân
10h15’
tháp

171


86,5

2

KV Bơm cao áp

10h20’

113

94,8

3

KV Sàn pha kem

10h25

409

4

KV Sàn cấp liệu

10h30

1.080

5


Khu vực sàn rung

10h35’ 210

6

KV đóng gói

10h40’ 574

77,4

7

KV đóng thùng

10h45’ 345

76,9

8

KV in nhãn

10h50’ 1.100

73,5

TIME


Mẫu
k.đạt

Mẫu
k.đạt

97,0
78,5
93,0

(Nguồn: Công ty cổ phần Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ, 2010)

4


c. Nồng độ bụi
Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra nồng độ bụi 12/2010
BỤI TRONG LƯỢNG (mg/m³)

ST
T

VỊ TRÍ ĐO

TIME

1

KV Lọc túi


10h10’ 0,38

2

KV Cửa ra chân
10h15’ 0,31
tháp

3

KV Bơm cao áp

10h20’ 0,45

4

KV Sàn pha kem

10h25

5

KV Sàn cấp liệu

10h30

6

Khu vực sàn rung


10h35’ 0,26

7

KV đóng gói

10h40’ 0,49

8

KV đóng thùng

10h45’ 0,23

9

KV in nhãn

10h50’ 0,25

Mẫu đạt

Mẫu k.đạt

0,38
2,5

(Nguồn: Công ty cổ phần Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ, 2010)
-


Tiêu chuẩn áp dụng kiểm tra tháng 12/2010.

-

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động: Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT, ngày
10/10/2002.
Tiêu chuẩn bức xạ ion hóa: TCVN 6866 – 2001

-

2.1.6 Nguồn gốc và thành phần phát sinh nước thải trong sản xuất bột
giặt
Trong sản xuất bột giặt, lượng nước thải phát sinh chủ yếu gồm: Nước vệ sinh
thiết bị: rửa béc phun, rửa nhà xưởng… Nước làm mát hệ thống bơm kem.
Thành phẩn chủ yếu của nước thải là kem giặt có độ pH = 7 – 9, màu trắng đục,
dễ tạo bọt.
Phương án xử lý: đưa vào hệ thống bể khuấy, sau đó lắng lọc loại bỏ cặn đưa trở
lại quá trình gia công kem.
2.2 Quy trình công nghệ sản xuất

5


NGUYÊN LIỆU KHÔ
Sulfat (Na2SO4) >99,9%.
Soda (Na2SO3) >99%.
Canxicacbonate >99%.
Zeolite 4A

NGUYÊN LIỆU LỎNG

Natri Silicate.
Las.
Nước 90OC.

b. SẤY TẠO HẠT

Bán sản phẩm

a. GIA CÔNG KEM

c. SÀN PHÂN LOẠI

c’. PHỐI TRỘN PHỤ GIA
d. CÂN ĐÓNG GÓI

Hình 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất bột giặt
(Nguồn: Công ty cổ phần Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ, 2010)
Thuyết minh quy trình công nghệ:
-

 Công đoạn gia công kem:
Tuy đơn giản nhưng quyết định chất lượng sản phẩm, sản phẩm kem đảm bảo
trung tính (pH 7 – 9), dạng kem, bề mặt láng bóng, màu trắng sữa, không bị
đặc (xốp), kem nhão có độ ẩm 38 – 42%.
Kem nhão được phối trộn với các phụ gia khác theo yêu cầu sử dụng và thị
hiếu người tiêu dùng, cả hai quá trình này đề được khuấy trộn trong thiết bị
khuấy trộn.
Kem có độ đồng nhất, nhuyễn và mịn quá trình phun sấy mới ổn định và liên
tục.
 Công đoạn tạo hạt, sấy.


