Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Nghệ nhân quan họ bắc ninh trong đời sống văn hoá đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Đắc Toàn

NGHỆ NHÂN QUAN HỌ BẮC NINH
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Đắc Toàn

NGHỆ NHÂN QUAN HỌ BẮC NINH
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 9229040

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS BÙI VĂN TIẾN
TS LÊ THỊ MINH LÝ

Hà Nội - 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh trong đời
sống văn hóa đương đại là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu và trích dẫn đều được trích nguồn chính xác và đầy đủ. Kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án

Nguyễn Đắc Toàn


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 3
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN .................................. 4
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU................................................................................................................. 14

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 14
1.2. Các lý thuyết nghiên cứu sử dụng trong đề tài ........................................ 34
1.3. Giới thuyết khái niệm liên quan đến đề tài .............................................. 41
Tiểu kết ............................................................................................................ 50
Chương 2: NGHỆ NHÂN TRONG SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ
CỔ TRUYỀN .................................................................................................. 51
2.1. Sinh hoạt văn hóa Quan họ cổ truyền ...................................................... 51
2.2. Nhận diện nghệ nhân Quan họ cổ truyền ................................................. 58
Tiểu kết ............................................................................................................ 73
Chương 3 ......................................................................................................... 74
THỰC TRẠNG NGHỆ NHÂN QUAN HỌ ................................................... 74
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI ............................................ 74
3.1. Nhận diện nghệ nhân Quan họ trong đời sống văn hóa đương đại .......... 74
3.2. Sinh hoạt Quan họ của nghệ nhân sau năm 2009 .................................... 86
Tiểu kết ............................................................................................................ 95
Chương 4: BÀN LUẬN, VAI TRÒ VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI TRONG
SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ CỦA NGHỆ NHÂN QUAN HỌ
BẮC NINH ...................................................................................................... 97
4.1. Xu hướng biến đổi của nghệ nhân Quan họ trong bối cảnh hiện nay ...... 97
4.2. Vai trò của nghệ nhân Quan họ trong đời sống văn hóa đương đại ...... 116
4.3. Bàn luận về nghệ nhân Quan họ dưới các quan điểm, lý thuyết nghiên
cứu ................................................................................................................. 122
Tiểu kết .......................................................................................................... 131
KẾT LUẬN ................................................................................................... 133
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......... 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 136
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 145


3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CTQG

Chính trị quốc gia

DSVH

Di sản văn hóa

ĐHQG

Đại học quốc gia

GS

Giáo sư

KHXH

Khoa học xã hội

Nxb

Nhà xuất bản


PGS

Phó giáo sư

Ths

Thạc sĩ

Tp

Thành phố

TS

Tiến sĩ

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNESCO

(United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization)
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hiệp quốc

VHDG

Văn hóa dân gian


VHNT

Văn hóa nghệ thuật

VHTT

Văn hóa thông tin


4

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Hình 1: Cấu trúc tâm lý của hoạt động sáng tạo nghệ thuật

35

Hình 2: Tâm điểm vùng văn hóa Quan họ

54

Bảng 1: So sánh giữa danh xưng nghệ nhân và nghệ sĩ

41

Bảng 2: Bảng tổng hợp danh xưng nghệ nhân trong sinh hoạt Quan họ

76

Bảng 3: Một số khác biệt giữa nghệ nhân Quan họ cổ truyền và đương đại


79


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cho đến thời điểm này, ở nhiều nước trên thế giới đã và đang có
những cơ chế, chính sách ứng xử với nghệ nhân dân gian nói chung và
nghệ nhân của di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, thể hiện qua sự lựa
chọn, tôn vinh, đãi ngộ xứng đáng, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa dân tộc trong điều kiện xã hội đương đại. Ở Việt
Nam, việc quan tâm đến nghệ nhân nói chung mới được thực hiện trong
phạm vi khoảng hai thập niên gần đây và được thể hiện qua việc quan tâm
nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách từ trung ương đến địa phương
nhưng hiện nay đã bắt đầu xuất hiện những bất cập trong quan điểm, cơ chế
quản lý, chính sách ứng xử. Trong điều kiện xã hội đương đại, thực trạng
sinh hoạt của nhiều thế hệ nghệ nhân đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức
xúc, cần có sự quan tâm nghiên cứu và giải quyết cả về mặt lý luận và thực
tiễn.
1.2. Hát Quan họ là một loại dân ca có lối chơi và lời ca rất độc đáo biểu hiện rực rỡ của truyền thống văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Đó là một
tổ chức sinh hoạt tinh thần của quần chúng lao động, có sự lựa chọn kỹ về
tài, sắc, được trau dồi công phu về nghệ thuật, có kỷ luật chặt chẽ về sinh
hoạt và rất bình đẳng. Việc tìm hiểu về Quan họ Bắc Ninh được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm dưới nhiều góc độ, trong đó phần lớn các công trình
nghiên cứu về Quan họ Bắc Ninh, cũng như những công trình nghiên cứu
về các loại hình âm nhạc dân gian khác chỉ tập trung chủ yếu vào các thành
tố như di tích, lịch sử hình thành, truyền thuyết, hình thức sinh hoạt, lề lối
hát Quan họ, các làn điệu... mà chưa có nhiều công trình nghiên cứu đề cập

làm rõ đến yếu tố “nghệ nhân”, những con người bằng sức lao động của
mình đã sáng tạo, truyền bá và trình diễn những làn điệu Quan họ của vùng


