Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng, ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.23 KB, 16 trang )

Lời mở đầu
Ở tất cả các quốc gia, các tổ chức tín dụng đóng vai trò đặc biệt quan trọng
đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, ngay trong điều kiện nước nhà
mới độc lập và thực hiện công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và
Nhà nước đã quan tâm đến việc xây dựng hệ thống các Tổ chức tín dụng của chế
độ mới. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ tăng
trưởng cao so với khu vực. Với mức độ tăng trưởng như hiện nay, nhu cầu vốn cho
nền kinh tế là hết sức lớn. Trong điều kiện hiện nay, đầu tư nước ngoài chưa đạt
được mức kế hoạch, ngược lại ở nhiều nơi còn có dấu hiệu giảm sút thì chủ trương
dựa vào nguồn vốn trong nước đang được thực hiện triệt để. Tuy nhiên, các kênh
huy động vốn từ nội lực kinh tế còn hẹp. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới
được hình thành và chưa thật sự trở thành kênh cung cấp vốn hiệu quả cho nền
kinh tế. Thực tế cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam năng lực tài chính
còn yếu kém, hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay từ các Tổ chức tín dụng.
Từ đo khẳng định tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay sẽ còn tiếp tục là
một kênh cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Nếu muốn có một
nền kinh tế ổn định, đòi hỏi quốc gia phải có hệ thống ngân hàng vững mạnh.
Muốn vậy, Chính phủ phải thiết lập được hệ thống pháp luật chặt chẽ để đảm bảo
được hành lang an toàn cho hệ thống ngân hàng.
Hoạt động cho vay là một hình thức cấp tín dụng quan trọng và phổ biến của
các tổ chức tín dụng. Việc nghiên cứu và phân loại nó có ý nghĩa rất quan trọng về
mặt pháp lý và thực tiễn. Bởi vậy, em xin chọn đề tài “Phân loại cho vay của tổ
chức tín dụng, ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó” để phần nào đó làm rõ hơn
vấn đề này.
1
Nội dung
I.Một số vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.
1.Khái niệm tổ chức tín dụng và hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng.
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004), tổ
chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các tổ chức
tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng.


Đặc điểm của tổ chức tín dụng:
- Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền
tệ.
- Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu,
thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng.
- Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý của Ngân hàng
Nhà nước và thuộc phạm vi áp dụng của pháp luật ngân hàng.
Tổ chức tín dụng bao gồm tổ chức tín dụng là ngân hàng và tổ chức tín dụng
phi ngân hàng.
- Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục
tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng
phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, và các loại
hình ngân hàng khác.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực
hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng
không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức
tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Về hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, Điều 20, khoản 8,10 Luật các tổ
chức tín dụng định nghĩa như sau: Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử
dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng.
Theo quy định trên, hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng thực chất là loại
giao dịch hợp đồng, theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận để cho khách hàng sử
2
dụng một số tiền của mình trong thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả dựa
trên cơ sở sự tín nhiệm. Loại giao dịch này có đặc điểm:
- Một bên chủ thể tham gia quan hệ giao dịch là tổ chức tín dụng có đủ điều
kiện hoạt động tín dụng theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng tham giao
với tư cách là chủ thể cấp vốn;