Tạo hạt có nhiều cách, tuy nhiên để tối ưu về kỹ thuật, và chi phí sản xuất, thường sử
dụng phương pháp sấy phun vừa kết hợp tạo hạt vừa sấy sản phẩm.
-

Dùng bơm cao áp nén kem giặt đến áp suất 50 – 80 kg/cm², qua lỗ béc phun
đường kính từ 2,5 – 4,2mm phân tán thành các hạt từ 0,3 – 0,6mm, rơi từ trên
cao xuống trong tháp sấy cao từ 9 – 15m, dùng khí nóng có nhiệt độ từ 300 –
350OC thổi ngược từ dưới lên sấy khô các hạt đã được định hình, khi sấy sau
khi ra khỏi tháp sấy có nhiệt độ 100 – 120OC.

6


-

Các hạt kem nhão tiếp xúc với khí nóng sẽ bốc hơi nước, hạt kem nở ra khô
dần tạo thành bột và nhờ tính năng của Silicate tạo cho hạt bột phồng lên rỗng
và xốp rơi xuống đáy tháp.
Phương pháp sấy ngược chiều được áp dụng phổ biến hiện nay trong công
nghệ sản xuất Bột Giặt, khí sau sấy khô có đem theo bụi cần đưa qua hệ thống
lọc bụi để đảm bảo thu hồi bụi và điều kiện vệ sinh môi trường.
 Công đoạn sàn phân loại và trộn phụ gia

-

Bột thô rơi xuống đáy tháp được chuyển qua sàn phân loại loại bỏ các hạt
không đảm bảo quy cách chỉ lấy các hạt có kích thước 0,3 – 0,6mm. Các hạt
không đảm bảo quy cách được đưa về lại thiết bị gia công kem.
Các hạt đạt quy cách được quạt hút bột hút lên hệ thống phân ly, phần bột thô

được đưa về thiết bị trộn phụ gia và hương liệu, không khí được đưa về hệ
thống xử lý bụi.
Tại thiết bị trộn phụ gia, bột thô và các phụ gia, hương liệu được định lượng
và phối trộn tùy theo yêu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Sản phẩm sau trộn
đạt yêu cầu về chất lượng, thành phần và hương liệu được chuyển sang công
đoạn đóng bao.
 Công đoạn cân đóng gói sản phẩm.
Bột giặt từ hệ thống bunke chứa được cần định lượng và đóng gói tùy theo
trọng lượng và quy cách sản phẩm, các túi bột giặt sau khi dán được xếp vào
các hộp carton và chuyển vào kho lưu trữ.

2.3 Các tính chất cơ bản của bụi
2.3.1 Độ phân tán các phân tử
Kích thước hạt là một thông số cơ bản của nó. Việc lựa chọn thiết bị tách bụi tùy
thuộc vào thành phần phân tán của các hạt bụi tách được. Trong các thiết bị tách bụi
đặc trưng cho kích thước hạt bụi là đại lượng vận tốc lắng của chúng như đại lượng
đường kính lắng. Do các hạt bụi công nghiệp có hình dáng rất khác nhau (dạng cầu,
que, sợi,..); nên nếu cùng một khối lượng thì sẽ lắng với các vận tốc khác nhau, hạt
càng gần với dạng hình cầu thì nó lắng càng nhanh.
Các kích thước lớn nhất và nhỏ nhất của một khối hạt bụi đặc trưng cho khoảng
phân bố độ phân tán của chúng.
2.3.2 Tính kết dính của bụi
Các hạt bụi có xu hướng kết dính vào nhau, với độ kết dính cao thì bụi có thể dẫn
đến tình trạng bết nghẹt một phần hay toàn bộ thiết bị tách bụi.
Hạt bụi càng mịn thì chúng càng dễ bám vào bề mặt thiết bị. Với những bụi có
60, 70% số hạt bé hơn 10 mm thì rất dễ dẫn đến dính bết, còn bụi có nhiều hạt trên
10mm thì dễ trở thành tơi xốp.
Tùy theo độ kết dính mà chia bụi làm 4 nhóm như sau:
Bảng 2.4: Các loại bụi
Đặc tính bụi


Dạng bụi

7


Không kết dính

Xỉ khô, thạch anh, đất khô

Kết dính yếu

Hạt cốc, manhêzit, apatit khô, bụi lò cao, tro bụi có chứa nhiều
chất chưa cháy, bụi đá.