6

đất Kinh Bắc. Tìm hiểu tục chơi Quan họ và con người sáng tạo nên loại
hình văn hóa này cho phép chúng ta hiểu được không chỉ nét tài hoa, quan
điểm thẩm mỹ và khả năng sáng tạo của những người dân bình dị sống
trong các xóm làng mà còn hiểu thêm về kinh nghiệm sống, quan niệm về
nhân cách, đạo đức và giá trị của mỗi con người trong cộng đồng. Từ
những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã phát động
chương trình bảo tồn di sản văn hóa của các nền văn hóa ở các quốc gia
trên thế giới, nhất là các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đang trải
qua nhiều biến đổi và có nguy cơ bị mai một, thậm chí mất hẳn. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi mỗi quốc gia cần khẳng định
bản sắc văn hóa dân tộc để hội nhập và giao lưu với thế giới thì việc gìn giữ
và phát triển các giá trị đặc trưng của văn hóa dân tộc, trong đó có Quan họ
Bắc Ninh rất cần được quan tâm đúng mức. Bởi chỉ có việc hiểu biết sâu
sắc về loại hình âm nhạc này dưới nhiều phương diện thì chúng ta mới có
nhận thức đúng về văn hóa Quan họ Bắc Ninh, trong đó có đội ngũ nghệ
nhân và từ đó có được giải pháp cũng như đầu tư một cách thích đáng.
1.3. Với những vấn đề đã đặt ra từ lý luận và thực tiễn, nghiên cứu
sinh thực hiện đề tài này với mong muốn tìm hiểu những con người dành cả
cuộc đời mình tham gia và góp phần gìn giữ bản sắc riêng của văn hóa
Quan họ Bắc Ninh. Nghệ nhân Quan họ đã thích ứng thế nào cho phù hợp
trong quá trình biến đổi của văn hóa Quan họ Bắc Ninh trong sự tiếp biến,
hội nhập với sự phát triển các loại hình âm nhạc, diễn xướng khác hiện
nay? Để có thể trả lời cho những vấn đề trên, nghiên cứu sinh quyết định

chọn đề tài Nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh trong đời sống văn hóa đương
đại làm đề tài nghiên cứu của mình. Nghiên cứu sinh mong muốn đem đến
cái nhìn tổng thể về nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh qua một số thời kỳ để


7

làm nổi bật các giá trị văn hóa đặc sắc tại địa phương và quan trọng hơn là
nhấn mạnh đến yếu tố con người, những chủ nhân thực sự của các làn điệu
Quan họ cũng như những đối tượng thụ hưởng các giá trị văn hóa đó.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là xác định được đặc trưng, bản
chất của nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh, trong đó làm rõ vai trò của họ trong
đời sống văn hóa địa phương, cũng như trong việc truyền bá và giữ gìn giá
trị của Quan họ hiện nay. Cùng với đó, luận án sẽ tìm hiểu xu hướng biến
đổi và sinh hoạt của nghệ nhân Quan họ trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích này, nghiên cứu sinh xác định trọng tâm
nghiên cứu của luận án ở mỗi chương cụ thể:
Trong chương 1, luận án tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu nghệ nhân
Quan họ trong những công trình nghiên cứu trước đây, lựa chọn một số lý
thuyết để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu nghệ nhân
Quan họ và xây dựng được khung lý thuyết để lấy làm căn cứ trong khảo
cứu ở chương 2 và khảo sát ở chương 3.
Trong chương 2, luận án sẽ làm rõ nghệ nhân trong sinh hoạt văn
hóa Quan họ cổ truyền, từ danh xưng, lối chơi cho đến những đặc trưng.
Nhiệm vụ nghiên cứu trong chương 3: Tìm hiểu thực trạng nghệ
nhân Quan họ trong đời sống văn hóa đương đại.
Trong chương 4, luận án sẽ làm rõ xu thế biến đổi trong lối chơi

Quan họ của nghệ nhân và bàn luận về nghệ nhân dưới các biện giải từ việc
vận dụng lý thuyết nghiên cứu.


8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ nhân Quan họ ở hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Nghệ nhân ở
đây được nhìn tương đối toàn diện về nhiều mặt (nhân thân, con đường vào
nghề, quá trình hành nghề, thế giới quan,…), đặc biệt vai trò của họ trong
đời sống văn hóa địa phương, cũng như trong việc truyền bá và giữ gìn giá
trị của Quan họ hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Không gian nghiên cứu
Ở một số làng Quan họ có nghệ nhân Quan họ.
Nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu sâu về một số nghệ nhân tại
một số làng trong vùng văn hóa Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc
Giang). Đây cũng là những nghệ nhân mà nghiên cứu sinh đã có dịp làm
quen trong đợt thống kê về các làng Quan họ năm 2008.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến năm 2017.
Tác giả lựa chọn thời điểm này bởi 2 lý do: Thứ nhất, đây là thời
điểm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện nhân loại. Thứ hai, đây là thời điểm quá trình đô thị
hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng và sâu rộng tại nhiều khu vực
trên địa bàn 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Nhiều khu công nghiệp xuất
hiện đã làm giảm diện tích đất canh tác cũng như chuyển đổi ngành nghề
của người dân ở khu vực này.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu


- Trong xã hội đương đại, chúng ta gọi “họ” là nghệ nhân nhưng
trước đây “họ” có được gọi là nghệ nhân không?
- Nghệ nhân Quan họ truyền thống và hiện nay có những đặc trưng
gì?


