Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân
---------------
PHạM VIệT THắNG
TRáCH NHIệM Xã HộI CủA DOANH NGHIệP (CSR)
ĐốI VớI NGƯờI LAO ĐộNG TRONG CáC DOANH
NGHIệP DệT MAY TạI VIệT NAM
Chuyên ngành: QUảN TRị KINH DOANH
Mã số: 62340102
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. DNG TH LIU
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG
DẤN KHOA HỌC
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
PGS.TS. Dương Thị Liễu
Phạm Việt Thắng
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn gia đình, những người thân yêu đã luôn ủng hộ, động
viên, giúp đỡ và là điểm tựa tinh thần to lớn giúp tôi vượt qua những khó khăn trong
suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Dương Thị Liễu, đã luôn tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu, phân tích dữ
liệu,... để tôi có thể hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô, bạn bè đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp tại Trường
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tạo điều kiện và luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu, thực hiện luận án.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Việt Thắng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT..................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. viii
Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ LUẬN ÁN ............................................................................. 1
1.1. Giới thiệu về luận án .................................................................................................. 1
1.2. Sự cần thiết của luận án ............................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 6
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 6
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 6
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 6
1.5. Khái quát về phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 7
1.6. Những đóng góp mới của luận án .............................................................................. 8
1.7. Bố cục các nội dung chính của luận án ...................................................................... 8
Chương 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................... 9
2.1. Các nghiên cứu tổng quát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................ 9
2.1.1. Các nghiên cứu về vai trò, lợi ích của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............. 9
2.1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp ................................................................................................................... 10
2.2. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động và
ngành dệt may ................................................................................................................. 12
2.2.1. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động ... 12
2.2.2. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với ngành dệt may .... 14
2.3. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án .................................................... 15
Chương 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ......................................................................................... 17
3.1. Lịch sử phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ....................................... 17
3.1.1. Thời kỳ trước 1950 ................................................................................................ 17
3.1.2. Thời kỳ từ 1950 đến 1969 ...................................................................................... 18
3.1.3. Thời kỳ từ 1970 đến 1989 ...................................................................................... 19
3.1.4. Thời kỳ từ 1990 đến 1999 ...................................................................................... 20
3.1.5. Thời kỳ những năm đầu thế kỷ 21 đến nay ............................................................. 20
3.2. Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................................... 22
3.2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thời kỳ trước thế kỷ 21 ................ 22
3.2.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội đương đại ................................................................ 24
3.3. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động ................ 30
3.3.1. Việc làm và phát triển quan hệ lao động................................................................. 30
3.3.2. Chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội ............................................................................ 31
3.3.3. Đối thoại xã hội ..................................................................................................... 31
3.3.4. Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc ...................................................................... 33
3.3.5. Đào tạo và phát triển nhân viên .............................................................................. 33
3.4. Mức độ tin tưởng, hài lòng và cam kết của người động trong việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động ................................................. 33
3.4.1. Mức độ tin tưởng của người lao động .................................................................... 33
3.4.2. Mức độ hài lòng trong công việc ............................................................................ 35
3.4.3. Cam kết của người lao động................................................................................... 36
3.5. Mô hình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao
động ................................................................................................................................. 38
Chương 4 THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 42
4.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 42
4.2. Thu thập và chọn mẫu nghiên cứu .......................................................................... 45
4.2.1. Thu thập dữ liệu..................................................................................................... 45
4.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 45
4.3. Nghiên cứu định tính ................................................................................................ 47
4.3.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính ......................................................................... 47
4.3.2. Nội dung nghiên cứu định tính ............................................................................... 47
4.3.3. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................................. 49
4.4. Mô hình nghiên cứu chính thức và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ............... 55
4.4.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 55
4.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 56
4.5. Thang đo và công cụ nghiên cứu.............................................................................. 57
4.5.1. Thang đo ............................................................................................................... 57
4.5.2. Công cụ nghiên cứu - phiếu khảo sát...................................................................... 63
4.6. Nghiên cứu định lượng ............................................................................................. 64
4.6.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................................................. 65
4.6.2. Nghiên cứu định lượng chính thức ......................................................................... 65
Chương 5 BỐI CẢNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP DỆT MAY TẠI VIỆT NAM .............................................................................. 69
5.1. Bối cảnh và định hướng phát triển ngành dệt may ................................................. 69
5.1.1. Tổng quan ngành dệt may Việt Nam ...................................................................... 69
5.1.2. Định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam .................................................... 72
5.1.3. Lao động ngành dệt may tại Việt Nam ................................................................... 73
5.1.4. Bối cảnh thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt
Nam ................................................................................................................................ 74
5.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ - nghiên cứu điển hình tại Công ty Cổ phần Tổng Công
ty may Đáp Cầu ............................................................................................................... 79
5.2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Tổng Công ty may Đáp Cầu......................... 79
5.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ....................................................................................... 79
5.3. Kết quả nghiên cứu chính thức ................................................................................ 81
5.3.1. Thống kê mô tả mẫu .............................................................................................. 81
5.3.2. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ............................................................. 84
Chương 6 BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ......... 105
6.1. Bình luận kết quả nghiên cứu ................................................................................ 105
6.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 107
6.2.1. Kiến nghị chung .................................................................................................. 107
6.2.2. Kiến nghị từ kết quả nghiên cứu đối với các Doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam 107
6.2.3. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công thương, Ngành dệt may ................................. 112
6.3. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho nghiên cứu tiếp theo ....................... 115
6.3.1. Một số hạn chế của nghiên cứu ............................................................................ 115
6.3.2. Định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo .......................................................... 115
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 117
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ....................................... 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 119
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 127
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
1. BSR
Nguyên nghĩa
Doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội
2.
CED
Ủy ban Phát triển bền vững
3.
CFA
Confirmatory Factor Analysis/Phân tích nhân tố khẳng định
4.
CMIN/df
Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do
5.
CMT
Công thức gia công hàng xuất khẩu
6.
CSR
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
7.
CoC
Quy tắc ứng xử
8.
DMVN
Dệt may Việt Nam
9.