Kết dính

Than bùn, manhezit ẩm, bụi kim loại, bụi pirit, oxyt chì, thiếc,
xi măng khô, tro bay không chứa chất chưa cháy, tro than
bùn,..

Kết dính mạnh

Bụi xi măng, bụi tách ra từ không khí ẩm, bụi thạch cao và
amiang, cliker, muối natri,...
(Nguồn: Kiểm soát ô nhiễm không khí, 2007)

2.3.3 Độ mài mòn của bụi
Độ mài mòn của bụi được đặc trưng bằng cường độ mài mòn kim loại khi cùng
vận tốc dòng khí và cùng nồng độ bụi. Nó phụ thuộc vào độ cứng, hình dáng, kích

thước, khối lượng hạt bụi. Khi tính toán thiết kế thiết bị thì phải tính đến độ mài mòn
của bụi.
2.3.4 Độ thấm ướt của bụi
Độ thấm ướt bằng nước của các hạt bụi có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của
các thiết bị tách bụi kiểu ướt, đặc biệt làm việc ở chế độ tuần hoàn. Các hạt phẳng dễ
thấm ướt hơn các hạt có bề mặt gồ ghề bởi vì bề mặt gồ ghề có thể bị bao phủ bởi một
lớp vỏ
Theo tính chất thấm ướt các vật thể rắn được chia làm 3 nhóm như sau:
Vật liệu háo nước: dễ thấm ướt như canxi, thạch anh, đa số các silicat, các
khoáng oxyt hóa, halogenua các kim loại kiềm,...
Vật liệu kỵ nước: khó thấm ướt như graphit, than, lưu huỳnh, ...
Vật liệu hoàn toàn không thấm ướt: paraffin, tephlon, bitum,...
2.3.5 Độ hút ẩm của bụi
Khả năng hút ẩm của bụi phụ thuộc thành phần hóa học, kích thước, hình
dạng, độ nhám bề mặt của các hạt bụi. Độ hút ẩm của bụi tạo điều kiện tách
chúng trong các thiết bị tách bụi kiểu ướt.
2.3.6 Độ dẫn điện của lớp bụi
Chỉ số này được đánh giá theo chỉ số điện trở suất của lớp bụi r b và phụ
thuộc vào tính chất của từng hạt bụi riêng lẻ (độ dẫn điện bề mặt và độ dẫn điện
trong, kích thước, hình dạng...), cấu trúc lớp hạt và các thông số của dòng khí.
Chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc của các bộ lọc điện.
2.3.7 Sự tích điện của lớp bụi
Dấu của các hạt bụi tích điện phụ thuộc vào phương pháp tạo thành, thành phần
hóa học, cả những tính chất của vật chất mà chúng tiếp xúc. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng
đến hiệu quả tách chúng trong các thiết bị lọc khí (bộ tách bụi ướt, lọc...), đến tính nổ
và tính bết dính của các hạt...
2.3.8 Tính tự bốc nóng và tạo hỗn hợp dễ nổ với không khí
8



Các bụi cháy được dễ tạo với O 2 của không khí thành hỗn hợp tự bốc
cháy và hỗn hợp dễ nổ do bể mặt tiếp xúc rất lớn của các hạt (~ 1m 2/g). Cường
độ nổ phụ thuộc vào các tính chất hóa học, tính chất nhiệt, kích thước, hình
dáng các hạt, nồng độ của chúng trong không khí, độ ẩm và thành phần các khí,
kích thước và nhiệt độ nguồn lửa và hàm lượng tương đối của các loại bụi trơ
(không cháy). Các loại bụi có khả năng bắt lửa như bụi các chất hữu cơ (sơn,
plastic, sợi) và cả một số bụi vô cơ như manhê, nhôm, kẽm.
2.3.9 Hiệu quả thu hồi bụi
Mức độ làm sạch (hệ số hiệu quả) được biểu thị bằng tỉ số lượng bụi thu
hồi được trong tổng số vật chất theo dòng khí đi vào thiết bị trong một đơn vị
thời gian.
2.4 Nguồn gốc phát sinh khí thải và tính chất bụi bột giặt
2.4.1 Khí thải lò cấp nhiệt sấy
Do sử dụng nhiên liệu đốt là dầu nặng (dầu FO) hàm lượng sulfur thấp,
nên lượng khí thải NOx và SOx rất thấp, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Bảng2.5: Bảng nồng độ các chất gây ô nhiễm gây ô nhiễm lò cấp nhiệt
STT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