9

- Vị trí của nghệ nhân Quan họ trong cộng đồng và cộng đồng nhìn
nhận về họ như thế nào trong xã hội truyền thống, cũng như hiện nay như
thế nào?
- Xu hướng biến đổi của nghệ nhân Quan họ trong đời sống văn hóa
đương đại như thế nào?
- Phải chăng, con đường trở thành nghệ nhân Quan họ từ truyền
thống đến đương đại đều đòi hỏi phải có năng khiếu, quá trình rèn luyện
lâu dài, chịu sự tác động của vốn văn hóa, vốn xã hội và sự biến đổi của đời
sống văn hóa?
Điều này được đặt ra trong bối cảnh hiện nay vì sau khi Quan họ
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới thì
cũng cần đánh giá, nhìn nhận những việc đã, đang và chưa làm được đối
với loại hình nghệ thuật này, trong đó có những nghệ nhân Quan họ. Trong
thực tế những năm gần đây, đội ngũ các nhà quản lý văn hóa tỉnh Bắc Ninh
và Bắc Giang đã trực tiếp quan tâm đến vấn đề nghệ nhân, bước đầu đưa ra
những quyết định và đối sách ứng xử cụ thể với đối tượng được xem là
nòng cốt trong việc gìn giữ những giá trị của văn hóa Quan họ. Tuy nhiên,
vẫn còn không ít những vấn đề đặt ra hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thực
tiễn, chưa xác định chuẩn và tiêu chí nghệ nhân cùng các tiêu mục chính
sách khác. Đây cũng chính là những vấn đề khúc mắc cần phải có sự
nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cả về lý luận lẫn thực tiễn.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cách tiếp cận
Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu
sinh sử dụng một số cách tiếp cận cụ thể:
- Văn hóa học


10

Dưới góc độ văn hóa, luận án tiếp cận đề tài theo cách duy trì các giá
trị cũ diễn ra một cách tự nhiên, chứ không phải cố gắng để cho nó tồn tại.
Văn hóa là một sự tiếp nối, ngày xưa người ta sống như thế nào thì bây giờ
người ta vẫn tiếp tục sống như thế và chỉ thay đổi những gì không thích
hợp. Sự tiếp nối này giúp cho văn hóa không bị đứt đoạn, bảo đảm sự ổn
định của xã hội. Hay có thể hiểu rằng, những giá trị, chuẩn mực được tạo ra
từ rất lâu đời, nếu đột ngột bỏ đi thì tạo ra cú sốc. Do đó, luận án sẽ đi tìm
hiểu các giá trị được xác lập ở nghệ nhân Quan họ thông qua lối chơi, tập
tục hết sức đặc trưng trong sinh hoạt Quan họ và được lưu truyền từ đời
này qua đời khác.
- Xã hội học
Dưới góc độ xã hội học, luận án sẽ tìm hiểu những mối quan hệ
trong bọn Quan họ (đoàn Quan họ), tục kết bạn và phương cách ứng xử
truyền thống có bị những tác động của xã hội hiện đại làm cho mai một
không hoặc nếu nó bị biến đổi thì chuyển sang hình thái nào?
- Nhân học
Với cách tiếp cận nhân học, đề tài sẽ quan tâm đến khía cạnh cụ thể
của mỗi nghệ nhân và điểm tương đồng, khác biệt giữa truyền thống và
đương đại. Hiện nay, tại một số làng Quan họ vẫn duy trì những hoạt động
theo các câu lạc bộ hay các tổ, đội Quan họ. Những nhóm này vẫn chủ
động gặp nhau cũng như gặp gỡ các nghệ nhân tại địa phương trong việc
học, trao đổi kỹ thuật khi gặp các bài cổ, câu khó. Ở các làng Quan họ vẫn

còn một số người tham gia bằng niềm đam mê cũng như bằng ý thức duy
trì, phát huy vốn cổ của cha ông để lại. Nhưng những ảnh hưởng của lối
sống đương đại, của phương thức sản xuất mới đã tác động làm thay đổi
cách thức vào nghề, trao truyền và rèn luyện của mỗi nghệ nhân và sự tác
động ngoại cảnh này mang tính khách quan, do điều kiện lịch sử nên không


11

thể tránh được. Do đó, trong nghiên cứu của mình nghiên cứu sinh muốn
tìm hiểu trong bối cảnh như vậy thì mỗi nghệ nhân Quan họ “đương đại” đã
và đang làm gì để thực hiện chức năng trao truyền cho thế hệ sau, bảo tồn
những giá trị văn hóa Quan họ. Quan trọng hơn, từ nghiên cứu thực tiễn
này để đưa ra những kiến nghị có cơ sở giúp đỡ nhằm tìm ra được giải pháp
cho vấn đề này.
Có thể nhận định rằng, từ những vấn đề vừa nêu trên có liên quan
mật thiết đến rất nhiều chuyên ngành khoa học xã hội khác. Chính lúc này,
nghiên cứu tiếp cận liên ngành được đặt ra như một hướng đi mang tính tất
yếu. Khi nói đến xu thế thương mại hóa của văn hóa Quan họ nói chung
hay nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh nói riêng trước tác động của xã hội, đất
nước cũng như toàn cầu hóa thì không thể không kết hợp sử dụng các tri
thức, phương pháp của văn hóa học. Bàn về mối quan hệ trong các làng
Quan họ, bọn Quan họ cần tiếp cận sử dụng phương pháp, kết quả của xã
hội học. Tìm hiểu con đường trở thành nghệ nhân Quan họ, sự biến đổi xưa
và nay theo nghiên cứu sinh cách tiếp cận nhân học là phù hợp nhất.
Tóm lại, trong nghiên cứu văn hóa thì cách tiếp cận liên ngành đóng
vai trò quan trọng bởi tính hiệu quả của nó. Những cách tiếp cận này giữ vị
trí quan trọng, giúp kết nối mối quan hệ nội tại giữa văn hóa và bản chất
con người, giữa văn hóa và ý thức của con người và xác định có hệ thống
vị trí của con người trong văn hóa.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra nhân học để làm rõ sự biến đổi, trong đó
nghiên cứu sinh khảo sát thực tế bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp những
nghệ nhân, đối tượng có liên quan để làm rõ về đời sống tinh thần, nhân
thân, con đường vào nghề, quá trình hành nghề của một nghệ nhân Quan họ
trong những giai đoạn khác nhau.


