Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu xử lý Pb di động trong đất sau khai thác khoáng sản bằng tro bay của nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.74 KB, 63 trang )

N NGHỊ ...................................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những thập kỷ gần đây vấn đề ô nhiễm kim loại nặng đã và đang
được nhiều người quan tâm hơn, nhưng nguồn chính gây ô nhiễm kim loại
nặng như: than, đốt dầu trong các nhà máy điện công nghiệp, công nghệ khai
khoáng, các nhà máy sản xuất phân, xi măng, khí xả động cơ đốt trong…
Nhưng trong tất cả nguồn trên, nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng nhiều nhất
là do khai thác khoáng sản. Đất tại các vùng sau khi khai thác khoáng sản rất
nghèo nàn và suy thoái nghiêm trọng. Việc suy thoái và ô nhiễm môi trường
đất đã làm cho những vùng đất này không có khả năng canh tác nông nghiệp
hoặc nếu trồng được cây nông nghiệp nhưng hiệu quả thấp và sản phẩm nông
nghiệp trồng trên đất này không an toàn cho người sử dụng. Một số nguyên tố
kim loại nặng có tính độc hại cao trong đất sau khai khoáng có thể gây hại tới
động vật và con người.
Bên cạnh đó, xã hội phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về điện của người dân
tăng đã gây áp lực lên ngành Điện nước ta, đặc biệt là ngành nhiệt điện. Theo
quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến
năm 2030, tổng công suất đạt khoảng 36.000MW (năm 2020) và sẽ tiêu thụ
khoảng 67,3 triệu tấn than, khi đó lượng tro xỉ thải ra môi trường khoảng 20 25 triệu tấn. Lượng tro xỉ sẽ tăng lên 45 triệu tấn vào năm 2030 khi công suất
nhiệt điện đốt than đạt 71.000MW. Cùng với sự phát triển đó, vấn đề tro xỉ
trong đó tro bay chiếm 70% đã và đang là bài toán được đặt ra với nhiều cấp,
ngành, nhà quản lý, hoạch định chính sách và các nhà khoa học tìm biện pháp


quản lý cũng như tái sử dụng tro bay hiệu quả.
Ngoài ra, kim loại nặng có thể tồn tại ở hai trạng thái là linh động và
cố định. Để dễ dàng xử lý kim loại nặng trong đất ta phải tiến hành cố định


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

























×