NỒNG ĐỘ

QCVN: 19:2009

1

Bụi


Mg/m³

54

200

2

SO2

Mg/m³

440

400

3

NOX

Mg/m³

126

850

4

CO


Mg/m³

442

1.000

(Nguồn: Công ty cổ phần Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ, 2010)
Dựa vào nồng độ các chất ô nhiễm trong bảng, chúng ta có thể kết luận
dầu FO đạt tất cả các chỉ tiêu về môi trường QCVN 19:2009.
Tuy nhiên, để đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, nhiệt độ khí thải,
Công ty đã đầu từ lắp đặt hệ thống xử lý bụi và dập nước cho thiết bị lò cấp
nhiệt.
Do sử dụng nhiên liệu đốt là dầu nặng (dầu FO) hàm lượng sulfur thấp,
nên lượng khí thải NOx và SOx rất thấp, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi
trường.
2.4.2




Đặc điểm bụi bột giặt
Độ pH: 7 - 9.
Có tính bám dính nhẹ, khối lượng riêng 140 – 420 kg/m³.
Độ ẩm bụi bột giặt: 3%

9


Đặc điểm khí thải tại công đoạn vận chuyển bột và sấy: gồm bụi bột giặt,
hơi nước, và một lượng rất nhỏ hơi đặc trưng của nguyên liệu bột giặt.

2.5 Các phương pháp xử lý bụi
2.5.1 Thu bụi theo phương pháp khô
Có nhiều loại thiết bị cơ khí kiểu khô để làm sạch bụi nhờ lợi dụng các cơ
chế lắng khác nhau như:
- Lắng trọng lực: các buồng lắng bụi
- Quán tính: thay đổi hướng chuyển động của dòng khí
Lắng li tâm: các xiclon đơn, kép và nhóm, xoáy và động học…
Đây là những thiết bị có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, tuy nhiên hiệu quả
xử lý của chúng không cao lắm nên chỉ dùng làm thiết bị lắng sơ bộ.
Bảng 2.6: Các thông số đặc trưng của thiết bị thu hồi bụi khô
Năn
g suất
tối
đa

Dạ
ng
thiết
bị

STT

1

Buồng lắng

2

Xiclon


3

Thiết bị gió
Xoáy

4

Hiệu
quả
Xử


Tr
ở lực

m3/h
Không
hạn

giới

85.0
00

Gi
ới hạn
nhiệt
độ
0


Pa

C

(>
50m)
80 – 90 %

50
÷ 130

350
÷ 550

(10 m)
50 – 80 %

250
÷1500

350
÷550

Đế

30.0
00

(2 m) 90 %


n
2.000

Xiclon tổ hợp

170.
000

(5 m) 90%

750÷ 1.500

5

Thiết bị lắng
quán tính

127.
500

(2 m) 90 %

6

Thiết bị thu
hồi bụi động

42.5
00


(2 m)90 %

750 ÷ 1.500

Đế
n 250
350
÷ 450
Đế
n 400
Đế
n 400

(Nguồn: Quá trình và thiết bị trong công nghiệp hoá học – Kỹ thuật xử lý chất thải
công nghiệp - Tập 13, Nguyễn Văn Phước)
a. Phương pháp trọng lực (Buồng lắng bụi trọng lực)
10


