Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ý nghĩa thần kì của các chữ số do thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.45 KB, 5 trang )

BIỂU TƯỢNG CỦA CÁC CHỮ-SỐ DO THÁI

[ />/letrres%2Bhebraiques.jpg]

Nền tảng của một trong những truyền thống tư tưởng quan trọng nhất của nhân loại.
§§§§§§§§§§

I) Chín chữ đầu trong bảng chữ-số Do Thái ở trên, là chín nguyên lỳ, như sau :
ALEPH , số một, là nguyên lý "Sống - Chết", không thể nghĩ bàn, của hiện hữu và không hiện hữu.
BEITH (VEITH), số hai, là nguyên lý của sự dung chứa, bao bọc. Không có nguyên lý này, thì không
gì có thể hiện hữu.
GHÎMEL, số 3, là sự chuyển động của tất cả các Beith, được khích hoạt bởi Aleph
DÂLETH, số 4, là đối lực của Aleph, là sự hiện hữu vật lý của tất cả những gì trong thiên nhiên được
vận động bởi Ghimel.
HE, số 5, là nguyên lý của sự sống, làm cho Daleth có thể trường tồn trong hiện hữu đối lại với việc
gián đoạn sự sống hàm chứa trong nguyên lý « sống - chết ».
(Tổ phụ Abram, không có con chính thức nối dõi, nhưng khi Thiên Chúa đổi tên ông thành AbraHam
thêm vào tên Abram chữ HE - nguyên lý của sự sống, thì liền có được người kế vị, để trở thành "cha
của muôn dân" - nghĩa chữ Abraham)


WAW, số 6, là thụ nhận sự sống, là tác động trực tiếp của HE trên DALETH
ZEIN, số 7, là sự hoàn thành, sự thể hiện của tiến trình đón nhận sự sống, cho ra tất cả những gì có
thể hiện hữu, hay, nói theo truyền thống, đưa đến toàn bộ các « khả hữu khả hữu ».
HHEITH, số 8, là kho chứa tất cả sự vật và năng lượng trong tình trạng không phân biệt.
ZEIN tác động vào nó, để chính trong HHEITH mà ...
TEITH, số 9, NỮ TÍNH nguyên thủy, rút ra sự sống của các trình độ tiến hóa của mọi sinh vật.
Đó là phương trình nền tảng đặt ra bởi Sáng Thế Ký. Còn lại là những khai triển, mà chúng ta tiếp tục
tuần tự khảo sát :

II) Chín chữ-số tiếp theo, khởi đằu từ YOD, số 10, đến TSÂDE, số 90, mô tả 9 nguyên lý vừa


được mô tả, khi được phóng chiếu vào thị hiện, trong tương quan với những ngẫu nhiên phức biến
của điều kiện thực tế. Chúng là các nhân số của 10.
Tiếp theo đó, chín nhân số của 100 là những khai triển được khuếch đại thêm lên, đến tầm
mức « vũ trụ » của chín nguyên lý đầu tiên.
Rồi đến số 1000 được viết dưới dạng Aleph mở rộng (thật ra Aleph đã có nghĩa là 1000 trong tiếng
Do
Thái). Ý nghĩa ít dùng đến của nó, thường được coi như sự biểu hiện một cách cực kỳ mạnh mẽ của
ALEPH, năng lực tối thượng, nguyên lý của vũ trụ, ở ngoài thời gian, vượt ngoài tri thức, không thể
nghĩ bàn.
Đến đây chắc chắn các bạn đã nhận thấy rằng tìm hiểu các nhân số của chín chữ-số cơ bản cũng
chính là tìm hiểu sâu xa thêm các nguyên lý được biểu tượng bằng chín chữ-số này.
Nên xem xét theo trình tự : 1 rồi 10 và 100 ... Trước khi chuyển sang 2 - 20 - 200 v.v... (xem tiếp phần
sau)
Vài biệt lệ đáng chú ý là, ở cuối một nguyên từ, thì :
KHAF, số 20, lại được dùng để chỉ 500
MEM, số 40, để chỉ 600
NOUN, 60 để chỉ 700
Các biệt lệ này diễn tả ý tưởng là : trong sự vận hành của sự vật, các số 20, 40, và 50, trở thành 500,
600 và 700 khi thể hiện nơi con người. Thí dụ con người ADAM là 1.4.40 (Aleph-Daleth-Mem), khi
chưa thị hiện, nhưng lại là 1.4.600 khi trở thành hiện thực một cách toàn diện.

III) Xin tóm tắt ngắn gọn tương

quan giữa các nhân số vừa được bàn đến :

1) Aleph-Yod-Qôf : 1.10.100.
Trong khi Aleph (số 1) là xung năng bao hàm những gián đoạn của chu kỳ : sống-chết-sống-chết ...
thì Yod (số 10) là sự phóng chiếu tổng hợp của Aleph, diễn bày tính liên tục tồn tại của hiện hữu.
Trong điều kiện ấy, Yod (số 10), có nghĩa là bàn tay trong tiếng Do Thái, đối chọi lại Aleph, trong một
cuộc chơi qua đó Yod không là gì cả nếu không có "đối thủ" Aleph.