DN
Doanh nghiệp
10. DNDM
Doanh nghiệp dệt may
11. DNDMVN
Doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
12. DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
13. EC
Liên minh Châu Âu
14. EFA
Exploratory Factor Analysis/Phân tích nhân tố khám phá
15. FSC
Chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững
16. FOB
Phương thức xuất khẩu
17. FTA
Hiệp định Thương mại tự do
18. GRI
Sáng kiến báo cáo toàn cầu
19. ILO
Tổ chức lao động quốc tế
20. ISO
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
21. KD
Kinh doanh
22. LĐ
Lao động
23. NLĐ
Người lao động
24. NGOs
Tổ chức phi chính phủ
25. SA 8000
Tiêu chuẩn về Trách nhiệm xã hội
26. SEM
Structural Equation Modeling/Mô hình cấu trúc tuyến tích
27. STAKEHOLDERS Những người hữu quan
28. SX
Sản xuất
29. TNXH
Trách nhiệm xã hội
30. TPP
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
31. UNIDO
Tổ chức phát triển Công nghiệp liên hợp quốc
32. VCCI
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
33. WTO
Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Chủ đề cốt lõi và các vấn đề về trách nhiệm xã hội .......................... 28
Bảng 3.2: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động ......... 41
Bảng 4.1: Nội dung phỏng vấn chuyên gia, nhà quản lý ................................... 48
Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................... 53
Bảng 4.3: Các giả thuyết nghiên cứu CSR đối với người lao động ................... 56
Bảng 4.4: Thang đo CSR đối với người lao động ............................................. 58
Bảng 4.5: Thang đo mức độ hài lòng của người lao động ................................. 60
Bảng 4.6: Thang đo mức độ tin tưởng của người lao động ............................... 62
Bảng 4.7: Thang đo cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp ............ 63
Bảng 5.1: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030 ..................... 73
Bảng 5.2: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha sơ bộ của các thang đo................... 80
Bảng 5.3: Giới tính và độ tuổi của đối tượng khảo sát ...................................... 81
Bảng 5.4: Thâm niên và vị trí công tác của đối tượng khảo sát ......................... 83
Bảng 5.5: Ma trận xoay lần cuối ....................................................................... 86
Bảng 5.6: Hệ số hồi quy mô hình CFA ............................................................. 89
Bảng 5.7: Trọng số hồi quy chuẩn hóa ............................................................. 90
Bảng 5.8: Hệ số tương quan ............................................................................. 93
Bảng 5.9: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa .......................................................... 95
Bảng 5.10: Bảng trọng số hồi quy chuẩn hóa ................................................... 95
Bảng 5.11: Mối liên hệ trong các giả thuyết ..................................................... 96
Bảng 5.12: Bảng hệ số hồi quy (Regression Weights): (Nhom NV - Default
model) .............................................................................................................. 99
Bảng 5.13: Bảng trọng số hồi quy (Nhom LD - Default model) ..................... 100
Bảng 5.14: Trọng số hồi quy chuẩn hóa (Regression Weights): (Nhom NV Default model) ............................................................................................... 102
Bảng 5.15: Kết quả kiểm định sự khác nhau giữa các nhóm ........................... 103
Bảng 6.1: Kết quả kiểm định giả thuyết.......................................................... 106
Bảng 6.2: Thống kê mô tả nhân tố Vlam ........................................................ 108
Bảng 6.3: Thống kê mô tả nhân tố Dngo ........................................................ 109
Bảng 6.4: Thống kê mô tả nhân tố Dthoai ...................................................... 110
Bảng 6.5: Thống kê mô tả nhân tố sức khỏe an toàn (SKAT) ......................... 111
Bảng 6.6: Thống kê mô tả nhân tố đào tạo và phát triển ................................. 112
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Ba vòng trách nhiệm xã hội của CED ............................................... 19
Hình 3.2: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động .......... 30
Hình 3.3: Tin tưởng của người lao động ........................................................... 35
Hình 3.4: Hài lòng của người lao động ............................................................. 36
Hình 3.5: Cam kết của người lao động ............................................................. 38
Hình 3.6: Khung nghiên cứu CSR đối với người lao động ............................... 40
Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................ 43
Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu CSR đối với người lao động ............................. 56
Hình 5.1: Thống kê tình trạng hôn nhân của người lao động ............................ 82
Hình 5.2: Thống kê trình độ học vấn của người lao động ................................. 82
Hình 5.3: Thống kê thu nhập của người lao động ............................................. 83
Hình 5.4: Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA ..................................... 88
Hình 5.5: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính .................................. 94
Hình 5.6: Mô hình SEM khả biến nhóm người lao động .................................. 98
Hình 5.7: Mô hình SEM khả biến nhóm quản lý và nhân viên hành chính ....... 99
Hình 5.8: Mô hình SEM bất biến nhóm người lao động ................................. 101
Hình 5.9: Mô hình SEM bất biến của quản lý và NV hành chính ................... 102
1
Chương 1
GIỚI THIỆU VỀ LUẬN ÁN
1.1. Giới thiệu về luận án
Luận án "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động
trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam", được tác giả nghiên cứu dựa trên nền
tảng các nghiên cứu trong nước và trên thế giới trước đây, đồng thời kết hợp từ khái
niệm của Ngân hàng Thế giới với những nội dung nghiên cứu trên khía cạnh người lao
động theo bộ tiêu chuẩn ISO 26000:2010. Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục,
danh mục các từ viết tắt, danh mục hình vẽ, bảng, biểu, danh mục các công trình
nghiên cứu khoa học tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận án bao gồm 06 chương:
Chương 1: Giới thiệu về luận án, ở chương này tác giả giới thiệu khái quát về
luận án và nêu lên tính cấp thiết của đề tài với mong muốn cung cấp những căn cứ về
lí luận cần thiết làm cơ sở cho việc làm sáng tỏ nhận thức thống nhất về CSR cũng như
việc nghiên cứu, đánh giá, xây dựng các tiêu chí và phương pháp nghiên cứu về CSR
đối với người lao động. Đồng thời, trong chương 1, luận án đã đưa ra mục tiêu nghiên
cứu, với các mục tiêu cụ thể và các câu hỏi nghiên cứu, xác định đối tượng, phạm vi
nghiên cứu, khái quát phương pháp nghiên cứu và đưa ra những đóng góp mới của
luận án.
Tiếp theo ở chương 2, tác giả tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động. Với nội dung này tác giả tiến
hành tổng quan các nghiên cứu trước đây về trách nhiệm xã hội nói chung và trách
nhiệm xã hội đối với người lao động từ các tác giả trong nước và quốc tế từ đó rút ra
khoảng trống để khẳng định nghiên cứu về CSR đối với người lao động trong các
doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam là một nghiên cứu cần thiết, có điểm mới.
Trong chương 3, tác giả nghiên cứu về cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may, được hình thành
từ lịch sử phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tổng hợp một số khái niệm
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để đề xuất khái niệm về trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp đối với người lao động, làm khái niệm cơ bản để sử dụng trong luận
án. Tiếp đó tác giả tổng hợp các nghiên cứu về lợi ích thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp và các nghiên cứu về việc hình thành tiêu chí, giả thuyết, các mô hình
nghiên cứu trước đây và tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu tổng quát sử dụng trong
luận án.
2
Từ mô hình tổng quát đã đề xuất, trong chương 4, tác giả tiến hành thiết kế và
lựa chọn phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng.
