Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Kiểm toán chất thải chăn nuôi gà quy mô trang trại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 53 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƢỜNG
---------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“KIỂM TOÁN CHẤT THẢI TẠI TRANG TRẠI CHĂN
NUÔI GÀ XÃ NGỌC THANH, THỊ XÃ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC”

Hà Nội – 2017
i


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƢỜNG
---------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“KIỂM TOÁN CHẤT THẢI TẠI TRANG TRẠI CHĂN
NUÔI GÀ XÃ NGỌC THANH, THỊ XÃ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC”

Ngƣời thực hiện: Nguyễn Giang Nam
Khóa: 58
Ngành: Môi trƣờng
Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S Cao Trƣờng Sơn


Hà Nội – 2017

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
ThS. Cao Trường Sơn, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Báo
cáo tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Môi trường, Trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những
năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không
chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí
báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn các cấp chính quyền địa phương và gia đình
bác Lê Văn Đạo – chủ trại gà xã Ngọc Thanh, thi xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại trang trại.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc gia đình chủ trang trại luôn dồi dào
sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Giang Nam

iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. iii
MỤC LỤC .........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ....................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................vii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................... viii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 3
1.1.

Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam....................................................... 3

1.2.

Ảnh hƣởng của chất thải chăn nuôi đến môi trƣờng.............................. 6

1.2.1. Hiện trạng chất thải chăn nuôi ............................................................... 6
1.2.2. Ảnh hƣởng của chất thải chăn nuôi đến con ngƣời và môi trƣờng ..... 10
1.3.

Tổng quan về kiểm toán chất thải ........................................................ 13

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 17
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 17
2.1.

Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 17

2.2.


Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 17

2.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 17

2.4.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 17

2.5.

Phƣơng pháp tiếp cận .......................................................................... 19

2.6.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 20

Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 26
3.1. Đặc điểm trang trại chăn nuôi gà ............................................................. 26
3.1.1. Quy mô trang trại ................................................................................ 26
3.1.2. Đặc điểm chuồng trại .......................................................................... 27

iv


3.1.3. Biến động số lƣợng gà ........................................................................ 28
3.2.

Quy trình chăn nuôi gà ........................................................................ 29


3.2.1. Các yếu tố đầu vào .............................................................................. 29
3.2.2. Quy trình chăn nuôi ............................................................................ 31
3.2.3. Các yếu tố đầu ra................................................................................. 31
3.2.4. Sơ đồ dòng chăn nuôi gà ..................................................................... 32
3.3.

Các loại chất thải phát sinh ................................................................. 33

3.3.1. Nguyên nhân và tính chất dòng thải ................................................... 33
3.3.2. Quản lý chất thải chăn nuôi ................................................................ 37
3.4.

Đề xuất giải pháp ............................................................................... 38

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 42
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 44

v


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Số trang trại chăn nuôi nƣớc ta phân theo khu vực năm 2015 (đơn
vị tính: trang trại)............................................................................................... 4
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu kinh tế mô hình nuôi gà thả vƣờn bán công nghiệp vụ
cuối năm 2010 ................................................................................................... 6
Bảng 1.3: Khối lƣợng chất thải rắn đối với từng loại vật nuôi, năm 2016 ....... 7
Bảng 1.4: Lƣợng phân gia súc, gia cầm thải ra hàng ngày tính trên % ............ 7
Bảng 1.5: Ảnh hƣởng của NH3 đến sức khỏe con ngƣời ............................... 11

Bảng 2.1: Bảng thể hiện số lƣợng gà tại trang trại và số lƣợng theo dõi........ 21
Bảng 2.2: Bảng thể hiện các yếu tố đầu vào tại trang trại chăn nuôi gà ......... 21
Bảng 2.3: Bảng thể hiện các yếu tố đầu ra tại trang trại chăn nuôi gà............ 22
Bảng 2.4: Bảng thể hiện các thông số phân tích đối với phân thải ................. 24
Bảng 2.5: Bảng thể hiện các thông số phân tích đối với nƣớc thải ................ 25
Bảng 3.1.: Đặc điểm chuồng trại chăn nuôi .................................................... 27
Bảng 3.2: Khẩu phần ăn đối với từng loại gà tại thời điểm theo dõi .............. 29
Bảng 3.3: Các yếu tố đầu vào đối với từng giai đoạn gà tại thời điểm........... 30
Bảng 3.4 : Các chỉ tiêu môi trƣờng đối với từng loại gà ................................ 34
Bảng 3.5: Chất lƣợng nƣớc rửa chuồng tại trang trại nghiên cứu .................. 35
Bảng 3.6: Lƣợng phát sinh chất thải tại trang trại nghiên cứu........................ 37
Bảng 3.7: Chỉ tiêu sinh học trong phế thải chăn nuôi gà ................................ 38
Bảng 3.8: Các biện pháp giảm thiểu và kiểm soát nguồn thải cho ................. 39