Qôf (số 100) là một "nguyên số vũ trụ" rất khó nắm bắt ý nghĩa. Nó là Aleph khuếch đại tác động vào
sự phóng chiếu của chính nó.


Qôf hiện hữu trong Qahînn (Caïn), người giết em mình trong Sáng Thế Ký (xem : ****), biểu tượng
của vị Chúa bị lưu đày, hủy diệt các ảo tưởng.
2) Beith-Khaf-Reisch : 2.20.200.
Nếu Beith (số 2), với tính cách nguyên lý của sự dung chứa, nảy sinh từ chức năng giới hạn sự sống
(vì chứa đựng chính là giới hạn),
thì Khaf (số 20), có nghĩa là lòng bàn tay trong tiếng Do Thái, luôn sẵn sàng đón nhận mọi thứ,
trước khi được khai triển thành Reisch (số 200), biểu tượng cho sự bao bọc toàn thể hiện hữu, kết
quả của động lực tổ chức vô cùng mạnh mẽ trong vũ trụ.
3) Ghimel-Lâmed-Schîn : 3.30.300. Ba chữ-số này diễn tả một sự chuyển động càng lúc càng nảy
triển nở,
khởi phát từ Ghimel (số 3), biểu tượng của chuyển động cơ bản, mang tính bộc phát, không bị kềm
chế, sang Lâmed (30), chuyển động có tổ chức, được điều tiết, và cũng tượng trưng cho sự liên
kết, để đạt đến Schîn (300), được truyền thống gọi là « Thần Khí » (hơi thở của Thiên Chúa).
4) Daleth-Mem-Tâv : 4.40.400.
Daleth (4), là hiện hữu theo nghĩa vật lý, được coi như nảy sinh từ nước : nước nguyên thủy của trời
đất, cũng như nước của người mẹ, được tin là sinh ra mọi hiện hữu.
Mem (40) và Tâv (400) là sự khuếch đại của mọi hiện hữu, để khi đạt đến cùng cực thì có được khả
năng kháng cự lại tác động của « sống – chết ».
Căn D.M.T. cấu thành bởi ba chữ đầu của bộ ba này, trong tiếng Do Thái, có thể được ngắt thành hai
chữ DM là máu, và MT là chết. DMT như thế, diễn tả toàn bộ chu kỳ sinh tử của hiện hữu.
5) Hé-Noun-Khaf (cuối từ) : 5.50.500.
Hé (5), sự sống nói chung,
kết tinh thành những sự sống cá biệt, Noun, (50), và được khuéch
đại để trở thành sự sống của toàn vũ trụ, Khaf (500).
6) Waw-Sâmekh-Mem (cuối từ) : 6.60.600.
Waw (6) là yếu tố nam của sự di truyền sự sống, Sâmekh (60) là yếu tố

nữ, và Mem (600) là toàn bộ kết cuộc của sự giao hợp giữa hai nguyên
tố vừa nói.
Trong tiếng Do Thái, Waw duy trì bản tính của mình trong liên hợp từ « Và ».
7) Zein-Aeïn-Noun (cuối từ) : 7.70.700.
Zein (7) là sự mở rộng đến mọi « khả hữu khả hữu ».
Như nguyên lý của khả hữu, Zein được « nhìn thấy » nhờ Aeïn (70), nghĩa là con mắt trong tiếng Do
Thái. Aeïn cũng được coi như căn nguyên của Zein.
Sự khuếch đại của Zein cho ra Noun (700), biểu tượng của tính vô định trong vũ trụ, phủ nhận mọi
bám chấp, quy kết.
Ở đây chúng ta gặp lại Qahînn (Caïn), vị Chúa bị lưu đày, kẻ sát nhân đầu tiên
… 8) Hheith-Phé-Phé (cuối từ) : 8.80.800 :


Ở ba cấp độ khác nhau, các chữ-số này biểu tượng cho bản chất đầu tiên của mọi sự, kho chứa
nguyên liệu của sự sống, và năng lượng nguyên thủy, còn ở dạng vô phân biệt.
9) Teith-Tsâdé-Tsâdé (cuối từ) : 9.90.900.
Ba chữ-số này diễn tả một tiến trình khởi đi từ Nữ Tính nguyên thủy, được thăng hoa thành những
biểu tượng như « Mẹ Thiên Chúa », Mẹ của loài người, v.v…
§§§§§§§§