Với phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành phỏng vấn đối tượng nghiên
cứu về quan điểm thực hiện CSR; khái quát các hoạt động CSR; thực trạng (điểm tồn
tại) trong thực hiện CSR; mối quan hệ giữa việc thực hiện CSR với mức độ hài lòng,
tin tưởng và cam kết của người lao động tại doanh nghiệp; những nhân tố ảnh hưởng
tới sự thực hiện CSR; đặc thù trong thực hiện CSR dệt may so với các doanh nghiệp
khác; giải pháp của doanh nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện CSR; sự
phù hợp của khung nghiên cứu và các thang đo sử dụng trong luận án.
Với các kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu định tính kết hợp với cơ sở lý
luận và quá trình phân tích từ các nghiên cứu trước đó trong chương 2 và chương 3,
đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong chương 4, tác giả tiến hành đề
xuất mô hình nghiên cứu chính thức, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, công cụ
nghiên cứu, xác định mẫu nghiên cứu để chuẩn bị cho quá trình nghiên cứu định lượng
trong chương 5, bối cảnh và kết quả nghiên cứu về CSR đối với người lao động trong
các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. Trong chương 5, tác giả đã tiến hình nghiên
cứu định lượng theo tiến trình từ nghiên cứu định lượng sơ bộ - nghiên cứu điển hình
tại Công ty Cổ phần Tổng Công ty may Đáp Cầu và tiến hành nghiên cứu định lượng
chính thức trên cơ sở dữ liệu điều tra thực tế tại 25 công ty dệt may tại 03 khu vực:
Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam. Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu, tác giả tiến hành
phân tích và đưa ra các kết quả xác định mối quan hệ của việc thực hiện CSR đối với
người lao động với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong
các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.
Trong chương 6 của luận án, xuất phát từ định hướng phát triển ngành dệt may
Việt Nam và kết quả thu được trong chương 4 và chương 5, tác giả đã đưa ra một số
kiến nghị, gợi ý cho các Doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đồng thời mạnh dạn nêu
lên một số kiến nghị với Ngành Dệt may, Bộ Công thương và Chính phủ trong việc hỗ
trợ doanh nghiệp thực hiện tốt CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt
may tại Việt Nam.
1.2. Sự cần thiết của luận án
Từ thập niên 80, CSR đã trở thành một chủ để được nhiều học giả tại các nước
phát triển nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra rằng CSR có tác động
tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. CSR từ đó được xem như chiến lược
quan trọng của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh tại các quốc gia phát triển
(Matten và Moon, 2008). Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
3
trong ngành dệt may đã nhận thức rằng, họ không thể chỉ đạt duy nhất mục đích tối đa hóa
lợi nhuận mà còn phải thực hiện các trách nhiệm đối với xã hội, môi trường, người lao
động, quản trị công ty minh bạch, sản xuất bền vững,… (Yperen, 2006; Thắng, 2015).
Ngành dệt may Việt Nam, với mục tiêu phát triển thành ngành mũi nhọn tập
trung cho xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của thị trường nội địa; tạo thêm
việc làm cho xã hội; tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập vững chắc vào thị trường
thế giới và khu vực. Ngành dệt may cũng đã xây dựng được nội quy, quy định của
mình trong thực hiện CSR; đồng thời có những hoạt động đáp ứng các nội dung CSR
hấp dẫn người lao động, quan hệ tốt với cộng đồng, khách hàng và người tiêu dùng như:
chế độ lương, thưởng, các phúc lợi, trang bị thiết bị an toàn bảo hộ lao động, bảo vệ sức
khỏe, bảo vệ môi trường, xây dựng nhà văn hóa, nhà ăn ca, nhà ở cho công nhân ngoại
tỉnh,... Đặc biệt, có tổ chức công đoàn hoạt động tốt vừa giúp chủ sử dụng lao động
trong hoạt động kinh tế vừa bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của người lao động (Bộ
Công thương, 2014).
Việc thực hiện các tiêu chuẩn của CSR, như: trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, tạo
môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm năng lượng và các tài
nguyên khác để bảo vệ môi trường,... tạo ra lợi ích lâu dài cho chính nội bộ doanh
nghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi
việc, tăng năng suất lao động, giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí về chi trả tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, chi phí điện, nước, vật tư. Thậm chí, ngay cả yêu cầu thực
hiện chính sách về lao động cũng giúp doanh nghiệp giảm được thiệt hại bất ngờ do
công nhân đình công. Việc thực hiện CSR đã đem đến nhiều thuận lợi, tạo thế chủ động
cho doanh nghiệp. Việc tạo dựng môi trường làm việc tốt, thực hiện đúng các chính sách
về lao động, có những hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong công tác từ thiện - xã hội,...
giúp doanh nghiệp thu hút được lao động, xây dựng mối quan hệ tốt, gắn kết chặt chẽ
với cộng đồng cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp, nâng cao uy tín, thương hiệu trong
quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh (Twose và Rao,
2003). Khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sang các nước châu
Âu, Mỹ thì việc doanh nghiệp đã thực hiện CSR rất có lợi, vì yêu cầu khắt khe của
khách hàng tại các thị trường này đó là họ chỉ mua hàng từ các nhà cung cấp đáp ứng
được các yêu cầu của CSR. Doanh nghiệp nào thực hiện tốt các tiêu chuẩn CSR xem
như có được "giấy thông hành" để vượt qua các rào cản kỹ thuật khi tham gia vào các
thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới này (Hương, 2015). Thực tế cho thấy, dù nhận biết
được những cơ hội và lợi ích mà việc thực hiện CSR có thể mang lại, nhưng các doanh
nghiệp dệt may vẫn khó thể thực hiện khi còn vướng nhiều rào cản. Để đáp ứng các tiêu
4
chí của CSR, yêu cầu đầu tiên là doanh nghiệp phải đầu tư những khoản tiền không nhỏ
cũng như thời gian, công sức, nhân lực thực hiện. Đây là cái khó đối với những doanh
nghiệp vừa và nhỏ, bởi các doanh nghiệp này thường hạn chế về vốn, nên vấn đề lợi
nhuận thường được đặt lên hàng đầu và ưu tiên đáp ứng cho yêu cầu tái sản xuất. Năng
lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực làm thương mại xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt
may rất kém. Các doanh nghiệp dệt may chưa đầu tư thời gian, công sức một cách thỏa
đáng trong việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại và nâng cao chất lượng,…
để nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Đó là những hạn chế của các doanh nghiệp dệt
may sau những năm gia nhập WTO gây cản trở sự phát triển của ngành dệt may nước
nhà. Năng lực sáng tạo trong việc thiết kế tạo thêm giá trị gia tăng cũng rất hạn chế,
ngành công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng nhu cầu. Hiện nay, các doanh nghiệp đang
nặng về gia công, giá trị gia tăng thấp, do đó lợi nhuận thu được cũng rất thấp. Cùng với
đó là ngành dệt hiện nay đang bị bỏ lửng, kém phát triển, đặc biệt là khâu nhuộm, hoàn
tất; ngành công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu làm hàng may xuất khẩu, do
đó nhiều phụ kiện phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Ngoài ra, một trong các tiêu chí ngặt nghèo của CSR là phải đảm bảo thời gian
làm việc theo quy định đối với người lao động. Nhưng với tình hình thực tế của ngành
dệt may Việt Nam hiện nay, nếu không tăng ca thì vừa không thể đảm bảo tiến độ giao
hàng, vừa không thể đáp ứng nhu cầu của công nhân xa quê muốn tăng thêm thu nhập.