- Đây là loại thiết bị lọc đơn giản nhất. Buồng lắng bụi thu gom bụi theo
nguyên lý sử dụng lực hấp dẫn, trọng lực để lắng đọng những phần tử bụi ra
khỏi không khí. Cấu tạo là một không gian hình hộp có tiết diện ngang lớn hơn
nhiều lần so với tiết diện của đường ống dẫn khí vào để cho vận tốc dòng khí
giảm xuống rất nhỏ, nhờ thế hạt bụi đủ thời gian rơi xuống chạm đáy dưới tác
dụng trọng lực và bị giữ lại ở đó mà không bị dòng khí mang theo.
- Đối với các hạt có kích thước nhỏ, ngòai ảnh hưởng của trọng lực còn có
lực chuyển động của dòng khí, lực ma sát của không khí.
- Do đó phương pháp này chỉ áp dụng cho bụi thô có kích thước từ 60 ÷
70m. Tuy nhiên, các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn vẫn có thể bị giữ lại.
- Cấu tạo của buồng lắng bụi như sau:


a - buồng đơn giản nhất, b - buồng có vách ngăn, c - buồng có nhiều tầng
Hình 2.2: Cấu tạo buồng lắng bụi
(Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải(tập 2), 2001)
Bảng 2.7 Vận tốc tối đa cho phép của dòng khí trong buồng lắng bụi
STT

Vật liệu
bụi

Khối lượng
riêng
( kg/m3 )

Đường kính
trung bình
(mm)

Vận tốc
cho phép
(m/s)

1

Phôi nhôm

2720

335


4,3

2

Tinh bột

1270

64

1,75

3

Vôi

2780

71

6,4

4

Dăm bào

1180

1370


4,0

5

Mùn cưa

-

1400

6,6

(Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải(tập 2), 2001)

11


b. Phương pháp thu bụi quán tính (Buồng lắng bụi quán tính):
- Nguyên lý: làm thay đổi chiều hướng chuyển động của dòng khí một cách
liên tục, lặp đi lặp lại bằng nhiều loại vật cản có hình dáng khác nhau. Khi dòng
khí đột ngột đổi hướng, các hạt bụi dưới tác dụng của lực quán tính tiếp tục
chuyển động theo hướng cũ và tách ra khỏi khí, rơi vào bình chứa. Tuy nhiên
hiệu quả không cao.
- Thông số tính toán: Vận tốc của khí trong thiết bị khoảng 1m/s, còn ở ống
vào khoảng 10m/s. Hiệu quả lọc của thiết bị này đạt từ 65 ÷ 80% đối với các
hạt bụi có kích thước 20 ÷ 30 m. Trở lực của chúng trong khoảng 150 ÷
390N/m2.
Cấu tạo của thiết bị thu bụi quán tính như sau:

Hình 2.3: Cấu tạo cuả thiết bị lắng bụi quán tính

a - TB có tấm ngăn, b - TB có phần côn mở rộng, c - TB thu bụi bằng
cách dẫn nhập dòng khí vào từ phía hông.
(Nguồn: Quá trình và thiết bị trong công nghiệp hoá học – Kỹ thuật xử lý chất thải
công nghiệp - Tập 13, Nguyễn Văn Phước, 1998)
- Cấu tạo của thiết bị thu bụi quán tính kiểu lá sách:

Hình 2.4:
quán tính kiểu
(

Cấu tạo của thiết bị thu bụi
lá sách
Nguồn: Ô nhiễm không khí
và xử lý khí thải(tập 2), 2001)

Nguyên lý hoạt động:
+ Khí qua mạng chắn, đổi hướng đột ngột, các hạt bụi do quán tính chuyển động
hướng cũ tách ra khỏi khí hoặc va đập vào các tấm phẳng nghiêng, lắng trên đó
rồi rơi xuống.
+ Dòng chứa bụi nồng độ cao (10%) thể tích được hút qua xiclon để tiếp tục xử
lý, rồi sau đó trộn với dòng khí đi qua các tấm chắn.
12


+ Vận tốc khí trước mạng chóp phải đủ cao (15m/s ).
+ Thiết bị lá sách được sử dụng để thu hồi bụi có kích thước trên 20 m.
c. Phương pháp ly tâm (Xiclon):
-

Cấu tạo

b
d

h

D
Vùng xoáy trong

Htr


Vùng xoáy ngoài

Hchó
p

Ngăn chứa bụi

Hthùng
thu

Hình 2.5: Cấu tạo Cyclon
(Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải(tập 2), 2001)
-