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Biến động số lƣợng đàn gia cầm nói chung và đàn gà nói riêng
trong giai đoạn 2008 – 2016.............................................................................. 3
Hình 1.2: Sự phân bố đàn gà theo khu vực ở nƣớc ta ....................................... 5
Hình 1.3: Quy trình kiểm toán chất thải.......................................................... 14
Hình 2.1: Bản đồ hành chính xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc ................................................................................................................. 18
Hình 2.2: Phƣơng pháp tiếp cận ...................................................................... 20
Hình 3.1: Tỷ lệ sử dụng đất trong chăn nuôi tại trang trại .............................. 26
Hình 3.2: Sơ đồ tổng thể khu chăn nuôi.......................................................... 27
Hình 3.3: Biến động số lƣợng đàn gà cùng kì năm 2016, 2017 ..................... 28
Hình 3.4: Quy trình chăn nuôi gà tại địa điểm nghiên cứu ............................. 31
Hình 3.5: Sơ đồ dòng chăn nuôi gà tại địa điểm nghiên cứu .......................... 32

Hình 3.6: Sơ đồ nguyên nhân phát sinh dòng thải trên quy trình ................... 33
Hình 3.7 : Sơ đồ các khí sinh ra trong quá trình phân hủy chất thải chăn nuôi
......................................................................................................................... 36
Hình 3.8: Một số hình ảnh môi trƣờng quanh khu vực chăn nuôi .................. 37

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT
Bộ NN & PTNT

: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

BOD

: Biochemical Oxygen Demand
(chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa)

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

COD

: Chemical Oxygen Demand (chỉ số nhu cầu oxy hóa học)


ĐTM

: Đánh giá tác động môi trƣờng

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

KTCT

: Kiểm toán chất thải

KTMT

: Kiểm toán môi trƣờng

OC

: Thành phần Cacbon có trong chất hữu cơ của đất

OM

: Hàm lƣợng chất hữu cơ

TN


: Nito tổng số

TP

: Photpho tổng số

TSS

: Turbidity & suspendid solids (Tổng rắn lơ lửng)

viii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên quy trình chăn nuôi gà với mục
đích kiểm tra quy trình chăn nuôi, xác định nguồn thải và khối lƣợng chất
thải, tính toán cân bằng vật chất, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu
phát sinh chất thải ra môi trƣờng.
Tiến hành theo dõi, định mức các yếu tố đầu vào – đầu ra trên quy trình
chăn nuôi gà ứng với 3 giai đoạn gà ở trang trại gồm: 1 – 21 ngày tuổi, 22 –
45 ngày tuổi và trên 45 ngày tuổi. Cân lƣợng thức ăn, đo lƣợng nƣớc uống,
xác định lƣợng điện tiêu thụ và cân lƣợng phân thải ra đƣợc thực hiện hàng
ngày trong khoảng thời gian một tháng.
Từ những số liệu theo dõi và thu thập đƣợc thức ăn sử dụng bao gồm
cám công nghiệp, cám đậm đặc, cám ngô và cám gạo với lƣợng tiêu thụ thức
ăn trung bình là 62,95 g/con/ngày. Lƣợng điện tiêu thụ của trang trại là 38,67
KWh/ngày, lƣợng nƣớc tiêu thụ trung bình là 686,67 lít/ngày và dịch vụ thú y
là 3 triệu đồng/1000 gà. Cùng với đó là lƣợng phân thải trong cả vòng đời gà
là 5,94 kg và cho cả trang trại là 83160 kg/thời vụ.
Áp dụng các biện pháp nhƣ thiết lập lại chế dộ ăn, tăng cƣờng tần suất

thu gom phân, thay đổi thiết bị rửa chuồng là các biện pháp chính giúp giảm
thiểu chất thải và tránh gây ô nhiễm môi trƣờng.

ix


MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài
Theo Bộ NN & PTNT năm 2016 đàn gia cầm của cả nƣớc có khoảng
361,72 triệu con với lƣợng chất thải ra môi trƣờng rất lớn. Hằng năm, tổng đàn
gia súc, gia cầm ở nƣớc ta thải vào môi trƣờng hơn 85 triệu tấn chất thải rắn với
khối lƣợng chất thải rắn của một số vật nuôi chính thải ra năm 2010 là 85,3 triệu
tấn, năm 2011 là 83,67 triệu tấn và 80,97 triệu tấn năm 2012 nhƣng chỉ 40% số
chất thải này đƣợc xử lý, còn lại đƣợc xả thẳng trực tiếp ra môi trƣờng. Do vậy,
việc xử lý chất thải chăn nuôi trƣớc khi thải ra môi trƣờng hay sử dụng trong
canh tác nông nghiệp ngày càng đƣợc nhà nƣớc và cộng đồng quan tâm.
Công tác quản lý chất thải ở các cơ sở sản xuất mới chỉ tập trung vào xử
lý ở “cuối đƣờng ống”, mà chƣa chú trọng đến các giải pháp phòng ngừa, ngăn
chặn tại nguồn. Một trong những công cụ để kiểm soát, giảm thiểu phát sinh
chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng trong các cơ sở sản xuất là kiểm toán chất thải
(KTCT). KTCT bao gồm rà soát, kiểm tra các quá trình sản xuất, xác định nguồn
thải và khối lƣợng chất thải, tính toán cân bằng vật chất, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải ra môi trƣờng. Ở Việt Nam hiện nay,
KTCT chỉ dừng lại ở các vấn đề tổng quát mà chƣa đi sâu vào các lĩnh vực cụ
thể, việc áp dụng KTCT trong các cơ sở sản xuất cũng chỉ dừng lại ở một vài dự
án thí điểm. Chính vì thế, việc áp dụng các quy trình trong KTCT nhằm phòng
ngừa và giảm thiểu chất thải trong chăn nuôi là hết sức cần thiết.
Với lợi thế về điều kiện đất đai, địa hình trung du đồi núi thấp, Phúc Yên
có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại. Theo Báo cáo
Thống kê hằng năm, trên địa bàn thị xã Phúc Yên hiện nay có trên 60 trang trại,