Hiện nay các tiêu chí, tiêu chuẩn về CSR tại Việt Nam chưa có sự thống nhất chung,
doanh nghiệp dệt may trong nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các yêu
cầu, tiêu chuẩn CSR, đôi khi lãng phí tiền bạc và công sức. Sự xáo trộn và thiếu hụt
lao động có tay nghề cũng đang là một rào cản đối với ngành dệt may. Trong đó, lao
động cấp trung và cao cấp trong lĩnh vực may mặc đang còn thiếu, vì thế công tác thu
hút lao động của ngành dệt may đang vấp phải sự cạch tranh khốc liệt với các ngành
nghề khác có thu nhập cao hơn, thậm chí giữa các doanh nghiệp dệt may với nhau
(Hương, 2015).
Những đòi hỏi gắt gao của tiến trình hội nhập quốc tế, sự hiểu biết của các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam đối với các yêu cầu phức tạp của quy định quốc tế
như: WTO, Hiệp định Thương mại tự do (FTA), TPP,… còn rất hạn chế. Trong khi
các nước nhập khẩu thường xuyên đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật, các vấn đề chống
bán phá giá; các yêu cầu về CSR; sản xuất sạch hơn, xanh hơn,… tạo ra những rào cản
khó khăn và rủi ro lớn cho các doanh nghiệp (Hương, 2015). Bên cạnh đó, việc nhận
thức, hiểu biết về CSR vẫn chưa đầy đủ, chưa thấy rõ được cơ hội, lợi ích và tính ưu
việt của CSR, nên trong quá trình thực hiện còn mang tính bị động và đối phó, thậm
5
chí nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may đang có xu
hướng tránh né việc thực hiện CSR đối với với người lao động. Điều này dẫn đến
những vụ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các doanh
nghiệp tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Đã có nhiều vụ người lao động bị người sử
dụng lao động đánh đập, nhục mạ, làm ảnh đến sức khỏe, tinh thần (tập trung tại các
doanh nghiệp dệt may, da giày trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước
ngoài); nhiều vụ vi phạm an toàn lao động đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về
sức khỏe, tính mạng người lao động; rồi những vi phạm về lợi ích, lương, thưởng, chế
độ, chính sách đối với người lao động,... hầu hết những vi phạm này chính là nguyên
nhân gây ra những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ giữa người lao động với người
sử dụng lao động, người lao động dần mất sự hài lòng, tin tưởng, cam kết đối với
doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy, để giải quyết những vướng mắc giữa người lao
động và doanh nghiệp thì yếu tố quan trọng chính là việc thực hiện tốt CSR đối với
người lao động và vấn đề được nhìn thấy một cách rõ ràng nhất chính là việc các
doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam phải đảm bảo thực hiện một số quy định trong các
bộ tiêu chuẩn quốc tế về CSR như: SA 8000, ISO 26000 hay một số bộ quy tắc ứng xử
về CSR, nhằm đảm bảo quyền của người lao động. Thông qua việc áp dụng các bộ tiêu
chuẩn, bộ quy tắc ứng xử về CSR này, doanh nghiệp sẽ thực hiện được các nội dung
về CSR đối với người lao động thông qua các cam kết, chính sách CSR, các bộ quy
tắc, giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn,... Trong thực tế, việc áp dụng các bộ tiêu
chuẩn, quy tắc này của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam còn rất thụ động,
chồng chéo hoặc mâu thuẫn với các bộ luật khác, đồng thời việc thực hiện các bộ tiêu
chuẩn này còn mang tính hình thức, đối phó, chưa thực sự định hướng vào hiệu quả,
chất lượng cũng như định hướng vào phát triển bền vững doanh nghiệp. Mặt khác, xét
về khía cạnh cơ sở lí luận, hiện nay, đã có nhiều học giả trong nước và quốc tế nghiên
cứu các vấn đề khác nhau của CSR trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, số
lượng các nghiên cứu chuyên sâu về CSR trong ngành dệt may, đặc biệt là các nghiên
cứu về CSR đối với người lao động tại Việt Nam còn rất hạn chế.
Với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lí luận trong việc nghiên
cứu mối quan hệ của việc thực hiện CSR với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết
của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, nhằm giúp cho các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam tháo gỡ được những vướng mắc mấu chốt trong quá
trình thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động, NCS đã chọn đề tài: "Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động trong các doanh
nghiệp dệt may tại Việt Nam" để làm luận án Tiến sĩ.
6
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu về mối quan hệ của việc thực hiện
CSR với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh
nghiệp dệt may tại Việt Nam và trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị giúp cho các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện tốt CSR đối với người lao động.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án tập trung vào các câu
hỏi nghiên cứu chính yếu sau:
(1) Sử dụng mô hình nghiên cứu nào để đánh giá việc thực hiện CSR đối với
người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam?
(2) Mối quan hệ của việc thực hiện CSR đối với người lao động với mức độ hài
lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt
Nam như thế nào?
(3) Những gợi ý nào có thể giúp cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện
tốt CSR đối với người lao động?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là CSR đối với
người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung nghiên cứu: CSR có nhiều nội dung khác nhau như CSR với bảo
vệ môi trường, CSR với người tiêu dùng, CSR với xã hội dân sự, CSR với người lao
động..., trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả tập trung vào nghiên cứu về
CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam trên 03 khía
cạnh: mức độ tin tưởng, hài lòng, cam kết của người lao động.
+ Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về CSR đối với người lao động
trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. Việc thu thập dữ liệu để kiểm định các
tiêu chí CSR đối với người lao động được tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên tại các doanh
nghiệp dệt may khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
+ Về thời gian: Luận án triển khai phân tích các dữ liệu có liên quan đến CSR đối
với người lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm
7
2011 đến năm 2016, dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2015 và 2016. Khoảng thời
gian này đảm bảo đủ thời gian cho việc thu thập, triển khai phân tích dữ liệu để thấy được
tính xu hướng của trách nhiệm xã hội đối với người lao động trong tương lai.