12

- Phương pháp phân tích văn bản, hồi cứu tài liệu thực tế từ các tài
liệu có liên quan, kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu về Quan họ từ
trước đến nay. Góp phần đưa ra cái nhìn biện chứng về dân ca Quan họ
trong truyền thống và sự phát triển hiện nay.
- Phương pháp điền dã, quan sát, phỏng vấn trực tiếp những người
sống xung quanh nghệ nhân, những người chơi Quan họ với góc độ là
người nghiên cứu (không phải người thực hành, thưởng thức Quan họ).
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: nghiên cứu một số nghệ nhân
cụ thể, qua đó để có thể hiểu được phần nào những yếu tố tác động, con
đường hình thành nghệ nhân qua những giai đoạn trên cùng một đối tượng.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu: Phương pháp
này cho phép người viết nhìn nhận vấn đề một cách chỉnh thể, từ đó rút ra
những kết luận, những tổng kết, đánh giá về vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
+ Luận án góp phần vào nhận diện một cách khá toàn diện về nghệ
nhân Quan họ trong bối cảnh xã hội truyền thống và xã hội đương đại.
+ Luận án góp phần lý giải con đường trở thành nghệ nhân Quan họ
trong truyền thống và trong xã hội hiện nay, chỉ ra xu thế biến đổi của nghệ
nhân trong đời sống văn hóa đương đại.

+ Luận án góp thêm luận cứ về vị trí, vai trò của nghệ nhân trong
sinh hoạt Quan họ truyền thống ở địa phương
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
+ Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tham khảo có sở cứ trong
những vấn đề có liên quan đến nghệ nhân Quan họ.
+ Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định nghệ nhân
Quan họ là “báu vật nhân văn sống” ở nhiều khía cạnh, từ là người thực


13

hành, người gìn giữ và trao truyền di sản văn hóa Quan họ cho những thế
hệ nối tiếp, là hạt nhân quan trọng trong sinh hoạt văn hóa Quan họ ở địa
phương.
+ Việc chỉ ra xu thế biến đổi của nghệ nhân trong bối cảnh hiện nay
(tâm lý, năng lực biểu diễn, cách tổ chức, nhu cầu thưởng thức của người
dân,...) là căn cứ trong việc xây dựng tiêu chí về nghệ nhân Quan họ sau
này, cũng như là cơ sở giúp cho các nhà quản lý văn hóa có thể tìm ra được
những giải pháp, chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy việc bảo tồn, phát huy di
sản văn hóa Quan họ đạt kết quả tốt hơn trong tương lai.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham
khảo (12 trang) và Phụ lục (28 trang), luận án gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về đối tượng nghiên cứu và Cở sở lý luận (36
trang).
Chương 2: Nghệ nhân trong sinh hoạt văn hóa Quan họ cổ truyền (22
trang).
Chương 3: Thực trạng nghệ nhân Quan họ trong đời sống văn hóa
đương đại (22 trang)
Chương 4: Bàn luận, vai trò và xu thế biến đổi trong văn hóa Quan

họ của nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh (35 trang)


14

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài
Công trình nghiên cứu nước ngoài chủ yếu nghiên cứu về nghệ nhân
âm nhạc dân gian, một số công trình có thể kể đến:
Năm 1948, tác giả Ignace Meyerson viết cuốn Les Fonctions
psychologiques et les oeuvres (Chức năng và hành động của tâm lý) [127].
Nội dung cuốn sách này lý giải cơ chế có liên quan đến việc sáng tạo tác
phẩm văn học. Đó là họ đã sáng tạo căn cứ vào sự hiểu biết của bản thân,
vốn sống và theo quan điểm của riêng họ. Thông qua nghiên cứu một số tác
phẩm văn học, tác giả đã nghiên cứu lại công việc đó, nghiên cứu những
tác giả (phi chính thống: không phải những nhà văn chuyên nghiệp, được
đào tạo bài bản) mà cách sáng tác của họ mang đậm tính cá nhân, ở đó tạo
nên những tác phẩm mang tính đặc biệt,…
Tác giả Roland Barthes viết cuốn Image, Music, Text (Hình ảnh, âm
nhạc và chữ viết) [121] vào năm 1977. Trong công trình nghiên cứu của
mình, tác giả đã mô tả hình thức thể hiện trong âm nhạc dân gian là một
loại thanh nhạc được đặc trưng bởi âm lượng giọng hát và giọng nói, không
gian mà ý nghĩa phát sinh “từ trong tiếng nói và bối cảnh tình cảm của nó”
và nó được định vị ở cổ họng, lưỡi và răng… Hình thức này khác với kỹ
thuật thanh nhạc tân kỳ áp dụng trong thể hiện âm nhạc dân gian, khi lấy
hơi từ phổi và mặc dầu cũng mang tính biểu cảm nhưng không thể vượt qua
được tính văn hóa mà âm nhạc dân gian có được [121, tr.182-183].
Tác giả Ciaran Carson viết cuốn Last Night's Fun: A Book About