trong đó có 15 trang trại gia cầm (mỗi trang trại có số lƣợng hàng nghìn con),
chủ yếu là gà công nghiệp, gà ta, gà lai chọi. Các trang trại chủ yếu nằm trong
khu dân cƣ, vì vậy, gây ô nhiễm môi trƣờng cho ngƣời dân.

1


Từ những lí do trên, tôi thực hiện đề tài : “Kiểm toán chất thải tại trang
trại chăn nuôi gà xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”
 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu quy trình chăn nuôi gà tại trang trại gà xã Ngọc Thanh, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xác định các loại chất thải phát sinh trong quy trình chăn nuôi gà.
- Đƣa ra các biện pháp giảm thiểu chất thải cho quy trình chăn nuôi gà.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam
Chăn nuôi gia cầm bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ khoảng 3.000 đến

3.500 năm trƣớc và là nghề truyền thống lâu đời đối với hầu hết ngƣời dân.
Trong những năm 2008 đến 2011 đàn gia cầm nói chung và đàn gà nói
riêng liên tục tăng lên, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân là 8,66%/năm đối với
gia cầm và 10,39%/năm đối với gà. Đến năm 2012, chăn nuôi gia súc, gia cầm
gặp khó khăn do giá thịt giảm, chi phí đầu vào tăng cao và khó khăn về vốn nên

chăn nuôi của các hộ và các doanh nghiệp cũng nhƣ trang trại bị ảnh hƣởng.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2012, đàn gia cầm có 308,5
triệu con, giảm 4,4% so với thời điểm 01/10/2011, trong đó đàn gà 223,7 triệu
con, giảm 3,86%. Dịch cúm gia cầm diễn ra ở Tuyên Quang, Thái Bình, Hòa
Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi (Tổng cục Thống kê).
400000

Đơn vị tính: 1000 con

350000
300000
250000
200000

số lƣợng gia cầm

150000

số lƣợng gà

100000
50000
0
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Hình 1.1: Biến động số lƣợng đàn gia cầm nói chung và đàn gà nói riêng
trong giai đoạn 2008 – 2016
3



Trong 5 năm trở lại đây dịch cúm gia cầm đã đƣợc kiểm soát và quan tâm
tốt hơn nên số lƣợng đàn gia cầm liên tục tăng lên, nếu năm 2012 đàn gia cầm cả
nƣớc có 308,5 triệu con thì đến cùng kỳ năm 2016 là 361,7 triệu con, tăng
khoảng 53,2 triệu con và đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân là 3,83%/năm; trong
đó đàn gà tăng khoảng 53,4 triệu con, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân là
5,2%/năm. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm còn chƣa bền vững ngoài nguyên nhân
do dịch bệnh có thể xảy ra thì giá cả thị trƣờng biến động khó lƣờng cũng là
nguyên nhân chính khiến các cơ sở chăn nuôi thua lỗ dẫn đến thu hẹp quy mô
chăn nuôi. Tính đến năm 2016, đàn gà đã chiếm khoảng 77% tổng đàn gia cầm
(Tổng cục Thống kê).
Trong số các loại hình trang trại đang đƣợc áp dụng tại nƣớc ta, trang trại
chăn nuôi chiếm khoảng 51% (Tổng cục Thống kê, 2015). Trong đó, chăn nuôi
nhiều nhất là ở các vùng nhƣ Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và Bắc
Trung Bộ; riêng Đồng bằng Sông Hồng chiếm 39,8% tổng số trang trại cả nƣớc.
Bảng 1.1: Số trang trại chăn nuôi nƣớc ta phân theo khu vực năm 2015
(đơn vị tính: trang trại)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Khu vực

Số trang trại

ĐBSH
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL

5998

1327
1390
907
3886
1560

Cả nƣớc

15068

Ở nƣớc ta gà đƣợc nuôi nhiều nhất là ở các khu vực Đồng Bằng Sông
Hồng, Miền núi và trung du phía Bắc và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
4