1.5. Khái quát về phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã nêu,
luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được sử dụng khi lấy ý kiến chuyên gia về trọng số các
tiêu chí về CSR, các thang đo cần thiết về CSR đối với người lao động trong các
doanh nghiệp dệt may. Các mối quan hệ giữa các thang đo về CSR. Trên cơ sở bộ tiêu
chuẩn và trọng số thu được, luận án tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu để tiến
hành khảo sát, điều tra định lượng. Mô hình nghiên cứu bao gồm: các biến CSR; niềm
tin của người lao động đối với doanh nghiệp; sự hài lòng của người lao động đối với
doanh nghiệp và sự cam kết của người lao động với doanh nghiệp. Đồng thời mô hình
nghiên cứu cũng chỉ ra được mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội với sự hài lòng của
người lao động đối với doanh nghiệp; mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội với sự tin
tưởng của người lao động đối với doanh nghiệp; mối quan hệ giữa sự hài lòng của người
lao động với cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp; mối quan hệ giữa sự tin
tưởng của người lao động với cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp.
Nghiên cứu định lượng được sử dụng qua các giai đoạn: thiết kế phiếu khảo sát;
thu thập thông tin từ phiếu khảo sát với đối tượng là người lao động tại các doanh
nghiệp dệt may khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam; tác giả tiến hành phân
tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 17.0 và AMOS 20.0.
Bảng câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm với các biến khác nhau.
Các biến được lựa chọn dựa trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu trước, các tiêu chí
về CSR, kinh nghiệm thực tiễn của các doanh nghiệp trên thế giới. Số mẫu là 676. Sau
khi thu được các câu trả lời, số liệu sẽ được mã hóa, làm sạch và xử lý bằng phần mềm
thông qua các bước như: thống kê mô tả; phân tích độ tin cậy của dữ liệu sử dụng hệ
số tin cậy Cronbach Alpha nhằm loại bỏ các biến có hệ số tương quan giữa các biến và
tổng nhỏ; sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis EFA) nhằm loại bỏ các biến có thông số nhỏ bằng cách kiểm tra hệ số tải nhân tố
(Factor loading) và các phương sai trích được; phân tích nhân tố khẳng định
(Confirmatory Factor Analysis - CFA) giúp kiểm định các biến quan sát đại diện cho
các nhân tố tốt đến mức nào và mô hình cấu trúc tuyến tính nhằm chỉ ra mối quan hệ
giữa các biến tiềm ẩn với nhau cũng như kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu.
8
1.6. Những đóng góp mới của luận án
Qua việc nghiên cứu, phân tích các nội dung liên quan tới việc thực hiện CSR
đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, luận án sẽ trả lời
được các câu hỏi nghiên cứu đồng thời đạt được những đóng góp mới, cụ thể như sau:
- Xác định được các cơ sở lý thuyết nghiên cứu phù hợp với điều kiện và thực tế về
thực hiện CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.
- Kế thừa và điều chỉnh các thang đo cho các mối quan hệ giữa việc thực hiện
CSR với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh
nghiệp dệt may tại Việt Nam.
- Xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu về CSR với mức độ hài lòng, tin
tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.
- Đưa ra những khuyến nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu để các doanh nghiệp
dệt may thực hiện tốt CSR đối với người lao động.
Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu, dự kiến luận án sẽ đóng góp một số bài báo,
bài tham luận hội thảo trong nước và quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu về CSR. Đồng
thời mở ra định hướng cho các nghiên cứu khác về việc thực hiện CSR tại Việt Nam
như: CSR đối với việc bảo vệ môi trường, CSR đối với người tiêu dùng, CSR đối với
phát triển cộng đồng, CSR đối với vấn đề nhân quyền,... Mặt khác, các kết quả nghiên
cứu của đề tài cũng có thể được dùng làm tư liệu bổ sung cho bài giảng của các môn
học như Quản trị kinh doanh, Quản trị chiến lược, Văn hoá kinh doanh,…
1.7. Bố cục các nội dung chính của luận án
Nhằm thực hiện được mục tiêu của luận án và trả lời các câu hỏi nghiên cứu,
luận án được chia bố cục là 06 chương, bao gồm các nội dung chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu về luận án
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người
lao động trong các doanh nghiệp dệt may
Chương 4: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Bối cảnh và kết quả nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
Chương 6: Bình luận kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị.
9
Chương 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các nghiên cứu tổng quát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Đã có nhiều học giả trong nước và quốc tế nghiên cứu các khía cạnh khác nhau
của CSR (Bowen, 1953; Friedman, 1970; Sethi, 1975; Caroll, 1979; Kotler, 2004;
Maignan và Ferrell, 2004; Lepoutre J. và Heene A, 2006; Reinhardt và các cộng sự,
2008; Rana và các cộng sự, 2009; Chen X., 2009; Phạm Văn Đức, 2010; Nguyễn Đình
Tài, 2010; Ali và các cộng sự, 2010; Stancu và các cộng sự, 2011; Anna và Zuzana,
2012; Bộ lao động Thương binh và Xã hội, 2013; Tài và các cộng sự, 2013; Dương
Công Doanh và Nguyễn Ngọc Huyền, 2016; Mella và Gazzola, 2016; Nguyễn Thị
Hồng, 2017,..). Các nghiên cứu này đã trình bày các khái niệm, vai trò, lợi ích của
CSR, cũng như các yếu tố tác động tới việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp và
thực sự đã tạo ra được những lí luận căn bản về CSR.
2.1.1. Các nghiên cứu về vai trò, lợi ích của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
Năm 1970, Friedman M. cho ra đời công trình“Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp” khẳng định vai trò to lớn của CSR.
Theo Sethi (1975) “CSR hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức
phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến”.
Caroll (1979) đã khẳng định “CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế,
luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”.
Năm 2003, nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới đã đưa ra
khái niệm CSR và đây là khái niệm được sử dụng rộng rãi trên thế giới “CSR là sự
cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua
những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành
viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp
cũng như phát triển chung của xã hội”.
Năm 2004, Philip Kotler, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về
kinh doanh và đồng tác giả Nancy Lee trong tác phẩm “Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp: điều tốt nhất cho công ty của bạn” khẳng định sâu sắc lợi ích của CSR.
10
Rana và các cộng sự (2009), thông qua nghiên cứu CSR tại các công ty đa quốc
gia trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, nghiên cứu đã khẳng định CSR là
công cụ và phương thức hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Trong Báo cáo thường kỳ VNR 500, số 7, tác giả Nguyễn Đình Tài (2010), đã
nghiên cứu về Tăng cường CSR đối với môi trường và người tiêu dùng Việt Nam và
đưa ra được những lợi ích của CSR về khía cạnh môi trường và người tiêu dùng, đồng
thời tác giả cũng đã đề cập sơ bộ về thực trạng việc thực hiện CSR đối với môi trường
và người tiêu dùng của các DN tại Việt Nam, đặc biệt nghiên cứu đã thống kê, so sánh
và cho thấy việc thực hiện CSR của các DNNN thực sự bài bản, khoa học và đạt hiệu
quả cao hơn so với các DN trong nước.