Irish Traditional Music (Âm nhạc truyền thống Ailen) [123] vào năm 1998.
Cuốn sách gồm 31 bài tiểu luận, mà ở đó trình bày khá đầy đủ về văn hoá


15

và nghi thức âm nhạc dân gian Ailen. Tác giả Carson, bằng những trải
nghiệm của mình, đã cho người đọc có hiểu biết nhất định về thể loại này,
cũng như những người thực hành nó (nghệ sĩ âm nhạc dân gian) sẵn sàng
chơi nhạc trên xe buýt và trong các quán rượu, tự sáng tác lời ca và sự biến
chuyển của giai điệu mỗi khi một bản nhạc được chơi bởi tính ngẫu hứng.
Năm 2007, tác giả Lauren Meeker đã bảo vệ thành công luận án
Musical transmissons folk music, mediation and modernity in Northern
Vietnam (Sự chuyển tải âm nhạc: âm nhạc dân gian, sự điều chỉnh và quá
trình hiện đại hóa ở miền Bắc Việt Nam). Với cách tiếp cận nhân học, luận
án đã có nhiều nét mới khi xem xét yếu tố diễn xướng trong âm nhạc dân
gian, sự trao truyền, kỹ thuật thể hiện,… trong đó có đề cập đến dân ca
Quan họ.
Năm 2014, tác giả Martin Dowling biên soạn cuốn Traditional Music
and Irish Society: Historical Perspectives (Âm nhạc truyền thống và xã hội
Ailen: những quan niệm lịch sử) [125]. Đây là một công trình viết về âm
nhạc dân gian của người Ailen. Bằng những cứ liệu lịch sử đáng tin cậy,
tác giả Dowling bắt đầu với một mô tả về sự biến thiên cùng dòng nhạc dân
gian này không chỉ như một nghệ sĩ thực hành mà còn như là một học giả,
một sử gia kinh tế, thậm chí là một nhà dân tộc học. Một điểm đáng lưu ý
trong công trình này chính là tính ẩn danh trong sáng tác và thừa nhận nghệ
sĩ thực hành của thể loại này. Ông cho rằng không có cơ sở để xác định
nhạc sĩ sáng tác trong những bản nhạc bởi tiêu chuẩn đương thời về nghệ
thuật và những nghệ sĩ thực hành luôn di chuyển lưu động một cách tự
phát.

Năm 2006, trong Hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát huy dân ca trong
xã hội đương đại (qua trường hợp Quan họ ở Bắc Ninh), học giả Max Peter
Baurmann, đến từ Trường đại học Bamberg – CHLB Đức, có bài viết “Di


16

sản văn hóa phi vật thể - các truyền thống truyền miệng, tính đa dạng và
bản thuyết trình toàn cầu về sự hiểu biết liên văn hóa”. Trong bài viết của
mình, tác giả Baurmann đã đưa ra quan niệm:
… Lịch sử của truyền thống âm nhạc dân gian vì thế trước hết là
lịch sử của sự thờ ơ. Đồng thời nó luôn là lịch sử của việc trau
dồi những giá trị truyền thống tưởng tượng, của sự kính trọng
hay vô lễ đối với những biểu đạt của dân tộc cũng như cuộc đấu
tranh để được thừa nhận bởi những người ngoài cuộc và những
nhóm chi phối họ [63, tr.121].
Liên quan đến việc lý giải cơ chế sáng tạo của nghệ sĩ, nghiên cứu
sinh tham khảo một số công trình dưới đây:
Năm 1965, tác giả Albert B. Lord viết cuốn The Singer of Tales
(Người ca sử thi) [126]. Trong nghiên cứu của mình, thông qua loại hình
văn học dân gian là sử thi, tác giả Albert B. Lord đã nghiên cứu những kỹ
thuật đặc biệt và yếu tố thẩm mỹ trong việc sáng tác loại hình này. Tiếp
đến, dựa trên những nghiên cứu thực địa được thực hiện vào những năm
1930 và 1950 tại những khu vực như Bosnia, Croatia và Serbia, B. Lord
phân tích chi tiết những hình thức truyền miệng và ứng tác trong quá trình
biểu diễn, để từ đó ông giải thích cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật truyền
thống, bao gồm - ngoài các bài hát sử thi của Nam Slavic - Homeric Iliad
và Odyssey, Beowulf, Chanson de Roland, và Digiis Akritas - sử thi
Byzantine. Công trình The Singer of Tales (Người ca sử thi) cũng là một ví
dụ sử dụng phương pháp so sánh trong phê bình văn học trong nghiên cứu

văn học dân gian.
Năm 1978, tác giả M.A. Nauđrop biên soạn cuốn Tâm lý học sáng
tạo văn học [51]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã chia tưởng