Trung, ba vùng này chiếm khoảng từ 69 đến 73% tổng đàn gà cả nƣớc. Tuy
nhiên, đàn gà ở các vùng này đang có xu hƣớng giảm xuống, đặc biệt là vùng
Miền núi và trung du phía Bắc. Vùng Đông Nam Bộ chỉ chiếm khoảng 10%
trong tổng đàn gà cả nƣớc, nhƣng số lƣợng đàn gà ở vùng này đang có xu hƣớng
tăng lên (Tổng cục Thống kê).
Tính đến năm 2016, Đồng bằng sông Hồng vẫn là khu vực nuôi nhiều gà
nhất. Ở vùng này gà đƣợc nuôi nhiều nhất ở các Hà Nội với số lƣợng gà chiếm
gần 25% tổng đàn gà trong khu vực, tiếp theo là các tỉnh Hải Dƣơng, Thái Bình
và Vĩnh Phúc, mỗi tỉnh chiếm khoảng 12% (Tổng cục Thống kê, 2016).
ĐBSCL
13%

Đông
Nam
TâyBộ

9%
Nguyên
5%
BTB và
Duyên
hải
miền
Trung
21%

Năm 2010
ĐBSH
26%

Miền
núi và
trung
du phía
Bắc
26%

Năm 2016
ĐBSCL
13%
Đông
Nam Bộ
Tây
13%
Nguyên
5%

BTB và
Duyên
hải miền
Trung
20%

ĐBSH
26%

Miền
núi và
trung du
phía Bắc
23%

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010, 2016
Hình 1.2: Sự phân bố đàn gà theo khu vực ở nƣớc ta
Trong ngành chăn nuôi, gia cầm là vật nuôi quan trọng thứ hai sau lợn
nhƣng là vật nuôi phổ biến của mọi ngƣời dân, ở vùng nông thôn có đến 80% số
hộ là có chăn nuôi gia cầm. Trong chăn nuôi gia cầm, gà là vật nuôi chủ yếu,
đàn gà chiếm khoảng 75% tổng số lƣợng đàn gia cầm và hàng năm cung cấp
khoảng 350 - 450 ngàn tấn thịt (Hiệp hội chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, 2009).

5


Bảng 1.2: Các chỉ tiêu kinh tế mô hình nuôi gà thả vƣờn bán công nghiệp
vụ cuối năm 2010
TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Khoản mục
Đơn vị tính Giá trị
Chi phí chƣa có lao động nhà
Đồng/kg
53.185
Chi phí lao động nhà
Đồng/kg
4.459
Tổng chi phí [(1) + (2)]
Đồng/kg
57.644
Doanh thu
Đồng/kg
59.848
Thu nhập [(4) - (1)]
Đồng/kg
6.663
Lợi nhuận [(4) - (3)]

Đồng/kg
2.204
Thu nhập/Chi phí chƣa lao động nhà
Lần
0,125
Thu nhập/Chi phí lao động nhà
Lần
1,494
Thu nhập/Doanh thu
Lần
0,111
Lợi nhuận/Chi phí có lao động nhà
Lần
0,038
Lợi nhuận/Chi phí lao động nhà
Lần
0,494
Lợi nhuận/Thu nhập
Lần
0,037
(Nguồn: Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011)
Nhƣ vậy, mức chi phí trung bình để tạo ra 1 kg gà thịt là 57.644,51 đồng

thì nông hộ thu đƣợc mức lợi nhuận là 2.203,41 đồng/kg/vụ (Nguyễn Quốc Nghi
và cộng sự, 2011). Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao nên
các nguồn lực nhƣ đất đai, lao động, vốn... thƣờng không đƣợc sử dụng thƣờng
xuyên nên hoạt động chăn nuôi trong đó có chăn nuôi gà thịt là một trong những
cách thức khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực này, khắc phục
tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp
thƣờng tạo ra nhiều sản phẩm phụ, những sản phẩm phụ này có giá trị kinh tế

thấp và khó tiêu thụ bên ngoài nhƣng lại là nguồn thức ăn tốt cho chăn nuôi gà
thịt và tạo ra nguồn thu nhập đáng kể vào cuối chu kỳ sản xuất.
1.2.

Ảnh hƣởng của chất thải chăn nuôi đến môi trƣờng

1.2.1. Hiện trạng chất thải chăn nuôi
Theo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (2016), nƣớc ta có khoảng trên
361,7 triệu con gia cầm cùng với đó là lƣợng chất thải ra môi trƣờng rất lớn.
Hàng năm, tổng lƣợng chất thải rắn của đàn gia súc, gia cầm cả nƣớc khoảng
6


hơn 85 triệu tấn. Khối lƣợng chất thải rắn của một số vật nuôi chính thải ra trong
năm 2010 là 85,3 triệu tấn; năm 2011 là 83,67 triệu tấn và năm 2012 là 80,97
triệu tấn. Trong số đó có khoảng 40% chất thải này đƣợc xử lý, còn lại đƣợc xả
trực tiếp ra môi trƣờng.
Bảng 1.3: Khối lƣợng chất thải rắn đối với từng loại vật nuôi, năm 2016
Tổng số
TT

Tổng chất thải

Loại vật

đầu con

Chất thải rắn bình

nuôi


năm 2016

quân (kg/con/ngày)

(triệu con)

rắn/năm (triệu
tấn)