Phạm Văn Đức (2010), CSR ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
cấp bách. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung phân tích nội dung CSR, vai trò
của việc thực hiện CSR và một số vấn đề đặt ra trong việc thực thi CSR ở Việt Nam.
Trên cơ sở làm rõ những lợi ích to lớn từ việc thực hiện CSR và đánh giá khái quát
tình hình thực thi CSR ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao CSR.
Lê Thị Thu Thủy (2013), trong bài viết: "Thực hiện trách nhiệm xã hội - Lợi ích
đối với doanh nghiệp", bằng việc sử dụng phương pháp phân tích định tính để đánh giá
thực trạng thực hiện CSR theo mô hình Carroll, tác giả đã làm rõ những thách thức đối
với các DN Việt Nam khi thực hiện CSR và những lợi ích từ việc thực hiện CSR, từ đó
đưa ra một số gợi ý các giải pháp cơ bản để nâng cao ý thức thực hiện CSR tại Việt Nam.
2.1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc thực hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp
Lepoutre J. and Heene A. (2006), đã tiến hành điều tra tác động của quy mô
doanh nghiệp với CSR, tác giả đã tiến hành phân tích các quan điểm trên góc độ lý
luận và các nghiên cứu thực tiễn về ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến việc thực
thi CSR bao gồm: các đặc điểm về vấn đề (tình huống), các đặc điểm về cá nhân (giá
trị, các năng lực và hành động của chủ sở hữu - nhà quản trị), các đặc điểm về tổ chức
(các nguồn lực hữu hình và vô hình và cấu trúc tổ chức), các đặc điểm về bối cảnh
(điều kiện kinh tế, xã hội bên ngoài).
Chen X. (2009), với chủ đề, CSR ở Trung Quốc: Thách thức và ý thức, tác giả
đã thực hiện một cuộc khảo sát bằng phiếu điều tra tới 516 doanh nghiệp (bao gồm cả
doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước) và 1200 cá nhân trong cộng đồng
tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc để đánh giá mức độ nhận thức về CSR. Kết quả của
11
nghiên cứu cho thấy thực tiễn thực thi CSR tại Trung Quốc không chỉ bị tác động bởi
trình độ phát triển của quốc gia này mà liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan
chính phủ. Các tác giả cũng chỉ ra rằng để thúc đẩy CSR tại Trung Quốc thì cần phải
cải thiện hệ thống pháp lý và chức năng cưỡng chế của chính phủ và tăng cường sự
hiểu biết về CSR trong xã hội.
Lê Thanh Hà (2009), trong cuốn sách CSR trong bối cảnh Việt Nam gia nhập
WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả) đã đưa ra được những khái niệm, nguyên
tắc thực hiện CSR, đáng kể đến là những nguyên tắc về đảm bảo quyền con người: (1)
Các doanh nghiệp cần hỗ trợ và tôn trọng việc bảo vệ quyền con người đã được quốc tế
công nhận; (2) Các doanh nghiệp cần đảm bảo không liên quan đến việc xâm phạm các
quyền con người. Các nguyên tắc về tiêu chuẩn lao động: (3) Doanh nghiệp tôn trọng
quyền tự do hiệp hội và thừa nhận quyền thỏa ước lao động tập thể; (4) Loại bỏ tất cả
các hình thức lao động cưỡng bức hay bắt buộc; (5) Loại bỏ một cách hiệu quả lao động
trẻ em; (6) Loại bỏ việc phân biệt đối xử liên quan đến việc làm và nghề nghiệp.
Nguyễn Văn Thắng (2009), đã chỉ từ các kết quả phỏng vấn với lãnh đạo doanh
nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức phi chính phủ về CSR cho thấy, sức ép cạnh
tranh lớn, hệ thống giám sát cộng đồng còn yếu, cùng với nhận thức hạn chế của doanh
nghiệp về lợi ích lâu dài đang là thách thức lớn của việc thực thi CSR tại Việt Nam.
Hoàng Thị Thanh Hương, Đặng Thị Kim Thoa (2012), trong bài viết, "Trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp - Công cụ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh
nghiệp", các tác giả đã tiến hành tổng quan các nghiên cứu về CSR theo cách tiếp cận
chiến lược. Theo đó, CSR được coi là công cụ để giúp DN tạo dựng lợi thế cạnh tranh
bền vững. Từ các nghiên cứu trước đây, các tác giả cũng đã đưa ra một số hàm ý lý
thuyết đối với việc xây dựng chiến lược CSR trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Lê Chí Công (2016), tác giả đã nghiên cứu và tiến hành kiểm định mối quan hệ
giữa niềm tin về niềm tin thực thi CSR trong giải thích cam kết và ý định sử dụng sản
phẩm Yến Sào. Sử dụng mẫu nghiên cứu thuận tiện với 259 khách hàng địa phương đã
được thu thập. Kết hợp lý thuyết CSR với lý thuyết hành vi và áp dụng mô hình
phương trình cân bằng cấu trúc để đánh giá độ tin cậy, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ
của các thang đo cũng như kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình.
Kết quả chứng minh sự cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa niềm tin về thực thi
CSR trong việc giải thích cam kết và ý định sử dụng sản phẩm Yến Sào. Nghiên cứu
cung cấp thông tin thực sự hữu ích cho doanh nghiệp nhằm thực thi tốt hơn CSR góp
phần thúc đẩy ý định và cam kết sử dụng sản phẩm của khách hàng.
12
2.2. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người
lao động và ngành dệt may
2.2.1. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người
lao động
Trinh Khanh Ly (2006), đã xác định vai trò của các hiệp hội thương mại Việt
Nam trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là đối với những người
đang làm việc trong khu vực tư nhân. Nghiên cứu cũng đã phân tích quyền công đoàn
của người lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Cuộc nghiên cứu đã sử dụng
một phương pháp định tính của các phỏng vấn sâu của hai nhóm đối tượng: cán bộ
công đoàn và công nhân, cùng với một số phân tích dữ liệu và phương pháp quan sát
không có sự tham gia.
Compa (2008), đã nhấn mạnh đến trách nhiệm của công đoàn đối với quyền lợi
của người lao động đồng thời khẳng định quyền của các tổ chức công đoàn trong các
doanh nghiệp Trung Quốc. Tác giả đưa ra đề xuất: Chính phủ cần hỗ trợ cho các tổ
chức công đoàn, hiệp phát huy hết tính tự chủ của mình cũng như cần tạo lập một
không gian mới cho hoạt động công đoàn tạo quyền tự do dân chủ để các tổ chức công
đoàn có thể phát huy tốt nhất chức năng bảo trợ quyền lợi của người lao động.