Nguyên lý hoạt động
Dòng khí nhiễm bụi được dưa vào phần trên của Xiclon. Thân Xyclon
thường là hình trụ có đáy là chóp cụt. Ống khí vào có dạng khối hình chữ nhật,
được bố trí theo phương tiếp tuyến với thân Xiclon. Khí sạch thoát ra ở phía
trên qua ống tròn. Khí vào Xiclon chuyển động xoắn ốc, dịch chuyển xuống

dưới thành dòng xoáy ngoài. Lúc này, các hạt bụi, dưới tác dụng của lực li tâm,
văng vào thành Xiclon. Tiến gần đến đáy chóp, dòng khí bắt đầu quay ngược
trở lại và chuyển động lên trên hình thành dòng xoáy trong. Các hạt bụi dịch
chuyển xuống dưới đáy của dòng xoáy và ra khỏi Xiclon qua ống xả bụi.
- Ưu, nhược điểm:




Ưu điểm của Xiclon:
Không có phần chuyển động.
Có thể làm việc ở nhiệt độ cao (khoảng 5000C).
Có khả năng thu hồi vật liệu mài mòn mà không cần bảo vệ bề mặt Xiclon.
Có khả năng xử lý bụi có tính ăn mòn cao.
Thu được bụi dạng khô.
Trở lực hầu như cố định và không lớn (250 ÷ 1500 N/m2).
Làm việc tốt ở áp suất cao.
Chế tạo đơn giản.
Năng suất cao, giá thành rẻ.
Hiệu quả không phụ thuộc sự thay đổi nồng độ bụi.
Nhược điểm: hiệu quả xử lý kém đối với hạt bụi có kích thước < 5m, do đó
không thể thu hồi bụi có tính kết dính.

13


a)

b)


d)

c)

Hình 2.6: Các dạng xyclon chủ yếu
a- kiểu xoắn ốc; b - kiểu tiếp tuyến; c - kiểu xoắn vít; d- kiểu dọc trục có
cánh nơ.
(Nguồn: Quá trình và thiết bị trong công nghiệp hoá học – Kỹ thuật xử lý chất thải
công nghiệp - Tập 13, Nguyễn Văn Phước, 1998)
- Thông số tính toán:
+ Vận tốc khí qua tiết diện ngang của Xiclon 2,2 ÷ 5,0 m/s.
+ Vận tốc Xiclon đầu vào phải cao để tạo vòng xoáy.
+ Xiclon được chế tạo theo tỷ lệ:
H
2 3
D

+ Trong thực tế có
Xiclon trụ và Xiclon chóp. Xiclon trụ
thuộc nhóm năng suất cao. Đường kính Xiclon trụ không lớn hơn 2000mm và
Xiclon chóp nhỏ hơn 3000mm. Nên chế tạo Xiclon với D  2m. Trường hợp
lưu lượng khí lớn thì kết hợp nhiều Xiclon thành nhóm.
Bảng 2.8: Nồng độ bụi cho phép ứng dụng Xiclon
Đường kính Xiclon
mm

800 600 500 400 300 200 100

Nồng độ bụi cho phép, kg/m3 2.5


2.0

1.5

1.2

1.0

0.8

0.6

(Nguồn
: Kỹ thuật xử lý khí thải công nghiệp, Phạm Văn Bôn, 2006)
2.5.2 Thu bụi theo phương pháp ướt

14


- Nguyên lý: sự tiếp xúc giữa dòng khí bị chất lỏng giữ lại và thải ra ngoài dưới dạng
cặn bùn. Chất lỏng thường là nước. Trường hợp thiết bị thu bụi có chức năng vừa khử
bụi vừa khử khí độc thì chất lỏng có thể là một loại dung dịch hấp thụ.
- Ưu và nhược điểm của phương pháp ẩm:
Ưu điểm:
-

Dễ chế tạo, giá thành thấp, hiệu quả lọc cao.
Lọc được bụi có kích thước dưới 0,1µm (Thiết bị lọc Venturi).
Có thể làm việc với khí có nhiệt độ và độ ẩm cao.
Nguy hiểm cháy - nổ thiết bị: “thấp”.