1



5,496

10

20,06

2

Trâu

2,519

15

13,79


3

Lợn

29,07

2,5

26,53

4

Gia cầm

361,72

0,2

26,41

5

Dê, cừu

2,14

1,5

1,17


6

Ngựa

0,054

4

0,08

7

Hƣơu

0,055

2,5

0,05

Tổng cộng

88,09
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2016

Bảng 1.4: Lƣợng phân gia súc, gia cầm thải ra hàng ngày tính trên %
khối lƣợng cơ thể
Loại gia súc

Tỷ lệ % phân so với khối lƣợng cơ thể


Bò sữa

6-8

Bò thịt

7-8

Lợn

5-8

Gà, vịt

5
Nguồn: Lochr, 1984
7


Khối lƣợng chất thải chăn nuôi tùy thuộc vào giống, độ tuổi, giai đoạn phát
triển, khẩu phần thức ăn và thể trọng gia súc và gia cầm.
Theo đó, gà, vịt có lƣợng phân thải ra hằng ngày khoảng 5 % phân so với
khối lƣợng cơ thể. Bò sữa và bò thịt có lƣợng phân thải là từ 6 – 8 % phân so với
khối lƣợng cơ thể, còn ở lợn là khoảng 6,5 %.
Gerber và cs. (2005) tóm tắt một số tác động chính tiềm ẩn của việc chăn
nuôi gia súc lên đất và tài nguyên nƣớc:
 Sự phú dƣỡng của nƣớc mặt do các chất hữu cơ và chất dinh dƣỡng thông
qua nƣớc thải từ quá trình sản xuất, dòng chảy hoặc rò rỉ từ các cơ sở lƣu
giữ và xử lý - Ảnh hƣởng đến hệ sinh thái thủy sinh và chất lƣợng nƣớc

uống.
 Sự rửa trôi của nitrat và sự lây lan của mầm bệnh đối với nƣớc ngầm - ảnh
hƣởng đến chất lƣợng nƣớc uống.


Tích tụ chất dinh dƣỡng và các yếu tố khác trong đất do việc sử dụng liên
tục lƣợng phân dƣ thừa.

 Tác động của chất ô nhiễm lên các hệ sinh thái nhạy cảm với chất dinh
dƣỡng dẫn đến tổn thất đa dạng sinh học. Trong hầu hết các trƣờng hợp,
những thay đổi cơ cấu trong hệ thống sản xuất có tác động tiêu cực đến
thực tiễn quản lý phân bón. Đặc biệt, sự tăng trƣởng về quy mô sản xuất
và sự tập trung về địa lý trong vùng lân cận khu vực thành thị gây ra sự
mất cân bằng về đất đai vật nuôi, cản trở các lựa chọn xử lý phân thải.
Nồng độ nitơ trong môi trƣờng quá cao dẫn tới nhiều tác động (Erisman và
cộng sự, 2001, De Vries và cộng sự, 2003) bao gồm:
 Giảm sự đa dạng loài và axit hoá đất phi nông nghiệp do sự lắng đọng
nitơ liên quan đến Ammonia và phát thải nitơ oxit

8


 Sự phú dƣỡng của nƣớc mặt, bao gồm sự tăng trƣởng của tảo biển và
giảm sự đa dạng tự nhiên do sự tràn ngập nitơ từ đất nông nghiệp.
 Ô nhiễm nƣớc ngầm do rửa trôi nitrat từ đất nông nghiệp và đất phi nông
nghiệp.


Phát thải khí nhà kính dƣới dạng oxit nitơ.
Ô nhiễm nitơ đã đƣợc xác định là gây nguy hiểm cho chất lƣợng đất và


nƣớc. Những rủi ro này liên quan đến hàm lƣợng nitrat cao.
Đồng thời, sự phát triển nhanh chóng của sản xuất gia cầm thâm canh ở
nhiều nơi trên thế giới đã tạo ra sự mất cân bằng phốt pho trong khu vực và địa
phƣơng (Gerber và cs, 2005). Việc sử dụng phân đã dẫn đến việc sử dụng phốt
pho nhiều hơn cây trồng đòi hỏi, và tăng khả năng mất photpho trong dòng chảy
bề mặt. Tình trạng này càng trầm trọng hơn bởi việc quản lý phân bón là dựa
vào nitơ. Khi phân chuồng đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu nitơ của hầu hết
các vụ mùa, một sự hình thành đáng kể phốt pho xảy ra trong đất (Burton and
Turner, 2003, Sharpley, 1998). Các vấn đề môi trƣờng liên quan đến sự mất mát
phốt pho từ đất có thể có những tác động đáng kể lên trang trại đối với chất
lƣợng nƣớc. Trong một số trƣờng hợp, những tác động này đƣợc thể hiện rõ rệt
cách khu vực nơi có sự thất thoát phốt pho trong xói mòn đất và dòng chảy ban
đầu (Sharpley, 1998). Quá nhiều phốt pho vào trong một phần nƣớc sẽ dẫn đến
sự tăng trƣởng của thực vật, thay đổi giống cây, biến màu, thay đổi độ pH và sự
suy giảm oxy do sự phân hủy của thực vật. Sự giảm lƣợng oxy hòa tan trong
nƣớc mặt có những ảnh hƣởng xấu đến quần thể cá (Ferket và cs 2002). Nói
chung, 80% lƣợng phốt pho chứa trong thức ăn chăn nuôi sau đó đƣợc bài tiết ra
(Burton và Turner, 2003). Các tác nhân gây bệnh chủ yếu lây truyền qua chất
thải động vật không đƣợc xử lý. Phân chuồng tái chế là cách giảm chi phí hiệu
quả trong môi trƣờng và ô nhiễm các hệ thống nƣớc. Tuy nhiên, việc tái chế
phải đƣợc kiểm soát cẩn thận để tránh chuyển các mầm bệnh vào chuỗi thức ăn
của con ngƣời.
9