17

tượng sáng tạo của người nghệ sỹ thành 3 mức độ khác nhau: Tưởng tượng
hoang đường; Mức độ nhân cách hóa; Mức độ nhập thân.
Tiếp đến, cuốn Tâm lý học nghệ thuật của tác giả L.X. Vưgốtxki,
được dịch bởi Hoài Lam, Kiên Giang. Cuốn sách được Nxb Khoa học xã
hội và Trường viết văn Nguyễn Du in tái bản lần thứ 2 có sửa chữa và bổ
sung vào năm 1995 (in lần đầu năm 1985) [114]. Trong cuốn sách này có
những luận điểm khái quát về tâm lý học nghệ thuật, về quan hệ giữa nội
dung và hình thức trong nghệ thuật, quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Đây là những căn cứ giúp tôi lý giải con đường hình thành của nghệ nhân
Quan họ.
Trong năm 2006, Viện Văn hóa – Thông tin (nay là Viện Văn hóa
Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) tổ chức hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát
huy dân ca trong xã hội đương đại (qua trường hợp Quan họ ở Bắc Ninh).
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu về âm nhạc dân
gian trên thế giới như Max Peter Baumann, Marina Roseman, Oshio
Satomi, Bountheng Souksavatd…
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của các tác giả trong nước như Lê Danh Khiêm, Nguyễn
Chí Bền, Trần Minh Chính phân chia tài liệu nghiên cứu theo thời gian, với
các mốc: trước năm 1945, sau năm 1945 đến nay. Trong nghiên cứu của
luận án, chúng tôi kế thừa kết quả những nghiên cứu liên quan trước đây,
tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là “nghệ nhân Quan
họ” nên chúng tôi chia phần tài liệu nghiên cứu thành các nhóm như sau:

- Nhóm tài liệu liên quan đến nghệ nhân âm nhạc dân gian và diễn
xướng
Năm 1967, tác giả Đinh Gia Khánh có bài viết “Văn học dân gian
các địa phương và vai trò của Nghệ nhân dân gian”, đăng trên Tạp chí Văn


18

học số 1 [36]. Trong bài viết của mình, tác giả đã đề cập đến khái niệm
nghệ nhân dân gian chính là những người ưu tú trong cộng đồng có khả
năng sáng tạo, lưu giữ, trao truyền và hưởng thụ văn hóa dân gian. Năm
1978, tác giả Ninh Viết Giao có bài viết “Nghệ nhân dân gian trong làng
hát ví ở Nghệ Tĩnh” đăng trên Tạp chí Văn học số 4 [21], đề cập đến những
nhân tố góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
trong một lĩnh vực cụ thể. Cuốn Sức sống của nền âm nhạc truyền thống
Việt Nam [111], của tác giả Tô Vũ, đã cho in lại bài viết “Diễn tấu trong
nghệ thuật âm nhạc truyền thống”, viết vào tháng 12.1978. Trong bài viết
này, tác giả đã đề cập đến nghệ nhân âm nhạc dân gian và có sự đối sánh
với nghệ sĩ để làm rõ về 2 khái niệm này.
Trong cuốn Kho tàng diễn xướng dân gian Việt Nam, tác giả Vũ Ngọc
Khánh cho rằng có thể hiểu diễn xướng với hai tư cách:
Một là, diễn xướng là một phương thức. Nó là cách thức thể hiện,
cách giới thiệu và trình bày. Theo đó, hầu hết các thể loại, thành
phần của folklore nước ta đều được trình bày, giới thiệu bằng
phương thức diễn xướng như: nói, kể, ví, vè, hát, hò, trò, múa,
ca, vũ, lễ, nhạc... nếu không dùng phương thức diễn xướng thì
không thực sự đến được với tâm hồn người dân.
Hai là, diễn xướng là một thể loại. Theo đó, các thể loại văn học
dân gian trong quá trình diễn xướng, công bố trước quần chúng
dần có những hình thức được phát triển, biến hóa, kết hợp với

nhiều hình thức với nhau để thỏa mãn một yêu cầu thẩm mỹ. Lúc
đó, bản thân từng thể loại không đáp ứng được yêu cầu phát triển
này, nên đã trở thành một dạng thức khác, có tổ chức hơn, có quy
củ hơn. Diễn xướng lúc đó không còn là một cách trình bày, mà
thực sự đã thành một màn biểu diễn [37, tr.14-18].


19

Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều công trình, tác giả nghiên cứu về
nghệ nhân dân gian, đặc biệt trong văn học dân gian như: Đaghetxtan của
tôi, tác giả Raxun Gamzatop, bản dịch của Phan Hồng Giang (hoặc của
dịch giả Nguyễn Đức Hân và nhà thơ Bằng Việt). Cuốn Sáng tác thơ ca
dân gian Nga của tác giả A.M.Novikova, in năm 1983, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp. Cuốn sách này được dịch bởi Đỗ Hồng Chung
và Chu Xuân Diên. Tuy nhiên, chúng tôi quan tâm nhiều đến nghệ nhân
dân gian trong lĩnh vực âm nhạc, bởi đó là đối tượng trọng tâm của đề tài.
Trong cuốn Văn hóa làng Việt Nam – Diễn xướng dân gian của tác
giả Thái Vũ biên soạn [113], tác giả đã dành hẳn chương 1 để bàn luận về
khái niệm diễn xướng và có đề cập đến hát Quan họ [113, tr.127-134].
Liên quan đến thuật ngữ diễn xướng hay trình diễn, tác giả có tham
khảo bài viết: “Về vấn đề khái niệm trong nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn
dân gian: diễn xướng và trò diễn” của tác giả Nguyễn Khắc Xương [117].
Trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Khắc Xương đưa ra luận điểm:
diễn xướng là khái niệm sinh ra từ nhận thức khoa học về nguồn gốc và
phương thức biểu đạt của văn học và nghệ thuật dân gian [117, tr.35] và
diễn xướng là: diễn có âm thanh (diễn + xướng).
Tác giả Kiều Trung Sơn trong bài viết “Nhìn lại khái niệm diễn
xướng” [77] đã nhấn mạnh đến yếu tố cấu thành của diễn xướng gồm: tính
dân gian, ứng diễn và truyền khẩu; tính diễn ngôn chủ đạo và tính mục đích

tự thân [77, tr.8-9].
1.1.2.1. Nhóm tài liệu liên quan đến di sản văn hóa Quan họ
Trước năm 1975, các tư liệu thành văn liên quan đến thông tin về
Quan họ, như một sinh hoạt cộng đồng, tiêu biểu của dân tộc đã được sưu
tầm, ghi chép từ rất sớm. Năm 1928, tác giả Chu Ngọc Chi có công trình
Hát Quan họ [13]. Đây được xem là một công trình sưu tầm liên quan đến