Ý nghĩa của từ « Bereschyit », mở đầu Sáng Thế Ký
Trước hết cần nói ngay là từ này không có nghĩa là « Lúc khởi đầu » như thường thấy trong các bản
dịch.
Bereschyit được cấu tạo từ các chữ-số : Beith-Reisch-Aleph-Schîn-Yod-Tâv. Chúng ta tuần tự khảo
sát các chữ-số này :
Beith (số 2) : Mọi hiện hữu đều có trong ngoài, những gì thuộc về nó và những gì không là nó. Nó
bao hàm việc gói ghém sự sống, và là sự sống của gói ghém ấy. Mỗi mầm sống đều có một bọc chứa
phát triển cùng với năng lực kháng cự lại chính sự sống trong nó. Điều này ví như vỏ trứng gà : nó
phải phát triển với một năng lực đủ sức chống lại sự lớn mạnh của mầm sống trong nó, cho đến khi
mầm sống ấy trưởng thành đúng mức để trở thành gà con. Khía cạnh « nhị nguyên » này của mọi

hiện hữu, kể cả của tư tưởng của chúng ta, được biểu tượng bằng số 2.
Reisch (số 200) : Là số 2 được nhân cho 100, Reisch biểu tượng cho toàn thể vũ trụ, từ các thiên hà,
tinh tú, cho đến những vật thể nhỏ nhoi nhất, trong ý nghĩa tất cả những gì chứa đựng hiện hữu, cùng
với tiến trình hiện hữu của chúng. Reisch là « chỗ ở » của mọi hiện hữu. Mọi sự sống đều thị hiện
trong khả năng dung chứa của nó. Riesch bao hàm toàn bộ thiên nhiên, từ giọt nước, cọng cỏ, đến
mỗi tế bào, cùng với những sự sống, những hiện hữu bên trong các cấu trúc ấy. Reisch cũng biểu
tượng cho sự chuyển hóa liên tục của mọi hiện hữu và mỗi thành tố của nó, cũng như của những
thành tố của các thành tố này, và các thành tố của chúng, đến vô cùng tận, khiến cho không gì có thể
bất biến. Nó chính là sự sống, sự hiện hữu, được nhìn như tiến trình chuyển biến, hiện hữu khắp nơi,
trong mọi hiện tượng.
Aleph (số 1) : Tiếm tàng trong sự dung chứa bao la vừa được bàn đến, và trong những sự dung chứa
được dung chứa trong đó, có một năng lực tạo tác tự phát, luôn mãi tái sinh, nguồn thôi thúc vô tận
của sự sống, chớp tắt không ngừng, hết sinh lại diệt, không thể nắm bắt, không thuộc thời gian. Chỉ
những thị hiện của năng lực này là có thể cảm nhận và suy tưởng.
Aleph chính là nguyên lý không thể nghĩ bàn này. Thật vậy, Aleph luôn là nó đồng thời không bao giờ
là nó. Vì nó không ngừng tự tạo, để luôn tự trở thành dưới những dạng thức hoàn toàn khác biệt.
Aleph tác tạo và là sự tạo tác. Nó không được tạo ra, nhưng hiện hữu. Đồng thời nó không hiện hữu,
vì mọi hiện hữu đều phải liên tục, trong khi nó luôn khác biệt với chính nó, tức không có sự liên tục.
Nó không có ký ức, vì không có quá khứ. Không có mục đích, vì không có tương lai. Giả sử người ta
bắt được nó, thì nó luôn mãi bị bắt. Người ta chôn vùi nó, nó sẽ luôn mãi bị chôn vùi. Khi tháo gỡ
những ngăn trở, thì nó trở thành hành động, phá hủy mọi lực cản, mặc dù không bao giờ tiêu diệt
chúng. Lý do vì không có những lực cản ấy, Aleph không thể thị hiện. Mặt khác, nếu không có Aleph,
thì sẽ không có gì cả. Đó là hình ảnh của Aleph.
Chúng ta đã hiểu Alpeph nằm ngoài ý thức. Hình ảnh của nó chỉ là một cái bóng, vì nó không thuộc
về thời gian, cũng không thuộc về không gian. Nó hoàn nằm ngoài mọi suy tưởng. Chúng ta không
có bất cứ phương cách nào để đạt đến Aleph.
Schîn (số 300) là sự chuyển động của tất cả các hiện hữu. Mọi hiện hữu đều "sống động" nhờ Schîn. Schîn có thể
là một năng lực chuyển động chống lại một sự chuyển động đã có, hay làm cho nó chuyển hướng, hoặc tăng cường



nó. Schîn tạo sự sinh động nhưng cũng có thể cuốn trôi hiện hữu. Chỉ sự yếu ớt cùng cực là có thể cưỡng lại và
tránh thoát nó. Sức mạnh cực lớn của nó cũng được thể hiện trong năng lực dồn ép.
Yod (số 10) : là một nguyên lý vừa phản lại, vừa tạo điều kiện cho sự sống. Nó là sự kéo dài những gì bị hủy diệt
bởi thời gian. Yod, phóng chiếu của Aleph, đem lại một thực thể cho tất cả những khuynh hướng chôn vùi Aleph, ở
dạng sống hay chết của nguyên lý này. Yod là hữu hạn không bao giờ trở thành vô hạn. Nó là hiện hữu trong thời
gian của Aleph phi thời gian và không thể đo lường.
Tâv (số 400) : là sức đề kháng đối nghịch lại với luồng sinh khí kích hoạt nó. Thiếu nguyên lý chống kháng này, thì
sự sống không thể hiện hữu. Nhờ nó mà sự sống tạo nên được những hình thể vô cùng đa dạng của mọi thị hiện.
Nguyễn Hoài Vân
sưu tầm
Đăng 15th April 2016 bởi NGUYEN Hoai Van



×