Sự bài tiết hormon từ gia cầm đã đƣợc biết đến nhƣ là một nguyên nhân
có thể gây rối loạn nội tiết trong động vật hoang dã. Chất gây rối loạn nội tiết là
một nhóm các hợp chất (tổng hợp hoặc tự nhiên xảy ra), đƣợc cho là có tác dụng
phụ ở động vật. Chúng ảnh hƣởng đến sinh vật chủ yếu bằng cách liên kết với

thụ thể hormon và làm gián đoạn hệ thống nội tiết. Các hóa chất gây rối loạn nội
tiết (EDCs) bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các hóa chất khác tƣơng tác
với hệ thống nội tiết (University of Maryland, 2006). Các nguồn EDC trong giai
đoạn sản xuất bao gồm các chất gây ô nhiễm trong rác thải và từ các loại ngũ
cốc đƣợc sử dụng làm thức ăn.
1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến con người và môi trường
Phân chuồng gia cầm chứa một lƣợng đáng kể các chất dinh dƣỡng nhƣ
nitơ, phốt pho và các chất bài tiết khác nhƣ kháng sinh, mầm bệnh và kim loại
nặng đƣợc đƣa vào thức ăn (Steinfeld và cộng sự, FAO, 2006b). Việc lọc và trôi
các chất này có khả năng gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm.
- Chất dinh dƣỡng
Động vật nuôi trong các hệ thống sản xuất thâm canh sử dụng một lƣợng
đáng kể protein và các chất có chứa nitơ khác trong khẩu phần ăn của chúng.
Việc chuyển đổi Nitơ trong chế độ ăn vào các sản phẩm động vật là tƣơng đối
không hiệu quả; 50 đến 80 % nitơ đƣợc bài tiết ra (Arogo và cộng sự, 2001). Nitơ
đƣợc bài tiết trong cả hợp chất hữu cơ và vô cơ. Sự thải ra nitơ từ phân có bốn dạng
chính: amoniac (NH3), dinitrogen (N2), oxit nitơ (N2O) và nitrat (NO3-).
Ammoniac (NH3) có trong khí, trƣớc hết là từ sự phân hủy và bốc hơi của
các chất thải vật nuôi. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, sử dụng
phân bón) đã đƣợc xác định là các nguồn lớn thải khí NH3 ra môi trƣờng. Số
lƣợng của đàn vật nuôi đã và đang tăng đáng kể, cũng tƣơng tự là sự phát thải
của NH3 từ phân bón nitơ (Sutton và cs 1993). Sự gia tăng mạnh nhất gây ra bởi
nhóm vật nuôi lợn và gia cầm. Trong các hoạt động chăn nuôi, sự thải NH3 vào
10


môi trƣờng trƣớc hết là từ chuồng trại, nuôi vỗ béo mở (hở), chế biến và giữ trữ
phân, sử dụng phân bón trên đất,….
Bảng 1.5: Ảnh hƣởng của NH3 đến sức khỏe con ngƣời
Nồng độ/Thời gian


Tác hại

10.000 ppm

Gây chết ngƣời.

5.000 - 10.000 ppm

Viêm phế quản hóa chất, tích tụ chất dịch trong phổi,
bỏng hóa chất của da và có khả năng gây tử vong nhanh
chóng.

700-1700 ppm

Ho, co thắt phế quản, đau ngực cùng với kích ứng mắt
nghiêm trọng và chảy nƣớc mắt.

500 ppm trong 30 phút

Kích ứng đƣờng hô hấp, chảy nƣớc mắt.

134 ppm trong 5 phút

Kích ứng mắt, kích ứng mũi, ngứa họng, rát ngực.

140 ppm trong 2 giờ

Kích ứng nặng, cần phải rời khỏi khu vực tiếp xúc.


100 ppm trong 2 giờ

Khó chịu ở mắt và kích thích họng.

50-80 ppm trong 2 giờ

Thay đổi ở mắt và kích thích họng.