20

Quan họ in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên, trong đó tác giả giới thiệu 5 bài hát
Quan họ và 7 bài hát Đúm. Cùng giai đoạn này, có một số bài báo, tiểu
luận in trên báo chí đương thời của một số tác giả như Vũ Bằng, Mạnh
Quỳnh, Toan Ánh,... và tục hát dân ca Quan họ ở vùng Bắc Ninh, Bắc
Giang được giới thiệu trong sách Việt Nam văn học sử yếu [24] của tác giả
Dương Quảng Hàm.
Năm 1934, tác giả Nguyễn Văn Huyên thực hiện đề tài Hát đối đáp
nam nữ thanh niên, đây là luận án tiến sĩ chuyên ngành Dân tộc học và bảo
vệ thành công tại Đại học Sorbone, Paris, Pháp [33, tập 1, tr.17-130]. Trong
công trình nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Văn Huyên đã vận dụng phương
pháp ngôn ngữ học và dân tộc học trong việc theo dõi công việc lao động
của đám đông, tìm cơ chế của loại hình diễn xướng mang tính bình dân
này. Theo đó, tác giả đã phân tích những văn bản theo sự vận hành của cơ
chế ngôn ngữ bình dân, chứ không theo những định kiến về loại hình văn
hóa dân gian này trước đây. Bên cạnh đó, tác giả chú ý quan sát các sự kiện
thông qua những nhận xét riêng, những bảng phỏng vấn và cuộc nói
chuyện với những người dân bản xứ và một số học giả có liên quan. Qua
nghiên cứu của mình, tác giả đã đưa ra một số kết luận sau: Một là, việc
ứng tác thơ ca là một vấn đề ngôn ngữ, văn hóa và giáo dục. Hai là, sự
tương đồng về nghĩa và sự đối xứng ngữ pháp là nền tảng của câu thơ đối.

Cách làm thơ như vậy có khuynh hướng làm nổi bật những nhóm từ đối
xứng, thậm chí sử dụng chúng để biểu đạt những xúc cảm của người chơi.
Ba là, người ứng tác thường vay mượn trong kho tàng truyền miệng những
đoạn nói có vần điệu, những câu ca dao, tục ngữ. Bốn là, trong hát đối đáp
thì lời ca là chủ yếu, nhạc cụ chỉ đóng một vai trò phụ. Năm là, nền thi ca
còn làm phong phú thêm trí tưởng tượng bằng cái nền thần thoại và truyện
kể, giai thoại và chân dung,…


21

Trong chương trình Chào mừng chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954, đoàn văn công quân đội đã biểu diễn 10 bài Quan họ và được hoan
nghênh nồng nhiệt. Ngoài ra, Quan họ cũng được biểu diễn tại Đại hội Văn
công toàn quốc lần thứ nhất năm 1954 cũng như được các nghệ sĩ Việt
Nam đưa đi trình diễn tại Liên hoan thanh niên sinh viên thế giới. Trước
những thành công của Quan họ trong và ngoài nước đã tạo nên không khí
sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi dân ca Quan họ sau năm 1954, tiêu biểu là
các nhạc sĩ như: Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Hồng Thao, Lê Trung Vũ, Lê
Hồng Dương, Đặng Văn Lung, Trần Linh Quý,… Trong giai đoạn này, có
một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: cuốn Dân ca Quan họ Bắc
Ninh [68] của nhóm tác giả Lưu Hữu Phước, Tú Ngọc, Nguyễn Viêm,
Nguyễn Văn Phú. Đây là một công trình giới thiệu dân ca Quan họ tương
đối đầy đủ, trong đó đã nghiên cứu và phân tích nhiều vấn đề liên quan đến
nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, nội dung tư tưởng và nghệ
thuật văn chương. Trong cuốn sách này có những phân tích về nghệ thuật
âm nhạc Quan họ qua bố cục và cấu trúc của lời văn.
Công trình Một số vấn đề về dân ca Quan họ [55] của Ty Văn hóa
Hà Bắc. Cuốn sách này là tập hợp các bài phát biểu, báo cáo, tham luận của
các đồng chí lãnh đạo Bộ Văn hóa (cũ), cán bộ nghiên cứu công tác tại một

số viện như Âm nhạc, Văn học, Dân tộc học, Sân khấu. Một số trường như
Đại học Tổng hợp (cũ), Đại học Sư phạm Hà Nội 1, cùng một số Hội nghề
nghiệp như Hội nhạc sĩ, Hội Văn nghệ dân gian,... và sự tham gia của một
số nghệ nhân Quan họ ở nhiều lứa tuổi (cả nam và nữ). Những ý kiến được
nêu trong cuốn sách đều nhận định rằng: dân ca Quan họ có những giá trị
lớn về nhiều mặt vì vậy cần được nghiên cứu một cách toàn diện, tổng hợp
trong mối liên quan chung giữa nhiều ngành nghiên cứu và việc sưu tầm,
nghiên cứu để giữ gìn, phát triển dân ca Quan họ có một ý nghĩa lớn lao,