Dương Thị Liễu (2008), tác giả đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của CSR trong
việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công tác quản trị nhân sự, đề cao lợi ích
của CSR trong việc gián tiếp hỗ trợ nhân viên, khuyến khích nhân viên làm việc, tự
chịu trách nhiệm trước công việc, tìm kiếm nơi làm việc lý tưởng. Thông qua thành
tựu từ việc thực hiện những công cụ, bộ nguyên tắc ứng xử của một số doanh nghiệp
trong lĩnh vực dệt may Việt Nam: Dệt may Thành Công, Hanosimex, càng khẳng định
việc thực hiện CSR sẽ cải thiện được mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các bên liên
quan đặc biệt là đối với người lao động.
Đặng Thị Hồng Hạnh (2009), trong đề tài cấp thành phố, Vận dụng tiêu chuẩn
SA 8000 vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà
Nội, tác đã dựa trên 09 tiêu chí liên quan trong bộ tiêu chuẩn SA8000: (1) Lao động trẻ
em; (2) Lao động cưỡng bức; (3) Sức khỏe và an toàn lao động; (4) Tự do hiệp hội và
quyền thương lượng tập thể; (5) Sự phân biệt đối xử; (6) Áp dụng kỷ luật; (7) Giờ làm
việc; (8) Tiền lương; (9) Hệ thống quản lý đánh giá thực trạng và khả năng ứng dụng
tiêu chuẩn SA 8000 tại các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong ngành dệt may
trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu điển hình tại Tổng công ty Đức Giang. Qua việc phân
tích thực trạng, tác giả đánh giá được những lợi ích từ việc áp dụng tiêu chuẩn SA
13
8000, từ đó đề xuất các giải pháp nhân rộng việc ứng dụng tiêu chuẩn SA 8000 đối với
doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong ngành dệt may tại Việt Nam trong giai đoạn
hội nhập kinh tế quốc tế.
Gond và cộng sự (2010), đã làm rõ ảnh hưởng của việc thực hiện CSR đối với
hành vi, thái độ của người lao động cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Harjanne (2010), đã phân tích tầm quan trọng của CSR đối với nhân viên tại
Mỹ, Anh, Đức và Phần Lan dựa trên mô hình lý thuyết của Donaldson and Preston
1995 (Stakeholder model of strategic management) và qua việc phân tích thực trạng
CSR tại tập đoàn Bayer, IBM, KesKo và các liên minh hợp tác xã.
Stawiski và cộng sự (2010), đã phân tích và chỉ ra được rằng việc nâng cao
nhận thức của nhân viên qua quá trình đào tạo sẽ làm cải thiện kỹ năng, sáng kiến của
nhân viên trong chiến lược phát triển doanh nghiệp, giúp cho hoạt động của nhân viên
hiệu quả hơn, khoa học hơn. Nghiên cứu cũng khẳng định việc đầu tư cho các sáng
kiến CSR của nhân viên sẽ tác động tích cực vào sự sẵn lòng tham gia vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, làm tăng năng suất, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Nguyễn Ngọc Thắng (2010) đã đề xuất quy trình hướng dẫn việc lồng ghép các
chính sách quản lý nguồn nhân lực với CSR đối với người lao động nhằm mục đích
thúc đẩy và tạo ra lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội, thông qua bảy bước cụ thể:
(1) Tầm nhìn về phát triển chiến lược CSR; (2) Xây dựng bảng quy tắc ứng xử nội bộ;
(3) Lồng ghép kế hoạch và tuyển dụng nhân sự với CSR; (4) Định hướng và lồng ghép
các chương trình đào tạo với CSR; (5) Lồng ghép chế độ lương và thưởng với CSR;
(6) Lồng ghép quản trị sự thay đổi với CSR; (7) Đo lường và đánh giá các chương
trình CSR.
Lee Y K. và cộng sự (2012), đã đi sâu vào nghiên cứu tác động của CSR về
chất lượng mối quan hệ và kết quả mối quan hệ: Quan điểm của các nhân viên dịch vụ.
Cụ thể hơn, nghiên cứu điều tra dựa trên vai trò của bốn tiêu chí của CSR đưới góc độ
kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện. Đây là những tiêu chí ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và nhân viên dịch vụ với hai
chuẩn mực là sự tin tưởng của người sử dụng lao động và mức độ hài lòng về công
việc của người lao động. Kết quả cho thấy CSR có tác dụng rất lớn trong việc xây
dựng và duy trì mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với nhân viên.
Lưu Trọng Tuấn và Lưu Thị Ngọc Bích (2013), đã khái quát thực trạng tranh
chấp lao động tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp giải quyết tranh chấp. Cũng
trong nghiên cứu này dựa vào các yếu tố thành phần của bộ tiêu chuẩn BSCI, các tác
14
giả nhấn mạnh việc thực hiện tốt các nội dung của BSCI sẽ làm tăng năng suất lao
động, giúp giảm chi phí và cải thiện điều kiện làm việc, ổn định nhân sự. Áp dụng
BSCI, đồng thời tuân thủ Bộ Luật Lao động sẽ giúp hạn chế thấp nhất những tranh
chấp về tiền công, giờ làm, điều kiện làm việc và giúp cho, cả người sử dụng lao động
và người lao động đều có lợi.
2.2.2. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với ngành
dệt may
Twose và Rao (2003), trên cơ sở tổng kết tình hình thực hiện CSR trong ngành
dệt may và da giầy của Việt Nam, tác giả đã chỉ ra rằng vai trò của chính phủ của các
nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam rất quan trọng trong việc thúc đẩy thực
hiện CSR trong các doanh nghiệp. Tác giả cũng đưa ra khuyến nghị với chính phủ các
quốc gia rằng: nên xem xét việc thực hiện CSR là một chiến lược để đạt được lợi thế
cạnh tranh quốc gia trên thương trường thế giới.
Yperen (2006), đã tổng quan các vấn đề liên quan đến CSR trong ngành công
nghiệp dệt may như là lợi ích của CSR đối với ngành dệt may, các tiêu chuẩn liên
quan tới CSR, CSR của các doanh nghiệp dệt may với môi trường, CSR của doanh
nghiệp đối với đối với người lao động và các vấn đề liên quan tới người lao động như,
chống phân biệt đối xử, cơ hội thăng tiến cho người lao động, vấn đề xử dụng lao động
trẻ em, những ràng buộc trong các hợp đồng lao động, vấn đề làm quá giờ quy định, vấn
đề về an toàn sức khỏe của người lao động. Nội dung của nghiên cứu này là cơ sở lý
luận quan trọng cho việc nghiên cứu CSR đối với người lao động trong ngành dệt may.