20-50 ppm

Khó chịu nhẹ.
Nguồn : Baker và Ctv ,1996

Phốt pho là một yếu tố cần thiết cho sự phát triển của động vật. Không
giống nhƣ nitơ, photpho tƣơng đối ổn định khi gắn với các hạt đất và không
chảy qua đất xuống nƣớc ngầm, nó không gây bất kỳ rủi ro môi trƣờng ngoại trừ
nhƣ một chất dinh dƣỡng; Nó hạn chế hoạt động sinh học trong các nguồn nƣớc
và tích tụ trong đất khi sử dụng quá mức. Phốt pho phát ra từ phân là một dạng
chính: Phốt phát (P2O5).
- Ô nhiễm do kim loại nặng trong chất thải chăn nuôi gây ra

11


Phân chuồng có chứa một lƣợng đáng kể kim loại độc hại nhƣ arsenic, đồng
và kẽm (Bolan et al, 2004). Các phần tử này có thể trở nên độc hại đối với thực
vật, có thể ảnh hƣởng bất lợi đến sinh vật ăn những cây này và có thể xâm nhập
vào các hệ thống nƣớc thông qua việc thoát và rửa bề mặt (Gupta và Charles,
1999). Các chất này đƣợc đƣa vào chế độ ăn của gia cầm vô tình thông qua các
thức ăn bị ô nhiễm hoặc là chủ động nhƣ các chất phụ gia thức ăn dùng để cung

cấp cho vật nuôi với tỷ lệ lớn hơn nhƣ thuốc thú y hoặc chất kích thích tăng
trƣởng.
Ở Việt Nam hiện nay, tổng khối lƣợng chất thải chăn nuôi bình quân khoảng
73 triệu tấn/năm, trong đó chất thải chăn nuôi lợn chiếm khoảng 24,38 triệu
tấn/năm tƣơng đƣơng 33,4% (Xuân Kỳ, 2009). Đồng (Cu) và kẽm (Zn) tồn dƣ
trong chất thải chăn nuôi là hai trong nhiều yếu tố gây ô nhiễm kim loại nặng
đối với đất. Việc bổ sung oxid kẽm (ZnO) với hàm lƣợng quá cao trong thức ăn
cho lợn so với quy định để phòng ngừa tiêu chảy là nguyên nhân cơ bản dẫn đến
tình trạng này.
- Dƣ lƣợng thuốc
Các thuốc kháng khuẩn đƣợc tiêm cho gia cầm vì lý do điều trị hoặc để
phòng ngừa bệnh (dự phòng). Với liều lƣợng thấp (các liều thuốc kháng khuẩn),
các thuốc kháng khuẩn đƣợc sử dụng làm phụ gia thức ăn để tăng tốc độ tăng
trƣởng và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn (Cam-pagnolo và cộng sự, 2002,
Steinfeld và cộng sự, FAO, 2006b). Không phân biệt liều lƣợng, khoảng 75%
các chất kháng khuẩn đƣợc tiêm cho gia cầm có thể đƣợc thải ra môi trƣờng
(Addison, 1984). Các bằng chứng gần đây cho thấy sự tƣơng tác giữa các vi
khuẩn và kháng sinh trong môi trƣờng có thể góp phần vào việc phát triển các
dòng vi khuẩn kháng kháng sinh (Chee-Stanford et al, 2001). Theo Campagnolo
và cộng sự (2002), trong một nghiên cứu đánh giá sự hiện diện của các hợp chất
kháng sinh trong nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm gần các khu vực chăn nuôi gia

12


cầm ở Ohio, phát hiện ra các chất kháng khuẩn còn lại - 12 mẫu nƣớc (67%) thu
thập gần các trang trại chăn nuôi gia cầm.
Tại Hoa Kỳ, việc sử dụng các chất kháng sinh đối với mục đích không điều
trị trên động vật đã tăng khoảng 50% trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm
2001. Điều này chủ yếu đƣợc thúc đẩy bởi việc gia tăng sử dụng trong ngành

công nghiệp gia cầm, nơi sử dụng kháng sinh không trị liệu tăng từ 2 triệu lên
đến 10,5 triệu pounds (907.185 kg đến 4.762.720 kg) giữa những năm 1980 và
năm 2001 (Mellon et al., 2001)
- Mầm bệnh
Phân cũng có chứa các mầm bệnh có khả năng ảnh hƣởng đến đất và tài
nguyên nƣớc, đặc biệt nếu quản lý kém. Parasites nhƣ Cryptosporidium và
Giardia spp có thể dễ dàng lây lan từ phân chuồng đến nguồn cung cấp nƣớc và
có thể tồn tại trong môi trƣờng trong một khoảng thời gian dài (Bowman và cộng
sự, 2000).
1.3.

Tổng quan về kiểm toán chất thải

 Định nghĩa
“Kiểm toán chất thải (KTCT) đƣợc hiểu là quá trình kiểm tra sự tạo ra chất thải
nhằm giảm nguồn, lƣợng chất thải phát sinh. Kiểm toán chất thải là một loại
hình của kiểm toán môi trƣờng. Kiểm toán chất thải là một công cụ quản lý quan
trọng có hiệu quả kinh tế đối với nhiều cơ sở sản xuất”(Trần Thị Thanh và
Nguyễn Thị Hà, 2000)

13


 Quy trình của kiểm toán chất thải
Kiểm toán chất thải bao gồm 3 giai đoạn:

Hình 1.3: Quy trình kiểm toán chất thải
Giai đoạn 1: Tiền đánh giá:
Sử dụng phiếu điều tra để tổng hợp các thông tìn về:
-