Có thể thu hồi hơi và các khí độc hại bằng quá trình hấp thụ.

Nhược điểm:
-

Bụi được thu hồi và thải ra dưới dạng cặn bùn  tăng chi phí xử lý nước
thải.
Dòng khí thoát khỏi thiết bị có độ ẩm cao và có thể mang theo những giọt
lỏng làm han gỉ đường ống, ống khói và các bộ phận khác.
Nếu khí thải có tính ăn mòn, cần bảo vệ thiết bị và hệ thống bằng vật liệu
chống ăn mòn.

Các thiết bị thu bụi theo phương pháp ẩm:
a. Thiết bị rửa khí trần:

1 - Vỏ thiết bị; 2 - Vòi phun nước;3 - Tấm chắn nước;
4 - Bộ phận hướng dòng và phân phối khí.
Hình 2.7: Cấu tạo thiết bị rửa khí trần
(Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải(tập 2), 2001)
- Hiệu quả xử lý:
+ Hiệu quả cao đối với bụi: d 10m.
+ Kém hiệu quả đối với bụi: d< 5m.
+ Chiều cao tháp ( H ) vào khoảng 2,5 lần đường kính tháp D.
+ Lượng nước được chọn vào khoảng 0,5 – 8 l/m3
+ Công thức tính hiệu quả xử lý của tháp ngược chiều:
 3Q l  vk  vl  H 
 1  exp  

2Vk d lVi



15


Trong đó:
Q : lưu lượng chất lỏng (m3/s)
çl : hiệu quả hút bụi bởi các giọt lỏng
vk : vận tốc khí (m/s)
vl : vận tốc rơi của giọt lỏng (m/s)
dl : đường kính giọt lỏng (m)
Vk : lưu lượng khí (m3/s)

16


b. Thiết bị rửa khí đệm:

Hình 2.8: Cấu tạo thiết bị rửa khí đệm
(Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải(tập 2), 2001)
- Nguyên lý hoạt động:
1 – đệm
Thân.hay
2 -bịVòi
+ Thiết bị này ít được sử dụng do lớp
bịtphun.
kín.
3 - Bộ phận tưới nước.
+ Để đảm bảo sự dính ướt của lớp đệm chúng thường được để nghiêng 7 ÷ 10 0 về
4 - Lưới
hướng dòng khí, lưu lượng lỏng 0,15 ÷ 0,5

l/m3. đỡ.
5 - Đệm.
+ Lớp vật liệu đệm thường làm bằng kim loại màu, sứ, nhựa.
6 - Bể chứa cặn
+ Vận tốc khí có thể lớn 10m/s do đó kích thước của thiết bị sẽ được gọn nhẹ.
- Hiệu quả xử lý:
+ Hiệu quả thu hồi bụi kích thước d  2μm trên 90%.
+ Hạt d = 2 ÷ 5μm được thu hồi 70% còn hạt lớn hơn 80 ÷ 90%.
+ Hiệu quả xử lý phụ thuộc: cường độ tưới, nồng độ bụi, độ phân tán bụi.
+ Hiệu quả xử lý trong tháp đệm:

Trong đó:
H




H
 1  exp  
S
tk 
2
 ( j  j )( S o  ql ) d đ


: chiều cao lớp đệm ( m ).
17


dđ : đường kính ngoài của vật liệu đệm ( m ).

S0 : thể tích tự do ( thể tích rỗng của đệm ) ( m3 ).
c. Thiết bị rửa khí đệm với lớp đệm dao động:

1 – Phễu. 2 - Đĩa chứa lớp hạt cầu. 3 - Lớp hạt cầu. 4 - Lớp hạt cầu chắn nước.
5 - Đĩa chắn. 6 - Vòi phun nước. 7 - Dung dịch với mực nước cố định.
Hình 2.9: Cấu tạo thiết bị rửa khí đệm với lớp đệm dao động
(Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải(tập 2), 2001)
- Nguyên lý hoạt động:
+ Các quả cầu đệm làm bằng polime, thủy tinh hoặc nhựa xốp. Khối lượng riêng
của quả cầu đệm không được lớn hơn khối lượng riêng của chất lỏng.
+ Vận tốc khí qua mặt cắt tự do của thiết bị 2,4 ÷ 3,0 m/s.
+ Trở lực của thiết bị từ 1.000 ÷ 1.500 Pa.
+ Lưu lượng nước tưới từ 0,25 ÷ 0,55 l/m3 khí.
- Hiệu suất xử lý: đạt đến 99%.

d. Thiết bị sủi bọt:



H
 1  exp  38 S tk 




18


1 - than; 2 – mâm; 3 - hộp nhập liệu; 4 - thanh chặn; 5 - hộp chảy tràn; 6 - vòi tưới.
Hình 2.10: Cấu tạo thiết bị sủi bọt

(Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải(tập 2), 2001)
- Nguyên lý hoạt động:
 Phổ biến nhất là thiết bị sủi bọt với đĩa chảy sụt và đĩa chảy qua.
 Chiều dày tối ưu của đĩa 4 ÷ 6 mm.
 Đường kính lỗ 4 ÷ 8 mm.
 Chiều rộng của rãnh 4 ÷ 5 mm.
 Vận tốc khí bị tự do từ 1 ÷ 3 m/s.
 Lưu lượng nước tưới 0,2 ÷ 0,3 l/m3.
 Chiều cao lớp bọt 80 ÷ 100 mm
- Hiệu quả xử lý:
Thu hồi bụi cao đối với hạt và trở lực không lớn từ 300 ÷ 1.000 N/m2.

v 
  o  k 
2

0 , 036

 Hb 


 0,09 

0 , 032

e. Thiết bị lọc bụi kiểu ướt dưới tác động va đập quán tính:

19



1. Miệng vào của khí; 2. Cánh hướng dòng; 3. Miệng dẫn khí sạch;
4. Quạt hút nước.
Hình 2.11: Thiết bị lọc bụi kiểu ướt dưới tác động va đập quán tính
(Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải(tập 2), 2001)
- Nguyên lý hoạt động:
+ Vận tốc dòng khí đập vào mực nước thùng chứa khỏang 15 m/s.
+ Các loại bụi: d = 3 ÷ 5mm
+ Năng lượng tiêu hao: 1 ÷ 1,3 kwh cho 1000 m3/h lưu lượng khí cần xử lý.
Bảng 2.9 Hiệu suất xử lý
Nồng độ bụi (g/m3)
Đầu

Cuối

Hiệu quả lọc
(, %)

0.6

0.15

75.5

Tro bay

3.0

0.012

99.4


Bụi than nâu

4.0

0.038

99.0

Mồ hóng

0.5

0.005

99.0

Bụi sợi Amiăng

1.0

0.005

99.5

Loại bụi
Bụi từ lò hồ quang

20



Bụi đá granit

10.0

0.045

99.5

Bụi đá vôi, vôi

10.0

0.39

96.0

Bụi đồ gốm, sứ (mài nhẵn, đánh bóng)

0.9

0.018

98.8

Bụi cát từ máy phun cát xử lý bề mặt

1.4

0.055


96.9

Bụi kim loại (đánh bóng bề mặt)

0.3

0.029

90.0

(Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải(tập 2), 2001)
f. Thiết bị lọc bụi ly tâm ướt (Xiclon ướt):
- Nguyên lý hoạt động:
+ Vận tốc dòng khí vào thiết bị phải lớn (v = 18 ÷ 21 m/s) tạo lực xoáy ly tâm
trong thiết bị.
+ Phun nước: v = 0,14 ÷ 0,36 l/s.
+ Bụi: d > 2 µm. Năng suất lọc: 700 ÷ 105 m3/

Hình 2.12: Cấu tạo thiết bị lọc bụi ly tâm ướt (Xiclon ướt)
(Nguồn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải(tập 2), 2001)
g. Thiết bị rửa khí vận tốc cao - Thiết bị lọc Venturi:

21


×