Đào Quang Vinh (2003), thông qua nghiên cứu 24 DN tại hai ngành dệt may và
da giầy, tác giả đã chỉ ra được nhờ việc thực hiện tốt CSR, doanh thu của các DN đã
tăng lên 25%, NSLĐ tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/ 1 lao động/ 1 năm, tỉ lệ hàng
xuất khẩu đã tăng từ 94% lên 97%. Ngoài lợi ích từ hiệu quả kinh tế, các DN còn có
lợi từ việc tạo dựng hình ảnh, uy tín đối với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của
người lao động, thu hút được lao động có năng lực chuyên môn cao.
Gupta và Hodges (2012), đã điều tra nhận thức của người tiêu dùng về CSR
trong ngành công nghiệp dệt may của Ấn Độ bằng phương pháp phỏng vấn sâu và
khẳng định tầm quan trọng của CSR trong việc ra quyết định trong ngành công nghiệp
dệt may của Ấn Độ.
Hoàng Thị Thanh Hương và Lê Công Hoa (2013), đã cho thấy sức ép đối với
DN về thực hiện chiến lược CSR ngày càng tăng. Trong ngành may, áp lực chủ yếu
đến từ khách hàng trong đó có các tập đoàn đa quốc gia. Điều này đòi hỏi các không
15
chỉ doanh nghiệp lớn mà các DNVVN cũng phải cân nhắc đầu tư chiến lược CSR. Các
tác giả đã nghiên cứu, xem xét bối cảnh của chiến lược CSR của DNNVV ngành may.
Sau đó, nghiên cứu một số khó khăn trở ngại trong việc đầu tư chiến lược CSR của các
DN này và đưa ra một số kết luận và khuyến nghị chính sách.
Nguyễn Phương Mai (2013), đã phân tích thực trạng thực hiện CSR tại công ty
Cổ phần May Đáp Cầu (Dagarco) trên 04 khía cạnh: các chính sách tại nơi làm việc,
các chính sách về thị trường, các chính sách về môi trường, các chính sách đối với
cộng đồng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đã đưa ra 03 đề xuất nhằm cải thiện
mức độ thực hiện CSR tại Dagarco đó là: cần thành lập đội chuyên trách về CSR, lập
kế hoạch chiến lược về CSR cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Dagarco, tạo
điều kiện để người lao động tham gia nhiều hơn vào các hoạt động CSR.
Hoàng Thị Thanh Hương (2015), đã nghiên cứu, phát triển các thang đo CSR
của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh ngành may Việt Nam. Thang đo này bao
gồm 5 nhóm nhân tố: trung tâm, cụ thể, chủ động, tự nguyện và công bố. Kết quả phân
tích cho thấy, yếu tố lãnh đạo doanh nghiệp, yếu tố môi trường nội bộ và môi trường
bên ngoài có ảnh hưởng thuận chiều đến CSR của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành
may. Nghiên cứu cũng cho rằng CSR của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành may
đang ở mức ứng phó, thụ động hơn là chiến lược. Ngoài ra, nghiên cứu đã đề xuất mô
hình PDCA để áp dụng chiến lược CSR tại các DNNVV ngành may Việt Nam. Mô
hình này cho phép liên kết CSR vào các chủ đề chiến lược của doanh nghiệp và mang
tính cải tiến liên tục.
Shen và các cộng sự (2015), đã chỉ ra hạn chế về tài chính là rào cản chính đối
với việc thực hiện CSR trong ngành công nghiệp dệt may của Ấn Độ, ngoài ra còn có
những rào cản từ việc thiếu nhận thức của khách hàng, thiếu các quy định và tiêu
chuẩn, thiếu cam kết của quản lý cấp và thiếu kiểm toán xã hội.
Ngoài những nghiên cứu về CSR được công bố chính thức kể trên, có một số
bài viết về CSR cũng được đăng tải trên các tạp chí điện tử, diễn đàn về CSR. Các bài
viết chủ yếu hướng đến việc làm rõ phạm trù CSR và chỉ ra những lợi ích của CSR đối
với doanh nghiệp ở góc độ lý luận.
2.3. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án
Tổng kết từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, các nghiên cứu về CSR rất đa
dạng, phong phú về nội dung và cách tiếp cận. Các công trình nghiên cứu đều đã làm
rõ cơ sở lý thuyết cho việc thực thi CSR trong doanh nghiệp như một giải pháp chiến
lược nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Cụ thể hơn nữa,
16
một số nghiên cứu về tác động của CSR đến các mối quan hệ trong doanh nghiệp, về
môi trường, xã hội, người lao động, người tiêu dùng,... và cũng đã có những nội dung
phân tích được nhu cầu của người lao động đối với CSR cũng như việc các doanh
nghiệp giải quyết vấn đề CSR đối với người lao động, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng
của việc thực hiện CSR tới thái độ, hành vi của người lao động,... Tuy nhiên, dường
như không có nhiều các nghiên cứu lượng hoá mối quan hệ giữa CSR đối với người
lao động và đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào trong việc xây dựng những thang đo
nhằm đánh giá, xem xét mối quan hệ giữa thực hiện CSR đối với sự hài lòng, tin tưởng
và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. Đây
cũng chính là "khoảng trống" trong các nghiên cứu. Do vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn
chính là mảng nghiên cứu tiềm năng nhằm bổ sung thêm cơ sở lý luận cũng như thực
tiễn về CSR đối với người lao động.
Mặt khác, tại Việt Nam hiện nay, CSR vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được
hiểu theo nhiều cách khác nhau, chưa có sự thống nhất nên việc thực hiện trách nhiệm
xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam còn khá nhiều bất cập và lúng túng. Các công
trình nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu vẫn là các báo cáo, các bài viết tổng quan về lý
thuyết, chưa thực sự có được nhiều nghiên cứu chuyên sâu riêng về CSR đối với người
lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. Chính vì những lí do này, đề
tài nghiên cứu dự kiến sẽ đóng góp thêm những cơ sở lý luận về CSR đối với người
lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam và mang lại những giá trị thực
tiễn giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tham khảo để nâng cao hiệu quả của việc
thực hiện CSR đối với người lao động, cũng như trong quá trình hoạch định các chiến
lược kinh doanh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Từ những khoảng trống trên
ta có thể rút ra kết luận:
(1) Đã có một số nghiên cứu về CSR nhưng tập trung về hướng nghiên cứu
tổng quát, đi sâu vào lý thuyết về CSR.
(2) Các công bố nghiên cứu CSR về góc độ người lao động còn hạn chế.
(3) Chưa có khung phân tích, mô hình nghiên cứu cụ thể về CSR đối với người
lao động tại Việt Nam cũng như cụ thể trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.
(4) Chưa có nghiên cứu nào trong việc xây dựng những thang đo nhằm đánh
giá, xem xét mối quan hệ giữa thực hiện CSR đối với sự hài lòng, tin tưởng và cam kết
của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.
Do đó, nghiên cứu về CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt
may tại Việt Nam là một nghiên cứu cần thiết, có điểm mới.