- Nguồn vốn tín dụng mà tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng chủ yếu là
nguồn vốn huy động.
- Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh có rủi ro cao, hậu quả của rủi
ro mang tính phản ứng dây chuyền, vì vậy ở các quốc gia hoạt động tín dụng được
đặt trong một hành lang pháp lý chặt chẽ với những điều khoản đặc biệt nhằm hạn
chế tới mức thấp nhất những rủi ro.
Điều 49 Luật các tổ chức tín dụng quy định: “Tổ chức tín dụng được cấp tín
dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và
giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước”.
2.Khái niệm cho vay của tổ chức tín dụng.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho khách hàng,
theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng
vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả
gốc và lãi.
Hoạt động cho vay bao gồm các yếu tố cấu thành cơ bản sau:
Về chủ thể, việc cho vay bao giờ cũng có hai bên tham gia, bao gồm bên vay
và bên cho vay. Bên cho vay là người có tài sản chưa dùng đến, muốn cho người
khác sử dụng để thỏa mãn một số lợi ích của mình, có thể là lợi ích vật chất hoặc
tinh thần. Còn bên vay chính là người đang cần sử dụng loại tài sản đó để thỏa mãn
nhu cầu về kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Về hình thức pháp lý của việc cho vay chính là hợp đồng tín dụng tài sản.
Hợp đồng này được các bên xác lập và thực hiện trên nguyên tắc tự do và thống
nhất về ý chí, nguyên tắc tự định đoạt…
Về sự kiện cho vay, nó phát sinh bởi hai hành vi cơ bản là hành vi ứng trước
và hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định là các vật cùng loại. Hành vi
ứng trước tài sản do người cho vay thực hiện, còn hành vi hoàn trả được thực hiện
bởi người vay sau đó một khoản thời gian theo sự thỏa thuận giữa hai bên.
3
Về khả năng hoàn trả, việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa

người cho vay đối với người đi vay.
Ngoài những dấu hiệu chung của quan hệ cho vay, hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng còn thể hiện những dấu hiệu có tính đặc thù như sau:
Thứ nhất, việc cho vay của tổ chức tín dụng là hoạt động nghề nghiệp kinh
doanh mang tính chức năng. Mặc dù theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các tổ
chức khác không phải là tổ chức tín dụng cũng có thể thực hiện việc cho vay đối
với khách hàng như một hoạt động kinh doanh nhưng hoạt động cho vay của các tổ
chức này hoàn toàn không phải là nghề nghiệp mang tính chức năng như đối với
các tổ chức tín dụng.
Thứ hai, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng không chỉ là một nghề kinh
doanh mà hơn nữa còn là một nghề nghiệp kinh doanh có điều kiện. Điều này thể
hiện ở chỗ hoạt động cho vay chuyên nghiệp của tổ chức tín dụng phải thỏa mãn
một số điều kiện nhất định như phải óc vốn pháp định; phải được Ngân hàng Nhà
nước cấp giấy phép hoạt động ngân hàng trước khi tiến hành việc đăng ký kinh
doanh theo luật định.
Thứ ba, ngoài việc tuân thủ các quy định chung của pháp luật về hợp đồng,
hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng còn chịu sự điều chỉnh, chỉ phối của các
đạo luật về ngân hàng, thậm chí kể cả các tập quán thương mại về ngân hàng. Đặc
điểm này bị chi phối bởi tính chất đặc thù trong nghề nghiệp kinh doanh của các tổ
chức tín dụng như tính rủi ro cao và sự ảnh hưởng mang tính chất dây chuyền đối
với nhiều lợi ích khác nhau của xã hội.
II.Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng.
1.Phân loại cho vay căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay.
a.Dựa vào tiêu chí này, cho vay của tổ chức tín dụng có thể phân chia thành
hai loại:
- Cho vay ngắn hạn: Đây là hình thức cho vay của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng, trong đó thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận là đến 1
năm. Hình thức cho vay này chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của
khách hàng trong hoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu về tiêu dùng của
khách hàng trong một thời hạn ngắn.