22

khẩn trương và cấp thiết,... Một số ý kiến đưa ra kiến nghị nên đi sâu vào
nhiều vấn đề nữa để lý giải thỏa đáng, sâu sắc, toàn diện hơn đối với những
vấn đề cơ bản của dân ca Quan họ như: những giá trị tư tưởng, nghệ thuật
và cả những hạn chế trong âm nhạc, lời ca Quan họ; quy luật kế thừa và
phát triển về các mặt, đặc biệt là âm nhạc trong tiến trình lịch sử của nó;
sức sống cơ bản của sinh hoạt văn hóa Quan họ; sử dụng phát triển dân ca
Quan họ như thế nào để kế thừa phát triển những nét quý báu của bản sắc,
phong cách Quan họ? Tiếp đến, báo cáo của Uỷ ban hành chính tỉnh Hà
Bắc về công tác sưu tầm, nghiên cứu và phát động quần chúng bảo vệ - giữ
gìn vốn văn hoá Quan họ tại Hội nghị Quan họ lần 5 tháng 6 - 1973, do Ty
Văn hoá Hà Bắc in năm 1973. Báo cáo đề cập đến những phương hướng,
nhận thức và biện pháp mới trong sinh hoạt văn hoá Quan họ. Đến năm
1974, Ty Văn hóa Hà Bắc có thông báo về đợt giới thiệu Quan họ tại Hà
Nội vào tháng 4, 5/1974. Trong thông báo này đã giới thiệu cái đẹp, phong
phú của nền nghệ thuật văn hoá Quan họ cổ truyền. Những giá trị cơ bản
của Quan họ: Quan họ ngày hội, đón bạn ngày xuân nhằm tái hiện những
nét chủ yếu về sinh hoạt trung tâm của Quan họ hát ở hội và hát ở nhà, giữa
2 bên kết bạn, toạ đàm với các cơ quan về di sản văn hoá dân tộc.

Từ sau năm 1975, thêm nhiều nhà nghiên cứu ngoài nước như tác giả
Trần Văn Khê, Hoàng Ngọc Tuấn, Hoàng Việt Khanh,... tiếp tục có những
hoạt động nghiên cứu, quảng bá dân ca Quan họ. Thời kì này, Quan họ
được nghiên cứu, sưu tầm hệ thống và toàn diện hơn nhờ tiếp thu, cập nhật
những thành tựu nghiên cứu trong nước của ngành văn hóa dân gian và âm
nhạc học dân tộc. Riêng tác giả Trần Văn Khê đã có hơn 60 bài viết trên
sách báo quốc tế về lĩnh vực dân ca Quan họ [39].
Tác giả Trần Linh Quý, Hồng Thao sưu tầm, giới thiệu về văn hóa
Quan họ trong cuốn Tìm hiểu dân ca Quan họ [71]. Trong cuốn sách này


23

giới thiệu về quê hương, lề lối, phong tục nguồn gốc Quan họ. Tìm hiểu lời
ca Quan họ, âm nhạc dân ca Quan họ. Giá trị nội dung và giá trị tư tưởng
nghệ thuật của sinh hoạt văn hoá Quan họ. Nghệ thuật thơ ca trong lời ca
Quan họ.
Cuốn Dân ca Quan họ [90] của tác giả Hồng Thao. Đây là một công
trình nghiên cứu âm nhạc Quan họ rất cơ bản, có ý nghĩa thực tiễn và lý
luận cao bởi tác giả là người nghiên cứu âm nhạc Quan họ nhiều năm, sâu
sát, kỹ lưỡng, đầy đủ và cẩn thận. Cuốn sách gồm 10 chương, chủ yếu viết
về hình thái tồn tại và phát triển của Quan họ, trong đó tập trung phản ảnh
ở các hình thức đặc trưng của loại hình âm nhạc này như tục lệ, lề lối, tính
chất, đặc điểm của lời ca, âm nhạc, mối quan hệ giữa lời ca và âm nhạc
Quan họ và sự giao lưu, giới thiệu loại hình âm nhạc này trong đời sống
sau Cách mạng Tháng Tám. Tuy nhiên, cuốn sách này chủ yếu giới thiệu
về lời ca và âm nhạc Quan họ, chưa có những nghiên cứu tập trung về
người chơi Quan họ, những người sáng tác - trình diễn cũng như góp phần
lưu truyền loại hình âm nhạc dân gian độc đáo của vùng Kinh Bắc đến
ngày nay.

Năm 2000, trong công trình Một số vấn đề về văn hóa Quan họ [57],
tác giả Lê Danh Khiêm và Hoắc Công Huynh đã công bố sưu tầm của mình
về các loại giọng Quan họ theo loại giọng: giọng lề lối với 19 bài; giọng vặt
với 176 bài; giọng giã bạn với 9 bài,…
Năm 2002, tác giả Lê Ngọc Chân đã bảo vệ thành công luận án tiến
sĩ chuyên ngành âm nhạc với tên đề tài Hát Quan họ ở miền Bắc Việt Nam:
khát khao khám phá nghệ thuật Quan họ [124]. Công trình này được bảo vệ
tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ. Luận án này có 8 chương:
chương I: Lời giới thiệu; chương II: Hát Quan họ trong lễ hội ở Bắc Ninh;
chương III: Bản sắc văn hóa và thể chế nhạc dân tộc; chương IV: Thể chế


×