Đặc điểm chăn nuôi

-

Các yếu tố đầu vào, đầu ra

-

Quy trình chăn nuôi
Giai đoạn 2: Xác định và đánh giá các nguồn thải

Định lƣợng các yếu tố đầu vào – đầu ra
-

Sử dụng biểu mẫu nhằm ghi chép chi tiết các yếu tố đầu vào, đầu ra

trong quy trình chăn nuôi trong vòng một tháng.
-

Sử dụng các hệ số phát thải để ƣớc tính nguồn thải.
14


-

Đánh giá các nguồn thải so với các tiêu chuẩn/quy chuẩn
Giai đoạn 3: Xây dựng và thực hiện phƣơng án giảm thiểu chất thải

Thông qua thảo luận nhóm đề xuất các giải pháp

Các giải pháp lựa chọn nhƣ: Ma trận so sánh, phân tích SWOT, sơ đồ
xƣơng cá,…


Hiện trạng kiểm toán chất thải trên Thế giới và ở Việt Nam



Trên Thế giới

Kiểm toán môi trƣờng nói chung và kiểm toán chất thải nói riêng đƣợc ứng
dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp vào cuối những năm 80 ở các nƣớc
phát triển nhƣ các nƣớc khu vực Bắc Mỹ, Anh và châu Âu. Quy trình kiểm toán
chất thải của từng ngành đã đƣợc thiết lập, nhiều tài liệu và sách về kiểm toán
chất thải đã đƣợc xuất bản.
Tại Úc, kiểm toán chất thải trong các ngành công nghiệp đã đƣợc giới thiệu
nhƣ là một công cụ cho việc hỗ trợ quản lý chất thải, bên cạnh các công cụ khác
nhƣ sản xuất sạch hơn và đánh giá vòng đời sản phẩm.
Bỉ là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) cũng tuân thủ những quy
định về môi trƣờng do EU ban hành, trong đó có Quy trình kiểm toán quản lý
sinh thái (EMAS), năm 2001. Đến năm 2004 đã có 150 doanh nghiệp ở các tỉnh
thuộc vùng Flanders của Bỉ tham gia thực hiện EMAS và sau đó là 22 doanh
nghiệp khác.
Đối với Canada, theo quy định Ontario 102/94 của Bộ Môi trƣờng và Năng
lƣợng, các cơ sở sản xuất bắt buộc thực hiện KTCT. Quy trình này nêu rõ, các
cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở sản xuất, các tòa nhà công
sở, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chƣơng trình giảm thiểu
chất thải, bao gồm 4 bƣớc trong đó có thực hiện KTCT. Bên cạnh đó, Canada rất
chú trọng tới việc xem xét quy trình sản xuất của doanh nghiệp nhƣ là một thông


15


tin đầu vào của quy trình kiểm toán, từ đó đề xuất các khâu giảm thiểu chất thải
cũng nhƣ nguyên liệu sản xuất.
Tại Ấn Độ, khái niệm KTCT trong ngành công nghiệp chính thức đƣợc
giới thiệu từ tháng 03/1992 với mục đích chung là giảm sự lãng phí tài nguyên
và thúc đẩy sử dụng công nghệ sạch nhằm giảm thiểu phát thải.
Ở Singapo, KTCT đƣợc cụ thể hóa nhƣ là một chiến lƣợc tối thiểu hóa phát
sinh chất thải.
Tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Lan và nhiều nƣớc khác thì các hoạt động
KTCT đƣợc lồng ghép trong các công cụ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm nhƣ
sản xuất sạch hơn, kiểm toán môi trƣờng, đánh giá vòng đời sản phẩm. Mục tiêu
chính của các công cụ này là nhằm hƣớng đến việc giảm thiểu phát sinh, kiểm
soát ô nhiễm do chất thải gây ra.


Ở Việt Nam

Hiện nay KTMT và KTCT đã đƣợc đƣa vào giảng dạy ở một số trƣờng đại
học và cao đẳng trong cả nƣớc. Việc áp dụng KTCT trong các cơ sở sản xuất
ban đầu chỉ dừng ở mức độ là những dự án thí điểm nhƣ dự án “Kiểm soát ô
nhiễm môi trƣờng” của chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) năm
1995 ở một số nhà máy tại Việt Trì và Biên Hòa, đề tài “Điều tra, đánh giá đề
xuất việc kiểm toán chất thải tại 5 khu công nghiệp, khu chế xuất” năm 2005
của Cục Bảo vệ Môi trƣờng (nay là Tổng cục Môi trƣờng), đề tài “Nghiên cứu
áp dụng Kiểm toán chất thải trong Công nghiệp Quốc phòng” của Trung tâm
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc Phòng, năm 2004, đề tài
“Kiểm toán chất thải tại các làng nghề tái chế kim loại và đề xuất một số giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm” của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trƣờng – Đại

học Bách Khoa Hà Nội, năm 2005; “Nghiên cứu và áp dụng thí điểm về Kiểm
toán chất thải cho Nhà máy giầy Thƣợng Đình, Hà Nội và công ty TNHH Thuộc
da Đông Hải” do Tổng cục Môi trƣờng thực hiện năm 2008.

16


×