- Cho vay trung hạn và dài hạn: Đây là hình thức cho vay trong đó thời hạn
sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận là từ trên một năm trở lên. Hình thức cho
vay này thường được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu mua sắm tài sản cố định của
4
khách hàng trong kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng như mua
sắm nhà ở, phương tiện đi lại…
b.Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại.
Việc phân loại cho vay của tổ chức tín dụng dựa vào tiêu chí thời hạn sử
dụng vốn giúp cho các nhà làm luật có thể đề ra quy chế pháp lý phù hợp với hoạt
động thực tiễn của các tổ chức tín dụng. Điều này được thể hiện như sau:
Điều 50, Luật tổ chức tín dụng quy định:
“1.Tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân vay ngắn hạn nhằm đáp ứng
nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
2.Tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân vay trung hạn, dài hạn nhằm
thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.”
Việc phân loại theo cách này cũng giúp cho các nhà làm luật có thể quy định
về thời hạn cho vay một cách hợp lý: “Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào
chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ
của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời
hạn cho vay. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay
không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép
hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt
quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam” (Quy chế cho vay của
tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Ban hành kèm theo Quyết định số
1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
Dựa vào cách phân loại này, các tổ chức tín dụng có thể quy định mức lãi
suất đối với từng loại cho vay. Pháp luật đã cho phép mức lãi suất cho vay do tổ
chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá
hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín

dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay
đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
2.Phân loại cho vay dựa vào mục đích sử dụng vốn.
a.Theo tiêu chí này, việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
được chia thành hai loại:
- Cho vay kinh doanh: Đây là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số
tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh
5
của mình. Nếu sau khi được giải ngân mà người vay lại sử dụng vốn vào mục đích
khác với thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay có quyền áp dụng chế tài
thích hợp để ngăn chặn.
- Cho vay tiêu dùng: Đây là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số
tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu
dùng như mua sắm đồ gia dụng, mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại, thậm
chí bao gồm cả việc sử dụng vốn vay vào mục đích học tập của sinh viên học
viên…
b.Ý nghĩa pháp lý của việc phân loại.
Cách phân loại này có ý nghĩa chủ yếu trong việc xác định điều kiện cho vay
đối với mọi chủ thể đi vay trong hợp đồng tín dụng. Một trong hai điều kiện cơ bản
của hợp đồng tín dụng chính là mục đích sử dụng vốn vay của chủ thể đi vay. Đây
là điều kiện bắt buộc phải thỏa mãn đối với mọi chủ thể vay và các bên bắt buộc
phải ghi rõ điều kiện này trong hợp đồng như một điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng tín dụng. Theo đó, tổ chức tín dụng cho vay khi muốn quyết định cho một tổ
chức, cá nhân vay vốn phải tiến hành thẩm định hồ sơ tín dụng. Thẩm định hồ sơ
tín dụng là tất cả những hành vi mang tính nghiệp vụ - pháp lý do tổ chức tín dụng
thực hiện nhằm xác định các điều kiện vay vốn đối với bên vay, trên cơ sở đó mà
quyết định cho vay hay không. Trong thực tế giao dịch ngân hàng, việc thẩm định
hồ sơ tín dụng thường do các nhân viên chuyên trách của tổ chức tín dụng thực
hiện và kết thúc bằng việc lập báo cáo thẩm định hồ sơ tín dụng. Báo cáo này được
trình lên cho người quản lý có thẩm quyền của tổ chức tín dụng quyết định về việc

có cho vay hay không. Do tính đặc biệt quan trọng của giai đoạn này trong cả quá
trình từ cho vay đến thu nựo nên pháp luật đòi hỏi bên cho vay là tổ chức tín dụng
phải triệt để tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, phân định rõ ràng trách
nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho
vay.
Việc phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay còn có ý nghĩa trong việc xác
định trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng tín dụng và việc giải quyết tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng.
Vi phạm hợp đồng tín dụng là hành vi của một bên hoặc cả hai bên tham gia
hợp đồng, cố ý hoặc vô ý làm trái các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín
dụng. Mục đích sử dụng vốn vay là một điều khoản rất quan trọng trong hợp đồng
tín dụng. Khi bên đi vay vi phạm cam kết này sẽ phát sinh trách nhiệm pháp lý do
vi phạm hợp đồng tín dụng. Về nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm hợp đồng tín
dụng đều phải chịu trách nhiệm pháp lý, dù rằng mức độ, tính chất và loại trách
nhiệm pháp lý có thể khác nhau, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra bởi hành vi đó như
6

×